Chương 1
THÔNG TIN DI ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ DUNG LƯỢNG
1.1. Lịch sử phát triển của thông tin di động
1.1.1. Lịch sử tiến hóa của thông tin di động
1895 lần đầu tiên trong lịch sử nhà bác học Guglielmo Marconi đã
thực hiện một cuộc liên lạc giữa một máy vô tuyến đặt ở trên bờ với một chiến
hạm ở ngoài biển với khoảng cách 18 dặm (tương đương 28.8 Km). 1901 vẫn
là G. Marconi đã thực hiện liên lạc vô tuyến giữa Cornwall (thuộc Châu Âu)
và New Forland (thuộc Mĩ) tức là giữa hai bờ Đại Tây Dương. Đến 1902 thì
liên lạc giữa hai bờ Đại Tây Dương đã được thiết lập.
1935 nhà bác học người Mĩ là Amstrong đã phát minh ra phương pháp
điều chế tần số (FM: Frequency Modulator) có tính chống nhiễu cao, từ đây
liên lạc bằng vô tuyến bắt đầu phát triển với tốc độ khá cao.
1946 lần đầu tiên trong lịch sử viễn thông thế giới tại Mĩ đã triển khai
cùng lúc trên 25 thành phố một hệ thống thông tin di động có tên là MTS
(Mobile Telephone System), hệ thống này sử dụng phương pháp điều chế
tần số FM, chỉ làm việc được ở chế độ đơn công hoặc bán song công. Hệ
thống sử dụng một máy phát có công suất lớn và đặt trên một Antenna cao,
sử dụng phương pháp chuyển mạch nhân công, số cuộc gọi đồng thời rất ít
(chỉ có 3 cuộc).
1947 nhà khoa học D.H.Ring làm việc tại phòng thí nghiệm Bell Labs
thuộc hãng AT&T của Mĩ đã đề xuất ra khái niệm tế bào (Cell). Ý tưởng của
D.H.Ring là chia vùng phủ sóng rộng lớn thành nhiều vùng nhỏ hơn và thay
việc sử dụng một máy phát có công suất lớn với một Antenna cao bằng việc
sử dụng nhiều máy phát có công suất nhỏ hơn, với Antenna thấp hơn. Mỗi
1
vùng nhỏ được gọi là một tế bào (Cell). Các tần số sử dụng được chia thành
một nhóm các tần số khác nhau và phân cho các tế bào, sau khi phân hết tần
số cho các tế bào thì có thể tái sử dụng lại tần số. Các máy phát nhỏ sẽ được
nối với nhau qua trung tâm chuyển mạch, máy di động MS (Mobile Station)
có thể di chuyển thoải mái từ Cell này sang Cell khác mà không bị gián đoạn
cuộc gọi. Ý tưởng này là cơ sở cho các hệ thống thông tin di động tế bào sau
này. Tuy nhiên do sự hạn chế của khoa học công nghệ lúc bấy giờ cho nên ý
tưởng này không thể thực hiện được.
1960 hệ thống MTS được cải tiến thành IMTS (Improved), đã có cải
tiến là sử dụng chuyển mạch tự động, có thể song công được, số cuộc gọi
đồng thời đã tăng lên tới 23 cuộc gọi.
1978 hệ thống điện thoại tế bào lần đầu tiên được thử nghiệm tại
Chicago (Mĩ). Đặc điểm của hệ thống này là sử dụng phương pháp điều chế
tần số FM, sử dụng tín hiệu điều khiển là BPSK (10Kbps), sử dụng phương
pháp đa truy nhập FDMA. Hệ thống này được gọi là hệ thống 1G (first
Generation). 1979 hệ thống điện thoại tế bào đầu tiên trên thế giới được đưa
vào sử dụng tại Nhật Bản do hãng Docomo quản lí. 1981 tại Châu Âu (bán
đảo Scadinavo) đã triển khai một hệ thống có tên là NMT 450 (Nordic Mobile
Telephone sử dụng băng tần 450 MHz).
1983 ở Mĩ mới bắt đầu triển khai hệ thống di động tế bào có tên là
AMPS (Advanced Mobile Phone System). Kể từ đây các hệ thống di động
được triển khai rầm rộ trên khắp thế giới. Tuy nhiên hệ thống 1G này có nhiều
nhược điểm như là: chất lượng cuộc gọi chưa được tốt, dung lượng vẫn còn
thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng. Để khắc phục người ta đã
xây dựng các hệ thống thông tin di động thế hệ 2 (2G: Second Generation),
nhằm khắc phục nhược điểm của hệ thống 1G và số hóa tiếng nói.
2
Các hệ thống thông tin di động thế hệ hai 2G bao gồm: GSM, IS – 136,
IS – 95 CDMA, PDC (Personal Digital Cellular: Điện thoại tổ ong số cá
nhân), các hệ thống này có một số đặc điểm chung là. Số hóa tiếng nói; dùng
đa truy nhập: FDMA/TDMA, FDMA/CDMA nhằm mục đích tăng cường
dung lượng; tốc độ truyền số liệu 9.6 Kbps, có thể được nâng cấp lên thành
14.4 Kbps, và có sử dụng tin nhắn SMS.
Hệ thống thông tin di động mặc dù khá tiên tiến, tuy nhiên tốc độ truyền
dữ liệu vẫn còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, bên cạnh
đó chủ yếu lại sử dụng chuyển mạch kênh nên hiệu quả sử dụng vô tuyến còn
thấp. Người ta đã tiến hành cải tiến các hệ thống 2G này thành các hệ thống
2.5G với mục đích tăng cường tốc độ truyền số liệu, sử dụng chuyển mạch
gói. Các hệ thống 2.5G đã nâng tốc độ truyền số liệu lên tới 115.2 Kbps với
GPRS của GSM hoặc 384 Kbps của EDGE.
Các hệ thống thông tin di động 2G mặc dù đã được số hóa tuy nhiên
đây vẫn chỉ là các hệ thống băng hẹp tốc độ truyền số liệu chưa cao, chưa đáp
ứng được yêu cầu của người dùng để tăng cường truyền số liệu cho thông tin
di động, từ năm 1992 liên minh viễn thông quốc tế (ITU: Internertional
Telecommunication Union ) đã bắt đầu nghiên cứu để tìm ra một hệ thống tiên
tiến hơn các hệ thống 2G hiện có. Cho đến năm 2000 đã đưa ra tiêu chuẩn
IMT 2000 cho hệ thống thông tin di động thế hệ 3.
Ý tưởng ban đầu của ITU là muốn xây dựng một hệ thống 3G chung
cho tất cả các mạng di động, tuy nhiên do ngay từ xuất phát điểm ban đầu đã
có nhiều chuẩn di động khác nhau nên việc xây dựng một chuẩn chung cho
các mạng di động không thực hiện được. Trên thực tế có nhiều chuẩn 3G khác
nhau, nhưng có hai tiêu chuẩn đã được chấp thuận cho IMT – 2000 là W –
CDMA được xây dựng từ 3GPP và CDMA 2000 được xây dựng từ 3GPP2.
3
Các nước châu Âu đã ngiên cứu và cho ra hệ thống W – CDMA khởi
nguồn từ đề án CDMT (Code Division Multiple Testbed: Phòng thí nghiệm
đa truy nhập theo mã) và FRAMES (Future Radio Multiple Access Scheme:
Sơ đồ đa truy nhập vô tuyến tương lai), các dự án này cũng đã tiến hành thử
nghiệm các hệ thống W – CDMA để đánh giá chất lượng của hệ thống. Sau đó
các công tác chuẩn hóa chi tiết được thực hiện ở 3GPP (Third Gerneration
Partnership Project: Đề án của các đối tác thề hệ 3) bao gồm các thành viên
sau: ETSI (châu Âu), TTA (Hàn Quốc), ARIB (Nhật Bản), T1P1 (Mĩ).
Lịch trình nghiên cứu phát triển của CDMA 2000/ 3GPP2 (Third
Gerneration Partnership Project 2: Đề án thứ hai của các đối tác thề hệ 3) gồm
các nước sau: TIA, T1P1 (Mĩ), TTA (Hàn Quốc), ARIB, TTC (Nhật Bản).
Được chia thành hai pha:
- Pha 1 (1997 – 1999): thời gian này tập trung vào ngiên cứu phát triển
mẫu đầu tiên của hệ thống. Năm 1997 xây dựng tiêu chuẩn, xây dựng cấu trúc
mẫu đầu tiên của hệ thống và thiết kế các phương tiện thử nghiệm chung. Năm
1998 tiếp tục xây dựng mẫu thử đầu tiên của hệ thống và các phương tiện thử
nghiệm chung. Năm 1999 kiểm tra kết nối mô hình đầu tiên của hệ thống.
- Pha 2 (2000 – 2002): Phát triển hệ thống với mục tiêu thương mại ở
các nhà sản xuất hàng đầu, năm 2002 bắt đầu dịch vụ thương mại.
Mô tả quả trình phát triển lên thông tin di động thế hệ 3 (3G) được thể
hiện ở hình dưới đây.
4
Hình 1.1. Sự phát triển của thông tin di động thế hệ 3.
Mặc dù hệ thống thống thông tin di động 3G chưa được triển khai rộng
khắp nhưng người ta đã bắt đầu xây dựng các hệ thống cao hơn nhằm mục
đích chính là tăng cường dịch vụ truyền số liệu như HSPA (3.5G): High
Speed Packet Access, và LTE (4G): Long Term Evolution.
1.1.2. Tình hình tại Việt Nam
Việt Nam bắt đầu dùng di động từ 1993 ở TP. HCM trên cơ sở liên
doanh giữa một công ty của Thụy Điển tên là Commick với VNPT, công ty
này lấy tên là VMS Mobile Phone. Kể từ đây các mạng di động lần lượt ra
đời. Năm 1997 Vina Phonne ra đời. Năm 1999-2000 mạng CDMA đầu tiên
của Việt Nam hoạt động trên băng tần 800 Mhz xuất hiện có tên là S – Fone,
dựa trên sự hợp tác với tập đoàn SK – Telecom của Hàn Quốc. Năm 2004 xuất
hiện thêm một mạng GSM nữa thuộc tổng công ty bưu chính viễn thông quân
đội, lấy tên là Viettel.
5
Đặc biệt những năm gần đây một loạt các nhà cung cấp viễn thông xuất
hiện như là: EVN telecom, HT Mobile, G-TEL làm cho thị trường viễn thông
Việt Nam trở nên nóng bỏng hơn.
Hiện nay đã có một số nước triển khai các mạng di động thế hệ 3 như là
ở Nhật, Mỹ … tuy nhiên trên thế giới trong đó có Việt Nam vẫn đang sử dụng
các mạng thế hệ hai (2G), và thế hệ hai cộng (2.5G). Các hệ thống thông tin di
động này đều đã sử dụng công nghệ số. Tuy nhiên đây vẫn là các hệ thống băng
hẹp tốc độ truyền dẫn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng.
Tại Việt Nam cho đến thời điểm này đã có tới 7 nhà khai thác viễn
thông trong đó có 5 mạng GSM hoạt động trên các băng tần GSM 850, GSM
900, GSM 18000 (Mobile phone, Vina phone, Viettel, cả 3 mạng này đều hoạt
động trên hai băng tần GSM 900 và GSM 1800; còn HT mobile hoạt động
trên băng e - GSM 850 và một mạng rất trẻ nữa là G-tel đăng kí hoạt động trên
băng GSM 1800). Hai mạng CDMA là EVN telecom (sử dụng băng tần 450),
S-phone (sử dụng băng tần 800). Các mạng này hầu hết là đang ở giai đoạn
hai cộng (2.5G).
Để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của người sử dụng trong nước các
nhà mạng đang đua tranh để dành được tấm vé triển khai 3G mà các phương
tiện thông tin đại chúng đang rầm rộ đưa tin trong giai đoạn gần đây. Đặc biệt
hơn đã xác định được chính xác 4 tấm vé 3G cho các nhà khai thác viễn thông
bao gồm: Viettel, Mobile Phone, Vina Phone và liên doanh EVN Telecom với
HT Mobile. Mặc dù thất bại trong việc thi tuyển 3G do sinh sau đẻ muộn
nhưng G-TEL đã quyết định liên doanh với Vina Phone để cũng khai thác 3G.
Như vậy việc đi lên 3G ở Việt Nam là một tất yếu, trong một tương lai không
xa người dùng sẽ được sử dụng các tiện ích mà nó đem lại. Ở Việt Nam số nhà
khai thác viễn thông sử dụng công nghệ GSM chiếm đa số (với 5 nhà khai
6
thác) do vậy khi triển khai 3G chắc chắn hầu hết các mạng sẽ lựa chọn chuẩn
UMTS sử dụng kĩ thuật trải phổ W-CDMA.
1.2 Giới thiệu kĩ thuật trải phổ và ứng dụng trong CDMA
1.2.1. Kĩ thuật trải phổ
Với các hệ thống thông tin không sử dụng kĩ thuật trải phổ CDMA thì
độ rộng băng tần là một vấn đề được quan tâm chính. Ở các hệ thống này
người thiết kế hệ thống luôn mong muốn sao cho sử dụng càng ít độ rộng băng
tần càng tốt. Với các hệ thống điều chế biên độ (AM: Amplitude Modulation)
thì độ rộng băng tần tối thiểu cần thiết để phát một nguồn tín hiệu tương tự
gấp 2 lần độ rộng băng tần của nguồn tin. Ở các hệ thống điều tần (FM:
Frequency Modulation) độ rộng băng tần có thể bằng vài lần độ rộng băng tần
nguồn, phụ thuộc vào chỉ số điều chế. Với tín hiệu số, độ rộng băng tần cần
thiết có cùng giá trị với tốc độ bít của nguồn và nó phụ thuộc vào dạng điều
chế (M-PSK).
Với các hệ thống thông tin trải phổ, độ rộng băng tần của tín hiệu được
mở rộng, thông thường lớn hơn hàng trăm lần trước khi phát. Như vậy, có thể
thấy với hệ thống trải phổ nếu số người sử dụng càng ít và cực đoan nhất là chỉ
có một người sử dụng thì rõ ràng là rất lãng phí băng thông, tức là hiệu quả sử
dụng phổ tần không cao. Tuy nhiên khi số người sử dụng tăng, lúc này nhiều
người có thể sử dụng chung một băng tần thì hiệu quả sử dụng băng tần sẽ tăng
lên. Nguyên lí chung của hệ thống trải phổ như sau: ở phía phát phổ của tín hiệu
phát sẽ được trải rộng đến độ rộng băng tần cần thiết và bộ điều chế sẽ chuyển
phổ này đến dải tần được cấp phát cho truyền dẫn. Sau đó tín hiệu đã được điều
chế được khuếch đại và được phát ra kênh truyền dẫn. Trong quá trình truyền
trên kênh truyền sẽ chịu ảnh hưởng của tạp âm, nhiễu, suy hao công xuất tín
hiệu … Ở phía máy thu tín hiệu sẽ được khôi phục lại như ban đầu bằng cách
7
biến đổi ngược lại so với phía phát: giải điều chế tín hiệu thu, giải trải phổ, giải
mã …Một hệ thống sẽ được coi là trải phổ nếu thỏa mãn:
- Tín hiệu được phát chiếm độ rộng băng tần lớn hơn độ rộng
băng tần tối thiểu cần để phát thông tin.
- Trải phổ được thực hiện bằng một mã độc lập với số liệu.
Có 3 hệ thống trải phổ cơ bản:
i) Trải phổ chuỗi trực tiếp (DS/SS: Direct Sequence/Spread Spetrum): hệ
thống này trải phổ bằng cách nhân tín hiệu nguồn với một tín giả ngẫu nhiên.
ii) Trải phổ nhẩy tần (FH/SS: Frequency Hopping/Spread Spectrum).
Hệ thống này trải phổ bằng cách nhẩy tần số sóng mang trên một tập lớn các
tần số. Mẫu nhẩy tần có dạng giả ngẫu nhiên.
iii) Trải phổ nhẩy thời gian (TH/SS: Time Hopping/ Spread Spectrum).
Trong hệ thống này một khối các bít số liệu được nén và được phát ngắt quãng
trong một hay nhiều khe thời gian trong một khung chứa một số lượng lớn các
khe thời gian. Một mẫu nhẩy thời gian sẽ xác định các khe thời gian nào được
sử dụng để truyền dẫn trong mỗi khung.
Ngoài ra còn có các hệ thống lai ghép từ các hệ thống nói trên:
- Hệ thống nhẩy tần/chuỗi trực tiếp (FH/DS: Frequency Hopping/
Direct Sequence).
- Hệ thống nhẩy tần/thời gian (TFH: Time Frequency Hopping).
- Hệ thống nhẩy thời gian/chuỗi trực tiếp (TH/DS: Time Hopping/
Direct Sequence).
- Hệ thống nhẩy thời gian – tần số/chuỗi trực tiếp (TFH/DS: Time
Frequency Hopping/ Direct Sequence).
Các hệ thống trải phổ nêu trên tùy vào mục đích sử dụng sẽ có những
ưu nhược điểm riêng. Việc trình bày cụ thể từng phương pháp sẽ rất dài dòng
8
tuy nhiên với hệ thống UMTS sẽ sử dụng kĩ thuật trải phổ chuỗi trực tiếp
DS/SS và cụ thể phương pháp này như thế nào sẽ được trình bày ở phần dưới.
Nhưng trước khi xét cụ thể hệ thống DS/SS ta cần tìm hiểu về nguyên lí
CDMA trước.
1.2.2 Đa truy nhập phân chia theo mã CDMA
Đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA: Code Division Multiple
Access) là phương pháp mà ở đó nhiều người sử dụng có thể sử dụng chung
một tài nguyên vô tuyến, hay nói cách khác là tất cả mọi người dùng đều phát
trong băng tần RF (Radio Frequency), mọi người dùng khác nhau được phân
biệt với nhau nhờ sử dụng các mã trực giao.
Trong hệ thống sử dụng kĩ thuật trải phổ chuỗi trực tiếp DS/SS mỗi
người sử dụng khác nhau sẽ được gán một mã giả ngẫu nhiên hay giả tạp âm
(PN: Pseudo Noise) có thuộc tính tương quan chéo thấp, do vậy nhiều người có
thể sử dụng chung một băng tần rộng. Các tín hiệu từ những người sử dụng
khác nhau trở thành nhiễu giống như tạp âm, do tương quan chéo nên mức
nhiễu này là nhỏ. Vì vậy, có thể thấy số người sử dụng mà hệ thống này cho
phép sẽ phụ thuộc tỉ số tín hiệu trên tạp âm (SNR: Signal Noise Ratio) cho phép
và tùy vào yêu cầu của hệ thống sẽ có một tỉ số cụ thể, ngoài ra cũng có thể dễ
dàng nhận ra số người sử dụng còn phụ thuộc vào độ dài của mã trực giao.
Để rõ hơn thì ta xét cụ thể 3 phương pháp đa truy nhập điển hình FDMA
(Frequency Division Multiple Access), TDMA (Time Division Multiple
Access) và CDMA. Ở hai hệ thống FDMA và TDMA số người sử dụng cực đại
phụ thuộc vào số kênh vật lí mà nhà cung cấp có, tức là số người sử dụng cực
đại không thể lớn hơn được số khe thời gian hay số băng tần. Nhưng với hệ
thống CDMA thì lại khác số người sử dụng cực đại không phải là một con số rõ
ràng mà nó phụ thuộc vào tỉ số SNR. Khi số người sử dụng càng tăng thì chất
9
lượng của tín hiệu giảm dần cho đến khi không thể tiếp nhận được nữa. Mô
hình mô tả các phương pháp đa truy nhập như trên hình 2.3.
Hình 1.2. Các phương pháp đa truy nhập FDMA, TDMA, CDMA.
Trong hệ thống DS/SS tín hiệu băng gốc sau điều chế (với hệ thống
UMTS và GSM sử dụng chung một phương pháp điều chế là 4-PSK) được trải
rộng băng cách nhân với một chỗi giả ngẫu nhiên PN hay được gọi là mã trải
phổ. Tín hiệu sau trải phổ có mật độ phổ công suất PSD (Power Spectral
Densty) thấp được đo bằng W/Hz. Lúc này tín hiệu thể hiện gần giống như
một tạp âm nền và ít gây nhiễu. Chỉ có máy thu biết được mã trải phổ PN thì
mới giải được trải phổ từ đó giải mã ra được thông tin cần thiết. Do các tín
hiệu trải phổ sử dụng chung một băng tần sẽ gây ra xuyên nhiễu lần nhau.
Nhưng các mã PN này có tính tương quan chéo thấp và trực giao với nhau cho
nên hàm tương quan chéo hầu như bằng không. Do vậy mặc dù sử dụng chung
tần số nhưng ảnh hưởng nhiễu là không nghiêm trọng. Song cũng có thể nhận
thấy khi số người sử dụng tăng thì mức nhiễu nền tăng dẫn đến hiệu năng sử
dụng của hệ thống sẽ giảm.
10
Hình 1.3. Mô hình trải phổ và giải trải phổ DS/SS.
1.3 Thông tin di động thế hệ 3 và UMTS
1.3.1 Giới thiệu các hệ thống 3G
1.3.1.1 Các tiêu chí của thông tin di động thế hệ 3
Sử dụng dải tần quy định quốc tế 2GHz như sau :
- UL : 1885-2025 GHz.
- DL : 2110-2200 GHz.
Là hệ thống thông tin di động toàn cầu có tính tích hợp cao :
- Tích hợp các mạng thông tin vô tuyến và hữu tuyến.
- Tương tác cho mọi loại hình dịch vụ viễn thông.
Sử dụng khai thác trong các môi trường khác nhau :
- Indoor trong nhà.
- Outdoor ngoài đường.
- Di chuyển.
- Vệ tinh.
Có thể hỗ trợ các dịch vụ như :
- Đảm bảo chuyển mạng quốc tế.
- Đảm bảo các dịch vụ đa phương tiện đồng thời như thoại, data.
11
Dễ dàng hỗ trợ các dịch vụ mới xuất hiện : môi trường hoạt động của
IMT-2000 được chia làm 4 khu cơ bản với tốc độ bít R
b
khác nhau như sau.
- Khu vực 1 : indoor, ô pico, R
b
≤ 2 Mbps.
- Khu vực 2 : outdoor, ô micro, R
b
≤ 384 Kbps.
- Khu vực 3 : outdoor, ô macro, R
b
≤ 144 Kbps.
- Khu vưc 4 : toàn cầu, R
b
= 9.6 Kbps.
Bảng 1.1. Phân loại các dịch vụ của IMT 2000.
Kiểu Phân loại Dịch vụ chi tiết
Di
động
Dịch vụ di
động
- Di động đầu cuối, di động cá nhân, di động dịch vụ
Dịch vụ
thông tin
định vị
- Theo dõi di động, theo dõi di động thông minh
Viễn
thông
Dịch vụ âm
thanh
- Âm thanh chất lượng cao
- Truyền thanh AM
- Truyền thanh FM
Dịch vụ số
liệu
- Tốc độ trung bình : 64-144 Kbps
- Tốc độ tương đối cao: 144 Kbps-2 Mbps
- Tốc độ cao: ≥ 2 Mbps
Dịch vụ đa
phương tiện
- Video: 384 Kbps
- Hình động: 384 Kbps- 2 Mbps
- Hình chuyển động thời gian thực: ≥ 2 Mbps
Internet Internet đơn
giản
- Truy cập WEB: 384 Kbps- 2 Mbps
Internet thời
gian thực
- Truy cập Internet : 384 Kbps- 2 Mbps
Internet đa
phương tiện
- Website đa phương tiện thời gian thực: ≥ 2 Mbps
1.3.1.2 Các công nghệ sử dụng trong thông tin di động thế hệ 3
► W-CDMA
12
Có các tính năng cơ sở sau:
- Sử dụng kĩ thuật trải phổ DS/CDMA băng rộng, với độ rộng
băng là 5 MHz.
- Lớp vật lí linh hoạt tích hợp tất cả các tốc độ bít trên một sóng
mang.
- Hệ số tái sử dụng tần số bằng 1.
Ngoài ra công nghệ này còn có các tính năng tăng cường sau:
- Phân tập phát.
- Hỗ trợ Antenna thích nghi.
- Hỗ trợ các cấu trúc thu tiên tiến.
W-CDMA là chuẩn thông tin di động thế hệ 3 do châu Âu đề xuất và đi
lên từ GSM có lớp vật lí linh hoạt trong việc hỗ trợ các loại hình dịch vụ khác
nhau đặc biệt là các dịch vụ tốc độ bít thấp và tốc độ bít trung bình, sử dụng
nhiều công nghệ tiên tiến do đó nó được sử dụng rất rộng rãi.
Tuy nhiên W-CDMA cũng có nhược điểm là hệ thống không cấp phép
trong băng TDD với phát thu liên tục. Công nghệ W-CDMA không tạo điều
kiện cho các kĩ thuật chống nhiễu ở các phương tiện làm việc như máy điện
thoại không dây.
► W-TDMA
Có các tính năng cơ sở sau :
- Cân bằng thích ứng bằng các chuỗi hướng dẫn trong các cụm
TDMA.
- Trung bình nhiễu giao thoa băng nhẩy tần (frequency
hopping).
- Thích ứng đường truyền.
13
- Có hại kiểu cụm với các tốc độ dài 1/16 và 1/64 cho tốc độ số
liệu cao và thấp.
- Kích thước tái sử dụng tần số thấp.
Các tính năng tăng cường :
- Triệt nhiễu giao thoa giữa các ô.
- Hỗ trợ Antenna thích nghi.
- Khai thác TDD.
- Các bộ cân bằng ít phức tạp cho các phương tiện phân tán trễ
lớn.
Hệ thống này có nhược điểm là ở vùng dịch vụ tốc độ bít thấp (thoại
chẳng hạn) vì thời gian tối thiểu của khe chỉ là 1/64 khung nên giá trị đỉnh
công suất rất cao hoặc mức công suất phát trung bính rất thấp đòi hỏi với dịch
vụ thoại cần phải có một tùy chọn băng hẹp đi kèm.
► TDMA/CDMA băng rộng
Có các tính năng cơ sở sau:
- Phân cách tần số 1.6 MHz.
- Cấu trúc cụm chứa đoạn giữa để đánh giá kênh.
- Khái niệm CDMA được áp dụng trên nền cấu trúc TDMA.
- Giảm nhiễu giao thoa nội ô bằng cách sử dụng tách tín hiệu đa
người dùng trong một khe trên cùng sóng mang.
- Hệ số tái sử dụng tần số bằng 3.
- Có tính năng nhẩy tần.
- Triệt nhiễu giao thoa giữa các ô.
- Hỗ trợ Antenna thích nghi.
- Hoạt động ở chế độ TDD.
- Gián kênh động.
14
Hệ thống này có nhược điểm là máy thu phức tạp nên giá thành của
thiết bị đầu cuối sẽ tăng và không thích hợp cho dùng công cộng.
► OFDMA
Có các tính năng cơ sở sau:
- Hoạt động với nhẩy tần chậm kết hợp với ghép kênh TDMA
và OFDMA.
- Mỗi tín hiệu OFDMA có khe băng tần 100 KHz.
- Tốc độ cao đạt bằng cách ấn định một số khe băng để tạo nên
băng rộng.
- Phân tập thực hiện bằng cách chia thông tin cho các khe băng
ở các sóng mang khác nhau.
Các tính năng tăng cường như sau:
- Phân tập phát.
- Tách tín hiệu đa người sử dụng để loại bỏ nhiễu.
- Hỗ trợ Antenna thích nghi.
Hệ thống này có nhược điểm là ở đường lên, đường bao của tín hiệu
tổng bị thay đổi cho nên khó thiết kế bộ khuếch đại công suất.
Tuy nhiên kĩ thuật này cùng được đề xuất sử dụng trong hệ thống
Wimax.
► ODMA
Đây thực chất là một phương thức chuyển tiếp chứ không thuần túy là
một phương thức đa truy nhập. Kĩ thuật này cho phép một máy di động nằm
ngoài vùng phủ sóng của một Cell có thể phát các gói đên BTS bằng cách
chuyển tiếp thông qua một máy di động khác.
15
ODMA được xem xét sử dụng cho chế độ TDD với phát thu trên cùng
một tần số. Hiện nay ODMA đã được kết hợp vào W-CDMA để nhằm mục
đích tăng cường vùng phủ sóng cho W – CDMA.
1.3.2 Giới thiệu hệ thống UMTS
1.3.2.1 Lộ trình phát triển từ thông tin di động thế hệ 2 GSM sang UMTS
Hình 1.4. Lộ trình phát triển từ GSM lên UMTS.
Các mạng di động GSM ở Việt Nam hiện nay hầu hết đang ở giai đoạn
hai cộng GPRS với tốc độ truyền số liệu tối đa lên tới 115.2 Kbps, ngoại trừ
Mobile phone đã triển khai EDGE với tốc độ tối đa lên tới 384 Kbps.
GPRS là viết tắt của General Packet Ratio Sevice (dịch vụ vô tuyến gói
chung) được đưa ra nhằm hỗ trợ dịch vụ số liệu gói tốc độ cao cho hệ thống
GSM hiện có. GPRS có một ưu điểm đó là sử dụng chuyển mạch gói. Dẫn đến
nhiều người sử dụng có thể sử dụng chung một tài nguyên vô tuyến do vậy
hiệu suất sử dụng tài nguyên vô tuyến rất cao. Với GPRS, một máy di động
bất kì, tương ứng là người sử dụng, chỉ dành được tài nguyên vô tuyến khi nó
có số liệu cần phát và tại các thời điểm khác nhau những người sử dụng khác
nhau có thể sử dụng chung một tài nguyên vô tuyến.
Một người sử dụng GPRS khi có yêu cầu truyền số liệu sẽ được cấp cho
các khe thời gian (TS) tùy thuộc vào số liệu cần truyền là nhiều hay ít nếu ít
được cấp 1TS, 2TS, … có thể lên tới 8TS tức là tương đương với 1 sóng mang
GSM do vậy tốc độ truyền số liệu cao nhất có thể lên tới 115.2 Kbps.
16
HSCS
D
EDGEGPRS UMTSGS
M
1.3.2.2 Mô hình tổng quát của hệ thống viễn thông di động toàn cầu UMTS
Do UMTS là sự phát triển từ GSM thế hệ 2 sang thông tin di động thế
hệ 3 cho nên một yêu cầu cơ bản của nó là phải tận dụng triệt để các cơ sở vật
chất sẵn có, bên cạnh việc khai thác hiệu quả các tiện ích mà nó đem lại thì
cũng phải đáp ứng tốt và tốt hơn nữa các dịch vụ cơ bản sẵn có của nó để có
thể đáp ứng được với nhiều loại hình người sử dụng có mức thu nhập khác
nhau. Dưới đây là một mô hình của mạng UMTS chồng lấn lên GSM do
3GPP phát hành.
Hình 1.5. Mô hình mạng UMTS do 3GPP phát hành 1999.
Có thể thấy mạng chia làm 2 phần :
- Mạng lõi (NC-Network Core): gồm các trung tâm chuyển mạch
di động (MSC-Mobile Switching Centrer), các nút hỗ trợ chuyển mạch gói
17
phục vụ (SGSN-Serving General Packet Service Support Node), các kênh
thoại và các kênh số liệu chuyển mạch gói được kết nối với các mạng ngoài
qua các trung tâm chuyển mạch kênh, nút chuyển mạch gói cổng (GMSC-
Gateway Mobile Switching Centrer) và điểm hỗ trợ GPRS cổng (GGSN-
Gateway GPRS Support Node). Để kết nối trung tâm chuyển mạch kênh với
mạng ngoài cần có thêm phần tử làm chức năng tương tác mạng (IWF). Ngoài
ra mạng lõi không thể thiếu được các cơ sở dữ liệu cần thiết cho mạng di động
như bộ ghi định vị thường trú (HLR), trung tâm nhận thực (AUC), bộ ghi
nhận dang thiết bị (EIR).
- Mạng truy nhập vô tuyến UTRAN: gồm bộ điều khiển mạng vô tuyến
(RNC-Radio Netwwork Controller) đóng vai trò như bộ điều khiển trạm gốc
(BSC) ở các mạng thông tin di động, nút B đóng vai trò như trạm thu phát gốc
(BTS) ở các mạng thông tin di động và thiết bị đầu cuối người sử dụng (UE-
User Equipment).
Riêng về UE, thực chất đây chính là các MS. Do mạng UMTS là sự
phát triển kế tiếp của mạng GSM/GPRS cho nên thông thường máy di động
phải hỗ trợ đồng thời cả hai mạng này. Giao diện giữa UE và mạng được gọi
là giao diện Uu (tương tự như giao diện Um của GSM/GPRS).
Trong quy định của 3GPP thì trạm gốc được coi là nút B được nối đến
bộ điều khiển mạng vô tuyến (RNC) có chức năng điều khiển các tài nguyên
vô tuyến của các nút B được nối với nó. RNC đóng vai trò như là bộ điều
khiển trạm gốc của GSM/GPRS. Giao diện giữa nút B và RNC được gọi là
giao diện IuB. Giao diện này có tính mở, nghĩa là nó có thể nối nút B của một
nhà sản xuất này với RNC của nhà sản xuất khác. RNC kết hợp với các nút B
nối với nó được gọi là hệ thống con mạng vô tuyến (RNS-Radio Network
Subsystem).
18
Khác với GSM, các RNC không nối với nhau. Trong mạng truy nhập vô
tuyến của UMTS (UTRAN) có cả giao diện giữa các RNC và giao diện này
được gọi là giao diện Iur, có tác dụng hỗ trợ tính di động giữa các RNC và
chuyển giao giữa các nút B nối đến các RNC khác nhau. Báo hiệu Iur hỗ trợ
chuyển giao.
UTRAN được nối đến mạng lõi qua giao diện Iu. Giao diện Iu có hai
phần tử khác nhau là Iu-CS và Iu-PS. Giao diện Iu-CS là giao diện nối giữa
RNC với MSC/VLR (bộ ghi định vị tạm trú), giao diện Iu-PS là giao diện nối
giữa RNC đển một nút hỗ trợ chuyển mạch gói phục vụ (SGSN).
Trong hầu hết các sản phẩm của các nhà sản xuất thì nhiều phần tử
mạng được nâng cấp để hỗ trợ đồng thời GSM/GPRS và UMTS. Các phần tử
mạng này gồm có MSC/VLR, HLR, SGSN và GGSN. Đối với nhiều nhà sản
xuất, trạm gốc được triển khai cho GSM/GPRS đã được thiết kế sẵn để có thể
nâng cấp hỗ trợ cho cả GSM và UMTS. Nhưng GSM/BSC sẽ khác so với
UMTS/RNC vì chúng có yêu cầu giao diện và các chức năng khác nhau (ví dụ
như chuyển giao mềm).
Mô hình 2.2 chỉ là tham khảo, cho đến nay 3GPP đã cho ra nhiều mô
hình khác nhưng nguyên lí chung thì không thay đổi và một trong những mục
tiêu của UMTS là tiến tời một mạng đa phương tiện IP. Lúc này mô hình của
một cuộc gọi sẽ hoàn toàn thay đổi. Ở đó cả tiếng và số liệu được xử lí giống
nhau trên toàn bộ đường truyền từ đầu cuối đến đầu cuối.
1.4 Khái niệm dung lượng và nhu cầu tăng dung lượng
1.4.1 Khái niệm dung lượng
Với các hệ thống thông tin di động thông thường người ta hay quan tâm
đến số cuộc gọi đồng thời có thể thực hiện được hay tốc độ truyền số liệu là
bao nhiêu Kbps. Ở các hệ thống FDMA (Frequency Division Multiple
19
Access), TDMA (Time Division Multiple Access) thì số người sử dụng cực
đại phụ thuộc vào số kênh vật lí mà nhà cung cấp có, tức là số người sử dụng
cực đại không thể lớn hơn được số khe thời gian hay số băng tần.
Xét với hệ thống GSM/GPRS dung lượng của hệ thống phụ thuộc vào
số kênh sóng mang mà hệ thống đó có, mỗi một kênh sóng mang được chia
làm 8 khe thời gian được gọi là TS (Time Slot: Khe thời gian) và mỗi một
người sử dụng dịch vụ thoại sẽ được cấp một khe thời gian để thực hiện truyền
tin; còn đối với dịch vụ truyền số liệu thì tốc độ chuyền số liệu phụ thuộc vào
số khe thời gian mà người sử dụng được cấp thông qua hệ thống đặt chỗ
Slotted Aloha và hệ thống hỗ trợ cả đặt chỗ cả đơn và đa khe. Nếu như số liệu
cần truyền là ít thì người sử dụng được cấp một khe thời gian, nêu nhiều hơn
thì được cấp 2 khe và cuối cùng là nó có thế cấp tới 8 khe thời gian mà hệ
thống có. Như vậy là có tồn tại một giới hạn cứng với các hệ thống GSM dung
lượng của hệ thống nói ở trên là chưa kể đến việc tái sử dụng tần số, hay việc
phải mất mát các khe thời gian cho việc truyền các kênh quảng bá.
Còn với hệ thống CDMA thì lại khác, số người sử dụng cực đại không
phải là một con số rõ ràng mà nó phụ thuộc vào tỉ số SNR. Khi số người sử
dụng càng tăng thì chất lượng của tín hiệu giảm dần cho đến khi không thể
tiếp nhận được nữa.
Hệ thống UMTS mặc dù là sự phát triển kế tiếp của hệ thống
GSM/GPRS nhưng việc tính toán dung lượng của hệ thống hoàn toàn khác
biệt. Dung lượng của hệ thống UMTS sẽ được tính toán có phần nào đó rất
giống với hệ thống DS/CDMA. Để xét dung lượng của hệ thống UMTS trước
hết ta sẽ thực hiện trình bày các yếu tố ảnh hưởng tới dung lượng của hệ
thống ở phần dưới đây.
20
1.4.2 Nhu cầu và khả năng tăng dung lượng
Như đã trình bày ở phần trước khi hệ thống 1G ra đời nó có một nhược
điểm chính đó là dung lượng rất thấp cho dịch vụ thoại chưa có các dịch vụ số
liệu trong khi đó nhu cầu sử dụng của con người ngày càng tăng vì thế người
ta xây dựng hệ thống 2G. Hiện nay hệ thống 2G đang được sử dụng và có
dung lượng khá cao cho dịch vụ thoại nhưng khi số lượng thuê bao tăng
thường hay xảy ra tắc nghẽn mạng không thể thực hiện cuộc gọi được. Bên
cạnh đó, do hệ thống thực hiện phân kênh cố định và để đảm bảo tránh gây
nhiễu giữa các kênh thì kích thước của Cluster không thể bằng 1hay không
bao giờ đạt được tái sử dụng tần số bằng 1vì vâậy hiệu quả sử dụng phổ tần
không cao và ở dịch vụ số liệu tốc độ truyền còn rất thấp.
Để làm rõ hơn ta xét hệ thống 2G GSM cung cấp cả dịch vụ thoại và số
liệu trên cơ sở chuyển mạch kênh. Với dịch vụ truyền số liệu GSM chỉ hỗ trợ
tốc độ truyền số liệu cao nhất là 9.6 Kbps tốc độ số liệu thấp này chỉ phù hợp
cho Internet ở giai đoạn trước. Hiện nay do tốc độ truyền số liệu cao của
Internet, cho nên cần phải có một giải pháp đảm bảo cho các dịch vụ truyền số
liệu trên cơ sở gói hiệu quả hơn. Hệ thống GPRS ra đời, về mặt lí thuyết
GPRS có thể hỗ trợ tới tốc độ Bít cao nhất lên tới 115.2 Kbps. Nhưng đó là
trên lí thuyết, trên thực tế do khi truyền nó phải dành ra một phần dung lượng
cho việc hiệu chỉnh lỗi trên giao diện vô tuyến nên thực tế tốc độ mà các mạng
đạt được chỉ vào khoảng 40 Kbps – 50 Kbps. Với tốc độ như thế này thì chưa
thể nào có thế đáp ứng được các dịch vụ đa phương tiện. Một giải pháp được
đưa ra để tăng cường dung lượng cho thông tin di động là EDGE (Enhandced
Data Rates for GSM Evolution: Các tốc độ số liệu tăng cường để phát triển
GSM) trước đây công nghệ này được đề xuất để sử dụng như là một bộ phận
phát triển của mạng IS – 136 TDMA.Thực tế tại Việt Nam đã ứng dụng công
21
nghệ EDGE với nhà cung cấp dịch vụ là Mobile Phone, nhưng hiệu quả đạt
được không cao . Do vậy, vấn đề lớn nhất của nó là ở chỗ là không có nhiều
thiết bị đầu cuối hỗ trợ chuẩn này và giá thành lại khá cao . Trong khi đó với
một số tiền tương tự người ta có thể sử dụng các dịch vụ truyền số liệu với tốc
độ cao hơn rất nhiều lần. Mục tiêu chính của EDGE là tăng cường các khả
năng cho qua số liệu của mạng GSM/GPRS nó vẫn sử dụng độ rộng băng tần
là 200 KHz và 8 khe thời gian nhưng vấn đề là ở chỗ thay vì sử dụng sơ đồ
điều chế khóa chuyển pha Gauss cực tiểu ở GSM (thực chất đây chính là 4–
PSK ) sang sơ đồ điều chế 8– PSK nhờ vậy mà tốc độ của EDGE có thể tăng
lên tới 384 Kbps. Tốc độ như trên là cao, song nó chưa đạt được yêu cầu dung
lượng của hệ thống 3G (2Mbps).
Như vậy có thể thấy việc thay đổi phương pháp điều chế đã làm tăng
hiệu quả sử dụng phổ tần hay nói cách khác nó đã làm tăng dung lượng của hệ
thống lên đáng kể. Nếu nhìn xa hơn có thể thấy việc sử dụng các phương pháp
điều chế nhiều trạng thái như là 32–QAM, 64–QAM, 256–QAM, … thì hiệu
quả sử dụng phổ còn cao hơn nữa. Hiện nay đã có sơ đồ điều chế 1024–QAM
(ở trong phòng thí nghiệm, chưa có ở dạng thương phẩm), ở đây không xét
đến những nhược điểm mà các phương pháp điều chế nhiều trạng thái đem lại.
Khi đời sống của con người ngày càng tăng thì nhu cầu cho các dịch vụ
đa phương tiện tăng lên đáng kể. Song các ứng dụng băng hẹp GPRS, EDGE
tốc độ truyền số liệu đã khá cao nhưng vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu khách
hàng, bên cạnh đó dung lượng cho dịch vụ cơ bản là dịch vụ thoại vẫn còn hạn
chế do giới hạn cứng ở các hệ thống này. Một phương án tăng cường dung
lượng cho hệ thống GSM/GPRS đó là xin thêm tần số sóng mang. Vì thực tế
cho thấy ban đầu các hệ thống GSM ở Việt Nam đều sử dụng băng tần 900
MHz nhưng chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào khai thác số lượng khách hàng
22
tăng quá nhanh cho nên các mạng đã phải dùng đến băng tần 1800 MHz, đấy là
chưa kể khi các mạng mới ra đời thì vấn đề phổ tần càng trở nên bức thiết.
Nhưng đó dù sao vẫn chỉ là ứng dụng băng hẹp chủ yếu cho dịch vụ thoại, còn
yêu cầu cho các dịch vụ đa phương tiện trên di động phải sử dụng các ứng dụng
băng rộng. Để thực hiện điều này người ta xây dựng lên các hệ thống băng rộng
3G có dung lượng cao đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng.
Trên thực tế có nhiều chuẩn băng rộng 3G khác nhau như là CDMA
2000, UMTS, Wimax, … Với hệ thống UMTS đang xét có một vấn đề đặt ra
là để triển khai được UMTS thì nhà khai thác phải có được phổ tần của
UMTS. Với một số nước phổ tần được bán đấu giá cho người trả giá cao nhất,
ở đó các nhà khai thác phải trả nhiều tỉ USD để được sử dụng một đoạn phổ
tần của UMTS. Sau khi đã nhận được phổ tần, các nhà khai thác mạng phải
xây dựng một mạng vô tuyến hoàn toàn mới. Còn đối với Việt Nam thì phổ
tần của UMTS sẽ được cấp thông qua thi tuyển, nếu như mạng nào đáp ứng
được đầy đủ các yêu cầu đặt ra thì sẽ được cấp phép. Theo như thông tin từ Bộ
Thông tin và Truyền thông chỉ có 4 giấy phép 3G được cấp, mặt khác ở nước
ta các mạng đăng kí thi tuyển 3G thì đều đã có trong tay một mạng 2G. Việc
triển khai 3G mang lại các tiện ích cho người sử dụng đã là một tương lai gần
và chắc chắn rằng khi thấy được tiện ích mà 3G đem lại thì số lượng thuê bao
sẽ tăng lên như vậy nhu cầu về dung lượng sẽ lại là một vấn đề được quan tâm
như các hệ thống 2G đang diễn ra. Việc nghiên cứu trước các giải pháp tăng
cường dung lượng cho 3G mà cụ thể là UMTS là một đòi hỏi quan trọng.
23
Chương 2
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI DUNG LƯỢNG
2.1 Giới thiệu
Khi tiến hành triển khai mạng UMTS các nhà cung cấp dịch vụ thông
thường phải tiến hành quy hoạch mạng UMTS trước, dựa trên các yêu cầu của
các thông số được thiết lập. Một trong những thông số quan tâm hàng đầu của
nhà cung cấp dịch vụ là dung lượng của hệ thống cho nên khi tiến hành quy
hoạch mạng thông số này người ta hay dựa trên dự báo các yếu tố như là: sự
phát triển kinh tế xã hội, thu nhập bình quân trên đầu người, mật độ dịch vụ
điện thoại di động (gồm cả các thuê bao di động thế hệ 2 và các nhà cung cấp
3G khác nữa), số lần truy nhập Internet trung bình và các số liệu tương tự
khác của thị trường cần phục vụ. Việc quy hoạch này hay được sử dụng bằng
các công cụ phần mềm quy hoạch và kết quả cuối cùng là phải đưa ra được số
trạm BTS, dự tính được lưu lượng, vị trí của các trạm BTS, bản đồ phủ
sóng Dung lượng và vùng phủ sóng sau khi quy hoạch phải được phân tích
chi tiết cho từng ô. Tuy nhiên sau khi mạng đi vào hoạt động sẽ cho thấy một
kết quả là không thể hoặc không tối ưu khi triển khai hệ thống giống như quy
hoạch. Lí do là các công cụ phần mềm và việc tính toán không thể lường hết
được các yếu tố đột biến như là xu thế của người dùng, sự thay đổi bất ngờ
thói quen của người sử dụng … Nếu như giai đoạn đầu việc phân tích dung
lượng cho một ô (có tính đến cả dự phòng cho tương lai) là đủ, thậm chỉ còn
thừa, nhưng một xu hướng tất yếu số người sử dụng chắc chắn sẽ tăng, điều
này cũng có thể thấy rõ trong các mạng 2G GSM ở nước ta, cho nên việc phải
tính đến các biện pháp tăng cường dung lượng cho hệ thống là điều cực kì cần
24
thiết nó ảnh hưởng đến niềm tin của người sử dụng, uy tín của nhà cung cấp
dịch vụ.
Do nội dung của đồ án là thực hiện nghiên cứu phương pháp tăng
cường dung lượng cho UMTS cho nên ở phần trình bày này học viên chỉ tập
trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới dung lượng của hệ thống UMTS.
Hệ thống UMTS sử dụng kĩ thuật trải phổ CDMA băng rộng cho nên tín hiệu
của người dùng sẽ chịu ảnh hưởng nhiều từ những người sử dụng khác được
gọi là nhiễu. Ta sẽ xét cụ thể các yếu tố ảnh hưởng tới dung lượng của hệ
thống ở phần dưới.
2.2 Quỹ đường truyền – ảnh hưởng của nhiễu
Quỹ đường truyền là cân đối toàn bộ công suất phát, cũng như khuếch
đại của các phần tử trên đường truyền với tổn hao gây ra do các phần tử đường
truyền cùng với dự trữ fading đường truyền để nhận được công suất thu tại
máy thu (độ dự trữ fading: là mức tín hiệu thu được có thể bị sụt đi so với mức
tín hiệu thu được khi không có fading trước khi hệ thống không còn làm việc
đúng
0
( ) ( )
m m m
F W dB W dB= −
: với
m
F
là độ dự trữ fading,
0
( )
m
W dB
là mức tín
hiệu thu được không có fading,
( )
m
W dB
là mức tín hiệu thu được thực tế thấp
nhất trước lúc hệ thống không còn hoạt động đúng). Công suất thu này phải đủ
lớn để đảm bảo tỉ số tín hiệu trên tạp âm yêu cầu ở máy thu
'
( )
b
rev
o
E
N
, để máy
thu có thể khôi phục lại thông tin phát đạt chất lượng yêu cầu. Tổn hao cực đại
đáp ứng điều kiện này gọi là tổn hao cực đại cho phép. Tổn hao này cần phải
được xem xét ở cả đường xuống và đường lên. Như vậy, khi phân tích quỹ
đường truyền ở hệ thống UMTS ta cần quan tâm đến các thông số quan trọng
sau đây.
- Dự trữ nhiễu:
25