Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THOÁT NGHÈO VÀ TÁI NGHÈO CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH THÁI NGUYÊN.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.92 KB, 17 trang )

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THOÁT NGHÈO VÀ TÁI
NGHÈO CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH THÁI
NGUYÊN.
Tổng quan
Thực tiễn diễn ra trên thế giới: Theo kết quả nghiên cứu của Benedito Cunguara và Kei Kajisa
tại tỉnh Zambezia và Sofala của Mô – zăm –bích, năm 2002 và 2005, các yếu tố: hộ có nguồn thu
nhập phi nông nghiệp; chủ hộ có số năm đi học cao hơn hẳn so với các hộ nghèo, quy mô diện
tích đất mà hộ nắm giữ và chấp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất là những hộ thoát
nghèo hoặc những hộ có điều kiện như trên là những hộ thuộc nhóm không phải là hộ nghèo.
Những hộ có cơ cấu thu nhập từ họat động phi nông nghiệp càng lớn, càng có khả năng thoát
nghèo. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu thực tế tại vùng cận Sahara – Châu Phi, cái đó
nhấn mạnh tầm quan trọng của thu nhập phi nông nghiệp trong việc giảm nghèo (Reardon và
cộng sự, 2007).
Các kết quả được trình bày từ nghiên cứu thực địa tại 35 ngôi làng ở bang Rajasthan, Ấn Độ giữa
tháng 5 và tháng 8 năm 2002 của Anirudh Krishna, Đại học Duke, Durham, NC, USA. cho thấy:
thứ nhất, sự đa dạng hóa nguồn thu nhập lại là nguyên nhân quan trọng nhất giúp hộ nông dân
thoát nghèo trong khu vực này. Thứ hai, Ba nguyên nhân chủ yếu: sức khỏe, nợ nần, và chi phí
giao tế xã hội – kết hợp lại chiếm đến 85% trong tất cả trường hợp bị rơi vào cảnh nghèo. Thứ
ba, phương pháp nghiên cứu: Phương pháp này dựa nhiều vào các phương pháp đánh giá nghèo
mang tính cùng tham gia trước đây, bao gồm Chamber (1997), Narayan và các tác giả khác
(2000a), Narayan, Chambers, Shah, và Petesh (2000b), và Salmen (1987).
Một quan niệm đa chiều của nghèo nhận ra rằng thiếu thốn là đa dạng và không chỉ giới hạn cho
những cân nhắc thu nhập Narayan và Petesch (2007) lập luận có sở cứ rằng "thiếu tiền chỉ là một
trong rất nhiều bất lợi của nghèo và là một trong rất nhiều trở ngại để thoát khỏi một cuộc sống
bần cùng hóa" . Hiện tại, có hơn 91 quốc gia có đánh giá và đo lường nghèo theo hướng tiếp cận
nghèo đa chiều.
Theo Alkire, Manuel Roche, Santos và Seth (2011) đề xuất 3 khía cạnh và 10 chỉ số đo lường.
Các khía cạnh nghèo, các chỉ số và ngưỡng thiếu hụt như sau: giáo dục, gồm các chỉ số đo lường
là số năm đi học của thành viên trong gia đình và tình trạng trẻ em đi học tới lớp 8; sức khỏe,
gồm các chỉ số đo tỷ lệ tử vong và trẻ em suy dinh dưỡng; mức sống, gồm các chỉ số đo lường là
điện, cải thiện vệ sinh môi trường, nguồn nước sạch, sàn nhà, nhiên liệu dùng đun nấu và sở hữu


tài sản; Trong khi đó, “phân tích nghèo đa chiều, đi từ hộ đến cá nhân”, triển khai nghiên cứu tại
Ấn Độ của Ramya M.Vijaya (2014) đề xuất có 4 tiêu chí đánh giá nghèo đa chiều với 11 chỉ số
đo lường. Thứ nhất, khía cạnh giáo dục, với 2 chỉ số đo về tình trạng đi học và nhập học; thứ hai,
khía cạnh mức sống, gồm 6 chỉ số đo là điện, sàn nhà, nhiên liệu đun nấu, nước, điều kiện vệ
sinh và tình trạng sở hữu hàng lâu bền; thứ ba, tiêu chí tài sản gồm 1 chỉ số đo là đất và nhà và
tiêu chí thứ tư là trao quyền, với 2 chỉ số đánh giá việc cho phép (phụ nữ) đi đến chợ, nhà hộ
sinh, cơ sở y tế hay đi ra ngoài làng và chỉ số quyền được phép tiếp cận dịch vụ y tế cho nhu cầu
riêng. Việc vận dụng đo lường, các khía cạnh nghèo đa chiều và chỉ số đo lường của Alkire và
cộng sự (2011) là đơn giản và dễ thực hiện, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tại Trung Quốc,
các tác giả Lý Tuấn Kiệt, Ký Hải Bằng (2013) đã thực hiện thu thập37.146 hộ gia đình thuộc
Quận tự trị Thổ Gia- Trường Dương- Hồ Bắc làm số liệu điều tra. Căn cứ vào lý luận “Nghèo đa
chiều” của Amartya Sen, nghiên cứu tình trạng phân bố, mật độ nghèo đa chiều của các hộ nông
dân. Kết quả cho thấy 5 yếu tố tồn tại sự thiếu hụt nghiêm trọng là “Bảo hiểm dưỡng lão”,


“Thiếu hụt sức lao động”, “Diện tích canh tác”, “ Tính đa dạng của thu nhập” và “nước uống”, 3
chỉ số “Tình trạng gia đình”, “Tình trạng nhà ở” và “Tình trạng nguồn điện” , có vai trò không
lớn trong việc gia tăng mức độ nghèo.
Thực tiễn diễn ra ở trong nước:
Tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam trong 3 năm qua (2011-2013), giảm bình quân 2,07%/năm, tương
ứng với giảm 1,2 triệu hộ nghèo, tức là giảm hơn 40% tổng số hộ nghèo. Tại một hội nghị sơ kết
chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm khu vực miền Trung - Tây
Nguyên (gồm 12 tỉnh thành từ Quảng Bình đến Lâm Đồng) gần đây đã cho thấy nổi lên một hiện
tượng là những hộ dân được báo cáo đã xóa đói giảm nghèo nhưng chỉ một thời gian ngắn sau lại
tiếp tục... tái nghèo đưa tổng số hộ tái nghèo ở khu vực lên mức 60 - 70%. (Hoàng Mai
(2014), Nghèo, tái nghèo và những bất cập, Báo điện tử Đại đoàn kết, Nghèo, tái nghèo và
những bất cập, />Thông tin từ Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương công bố tại: Hội thảo công bố báo cáo
“Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam: Kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm 2012 tại 12
tỉnh”, Trên cơ sở khảo sát 3.700 hộ nông dân tại 12 tỉnh trên cả nước, báo cáo từ cuộc điều tra
của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho thấy, thu nhập và chi tiêu của hộ

nông dân ở nông thôn đang giảm dần và tỷ lệ hộ nghèo không giảm trong giai đoạn 2010-2012,
tương ứng số hộ tái nghèo tăng lên. Theo đó, thu nhập trung bình của hộ thuần nông chỉ đạt
48.618 đồng/ngày, tức khoảng 1.458.000 đồng/tháng.Thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp
và ngoài kinh doanh hộ nông dân đóng góp khoảng 30-40% trung bình thu nhập ròng tại hầu hết
các tỉnh. Các công việc chủ yếu là phi chính thức và có tính chất mùa vụ: chỉ khoảng 20% người
đi làm cho biết là họ có ký hợp đồng lao động.
Các đề tài nghiên cứu về nghèo đói tại tỉnh Thái Nguyên được nhiều tác giả nghiên cứu: Trần
Chí Thiện (2007), “Thực trạng và giải pháp xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc vùng núi
cao tỉnh Thái Nguyên”, mã số B2005-I8-04. Tác giả và nhóm nghiên cứu đề tài cấp Bộ đã lựa
chọn hai huyện Định Hóa và Phú Lương là nơi thu thập tài liệu; quy mô mẫu lựa chọn là 400
hộ; trong đó nhóm hộ nghèo 199 (58 hộ dân tộc Kinh , 115 dân tộc Tày, 26 dân tộc khác) và 201
hộ không nghèo (69 hộ dân tộc Kinh, 101 hộ dân tộc Tày và 31 hộ dân tộc khác). Nhóm nghiên
cứu sử dụng Hàm sản xuất Cobb – Douglas để chỉ ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến thu
nhập của hộ nông dân các dân tộc vùng núi cao là: tuổi bình quân của chủ hộ, học vấn; nhân
khẩu; diện tích đất nông nghiệp; phương tiện sản xuất; vốn vay và hoạt động của tổ chức khuyến
nông. Các biến số giải thích này đều có ý nghĩa thông kê và được nhóm nghiên cứu rút ra kết
luận là các nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng đói nghèo của đồng bào dân tộc miền núi tỉnh
Thái Nguyên. Theo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ của Nguyễn Trọng Hoài (2005), Trường
Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh , "Nghiên cứu ứng dụng các mô hình kinh tế lượng phân
tích các nhân tố tác động đến nghèo đói và đề xuất xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh Đông nam bộ”,
mã số B2004-22-60TĐ; tác giả và nhóm nghiên cứu đã thu thập số liệu từ 640 hộ nông dân ở
Ninh Thuận và 619 hộ nông dân ở Bình Phước là nguồn số liệu chính cho đề tài. Các số liệu
được phân tích dựa trên mô hình kinh tế lượng, với hàm hồi quy Logistic. Biến phụ thuộc là chi
tiêu bình quân/người, các biến giải thích là: việc làm, dân tộc thiểu số, diện tích đất canh tác,
được vay vốn là những biến số có ý nghĩa thông kê để giải thích nguyên nhân ảnh hưởng tới
nghèo đói của hộ nông dân .
Theo Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam 2004, tổ
chức ở Hà Nội cũng nêu rõ: “ Một gia đình có chủ hộ có trình độ trung cấp có mức chi tiêu cao
hơn mức trung bình 19% và nếu chủ hộ có trình độ đại học thì mức cao hơn là 31%...”. mặt khác,
báo cáo này cũng nêu nhận xét, nghèo cũng liên quan chặt chẽ tới nhóm dân tộc. ngay cả khi tất



cả mọi đặc điểm khác là giống nhau, chi tiêu của một người thuộc hộ dân tộc thiểu số thấp hơn
chi tiêu của một người thuộc hộ người Kinh hoặc Hoa là 13%.
Tính cấp thiết
Giải quyết tình trạng nghèo đói được Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong Chiến lược Toàn diện về
Tăng trưởng và giảm nghèo.
Giải quyết tình trạng nghèo đói không những nâng cao đời sống kinh tế, mà nó còn cải thiện
những vấn đề xã hội, đặc biệt là sự bình đẳng của các tầng lớp cư dân, nhất là cư dân nông thôn
so với thành thị.
Nghèo đói của người dân nói chung, người nông dân miền núi nói riêng chịu tác động của nhiều
yếu tố, với tính chất và mức độ khác nhau. Các yếu tố này có thể có sự tương tác lẫn nhau và tác
động đến nghèo đói. Vòng luần quẩn: nghèo đói dẫn tới thu nhập thấp, thu nhập thấp dẫn tới đầu
tư cho sản xuất, cho học hành của con cái những người nghèo thấp, vì đầu tư thấp dẫn tới kết quả
sản xuất thấp, kết quả học tập của con cái thấp. Vì kế quả sản xuất thấp sẽ không đủ để trang trải
các khoản chi phí cho đời sống, quá trình đầu tư tái sản xuất thấp, đầu tư thấp làm cho thu nhập
thấp, dẫn tới đói nghèo. Công việc xóa đói, giảm nghèo đã được các địa phương quan tâm, tuy
nhiên, thực trạng xuất hiện: vừa xóa nghèo, nhưng cũng xuất hiện thêm người nghèo. Do đó, việc
xoá nghèo phải làm thế nào để vừa đảm bảo giảm tỷ lệ hộ nghèo, vừa hạn chế mức thấp nhất số
hộ nghèo tái xuất hiện.
Theo số liệu của Báo cáo tóm tắt hội nghị trực tuyến giảm nghèo của Bộ Lao động thương binh
và xã hội, ngày 22 tháng 4 năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2012 là 9,6%; trong khi đó,
vùng Trung du và miền núi phía Bắc là 17,39%, cao thứ hai so với cả nước (đứng đầu là miền
núi Tây Bắc, 28,55%). Đối với tỉnh Thái Nguyên, tỷ lệ nghèo đó là 13,76%, cao gấp hơn 1,4 lần
so với mức trung bình chung toàn quốc tại cùng thời điểm. Riêng đối với các huyện miền núi của
Thái Nguyên, tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao, huyện Đại Từ, 19,69%; huyện Định Hóa, 24,82%,
thậm chí huyện Phú Lương lên tới 31,35%[1].
Do đó, giải quyết được bài toán về đói nghèo và đảm bảo bền vững là viêc làm xuất phát từ nhu
cầu khách quan, là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nói chung, của khu vực miền núi
tỉnh Thái Nguyên nói riêng, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu:

“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới thoát nghèo và tái nghèo của hộ nông dân tại khu
vực miền núi tỉnh Thái Nguyên”.
[1] Niên giám Thống kê tỉnh Thái Nguyên, năm 2013.
Mục tiêu
Mục tiêu chung: Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến thoát nghèo và tái nghèo của hộ
nông dân tại khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên. Theo đó, làm cơ sở cho việc định hướng chính
sách giảm nghèo bền vững cho các hộ nông dân khu vực miền núi.
Mục tiêu cụ thể: - Góp phần phát triển về mặt lý luận và thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng tới
thoát nghèo và tái nghèo.
- Đánh giá thực trạng thoát nghèo và tái nghèo của người nông dân tại khu vực miền núi tỉnh
Thái Nguyên (từ đó tìm ra các yếu tố ảnh hưởng).
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới thoát nghèo và tái nghèo của hộ nông dân khu vực miền núi
tỉnh Thái Nguyên.
Nội dung
1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng tới thoát nghèo và tái nghèo của hộ
nông dân.


2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói của người nông dân miền núi tỉnh Thái Nguyên:
- Nhóm chính sách hỗ trợ giảm nghèo.
- Đặc điểm của người nghèo (thóat nghèo vừa tái nghèo) .
- Vai trò của cộng đồng, các tổ chức cộng đồng đối với thóat nghèo và tái nghèo của người nông
dân khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên.
- Các yếu tố rủi ro đối với người nông dân nghèo khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên (thiên tai,
sức khỏe, thị trường), thường liên quan tới vấn đề tái nghèo.
3. Một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho người nông dân miền núi tỉnh Thái Nguyên.
Tải file NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI THOÁT NGHÈO VÀ TÁI NGHÈO
CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI KHU VỰC MIỀN NÚI TỈNH THÁI NGUYÊN. tại đây
PP nghiên cứu
1. Phương pháp tiếp cận

Phương pháp tiếp cận vùng: việc lựa chọn vùng núi; vùng đặc biệt khó khăn và vùng khó khăn
được trong giả thuyết: địa hình có ảnh hưởng tới điều kiện canh tác, phát triển kinh tế, văn hóa –
xã hội,...và do đó nó là một yếu tố ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu.
Phương pháp tiếp cận theo mức thu nhập của hộ nông dân: Giả thiết rằng, các nhóm hộ nông
dân có mức thu nhập khác nhau có những biến số khác nhau tác động. Với phương pháp tiếp cận
này, nó giúp chúng ta đánh giá các yếu tố tác động tới nhóm hộ thoát nghèo và tái nghèo như thế
nào.
Phương pháp tiếp cận dân tộc: các yếu tố giới tính, tuổi, số lượng thành viên trong mỗi
hộ,...được xem là các biến số ảnh hưởng tới tình trạng thóat nghèo, tái nghèo.
Phương pháp tiếp cận từ dưới lên: tiếp cận từ hộ nông dân để tìm hiểu ảnh hưởng của các
chính sách công đối với việc giúp hộ nông dân thoát nghèo và những bất cập có thể làm cho hộ
nông dẫn tái nghèo.
Phương pháp tiếp cận công, tư: theo phương pháp tiếp cận này, đề tài phân tích theo hướng
quan hệ giữa các chính sách của Nhà nước đối với đầu tư vào hạ tầng cơ sở như công trình điện
sản xuất, sinh hoạt; đường giao thông; xây dựng trường học và đầu tư chăm sóc sức khỏe (xây
dựng trạm y tế, chăm sóc sức khỏe ban đầu) và các chính sách đầu tư trực tiếp cho người nông
dân: chính sách hỗ trợ tín dụng thông qua Ngân hàng chính sách xã hội; tặng thẻ Bảo hiểm y tế,
miễn giảm học phí cho học sinh, sinh viên thuộc đối tựợng hộ nghèo; hỗ trợ tiền cho hộ nghèo
làm nhà,...
Phương pháp tiếp cận nghèo đói đa chiều: Theo cơ quan Phát triển của Liên hợp quốc
(UNDP)- Chỉ số nghèo đa chiều (MPI) đại diện cho một nỗ lực đầy tham vọng để đánh giá
nghèo dựa trên thiếu thốn của gia đình trong giáo dục, y tế, và mức sống. Chỉ số khác nhau được
sử dụng để đo lường mỗi khía cạnh và họ đại diện cho một kết hợp của hàng hóa và các hoạt
động thực tế. Ba khía cạnh có trọng số như nhau và tổng số điểm thiếu thốn của gia đình được so
sánh với một ngưỡng nghèo được thiết lập. Kể từ khi MPI tập trung vào thông tin từ mỗi hộ gia
đình, có thể xem xét nhiều thiếu hụt và sự liên kết với giữa chúng với nhau cho hộ gia đình, cho
phép xác định không chỉ là tỷ lệ nghèo theo đầu người mà còn là mật độ của nghèo đói.
2. Mô hình và khung phân tích
2.1. Mô hình
+ Mô hình kiểm định logit

+ Mô hình bảng
2.2. Khung phân tích lý thuyết thoát nghèo và tái nghèo


MODULE 1
Livelihoods, poverty and institutions
The purpose of the Rapid Guide is to assist field missions to better understand how local
institutions affect the livelihoods of rural households, especially the poor, and their implications
for design, implementation and evaluation of specific projects.

Box 1 - Definitions
"A household is a group of people who eat from a common pot, and share a common
stake in perpetuating and improving their socio-economic status from one generation
to the next."
"A livelihood comprises the capabilities, assets (including both material and social
resources) and activities required for a means of living. A livelihood is sustainable
when it can cope with and recover from stresses and shocks and maintain its
capabilities and assets both now and in the future, while not undermining the natural
resource base."

The Sustainable Livelihoods Framework (below) is a tool for understanding how household
livelihood systems interact with the outside environment - both the natural environment and the
policy and institutional context.
Understanding the Sustainable Livelihoods Framework

Box 2 - Overview of the Sustainable Livelihoods Framework


The left hand section of the figure shows how the vulnerability context impacts on
the livelihood assets of rural people - denoted by a pentagon. Livelihood assets are

also
influenced
by
outside policies, institutions and processes. Livelihood
strategies of different categories of households are shaped by their asset base and by
the policy and institutional context in which they live. Livelihood outcomes of
different types of households are influenced by the vulnerability context - people's
exposure to unexpected shocks - and their ability to withstand the shocks, which
depends on their asset base.

Five concepts are crucial for understanding the linkages within the framework:


the vulnerability context



livelihood assets



institutions



livelihood strategies



livelihood outcomes


The vulnerability context refers to unpredictable events that can undermine livelihoods and
cause households to fall into poverty. Some of these factors are fast acting (such as earthquakes)
and others are slower acting (such as soil erosion), but both can undermine livelihoods. It is
important to distinguish between shocks originating from outside the community, which affect all
people in the same locality, and idiosyncratic shocks that principally affect only individual
households.

Box 3 - Vulnerability context (illustrative examples)
Weather-related shocks and natural calamities: drought, earthquakes, hurricanes,
tidal waves, floods, heavy snow, early frost, extreme heat or cold waves
Pest and disease epidemics: insect attacks, predators and diseases affecting crops,
animals and people
Economic shocks: drastic changes in the national or local economy and its insertion
in the world economy, affecting prices, markets, employment and purchasing power
Civil strife: war, armed conflict, failed states, displacement, destruction of lives and
property


Seasonal stresses: hungry season food insecurity
Environmental stresses: land degradation, soil erosion, bush fires, pollution and
Idiosyncratic shocks: illness or death in family, job loss or theft of personal property.
Structural vulnerability: lack of voice or power to make claims

Livelihood assets refer to the resource base of the community and of different categories of
households. In the centre left of the diagram above we have a pentagon that stands for different
types of assets available to local people - human, natural, financial, physical and social. These
assets are interlinked. Each type of asset is denoted in the figure with a capital letter (H, N, F, P,
S).


Box 4 - Types of livelihood assets (illustrative examples)
Human capital: household members, active labour, education, knowledge and skills
Physical capital: livestock, equipment, vehicles, houses, irrigation pumps,
Natural capital: access to land, forests, water, grazing, fishing, wild products and
biodiversity
Financial capital: savings/debt, gold/jewellery, income, credit, insurance
Social capital: kin networks, group membership, socio-political voice and influence

The size and shape of the asset pentagon - that is, the amount and relative importance of each
type of capital - varies between communities and between wealthy and poor households within
the same community. For instance, for historical reasons, rich communities may control more
and better land and natural resources than poor communities, and within any given community,
rich households control more land, livestock and physical and financial capital than poor
households.
Community and household assets are influenced by two sets of outside factors: first, the policy
and institutional context and secondly the vulnerability context.
Policies and institutions are an important set of man-made external factors that influence the
range of livelihood options open to different categories of people. They also influence access to
assets and vulnerability to shocks.

Box 5 - Institutions (illustrative examples)
Institutions include both membership organizations and invisible "rules of the


game"


Formal membership organizations such as cooperatives and registered
groups




Informal organizations such as exchange labour groups or rotating savings
groups



Political institutions such as parliament, law and order or political parties



Economic institutions such as markets, private companies, banks, land rights
or the tax system



Social-cultural institutions such as kinship, marriage, inheritance, religion or
draught oxen sharing

An enabling policy and institutional environment makes it easier for people - poor and less poor
-to gain access to assets they need for their livelihoods. A disabling policy and institutional
environment may discriminate against the poor, thus making it difficult for them to get access to
land, livestock, capital and information.
Asset ownership influences the range of livelihood options open to different categories of
people. Households with plenty of assets such as land, water, livestock, equipment and money, as
well as higher education and skills and better socio-political networks, generally have a wider
range of livelihood options than households with fewer assets.
There is double causality between the vulnerability context and asset ownership. On the one
hand, shocks cause people to lose their assets. On the other hand, assets help protect people's
livelihoods against shocks. Human capital is less vulnerable to shocks because it cannot be

stolen, lost or taken away easily (unless you die).

Box 6 - Vulnerability and resilience
Households with many livelihood assets are generally more able to preserve their
lives and property in the face of shocks than households with fewer assets. They have
enough savings that they can afford to buy food when crops fail. They have enough
animals that they can afford to lose or sell a few and still have enough breeding
animals to build up their herds again after the emergency passes. Resilience is the
ability to withstand shocks.
Households with few assets (i.e., little land, few animals, limited physical and
financial capital, weak family labour, poor education and lacking in marketable skills)


are much more vulnerable to outside shocks than households with more assets. In the
face of prolonged drought, when crops fail, poor households are forced first to sell off
their animals at low prices to buy grain to feed their families. The longer the
emergency, the more they deplete their asset base, to the point that they no longer
have anything left to sell but their labour, and even their labour is weak due to hunger
and failing health. When they lose their assets, they lose their means of livelihood.

Livelihood strategies are "the range and combination of activities and choices that people make
in order to achieve their livelihood goals." On the basis of their personal goals, their resource
base and their understanding of the options available, different categories of households - poor
and less poor - develop and pursue different livelihood strategies. These strategies include short
term considerations such as ways of earning a living, coping with shocks and managing risk, as
well as longer-term aspirations for children's future and old age.
A livelihood system is the total combination of activities undertaken by a typical household to
ensure a living. Most rural households have several income earners, who pursue a combination
of crop and livestock, farm, off-farm and non-farm activities in different seasons to earn a living.
Income brought by different household members may be pooled in a common "pot" or "purse" or

income earners may hold part of it back for personal spending money. In addition to productive
tasks, there are reproductive tasks that need to be performed on a daily or seasonal basis such as
fetching water, fuel, cooking, cleaning and looking after children. Finally, participation in
community-level socio-cultural and political activities is part of the livelihood system. The
livelihood system also includes the total pattern of labour allocation of household members
between crops, livestock, off-farm work, non-farm business and reproductive and community
tasks.
Local institutions influence household livelihood strategies directly, by determining which
activities are legal/illegal and appropriate/inappropriate for women and men, by creating
incentives to pursue certain activities and choices over others, and by influencing perceptions of
the effectiveness of particular strategies for achieving desired outcomes. Local institutions also
affect household livelihood strategies indirectly through their influence on access and control of
household assets.
Livelihood outcomes are what household members achieve through their livelihood strategies,
such as levels of food security, income security, health, well-being, asset accumulation and high
status in the community. Unsuccessful outcomes include food and income insecurity, high
vulnerability to shocks, loss of assets and impoverishment.

Box 7 - Key linkages in the Sustainable Livelihoods Framework


The vulnerability context influences household livelihood assets




Policies and institutions also influence household livelihood assets




Policies and institutions can increase or decrease individual vulnerability



Household asset ownership widens livelihood options



Asset ownership decreases vulnerability and increases ability to withstand
shocks



The range of livelihood options influences livelihood strategies



Different livelihood strategies lead to different livelihood outcomes (positive
and negative)



Livelihood outcomes influence the ability to preserve and accumulate
household assets

The process of falling into or getting out of poverty is illustrated in the modified Sustainable
Livelihoods Framework figure below.
Livelihoods and poverty

The asset base of poor households is much more limited than that of non-poor households

because of disabling policies, institutions and processes. Restricted access to land, water, natural
resources and other assets limits poor households' livelihood options. Lack of assets to fall back
on in an emergency makes them vulnerable to shocks. Shocks contribute to negative livelihood


outcomes and further depletion of household assets, leading to a downward spiral of deepening
poverty.
Because of enabling policies, institutions and processes, non-poor households enjoy a broader
livelihood asset base, which widens their livelihood options and reduces their vulnerability to
shocks. This enables the non-poor to pursue winning livelihood strategies and to achieve positive
livelihood options.
To enable poor households to overcome their poverty, development projects can take three broad
lines of action: (a) they can help poor households to build up their assets - especially their human
and social capital; (b) they can transform the policy and institutional context from one that
disables the poor to one that is more pro-poor, or (c) they can reduce vulnerability, by
strengthening resilience at community and household level, in parallel with support for disaster
prevention and risk management at higher institutional levels.
Local institutions, poverty reduction and the Millennium Development Goals
Local institutions that are elite-dominated, unegalitarian, undemocratic, un-transparent and
unaccountable to local community members are disabling to the poor and reduce their chances of
getting themselves out of the poverty trap. Such a disabling institutional context can undermine
the effectiveness of poverty reduction efforts and slow progress on achieving the Millennium
Development Goals. Conversely, poverty reduction efforts tend to stand a greater chance of
success when they are implemented in an enabling institutional context (i.e., where local
institutions are egalitarian, autonomous, self-reliant, democratic and accountable to local
citizens).
nguồn: />Khái niệm nghiên cứu tổng quát
Các yếu tố ảnh hưởng đến họat động sản xuất, đời sống của người nông dân nghèo miền núi, các
chính sách công hỗ trợ đối với các hộ nghèo và kết quả của các chương trình, dự án giảm nghèo
tại vùng miền núi của tỉnh Thái Nguyên

2.3. Nội dung và chỉ tiêu phân tích
2.3.1.Nội dung phân tích
a. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu
b. Đặc điểm đời sống kinh tế xã hội, đời sống sinh họat của người dân nông thôn miền núi
c. Thực trạng về các chính sách và giải pháp hỗ trợ người nghèo
- Nhóm chính sách Chính phủ
- Nhóm giải pháp của địa phương
- Các chương trình, dự án của các tổ chức trong và ngoài nước
d. Thực trạng điều kiện các nguồn lực phục vụ cho sản xuất và sinh họat của các người dân
vùng miền núi
* Nguồn lực của hộ
* Nguồn lực của xã hội và địa phương
e. Tình hình sử dụng các nguồn lực của hộ nông dân.


f. Tình hình họat động và kết quả hoạt động của các dự án, chương trình giảm nghèo tại
địa phương.
g. Tình hình đầu tư và kết quả sản xuất của người nghèo vùng miền núi.
h. các yếu tố ảnh hưởng tới thoát nghèo và tái nghèo của tỉnh Thái Nguyên
2.3.2. Chỉ tiêu phân tích
Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình thoát nghèo, tái nghèo và của hộ nông dân miền núi
Nhóm chỉ tiêu phân tích nguyên nhân ảnh hưởng tới thoát nghèo và tái nghèo của hộ nông dân.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh đặc diểm cơ bản của hộ nông dân.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất của hộ nông dân.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố xã hội và địa phương ảnh hưởng tới đời sống của hộ.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh chi phí sản xuất của hộ nông dân.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh kỹ thuật canh tác của hộ nông dân.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của hộ nông dân.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh chi tiêu của hộ nông dân, sự bất bình đẳng thu nhập của hộ.
3. Thu thập thông tin

3.1.Thông tin thứ cấp
Loại thông tin
Thông tin tình hình kinh tế - xã hội: hạ tầng cơ sở (điện, giao thông, chợ nông thôn, chợ huyện,
trường sở các cấp giáo dục, cơ sở y tế; đội ngũ cán bộ giáo viên, cán bộ y tế các cấp xã, huyện;
tình hình đầu tư vào các cơ sở hạ tầng, tình hình sản xuất các ngành kinh tế của địa phương…),
những thuận lợi và khó khăn có ảnh hưởng tới thoát nghèo và tái nghèo tại các huyện được lựa
chọn trong khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên.
Nguồn thông tin
Tỉnh Thái Nguyên: Sở Lao động – Thương binh xã hội; Phòng Dân tộc; Ban Kinh tế tỉnh Thái
Nguyên; Cục Thống kê.
Thông tin cấp huyện (các huyện điều tra: Định Hóa, Đồng Hỷ, Phú Lương): các Phòng Lao
động- thương binh xã hội; Phòng Thống kê, Phòng Dân tộc; Phòng kinh tế hạ tầng; Phòng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời gian
Các thông tin được thu thập được công bố trong khoảng từ năm 2012 – đến nay.
3.2. Thông tin sơ cấp

3.2.1.Thiết kế nghiên cứu
3.2.2. Chọn vùng nghiên cứu, điểm nghiên cứu
Chọn vùng nghiên cứu theo tiêu thức phân tầng
Dựa theo Quyết định số 1049/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về
Ban hành Danh mục các đơn vị hành chính khó khăn và Quyết định số 447/QĐ- UBDT, ngày 19
tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc về Công nhận thôn đặc biệt khó
khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đọan 2012-2015, chúng tôi lựa
chọn các huyện và các xã theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2- Khung chọn mẫu phân tầng


trên kết quả đánh giá phân vùng của tỉnh Thái Nguyên về cấu trúc địa hình, kết quả phân loại thu
nhập của hộ nông dân các huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên để lựa chọn vùng nghiên cứu.

Trong các huyện miền núi, chúng tôi dự kiến lựa chọn 3 huyện Định Hoá, Đồng Hỷ và Phú
Lương có các xã thuộc vùng miền núi, tiêu chí là tốc độ giảm nghèo nghèo nhanh (t), quy mô hộ
nghèo (Q) tính tại thời điểm 01-01-2011 lớn so với các huyện miền núi trong tỉnh Thái Nguyên
(xem bảng 1).
Sau khi đã lựa chọn được đối tượng là những người thoát nghèo/ tái nghèo từ kết quả rà soát của
địa phương, công việc thu thập số liệu ở cấp độ xã, làng, thôn và đến hộ nông dân sẽ được tiến
hành.
Dựa trên kết quả đánh giá phân vùng của tỉnh Thái Nguyên về cấu trúc địa hình, kết quả phân
loại thu nhập của hộ nông dân các huyện miền núi tỉnh Thái Nguyên để lựa chọn vùng nghiên
cứu. Trong các huyện miền núi, chúng tôi chọn các 3 huyện Định Hoá, Đồng Hỷ và Phú Lương ,
với tiêu chí là tốc độ giảm nghèo cao so với toàn tỉnh Riêng với huyện Định Hóa, mặc dù có tốc
độ giảm nghèo chậm hơn so với huyện Võ Nhai, nhưng do quy mô số hộ nghèo tại thời điểm
ngày 01 tháng 01 năm 2011 lớn hơn, nên chúng tôi chọn huyện Định Hóa.
3.2. 3. Xác định đối tượng, phương pháp và loại thông tin sơ cấp
Bảng 1- Tình hình giảm nghèo của tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2011-2013
Tốc độ
Thời điểm 01/01/2011 31/12/2011 31/12/2012
31/12/2013 giảm
nghèo
Hộ nghèo
Hộ nghèo
Hộ nghèo
Hộ nghèo
STT Địa phương
bình
Tổng số
Tỷ
lệ
Tỷ
lệ

Tỷ
lệ
Tỷ
lệ
quân 3
hộ dân Số hộ
Số hộ
Số hộ
Số hộ
(%)
(%)
(%)
(%) năm
A
B
1
2
3
7
8
7
8
7
8
TP.
1
Th.nguyên 62710
2840 4.53 2322 3.61 2069 3.11 1779 2.62 -1.37
2
TX. S.Công 12399

1277 10.30 760 6.10 645
5.02 551 4.19 -1.57
3
H. Phổ Yên 35131
5972 17.00 4572 12.64 3366 9.03 2819 7.00 -1.53
4
H. Đồng Hỷ 27430
6277 22.88 5389 19.45 4573 16.18 3853 13.51 -1.39
5
H. Phú Bình 34852
8655 24.83 6991 19.67 5764 16.07 4785 13.04 -1.45
H. Phú
6
Lương
28173
6194 21.99 4907 17.30 4054 13.89 3561 12.18 -1.43
7
H. Đại Từ 44794
12392 27.66 10782 23.53 9214 19.69 7628 16.10 -1.38
8
H. Định Hoá 24147
8205 33.98 6911 28.01 6189 24.81 5727 22.72 -1.30
9
H. Võ Nhai 16154
6979 43.20 5986 36.69 5149 31.35 4659 28.30 -1.33
Toàn
tỉnh
285790 58791 20.57 48620 16.69 41025 13.76 35362 11.60 -1.40
Nguồn: Báo cáo rà soát nghèo, Sở LĐ-TBXH Tỉnh Thái Nguyên.


Sơ đồ 3 – Xác định đối tượng, phương pháp và loại thông tin sơ cấp
Bảng 1.1 Phân nhóm đối tượng hộ nông dân điều tra
Năm 2011
Năm 2014


Nghèo
Không nghèo

Nghèo
Nghèo (kinh niên)
Tái nghèo/rơi vào nghèo

Không nghèo
Không nghèo (thoát nghèo)
Không nghèo

Phương pháp thu thập số liệu mới được sử dụng là chọn mẫu ngẫu nhiên, số đơn vị mẫu được
tính theo công thức
Để đạt độ chính xác của mẫu chúng tôi lấy giá trị độ lệch chuẩn mẫu ∂=200, phạm vi sai số chọn
mẫu є=20 (ngàn đồng); với trình độ tin cậy: p = 95% (mức ý nghĩa: α = 5%) theo bảng phân phối
Student ta có giá trị t=1,96. Số lượng đơn vị mẫu cần chọn (n)= 96 hộ. Để đảm bảo tính khách
quan, mỗi vùng chọn 96 hộ, nghĩa là tổng số đơn vị mẫu là: 96*3 = 288. Trong quá trình thực
hiện, để loại trừ khả năng một số đơn vị mẫu có những biến động bất thường, không thể lặp lại
trong lần điều tra thứ hai, chúng tôi tăng số đơn vị điều tra lên 400 hộ.
Theo cách tính số đơn vị mẫu điều tra của Slovin, với công thức tính:
Trong công thức này, n là số đơn vị điều tra (hộ gia đình). Với N là tổng số hộ của tỉnh Thái
Nguyên, tại thời điểm 01 tháng 01 năm 2011 là 285.790 hộ (xem bảng 1); e mức ý nghĩa =0,05
Thì số hộ cần điều tra là 399 hộ, chúng tôi lấy chẵn là 450 hộ (có những phiếu điều tra có thể
không đáp ứng được thông tin cần thu thập sẽ bị loại).

- Số liệu mới : Dự kiến được thu thập của năm 2011, 2014, thông qua Hội thảo với cán bộ đại
diện các Phòng chức năng của huyện Định Hóa, Đồng Hỷ và Phú Lương ; điều tra tại các hộ
nông dân của huyện này. Dựa trên kết quả đánh giá tình trạng nghèo đói của huyện Định Hóa,
Đồng Hỷ và Phú Lương , tôi dự kiến các tiêu thức và lựa chọn các xã sau:
Bảng 1.2- Lựa chọn mẫu điều tra
Stt Tên xã
cỡ mẫu
Tiêu thức lựa chọn
1
Bảo Linh
50
Xã miền núi, vùng cao; sản xuất nông nghiệp
2
Trung Hội
50
Xã miền núi; có điều kiện dịch vụ thương mại
3
Quy kỳ
50
Xã miền núi, vùng cao, dân cư thưa thớt, tỷ lệ hộ nghèo cao
4
Bình Thành 50
Xã miền núi; tỷ lệ hộ nghèo cao; sản xuất nông nghiệp.
5
50
Xã miền núi,vùng cao; sản xuất nông nghiệp
6
50
Xã miền núi, vùng cao; có điều kiện sản xuất hàng hoá nông
nghiệp

7
50
Xã miền núi, có điều kiện phát triển công nghiệp và nông
nghiệp
8
50
Thị trấn miền núi; có điều kiện dịch vụ thương mại

Phương pháp chọn hộ
- Chọn ngẫu nhiên, phân tầng: từ tổng thể, chia thành 2 nhóm hộ nghèo và không nghèo; đối với
hộ nghèo gồm có các hộ chưa thoát khỏi nghèo và hộ tái nghèo; đối với hộ không nghèo, có cả
hộ thoát nghèo.
- Các hộ được chọn, trước hết dựa trên kết quả phân loại nhóm hộ (theo danh danh sách hộ
nghèo do Phòng Lao động thương binh và xã hội của 3 huyện Định Hóa, Đồng Hỷ và Phú Lương
cung cấp); sau đó, các xã được chọn được nhóm căn cứ vào đặc điểm địa hình là các xã miền


núi. Đối với các hộ không nghèo, nhóm nghiên cứu đề nghị trưởng các thôn điều tra cung cấp
danh sách các hộ ngẫu nhiên.
Số lượng mẫu 450 hộ nông dân, đạt quy mô cỡ mẫu lớn. Với quy mô trên , mỗi huyện sẽ chọn
150 hộ – mỗi huyện 3 xã – mỗi xã 50 hộ,5-10 hộ tái nghèo và 10-20 hộ thoát nghèo, 25-30 hộ
không nghèo. Quá trình điều tra sẽ thực hiện điều tra lặp. điều tra lần đầu năm 2013 và lặp lại
vào năm 2014.
3.2.4. Xây dựng phiếu điều tra
Phiếu điều tra được sử dụng điều tra trực tiếp tại hộ gia đình nông dân
Các thông được chuẩn bị trong phiếu gồm:
Thứ nhất: các thông tin chung về hộ gia đình (tên, tuổi, giới tính của chủ hộ, tình hình nhân
khâu, lao động của hộ; phân loại hộ)
Thứ hai, các thông tin về tài sản chủ yếu của hộ (tài sản sinh hoạt, tài sản phục vụ sản xuất; diện
tích đất đai; tình hình thu, chi của hộ);

Thứ ba, tình hình kết quả sản xuất và chi phí sản xuất của hộ (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,
…).
Thứ tư, các nguyên nhân thoát nghèo hoặc tái nghèo của hộ nông dân và nguyện vọng của hộ
nông dân.
Thứ năm, tình hình đời sống của cư dân.
Thứ sáu, tình hình thủy lợi và sử dụng hệ thống thủy lợi của hộ nông dân.
3.2.5 Quy trình thu thập thông tin từ hộ gia đình
Sơ đồ 4 – Các bước thực hiện thu thập thông tin từ hộ nông dân
3.2.6. Xử lý số liệu
+ Quá trình xử lý số liệu được thực hiện trên phần mềm SPSS.
4. Các phương pháp phân tích
4.1 Mô hình kiểm định logit
Giả thuyết mô hình
Nhóm 1
Giả thuyết H1: Tồn tại ít nhất một biến giải thích có ảnh hưởng tới thoát nghèo hoặc tái nghèo
của hộ nông dân.
Giả thuyết H0: Không có biến số nào đưa vào mô hình logit có ảnh hưởng tới thoát nghèo và tái
nghèo của hộ nông dân.
Nhóm 2
Giả thuyết H1: Biến phân vùng theo điều kiện kinh tế -xã hội có ảnh hưởng tới thoát nghèo và
tái nghèo của hộ nông dân.
Giả thuyết H0: Biến phân vùng theo điều kiện kinh tế -xã hội không ảnh hưởng tới thoát nghèo
và tái nghèo của hộ nông dân.
Chọn biến
Dựa trên kết quả nghiên cứu của Contreras và cộng sự (2004) tại Chi Lê đã sử dụng hàm logit để
phân tích yếu tố ảnh hưởng tới người nông dân thoát nghèo và rơi vào nghèo; Amara Amjad
Hashmi và Maqbool.H. Sial (2008) nghiên cứu tại bang Punjab- Ấn Độ; Glewwe, Gragnolati và
Zaman (2000), justino và Litchfield (2004) nghiên cứu tại Việt Nam có sử dụng hàm logit để
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thoát nghèo của hộ nông dân, Trine Lunde (2009), Kết quả
thực nghiệm cho thấy các yếu tố phổ biến nhất liên quan tới thoát nghèo thuộc một trong các loại

sau:


(1) Đất đai và vốn vật chất;
(2) Vốn nhân lực;
(3) Vốn xã hội;
(4) Các họat động việc làm và tạo thu nhập;
(5) Quy mô và cơ cấu nhân khẩu của hộ;
(6) Tiếp cận thị trường và các yếu tố không gian.
Sử dụng mô hình Logit để xem xét các yếu tố tác động đến khả năng thoát nghèo hoặc tái nghèo
của nhóm hộ nghèo và cận nghèo tại thời điểm điều tra số liệu mới, năm 2014. Mô hình được
thực hiện như sau:
Đặt Y = 1 nếu là hộ thoát nghèo; Y = 0 nếu không phải hộ nghèo
Khi đó:
Pi là xác suất hộ nghèo (với Y =1)
b1 , b2,.. bk là các hệ số hồi quy.
Xi (i = 2,k) là các biến độc lập và giá trị đã được xác định.
X2: diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân.
X3: số lao động trong hộ nông dân .
X4: Số khẩu ăn theo tính trên lao động của hộ.
X5: thu nhập từ hoạt động làm thuê phi nông nghiệp.
X6: trình độ văn hóa của chủ hộ.
X7: Thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp
Mô hình được viết lại như sau:
(1)
Sau khi ước lượng các hệ số hồi quy của mô hình bằng hàm logistic, ta đi xem xét ý nghĩa của
các hệ số hồi quy.
Hệ số Odd: Tham số tỷ số nguy cơ (Odds Ratio - OR)
Chỉ số thống kê quan trọng trong hồi qui Logistics là tỷ số nguy cơ (Odds Ratio – OR). Trong
tiếng Anh, odd có nghĩa là nguy cơ hay khả năng. Nói cách khác odd là tỷ số của 2 giá trị của

một biến nhị phân.
Đặt hệ số Odd là P0.
(2)
Trong đó P0 là xác suất hộ nghèo ban đầu, O0 là hệ số chênh lệch nghèo và không nghèo ban
đầu.
Từ (1) và (2) suy ra:
(3)
Giả định khi các yếu tố khác không đổi, nếu tăng giá trị của Xk lên 1 đơn vị, thì hệ số chênh lệch
thoát nghèo và nghèo sẽ là:
Hay
(4)
Thay (3) vào (4) ta có:
(5)
Như vậy, khi các yếu tố khác không đổi nếu Xk tăng lên 1 đơn vị thì xác suất nghèo của hộ sẽ
dịch chuyển từ P0 sang P1.
Mô hình được áp dụng tương tự cho hộ tái nghèo và hộ thoát nghèo
+ Mô hình phân tích số liệu bảng


Tuy nhiên, có thể lựa chọn phương pháp phân tích theo Bigsten và cộng sự (2003) đã tiến hành
nghiên cứu , họ đã sử dụng hàm Probit cho hộ nông dân rơi vào nghèo; Hàm Probit cho thoát
nghèo và Logit đa thức cho luôn luôn, đôi khi, không bao giờ nghèo.
Kiểm định giả thuyết: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0
4.2.Phương pháp phân tổ
Phương pháp này được sử dụng trong phân vùng nghiên cứu (vùng nghiên cứu là vùng núi- như
đã nói trên); phân nhóm hộ nghèo. Đối với nhóm hộ nghèo, được phân thành nhóm hộ nghèo và
cận nghèo và nhóm hộ không nghèo gồm hộ trung bình và hộ khá khi phân tích mô hình CHI –
SQURE.
4.3. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng rất nhiều trong đề tài nghiên cứu. Thực chất, dưới dạng thứ

nhất là dãy số theo thời gian, sử dụng phương pháp so sánh, người ta có được nhận định về xu
hướng của sự vật, hiện tương, đồng thời, tính quy luật của loại số liệu này thường cung cấp cho
các nhà phân tích những dự đoán về kết quả có thể có trong tương lai.
So sánh theo thời gian: Đánh giá thay đổi tình trạng nghèo của các hộ theo thời gian từ năm
2011 đến 2014; Đánh giá tình hình đầu tư, kết quả đầu tư của các dự án, chương trình cho các
huyện thuộc vùng lựa chọn điều tra theo thời gian
So sánh chéo: so sánh giữa nhóm hộ thoát nghèo với hộ nghèo; so sánh giữa hộ tái nghèo với hộ
không nghèo, tình hình giảm nghèo giữa các huyện theo cùng thời gian; tình hình đầu tư, kết quả
đầu tư giữa các huyện với nhau trong cùng thời gian.
So sánh hỗn hợp: kết hợp so sánh theo thời gian và so sánh chéo.
Hiệu quả KTXH
- Kinh tế, xã hội: Đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách phân hóa giàu
nghèo, từng bước nâng cao đời sống bộ phận dân cư nghèo trên mọi mặt: cải thiện kinh tế, hưởng
thụ đời sống văn hóa, tinh thần; được chăm sóc y tế tốt hơn và hưởng thụ điều kiện giáo dục
ngày một tốt hơn.
ĐV sử dụng
- Giải pháp giảm nghèo bền vững là cơ sở khoa học quan trọng cho các nhà lập chính sách của
Ủy ban nhân tỉnh Thái Nguyên và làm căn cứ để Sở Lao động thương binh – Xã hội tỉnh Thái
Nguyên, Ủy ban dân tộc tỉnh Thái Nguyên thực hiện tốt chương trình Quốc gia giảm nghèo, giai
đọan 2011- 2020.
- Cơ sở lý luận hiện đại về các yếu tố ảnh hưởng tới thoát nghèo và tái nghèo của hộ nông dân sẽ
là tài liệu tham khảo quan trọng đối với môn học “ Kinh tế phát triển” được giảng dạy trong
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. Đồng thời, cơ sở lý luận và các yếu tố ảnh
hưởng đến thoát nghèo và tái nghèo của tỉnh Thái Nguyên là căn cứ quan trọng để các cơ quan
chức năng tham mưu cho UBND tỉnh Thái Nguyên thực hiện tốt mục tiêu tam nông: Nông dân –
Nông nghiệp và nông thôn.




×