Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

nghiên cứu đặc điểm nông sinh học một số giống thanh long và liều lượng phân kali đến năng suất và chất lượng quả thanh long ruột đỏ tl4 tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.05 MB, 89 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

SULASENG BUNVILAYSON

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC MỘT SỐ
GIỐNG THANH LONG VÀ LIỀU LƯỢNG PHÂN KALI ĐẾN
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG QUẢ THANH LONG
RUỘT ĐỎ TL4 TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI

Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60 62 01 10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Quốc Hùng
TS. Vũ Thanh Hải

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.



Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

SULASENG BUNVILAYSON

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc TS.Nguyễn Quốc Hùng (Viện Nghiên cứu Rau quả) và TS.Vũ Thanh Hải
(Học viện Nông nghiệp Việt Nam) đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời
gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào
tạo, Bộ môn Rau hoa Quả, Khoa Nông Học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể lãnh đạo, cán bộ viên chức trong Viện nghiên
Rau Quả, nhất là ThS. Nguyễn Thị Thu Hương đã giúp đỡ và tạo điều kiện về thời
gian, cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tôi hoàn thành

luận văn.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016.

Học viên

SULASENG BUNVILAYSON

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ............................................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................................. v
Danh mục bảng ................................................................................................................ vi
Danh mục đồ thị .............................................................................................................. vii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1

1.2.

Mục đích và yêu cầu của đề tài ............................................................................. 3


1.2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 3
1.2.2. Yều cầu của đề tài ................................................................................................. 3
1.3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 4

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 5
2.1.

Một số đặc điểm của cây thanh long..................................................................... 5

2.2.

Một số nghiên cứu về giống và chọn tạo giống thanh long .................................. 7

2.2.1. Một số nghiên cứu về giống trên thế giới ............................................................. 7
2.2.2. Một số nghiên cứu về chọn tạo giống ................................................................... 8
2.3.

Một số giống thanh long được trồng phổ biến ở Việt Nam .................................. 9

2.4.

Nghiên cứu khả năng đậu quả một số thanh long trồng tại miền Bắc ................ 11

2.5.

Một số kết quả nghiên cứu về giống thanh long cho năng suất trồng tại
miền Bắc ............................................................................................................. 11


2.6.

Một số đặc điểm thực vật học của cây thanh long .............................................. 12

2.7.

Yêu cầu sinh thái của cây thanh long ................................................................. 15

2.8.

Một số nghiên cứu về dinh dưỡng cho cây thanh long ....................................... 16

2.9.

Một số nghiên cứu phân bón kali đối với cây thanh long trên thế giới và
Việt Nam ............................................................................................................ 17

2.9.1. Những nghiên cứu trên thế giới về phân kali trên cây thanh long ...................... 17
2.9.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam về phân kali trên cây thanh long ...................... 17
2.9.3. Vai trò phân bón kali đối với thanh long ............................................................ 17

iii


Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 21
3.1.

Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 21


3.2.

Nội đung nghiên cứu........................................................................................... 21

3.3.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 22

3.3.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................................. 22
3.3.2. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ....................................................................... 23
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 25
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 26
4.1.

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của 4 giống thanh long tại Gia Lâm Hà Nội ................................................................................................................. 26

4.1.1. Khả năng sinh trưởng, phát triển của lộc mới các giống thanh long
thí nghiệm ........................................................................................................... 26
4.1.2. Khả năng ra hoa, đậu quả của một số giống thanh long thí nghiệm ................... 31
4.1.3. Yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống thanh long thí
nghiệm ................................................................................................................ 32
4.1.4. Một số chỉ tiêu chất lượng quả của một số giống thanh long thí nghiệm ........... 34
4.1.5. Tình hình nhiễm sâu bệnh hại ở một số giống thanh long trồng
Gia Lâm - Hà Nội ............................................................................................... 38
4.2.

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số liều lượng phân kaliclorua đến khả
năng sinh trưởng của giống thang long ruột đỏ TL4 .......................................... 39

4.2.1. Ảnh hưởng của một số liều lượng phân kaliclorua đến khả năng sinh

trưởng lộc của giống thang long ruột đỏ TL4 ..................................................... 40
4.2.2. Ảnh hưởng của một số liều lượng phân kaliclorua đến khả năng ra hoa,
đậu quả và năng suất của giống thang long ruột đỏ TL4 .................................. 43
4.2.3. Ảnh hưởng của một số liều lượng phân kaliclorua đến khả năng ra hoa,
đậu quả và năng suất của giống thanh long ruột TL4 ......................................... 44
4.2.4. Ảnh hưởng của một số liều lượng phân kaliclorua đến khả năng ra hoa,
đậu quả và năng suất của giống thanh long ruột TL4 ......................................... 46
Phần 5. Kết luận và đề nghị ......................................................................................... 52
5.1.

Kết luận ............................................................................................................... 52

5.2.

Đề nghị ................................................................................................................ 52

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 53
Phụ lục ............................................................................................................................ 57

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

CT

Công thức


CV%

Hệ số biến động

Đ/C

Đối chứng

LSD0,05

Sự sai khác ở mức nhỏ nhất 0,05

N, P, K

Đạm, Lân, Kali

TL4

Thanh long 4

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Phân loại một số cây lấy quả thuộc họ xương rồng ...................................... 6
Bảng 2.2. Lượng phân bón cho một trụ thanh long ruột đỏ trong năm. ....................... 16
Bảng 4.1. Thời điểm xuất hiện lộc ở các giống thanh long thí nghiệm ...................... 26
Bảng 4.2. Động thái tăng chiều dài lộc các giống thanh long thí nghiệm .................... 28
Bảng 4.3. Động thái tăng đường kính lộc các giống thanh long thí nghiệm ................ 29

Bảng 4.4. Thời gian ra hoa, đậu quả của các giống thanh long thí nghiệm ................. 31
Bảng 4.5. Một số yếu tố cấu thành năng suất và năng suất các giống thanh long
thí nghiệm .................................................................................................... 32
Bảng 4.6. Một số đặc điểm đánh giá quả ở các giống thanh long thí nghiệm.............. 35
Bảng 4.7. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng quả các giống thanh long.................... 37
Bảng 4.8. Một số sâu bệnh gây hại ở các giống thanh long thí nghiệm ...................... 38
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của liều lượng phân kali clorua đến số lộc/trụ của giống
thanh long ruột đỏ TL4 ................................................................................ 39
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của liều lượng phân kaliclorua đến chỉ tiêu về chiều dài
lộc của giống thanh long ruột đỏ TL4 .......................................................... 40
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của liều lượng phân kaliclorua đến chỉ tiêu về đường
kính lộc của giống thanh long ruột đỏ TL4.................................................. 42
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của liều lượng phân kaliclorua đến thời gian ra hoa của
giống thanh long ruột đỏ TL4 ...................................................................... 43
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của một số liều lượng phân kaliclorua đến đặc điểm quả
của giống thanh long ruột đỏ TL4................................................................ 45
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của một số liều lượng phân kaliclorua đến yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của giống thanh long ruột TL4 ..................... 46
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của một số liều lượng phân kaliclorua đến một số chỉ tiêu
sinh hóa ở quả thanh long ruột đỏ TL4 ........................................................ 49
Bảng 4.16. Ảnh hưởng của một số liều lượng phân kaliclorua đến tỷ lệ các cấp
quả giống thanh long ruột đỏ TL4 ............................................................. 50
Bảng 4.17. Tính toán lợi nhuận khi bón phân kaliclorua ở các công thức ..................... 51

vi


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 4.1. Năng suất thực thu của các giống thanh long thí nghiệm ............................ 33
Đồ thị 4.2. Chiều dài lộc ở các công thức bón kaliclorua khác nhau............................. 41

Đồ thị 4.3. Tổng số hoa/trụ ở các công thức với liều lượng phân kaliclorua khác
nhau .............................................................................................................. 44
Đồ thị 4.4. Năng suất thực thu của các công thức liều lượng phân kaliclorua .............. 48

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: SULASENG BUNVILAYSON
Tên luận văn:“Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học một số giống thanh long và liều
lượng phân kali đến năng suất chất lượng quả thanh long ruột đỏ TL4 tại Gia Lâm - Hà
Nội”.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 62.60.10.01

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên đặc điểm nông sinh học của 4 giống thanh long trồng tại Gia Lâm - Hà
Nội.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến khả năng ra hoa, đậu quả,
năng suất và chất lượng của giống thanh long TL4.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của 4 giống thanh long
tại Gia Lâm - Hà Nội. Khảo sát đặc điểm của một số giống thanh long trồng ở Gia
Lâm - Hà Nội, theo dõi trên 4 giống: trên vườn thí nghiệm của Viện nghiên cứu Rau
quả. Thí nghiệm theo dõi mỗi giống 10 trụ, bố trí tuần tự không nhắc lại. Mỗi giống
tương ứng với 1 công thức. Đánh giá đặc điểm nông sinh học, chất lượng của các
giống thanh long. Bố trí thí nghiệm theo phương pháp khảo sát không nhắc lại.
- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số liều lượng phân kaliclorua

đến khả năng sinh trưởng, khả năng ra hoa đậu quả, năng suất và chất lượng quả của
giống thanh long ruột đỏ TL4. Thời gian thí nghiệm tháng 7 năm 2015 - tháng 9 năm
2016.
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ trên vườn thanh long trồng
sẵn, gồm 7 công thức, mỗi công thức 6 trụ với 3 lần nhắc lại.
Các chỉ tiêu theo dõi :
Theo dõi thời gian hình thành từng đợt lộc
số đợt lộc xuất hiện trong năm (đợt)
Tổng số lộc xuất hiện/trụ (lộc)
Động thái tăng trưởng chiều dài cành
Thời gian từ xuất hiện lộc đến khi lộc thành thục

i


Thời gian từ khi lộc thành thục đến khi ra hoa
Đánh giá giống chế độ phân bón:
• Thời gian từ bắt đầu xuất hiện nụ đến khi nở hoa
• Thời gian từ nở hoa đến khi thụ hoạch
• Số hoa/ trụ/ đợt (hoa)
• Số đợt hoa/ vụ (đợt)
• Tỷ lệ đậu quả ban đầu (%)
• Số quả trước khi thu hoạch
• Tỷ lệ cấp quả khi thu hoạch trên một công thức
• Khối lượng trung bình quả ở các đợt
Kết quả chính và kết luận
1.Giống thanh long TL4 và LĐ1 có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong
điều kiện Gia Lâm - Hà Nội, đạt năng suất cao19,13 kg/trụ và 18,09 kg/trụ, đồng thời có
chất lượng quả tốt, vượt trội so với hai giống ĐL3 và VP5.
2. Công thức phân bón 660 kg K2O + 500kg N + 80kg P2O5 + 3 tấn phân hữu cơ

vi sinh/ha (tương ứng mức bón 360 kg K2O/ha + nền) cho thanh long TL4 tại Gia Lâm Hà Nội, cho năng suất và chất lượng vượt trội so với các công thức khác.Tỷ lệ đậu quả,
số quả/trụ trước thu hoạch, khối lượng quả, năng suất thực thu cũng như độ brix đều đạt
cao, lần lượt là 75,71%; 70,8 (quả/trụ); 415,0 (g/quả); 27,6 (kg/trụ) và 18,30°Bx.

ii


THESIS ASBTRACT
PhD candidate: SULASENG BUNVILAYSON
Thesis title: Research characteristics of biological agriculture some varieties of dragon and
potassium doses on yield and quality of red flesh dragon fruit TL4 in Gia Lam - Hanoi
Major: Crop Science

Code: 62.60.10.01

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
- Research on agricultural biological characteristics of the 4 varieties grown
Dragon fruit trees in Gia Lam, Hanoi.
- To study the effect of potassium doses to the ability of flowering, fruiting, yield
and quality of the same Dragon fruit trees TL4.
Materials and Methods
- Experiment 1: Study of agricultural biological characteristics of four varieties of
dragon in Gia Lam - Hanoi. Survey characteristics of some varieties grown dragon in Gia
Lam district, track on 4 varieties: experiments on garden vegetables Institute. Laboratory
monitoring each breed 10 office, not arranged sequentially repeated. Each corresponding
to one same formula. Spot evaluate biological agriculture, the quality of these varieties of
dragon. Laboratory layout survey method is not repeated.
- Experiment 2: study the effects of a dose of fertilizer muriate to the growth,
flowering and fruit setting ability, fruit yield and quality of red flesh dragon fruit varieties

TL4. Experimental period July 2015 - September 2016.
The experiment was arranged in randomized complete block on the garden ready to
plant dragon fruit, including 7 recipes, each recipe 6 cylinder with 3 replicates.
The monitoring indicators:
- Time Tracking intermittent forming buds
- Number of buds appear in five (round)
- Total buds appear / head (buds)
- The move stems length growth
- The time from when buds appear buds to mature
- The time from when the buds mature until flowering

iii


Assessment seed fertilizer regime:
- Time from start appearing until the bloom buds
- The time from flowering to harvest
- Number of flowers / head / round (flower)
- The round flowers / services (Batch)
- Percentage of initial fruiting (%)
- The result before harvest
- Percentage of fruit at harvest levels on a formula
- The average volume in the session results
Main findings and conclusions
1. Dragon fruit trees TL4 and LD1 likely to grow, thrive in conditions of Gia Lam Hanoi, high yield 19,13 kg/pillars and 18,09 kg/pillars, and have good fruit quality,
exceeding much better than the two varieties DL3 and VP5.
2. Treatment 660 kg K2O fertilizer + 500kgN fertilizer + 80kg P2O5fertilizer+ 3 tons
of organic micro / ha (360 kg respectively at K2O fertilizer / ha + background) for Dragon
fruit trees TL4 in Gia Lam - Hanoi for productivity and superior quality compared to the
other Treatment.Percentage fruiting, the fruit/pillars before harvest, fruit volume, revenue

and yield are reaching high brix, 75.71% respectively; 70.8 (fruit/pillars); 415.0 (g/fruit);
27.6 (kg / pillars) and 18.30°Bx.

iv


PHẦN 1. MỞ DẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây thanh long (Hylocereus undatus Haw) thuộc họ Xương rồng
(Cactaceae) có nguồn gốc ở khu vực Trung và Bắc Mỹ. Theo nhiều tài liệu
cây thanh long được người Pháp nhập vào Việt Nam cách đây khoảng một
trăm năm, ban đầu cây thanh long chỉ được trồng với số lượng ít để phục vụ
cho vua chúa và sau đó là cho các gia đình quý tộc và để thờ cúng ở các đền
chùa (Trương Thị Đẹp, 2000; Vũ Công Hậu,1996). Thanh long thực sự được
trồng rộng rãi và phát triển thành hàng hoá từ năm 1989 - 1990 trở lại đây, từ khi
quả thanh long được xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản, Hồng Kông, Trung
Quốc, Singapore và Châu Âu.
Cây thanh long là một trong những cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế
cao ở những nơi không chủ động nước của các tỉnh phía nam và phù hợp với
phương thức canh tác kinh tế hộ gia đình như hiện nay. Cây thanh long sau trồng
một năm đã bắt đầu cho quả, thời gian cho quả kéo dài từ 6 - 7 tháng trong năm
và chia ra thành nhiều đợt quả, hạn chế hiện tượng quả bị ế đọng trong mùa vụ.
Quả thanh long có giá trị dinh dưỡng rất cao và khác hẳn với thành phần dinh
dưỡng của các loại qủa khác. Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g thịt quả
thanh long ruột trắng là tổng hàm lượng chất rắn hoà tan: 13%; đường khử: 6,1g;
đường tổng số: 11,5g; acid hữu cơ: 0,13g; protein: 0,53g; K20: 212,2mg; P205:
8,7mg; Ca: 134,5mg; Mg: 60,4mg; VitaminC: 9,4mg và chất xơ là 0,71g
(Nguyễn Văn Kế, 1998).
Ngoài tác dụng ăn tươi, quả thanh long còn có giá trị cao trong y học như
thịt quả thanh long có tác dụng chữa bệnh thiếu máu, huyết áp cao và xuất huyết

não. Thịt quả thanh long ruột vàng có chứa hàm lượng chất captin cao, người ta
chiết xuất để làm thuốc trợ tim. Hoa thanh long đem sắc lấy nước uống chữa
bệnh ho. Vỏ quả đợc chiết xuất lấy màu đỏ tự nhiên dùng trong chế biến công
nghiệp thực phẩm (Nguyễn Kim Vũ và cs., 2001). Thân cành thanh long chữa
bệnh thần kinh toạ và có thể là nguồn thức ăn cho gia súc ở những nơi khô hạn,
cỏ không thể mọc được. Quả thanh long ăn vị ngọt mát, nên rất hấp dẫn thị
hiếu người Việt Nam cũng như người nước ngoài. Ngoài việc dùng để ăn tuơi,

1


thịt quả còn sử dụng để chế biến. Ở Malaysia, thịt quả dùng trộn salad, làm sirô,
rượu, nước quả, mứt. Hoa thanh long để nấu súp, ướp chè.
Thanh long là một loại cây rất dễ trồng, có thể sinh trưởng, phát triển
trên mọi loại đất nhưng để góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm,
ngoài việc mở rộng diện tích thì vấn đề tăng cường về giống, biện pháp kĩ
thuật là vô cùng quan trọng.
Giống thanh long ruột đỏ được Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Đài Loan
tạo ra bằng phương pháp lai hữu tính, giữa giống thanh long ruột trắng 1 và một
giống thanh long của Mêhicô. Kể từ khi giống này được ra đời đã thay thế dần
giống thanh long ruột trắng và hiện tại ở Đài Loan giống thanh long ruột trắng
còn trồng không đáng kể. Giống thanh long ruột đỏ được một số chuyên gia nông
nghiệp Đài Loan đưa sang trồng ở đảo Hải Nam - Trung Quốc từ năm 1996 1997 và giống này đang được phát triển rất tốt ở một số trang trại liên doanh giữa
Trung Quốc - Đài Loan tại đảo Hải Nam. Đặc điểm của giống này là cho quả có
hình thức cũng như chất lượng hơn hẳn quả thanh long ruột trắng. Quả khi thu
hoạch có khối lượng từ 300 - 400g, vỏ màu đỏ và thịt quả màu đỏ thẫm. Thịt quả
ăn ngọt trung bình đạt 18 - 20% tổng chất rắn hoà tan, không có vị ngái. Nhờ thịt
quả có màu đỏ thẫm tự nhiên, những quả không có khả năng bán để ăn tươi có
thể sử dụng làm nguyên liệu chế biến rượu vang để cho ra loại rượu có màu rất
hấp dẫn. Hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g thịt quả thanh long ruột đỏ thuỷ

phần: 82,5 - 83g; chất béo: 0,21 - 0,61g; Protein: 0,159 - 0.229g; chất xơ: 0,7 0,65 mg; Vitamin C: 8 - 9 mg; Vitamin B1: 0,028 - 0,043 mg; Vitamin B2: 0,043
- 0,045 mg; Vitamin B3: 0,297- 0,43 mg; tro: 0,28 g và chất khác là 0,54 - 0,68 g
(Lâm Minh Bồng,1999).
Năm 2001, giống thanh long ruột đỏ lần đầu tiên được Viện nghiên cứu
Rau quả đem về trồng thử nghiệm tại Viện và một số vùng miền Bắc Việt Nam
như Hà Tây, Hưng Yên, Nghệ An...Tính đến năm 2015 diện tích trồng thanh
long tại Việt Nam đã gần 30.000 ha với sản lượng đạt 580.000 tấn. Mặc dù, thanh
long ruột đỏ chỉ chiếm khoảng 20% về diện tích nhưng đã đem lại hiệu quả kinh
tế cao hơn nhiều so với thanh long ruột trắng vì các giống thanh long ruột đỏ có
những ưu thế cho năng suất và chất lượng cao hơn. Vì vậy việc sản xuất thử để
đánh giá giống và khẳng định tính thích ứng tại một số điều kiện sinh thái một số
tỉnh phía Bắc cần những dẫn chứng khoa học cụ thể.

2


Bên cạnh đó, việc chăm sóc và bón phân cho thanh long trong những
năm qua của người dân còn mang tính tự phát, như bón nhiền phân hóa học
không cân đối giữa đạm, lân và kali… dẫn đến năng suất và phẩm chất trái
thanh long chưa đạt kết quả cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân
gây tích lũy nitrate vượt quá tiêu chẩn cho phép. Bên cạnh đó Kali là nguyên
tố có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự sinh trưởng của cây. Kali có vai trò ổn
định cấu trúc keo trong huyết tương và không bào của tế bào, giúp tăng cường
quá trình Hydrat hóa các cấu trúc huyết tương nâng cao khả năng phân tán
nhờ đó mà cây giữ được nước tăng khả năng chống chịu hạn. Ngoài ra kali
giúp cây tăng cường khả năng tổng hợp vitamin giúp cây tăng cường sức đề
kháng chống chịu với nhiều tác nhân gây bệnh. Như vậy kali có nhiều chức
năng sinh lý quan trọng thông qua tính chất hóa lý của tế bào đóng vai trò
quan trọng tới quá trình hô hấp, quang hợp, vận chuyển sản phẩm quang hợp,
trao đổi đạm và tổng hợp lipit cho cây.

Do đó, việc xác định liều lượng bón phân kali thích hợp một trong những
yếu tố cần thiết cho cây thanh long trên mỗi vùng đất cụ thể.Trên cơ sở những
yêu cầu trên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học một số giống thanh
long và liều lượng phân kali đến năng suất và chất lượng quả thanh long ruột
đỏ TL4 tại Gia Lâm - Hà Nội”đã được thực hiện.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của 4 giống thanh long trồng tại Gia
Lâm - Hà Nội nhằm xác định giống trồng phù hợp.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân kali đến khả năng ra hoa,
đậu quả, năng suất và chất lượng của giống thanh long TL4.
1.2.2. Yều cầu của đề tài
- Đánh giá bốn giống thanh long trồng trong điều kiện Gia Lâm - Hà Nội
về khả năng phát triển các đợt lộc, ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng quả.
- Đánh giá được ảnh hưởng của một số liều lượng phân kali đến khả năng
ra hoa, đậu quả, năng suất và chất lượng của giống thanh long TL4 tại Gia Lâm Hà Nội.

3


1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Những kết quả của đề tài sẽ góp phần xây dựng bổ sung các biện pháp kỹ
thuật tác động lên cây thanh long ruột đỏ để tăng năng suất cũng như hiệu quả
của loại cây trồng này trong điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng như Gia Lâm
- Hà Nội.
Đề tài đã xác định được 2 giống thanh long mới là TL4 và LĐ1 có năng
suất cao, chất lượng tốt, thích hợp cho vùng Gia Lâm - Hà Nội.

4



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY THANH LONG
Cây thanh long có tên khoa học là Hylocereus undatus (Haw) Britt and
Rose (Phạm Hoàng Hộ, 1968,1970; Vũ Văn Chuyên,1977; Võ Văn Chi và
Dương Đức Tiến,1978). Cây thanh long ngoài tên tiếng Anh phổ thông là
Dragon fruit còn có tên như Pitahaya, strawberry Bear(Phạm Hoàng Hộ, 1970;
Barbeau 1990; Nerd etal.,1994). Thanh long thuộc họ cactaceae (xương rồng)
Bộ Cactales lớp Dicotyledonac (song tử diệp),ngành Angiospermae (Hột kín).
Họ xương rồng có từ 50 đến 200 giống và hơn 2000 loài (Mascre and
Deysson, 1967; Phạm Hoàng Hộ, 1968; Vũ Văn Chuyên, 1977; Trương Thị
Đẹp, 2000; Phan Kim Hồng Phúc, 2002).
Theo Võ Hữu Thoại và Nguyễn Minh Châu dẫn theo Phan Kim Hồng
Phúc (2002) cho thấy: Họ xương rồng gồm có 220 giống và trên 1.500 loài,
Phân bố từ vĩ tuyến 360 Bắc đến 450 nam; chủ yếu là các vùng nóng và khô
của Châu Mỹ như Vùng sa mạc Mêhicô. Các cây thuộc họ Cactaceac có lá
giảm và có thể không có lá ở cây trưởng thành hoặc chỉ tồn tại dạng vẩy thậm
chí lá biến đổi thành gai (Trương Thị Đẹp, 2000; Morton,1987). Một số loài ở
vùng nhiệt đới Châu Phi, Madagasaca (Trương Thị Đẹp, 2000). Có khoảng 20
loài trong họ xương rồng, được trồng lấy quả và có một số chi quan trọng như
loài Opuntia, Stenocereus, cereus, selenicereus.Trong loài Opuntia ficus Indica (L.) có giống Stenocereus được trồng trong vùng Bắc khô hạn ở Miền
Trung và Miền Nam - Mêhicô. Loài Cereus perucianus (L) millere được biết
đến như cây cảnh trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, gần đây được trồng ở
Israel và Miền Nam - California để lấy quả (Nerd et al.,1994). Theo Mazrahi
(1996), loài Selenicereus được trồng với diện tích lớn ở Colombia và
Hylocereus undatus trồng ở Việt Nam với quy mô lớn.
Theo Võ Hữu Thoại (1999), cho rằng một số cây lấy quả thuộc họ xương
rồng như sau:

5



Bảng 2.1. Phân loại một số cây lấy quả thuộc họ xương rồng
Chi/Loài

Đặc tính thực vật

Đặc điểm quả

Tuna, prickly or
cactus pear

Thân phẳng có
nhiều đoạn khúc
khửyu, dạng bụi

Qủa nặng 100 -200g,
hình bầu dục. Màu sắc
vỏvà thịt quả thay đổi
rất khác nhau từ xanh,
vàng đến đỏ. Vỏ quả có
nhiều lông

Tuna, prickly or
cactus pear

Thân phẳng có
nhiều đọan khúc
khửyu, dạng bụi.
Thân có nhiều gai


Quả nặng 100 - 200g,
hình bầu dục. Màu sắc
vỏ và thịt quả thay đổi
rất khác nhau từ xanh,
vàng đến đỏ.Vỏ quả có
nhiều lông

Pitaya de Mayo

Thân thẳng đứng
mọc bụi hoặc dạng
cây nhỏ

S.queretaroensis
(Weber) Busbaum

Pitaya de
Quertaro

Thân thẳng đứng
mọc bụi hoặc dạng
cây nhỏ

Quả hình cầu trọng
lượng 100 - 200g, vỏ có
nhiều gai, thịt quả màu
trắng, vàng, đỏ tía đến
đỏ thẫm.


S.stellatus (Pfeiffier)
Riccobobo

Pitaya de
Augusto

Thân thẳng đứng
mọc bụi hoặc dạng
cây nhỏ

Quả hình cầu trọng
lượng 100 - 200g, vỏ có
nhiều gai, thịt quả màu
đỏ.

Thân thẳng đứng
mọc bụi hoặc dạng
cây nhỏ

Quả bầu dục nặng 200300g. Vỏ mỏng, màu
vàng, tím đến màu đỏ.
Thịt màu trắng.

1. Opuntia
O.ficus-indica (L)
Miller

O.amylaea Tenore

2. Stenocereus

S.griseus (Howarth)
Buxbaum

3. Ceureus
C.Peruvianus (L)
Miller
4. Hylocereus
H.costaricensis
(Weber) Britton &
Rose
H.polyhizus (Weber)
Britton & Rose

Tên thường gọi

Pitaya, apple
cactus

Pitaya, apple
cactus

Pitaya, Pitahaya

Thân mảnh, hình
tam giác, dạng bò

Thân mảnh, hình
tam giác, dạng bò

6


Quả hình cầu trọng
lượng 100 - 200g, vỏ có
nhiều gai, thịt quả màu
vàng đến đỏ.

Quả hình cầu, 300 600g, vỏ màu đỏ sẫm có
nhiều vẩy lớn, thịt quả
màu đỏ tím.
Quả hình cầu, 300 600g, vỏ màu đỏ sẫm có
nhiều vẩy lớn, thịt quả
màu đỏ.


H.undatus
(Haworth) Britton &
Rose

Pitaya (Pitahaya)
roja, red pitaya

Thân mảnh, hình
tam giác, dạng bò

Quả hình cầu nặng 300 600g, vỏ màu đỏ sẫm có
nhiều vẩy lớn, thịt quả
màu trắng.

2.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ GIỐNG VÀ CHỌN TẠO GIỐNG
THANH LONG

2.2.1. Một số nghiên cứu về giống trên thế giới
Ở Australia có 3 giống chính đó là giống vỏ đỏ ruột trắng, giống vỏ đỏ
ruột đỏ và giống vỏ vàng ruột trắng (Fletcher, 1997).
Giống vỏ đỏ ruột trắng (Hyloscerus undatus Britt and Rose) có nguồn gốc
từ rừng nhiệt đới ẩm của miền Trung và miền Bắc Nam Mỹ. Trước đây, cây
thanh long được coi là loài hoang dại, sử dụng như cây cảnh vì có nhiều hoa và
kích thước lớn, có mùi thơm và nở hoa vào ban đêm. Hiện nay giống này rất
được ưa chuộng trên toàn thế giới đặc biết ở Israel, Việt Nam, Australia…Bởi vì,
quả thanh long ăn hấp dẫn, có mùi vị khác biệt so với các loại quả khác. Giống
này có thân hình tạm giác, ít gai thương cho quả rất to, nặng khoảng 1 kg thậm
chí còn cao hơn. Vỏ quả có màu đỏ sáng rất đẹp, thịt quả màu trắng đục có nhiều
hạt nhỏ màu đen. Thời gian từ khi nở hoa đến thụ hoạch khoảng 30 ngày.
Giống vỏ đỏ ruột đỏ (Hyloscerus polyrhzus): giống này có thân 3 - 4 cánh
dẹp, nhiều gai, quả nhỏ hơn giống vỏ đỏ ruột trắng thường dưới 1 kg. Vỏ màu đỏ
thẫm, thịt quả màu đỏ thẫm và nhiều hạt nhỏ mùa đen.
Giống vỏ vàng ruột trắng (Selenicereus megalanthus): thân cây gầy hơn
thân cây có hai giống trên, có nhiều gai, nhưng gai to và ngắn. Quả nhỏ thường
chỉ 200 - 300 g/quả, vỏ quả màu vàng có nhiều gai. Thịt quả màu trắng trong, rất
nhiều hạt màu đen. Quả có chứa hàm lượng đường rất cao (Fletcher,1997;
Morton, 1987).
Theo Taiz and Zeiger (2002) thanh long được trồng với các loại khác
nhau, thanh long vàng, thanh long vỏ vàng và thịt trắng, được trồng với diện tích
giới hạn tại Colombia, quả được xuất khẩu sang Châu Âu và Canada; giống vỏ
đỏ ruột trắng được trồng phổ biến ở Châu Á, đặc biệt Việt Nam có thị trường lớn
ở Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ. Giống có vỏ đỏ ruột đỏ được trồng phổ biến ở
Nicaragua và Guatemalan có thị trường lớn ở Châu Âu và Châu Mỹ.
Theo Mizrahi et al. (1996), thanh long được trồng thường phẩm với các
loại khác nhau, thanh long ruột trắng (Hyloscerus undatus) và thanh long ruột đỏ

7



hay tím (Hyloscerus costaricensis) được trồng ở Nicaragua và Guatemalan, thanh
long ruột đỏ (Hyloscerus polyrhizus) được trồng ở Israel; giống thanh long ruột
vàng (Hyloscerus undatus) được trồng ở Mexico và Châu Mỹ Latin; giống thanh
long ruột vàng (selenicereus magalani) nguồn gốc Trung và Nam Mỹ, được
trồng với diện tích giới hạn tại Colombia, quả được xuất khẩu sang Châu Âu và
Canada.Theo báo cáo của hiệp Hội thanh long Malaysia, cây thanh long được
trồng tại Malaysia từ năm 1999, trong những năm đầu tổng diện tích thanh long
200 ha, trong đến cuối năm 2006 là 1.000 ha, kết thúc năm 2007 đã là 2.000 ha,
trong đó Bang Johor có diện tích lớn nhất chiếm khoảng 30%.Trong tổng số
2.000 ha có 80% diện tích được trồng bằng giống thanh long ruột đỏ của Đài
Loan và thanh long ruột trắng của Việt Nam và một ít thanh long vỏ vàng ruột
trắng. Qua đó cho thấy trong thời gian qua thanh long của Malaysia phát triển
cũng khá mạnh.
2.2.2. Một số nghiên cứu về chọn tạo giống
Theo Weiss (1994), trong cùng một loài Hylocerus spp., loài Hylocerusun
datus tự thụ phấn kém nhưng thụ phấn chéo với các loài khác đạt tỷ lệ đậu quả
cao.Và ông ghi nhận rằng, bao phấn ở thanh long thành thục trước khi hoa nở và
nhụy nhận hạt phấn ngay đó. Theo Nguyễn Minh Trí và cs.(2002) Thanh long
ruột đỏ được thụ phấn bổ sung với nguồn phấn hoa từ các giống /dòng thanh long
Chợ Gạo và Bình Thuận đều tăng năng suất, phẩm chất quả thanh long. Đặc biết,
khối lượng quả trên 350 g/quả đã tăng lên đáng kế, tăng độ dầy vỏ quả, màu sắc
vỏ quả đồng đều hơn giống ruột đỏ để thụ phấn tự nhiên và ruột đỏ được thụ
phấn với ruột đỏ.
Trần Thị Oanh Yến và cs.(2002), bước đầu đánh giá các con lai của hai
tổng hợp lai thuận nghịch thanh long Bình Thuận và thanh long ruột đỏ, thu được
188 con lai trong đó có 18 con lai có đặc tính tốt: cây sinh trưởng khỏe, khối
lượng quả lớn, vỏ quả bóng đẹp và không mẫn cảm với các bệnh nguy hiểm.
Những con lai đó là: TLL1 - 5, TLL1-11,TLL1-28, TLL1-35, TLL1-50, TLL160, TLL1-80, TLL1- 86 thuộc tổ hợp lai thanh long ruột đỏ với thanh long Bình

Thuận và TLL2-12, TLL2-22, TLL2-39, TLL2-66, TLL2-76, TLL2-80, TLL293, TLL2-95 thuộc tổ hợp lai thanh long Bình Thuận với thanh long ruột đỏ,
(Trần Thị Oanh Yến và cs., 2002).

8


Quá trình khảo nghiệm của giống của Trần Thị Oanh Yến và cs.(2002),
cho kết quả là hai dòng thanh long Bình Thuần và Chợ Gạo cho năng suất cao
hơn hai giống thanh long vỏ vàng ruột trắng và giống thanh long ruột đỏ ở điều
kiến thụ phấn tự nhiên (Trần Thị Oanh Yến và cs., 2002).
2.3. MỘT SỐ GIỐNG THANH LONG ĐƯỢC TRỒNG PHỔ BIẾN Ở
VIỆT NAM
Ở Việt Nam, cây thanh long được trồng từ lâu với hai nhóm giống chủ yếu
là giống vỏ đỏ ruột trắng và giống vỏ đỏ ruột đỏ.
Nhóm vỏ đỏ ruột trắng có khả năng ra hoa tự nhiên trung bình, phản
ứng mạnh với ánh sáng ngày dài cây sinh trưởng mạnh, cành mập và dài.
Tiềm năng năng suất cao. Thời gian ra hoa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8
hàng năm, ít đợt quả số lượng hoa/trụ thấp.Thời gian từ khi nở hoa đến khi thu
hoạch 30 - 34 ngày.
Thịt quả khi chín màu trắng, vị ngọt chua. Giống thanh long vỏ đỏ ruột
trắng được trồng nhiều ở các tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang. Trong
đó, trồng nhiều hơn tại các tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang. Cây thanh long vỏ đỏ
ruột trắng trồng tại các tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang có đặc điểm đặc
trưng của mỗi vùng trồng. Tuy nhiên, chưa có các công trình nghiên cứu nào
được công bố về sự khác biệt của giống thanh long đang trồng tại các vùng trồng
thanh long tập trung trên.
Nhóm vỏ đỏ ruột đỏ có khả năng ra hoa tự nhiên mạnh, cây sinh trưởng
khá, cành mảnh và ngắn. Tiềm năng năng suất trung bình đến cao tùy thuộc vào
giống. Thời gian ra hoa kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm. Hoa ra thành
nhiều đợt, số lượng hoa/trụ lớn. Thời gian từ khi nở hoa đến thu hoạch ngắn hơn

nhóm vỏ đỏ ruột trắng, từ 25-32 ngày. Thịt quả chín màu đỏ tươi đến đỏ thẩm, vị
ngọt đậm. Đó là các dòng thanh long ruột đỏ Đài Loan trong đó có giống TL4
một số giống dòng du nhập từ Malaysia, một số giống được lai tạo trong nước
như giống Long Đinh 1, giống Long Đinh 5 do Viện Cây ăn quả miền Nam lai
tạo,.... Nhóm giống hiện này được trồng phổ biến ở các tỉnh phía Bắc cho hiệu
quả kính tế cao (Nguyễn Thị Thu Hương và Ngô Xuân Phong, 2015).
Giống TL4: Viện Nghiên cứu Rau quả, được công nhận giống sản xuất
thử năm 2012. Được trồng khảo nghiệm ở các vùng sinh thái một số tỉnh phía

9


Bắc, giống này có thân cành lộc mới xuất hiện có màu thẫm, thân cành màu xanh
đậm, cánh trung bình, chiều dài đốt thân ngắn, mép cành lồi trung bình, hoa đỉnh
nụ hoa tròn, mép các lá bắc có màu đỏ, hoa có màu vàng nhạt, nhụy cao hơn nhị,
quả màu đỏ sáng, lá bắc ở phần giữa quả màu đỏ hơi xanh, cứng trung bình thịt
quả màu đỏ tím, cứng trung bình hạt to, khối lượng quả trung bình 395 g/quả
giống này chỉ xuất hiện 3 đợt lộc trong năm và thời điểm xuất hiện lộc tháng 9
đến tháng 11, thời gian từ khi xuất hiện nụ và nở hoa từ 21 đến 27 ngày và thời
gian nở hoa đến thu hoạch từ 28 đến 32 ngày.
Giống Long Định 1:Viện cây ăn quả miền Nam, được công nhận giống
chính thức năm 2010. Trồng khảo nghiệm ở vùng sinh thái một số tỉnh phía
Bắc.Thân cành lộc mới có màu đỏ thẫm, cánh to, đốt gai trung bình, chiều dài đốt
thân trung bình. Mép cành lồi có màu nâu, hoa nụ tròn, mép các bắc có màu đỏ,
hoa màu vàng nhạt nhụy cao hơn nhị. Vỏ quả màu đỏ sáng, khối lượng quả trung
bình là 350 g/quả, lá bắc ở phần giữa quả màu đỏ hơn xanh, cứng trung bình, thịt
quả màu đỏ tươi, mềm, hạt to. Giống này có xuất hiện 4 đợt lộc trong năm và lộc
xuất hiện vào tháng 11 hàng năm.Thời gian từ khi xuất hiện nụ và nở hoa từ 21
đến 27 ngày và thời gian nở hoa đến thu hoạch từ 28 đến 32 ngày.
Giống VP5: Lấy mẫu giống tuyển chọn trong các mẫu giống được Viện

Nghiên cứu Rau quả thu thập ở Vĩnh Phúc năm 2009. Trồng khảo ở các vùng
sinh thái một số tỉnh phía Bắc, thân cành lộc mới có màu đỏ, thân màu xanh
đậm, cánh to dầy, đốt gai trung bình, chiều dài đốt thân trung bình, mép thẳng
gai lồi ít gai, hoa đỉnh hoa nhọn, mép lá bắc có màu đỏ hoa màu vàng nhạt, vỏ
quả màu đỏ nhạt, lá bắc ở phần giữa quả hơi xanh, cứng trung bình, thịt quả
màu đỏ tím, hạt to. Khối lượng quả trung bình 347,8g; giống này chỉ xuất hiện
3 đợt lộc chính trong năm và thời điểm xuất hiện lộc tháng 10 đến tháng 4.Thời
gian từ khi xuất hiện nụ và nở hoa dao động từ 22 đến 27 ngày và thời gian nở
hoa đến thu hoạch quả dao động từ 30 đến 32 ngày (Nguyễn Thị Thu Hương và
Ngô Xuân Phong, 2015).
Giống TL5 lấy mẫu giống tuyển chọn trong các mẫu giống được Viện
Nghiên cứu Rau quả thu thập ở Malaysia: thân cành lộc mới có màu xanh, thân
màu xanh đậm, cánh to dầy, đốt gai trung bình, chiều dài đốt thân trung bình và
mép cành từ thẳng đến hơi lồi. Hoa đỉnh nụ hoa nhọn, mép các lá bắc có màu
tím. Hoa vàng nhạt, nhụy cao hơn nhị.Vỏ quả màu đỏ, lá bắc ở phần giữa quả

10


màu đỏ, cứng trung bình, quả dài và thịt quả màu đỏ tím. Khối lượng quả trung
bình 470,7g; giống thanh long ruột đỏ TL5 chỉ xuất hiện 3 đợt lộc trong năm, có
thời gian ra hoa sớm nhất và có nhiều đợt hoa nhất 12 đợt trong năm (Nguyễn
Quốc Hùng và cs., 2015).
2.4. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ĐẬU QUẢ MỘT SỐ THANH LONG
TRỒNG TẠI MIỀN BẮC
Cây thanh long có khả năng xuất hiện rất nhiều hoa và xuất thành nhiều
đợt khác nhau, các đợt hoa cứ liên tục gối nhau. Ở các điểm trồng, các giống
thanh long ruột đỏ có khả năng ra hoa nhiều đợt (8-12 đợt), kéo dài từ tháng 5
đến tháng 10 hàng năm. Về đặc tính khả năng ra hoa đậu quả đối với giống
thanh long ruột đỏ ưu thế hơn so với các loại cây ăn quả khác chỉ ra hoa tự

nhiên 1 đợt trong năm là không xảy ra hiện tượng mất mùa và sản phẩm quả có
thể phân bố đều trong một số tháng.
Trong các giống thanh long trồng, giống thanh long ruột đỏ TL5 ra nhiều
đợt hoa nhất 12 đợt, so với các giống còn lại chỉ ra 7 - 8 đợt trong năm. Trong
điều kiện thí nghiệm, khi nụ hoa phát triển ổn định. Trên mỗi cành thanh long
tỉa để lại 1-2 nụ hoa. Đánh giá khả năng đậu quả của các giống cho thấy, nhìn
chung các giống thanh long trồng tại điểm đều cho tỷ lệ đâu quả trung bình khá
cao trên 50% đối với QN1 đến 77,56% ở giống VP2 trồng tại Quảng Ninh. Tại
Vĩnh Phúc, giống có tỷ lệ đậu quả trung bình ở các đợt hoa đạt trên 70% là
giống TL4 và TL5; giống QN1 cho tỷ lệ quả trung bình ở các đợt hoa đạt
65,52%. Tai Sơn La, giống QN1 cho tỷ lệ quả thấp nhất đạt 67,73% và đạt cao
nhất 73,87% ở giống TL5 (Nguyễn Quốc Hùng và cs., 2015).
2.5. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ GIỐNG THANH LONG CHO
NĂNG SUẤT TRỒNG TẠI MIỀN BẮC
Các giống thanh long trồng tại các điểm đều cho tỷ lệ đậu quả khá cao,
sau khi quả ổn định chúng ta tỉa quả. Trên mỗi cành mang quả, tỉa để lại 1-2 quả,
số quả để lại sẽ tương đối ổn định cho đến khi thu hoạch. Tại điểm Quảng Ninh
đối với giống TL5 số lượng quả đạt thấp nhất đạt 32,10 quả/trụ nhưng năng suất
lại đạt cao nhất 15,09 kg/trụ. Tại Vĩnh Phúc số lượng quả trên trụ ở giống LĐ1
và giống TL5 tương đương nhau và thấp hơn số quả trên trụ ở giống TL4 nhưng
năng suất trên trụ ở giống TL4 và TL5 tương đương nhau và cao hơn so với

11


giống LĐ1. Số quả/trụ ở 2 giống TL4 và TL5 đều tương tự nhau và đạt thấp hơn
ở giống LĐ1 trồng tại Sơn La nhưng năng suất đạt được của 2 giống này cao hơn
đạt trên 13 kg/trụ trong giống LĐ1 chỉ đạt 12,75 kg/trụ (Nguyễn Quốc Hùng và
cs., 2015).
Một số tác giả cho rằng ở Việt Nam có ba giống: dạng quả tròn, dạng

quả dài, dạng quả nhỏ. Thực tế, trên cùng một cây có 3 dạng quả trên cùng một
cành, trên cùng một cây. Dạng quả tùy thuộc vào điều kiện sinh thái, nhất là
ánh sáng và chế độ chăm sóc (Nguyễn Văn Kế, 1998). Thanh long trồng ở nước
Việt Nam chưa phong phú về giống và chủng loại giống. Giống thanh long
trồng phổ biến hiện này là thanh long ruột trắng (Hyloscerus undatus) với hai
giống/dòng là thanh long Bình thuận và Thanh long Chợ Gạo (Nguyễn Hữu
Hoàng, 2006).
Năm 1995, Viện Nghiên cây ăn quả miền Nam đã nhập hai giống thanh
long ruột đỏ và thanh long ruột vàng từ Colombia và 6 giống thanh long từ Đài
Loan (Trần Thị Oanh Yến và cs., 2006). Năm 2004, giống thanh long ruột đỏ
Long Định 1 với nhiều ưu điểm được trồng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền
Nam lai tạo thành công và trồng thử nghiệm tại Tiền Giang, Long An và Bình
Thuận; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận tạm thời, cho phép
đưa vào sản xuất tại các tỉnh phía Nam vào tháng 12 năm 2005 (Trần Thị Oanh
Yến và cs.,2006).
2.6. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA CÂY THANH LONG
* Rễ cây
Thanh long có hai loại rễ, đó là rễ đại sinh và rễ khi sinh. Rễ địa sinh phát
triển từ phần lõi ở gốc hom. Sau khi đạt hom từ 10-20 ngày, từ gốc hom đó xuất
hiện các rễ tơ màu vàng nhạt. Số lượng và kích thước rễ tăng dần theo tuổi cây.
Những rễ lớn nhất đạt đường kính từ 1-2 cm. Rễ địa sinh có nhiệm vụ bám vào
đất và hút các chất dinh dưỡng nuôi cây. Rễ này phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt,
khoảng 30 cm trở lên. Rễ khí sinh mọc dọc theo thân cây leo lên. Phần rễ trên
không bám vào chỗ hổng, chỗ trống của choái để giúp cây leo lên đỉnh choái và
cũng làm một phần nhiệm vụ hút dinh dưỡng để nuôi cây.Vì vậy, Việc phun phân
bón lên thân cây, cây không chỉ hấp thụ chất dinh dưỡng qua lỗ khí khổng mà hút
bởi các lông hút ở rễ khí sinh. Những rễ khí sính nằm gầm đất sẽ đi dần xuống

12



đất. khả năng ra rễ của thanh long rất cao, do một yếu tố nào đó mà đoạn gốc (cả
nhu mô và lõi) bị mất đi mà đoạn phía trên vẫn ra rễ và hút chất dinh dưỡng tiếp
tục nuôi cây (Morton, 1987).

* Thân, cành
Thanh long là loại cây leo nửa phụ sinh - lúc đầu mọc rễ dưới đất đó tạo ra
nhiều rễ bất định bám lên một vật nương tựa nào đó như bờ tường, trụ, thân cây
khác (Trương Thị Đẹp, 2000).
Thân, cành thanh long ưa nắng, thân mập thường có 3 cánh đẹp hiếm khi có
4 cánh, màu xanh lục (Nguyễn Văn Kế,1998). Ở một số chi khác, thân có 3-5 cánh
thắt khúc từng đoạn là điểm giới hạn của những đớt sinh trưởng. Thân bò rất dài
thậm chí tới 5-7 m, đường kính 3-7 cm.Thân không có lá, lá đã bị tiêu giảm
(Nguyễn Văn Kế, 1998; Fletcher, 1997; Morton, 1987). Theo Trương Thị Đẹp
(2000), chiều dài trung bình của cành thanh long ở cây 3-5 tuổi là 1,0 đến 1,1 m.
Trên mỗi cành có nhiều thùy, tại thùy có nhiều lông mịn, ngắn và có 2-5
gai nhỏ dài 2-4 mm (Barbeau, 1990;Trương Thị Đẹp, 1999). Các thùy xuất hiện
đều trên 3 cánh của thân xếp dọc theo một đường xoắn ốc. Thùy là vị trí bị tiêu
giảm được gọi là mắt và cũng là nơi nụ hoa xuất hiện. Bìa mỗi cánh có viền màu
vàng nâu nối liền các mắt với nhau. Tiết diện ngang cho thấy có hai phần: bên
ngoài là nhu mô chứa diệp lục, ở bên trong là lõi cứng hình trụ.
* Hoa
Thanh long có duy nhất một loại hoa đó là hoa lưỡng tính rất to, chiều dài
khoảng 25-35 cm (Trương Thị Đẹp, 2000; Morton,1987), chiều rộng 22,5 cm
(Morton, 1987). Hoa màu vàng sáng, mọc đơn độc trên thân cây, nhiều lá dài và
cánh hoa dính nhau thành ống, nhiều chỉ nhị và vòi nhụy. các lá đài hình vẩy dài,
màu xanh xếp xoắn ốc. Các cánh hoa màu trắng ngà, mỏng manh xếp nối tiếp lá
đài. Các chỉ nhị xếp xoắn ốc trên ống bao hoa. Ở bầu noãn hạ, Vòi nhụy dài hơn
chỉ nhị, vòi nhụy dài khoảng 18-24 cm, đường kính 5- 8 cm.Tận cùng là nuốm
nhụy, chia làm nhiều nhánh.

Hoa nở vào ban đêm, thường nở tập trung từ 20-23 giờ. Hoa nở đồng
loạt trong vườn và sáng hôm sau thì hoa héo dần. Số đợt hoa xuất hiện trong
năm tùy thuộc vào từng giống, từng vùng. Theo tác giả Nguyễn Văn Kế (1998),
hàng năm có khoảng 4-6 đợt đối với giống thanh long ruột trắng trồng tại miền

13


×