Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh phát triển năng khiếu môn bóng đá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.13 MB, 12 trang )

“ Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh phát triển năng khiếu môn bóng đá”.

I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
Trong thời điểm hiện nay đối với học sinh ở địa bàn thị trấn hầu như các em đa
số là con gia đình công nhân viên chức và người lao động. Cha mẹ các em chỉ đưa
các em tới các lớp học, chưa có điều kiện, quan tâm đưa các em tới sân chơi thể
thao ở các trung tâm, không được tập luyện thể dục thể thao hằng ngày, không thể
hiện được năng khiếu của mình như: môn bóng đá.
Trong trường học hầu như không có thời gian nhiều để các em tập luyện chỉ tận
dụng những khoảng thời gian đầu giờ học, giờ ra chơi để tự vui chơi với nhau mang
tính tự phát không có bài bản, không đúng luật…
Sau thời gian giảng dạy và tiếp xúc với học sinh tôi thấy đa số, các em rất thích
đá bóng, các em thường chơi đá bóng vào những giờ chơi, đa số các em đá theo
cách đá của mình, chưa nắm được kĩ thuật chơi bóng và luật môn bóng đá. Ngay
khi đó tôi đã phối hợp với trung tâm văn hóa huyện và ban giám hiệu nhà trường
thành lập ngay câu lạc bộ nhóm chuyên bóng đá trong trường học. Tôi đã khảo sát,
kiểm tra tuyển chọn những học sinh có năng khiếu vào câu lạc bộ ở 3 khối của
trường khối 3,4,5 và kết quả khảo sát các em hầu như không thực hiện được hết yêu
cầu của bài kiểm tra trên.
Trước thực trạng trên, với nhiệm vụ được nhà trường phân công trong năm học
2017 – 2018 tôi quyết định đề tài “Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh phát triển
năng khiếu môn bóng đá” để các em đạt được hiệu quả tốt hơn.
II. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT
Từ thực tế của trường tôi thấy mình cần trang bị giúp cho các em một số kinh
nghiệm về bài tập bóng đá cơ bản để cho các em phát triển năng khiếu của mình.
Tạo cho các em có niềm say mê, hứng thú trong khi thực hiện, nắm vững nội dung,
thực hiện các động tác một cách hoàn hảo. Bằng khả năng và lòng nhiệt huyết của

Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân

Trang 1




“ Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh phát triển năng khiếu môn bóng đá”.

mình tôi đã áp dụng một số bài tập để giúp học sinh phát triển năng khiếu đá bóng
của mình như:
- Đầu tiên giúp các em nắm một số Luật cơ bản về môn bóng đá mini ở Tiểu
học.
- Bài tập chuyền bóng và khống chế bóng.
- Bài tập dẫn bóng.
- Bài tập sút bóng (lòng bàn chân, mu chính diện…).
- Bài tập đánh đầu.
- Bài tập bổ trợ.
- Bài tập phòng ngự.
- Bài tập thủ môn.
III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
Đối với nhóm chuyên mới tham gia tập luyện chưa nắm vững kĩ thuật bóng đá
và trình độ kĩ năng năng khiếu của các em khác nhau, việc lựa chọn bài tập phù hợp
với từng đối tượng, lứa tuổi và khả năng tiếp thu của học sinh rất quan trọng.
Trong tập luyện có rất nhiều bài tập giáo viên phải lựa chọn bài tập phù hợp
nhưng quan trọng trong tập luyện giáo viên phải truyền thụ cho học sinh bằng cả
cái “ Tâm” và “ Lòng nhiệt huyết” người thầy để sao cho học sinh tiếp thu có hiệu
quả nhất. Sau đây tôi xin trình bày “Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh phát
triển năng khiếu môn bóng đá”.
1. Luật cơ bản về môn bóng đá mini ở tiểu học:
- Đầu tiên học sinh phải biết kích thước của sân chiều dọc tối đa 42m và tối
thiểu 25m, chiều ngang tối đa 25m và tối thiểu 15m. Trong mọi trường hợp chiều

Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân


Trang 2


“ Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh phát triển năng khiếu môn bóng đá”.

dọc sân phải lớn hơn chiều ngang sân. Nắm được điều này để học sinh không ngở
ngàn khi vào sân thi đấu, biết phân phối sức di chuyển trên sân.
- Học sinh phải biết được điểm đá phạt thứ nhất, điểm đá phạt thứ hai nằm ở
đâu.
- Học sinh cần biết được vị trí thay người khi thi đấu trên sân: Trên đường biên
dọc phía đặt ghế ngồi của cầu thủ dự bị, mỗi đội bóng có khu vực thay đổi cầu thủ
dự bị của đội mình. Khu vực này nằm trên đường biên dọc có độ dài 5m, cách
đường giới hạn nửa sân 5m, được xác định bởi 2 đoạn thẳng vuông góc với đường
biên dọc và có độ dài 80cm (40cm ở phía trong và 40cm ở phía ngoài sân). Khi
thay người, các cầu thủ phải ra, vào trong khu vực thay người của đội mình.
Ghi chú: Trong giờ nghỉ giữa 2 hiệp, khu vực thay người của 2 đội sẽ hoán đổi
để việc thay người của đội bóng được thuận lợi. Nắm được điều này giúp học sinh
biết được vị trí thay người trong thi đấu để tránh mắc lỗi kỹ thuật.
- Học sinh cần phải nắm được mỗi trận đấu phải có hai đội, mỗi đội có tối đa là
5 cầu thủ, trong đó có một thủ môn. Một trận đấu gồm 2 hiệp, mỗi hiệp 20 phút.
Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp không quá 15 phút.
- Những quả đá phạt đường biên dọc: Bóng được đặt tại trên đường biên dọc tại
nơi mà cầu thủ đối phương đá vượt ra khỏi đường biên dọc đó. Chú ý nếu đá thẳng
vào cầu môn mà không chạm vào bất cứ cầu thủ nào thì không được tính là ghi bàn
thắng. Thời gian đá phạt không quá 6 giây từ khi đặt bóng.
- Thủ môn được quyền đá bóng lên sân trong khung phạt đền khi bắt được bóng
cầu thủ đối phương đá vào. Khi bóng đi hết đường biên ngang chỉ được quyền ném
bóng lên. Những quả đá phạt góc: Được quyền đá quả phạt góc là trước khi bóng đi
hết đường biên ngang chạm vào người bất cứ cầu thủ nào của đối phương.
Đây là một số luật cơ bản mà học sinh thường lúng túng khi tham gia trận đấu.


Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân

Trang 3


“ Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh phát triển năng khiếu môn bóng đá”.

2. Bài tập chuyền bóng, khống chế bóng:
- Thứ 1: Hai người đứng đối mặt, khoảng cách từ 5 rồi đến 10m, người cầm
bóng chuyền đệm bóng qua cho người kia, người kia hãm bóng bằng lòng trong của
bàn chân, giữ bóng cố định rồi tiếp tục chuyền ngược lại. Bài tập này giúp học sinh
nâng cao khả năng khống chế bóng khi đồng đội chuyền bóng cho mình.

- Thứ 2: Hai người đứng đối diện, một người cầm bóng dùng tay ném quả bóng
đạp đất dội lên người kia dùng ngực hứng lấy quả bóng nảy quả bóng ra trước rồi
dùng chân khống chế quả bóng. Thường trong thi đấu các em thường gặp bóng
bổng chuyền tới mình thì hay lung túng, khống chế bóng rất lập bập, thậm chí có
em thường né bóng không dám khống chế bóng. Bài tập này giúp cho các em mạnh
dạng hơn khi gặp những tình huống bóng bổng.
Các bài tập hảm bóng này rất quan trọng trong thi đấu, có khống chế bóng tốt
mới tổ chức được cuộc tấn công tốt cũng như trong phòng ngự. Đồng thời giúp học
sinh hoàn thiện kĩ năng khống chế bóng của mình.
3. Bài tập dẫn bóng:
- Đầu tiên tập học sinh dẫn bóng theo đường thẳng một cách tự do, không có vật
cản hoặc đối phương truy cản. Giáo viên cho 1 nhóm 3 học sinh, hai học sinh đứng
đối diện với 1 học sinh ở trên cách khoảng 10m, em đứng đầu sẽ sử dụng má trong,
má ngoài, mu trong, mu chính diện, mu ngoài dẫn bóng từ chậm tới nhanh, dần dần

Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân


Trang 4


“ Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh phát triển năng khiếu môn bóng đá”.

thành thói quen không cần nhìn và luôn luôn sẵn sàng chuyền hay sút. Dẫn bóng có
động tác giả, dẫn chân này đổi chân khác, giả đi hướng này chuyền đi hướng khác,
giả vờ đá nhưng không đá tiếp tục dẫn, thay đổi nhịp độ chậm, nhanh. Khi đến giữa
đoạn đường thẳng thì dùng lòng trong bàn chân đệm cho bạn đứng trên rồi chạy
đến vị trí của bạn đó đứng, khi chuyền bóng tới, bạn đứng trên sẽ dùng lòng trong
bàn chân bắt bóng lại và dẫn ngược về chuyền cho bạn thứ 2 đứng dưới và chạy về
xếp vào vị trí của bạn thứ 2 đó, cứ tiếp tục như vậy đến khi giáo viên cho dừng lại.
Bài tập này giúp học sinh giải quyết được vấn đề cầm bóng và dẫn bóng trong thi
đấu.
- Bài tập dẫn bóng qua các cọc: Giáo viên cho học sinh xếp thành 1 hàng dọc,
phía trước sắp những mắc cơ thấp cách khoảng 1m với nhau. Cho học sinh dẫn
bóng luồng qua các cọc, học sinh sử dụng má trong, má ngoài khống chế để dẫn
bóng qua. Bài tập này giúp các em hoàn thiện việc khống chế bóng và dẫn bóng
bằng má ngoài, má trong của bàn chân.

- Dẫn bóng lách qua các cọc chuyền cho đồng đội sút bóng vào cầu môn: Từ bài
tập dẫn bóng qua cọc giáo viên kết hợp cho học sinh dẫn qua cọc và tạt bóng ngang
qua cho đồng đội sút bóng vào khung thành. Giáo viên cho học sinh xếp thành một
hàng dọc hơi lệch qua cánh biên phải và một hàng dọc lệch qua cánh biên trái. Bên
cánh biên phải dẫn bóng qua các cọc, khi dẫn đến hết cọc thì tạt ngang qua biên trái
cho đồng đội dứt điểm. Bên biên trái sẽ di chuyển song song với bạn bên biên phải

Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân


Trang 5


“ Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh phát triển năng khiếu môn bóng đá”.

đợi bạn tạt bóng ngang qua thì chạy vô giữa sân gần vòng 6m dứt điểm. Sau đó sẽ
cho hai hàng đổi bên. Bài tập này giúp học sinh hoàn thiện dẫn bóng và sút bóng.

- Dẫn bóng kết hợp động tác giả người: Giáo viên cho học sinh tập hợp một
hàng dọc ở vòng tròn giữa sân, giáo viên chọn một học sinh làm một hậu vệ phòng
thủ và một học sinh làm thủ môn. Học sinh ở giữa sân sẽ cầm bóng dẫn bóng
hướng tới hậu vệ sử dụng kỹ thuật qua người để qua người cầu thủ đối phương, khi
qua được đối phương thì học sinh sẽ khống chế bóng dứt điểm vào khung thành có
thủ môn đứng, còn nếu không qua được hậu vệ thì trả bóng về cho bạn tiếp theo lên
dẫn bóng. Bài tập này giúp cho học sinh mạnh dạn khi cầm bóng qua người đối thủ.

4. Bài tập sút bóng:
- Cấu trúc tổng thể của động tác đá bóng bao gồm 5 nguyên tắc cơ bản sau:
+ Chạy đà: Chạy theo cách tăng dần đều và bước cuối dài.
+ Đặt chân trụ: Khớp gối hơi khuỵu mũi chân hướng về mục tiêu.
+Vung chân lăng: Được vung từ sau ra trước với biên độ rộng và tốc độ
nhanh nhất.

Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân

Trang 6


“ Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh phát triển năng khiếu môn bóng đá”.


+ Điểm tiếp xúc: Cứng cổ chân khi chân tiếp xúc với bóng và điểm tiếp xúc
phải vào tâm bóng.
+Kết thúc: Cơ thể giữ thăng bằng và di chuyển về phía trước theo đà của
chân lăng.
- Đá bóng bằng má trong lòng bàn chân: Đây là kĩ thuật được sử dụng nhiều
nhất trong bóng đá. Do diện tích tiếp xúc giữa má trong lòng bàn chân và bóng khá
lớn, cho nên đá bóng bằng kĩ thuật này sẽ có tính ổn định và độ chuẩn xác cao.
Cách thực hiện động tác theo 5 bước như trên.
- Đá bóng bằng mu bàn chân: Kĩ thuật này này thường được sử dụng
để chuyền bóng ở cự ly ngắn và trung bình. Bên cạnh đó cũng có thể làm cú sút dứt
điểm. Cách thực hiện động tác gồm các bước cơ bản như trên nhưng ở đây chúng
ta cần chú ý điểm quan trọng nhất là tiếp xúc bóng bằng mu chính diện bàn chân và
điểm tiếp xúc với trái bóng là tâm trái bóng, khi đó lực bóng đi rất căng giúp chúng
ta đạt hiệu quả của cú sút. Học sinh nắm vững kỹ thuật này sẽ giúp các em dứt
điểm tốt trong thi đấu. Khi học sinh nắm tốt kỹ thuật này ta sẽ tăng độ khó sút bóng
lên như sau:
Tập đá các kiểu, đá bóng chết, bóng di động chậm (dần dần tăng độ khó, chân
nghịch, gốc độ và sức nhanh). Kiểm tra đi, lại nhiều lần độ chính xác, nhất là diện
tiếp xúc, đúng tâm quả bóng. Tiếp tục áp dụng đá đi các hướng, đá tạt ngang, đá
thọt sâu, đá lui.
Tập đá phạt đền, bài tập này giúp học sinh mạnh dạn khi sút bóng đối mặt thủ
môn.
Tập đá phạt có hàng rào chắn, bài tập này giúp học sinh biết cách phối hợp với
đồng đội tổ chức đá phạt.

Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân

Trang 7



“ Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh phát triển năng khiếu môn bóng đá”.

Tập sút bóng với cầu môn: Đây là kĩ thuật sử dụng nhiều trong bóng đá, cho
nên đá bóng bằng kĩ thuật này sẽ có tính ổn định và độ chính xác cao. Bóng được
tạt vào từ bên trái và bên phải, các em sử dụng sút bóng bằng má trong, má ngoài,
mu chính diện sút bóng bay vào cầu môn. Hai người dẫn bóng chuyền cho nhau,
đến gần khung thành chuyền chéo ngược lại, sút cầu môn.
5. Bài tập đánh đầu:
-

Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước – chân sau. Chân trước đặt nhẹ phía trước,

chân sau khuỵu (chùng xuống) để hạ thấp trọng tâm. Ở tư thế chuẩn bị toàn cơ thể
như hình cánh cung ngả về sau, nhằm chuẩn bị để cho động tác gập thân kéo dài
được biên độ. Mắt mở, nhìn theo bóng bay đến. Hai tay dang tự nhiên để giữ thăng
bằng.
-

Giai đoạn tiếp xúc bóng: Khi phán đoán đúng thời điểm đánh đầu, chân sau

từ tư thế khuỵu gối bắt đầu đạp mạnh xuống đất đẩy thân về phía trước. Trọng tâm
của cơ thể dồn từ chân sau sang chân trước. Thời điểm trán giữa tiếp xúc bóng
chính là lúc thân người đã qua tư thế thẳng đứng và hơi đổ về phía trước. Trong quá
trình đánh đầu, mắt luôn mở để quan sát bóng, đảm bảo chính xác của thời điểm và
vị trí tiếp xúc bóng. Khi đã nắm tốt kỹ thuật đánh đầu này giáo viên có thể tập nâng
cao độ khó lên như:
Hai người đứng đối diện rồi dùng đầu chuyền bóng qua lại cho nhau, bài tập
này giúp cho các em có cảm giác bóng khi đội đầu.
Một người đứng sau lưng người kia dùng tay đập bóng xuống đất bóng bay lên
đuổi theo đánh đầu.


Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân

Trang 8


“ Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh phát triển năng khiếu môn bóng đá”.

6. Bài tập phòng ngự:
- Tập cản người che bóng là dùng thân người che đối phương ở sau lưng mình,
không cho đối phương cướp được bóng.
- Tập di chuyển lùi về hỗ trợ phòng ngự, di chuyển kiểu chân trước chân sau.
Ở bài tập này giúp học sinh biết cách di chuyển, hỗ trợ khi đối phương tổ
chức phản công. Biết che chắn bóng, hãm bóng trong chân đối phương, trong thi
đấu các em không nắm được kỹ thuật này thì thường chạy theo sau lưng đối
phương và đưa ra phương án cướp bóng gây phạm lỗi, chấn thương cho đội bạn.
7. Bài tập bổ trợ:
- Bài tập dẫn bóng đổi vị trí cho nhau trong phạm vi hẹp: Năm người, mỗi người
1 bóng có tiếng còi dẫn bóng đổi chỗ cho nhau làm sao không cho đụng đồng đội
của mình.

- Bài tập dẫn bóng tự do: Một vòng tròn, mỗi người 1 bóng dẫn bóng di chuyển,
nếu ai chạm người khác hoặc bóng lăn ra ngoài là bị loại. Những bài tập này giúp
học sinh sử lý nhanh những tinh huống bất ngờ trong thi đấu.

Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân

Trang 9



“ Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh phát triển năng khiếu môn bóng đá”.

Ví dụ: Khi đang dẫn bóng với tốc độ nhanh thì bất ngờ bị đối phương bay vào
sọt bóng thì học sinh có thể phản ứng nhanh ngoặc bóng qua hướng khác để tránh
va chạm với đối phương.
8. Bài tập thủ môn:
- Bài tập quỳ gối bắt bóng sệch: Giáo viên đứng đệm bóng bằng lòng trong chân
sao cho bóng đi sệch theo các hướng khác nhau, thủ môn xác định hướng đi của
bóng và thực hiện kỹ thuật bắt bóng sệch (thủ môn ngồi sỏm, hạ gối phải chạm đất
và túm gối phải xác vào chân trái, hai tay đồng thời đưa ra phía trước hứng lấy quả
bóng đi tới. Khi hứng được bóng thì co tay lại ôm bóng vào ngực).

- Bài tập bay người bắt bóng: cho thủ môn đứng chệch một góc khung thành có
thể bên trái hay bên phải, giáo viên đứng sút bóng qua góc đối diện cho thủ môn
thực hiện kỹ thuật bay người vồ lấy bóng.

Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân

Trang 10


“ Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh phát triển năng khiếu môn bóng đá”.

IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN.
- Qua một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tới nay tôi đã huấn luyện
đội bóng trường Tiểu học Huỳnh Văn Đảnh tham gia các giải đấu cấp huyện và cấp
tỉnh đạt được những thành tích như sau:
- Đạt các giải cao trong bóng đá học sinh Tiểu học cấp huyện tổ chức trong
năm học.
- Có học sinh tham gia lớp chuyên sâu bóng đá do trung tâm văn hóa thể thao

tuyển chọn.

V. KẾT LUẬN
1. TÓM LƯỢC GIẢI PHÁP

Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân

Trang 11


“ Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh phát triển năng khiếu môn bóng đá”.

Việc áp dụng các bài tập hướng dẫn học sinh tập luyện các kĩ thuật và chiến
thuật nêu trên cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, thường xuyên. Học sinh cần
được trang bị đầy đủ giày, tất, dụng cụ tập luyện thì kết quả luôn đạt được chất
lượng tốt hơn.
Giáo viên trước khi hướng dẫn thực hiện cần phải nghiên cứu thật kĩ giáo án và
kĩ thuật từng động tác một cách nhuần nhuyễn. Những động tác khó nên có tranh
minh họa hoặc xem phim…Luôn theo dõi, ghi chép những kết quả sau mỗi buổi tập
để tổng kết rút kinh nghiệm cho buổi tập sau.
Trong thời gian tập luyện luôn chú ý đến sự đảm bảo an toàn cho học sinh tạo
không khí buổi tập được sôi nổi, hưng phấn, động viên kịp thời nhằm phát huy tối
đa những năng khiếu của học sinh.
2. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG.
Đề tài “Một số bài tập kĩ thuật giúp học sinh phát triển năng khiếu môn
bóng đá” được áp dụng có hiệu quả cho học sinh năng khiếu trong trường Tiểu học
trên địa bàn huyện.

Giáo viên thực hiện: Mai Đức Thành Luân


Trang 12



×