Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tiểu luận trình bày điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.28 KB, 8 trang )

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
II. NỘI DUNG
1. Khái quát chung về thẩm định giá
1.1. Khái niệm thẩm định giá
1.2. Đặc điểm của hoạt động thẩm định giá
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
2.1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá.
2.1.1. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thẩm đ ịnh giá.
2.1.2. Điều kiện thành lập chi nhánh doanh nghiệp th ẩm đ ịnh giá.
2.1.3. Hoạt động của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam
2.2. Điều kiện hành nghề thẩm định giá của thẩm định viên về giá.
2.2.1. Tiêu chuẩn của thẩm định viên về giá.
2.2.2. Điều kiện hành nghề của thẩm định viên về giá.
3. Thẩm định giá của nhà nước.
4. Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về đi ều ki ện kinh doanh
dịch vụ thẩm định giá.
4.1. Thành tựu
4.2. Hạn chế
4.3. Giải pháp

III. KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Một số cụm từ viết tắt:
Doanhđịnh
nghigiá
ệp
DN : Thẩm
LDN : Luật doanh nghiệp

TĐG


:
BLDS: Bộ luật dân sự

0


I. MỞ ĐẦU
Hoạt động thẩm định giá là một dịch vụ chuyên nghiệp, cần thiết cho sự v ận hành của n ền
kinh tế thị trường. Có thể coi TĐG là trung tâm của các ho ạt động kinh t ế vì m ọi ho ạt đ ộng
kinh tế đều chịu tác động bởi khái niệm giá trị, mà việc TĐG là đ ể xác đ ịnh giá tr ị c ủa tài s ản
trên thị trường. Xuất phát từ ý nghĩa và vai trò to l ớn của ho ạt động TĐG ng ười vi ết đã ch ọn
hoạt động này làm đề tài tiểu luận của mình. TĐG là một ngành nghề kinh doanh có đi ều
kiện, bài viết dưới đây trình bày điều kiện kinh doanh của dịch vụ này, giúp ta có m ột cái nhìn
sâu sắc hơn về dịch vụ thẩm định giá.
II. NỘI DUNG
1.Khái quát chung về thẩm định giá
1.1. Khái niệm thẩm định giá
Tại Việt Nam, một nước tiếp cận với hoạt động TĐG muộn hơn so v ới các nước trên th ế gi ới,
nên trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các nước kết hợp với tình hình th ực tế của ho ạt đ ộng
này ở Việt Nam, lần đầu tiên Pháp lệnh giá Việt Nam ngày 8/5/2002 đã đ ưa ra đ ịnh nghĩa v ề
TĐG tại Điều 4 như sau: “Thẩm định giá là việc đánh giá hoặc đánh giá lại giá trị của tài sản
phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất đ ịnh theo tiêu chu ẩn c ủa Vi ệt Nam
hoặc thông lệ quốc tế”.
Khoản 15 Điều 4 Luật giá 2012 (có hiệu lực từ 1/1/2013) định nghĩa l ại nh ư sau: “ Thẩm định
giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá tr ị b ằng ti ền c ủa các lo ại
tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một đ ịa đi ểm, th ời đi ểm
nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá ”
Nhìn chung, các định nghĩa trên đều thể hiện được dấu hiệu cơ b ản của ho ạt động th ẩm định
giá đó là: hoạt động xác định giá trị của tài sản trên thị trường theo m ột mục đích c ụ th ể đã
định trước tại một thời điểm, địa điểm nhất định.

1.2. Đặc điểm của hoạt động thẩm định giá.
Ngoài những dấu hiệu cơ bản của một hoạt động thương mại, dịch vụ thẩm định giá còn có
những điểm đặc thù riêng:
Thứ nhất, chủ thể tham gia quan hệ TĐG gồm có hai bên: bên thực hiện TĐG và bên yêu c ầu
TĐG.
Theo Luật giá 2012 thì bên thực hiện thẩm định giá là t ổ ch ức nghề nghi ệp th ẩm định giá
được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp lu ật về hội và quy định c ủa pháp lu ật về
thẩm định giá. Cá nhân không được hoạt động thẩm định giá độc lập.
Bên yêu cầu thẩm định giá (khách hàng) có thể là tổ chức, cá nhân có nhu cầu TĐG tài sản
thuê doanh nghiệp thẩm định giá thực hiện cung cấp dịch vụ thẩm định giá theo hợp đồng
thẩm định giá .
Thứ hai, đối tượng của dịch vụ thẩm định giá.
Theo quy định của pháp luật hiện hành ở Việt Nam thì đối tượng của dịch v ụ thẩm định giá
gồm tất cả các loại tài sản hợp pháp được phép lưu thông. Tuy nhiên, do tính ch ất đ ặc thù c ủa
hoạt động thẩm định giá nên không phải tài sản nào cũng được các cơ quan, tổ chức, cá nhân
yêu cầu thẩm định giá mà hầu hết đó là những tài sản có đặc thù về giá trị cũng như giá trị s ử
dụng. Những tài sản này thường rất khó xác định giá trị thực của nó so v ới các lo ại tài s ản
khác, chẳng hạn như tài sản vô hình, giá trị doanh nghiệp, quyền tài sản b ất đ ộng s ản, máy
móc thiết bị đã qua sử dụng …
Thứ ba, dịch vụ thẩm định giá tài sản được xác lập trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản.
Với tính chất phức tạp của quan hệ thẩm định giá tài sản, khả năng phát sinh tranh chấp
trong quá trình thực hiện hợp đồng là rất l ớn, nên hợp đồng d ịch v ụ thẩm định giá tài sản
luôn phải được thể hiện dưới những hình thức đảm bảo rõ ràng nh ất để giúp cho quá trình
thực hiện cũng như giải quyết tranh chấp trở lên thu ận lợi hơn. Vì v ậy, hình th ức c ủa h ợp
đồng thẩm định giá tài sản ở hầu hết các nước đều quy định bắt buộc phải thể hiện bằng văn
bản.
Thứ tư, thẩm định giá tài sản là một hành vi thương mại độc lập.
1



Thương nhân thực hiện việc TĐG như một nghề nghiệp độc lập và thường xuyên. Thương
nhân kinh doanh dịch vụ TĐG sẽ được trả thù lao theo thỏa thu ận ho ặc theo quy định c ủa
pháp luật ngay cả trong các trường hợp TĐG theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.
Do tính chất phức tạp của hoạt động thẩm định giá nên đòi hỏi ngay từ đầu khi các ch ủ th ể có
ý định tham gia vào hoạt động này đã cần phải có sự ki ểm tra, giám sát c ủa nhà n ước. Pháp
luật hiện hành về thẩm định giá đã quy điều kiện kinh doanh d ịch v ụ th ẩm đ ịnh giá khá hoàn
chỉnh.
2.1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá.
2.1.1. Điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá.
Theo Điều 38 Luật giá 2012 thì doanh nghiệp TĐG được thành lập theo quy định của LDN.
Doanh nghiệp thẩm định giá muốn được hoạt động thì phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dịch vụ thẩm định giá do Bộ tài chính cấp. Ngoài điều kiện có Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ho ặc Gi ấy ch ứng nh ận đ ầu tư
theo quy định của pháp luật, điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh dịch vụ thẩm định giá được pháp luật quy định riêng đối với từng loại hình doanh
nghiệp. Cụ thể:
* Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
- Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề t ại doanh nghi ệp, trong đó ph ải có
thành viên là chủ sở hữu;
- Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhi ệm h ữu
hạn một thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
* Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
- Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghi ệp, trong đó t ối thi ểu
phải có 02 thành viên góp vốn;
- Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty trách nhi ệm h ữu
hạn hai thành viên phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;

- Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức v ốn góp do Chính ph ủ
quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành
nghề tại doanh nghiệp.
* Công ty hợp danh khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm
định giá phải đủ các điều kiện sau:
- Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghi ệp, trong đó t ối thi ểu
phải có 02 thành viên hợp danh;
- Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty h ợp danh ph ải là
thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp.
* Doanh nghiệp tư nhân khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ
thẩm định giá phải đủ các điều kiện sau:
- Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghi ệp, trong đó có 01
thẩm định viên là chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Giám đốc doanh nghiệp tư nhân phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành ngh ề t ại doanh
nghiệp.
* Công ty cổ phần khi đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm
định giá phải đủ các điều kiện sau:
- Có ít nhất 03 thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghi ệp, trong đó t ối thi ểu
phải có 02 cổ đông sáng lập;
- Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của công ty c ổ ph ần ph ải là
thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp;
2


- Phần vốn góp của thành viên là tổ chức không được vượt quá mức v ốn góp do Chính ph ủ
quy định. Người đại diện của thành viên là tổ chức phải là thẩm định viên về giá đăng ký hành
nghề tại doanh nghiệp.
Nhìn chung điều kiện để các doanh nghiệp TĐG được cấp giấy chứng nh ận đủ điều kiện kinh
doanh là doanh nghiệp đó phải có ít nhất 03 thẩm định viên v ề giá đăng kí hành ngh ề t ại DN;
người đại diện, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải là thẩm định viên về giá đăng kí hành

nghề tại DN.
Thẩm định giá là một nghề khó, đòi hỏi tính chuyên sâu và đạo đức nghề nghi ệp cao. Kết qu ả
thẩm định giá là một căn cứ quan trọng để các chủ sở hữu tài sản ho ặc cơ quan nhà n ước
quyết định hoặc phê duyệt giá tài sản, hàng hóa, dịch vụ. Vì v ậy, ch ủ doanh nghi ệp thẩm định
giá phải có chuyên môn về lĩnh vực này và phải chịu trách nhi ệm tr ước pháp lu ật v ề k ết qu ả
thẩm định giá, tương tự như yêu cầu đối với doanh nghiệp kiểm toán quy định trong Lu ật
Kiểm toán độc lập.
Trong quá trình hoạt động thẩm định giá, doanh nghiệp thẩm định giá ph ải th ường xuyên
đảm bảo có đủ các điều kiện quy định trên. Doanh nghiệp thẩm định giá sẽ bị đình chỉ kinh
doanh dịch vụ TĐG nếu sau 03 tháng liên tục không đảm bảo một trong các điều kiện trên
hoặc có sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn hoặc vi phạm tiêu chu ẩn thẩm định giá. thẩm
định giá là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, nên việc phải duy trì đủ số l ượng thẩm đ ịnh viên
được cấp thẻ là một trong những điều kiện bắt buộc, bởi nếu không đủ số nhân l ực t ối thi ểu,
doanh nghiệp có thể đóng cửa, hoặc tạm dừng hoạt động bất cứ lúc nào khi ng ười có th ẻ
thẩm định viên chuyển việc, hoặc nghỉ việc.
2.1.2. Điều kiện thành lập chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá.
Doanh nghiệp TĐG được thành lập chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của
BLDS và các quy định pháp luật khác có liên quan. Chi nhánh doanh nghi ệp TĐG là đ ơn v ị ph ụ
thuộc của doanh nghiệp TĐG, có nhiệm vụ thực hiện một phần ho ặc toàn b ộ công việc TĐG
theo sự uỷ quyền bằng văn bản của doanh nghiệp thẩm định giá. Doanh nghiệp thẩm định giá
phải chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh TĐG do doanh nghiệp thành l ập.
Chi nhánh doanh nghiệp TĐG được thành lập, hoạt động theo quy định c ủa pháp lu ật và ph ải
có ít nhất 02 thẩm định viên về giá, trong đó Giám đốc chi nhánh ph ải là th ẩm định viên v ề giá
đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp TĐG đã thành lập chi nhánh đó.
2.1.3. Hoạt động của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam
Theo Luật giá 2012, tổ chức thẩm định giá nước ngoài có đủ điều kiện theo quy định của Luật
này và quy định khác của pháp luật có liên quan được th ực hiện ho ạt đ ộng thẩm định giá tại
Việt Nam.
Việc thành lập và hoạt động thẩm định giá của tổ chức thẩm định giá nước ngoài tại Việt Nam
thực hiện theo quy định của Luật giá và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chính phủ quy định hình thức, phạm vi cung cấp dịch vụ TĐG của tổ chức TĐG n ước ngoài t ại
VN.
Như vậy, Luật giá 2012 đã cho phép các tổ chức TĐG nước ngoài được hoạt động tại Việt
Nam. Quy định này là rất cần thiết để các doanh nghiệp TĐG c ủa Vi ệt Nam có đi ều ki ện h ọc
hỏi kinh nghiệm nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng th ời đáp ứng yêu c ầu có d ịch
vụ TĐG chất lượng cao. Tuy nhiên, quy định của pháp luật về hình thức, điều kiện thành l ập
và hoạt động của tổ chức TĐG nước ngoài còn rất chung chung.
2.2. Điều kiện hành nghề thẩm định giá của thẩm định viên về giá.
2.2.1. Tiêu chuẩn của thẩm định viên về giá.
Hầu hết các quốc gia đều có những quy định pháp lí cụ thể đối v ới nh ững ng ười hành ngh ề
TĐG. Nhìn chung, thẩm định viên về giá phải là người có hạnh kiểm tốt và ch ứng minh đ ược
rằng: họ có bằng đại học thích hợp hoặc có chuyên môn sau đại h ọc, và ít nh ất có kinh
nghiệm tích lũy hai năm công tác, thường xuyên theo học các chương trình đào t ạo đ ể nâng
cao kiến thức chuyên môn; có kiến thức và kinh nghiệm trong vi ệc đánh giá các tài s ản ở đ ịa
phương; đáp ứng tất cả các yêu cầu về pháp lí, quy định, đ ạo đức và giao kèo h ợp đ ồng có liên
3


quan đến công việc và có khả năng bồi thường nghề nghiệp thích đáng đối v ới trách nhi ệm
phải gánh chịu liên quan trong mỗi sự việc.
Ở Việt Nam, Điều 34 Luật giá 2012 quy định tiêu chuẩn thẩm định viên về giá như sau:
- Có năng lực hành vi dân sự.
- Có phẩm chất đạo đức, liêm khiết, trung thực, khách quan.
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá.
- Có thời gian công tác thực tế theo chuyên ngành đào t ạo từ 36 tháng tr ở lên sau khi có b ằng
tốt nghiệp đại học theo chuyên ngành quy định tại khoản 3 Điều này.
- Có chứng chỉ đã qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá do cơ quan có thẩm
quyền cấp.
- Có Thẻ thẩm định viên về giá theo quy định của Bộ Tài chính.
Các tiêu chuẩn thẩm định viên về giá ở nước ta đã dần tương đồng với các tiêu chu ẩn th ẩm

định viên về giá của các nước trên thế giới. Tuy nhiên, theo kinh nghi ệm c ủa nhi ều n ước cho
thấy để nâng cao năng lực, kịp thời với sự phát triển mới về lí thuy ết, thực t ế cũng nh ư các kĩ
thuật đánh giá, các điều kiện pháp lí mới cho các thẩm định viên v ề giá, pháp lu ật thẩm định
giá Việt Nam nên quy định thêm tiêu chuẩn: yêu cầu các thẩm định viên v ề giá ph ải th ường
xuyên cập nhật kiến thức thông qua các chương trình đào tạo.
Thẩm định giá là một dịch vụ đòi hỏi chất lượng cao, chủ yếu dựa vào năng l ực và đ ạo đ ức
nghề nghiệp của các thẩm định viên. Vì vậy, các quy định về đi ều kiện, tiêu chu ẩn c ủa th ẩm
định viên về giá phải chặt chẽ.
2.2.2. Điều kiện hành nghề của thẩm định viên về giá.
Thẩm định viên về giá chỉ được hành nghề TĐG khi có đủ tiêu chu ẩn quy đ ịnh t ại Đi ều 34
Luật giá 2012 và đăng kí hành nghề TĐG tại doanh nghiệp TĐG. Thẩm định viên v ề giá không
được đăng ký hành nghề TĐG trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp TĐG tr ở lên .
Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá hành nghề tại doanh nghi ệp TĐG được c ụ th ể
hóa tại Đ37 Luật giá.
Pháp luật cũng quy định cụ thể những trường hợp không được hành nghề tại DNTĐG. Đó là:
- Người không đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 34 của Luật này.
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp lu ật về cán bộ, công ch ức; sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan,
hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thu ật trong c ơ quan, đ ơn v ị thu ộc
Công an nhân dân.
- Người đang bị cấm hành nghề thẩm định giá theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án m ột trong các
tội về kinh tế, chức vụ liên quan đến tài chính, giá, thẩm định giá mà chưa được xóa án tích;
người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, ph ường, th ị tr ấn, ng ười
đang bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
- Người đã bị kết án về tội kinh tế từ nghiêm trọng trở lên.
- Người có hành vi vi phạm pháp luật về tài chính bị xử phạt vi ph ạm hành chính trong th ời
hạn 01 năm, kể từ ngày có quyết định xử phạt.
- Người đang bị đình chỉ hành nghề thẩm định giá.
Việc đăng kí hành nghề thẩm định giá của thẩm định viên về giá có ý nghĩa vô cùng quan

trọng:
Thứ nhất, bảo vệ khách hàng. Việc đăng kí của các thẩm định viên về giá là đ ể đ ảm b ảo r ằng
khách hàng khi thuê thẩm định viên trong hoạt động của họ sẽ có được d ịch vụ t ốt nh ất có
thể. Nếu khách hàng không hài lòng với dịch vụ được cung cấp ho ặc th ấy th ẩm định viên làm
việc cẩu thả thì họ có thể phản ánh với Hội đồng các nhà thẩm định giá để có các biện pháp
kỉ luật.
Thứ hai, bảo vệ các thẩm định viên đã được đăng kí. Chỉ có các thẩm định viên đã được đăng kí
mới được quyền thẩm định giá và thu phí. Nếu có một ai đó không phải là thẩm định viên có
đăng kí mà tiến hành thẩm định giá và thu phí thì người đó bị coi là vi phạm pháp luật về
thẩm định giá và sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật.
4


3. Thẩm định giá của nhà nước.
Theo quy định của pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập Hội đồng thẩm định
giá khi cần thiết để thẩm định giá đối với các trường hợp sau:
- Mua, bán, thanh lý, cho thuê tài sản nhà nước ho ặc đi thuê tài s ản ph ục v ụ ho ạt đ ộng c ủa c ơ
quan nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
- Không thuê được doanh nghiệp thẩm định giá;
- Mua, bán tài sản thuộc bí mật nhà nước;
- Mua, bán tài sản nhà nước có giá trị l ớn mà sau khi đã thuê doanh nghi ệp thẩm định giá, cơ
quan hoặc người có thẩm quyền phê duyệt thấy cần thiết phải có ý kiến th ẩm định của c ơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
Hội đồng TĐG của nhà nước chỉ thực hiện nhiệm vụ TĐG tài sản được mua sắm từ ngu ồn
ngân sách nhà nước; các tài sản của nhà nước cho thuê, đi thuê, chuy ển nh ượng, bán, thanh lý
theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Còn doanh nghiệp TĐG th ực hi ện
TĐG đối với tất cả các loại tài sản mà xã hội có nhu c ầu TĐG k ể c ả tài s ản mua s ắm t ừ ngu ồn
ngân sách nhà nước khi có yêu cầu. Hội đồng TĐG có trách nhi ệm TĐG theo quy định c ủa Lu ật
này, quy định khác của pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực
của kết quả thẩm định giá. Hội đồng thẩm định giá được thành lập khi cần thiết và sẽ giải thể

sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Việc quy định Hội đồng TĐG của Nhà nước là một điểm mới so v ới Pháp l ệnh Giá. Pháp lệnh
Giá quy định hoạt động TĐG do các doanh nghiệp có đủ điều ki ện và năng l ực cung ứng. Đi ều
đó có nghĩa là đối với các tài sản nhà nước khi cần thi ết ph ải TĐG, các c ơ quan, t ổ ch ức qu ản
lý, sử dụng hoặc mua sắm tài sản nhà nước đều phải thuê dịch v ụ TĐG của các doanh nghi ệp
thẩm định giá.
Trong khi đó, vì mục đích kinh doanh hầu hết các doanh nghiệp TĐG và các chi nhánh doanh
nghiệp TĐG được phát hành chứng thư TĐG đều nằm ở các thành phố l ớn ho ặc ở các t ỉnh có
điều kiện kinh tế và thị trường bất động sản phát triển; (hiện tại có trên 88% doanh nghi ệp
và chi nhánh doanh nghiệp TĐG đóng tại Hà Nội, Thành phố H ồ Chí Minh, H ải Phòng, Đà N ẵng
và Cần Thơ). Các địa phương khác, đặc biệt là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa do không có
doanh nghiệp hoặc chi nhánh doanh nghiệp TĐG đóng trên địa bàn, l ại xa các trung tâm nên
gặp khó khăn lớn trong việc TĐG (như chi phí thẩm định cao, không kịp th ời) các tài s ản nhà
nước, nhất là khi mua sắm tài sản nhà nước. Mặt khác, do chưa có quy định rõ về quyền và
trách nhiệm của cơ quan tài chính tại địa phương trong việc kiểm tra, giám sát ho ạt đ ộng
TĐG, kết quả TĐG nên dễ dẫn đến tình trạng móc ngo ặc giữa doanh nghiệp TĐG và nh ững
người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đ ể TĐG quá
cao, còn khi mua sắm và TĐG quá thấp khi bán ho ặc thanh lý tài s ản nhà n ước gây th ất thoát
cho ngân sách nhà nước. Điều này đang đặt yêu cầu phải tăng cường công tác qu ản lý, ki ểm
tra hoạt động thẩm định giá của các doanh nghiệp thẩm định giá; đồng thời, thành lập Hội
đồng TĐG của nhà nước để đáp ứng yêu cầu thẩm định giá các tài sản nhà nước.
Do vậy, ngoài doanh nghiệp thẩm định giá như đã quy định trong Pháp lệnh Giá, Lu ật Giá b ổ
sung thêm Hội đồng thẩm định giá của Nhà nước. Việc quy định như vậy nhằm phục vụ cho
việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước có hiệu qu ả hơn. Tuy nhiên, không nên để cơ quan
quản lí nhà nước thẩm định giá đối với mọi loại tài sản, cần quy định cụ th ể ngưỡng giá trị tài
sản, loại tài sản đặc thù để áp dụng mô hình Hội đồng thẩm định giá nhà nước.
4. Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp lu ật về đi ều ki ện kinh doanh d ịch
vụ TĐG.
4.1. Thành tựu
Trải qua hơn 10 năm hoạt động, có thể đánh giá một cách khái quát là: TĐG đã góp ph ần quan

trọng vào việc xác định giá trị đất đai, tài nguyên, tài s ản làm căn c ứ đ ể c ơ quan có th ẩm
quyền phê duyệt giá mua tài sản, các tổ chức cá nhân ra các quy ết đ ịnh liên quan đ ến vi ệc
quản lý, sở hữu, mua bán, tính thuế, bảo hiểm, cầm cố và kinh doanh tài s ản, c ổ ph ần hóa
doanh nghiệp Nhà nước, …góp phần tiết kiệm chi tiêu trong đầu tư, mua s ắm tài s ản, ch ống
lãng phí, thất thoát, tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo báo cáo của các doanh
5


nghiệp TĐG: Việc TĐG tài sản, hàng hóa mua sắm từ ngu ồn vốn ngân sách đã góp ph ần giúp
tiết kiệm chi cho ngân sách Nhà nước khoảng 10% - 15% tổng giá trị thẩm định. Không nh ững
thế, TĐG còn góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ch ủ tài s ản, của các nhà đ ầu t ư
và của các bên liên quan tham gia giao dịch. Bảo đ ảm để thị trường ho ạt đ ộng công khai h ơn,
minh bạch hơn, khắc phục những hoạt động của thị trường ngầm.
4.2. Hạn chế
Tuy đạt được những thành công tích cực như vậy, nhưng hoạt động thẩm định giá cũng bộc lộ
những hạn chế, những vướng mắc cần nhanh chóng được tháo gỡ, đó là:
- Thứ nhất, việc cấp phép thành lập doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp
thẩm định giá của cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài chưa có sự phối
kết hợp chặt chẽ giữa cơ quan có thẩm quyền cấp phép và cơ quan qu ản lý điều ki ện hành
nghề thẩm định giá của doanh nghiệp. Việc quản lý điều kiện hành nghề thẩm định giá của
doanh nghiệp, của Thẩm định viên về giá vẫn còn có những bất cập nhất định nên hi ện tượng
“cho thuê” thẻ Thẩm định viên về giá để doanh nghiệp có đủ điều kiện hành ngh ề thẩm định
giá đã xảy ra.
- Thứ hai, hiện nay đội ngũ thẩm định viên về giá rất mỏng nhưng pháp luật lại quy định
thẩm định viên về giá phải “Tốt nghiệp đại học chuyên ngành liên quan đến nghiệp vụ thẩm
định giá”, điều này làm hạn chế một số lượng những người có hiểu biết về nghiệp vụ thẩm
định giá nhưng lại chưa có bằng đại học thực hiện hoạt động thẩm định giá.
- Thứ ba, mặc dù pháp luật đã công nhận cho tổ chức nước ngoài được kinh doanh d ịch v ụ
thẩm định giá tại Việt Nam, nhưng pháp luật còn thiếu những quy định c ần thiết đ ể lo ại hình
này được hoạt động trên thực tế.

4.3. Giải pháp
Từ thực tiễn trên, đòi hỏi phải có giải pháp khắc phục nhằm tạo sự đồng bộ về m ặt pháp lí,
thuận lợi cho công tác quản lí của Nhà nước về thẩm định giá, tạo điều kiện cho nghề thẩm
định giá phát triển. Những giải pháp cụ thể là:
- Pháp luật cần có những quy định cụ thể về sự phối hợp giữa các cơ quan trong vi ệc c ấp
phép kinh doanh dịch vụ thẩm định giá, tránh trường hợp c ấp phép tràn lan d ẫn đến vi ệc
không quản lí được, quản lí không thống nhất. Xử lí nghiêm minh những hành vi vi ph ạm pháp
luật về thẩm định giá.
- Theo người viết, không nhất thiết phải có bằng đại học mới được cấp thẻ thẩm định viên về
giá, pháp luật nên quy định người có trình độ trung c ấp, cao đẳng nh ưng có th ời gian công tác
đúng chuyên ngành trên 3 năm thì sẽ được dự thi để cấp thẻ thẩm định viên v ề giá. Đi ều này
sẽ làm tăng nhanh đội ngũ thẩm định viên về giá.
- Hình thức, điều kiện và phạm vi hoạt động của tổ chức TĐG nước ngoài t ại Vi ệt Nam ph ải
được luật hóa một cách cụ thể để tổ chức TĐG nước ngoài có cơ sở và điều kiện ho ạt đ ộng
trên thực tế.
III. KẾT LUẬN
Có thể nói thẩm định giá là một ngành nghề còn mới mẻ nhưng là công cụ góp phần vào việc
nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp, của nền kinh tế, h ạn chế th ất thoát, tiêu
cực, nâng cao khả năng cạnh tranh. Do đó pháp lu ật cần có những quy định c ụ th ể v ề đi ều
kiện kinh doanh đối với dịch vụ này để các doanh nghiệp chủ động trong việc kinh doanh dịch
vụ thẩm định giá.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình luật kinh tế (tập 1), Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 2006;
2. Pháp lệnh giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26/4/2002 của Ủy ban thường vụ quốc hội;
3. Luật số 11/2012/QH13 của Quốc hội: Luật giá ngày 20/6/2012;
4. Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết thi hành Luật Giá về thẩm định giá ngày 26/9/2012;
5. Nguyễn Thu Hương, Pháp luật về hoạt động thẩm định giá ở Việt Nam , KLTN, Hà Nội,
2010;
6



6. Đề án nâng cao năng lực và phát triển nghề thẩm định giá tài sản tại Vi ệt Nam giai đo ạn
2008 – 2009 ngày 2/10/2008 của Bộ tài chính;
7. Ban vật giá Chính phủ, Cơ sở khoa học và thực tiễn thẩm định giá của các nước , Nxb.
GTVT, Hà Nội, 2003;
8. TS. Nguyễn Ngọc Tuấn-Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, Ý kiến về thẩm định dự án luật
giá;
9. Nguyễn Tiến Thỏa - Cục trưởng Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính , Thẩm định giá những
bất cập cần khắc phục;
10. />11. />ItemID=323.

7



×