CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MẬT
Loại: I
PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ
CÔNG TY TNHH BOYD VIỆT NAM
Điện thoại: 02223.848.020
Địa chỉ: Khu công nghiệp Đại Đồng-Hoàn Sơn, Đại Đồng, Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh
Cơ quan quản lý trực tiếp về PCCC và CNCH: Phòng Hướng dẫn, Chỉ đạo về Phòng cháy
- Cảnh sát PC&CC tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh, tháng 04 năm 2017
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
MẬT
Loại:I
PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ
CÔNG TY TNHH BOYD VIỆT NAM
Điện thoại:02223.848.020
Địa chỉ: Khu công nghiệp Đại Đồng-Hoàn Sơn, Đại Đồng, Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh
Cơ quan quản lý trực tiếp về PCCC và CNCH: Phòng Hướng dẫn, Chỉ đạo về Phòng
cháy - Cảnh sát PC&CC tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh, ngày….../…../2017
NGƯỜI PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN
Bắc Ninh,ngày ..…/..…/2017
NGƯỜI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
A. ĐẶC ĐIỂM LIÊN QUAN ĐẾN CỨU NẠN, CỨU HỘ
I. Vị trí địa lý:
+ Phía Đông Bắc giáp đường nội bộ KCN và nhà xưởng Cty Tùng Lâm.
+ Phía Tây Nam giáp đường nội bộ KCN và mương điều hòa
+ Phía Đông Nam tiếp giáp Công ty MMT Và S-VINA.
+ Phía Tây Bắc giáp đường nội bộ KCN và nhà xưởng của Cty Tùng Lâm
II. Giao thông bên trong và bên ngoài:
- Khi có sự cố cháy nổ xảy ra tại cơ sở, xe chữa cháy và các xe chuyên dụng có thể tiếp cận
từ 3 hướng của cơ sở.
- Xung quanh cơ sở: Đường đổ đường bê tông, các phương tiện giao thông, ô tô, xe chữa
cháy đi lại thuận tiện.
- Giao thông bên ngoài cơ sở: Công ty TNHH Boyd Việt Nam cách cảnh sát PC&CC
khoảng 12 km. Các đường giao thông xung quanh cơ sở có chiều rộng > 2,5 m, đảm bảo cho xe
chữa cháy và xe CNCH hoạt động tốt.
III. Tính chất đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn cứu hộ:
Cơ sở gồm các hạng mục công trình: Xưởng sản xuất, nhà kho, nhà xe và văn phòng.
Tổng diện tích mặt bằng: 1.920 m2
Cấu trúc xây dựng: Tổng diện tích đất xây dựng: 1.920 m 2, nhà xưởng được xây dựng với
kết cấu khung bê tông, thép và hệ khung thép tiền chế.
a) Khu xưởng sản xuất
-
Kết cấu công trình: Khung thép
+ Kết cấu móng: Móng bê tông đặt trên nền đệm cát;
+ Kết cấu sàn: Sàn phẳng bê tông cốt thép
+ Kết cấu khung: Hệ kết cấu là hệ dầm, cột thép và sàn bê tông cốt thép toàn khối;
+ Kết cấu mái: Kết cấu thép hình với mái tôn
- Số người thường xuyên có mặt tại khu vực công trình nhà xưởng chính khoảng 10 người.
- Đánh giá, dự báo khả năng thiệt hại khi có sự cố, tai nạn: Có thể gây thiệt hại về tính
mạng con người và tài sản của công ty.
b) Khu văn phòng
-
Kết cấu công trình: 1 tầng
+ Kết cấu móng: Móng bê tông đặt trên nền đệm cát;
+ Kết cấu sàn: Sàn phẳng bê tông cốt thép ;
+ Kết cấu khung: Hệ kết cấu là hệ dầm, cột thép và sàn bê tông cốt thép toàn khối;
+ Kết cấu mái: Kết cấu bê tông
- Số người thường xuyên có mặt 5 người.
- Đánh giá, dự báo khả năng thiệt hại khi có sự cố, tai nạn: có thể gây thiệt hại về tính
mạng con người và tài sản của công ty.
c) Công trình nhà để xe
-
Kết cấu công trình:
+ Kết cấu móng: Móng nông;
+ Kết cấu sàn: Sàn bê tông cốt thép đặt trực tiếp trên đất nền;
+ Kết cấu khung: Hệ kết cấu là hệ khung kết cấu thép;
+ Kết cấu mái: Kết cấu thép hình với mái tôn.
- Số lượng xe thường xuyên tại nhà xe như sau: xe máy 35 chiếc
- Đánh giá, dự báo khả năng thiệt hại khi có sự cố, tai nạn: Không gây thiệt hại về tính
mạng con người nhưng có khả năng gây thiệt hại về tài sản của công ty.
IV. Lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ tại chỗ:
1. Tổ chức lực lượng:
-
Đội PCCC tại chỗ có 15 người bao gồm :
+ Trưởng ban PCCC 01 người
+ Số đội viên được cấp giấy chứng nhận pccc : 11 người
-
Ca hành chính
+ Số người thường trực PCCC trong 01 ca hành chính 16 người
+ 02 người trực chỉ huy
-
Ca đêm
+ Số người thường trực PCCC trong ca đêm 02 người
-
Phương tiện cứu nạn cứu hộ của cơ sở: (8)
Stt
1
2
4
6
Tên phương tiện
Búa
Rìu
Xà Beng
Hộp sơ cứu
Đơn vị
Số lượng
Cái
Cái
Cái
Cái
01
01
01
01
Ghi chú
B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SỰ CỐ, TAI NẠN PHỨC TẠP NHẤT
I. Giả định tình huống sự cố, tai nạn:(10)
Theo tình huống giả định, khoảng 10h00 ngày X tháng Y năm Z do công nhân sơ xuất bất
cẩn trong quá trình sử dụng nguồn nhiệt đã gây ra cháy khu vực xưởng sản xuất. Khu vực xưởng
sản xuất chủ yếu là giấy, nhựa... là các loại chất cháy dễ bắt lửa và lan rộng . Nhiệt bức xạ và
khói từ đám cháy bao phủ lối thoát nạn khiến nhiều người hoảng loạn, chen lấn, xô đẩy đã gây
nên hiện tượng ùn tắc tại các lối thoát nạn…
Nhận được tin báo xảy ra sự cố cháy nổ trên, Cảnh sát PC&CC tỉnh Bắc Ninh đã lập tức
điều động lực lượng CNCH của đơn vị đến hiện trường. Sau 10 phút, xe CNCH đỗ tại Công ty,
triển khai CNCH tại nơi đang có người bị thương và mắc kẹt.
Trong thời gian này, đám cháy tiếp tục lan rộng khắp khu vực xưởng sản xuất và có khả
năng lan xuống khu vực khác. Xác định mức độ cháy, nổ lớn và khả năng gây thiệt hại nghiêm
trọng nếu không xử lý kịp thời, Chỉ huy lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH tại hiện trường đã
báo cáo Lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Ninh về tình hình và xin chi viện các lực lượng liên quan trên
địa bàn. Với khoảng 50 người tham gia chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, 3 máy bơm và 20 xe
chuyên dụng các loại cùng nhiều phương tiện hỗ trợ khác đã khẩn trương cứu người, cứu tài sản
cùng 5 mũi tấn công của lực lượng Cảnh sát PCCC tỉnh đã tiếp cận, khống chế ngọn lửa.
Dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, sự điều hành của Ban Chỉ huy chữa cháy, sự phối hợp
nhịp nhàng của các lực lượng và lòng dũng cảm của mỗi cá nhân, vụ cháy nhanh chóng bị
khống chế và dập tắt hoàn toàn, cứu được 3 người bị thương, 2 người bị mắc kẹt, hướng dẫn
thoát nạn cho 11 người di chuyển và bảo vệ tài sản có trị giá hàng chục tỷ đồng của công ty.
II. Tính toán lực lượng, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ:(11)
1. Lực lượng PCCC và CNCH tại chỗ: 15 đội viên đội CNCH của cơ sở cùng các phương tiện
CNCH tại chỗ;
2. Lực lượng PCCC và CNCH chuyên nghiệp: 02 xe chữa cháy và CNCH cùng 15 CBCS
III. Kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ:(12)
TT
Đơn vị huy động
1
Đội CNCH cơ sở
Điện
thoại
Số người
huy động
15 người
Số lượng, chủng loại
Phương tiện huy động
Cáng cứu thương
Quần áo chống cháy
2
3
4
5
6
Công an phụ trách
KCN
Chi nhánh điện
huyện Tiên Du
Trạm xử lý nước
KCN
Bệnh viện đa khoa
Tỉnh.
Cảnh sát PC&CC 114 hoặc
tỉnh Bắc Ninh
2222555
02 người
Búa tạ. kìm cắt
Sử dụng loa, còi….
02 người
Cắt điện các khu vực khi cần thiết
05 người
Duy trì áp lực đường ống cấp nước
của khu công nghiệp
01 xe cứu thương, cáng, băng gạc,
dụng cụ sơ cấp cứu….
01 xe cứu nạn, 02 mặt nạ phòng độc;
Quần áo mũ ủng chữa cháy
05 người
15 người
IV. Nhiệm vụ của các lực lượng:
1. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng tại chỗ:
- Phát hiện sự cố cháy, cắt điện tòa nhà, gọi điện báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo
số 114 và các lực lượng địa phương đến hỗ trợ.
- Huy động toàn bộ đội viên đội CNCH sử dụng các phương tiện tại chỗ như đèn pin,
cáng cứu hộ, các phương tiện phá dỡ, mặt nạ phòng độc,… Xác định vị trí, số người còn bị kẹt
trong khu vực cháy .
- Cứu người bị kẹt trong khu vực cháy
- Tiến hành xác định rõ vị trí nạn nhân trong khu vực xảy ra cháy, đưa nạn nhân ra khỏi
khu vực nguy hiểm trước khi lực lượng CNCH chuyên nghiệp đến. Trong trường hợp nạn nhân
bất tỉnh, hôn mê hoặc bị thương ở chân, tay và các vết thương hở thì tiến hành các bước sơ cấp
cứu ban đầu trước khi chuyển đến các cơ sở y tế, khám chữa bệnh ban đầu.
- Tham gia phân luồng giao thông để lực lượng chức năng có thể tiếp cận hiện trường.
Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự khu vực xảy ra sự cố
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của chỉ huy tại hiện trường.
2. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
- Tiếp nhận quyền chỉ huy cứu nạn cứu hộ từ lực lượng cơ sở.
- Xác định vị trí đỗ xe, vị trí đặt các thiết bị phục vụ cứu nạn cứu hộ.
- Tổ chức mạng lưới thông tin liên lạc.
- Tổ chức trinh sát tai nạn, phối hợp với chủ cơ sở và người chứng kiến sự việc nắm số
lượng, vị trí người bị nạn. Trinh sát làm rõ mỗi nguy hiểm đe dọa đến tính an toàn của nạn nhân,
cán bộ chiến sỹ và người xung quanh.
- Triển khai các đội hình CNCH tìm kiếm nạn nhân trong các khu vực bị sập đổ, kết hợp
với các phương tiện phá dỡ phối hợp cùng với đội CNCH của cơ sở, lãnh đạo cơ sở nhằm tìm
kiếm nhanh nhất nạn nhân.
Khi phát hiện được nạn nhân tiến hành đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm trước khi
lực lượng CNCH chuyên nghiệp đến. Trong trường hợp nạn nhân bất tỉnh, hôn mê hoặc bị
thương ở chân, tay và các vết thương hở thì tiến hành các bước sơ cấp cứu ban đầu trước khi
chuyển đến các cơ sở y tế, khám chữa bệnh ban đầu. Phối hợp với các lực lượng chức năng khác
phong tỏa hiện trường.
3. Nhiệm vụ cụ thể của các lực lượng khác:
3.1.Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Ninh:
Cấp cứu và chuyển nạn nhân bằng các phương tiện xe cứu thương, cáng cứu thương. Là
một công việc hết sức quan trọng cấp bách. Do vậy, cần phải tiến hành khẩn trương và đồng bộ.
Vị trí tập kết tại đường phía Bắc.
3.2. Chính quyền địa phương, công an phường, dân quân tự vệ.
- Triển khai lực lượng tại các vị trí được phân công; khoanh vùng tai nạn, giữ gìn an ninh
trật tự; bảo vệ tài sản của lực lượng tham gia cứu nạn cứu hộ và của tòa nhà xảy ra sự cố; phân
luồng giao thông.
- Điều động lực lượng trên địa bàn phục vụ công tác cứu nạn cứu hộ
3.3. Lực lượng Cảnh sát giao thông.
Tổ chức hướng dẫn, phân luồng giao thông xung quanh khu vực tai nạn. Chốt chặn tại 2
đầu đường đi vào khu vực tai nạn, điều hành phương tiện ra vào phục vụ công tác cứu nạn cứu
hộ. Ngăn các phương tiện không có nhiệm vụ vào khu vực chiến đấu
3.4. Lực lượng cảnh sát điều tra.
Nắm tình hình, lấy lời khai của các tổ chức, cá nhân có liên quan; thực hiện các biện pháp
nghiệp vụ theo quy định của luật Tố tụng hình sự.
3.5. Nhân viên điện lực phụ trách địa bàn.
- Đóng, ngắt, cung cấp điện phục vụ công tác tổ chức CNCH.
- Tham xử lý các vấn đề liên quan đến sử dụng, đảm bảo an toàn về điện tại hiện trường.
3.6. Kỹ sư kết cấu của công ty xây dựng.
- Đánh giá sự ổn định của các công trình lân cận. Tư vấn các biện pháp ổn định công trình
phục vụ chiến đấu theo yêu cầu của chỉ huy.
- Tham mưu về kỹ thuật khoan cắt bê tông phục vụ cứu người.
- Tham mưu huy động lực lượng, phương tiện máy móc xây dựng
V. Sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện để xử lý tình huống sự cố, tai nạn phức tạp nhất
1. Giai đoạn 1:
a. Chính quyền sở tại:
Khi xảy ra sự cố sập đổ công trình, người dân xung quanh đã báo cho Công an địa phương,
chính quyền địa phương và lực lượng Cảnh sát PCCC theo số 114. Chính quyền, lực lượng
Công an phường và dân phòng sở tại khi đến hiện trường phải tiến hành nắm tình hình tổ chức
khoanh vùng bảo vệ hiện trường; huy động các lực lượng như: Công an, dân phòng, nhân dân
dùng các dụng cụ thô sơ có thể huy động được như: cuốc, xẻng, xà beng, búa, rừu… để đào bới,
đưa nạn nhân phát hiện được ra ngoài và tiến hành các biện pháp sơ cấp cứu ban đầu và đưa
người bị nạn đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.
b. Lực lượng Cứu nạn cứu hộ - Cảnh sát PC&CC tỉnh Bắc Ninh đến hiện trường:
Khi lực lượng Cứu nạn cứu hộ của Cảnh sát PC&CC đến hiện trường (Đội số 1), nhận
bàn giao quyền chỉ huy CNCH từ cơ sở, tổ chức triển khai các nhiệm vụ sau:
- Đề nghị CSGT, Công an phường tiếp tục điều tiết giao thông; cắm các chốt bảo vệ hiện
trường, giữ gìn an ninh trật tự. Thống nhất vị trí, số lượng các chốt, yêu cầu tăng cường bổ sung
các lực lượng trong thời gian sớm nhất.
- Đề nghị Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh điều 2 xe cứu thương, cùng với y, bác sỹ và
dụng cụ y tế đến hiện trường phục vụ cứu chữa nạn nhân và đưa về Bệnh viện.
- Triển khai lực lượng phương tiện, khoanh vùng khu vực tổ chức CNCH, bảo vệ hiện
trường, xác định vị trí đỗ phương tiện CNCH, các chốt bảo vệ hiện trường, vị trí tổ chức cứu
thương.
- Thành lập 03 tổ trinh sát tiến hành làm rõ tình hình tại hiện trường, qua đó xác định cụ
thể như sau:
+ Có nhiều người bị thương và mắc kẹt trong tòa nhà, mới xác định được một số vị trí
của nạn nhân và người mắc kẹt.
+ Có nhiều tấm bê tông nặng, cần phải huy động lực lượng, phương tiện máy móc xây
dựng (của công ty xây dựng trên địa bàn). Cụ thể huy động 1 xe cẩu, 1 xe xúc và 3 xe tải chở vật
liệu xây dựng.
+ Triển khai 3 tổ tiến hành cứu nạn nhân.
+ Tiếp tục trinh sát làm rõ hiện trường tai nạn, phục vụ triển khai CNCH.
2. Giai đoạn 2: (Tình huống phức tạp)
Khi lãnh đạo Cảnh sát PC&CC tỉnh Bắc Ninh. Chỉ huy Cứu nạn cứu hộ báo cáo lại tình
hình triển khai nhiệm vụ và bàn giao quyền chỉ huy cho lãnh đạo Cảnh sát PC&CC tỉnh Bắc
Ninh. Sau khi nắm bắt tình hình, nhận bàn giao, Chỉ huy quyết định:
-
Thành lập ban chỉ huy với thành phần gồm:
+ Đồng chí Lãnh đạo Cảnh sát PC&CC tỉnh Bắc Ninh - Trưởng ban.
+ Đồng chí Trưởng phòng HD, CĐ về CC&CNCH - Phó Trưởng ban thường trực.
+ Đồng chí Chủ tịch UBND xã sở tại - Ủy viên.
+ Các đồng chí là chỉ huy các lực lượng tham gia là ủy viên.
* Tổ chức các biện pháp kỹ chiến thuật CNCH sau:
- Tiếp tục tổ chức trinh sát để xác định vị trí nạn nhân còn chưa tìm thấy trong đống đổ
nát (có thể điều động lực lượng huấn luyện, quản lý sử dụng chó nghiệp vụ phối hợp tìm kiếm);
kiểm tra, xác định các vị trí, hạng mục công trình có nguy cơ tiếp tục đổ sập để có biện pháp gia
cố, phòng ngừa bảo đảm an toàn.
- Triển khai các mũi tiếp cận nạn nhân thông qua các biện pháp:
+ CBCS tiến hành đào bới thủ công bằng các dụng cụ cầm tay;
+ Sử dụng xe cẩu, xe nâng để nâng các tấm, cột bê tông ra bên ngoài (kết hợp với
CBCS CNCH sử dụng máy cắt kim loại, cưa, khoan để cắt các thanh kim loại giúp cho các tấm,
cột bê tông rời ra)
Sau khi lực lượng Cảnh sát CNCH và các lực lượng tham gia đã triển khai các hoạt động
CNCH đạt kết quả đã đưa được một số nạn nhân ra ngoài giao cho lực lượng y tế sơ cấp cứu ban
đầu và vận chuyển về bệnh viện.
3. Giai đoạn 3:
Khi lực lượng trinh sát của Cảnh sát PCCC và CNCH tìm kiếm và xác định được vị trí của
các nạn nhân còn lại đang ở trong các khu xưởng xảy ra sự cố. Qua phân tích tình hình đã xác
định các phương tiện không thể dỡ hết khối lượng các tấm bê tông lên được vì quá trình này sẽ
gây nguy hiểm cho tính mạng của nạn nhân. Chỉ huy CNCH quyết định sử dụng biện pháp xác
định chính xác vị trí nạn nhân và tổ chức khoan cắt tường để tiếp cận, đưa nạn nhân ra ngoài.
Sau khi lực lượng Cảnh sát CNCH và các lực lượng tham gia đã triển khai các hoạt động
CNCH đạt kết quả đã đưa được toàn bộ nạn nhân còn lại ra ngoài, giao lại cho lực lượng y tế sơ
cấp cứu ban đầu và vận chuyển về bệnh viện. Chỉ huy lực lượng CNCH tổ chức bàn giao hiện
trường cho chính quyền địa phương (thông qua lập biên bản vụ việc); thu hồi phương tiện và trở
về đơn vị.
C. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG SỰ CỐ, TAI NẠN CỤ THỂ
Nhiệm vụ của các lực lượng
Stt
1
Kế hoạch
huy động
Giả định tình huống
lực lượng,
Và tính toán lực lượng
phương tiện Lực lượng
Phương tiện CNCH
cứu nạn,
tại chỗ
cứu hộ
Giả sử sập đổ tại khu văn
phòng:
- 01 xe
CNCH
Lực lượng Cảnh
Các lực
sát
lượng khác
PCCC&CNCH
- Báo động - Nhận tin báo cháy - Công an xã
gọi điện thoại và xác nhận thôn g Hoàn Sơn:
-Nguyên nhân: Cháy gây - 07 CBCS 114 xin chi tin có người bị kẹt Đảm bảo
viện.
trong khu vực sụp
cho xe
ra sụp đổ cấu kiện xây - 05 mặt nạ
đổ. Báo cáo lãnh CNCH hoạt
dựng.
phòng độc - Tổ chức tìm
đạo đơn vị được
động.
- Bị kẹt 02 người trong - Quần áo mũ kiếm cứu
người bị nạn biết huy động
-Bệnh viện
khu vực sụp đổ.
ủng cách
CBCS
tham
gia
sơ cấp cứu
Đa khoa tỉnh
- Thời gian xảy ra: Ngày
điện
cứu
chữa.
ban đầu.
Bắc Ninh:
X Tháng Y Năm Z.
- Các dụng
- Xuất 01 xe
Tổ chức di
- Sử dụng các
cụ phương
phương tiện CNCH cùng phối chuyển nạn
tiện phá dỡ
tìm kiếm cứu hợp các xe chữa nhân đến cơ
và tìm kiếm
cháy.
sở khám
nạn, các thiết
người bị nạn.
bị bảo hộ, - Thành lập các đội chữa bệnh
thiết bị phá hình tìm kiếm cứu ban đầu
dỡ, thiết bị sơ nạn. Sử dụng các
cấp cứu ban phương tiện nhanh
đầu.
chóng tìm kiếm
nạn nhân
D. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ
Stt
Ngày, tháng, năm
Chữ ký của người
cótrách nhiệm xây
Nội dung bổ sung, chỉnh lý
dựng phương án cứu
nạn, cứu hộ
Đ. THEO DÕI TÌNH HÌNH HỌC, THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ
Nội dung, hình Tình huống sự
Ngày, tháng,năm
thức học, thực tập cố tai nạn
Lực lượng,
phương tiện
tham gia
Nhận xét, đánh
giá kết quả