Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Tiểu luận phân biệt thụ tục dự án đầu tư trong nước và dự án đầu tư nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.45 KB, 7 trang )

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
B. NỘI DUNG
1. Một số khái niệm chung.
1.1. Dự án đầu tư.
1.2. Thủ tục đầu tư.
2. Thủ tục đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước và dự án đầu tư nước ngoài.
2.1. Dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng kí đầu tư.
2.2. Dự án đầu tư phải đăng kí đầu tư.
2.3. Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư.
3. Sự phân biệt về thủ tục đầu tư giữa dự án đầu tư trong nước và nước ngoài.
C. KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A - ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang
2
2
2
2
2
3
3
3
4
5
6
7



Luật đầu tư (LĐT) 2005 ra đời thay thế cho Luật khuyến khích đầu tư trong nước và LĐT
nước ngoài tại Việt Nam đã tạo ra một khung pháp lý chung cho các nhà đầu tư trong nước và
nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên trên thực tế LĐT 2005 vẫn có sự phân biệt đối xử giữa nhà
đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, sự phân biệt này được thể hiện trên nhiều phương
diện khác nhau trong đó có sự phân biệt về thủ tục đầu tư và bài luận sau xin đi vào tìm hiểu
một số biểu hiện cụ thể về sự phân biệt này.
B - NỘI DUNG
1. Một số khái niệm chung.
1.1. Dự án đầu tư.
a. Khái niệm dự án đầu tư.
Dự án đầu tư Theo k8 điều 3 LĐT 2005 thì “dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn
trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể trong khoảng thời gian
xác định”. Từ khái niệm này ta có thể thấy dự án đầu tư theo LĐT 2005 có các đặc điểm sau:
* Về nội dung thì dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất, kế hoạch đầu tư trên giấy và sẽ được
thực hiện trong tương lai. Do vậy khi lập dự án đầu tư nhà đầu tư cần tính đến sự thay đổi và
các yếu tố rủi ro trong tương lai.
* Dự án đầu tư luôn xác định về mặt không gian và thời gian. Hay nói cách khác trong một
dự án đầu tư cần phải trả lời được 2 vấn đề đó là bao giờ đầu tư và đầu tư ở đâu.
* Dự án đầu tư phải gắn với các quan hệ đầu tư cụ thể, tức dự án đầu tư phải xác định được
nội dung và hình thức đầu tư (đầu tư về cái gì, theo hình thức trực tiếp hay gián tiếp).
b. Dự án đầu tư trong nước, dự án đầu tư nước ngoài.
* Dự án đầu tư trong nước được hiểu là dự án đầu tư do nhà đầu tư trong nước (phân biệt
với dựa án đầu tư nước ngoài) bỏ vốn bằng tiền, tài sản khác tiến hành đầu tư tại Việt Nam
(phân biệt với dự án đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài) - k13 điều 3 LĐT 2005.
* Dự án đầu tư nước ngoài được hiểu là dự án đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn bằng
tiền hoặc tài sản khác tiến hành đầu tư tại Việt Nam - k12 điều 3 LĐT 2005.
1.2. Thủ tục đầu tư.
Theo từ điển tiếng Việt thì thủ tục là trình tự thực hiện một công việc nhất định. Do vậy, có
thể hiểu thủ tục đầu tư là trình tự (các bước) mà nhà đầu tư cần thực hiện trước cơ quan nhà
nước có thẩm quyền để có thể thực hiện dự án đầu tư. Theo LĐT 2005 thì các thủ tục pháp lí

liên quan đến đầu tư đã được quy định theo 3 nhóm dự án đầu tư đó là:
* Dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng kí đầu tư;
* Dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng kí đầu tư;
* Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư;
2


2. Thủ tục đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước và dự án đầu tư nước ngoài.
Trước hết cần khẳng định LĐT 2005 chỉ điều chỉnh về thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu
tư theo hình thức đầu tư trực tiếp còn các dự án đầu tư theo hình thức đầu tư gián tiếp sẽ chịu
sự điều chỉnh của Luật Chứng khoán, tài chính ngân hàng và pháp luật khác có liên quan.
2.1. Dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng kí đầu tư.
Đây là thủ tục đơn giản nhất và theo quy định tại k1 điều 45 LĐT 2005 thì dự án đầu tư
được áp dụng thủ tục này khi đáp ứng được các tiêu chí sau:
- Là dự án đầu tư trong nước;
- Có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỉ đồng Việt Nam.
- Dự án không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
2.2. Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng kí đầu tư.
Đây là thủ tục có tính phức tạp hơn so với các dự án đầu tư không phải làm thủ tục đăng kí
đầu tư. Thủ tục này áp dụng cho cả dự án đầu tư trong nước và dự án đầu tư nước ngoài, nhưng
giữa 2 loại dự án có sự khác nhau về điều kiện phải áp dụng.
a. Dự án đầu tư trong nước. Theo quy định tại k2 điều 45 LĐT 2005 thì dự án đầu tư trong
nước thuộc một trong các trường hợp sau sẽ phải thực hiện đăng kí đầu tư:
- Có quy mô vốn từ 15 đến dưới 300 tỉ đồng Việt Nam.
- Dự án không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
- Dự án không thuộc đối tượng phải do thủ tướng chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư quy
định tại điều 37 Nghị định 108/2006/NĐ-CP. (điều 43 Nghị định 108/2006/NĐ-CP).
Về hồ sơ đăng kí: theo quy định tại k3 điều 45 LĐT 2005 thì khi đăng kí dự án đầu tư trong
nước, hồ sơ đăng kí cần có văn bản về các nội dung sau: Tư cách pháp lí của nhà đầu tư; mục
tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu

sử dụng đất và cam kết bảo vệ môi trường; kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).
Khi đủ hồ sơ, nhà đầu tư nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền là sở kế hoạch đầu tư hoặc
Ban quản lý các khu kinh tế đặc biệt nếu dự án đầu tư được thực hiện trong các khu kinh tế đặc
biệt. Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan nhà nước có
thẩm quyền có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận (GCN) đầu tư cho nhà đầu tư.
b. Dự án đầu tư nước ngoài.Theo quy định tại điều 46 LĐT 2005 thì dự án đầu tư nước
ngoài phải thực hiện đăng kí đầu tư khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có quy mô vốn dưới 300 tỉ đồng Việt Nam.
- Dự án không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
Nhìn chung về thủ tục đăng kí đối với dự án đầu tư nước ngoài tương đối giống với dự án
đầu tư trong nước nhưng vẫn có một số điểm khác biệt như:

3


* Ngoài các văn bản về các nội dung đăng kí như các dự án đầu tư trong nước quy định tại
k3 điều 45 LĐT 2005 thì hồ sơ đăng kí các dự án đầu tư nước ngoài còn cần thêm: Báo cáo
năng lực tài chính của nhà đầu tư; hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh nếu
có; hồ sơ đăng kí kinh doanh trong trường hợp dự án đầu tư gắn liền với việc thành lập tổ chức
kinh tế (k1, k2 điều 44 nghị định 108/2006/NĐ-CP).
* Sau khi cấp GCN đầu tư đối với dự án đầu tư nước ngoài thì trong vòng 7 ngày cơ quan
cấp phải sao gửi GCN đầu tư đến Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ tài chính, Bộ thương mại, Bộ Tài
nguyên và Môi trường, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Bộ quản lý ngành có liên quan (k4
điều 4 nghị định 108/2006/NĐ-CP).
* GCN đầu tư của dự án đầu tư trong nước chỉ có nội dung đăng kí đầu tư còn GCN đầu tư
của dự án đầu tư nước ngoài có thể bao gồm cả nội dung đăng kí kinh doanh.
2.3. Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra.
Đây là loại thủ tục đầu tư phức tạp nhất và được áp dụng tương đối thống nhất cho cả dự án
đầu tư trong nước và dự án đầu tư nước ngoài. Theo quy định tại k1 điều 47 LĐT 2005 thì dự
án đầu tư trong nước và dự án đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục thẩm tra để được cấp

GCN đầu tư khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có quy mô vốn từ 300 tỉ đồng Việt Nam trở lên.
- Dự án khuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
* Về hồ sơ thẩm tra: Đối với các dự án có quy mô vốn từ 300 tỉ trở lên và không thuộc
danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì hồ sơ thẩm tra cần các nội dung sau: Văn bản đề
nghị cấp GCN đầu tư; văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư; báo cáo năng lực tài
chính của nhà đầu tư; giải trình kinh tế kĩ thuật với các nội dung: mục tiêu,, quy mô vốn đầu
tư ... Đối với dự án đầu tư nước ngoài thì còn cần thêm hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng
hợp tác kinh doanh, điều lệ doanh nghiệp nếu có (điều 48 LĐT 2005). Đối với các dự án thuộc
danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì:
- Đối với dự án có quy mô vốn dưới 300 tỉ thì hồ sơ thẩm tra cần có văn bản giải trình về điều
kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng và các văn bản giống như trường hợp đăng kí đối với dự án
có quy mô dưới 300 tỉ không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện (phần 2.2).
- Đối với dự án có quy mô vốn từ 300 tỉ trở lên thì hồ sơ thẩm tra cần có văn bản giải trình về
điều kiện mà nhà đầu tư phải đáp ứng và các giấy tờ khác như hồ sơ thẩm tra đối với dự án đầu
tư có quy mô vốn trên 300 tỉ và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện.
* Về cơ quan cấp có thẩm quyền thẩm tra và cấp GCN đầu tư. Theo điều 49 nghị định
108/2006/NĐ-CP thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Ban quản lý các khu kinh tế đặc biệt có
quyền thẩm tra và cấp GCN đầu tư cho nhà đầu tư theo quy định pháp luật và trên cơ sở lấy ý
kiến của các cơ quan có liên quan.
4


* Về thời hạn cấp: theo k1 điều 47 LĐT 2005 thì trong thời hạn 30 ngày (trường hợp đặc
biệt không quá 45 ngày) kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ cơ quan có thẩm quyền phải tiến
hành lấy ý kiến, thẩm tra để cấp GCN cho nhà đầu tư và trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày cấp
GCN đầu tư cơ quan đã cấp GCN phải sao gửi GCN cho Bộ tài chính, Bộ Thương mại ...
3. Sự phân biệt về thủ tục đầu tư giữa dự án đầu tư trong nước và nước ngoài.
Qua tìm hiểu về thủ tục pháp lí đối với 3 nhóm dự án ta có thể thấy LĐT 2005 đã lấy nguồn
gốc, quy mô vốn và lĩnh vực đầu tư làm căn cứ áp dụng thủ tục đối với các dự án đầu tư. Ta

cũng có thể thấy đã có sự phân biệt về thủ tục đầu tư giữa dự án đầu tư trong nước và dự án
đầu tư nước ngoài. Nhìn chung dự án đầu tư nước ngoài phải chịu thủ tục khắt khe hơn so với
dự án đầu tư trong nước. Điều này được thể hiện qua một số điểm sau:
Thứ nhất, về các dự án được áp dụng thủ tục không phải đăng kí đầu tư.
Theo quy định tại k1 điều 45 LĐT thì dự án đầu tư trong nước nếu có quy mô vốn dưới 15 tỉ
và không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện thì được áp dụng thủ tục không phải đăng kí đầu
tư. Còn dự án đầu tư nước ngoài thì không có bất kì trường hợp nào được áp dụng thủ tục này.
Như vậy có thể thấy, không phải đăng kí là thủ tục đầu tư đơn giải nhất và chỉ được áp dụng
cho dự án đầu tư trong nước (đủ điều kiện) còn dự án đầu tư nước ngoài thì không.
Thứ 2, về các dự án phải áp dụng thủ tục đăng kí đầu tư.
Theo quy định, dự án đầu tư trong nước thuộc một trong các trường hợp: có quy mô vốn từ
15 đến dưới 300 tỉ; không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện thì phải áp dụng thủ tục đăng kí.
Đối với dự án đầu tư nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau sẽ phải đăng kí đầu tư: có
quy mô vốn dưới 300 tỉ; không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện. Như vậy có thể thấy:
- Thủ tục đăng kí là thủ tục đơn giản nhất mà dự án đầu tư nước ngoài có thể được áp dụng.
- Dự án đầu tư trong nước chỉ phải áp dụng thủ tục đăng kí khi có quy mô vốn từ 15 tỉ đồng trở
lên (và dưới 300 tỉ, không thuộc danh mục đầu tư có điều kiện). Còn dự án đầu tư nước ngoài
thì bất kể quy mô vốn như thế nào (dù dưới 15 tỉ hay cực nhỏ) chỉ cần dưới 300 tỉ, không thuộc
danh mục đầu tư có điều kiện thì sẽ phải áp dụng thủ tục đăng kí.
Thứ 3, về nội dung hồ sơ đăng kí.
Nếu như dự án đầu tư trong nước khi làm thủ tục đăng kí chỉ cần hồ sơ với các nội dung
quy định tại k3 điều 45 LĐT 2005 thì dự án đầu tư nước ngoài còn cần thêm: Báo cáo năng lực
tài chính của nhà đầu tư; hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh nếu có; hồ sơ
đăng kí kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về
doanh nghiệp và pháp luật có liên quan trong trường hợp dự án đầu tư gắn liền với việc thành
lập tổ chức kinh tế (k1, k2 điều 44 nghị định 108/2006/NĐ-CP).
Ba loại giấy tờ sau có thể hiểu đấy là cơ sở làm nên tư cách của nhà đầu tư nước ngoài hay
gắn liền với việc thành lập mô hình kinh doanh sau này còn báo cáo tài chính lại là một biểu
5



hiện của sự phân biệt bởi nhà đầu tư trong nước khi đăng kí dự án đầu tư không cần loại giấy
này (ở thủ tục thẩm tra cả 2 loại dự án đều cần báo cáo tài chính của nhà đầu tư).
Thứ 4, về nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền sau khi cấp GCN đầu tư.
Theo quy định tại k4 điều 4 nghị định 108/2006/NĐ-CP thì sau khi cấp GCN đầu tư đối với
dự án đầu tư nước ngoài trong vòng 7 ngày cơ quan cấp phải sao gửi GCN đầu tư đến Bộ kế
hoạch và đầu tư, Bộ tài chính, Bộ thương mại, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng nhà
nước Việt Nam và Bộ quản lý ngành có liên quan và thủ tục này không áp dụng đối với đăng kí
dự án đầu tư trong nước (trong trường hợp phải thẩm tra để cấp GCN đầu tư thì thủ tục này áp
dụng với cả hai loại dự án).
Thứ 5, về nội dung của GCN đầu tư.
GCN đầu tư của dự án đầu tư trong nước chỉ có nội dung đăng kí đầu tư cho dù dự án đầu
tư đó gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế. Còn GCN đầu tư của dự án đầu tư nước ngoài có
thể bao gồm cả nội dung đăng kí kinh doanh (GCN đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng
kí kinh doanh) nếu dự án đầu tư đó gắn liền với việc thành lập tổ chức kinh tế.
Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài có thể tiến hành đăng kí đồng thời cả dự án đầu tư và đăng
kí thành lập doang nghiệp trong khi nhà đầu tư trong nước phải thực hiện riêng biệt. Có thể
thấy đây là một sự phân biệt theo hướng ưu tiên có lợi cho nhà đầu tư nước ngoài.
C - KẾT LUẬN
Trên đây là một số biểu hiện cụ thể chứng minh cho sự phân biệt của LĐT 2005 về thủ tục
đầu tư giữa dự án đầu tư trong nước và dự án đầu tư nước ngoài. Nhưng có thể thấy nhà làm
luật có sự phân biệt như vậy chủ yếu là nhằm quản lý tốt hơn hoạt động đầu tư từ nước ngoài
vào Việt Nam, tránh tình trạng các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư khai thác các nguồn lực
nhưng lại không mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước hay làm mất đi vai trò định hướng chủ
đạo của nhà nước (thông qua thành phần kinh tế quốc doanh) đối với nền kinh tế.
Tuy nhiên, sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có
thủ tục đầu tư đã tạo nên tâm lý e ngại, so sánh giữa các nhà đầu tư và là một trong những rào
cản thu hút đầu tư nước ngoài. Do vậy chúng ta nên rút ngắn tiến tới xóa bỏ sự phân biệt và
đơn giản hóa thủ tục đối với cả 2 loại dự án. Cùng với tiền kiểm (thông qua cấp các loại giấy
phép) chúng ta cũng nên chú trọng đến công tác hậu kiểm, bởi cho dù có thắt chặt đầu vào mà

không quản lí được quá trình hoạt động thì sự kiểm soát ban đầu cũng trở thành vô nghĩa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
6


1. Trường đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật đầu tư, Nxb.CAND, Hà Nội, 2007;
2. Luật đầu tư 2005 ;
3. Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 hướng dẫn thi hành luật đầu tư ;
4. Nguyễn Thị Dung, Sự cần thiết và phương hướng cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước
ngoài, Tạp chí Luật học Số 3/1998, tr 6-9 (xem trực tuyến tại ) ;
5. thủ tục đầu tư ;

7



×