Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

thành phần rệp sáp trên cây cam, đặc điểm sinh học, sinh thái loài rệp sáp hai tua dài pseudococcus longispinus targioni – tozzetti và biện pháp hóa học phòng chống tại lục ngạn, bắc giang năm 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 82 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN XUÂN TRUNG

THÀNH PHẦN RỆP SÁP TRÊN CÂY CAM, ĐẶC ĐIỂM
SINH HỌC, SINH THÁI LOÀI RỆP SÁP HAI TUA DÀI
PSEUDOCOCCUS LONGISPINUS TARGIONI – TOZZETTI
VÀ BIỆN PHÁP HÓA HỌC PHÒNG CHỐNG
TẠI LỤC NGẠN, BẮC GIANG NĂM 2015 - 2016

Chuyên ngành :

Bảo vệ thực vật

Mã số :

60 62 01 12

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Hồ Thị Thu Giang

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Xuân Trung

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được bản luận văn này, ngoài sự nỗ lực và sự ham học hỏi của
bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, gia đình và bạn bè.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Hồ Thị Thu Giang đã
dành nhiều thời gian công sức chỉ dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học
tập cũng như thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo bộ môn Côn trùng –
Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của lãnh đạo địa phương và các hộ nông dân đã tạo
mọi điều kiện thời gian cũng như địa điểm cho tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới người thân, gia đình, bạn bè đã
động viên giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Xuân Trung

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................................. vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình ............................................................................................................vii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... ix
Thesis abstract ............................................................................................................. xi
phần 1. Mở đầu ............................................................................................................ 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu đề tài ...............................................................................2

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................4
2.1.

Cơ sở khoa học của đề tài ................................................................................4

2.2.

Những nghiên cứu khoa học ............................................................................4

2.2.1.

Những nghiên cứu nước ngoài .........................................................................4

2.2.2.


Nghiên cứu trong nước ..................................................................................16

Phần 3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..........................................................23
3.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................23

3.2.

Vật liệu nghiên cứu........................................................................................23

3.3.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................23

3.4.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................24

3.4.1.

Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV của nông dân ...................................24

3.4.2.

Điều tra thành phần rệp sáp ............................................................................24

3.4.3.

Điều tra diễn biến mật độ, tỷ lệ hại bởi rệp sáp hai tua dài..............................25


3.4.4.

Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp canh tác đến mât độ rệp sáp hai tua dài .......25

3.4.5.

Nghiên cứu đặc điểm hình thái rệp hai tua dài P. longispinus .........................27
iii


3.4.6.

Nghiên cứu đặc điểm sinh học rệp sáp hai tua dài P.longispinus ....................27

3.4.7.

Phương pháp đánh giá hiệu lực của thuốc BVTV ...........................................28

3.5.

Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp tính toán ....................................................28

3.6.

Xử lý số liệu ..................................................................................................30

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................31
4.1.


Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và thành phần rệp sáp trên cây
cam xuân hè 2016 tại xã tân mộc, xã phượng sơn huyện Lục Ngạn, Bắc
Giang .............................................................................................................31

4.1.1.

Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây có múi năm 2016 tại
Tân Mộc, Lục Ngạn, Bắc Giang.....................................................................31

4.1.2.

Thành phần rệp sáp trên cây cam tại xã Phượng Sơn và xã Tân Mộc
huyện Lục Ngạn, Bắc Giang vụ xuân hè 2016 ................................................33

4.2.

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của rệp sáp hai tua dài
P.longispinus .................................................................................................36

4.2.1.

Đặc điểm sình thái của rệp sáp hai tua dài P.longispinus ................................36

4.2.2.

Đặc điểm sinh học loài rệp sáp hai tua dài P.longispinus................................42

4.3.

Diễn biến mật độ và tỉ lệ hại bởi rệp sáp hai tua dài P. longispinus trên

cây cam lòng vàng năm 2016 tại Lục Ngạn, Bắc Giang..................................46

4.3.1.

Diễn biến mật độ và tỷ lệ hại bởi rệp sáp hai tua dài P.longispinus.................46

4.3.2.

Diễn biến mật độ và tỷ lệ hại bởi rệp sáp hai tua dài P. longispinus vụ
xuân hè 2016 .................................................................................................47

4.3.3.

Diễn biến mật độ, tỷ lệ hại bởi rệp sáp hai tua dài tại hai kiểu vườn khác
nhau trên giống cam Lòng vàng năm 2015-2016 tại Phượng Sơn, Lục
Ngạn, Bắc Giang ...........................................................................................49

4.3.4.

Diễn biến mật độ rệp sáp hai tua dài trên các lá khác nhau của cây cam
năm 2015 - 2016 tại Phượng Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang................................50

4.3.5.

Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp tỉa cành tạo tán đến mật độ của rệp
sáp hai tua dài ................................................................................................51

4.4.

Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật trừ rệp sáp hai tua dài

P.longispinus .................................................................................................52

4.4.1.

Hiệu lực của một số thuốc bảo vệ thực vật trừ rệp sáp hai tua
P.longispinus trong phòng thí nghiệm ............................................................52

iv


4.4.2.

Khảo sát hiệu lực của thuốc bvtv trừ rệp sáp hai tua dài P.longispinus hại
cam tại Lục Ngạn, Bắc Giang ........................................................................54

Phần 5 Kết luận và kiến nghị ...................................................................................56
5.1.

Kết luận .........................................................................................................56

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................56

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................58
Phụ lục ......................................................................................................................64

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BVTV

Bảo vệ thực vật

CABI

Commonwealth Agricultural Bureaux Internetional

CĂQ

Cây ăn quả

CT

Công thức

CSIRO

Commonwealth Scientific and Industrial Research
Organisation


EPPO

European and mediterranean plant protection
Organization

FAO

Food and Agriculture Organization of the United Nations

NSP

Ngày sau phun

NXB

Nhà xuất bản



Mật độ

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TT

Trưởng thành

UNCTAD


United Nations Conference on Trade and Development.

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Các loại thuốc hóa học dùng để khảo nghiệm phòng trừ rệp sáp hai
tua dài .....................................................................................................23

Bảng 4.1.

Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây có múi vụ xuân hè
2016 tại Tân Mộc, Lục Ngạn, Bắc Giang.................................................32

Bảng 4.2.

Thành phần rệp sáp hại trên cây có múi vụ xuân hè năm 2016 tại
Lục Ngạn, Bắc Giang ..............................................................................34

Bảng 4.3.

Kích thước rệp sáp hai tua dài P.longispinus ...........................................37

Bảng 4.4.

Thời gian phát dục của rệp cái hai tua dài P.longispinus hại cam
năm 2016 ................................................................................................43


Bảng 4.5.

Thời gian phát dục của rệp đực hai tua dài P.longispinus hại cam
năm 2016 ................................................................................................43

Bảng 4.6.

Sức sinh sản của rệp sáp hai tua dài P.longispinus hại cam năm 2016.....44

Bảng 4.7.

Nhịp điệu sinh sản của rệp sáp hai tua dài P.longispinus..........................45

Bảng 4.8.

Tỷ lệ trứng nở của rệp sáp hai tua dài P.longispinus hại cam
năm 2016 .................................................................................................... 46

Bảng 4.9.

Diễn biến mật độ và tỷ lệ hại bởi rệp sáp hai tua dài P.longispinus
trên cây cam Lòng Vàng 5 năm tuổi vụ thu đông 2015, tại Tân Mộc,
Lục Ngạn, Bắc Giang ..............................................................................47

Bảng 4.10.

Diễn biến mật độ và tỉ lệ hại bởi rệp sáp hai tua dài P.longispinus
trên vườn cam Lòng Vàng 5 năm tuổi vụ xuân hè 2016 tại Tân Mộc,
Lục Ngạn, Bắc Giang ..............................................................................48


Bảng 4.11. Diễn biến mật độ, tỷ lệ hại bởi rệp sáp hai tua dài tại hai kiểu vườn
khác nhau trên giống cam Lòng vàng năm 2015- 2016 tại .......................49
Bảng 4.12. Diễn biến mật độ rệp sáp hai tua dài trên các lá khác nhau của cây
cam năm 2016 tại Phượng Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang.............................50
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của biện pháp tỉa cành tạo tán tới mật độ rệp sáp hai tua
dài qua các giai đoạn sinh trưởng của cây cam Lòng vàng 10 năm
tuổi năm 2016 tại Phượng Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang .............................51
Bảng 4.14. Hiệu lực của thuốc BVTV trừ rệp sáp hai tua dài P.longispinus trong
phòng thí nghiệm ....................................................................................53
Bảng 4.15. Hiệu lực của thuốc BVTV trừ rệp sáp hai tua dài P.longispinus hại
cam (ngoài đồng ruộng) ..........................................................................54

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1.

Rệp sáp vảy đỏ Aonidiella aurantii Maskell ............................................35

Hình 4.2.

Rệp sáp vẩy ốc Chrysomphalus aonidum Linnaeus..................................35

Hình 4.3.

Rệp sáp vảy đen Parlatoria ziziphi Lucas ................................................35

Hình 4.4.


Rệp sáp giả cam Planococcus citri Risso ................................................35

Hình 4.5 .

Rệp sáp vảy trắng Unaspis citri Comstock ..............................................35

Hình 4.6.

Rệp sáp hai tua dài Pseudococus longispinus Targioni Tozzetti ...............35

Hình 4.7.

Pha trứng.................................................................................................37

Hình 4.8.

Ấu trùng rệp tuổi 1 ..................................................................................38

Hình 4.9.

Ấu trùng rệp tuổi 2 ..................................................................................39

Hình 4.10.

Rệp đực nhả tơ tạo kén ............................................................................39

Hình 4.11.

Ấu trùng rệp cái tuổi 3 mặt bụng .............................................................39


Hình 4.12.

Ấu trùng rệp cái tuổi 3 mặt lưng ..............................................................39

Hình 4.13.

Ấu trùng rệp đực tuổi 3 ...........................................................................40

Hình 4.14.

Nhộng giả ...............................................................................................40

Hình 4.15.

Rệp đực tạo kén và lột xác trong kén .......................................................40

Hình 4.16.

Rệp cái trưởng thành ...............................................................................41

Hình 4.17.

Rệp cái trưởng thành trên lá cam ............................................................41

Hình 4.18.

Trưởng thành rệp đực mặt lưng ..............................................................41

Hình 4.19.


Trưởng thành rệp đực mặt bụng..............................................................41

Hình 4.20.

Hiệu lực của một số thuốc hóa học trừ rệp sáp hai tua dài
P. longispinus hại cam trong phòng thí nghiệm .......................................53

Hình 4.21.

Hiệu lực của một số thuốc hóa học đối với rệp sáp hai tua dài
P. longispinus hại cam trên đồng ruộng ...................................................55

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Xuân Trung
Tên luận văn: “Thành phần rệp sáp trên cây cam, đặc điểm sinh học, sinh thái
loài rệp sáp hai tua dài Pseudococcus longispinus Targioni – Tozzetti và biện pháp hóa
học phòng chống tại Lục Ngạn, Bắc Giang năm 2015 – 2016”.
Nghành: Bảo vệ thực vật

Mã số: 60. 62.01.12

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hồ Thị Thu Giang
Mục đích nghiên cứu:
Xác định thành phần loài rệp sáp hại cây cam; nghiên cứu một số đặc điểm
sinh học, sinh thái của loài Pseudococcus longispinus Targioni - Tozzetti từ đó đề

xuất biện pháp không chế sự gây hại của loài này tới năng suất và phẩm chất của cây
ăn quả có múi tại vùng nghiên cứu. Xác định hiệu lực của một số loại thuốc BVTV
trong phòng trừ rệp sáp trên cây có múi tại Lục Ngạn, Bắc Giang.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu trên đối tượng rệp sáp Pseudococcus longispinus Targioni –
Tozzetti. Điều tra xác định thành phần rệp sáp tại Lục Ngạn, Bắc Giang theo phương
pháp ngẫu nhiên và liên tục không cố định điểm điều tra sử dụng khóa phân loại của
Wiliams và Watson (1988) để phân loại.
Điều tra diễn biến mật độ, tỷ lệ hại rệp sáp Pseudococcus longispinus Targioni –
Tozzetti theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 01 – 119:2012/BNNPTNT về
phương pháp điều tra phát hiện sinh vật gây hại trên cây ăn quả có múi.
Nghiên cứu dặc điểm sinh học, sinh thái của rệp sáp hai tua dài Pseudococcus
longispinus Targioni – Tozzetti theo phương pháp nuôi cá thể quan sát hàng ngày dưới
kính lúp soi nổi.
Thử nghiệm biện pháp phòng trừ bằng biện pháp hóa học trong phòng thí
nghiệm theo phương pháp của Tomislav et al. (2007) về bố trí thí nghiệm.
Thử nghiệm biện pháp phòng trừ bằng biện pháp hóa học ngoài đồng ruộng theo
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01 – 1:2009/BNNPTNT về khảo nghiệm thuốc hóa
học trên đồng ruộng.

ix


Kết quả chính và kết luận
Năm 2016 tại Lục Ngan, Bắc Giang xác định được 9 loài rệp sáp gây hại trên
cây cam. Trong đó loài rệp sáp hai tua dài Pseudococcus longispinus Targioni –
Tozzetti xuất hiện với mức độ phổ biến.
Vòng đời của rệp sáp hai tua dài Pseudococcus longispinus Targioni – Tozzetti
cái ở nhiệt độ 27,51 oC là 32,67 ngày. Tổng số trứng đẻ của trưởng thành cái là 190,6
quả/con cái. Trưởng thành đẻ trứng cao điểm vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 với số

trứng đẻ là 13,95 – 18,7 quả/con cái/ngày
Rệp sáp hai tua dài Pseudococcus longispinus Targioni – Tozzetti gây hại nặng
nhất vào các tháng 8, 9, 10 và thường xuất hiện nhiều và gây hại với mật độ cao hơn
trên lá bánh tẻ so với lá non và lá già với mật độ trung bình 5,64 con/lá.
Các thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc (DC – Tron – Plus) và sinh học (Queson 5.0
EC), có hiệu quả cao lần lượt tương ứng 74,49% và 83,17 % trong phòng trừ rệp sáp hai tua
dài Pseudococcus longispinus Targioni – Tozzetti hại cam.

x


THESIS ABSTRACT
Name of Student: Tran Xuan Trung
Thesis title: "Ingredients mealy aphids on orange trees biological and
ecological characteristics of species of mealybugs two long tassels Pseudococcus
longispinus Targioni - chemical Tozzetti and prevention measures in Luc Ngan, Bac
Giang in 2015 - 2016”.
Major: Plant protection

Code: 60 62 01 12

Scientific supervisor: PGS.TS. Ho Thi Thu Giang
Training base: Viet Nam National university of agriculrute
1. Research purposes:
Identify mealy aphids species composition orange trees; research some
biological characteristics, ecological species longispinus Pseudococcus Targioni Tozzetti then propose measures do not harm the institutions of this species on yield and
quality of citrus fruit trees in the study area. To determine the efficacy of a number of
pesticides in the room except for mealybugs on citrus in Luc Ngan, Bac Giang.
2. Research Methods:
Research on the subject mealybugs longispinus Pseudococcus Targioni Tozzetti. Investigation to determine the composition mealybugs in Luc Ngan, Bac

Giang by random method is not fixed and constant use of the survey's key sorting
Williams and Watson (1988) to classify.
Investigating density developments, mealybugs damage Pseudococcus rate
longispinus Targioni - Tozzetti accordance with national technical standards: NTR 01119: 2012 / BNNPTNT on survey methods to detect harmful organisms on citrus fruit .
Research on biological characteristics, ecological Pseudococcus mealybugs two
long tassels longispinus Targioni - Tozzetti method can fish daily observed under a
dissecting microscope.
Experiment control measures by chemical methods in the laboratory by the
method of Tomislav et al. (2007) on experimental layout.
Experiment control measures by measures in the field of chemical engineering
under national regulations QCVN 01-1: 2009 / BNNPTNT on chemicals testing in the
field.

xi


3. Main results and conclusions
Luc Ngan in 2016 in Bac Giang identified nine species of mealybug damage on
orange trees. That species of mealybugs in two long tassels Pseudococcus longispinus
Targioni - Tozzetti appeared with the popularity.
The life cycle of aphids Pseudococcus two long tassels longispinus Targioni Tozzetti the temperature was 32.67 ° C 27.51 days. Total eggs of adult female is 190.6
fruit / children. Adult spawning peak on day 2 to day 5 with the eggs is 13.95 to 18.7
fruits / child / day
Mealybugs two long tassels Pseudococcus longispinus Targioni - Tozzetti
heaviest damage on August, 9, 10 and often appears more harmful and higher densities on
the leaf buds and young leaves than older leaves with medium density 5.64 per child /leaf.
These drugs are derived from herbs DC - Tron - Plus and biological Queson 5.0
EC, with high efficiency, respectively 74.49% and 83.17% in the control mealybugs
Pseudococcus two long tassels longispinus Targioni - Tozzetti orange harm.


xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây ăn quả có múi (cam, quýt, chanh, bưởi…) là nhóm cây ăn quả quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Năm 2011 diện tích cây ăn quả có
múi ở Việt Nam đạt 124.057 ha, trong đó diện tích trồng cam quýt là 70.300 ha,
bưởi 45.000 ha, chanh là 18.000 ha. Các loại quả có múi không chỉ là hàng hóa
đáp ứng cho tiêu thụ nội địa mà còn là loại mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế
cao. Nghề trồng cây ăn quả có múi được phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước thuộc
vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Song sự đa dạng khí hậu ở các vùng trồng
trọt là điều kiện thích hợp cho nhiều loài sâu bệnh phát sinh gây hại cây có múi
(Nguyễn Minh Mỹ, 2011).
Sâu bệnh trên cây có múi đa dạng về chủng loại và mức độ thiệt hại do
chúng gây ra là rất lớn, tập đoàn sâu hại không chỉ làm giảm thiệt hại về năng
suất từ 15 – 40 % mà chúng còn là nguyên nhân quan trọng đóng góp vào việc
làm giảm chất lượng quả, giảm diện tích trồng cây có múi nổi tiếng tại nhiều
vùng trong nước, đặc biệt giảm khả năng cạnh tranh trong thương mại với trái
cây của các nước trong khu vực và thế giới. Trong đó rệp sáp hại cây ăn quả gây
hại nặng trên cây có múi. Rệp sáp là nhóm sâu hại cây trồng có thân mềm với
kích thước cơ thể nhỏ và rất nhỏ. Phần lớn các loài rệp sáp đều có khả năng tiết
ra chất sáp bao phủ lên cơ thể. Sáp trên cơ thể chúng có thể dạng bột,dạng sáp
hay dạng vảy tùy theo từng họ. Rệp sáp sống ở mọi bộ phận của cây như trên
lá,đọt,cành, quả. Rệp sáp chích hút dinh dưỡng làm cho lá cây bị giảm kích
thước, mất diệp lục, chuyển vàng lá, hoa có thể bị rụng, quả bị nhỏ,cành bị khô
héo… Chất thải của chúng còn chứa hàm lượng đường cao, đây là môi trường
thuận lợi cho nấm hoại sinh phát triển. Do đó các bộ phận của cây tại nơi ở của
rệp sáp thường được phủ một lớp muội màu đen giống như bồ hóng. Lớp muội
đen này làm giảm khả năng quang hợp và gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng

(Nguyễn Thị Chắt và cs., 2005).
Bắc Giang là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc có thành phần cây ăn
quả phong phú như: cam, vải, nhãn, na… trong những năm gần đây diện tích cây
có múi tại Bắc Giang nói chung và tại Lục Ngạn nói riêng không ngừng tăng cao.

1


Song song với diện tích cây có múi tăng cao; tại Lục Ngạn trong những năm qua,
thiệt hại của các loài sâu hại cây có múi cũng tăng theo. Trong số các loài sâu hại
cây có múi, thì rệp sáp chích hút vào các bộ phận trên mặt đất của cây như lá,
quả, chồi non chúng còn gây hại các bộ phận dưới mặt đất của cây, hút chất dinh
dưỡng làm cây sinh trưởng còi cọc rồi chết. Rệp sáp là nguyên nhân gián tiếp gây
tổn thương cho cây bằng cách bài tiết ra dịch mật tạo điều kiện thuận lợi cho nấm
muội đen phát triển mạnh từ đó ảnh hưởng xấu đến hoạt động quang hợp của
cây, làm cho cây thêm suy yếu, giảm năng suất, chất lượng sản phẩm. Trước
những bức thiết trong sản xuất nêu trên. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Thành phần rệp sáp trên cây cam, đặc điểm sinh học, sinh thái loài rệp sáp
hai tua dài Pseudococcus longispinus Targioni – Tozzetti và biện pháp hóa
học phòng chống tại Lục Ngạn, Bắc Giang năm 2015 - 2016”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Xác định thành phần loài rệp sáp trên cây cam; nghiên cứu một số đặc
điểm sinh học, sinh thái của loài Pseudococcus longispinus Targioni – Tozzetti.
Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc BVTV trong phòng trừ rệp sáp trên cây
cam tại Lục Ngạn, Bắc Giang.
Từ đó đề xuất biện pháp phòng chống sự gây hại của loài rệp sáp hai
tua dài để đảm bảo năng suất và phẩm chất của cây ăn quả có múi tại vùng
nghiên cứu.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các loài rệp trên cây cam (cam lòng vàng,
cam Canh).
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Điều tra thành phần rệp sáp trên cây cam;
- Điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trong việc phòng trừ rệp sáp
của nông dân sở tại;
- Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái của rệp sáp hai tua dài
trên cây cam;
- Điều tra diễn biến mật độ của rệp sáp bột hai tua dài hại trên cây cam;
- Xác định hiệu lực phòng trừ rệp sáp bằng thuốc hóa học.

2


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
Xác định thành phần rệp sáp hại cây cam tại tỉnh Bắc Giang. Nhằm cung
cấp thông tin phát hiện dịch hại và thời điểm cần tiến hành phòng trừ.
Cung cấp dữ liệu khoa học về đặc điểm sinh học, sinh thái của loài
rệp sáp hai tua dài Pseudococcus longispinus Targioni – Tozzetti gây hại
trên cây cam ở vùng Bắc Giang.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Cây ăn quả (CAQ) giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở
Việt Nam Cây ăn quả, đặc biệt là cây ăn quả có múi đang được quan tâm phát
triển mạnh ở các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Tại Việt Nam CAQ có múi được

quan tâm phát triển ở nhiều vùng trong cả nước, tuy nhiên diện tích tập trung chủ
yếu ở 3 vùng trọng điểm: đồng bằng sông Cửu Long, vùng trung du miền núi
phía bắc và Bắc Trung Bộ.
Thành phần sinh vật gây hại trên cây ăn quả có múi rất phong phú và đa dạng.
Theo Phạm Văn Lầm (2012) khi điều tra thành phần sinh vật hại trên một số cây trồng
chính ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 đã ghi nhận trên bưởi có 71 loài sâu hại, cam
có 85 loài sâu hại, chanh có 36 loài sâu hại, quýt có 52 loài sâu hại.
Ở nước ta, các loài rệp có sức sinh sản không lớn nhưng có vòng đời ngắn,
chúng có khả năng tích lũy số lượng lớn, mật độ tăng nhanh và khả năng gây hại
cao. Chúng hút dinh dưỡng của cây làm cho lá hoặc cành biến dạng, hoa hoặc
quả non bị rụng, làm giảm phẩm chất và năng suất của vườn cây.
Trong những năm gần đây, việc mở rộng diện tích cây ăn quả có múi tại
rất nhiều vùng, cộng với những tác động của khí hậu, thời tiết đã làm nhiều đối
tượng sâu bệnh hại trên cây ăn quả có múi phát sinh và gây hại nặng. Trong số đó
có sự phát sinh và gây hại của các loài rệp sáp đang trở thành những trở ngại lớn
cho trồng và chăm sóc cây ăn quả có múi. Người sản xuất đã và đang sử dụng
nhiều loại thuốc hóa học với liều lượng cao, thời điểm không thích hợp để phòng
trừ sâu bệnh hại, làm ảnh hưởng đến thiên địch của nhiều loài sâu hại, làm tăng
tính kháng thuốc của các loài sâu hại, làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên, gây ô
nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Việc nghiên cứu thành phần các loài rệp sáp trên cây ăn quả có múi, đặc
điểm phân bố của chúng trên cây là công việc hết sức cần thiết để từ đó đưa ra
các khuyến cáo thích hợp trong phòng trừ các loài rệp sáp một cách có hiệu quả.
2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
2.2.1. Những nghiên cứu nước ngoài
2.2.1.1. Tình hình sản xuất cây có múi
Trên thế giới tình hình sản xuất cây có múi (Citrus) đã tăng mạnh trong

4



những thập niên cuối thế kỷ XX. Sản lượng cây có múi hàng năm ước tính trên
105 triệu tấn trong giai đoạn 2000 – 2004. Trong đó, cam chiếm hơn một nửa về
sản lượng. Sự tăng nhanh về sản lượng do sự thay đổi cơ cấu cây trồng theo sở
thích của người tiêu dùng khi đời sống của họ được nâng cao, chăm lo cho sức
khỏe nhiều hơn. Năm 2004, có 140 quốc gia sản xuất các loại trái cây có múi, tập
trung chủ yếu ở Bắc bán cầu. Các nước sản xuất trái cây Citrus lớn như Brazil,
Mỹ, Mexico, các nước Địa Trung Hải. Riêng đối với cây bưởi, sản lượng bưởi
thế giới thời hoàng kim (năm 2000) đạt 5.326 ngàn tấn, giảm xuống 4.684 ngàn
tấn (năm 2004). Trong khi đó, biểu đồ sản xuất bưởi châu Á luôn theo hướng
phát triển, 2.952 ngàn tấn năm 2000 và đạt mức cao nhất 3.520 ngàn tấn vào năm
2004 (UNCTAD, 2005).
Ở nước ta và các nước Đông Nam Á chủ yếu trồng các giống bưởi thuộc
loài Grandis. Đây là loài rất đa dạng về giống, do có sự lai tạo tự nhiên giữa
chúng và các loài khác trong chi Citrus. Ở nước ta bưởi được trồng ở hầu khắp
các tỉnh trong cả nước, tuy nhiên chỉ có một số giống có giá trị thương phẩm
mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ở Việt Nam, trước đây người dân chủ yếu trồng để phục vụ cho bản thân,
nhưng kể từ năm 1990 trở lại đây mức sản xuất cây có múi đã được tăng lên,
nhiều hộ dân đã sản xuất với quy mô lớn để kinh doanh, cây có múi được trồng ở
hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, nhưng tập trung chủ yếu ở miền Trung và
Nam bộ, phát triển mạnh nhất tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo báo
Nông Nghiệp Việt Nam (2008), những năm gần đây, các loại cây ăn quả trong cả
nước đang phát triển khá mạnh với diện tích trên 750.000 ha. Trong đó, riêng cây
có múi phát triển mạnh nhất tại vùng đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích
gần 80.000 ha, sản lượng khoảng 532.000 tấn/năm .Nước ta nằm trong khu vực
nhiệt đới gió mùa ẩm, đất đai màu mỡ, nguồn nước và nhân lực dồi dào là điều
kiện rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Tuy vậy, nền
sản xuất của ta còn chậm phát triển, sản xuất manh mún, trình độ của người sản
xuất còn thấp do đó năng suất và chất lượng sản phẩm chưa cao.

2.2.1.2. Đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái và mức độ gây hại của
rệp sáp
Rệp sáp [Hemiptera: Sternorrhyncha: Coccoidea] là tổng họ lớn nhất trong
bộ phụ Sternorrhyncha. Chúng gây hại cho cây trồng và được tìm thấy ở mọi nơi
trên bề mặt trái đất ngoại trừ vùng Nam Cực của trái đất. Tổng họ Coccoidea có

5


gần 8.000 loài nằm trong 32 họ với 3 họ có thành phần loài phong phú nhất là:
Coccidae, Diaspididae và Pseudococcidae (Lyn et al., 2002).
Rệp sáp (Diaspididae) là họ lớn nhất trong tổng họ Coccoidae. Rệp sáp
bao gồm các loài sâu hại quan trọng đối với cây trồng nông nghiệp, cây rừng và
là đối tượng khó phân loại (Watson, 2002). Rệp sáp cấu thành họ rệp hại quan
trọng và nhiều loài trong chúng gây ra những thiệt hại nghiêm trọng và khó
phòng trừ cho cây trồng lâu năm và cây cảnh (Chiu et al., 1985).
• Đặc điểm phân bố
Rệp sáp phân bố rộng rãi trên toàn thế giới. Chúng được tìm thấy ở ngoài
tự nhiên thuộc các vùng ấm áp của Châu Mỹ, Châu Âu, và châu Phi. Ở các vùng
có khí hậu lạnh, rệp thường gây hại nặng trong nhà kính (McKenzie 1967).
Theo McKenzie (1967), Williams and Watson (1988), Millar et al. (2002).
Rệp sáp Ferrisia, chi Fullaway, và đặc biệt là loài ăn tạp F. virgata (Cockerell)
và F. malvastra (McDaniel), cũng được biết đến như loài gây hại cho cây trồng.
Chúng gây thiệt hại cho cây trồng chủ yếu bằng cách chích hút nhựa cây và tiết
mật ngọt tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển và đôi khi chúng truyền bệnh
virus cho cây trồng (William, 1996).
Ký chủ của rệp sáp:
Theo thống kê của Robert and Erica (2004) loài rệp sáp Planococcus
minor được ghi nhận là loài dịch hại trên hơn 250 cây ký chủ ở vùng nhiệt đới
Châu Phi, Châu Úc, vùng cận Bắc Cực, vùng cận nhiệt đới và vùng Đông Nam

Á. Những cây trồng bị thiệt hại đáng kể bởi loài dịch hại này là chuối, cam quýt,
cacao, cà phê, ngũ cốc, nho, xoài, khoai tây và đậu tương. Planococcus minor là
loài chích hút dịch cây, có thể làm giảm năng suất, chất lượng cây và quả, làm
lùn, biến màu và rụng lá cây. Chúng cũng có thể là môi giới truyền một số virus
thực vật quan trọng cho cây.
Pinese et al. (2005) cho rằng rệp sáp gây hại trên các cây như: cam quýt,
ca cao, sầu riêng, chôm chôm, vải thiều, mãng cầu ta (na dai), mãng cầu xiêm và
nhiều cây cảnh khác. Rệp sáp cũng là một loại dịch hại chủ yếu và thường xuyên
khắp đất nước Úc, nhưng hại phổ biến hơn ở những vùng ven biển, phía Bắc của
Sydney, ở những bang phía đông nước Úc.
• Đặc điểm sinh học, sinh thái học của rệp sáp
Khi mật độ tăng cao các loài rệp sáp làm cây yếu đi, phát triển còi cọc. Gây
nên hiện tượng úng nước, lá trở nên vàng và có thể gây nên hiện tượng rụng lá non

6


và các bộ phận khác của cây nếu bị gây hại nặng có thể dẫn đến cây bị chết. Các giọt
dịch được bài tiết từ một số loài rệp tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển làm
giảm khả năng quang hợp của cây (Kabashima and Dreistadt, 2014).
Theo Hardy (2014) họ rệp sáp Diaspididae có lớp vỏ cứng bảo vệ bên
ngoài, ngoại trừ giai đoạn ấu trùng tuổi 1 thì toàn bộ quá trình phát triển của cá
thể nằm ở dưới lớp vỏ cứng này, trong quá trình phát triển từ sâu non đến trưởng
thành hầu như không di chuyển. Rệp sáp gây hại làm xấu mẫu mã của quả, nếu
gây hại ở mức độ nặng có thể làm chết cây. Tại Australia rệp sáp giả gây hại
nặng từ tháng 10 năm trước cho đến tháng 5 năm sau và chúng hoàn toàn không
tạo ra nấm muội đen như các họ rệp sáp khác.
Khi nghiên cứu đặc điểm sinh học của rệp, Kosztarab and Kozar (1988)
cho biết họ Pseudococcidae tên thường gọi thường gọi xuất phát từ dịch rệp sáp
sinh ra bởi những lỗ hình đĩa nhưng chủ yếu là những lỗ có 3 ô, khi đẻ trứng rệp

thường sản sinh ra những túi trứng do những sợi tơ bông hình thành. Con cái
trưởng thành thường dạng hình trứng, có đầu, ngực và bụng gắn liền với nhau,
màng cutin là màng manbran, màu sắc cơ thể khác với các loài khác, thường là
màu vàng nhạt, xám hoặc hồng. Râu 2-9 đốt, giảm 1-3 đốt đối với loài không
chân. Mảnh đôi giữa háng trước, hình nón, 3 đốt với 13-17 đôi lông cứng, chân
phân đốt. Nhưng có những loài không chân như Antonia, Chaetoccus, 2 lỗ nhạy
cảm trong suốt, thường ở mỗi phía của đốt chuyển và hóa cứng hơn so với các
mép khác chạy dọc cơ thể.
Ấu trùng: Tuổi 1 hình bầu dục dài 0,5 – 0,7mm, rộng 0,2-0,3mm. Râu khá
phát triển gồm 6 đốt, chân dài. Da có những lỗ đơn giản, có 3 ngăn, đôi khi lỗ có
5 ngăn. Lông cứng, có các kích thước khác nhau, giới tính không phân biệt được
ở tuổi 1, tuổi 2 trông tương tự tuổi 1 (trừ loài Antonia và Chaetococcus, đối với 2
loài này, các giai đoạn tuổi sau không có chân và râu đầu mất 2-3 đốt so với tuổi
1) một vài ống tiết phát triển ở cả 2 mặt, ở cuối mặt lưng có những lỗ nhỏ. Tuổi 3
giống tuổi 2 nhưng có nhiều lỗ thở hơn ở trên da và ống tiết, những lỗ miệng ở
phần đầu trên lưng phát triển và có thêm 1 đốt râu nhưng vẫn ít hơn con cái
trưởng thành một đốt. Tuổi 2 con cái giống tuổi 2 con đực, nhưng tuổi 2 con cái
có thêm ống tiết và đốt râu. Tuổi 3 con đực (còn gọi là tiền nhộng) có chân và râu
đầu giảm đi, có rất ít lông cứng ngắn, có mầm cánh ngắn. Tuổi 4 con đực ( hay
còn gọi là nhộng) với phần phụ kéo dài và phát, cánh dài ra hình đệm, đốt thứ 10
phát triển kéo dài ra và hóa cứng, phần hóa cứng ở đầu và ngực đã phần nào

7


được hình thành. Các nhà khoa học Carver et al. (1987) cho rằng họ
Pseudococcidae có một lớp sáp được tiết ra bao phủ khắp người chúng. Trưởng
thành cái không có cánh, với hình ô van phân đốt, chân phát triển tốt, dài từ 15mm. họ rệp sáp có đặc tính là có vòng hậu môn với 4 và nhiều lông cứng hơn,
râu có 9 đốt, lưng có những lỗ nhỏ, bụng có ngấn dạng vòng. Trưởng thành cái
hình trứng, chậm chạp. Trưởng thành đực trông giống như con muỗi nhỏ, có một

đôi cánh cỏ thể bay tới con cái, phần miệng của chúng teo lại và không ăn. Con
cái rệp sáp giả có kiểu miệng hút dài thích hợp với việc hút nhựa cây.
Theo Fichtner and Johnson (2012) khi nghiên cứu về loài rệp đen
Saissetia oleae là loài gây hại trên rất nhiều cây và đặc biệt gây hại kinh tế trên
cây oliu và cây có múi, chúng phân bố rộng rãi từ Nam Phi, Nam Âu, châu Mỹ,
châu Á, Australia, New Zealand…. Tùy điều kiện thời tiết mà rệp đen Saissetia
oleae có từ 1 – 2 thế hệ trong 1 năm. Sau khi nở từ trứng sâu non mất 7 ngày để
tìm kiếm chỗ để ăn, bề mặt lá là vị trí ưa thích của chúng. Rệp đen trước khi
trưởng thành trải qua 2 giai đoạn sâu non.
Theo Sharma and Buss (2011), loài Ceroplastes floridensis Comstock
(Insecta:Hemiptera: Coccoidea: Coccidae) có nguồn gốc từ khu vực phía Bắc
Neotropical và bây giờ lan ra trên khắp thế giới.
Rệp là loài gây hại nghiêm trọng đến năng suất và phẩm chất cây trồng, vì
thế nó là tiêu điểm để các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu nhằm
đưa ra các giải pháp phòng chống tối ưu nhất, giúp bảo vệ mùa màng cho người
nông dân.
Theo Reuther et al. (1989) đã nêu hầu hết các loài dịch hại quan trọng của
cây có múi trên thế giới, trong đó ông cũng đã miêu tả đặc điểm sinh học và sinh
thái học của một số loài rệp hại trên cây có múi cũng như các biện pháp đấu tranh
sinh học nhằm chống lại các loài dịch hại đó, bao gồm các loài như: Aonidiella
aurantii Mask, Aonidiella citrina, Chrysomphlus aonidum,, Hemiberlesia rapax
Comstock, Pseudaonidia duplex, Lepidosaphes beckii Newm, Lepidosaphes
gloverii Pack., Parlatoria zizyphus Lucas, Unaspis citri Comstock, Unaspis
yanonensis (Kuw.), Pinnaspis aspidistrae Signoret, Cocus pseudomagnoliarum
(Kuw.), Coccus viridis Green, Icerya purchasi Mask…tuy vậy tài liệu này chỉ
nêu được một phần nhỏ đặc điểm sinh học sinh thái học mà chưa nghiên cứu sâu
từng loài.

8



Rệp sáp ảnh hưởng đến cây họ cam quýt Citrus bằng cách gây hại trên các
phần non đang phát triển của cây làm cho các lá mới bị quăn và xoắn lại, ảnh
hưởng đến sự phát triển của cây (Smith, 2004).
Theo James (1937) rệp sáp phấn Planococcus citri đã được đề cập đến
lần đầu tiên bởi Risso năm 1913 trên cây có múi ở phía Nam nước Pháp. Rệp sáp
Planococcus citri có ký chủ tương đối rộng và đã phát hiện được trên 54 ký chủ
ở Ghana, P. citri gây hại năng trên cây có múi, chúng không chỉ hút dịch của cây
mà còn thải ra dịch ngọt thu hút các loài côn trùng và nấm muội đen phát triển,
cũng theo James (1937) thì đây là loài đẻ trứng và trứng bắt đầu đẻ sau khi thụ
tinh 2 tuần và số lượng trứng dao động 20 – 250 (ở Ghana), trên 300 quả (ở
Trinidad) có khi lên tới 500 trứng trên cây có múi ở California. (Dẫn theo
Nguyễn Minh Mỹ, 2011)
Theo Smith (2004), ở Queensland và bắc Territory loài Planococcus citri
có 6 thế hệ trong một năm, còn ở New South Wales có 4 – 5 thế hệ một năm, suốt
mùa đông những con cái này sống trên vết nứt của cành cây, hoặc các kẽ lá để
tránh rét. Planococcus citri tiết ra dịch ngọt là môi trường thuận lợi cho nấm muội
đen phát triển. Cơ thể hình oval, có 18 đôi phấn tua ngắn và có một viền màu tối ở
giữa lưng, có một đôi râu 8 đốt. Con cái trưởng thành dài 1,6 – 3,2 mm rộng 1,2 –
2,0 mm. Con đực trưởng thành có một đôi cánh và miệng bị tiêu biến.
Theo Reuther et al. (1989) vòng đời Icerya purchasi Maskell khoảng 2
tháng vào mùa hè, có ít nhất 2 thế hệ 1 năm. Ấu trùng I. purchasi cơ thể có màu
đen và nâu vàng, cơ thể được phủ một lớp sáp màu trắng và vàng. Trưởng thành
cái dễ dàng phát hiện bởi cơ thể lớn lên tới 10 mm, có màu nâu đỏ, đôi chân và
râu có màu đen. Rệp cái sinh sản tạo thành túi trứng phía cuối cơ thể làm cho
kích thước của nó và túi trứng lên tới 20 mm. Con đực rất ít khi bắt gặp, và
không thể sống lâu, giai đoạn ấu trùng của con đực tương tự như con cái, nhưng
con đực tạo kén và hóa nhộng. Rệp đực trưởng thành có một đôi râu rất phát
triển, có một đôi cánh màu tối, cơ thể màu tối có một chùm lông cứng dài ở phía
cuối bụng. Con đực phải trải qua 5 giai đoạn con cái trải qua 4 giai đoạn, tuy con

cái không có cánh giống như con đực nhưng con cái lại là loài lưỡng tính, cũng
có sự thụ tinh ngay bên trong cơ thể mẹ, rệp đực được sinh ra là kết quả của
trứng không được thụ tinh (Wong et al., 1999). Mỗi rệp mẹ có thể sản xuất ra từ
500 – 2000 trứng trong 2 đến 3 tháng, Số trứng được sinh ra còn phụ thuộc vào
kích thước cơ thể mẹ.

9


Nhiệt độ hữu hiệu ảnh hưởng đến số lứa trong năm, nhiệt độ lạnh vào buổi
tối và đêm của mùa đông và mùa xuân ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót của giai
đoạn tiền nhộng và nhộng đực của giai đoạn đó và những giai đoạn tiếp theo làm
chậm quá trình giao phối với con cái (Dao Thi Hang, 2012).
Yếu tố môi trường có ảnh hưởng lớn tới mật độ quần thể rệp sáp đỏ và
thiên địch của chúng trên cây có múi tại Austrailia; thời tiết trong mùa đông có
thể làm giảm sự phổ biến của rệp sáp vào mùa xuân hoặc với loài ong ký sinh
Encarsia với vòng đời ngắn, và độ mắn đẻ cao do đó khi nhiệt độ tăng cao chúng
sẽ nhanh chóng phát triển (Dao Thi Hang, 2012).
Theo CABI (2010) loài Aspidiotus destructor được miêu tả đầu tiên bởi
Signoret vào năm 1869. Janlaluddin and Mohanasundaram (1992) miêu tả đặc
điểm hình thái, phân biệt sự khác nhau giữa con đực và con cái, ấu trùng với
trưởng thành. Trứng của A. destructor có màu vàng và rất nhỏ, nằm ngay bên
dưới vảy của cơ thể rệp mẹ. Ấu trùng cái có 2 tuổi, ấu trùng đực cũng có 2 tuổi
nhưng cũng có thêm giai đoạn tiền nhộng và nhộng. Ấu trùng tuổi 1 dài khoảng 1
mm, hình oval mà vàng nâu, ấu trùng cái tuổi 2 di động linh hoạt hơn và cơ thể
tiết ra chất sáp vảy trong. Con đực tuổi 2 thường nhỏ hơn con cái, chúng thường
sống thành từng đám cùng nhau. Giai đoạn tiền nhộng và nhộng, con đực nằm
ngay bên dưới lớp sáp do nó tiết ra ở giai đoạn trước đó.
A. destructor gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau, ghi nhận trên
75 giống cây trồng thuộc 44 họ cây trồng khác nhau (Salazar Torres and Solis

Aguilar, 1990). Vòng đời của con đực 27 ngày, con cái là 32 ngày. Mỗi con cái
sản sinh ra 20 – 50 trứng nằm ngay bên dưới lớp vảy trong vài ngày. A.
destructor được nuôi ở nhiệt độ (26 – 28C), pha trứng phát dục 5 ngày, giai đoạn
ấu trùng dài nhất là 17 ngày, giai đoạn tiền đẻ trứng khoảng 25 ngày, vòng đời
muộn nhất đối với con cái là 44 ngày con đực là 38 ngày. Loài rệp này sống tập
trung thành từng đám trên lá thường nằm ở mặt dưới lá làm cho lá bị biến vàng
(CABI, 2010).
Loài Lepidosaphes beckii Newman đã được đề cập bởi rất nhiều tài liệu
trên thế giới, chúng thường được tìm thấy trên cây có múi, chúng hút dịch cây
làm cho lá bị biến vàng, quả chậm lớn, giảm giá trị thương phẩm của quả, khi
chúng phát triển với số lượng lớn có thể làm cho cây còi cọc không phát triển
được, có khi là cho cây bị chết khô.

10


L. beckii Newmam có cả sinh sản đơn tính và sinh sản hữu tính. Sáp vảy
bao bọc cơ thể của con trưởng thành thon dài giống hình con hàu hoặc con trai.
Chúng có màu nâu dài khoảng 1 -2 mm, rộng nhất khoảng 0,6 mm, con đực
thường nhỏ hơn con cái (CSIRO, 2004). Hình thái ấu trùng giống với rệp cái
trưởng thành. Trứng được đẻ ngay bên dưới lớp vảy, trứng nở sau khi đẻ khoảng
8 ngày và rời khỏi lớp vỏ sáp khi có điều kiện thuận lợi. Khi vừa mới nở ra
chúng không ăn, chúng có thể di chuyển quanh sáp, hoặc có thể di chuyển xa hơn
nhờ gió, côn trùng và động vật. Sau khoảng 3 ngày chúng mất khả năng di
chuyển khi đã do chân bị tiêu biến, chúng nằm yên tại chỗ hút dịch cây, cơ thể
xuất hiện lớp sáp bao bọc cơ thể. Chúng không sản sinh ra dịch ngọt do đó không
là môi trường thuận lợi cho nấm phát triển. Con cái có 3 giai đoạn ấu trùng, con
đực có 5 giai đoạn. Chỉ có thể phân biệt giới tính khi kết thúc ấu trùng tuổi 2.
Giai đoạn tiền nhộng và giai đoạn nhộng con đực không ăn. Con đực trưởng
thành có cánh và rời khỏi lớp sáp để phát tán chúng không có miệng để ăn vì thế

nên cơ thể chúng rất yếu chỉ có thể tồn tại trong một thời gian ngắn (CABI,
2010).
Parlatoria ziziphi Lucas có vòng đời từ 4 – 6 tuần vào mùa hè, có ít nhất 6
thế hệ 1 năm. Xuất hiện ở các lá bánh tẻ, cả mặt trên và mặt dưới lá. Chúng gây
hại cho quả, lá và cành của cây có múi (CABI, 2010). Lớp vảy bao bọc cơ thể có
kích thước 0,6 – 0,75 x 1,25 – 1,4 mm. Chúng thường được phát hiện phần nhiều
ở các vùng nhiệt đới và những nơi có khí hậu ôn hòa. Rệp Parlatoria ziziphi trên
cam có 2 thế hệ, trên bưởi có 3 thế hệ 1 năm. Những con cái sống trên quả đẻ
nhiều trứng hơn trên lá và cành, trung bình mỗi con cái đẻ khoảng 34 trứng.
Trứng nở sau 4,4 ngày ở 27oC độ ẩm 65%, trong điều kiện tự nhiên (8,4 – 34,6
o
C) phải mất 5,4 – 12,1 ngày. Sự phân bố của loài này ảnh hưởng lớn bởi nhiệt
độ và độ ẩm. P. ziziphi được ghi nhận là nguyên nhân gây thiệt hại nghiêm trọng
đến năng suất kinh tế của cây có múi ở phía đông Java, chúng thường tấn công
cành non và lá non. Ở Ai cập, Pháp P. ziziphi cũng đã trở thành loài dịch hại
nghiêm trọng.
Theo Reuther et al. (1989), Unaspis citri là loài dịch hại quan trọng gây
hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau, đặc biệt là cây có múi trên tất cả các
vùng trên thế giới. Đã được báo cáo gây hại trên 12 giống thuộc 9 họ nhưng ưa
thích hơn đối với cây có múi. Unaspis citri tìm thấy trên thân, lá, quả và dễ nhận
biết có màu trắng tuyết của những con đực khi chúng tụ tập thành từng đám. Lá

11


vàng, hoặc có thể bị rụng khi mật độ cao. Đặc biệt gây hại nghiêm trọng trên
thân, rìa lá lớn, của những cây già. Sự quấy phá của chúng chỉ ảnh hưởng khi mật
độ của chúng dày đặc bao phủ biểu bì của lá thân quả, cản trở sự phát triển của
cây, cây trở lên còi cọc và ảnh hưởng tới sự ra hoa kết qủa. Mặc dù cây có thể
hồi phục lại sau khi mật độ rệp giảm nhưng những phần bị rệp gây hại biến rạng

tạo thành các lỗ hổng tạo điều kiện cho sự xâm nhiễm của các mầm bệnh.
Theo EPPO/CABI (1996) Unaspis yanonensis có thể được xuất phát từ
Trung Quốc nhưng lại phát hiện nhiều ở Nhật Bản, Pháp, Italy. Loài này gây hại
trên tất cả các loại cây có múi đặc biệt là cây cam. Bên cạnh đó nó còn gây hại
trên nhiều loại cây trồng khác bao gồm: dừa, chuối, mít, ổi, dâm bụt, xoài… Loài
này cũng có 3 sọc chạy dọc theo sống lưng cũng giống như Unaspis citri, hình
dạng con cái cũng giống như Unaspis citri nhưng dài và thon hơn dài khoảng 2.5
– 3.6 mm, có màu nâu đen phần chóp có màu nâu vàng. Ấu trùng đực thon dài
1,3 – 1,6 mm.
Ở đông nam châu Á Unaspis yanonensis (Erica and Robert, 2005) có 3 thế
hệ mỗi năm. Ấu trùng tuổi 1 và 2 trải qua khoảng 22 ngày, trưởng thành có thể
sống 34 ngày. Chúng thường tấn công trên lá, quả và cành non, hiếm thấy ở trên
thân và những cành già. Cũng giống như các loài rệp nói chung, rệp Unaspis
yanonensis có thể làm cho lá vàng úa và rụng, quả biến dạng, giảm giá trị cũng
như chất lượng của quả.
Chrysomphalus aonidum (Linnaeus) vỏ lưng của con cái hình tròn, lồi ở
giữa, đường kính khoảng 2 mm, mỏng. Có thể nhìn thấy có các đường vân tròn
dày sít nhau, rìa vỏ mỏng dính chặt lấy mặt lá cây. Con đực mỏng và nhỏ hơn
con cái, hình oval dài. Trưởng thành đực dài khoảng 0,7 mm có một đôi cánh, 2
đôi mắt đơn, không có phần miệng. Ấu trùng tuổi 1 dài khoảng 0,3 mm có chân
nhưng chúng sớm đậu lại một chỗ để ăn và hình thành sáp tròn trắng. Loài này
ghi nhận là loài sinh sản hữu tính. Mỗi con cái có thể đẻ khoảng 50 – 150 trứng
dưới lớp vỏ khoảng 1 – 8 tuần, trứng nở ngay bên dưới lớp vỏ (Reuther el
al.,1989).
• Đặc điểm sinh học, sinh thái học của rệp sáp hai tua dài
Theo Charles (1981) rệp sáp hai tua dài P. longispinus là một loài đa thực
đã được ghi nhận trên 100 cây ký chủ thuộc 78 họ cây trồng khác nhau. Là một
trong những loài rệp bột có mặt ở hầu hết các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

12



×