Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Tìm một tình huống thực tiễn về việc tìm kiếm và đảm bảo việc làm của người khuyết tật. Qua đó phân tích những khó khăn, bất lợi của họ và nhận xét quy định pháp luật hiện hành về chế độ việc làm đối với người khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.94 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1
NỘI DUNG..................................................................................................................... 1
I. Quyền lợi của người khuyết tật trong vấn đề chăm sóc sức khỏe theo quy định pháp
luật hiện hành.................................................................................................................. 1
1. Khái quát về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật...............................................1
a) Khái niệm.................................................................................................................... 1
b) Nguyên tắc cơ bản của chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật...............................2
2. Quyền lợi của người khuyết tật trong vấn đề chăm sóc sức khỏe theo quy định pháp
luật hiện hành.................................................................................................................. 2
a) Quyền lợi bảo hiểm y tế..............................................................................................2
b) Chăm sóc sức khoẻ ban đầu........................................................................................4
c) Khám bệnh, chữa bệnh............................................................................................... 6
d) Chỉnh hình, phục hồi chức năng.................................................................................7
II. Tìm một tình huống thực tiễn về việc tìm kiếm và đảm bảo việc làm của người
khuyết tật. Qua đó phân tích những khó khăn, bất lợi của họ và nhận xét quy định pháp
luật hiện hành về chế độ việc làm đối với người khuyết tật............................................8
1. Tình huống thực tiễn và những khó khăn, bất lợi của người khuyết tật trong việc tìm
kiếm và đảm bảo việc làm...............................................................................................8
2. Nhận xét quy định pháp luật hiện hành về chế độ việc làm đối với người khuyết tật.
...................................................................................................................................... 12
a) Một số điểm tiến bộ..................................................................................................12
2. Một số hạn chế..........................................................................................................14
KẾT LUẬN................................................................................................................... 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................


MỞ ĐẦU

Bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ là nhu cầu tất yếu, quan trọng của con người.


Với những người vì lí do nào đó mà k hi sinh ra hoặc trong quá trình sống bị khuyết
tật về thể chất, tinh thần thì nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ lại càng trở nên
quan trọng và cấp thiết. Ngoài ra, quyền việc làm là một trong những quyền cơ bản
của người lao động nói chung và của người khuyết tật nói riêng. Đặc biệt đối với
NKT, do tính đặc thù của các đối tượng này mà quyền việc làm của họ còn được
Nhà nước bảo trợ. Vì vậy em xin chọn đề bài số 3 làm bài tập học kỳ.

NỘI DUNG
I. Quyền lợi của người khuyết tật trong vấn đề chăm sóc sức khỏe theo quy
định pháp luật hiện hành.
1. Khái quát về chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
a) Khái niệm
Như những công dân bình thường khác, người khuyết tật (NKT) có quyền
được chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, được khám bệnh, chữa bệnh, phục
hồi chức năng, được chăm sóc sức khỏe ban đầu, được tham gia và hưởng bảo hiểm
y tế như mọi công dân khác trong xã hội.
Với mong muốn bảo đảm cho NKT được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe một
cách bình đẳng như những người khác, pháp luật Việt Nam đã quy định cụ thể chế
độ này trong hệ thống pháp luật nước mình. Theo đó, có thể hiểu chế độ chăm sóc
sức khỏe NKT vào gồm tổng hợp các quy định về quyền của họ được Nhà nước,
cộng đồng xã hội thực hiện các hoạt động phòng bệnh, khám chữa bệnh, chỉnh
hình, phục hồi chức năng giúp họ ổn định sức khỏe, vượt qua những khó khăn bệnh
tật, vươn lên hòa nhập cộng đồng.

1


b) Nguyên tắc cơ bản của chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật
Đa dạng hóa các hoạt động CSSKNKT: thể hiện ở việc lồng ghép chế độ
CSSKNKT với chương trình kinh tế, xã hội; thực hiện đồng bộ chăm sóc y tế và

ngoài y tế; đa dạng hóa các loại hình, cơ sở CSSK cùng với khai thác nguồn đầu tư
tài chính; phát huy sáng kiến ứng dụng khoa học kỹ thuật thích nghi với mọi dạng
tật.
Xã hội hóa các hoạt động CSSK người khuyết tật: ngoài việc nhà nước thống
nhất quản lý và thực hiện bằng nguồn ngân sách nhà nước, còn huy động thêm sự
tham gia của cả cộng đồng cũng như chính bản thân NKT.
Ưu tiên hợp lý trong hoạt động CSSK NKT: ưu tiên cho các đối tượng theo
mức độ và dạng tật theo hướng ưu tiên nhiều hơn cho những người có khuyết tật
nặng hơn, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết tật, phụ nữ có thai khuyết tật,
người khuyết tật có công với cách mạng như miễn giảm phí y tế, ưu tiên thứ tự cấp
thuốc, ưu tiên điều trị nội trú.
2. Quyền lợi của người khuyết tật trong vấn đề chăm sóc sức khỏe theo quy
định pháp luật hiện hành.
a) Quyền lợi bảo hiểm y tế
Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc được thực hiện với các đối tượng theo
quy định để chăm sóc sức khỏe không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức
thực hiện.
Đối tượng tham gia:


Nhóm người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng: là đối tượng bảo trợ xã hội
theo quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2013

Căn cứ vào Điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP quy định
chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội quy định một trong các
đối tượng được cấp thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:
“1. Đối tượng bảo trợ xã hội được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế:
2



c) Người khuyết tật nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng”


Nhóm người khuyết tật nhẹ: không có quy định riêng mà thực hiện lồng ghép
với các nhóm đối tượng khác.

Về quy trình tham gia bảo hiểm y tế, ăn cứ theo điểm b, Khoản 2 Điều 4 Thông
tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC quy định:
“Điều 4. Trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế
2. Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách tham gia BHYT của các đối tượng quy
định tại các Khoản 2, 3, 4 và Khoản 5 Điều 1 Thông tư này theo hộ gia đình, trừ
đối tượng quy định tại các Điểm a, l và Điểm n Khoản 3, Điểm b Khoản 4 Điều 1
Thông tư này, gửi Bảo hiểm xã hội cấp huyện, cụ thể như sau:
b) Từ năm 2016, hằng tháng Ủy ban nhân dân xã lập danh sách tăng, giảm đối
tượng tham gia BHYT trên địa bàn và gửi 01 bản danh sách về Bảo hiểm xã hội
cấp huyện để điều chỉnh việc cấp thẻ BHYT trên địa bàn.”
NKT khi tham gia BHYT được ưu tiên về mức đóng, mức hưởng theo quy
định: NKT nặng và đặc biệt nặng được hỗ trợ 100% phí BHYT. Nhà nước, các cơ
quan bảo hiểm xã hội đóng 100% phí đóng BHYT cho các đối tượng thuộc Điều 12
Luật Sửa đổi, bổ sung Luật BHYT năm 2014 như: NKT là trẻ em dưới 6 tuổi, NKT
thuộc hộ gia đình nghèo, NKT là người dân tộc thiểu số, NKT đang sinh sống tại
vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, NKT đang sinh sống
tại xã đảo, huyện đảo, NKT thuộc đối tượng ưu đãi xã hội, bảo trợ xã hội hàng
tháng.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là NKT không được hưởng hai lần hỗ trợ khi vừa thuộc
đối tượng khuyết tật nặng, đặc biệt nặng vừa thuộc đối tượng hỗ trợ khác. Mức
giảm hoặc hỗ trợ phí đóng BHYT đối với từng nhóm đối tượng được quy định tại
điều 12, điều 13, Luật BHYT.
NKT tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định tại Điều 26,
27, 28 của Luật BHYT thì được Quỹ BHYT thanh toán chi phí khám chữa bệnh

theo các mức 100%, 95% và 80% tùy theo đối tượng. NKT tự đi khám chữa bệnh
3


không đúng tuyến, phải nằm điều trị nội trú thì được thanh toán 40% chi phí điều trị
nội trú nếu là bệnh viện tuyến trung ương, 60% chi phí điều trị nếu là bệnh viện
tuyến tỉnh (đến hết năm 2020 và 100% bắt đầu từ 1/1/2021), 70% nếu là bệnh viên
tuyến huyện (đến hết năm 2015 và 100% bắt đầu từ 1/1/2016). Từ 1/1/2016, người
tham gia BHYT đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã, hoặc
phòng khám đa khoa, bệnh viện tuyến huyện được hưởng 100% chi phí điều trị nội
trú tại cơ sở y tế tương đương trên cùng địa bàn tỉnh. Bảo hiểm y tế mang lại công
bằng về chăm sóc sức khỏe cho mọi người, đặc biệt là người khuyết tật. Việc cấp và
ưu tiên bảo hiểm y tế cho người khuyết tật là cách tốt nhất để mọi người giúp nhau
chia sẻ rủi ro khi bị ốm đau, bệnh tật, giúp người khuyết tật tiếp cận tối đa các dịch
vụ kỹ thuật y tế tiên tiến.
b) Chăm sóc sức khoẻ ban đầu
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu được hiểu là những chăm sóc sức khoẻ thiết
yếu, dựa trên phương pháp và kĩ thuật thực hành được đưa đến cho từng cá
nhân và gia đình, với giá thành hợp lí và thu hút được sự tham gia của đông đảo
người dân nhằm giúp cho mỗi cá nhân, gia đình có được sức khoẻ tốt nhất.
Chăm sóc sức khoẻ ban đầu là một trong các lĩnh vực trong hoạt động của hệ
thống y tế ở mỗi quốc gia và được coi là chìa khoá để đạt được mục tiêu sức khoẻ
cho các thành viên trong xã hội, đặc biệt là người có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ
cao, trong đó có NKT.
Theo quy định tại Điều 21 Luật NKT, chăm sóc sức khoẻ ban đầu đối với
NKT thuộc trách nhiệm của cơ sở y tế cấp xã. Theo đó, cơ sở y tế cấp xã phải có
trách nhiệm thực hiện các hoạt động như: Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến
thức phổ thông về chăm sóc sức khoẻ, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật,
hướng dẫn NKT phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khoẻ và phục hồi
chức năng. Đồng thời trạm y tế cấp xã có trách nhiệm thực hiện khám bệnh, chữa

bệnh phù hợp với phạm vi chuyên môn cho NKT. Cụ thể:
Thứ nhất, tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khoẻ
NKT. Mục đích của hoạt động này là nhằm tăng cường kiến thức và hiểu biết
4


của NKT về việc tự bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho bản thân, giúp NKT loại bỏ
dần lối sống, thói quen và phong tục có hại cho sức khoẻ. Các hoạt động này được
thực hiện thông qua một số hình thức phong phú như: Tổ chức lớp học, thông tin
qua hệ thống truyền thông ở địa phương hoặc lồng ghép vào các hoạt động văn hoáxã hội khác ở địa phương. Nội dung tuyên truyền, giáo dục kiến thức chăm sóc
sức khoẻ NKT gồm: Cải thiện điều kiện dinh dưỡng và ăn uống hợp lí, cung
cấp nước sạch và vệ sinh môi trường, các hoạt động phòng bệnh… Đối với trẻ em
khuyết tật, tuyên truyền, giáo dục chăm sóc sức khoẻ còn thể hiện ở chương trình
giáo dục đặc biệt, đó là giáo dục hoà nhập hoặc giáo dục chuyên biệt tuỳ thuộc vào
mức độ khuyết tật cũng như khả năng phục hồi sức khoẻ của trẻ em.
Thứ hai, thực hiện các biện pháp phòng ngừa khuyết tật. Có nhiều nguyên
nhân dẫn đến khuyết tật, vì vậy có thể thấy các hoạt động phòng ngừa khuyết tật
được thực hiện đa dạng, phong phú như: Phòng ngừa dựa vào dạng tật, phòng
ngừa dựa vào khả năng thực tế của địa phương, hoàn cảnh gia đình, phòng
ngừa dựa vào nhu cầu của NKT v.v..
Để thực hiện hoạt động này, mỗi NKT đều phải có kiến thức hiểu biết về vệ
sinh, rèn luyện thân thể, có lối sống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng của cơ
thể, chống lại bệnh tật. Khi tái phát bệnh, NKT cần được phát hiện, chẩn đoán
sớm để có biện pháp xử lí kịp thời và điều trị phù hợp nhằm phục hồi nhanh
chóng chức năng bị suy giảm, để ngăn ngừa những hậu quả do khuyết tật gây
ra.
Thứ ba, quản lí sức khoẻ NKT. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21
Luật NKT, trạm y tế cấp xã có trách nhiệm lập hồ sơ theo dõi, quản lí sức khoẻ
NKT. Mục đích của chế độ này nhằm quản lí theo dõi tình trạng khuyết tật ở địa
phương, từ đó giúp cơ quan chức năng đưa ra các giải pháp hợp lí để chăm sóc sức

khoẻ NKT được hiệu quả hơn. Quản lí sức khoẻ NKT cũng được coi là nội dung
quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ ban đầu đối với NKT. Bởi vì, việc cơ quan có
thẩm quyền thực hiện tốt hoạt động quản lí, theo dõi, thống kê, báo cáo về số lượng,
tình trạng khuyết tật... một cách chính xác sẽ là cơ sở để hoạch định chính sách
5


cũng như có biện pháp chăm sóc sức khoẻ phù hợp, tránh được các nguy cơ gây ra
hậu quả xấu cho sức khoẻ cho NKT.
c) Khám bệnh, chữa bệnh
NKT khi ốm đau, bệnh tật được khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám, chữa
bệnh ở nơi họ cư trú, lao động hoặc học tập. Mạng lưới khám, chữa bệnh phát triển
rộng khắp cả nước, từ trung ương đến địa phương và đa dạng hoá các loại hình dịch
vụ, bao gồm cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước, tư nhân… đã tạo điều kiện
thuận lợi cho NKT khám, chữa bệnh kịp thời, hiệu quả. Ngoài ra, việc quy định
phong phú các hình thức khám, chữa bệnh nội trú, ngoại trú, lưu động, tại nhà
như hiện nay, đã giúp NKT có nhiều cơ hội được khám, chữa bệnh phù hợp với
điều kiện hoàn cảnh về thời gian, tài chính, kinh tế của mình. Những quy định
này đã thể hiện rõ tính nhân văn của pháp luật NKT đồng thời thể hiện sự quan
tâm đặc biệt của Nhà nước, cộng đồng đến những NKT.
Theo quy định hiện hành, nội dung của chế độ khám, chữa bệnh đối với NKT
bao gồm:
Thứ nhất, quyền được khám, chữa bệnh. Trong quá trình khám bệnh, chữa
bệnh, NKT được đảm bảo các quyền như mọi công dân khác như: Quyền được
khám, chữa bệnh có chất lượng phù hợp với điều kiện thực tế; quyền được giữ bí
mật thông tin về tình trạng sức khoẻ và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh
án; quyền được tôn trọng danh dự, không bị kì thị, phân biệt đối xử trong khám,
chữa bệnh; quyền được lựa chọn phương pháp chẩn đoán và điều trị.
Ngoài ra, do những đặc điểm riêng về sức khoẻ của NKT, theo quy định tại khoản
1 Điều 22 và khoản 1 Điều 23 Luật NKT, NKT còn được Nhà nước bảo đảm để

khám, chữa bệnh, sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp và được cơ sở khám, chữa bệnh
thực hiện các biện pháp khám, chữa bệnh phù hợp với khuyết tật. Trường hợp
NKT là người mắc bệnh tâm thần ở trạng thái kích động, trầm cảm, có ý tưởng,
hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác thì bắt buộc phải khám, chữa
bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh. Đối với trẻ em sơ sinh bị khuyết tật bẩm sinh thì
6


được xác định khuyết tật kịp thời và có biện pháp điều trị, chỉnh hình, phục hồi
chức năng phù hợp. Mục đích của các quy định này là nhằm bảo đảm quyền được
khám và chẩn đoán đúng bệnh, điều trị bệnh kịp thời, chăm sóc, điều dưỡng phù
hợp, phục hồi chức năng nhanh chóng để NKT sớm ổn định sức khoẻ.
Thứ hai, quyền được ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh. Trong hoạt động khám,
chữa bệnh, pháp luật quy định cơ sở y tế phải ưu tiên khám, chữa bệnh cho NKT
đặc biệt nặng và NKT nặng, trẻ em khuyết tật, người cao tuổi khuyết
tật, phụ nữ khuyết tật có thai, NKT có công với Cách mạng. Chế độ ưu tiên khám,
chữa bệnh đối với NKT được thực hiện thông qua các hình thức như: Miễn, giảm
viện phí, hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị. Khi khám, chữa
bệnh, NKT được bảo hiểm y tế thanh toán các chi phí y tế theo quy định của
pháp luật bảo hiểm y tế. Trường hợp họ tham gia các loại hình bảo hiểm khác
cũng sẽ được thanh toán những quyền lợi theo quy định hoặc theo thoả thuận.
Nhà nước thực hiện đảm bảo về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ y tế trong hoạt
động khám, chữa bệnh cho NKT.
d) Chỉnh hình, phục hồi chức năng
Chỉnh hình, phục hồi chức năng được coi là nội dung quan trọng trong chế độ
chăm sóc sức khoẻ NKT. Theo quy định tại Điều 24, Điều 25 Luật NKT, nội dung
chỉnh hình, phục hồi chức năng NKT bao gồm:
Thứ nhất, chỉnh hình, phục hồi chức năng thông qua các cơ sở chỉnh hình,
phục hồi chức năng. Cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng đối ới NKT là cơ sở
cung cấp dịch vụ chỉnh hình, phục hồi chức năng cho NKT. Theo quy định của pháp

luật, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng có nhiều loại như: Viện chỉnh hình,
phục hồi chức năng; trung tâm chỉnh hình, phục hồi chức năng; bệnh viện
điều dưỡng, phục hồi chức năng; khoa phục hồi chức năng của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh; bộ phận phục hồi chức năng của cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở khác.
Trước đây, việc thực hiện chỉnh hình, phục hồi chức năng cho NKT chủ yếu
được tiến hành tại các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng của Nhà nước, do Nhà
nước thành lập, quản lí và đảm bảo từ ngân sách cho các chế độ của NKT, trong đó
7


chủ yếu thực hiện với các đối tượng là người có công với Cách mạng. Hiện nay, với
việc quy định đa dạng các loại hình và mở rộng phạm vi hoạt động của cơ sở chỉnh
hình, phục hồi chức năng, pháp luật không chỉ đảm bảo quyền được tiếp cận với
các dịch vụ y tế, mà còn thể hiện trách nhiệm sâu sắc của Nhà nước, cộng đồng
xã hội trong việc chăm sóc sức khoẻ cho NKT, đảm bảo mục đích an sinh xã hội.
Thứ hai, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Theo quy định tại khoản 1
Điều 25 Luật NKT, phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được hiểu là biện
pháp thực hiện tại cộng đồng, với những người mà NKT cùng sinh sống, nhằm
chuyển giao kiến thức về vấn đề khuyết tật, kĩ năng phục hồi và thái độ tích cực
đến NKT, gia đình của họ và cộng đồng, tạo sự bình đẳng về cơ hội và sự hoà nhập
cộng đồng cho NKT. Từ đó, NKT được tạo điều kiện, hỗ trợ phục hồi chức năng.
Các chủ thể khác như gia đình NKT, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, uỷ
ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi, tham gia
hướng dẫn, tổ chức thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
Do phục hồi chức năng được thực hiện trên cơ sở phối hợp của chính bản
thân NKT, gia đình họ và cộng đồng bằng những dịch vụ y tế, giáo dục và xã hội
thích hợp nên so với chế độ phục hồi chức năng tại các cơ sở chỉnh hình, phục hồi
chức năng, chế độ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng không chỉ được pháp
luật Việt Nam mà pháp luật các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Phục hồi
chức năng dựa vào cộng đồng được coi là giải pháp hữu hiệu cân bằng sự mất cân

đối giữa nhu cầu NKT với mức độ đáp ứng của xã hội, là lời giải của bài toán về chi
phí chữa trị cho các gia đình NKT có hoàn cảnh khó khăn.
II. Tìm một tình huống thực tiễn về việc tìm kiếm và đảm bảo việc làm của
người khuyết tật. Qua đó phân tích những khó khăn, bất lợi của họ và nhận
xét quy định pháp luật hiện hành về chế độ việc làm đối với người khuyết tật.
1. Tình huống thực tiễn và những khó khăn, bất lợi của người khuyết tật trong
việc tìm kiếm và đảm bảo việc làm.

8


Anh Vương Văn Triều ở Xuân Giang, Sóc Sơn (Hà Nội), một NKT vận động
bẩm sinh ở chân1 cho biết, năm nay anh 35 tuổi và không nhớ đã đi xin việc ở bao
nhiêu nơi. Hễ có chương trình lao động nào dành cho NKT là anh tìm đến, nhưng
để kiếm được một việc làm cho thu nhập nuôi bản thân và gia đình là rất khó khăn.
Mặc dù đã cầm hồ sơ đi xin việc hết nơi này đến nơi khác nhưng anh đều nhận
được những cái lắc đầu từ chối. Có nơi tế nhị hơn thì nói “hết chỉ tiêu rồi”, hoặc
“hẹn lần sau”. Nhưng cũng có trường hợp từ chối thẳng thừng vì anh là NKT,
không đủ tiêu chuẩn, khiến anh thất vọng và cảm thấy mình như “người thừa” trong
xã hội. Nhiều nơi cứ hứa với anh, nhưng kết cục vẫn là con số không. Nguyên nhân
vẫn là “lý do sức khỏe”. Nhưng rồi anh cũng xin được vào làm ở một công ty tư
nhân. Song điều khiến anh không khỏi băn khoăn là cùng một công ty nhưng mức
lương của người khuyết tật lại được trả thấp hơn so với người bình thường khác,
trong khi thời gian làm việc của họ không kém, thậm chí có khi còn nhiều hơn. “Tôi
đã đi tìm kiếm việc làm ở nhiều công ty, nhưng chẳng nơi nào nhận. Nhà gần khu
công nghiệp Nội Bài nhưng cũng chẳng xin được việc, dù tôi có đủ sức khỏe để làm
công nhân bốc vác, bán hàng, trông xe…” – anh Triều nói.
Từ tình trạng tìm kiếm việc làm của anh Triều, ta thấy được NKT luôn phải đối diện
với nhiều khó khăn trong vấn đề tìm việc làm:


 Thứ nhất là quan niệm của các nhà tuyển dụng về NKT
Nhiều doanh nghiệp khi có nhu cầu tuyển dụng vẫn thường "vô tình" không
nghĩ đến việc tuyển NKT. Vì cho rằng, khả năng làm việc của NKT không bằng
người lành lặn, họ không chịu được áp lực công việc cao, không đi được công tác
xa, sức khoẻ yếu... Cơ hội nghề nghiệp đối với NKT thường rất mỏng. Họ chỉ có
thể làm một số công việc đặc thù phù hợp với dạng tật của mình mà thôi. Đó là
những lý do chính khiến doanh nghiệp thường "dè dặt" khi xét hồ sơ xin việc của
một ứng viên khuyết tật.

1 Tạp chí lao động và xã hội, Người khuyết tật còn bị rảo cản khi tiếp cận thị trường lao động
/>
9


Như trường hợp của anh Triều, vì lý do khuyết tật mà bị rất nhiều nơi từ chối
nhận vào làm việc. Thực tế, người sử dụng lao động thường không muốn nhận
người lao động là NKT bởi họ cho rằng năng suất lao động của NKT thấp hơn so
với người không khuyết tật. Hơn nữa, trong một số trường hợp, người sử dụng lao
động còn phải đầu tư cơ sở vật chất cũng như điều kiện lao động cho NKT tốn kém
hơn những người lao động không khuyết tật.

 Thứ hai là quan điểm của cộng đồng và bản thân người khuyết tật về tình
trạng của người khuyết tật
Nhìn vào trường hợp của anh Triều, do không được nhận vào làm việc, bị kỳ
thị mà anh cảm thấy “thất vọng và cảm thấy mình như “người thừa” trong xã hội”
Quan điểm của cộng đồng và bản thân người khuyết tật về tình trạng của
người khuyết tật cũng là một rào cản ảnh hưởng đến việc tham gia của người
khuyết tật vào các hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội. Nhìn chung, cộng động và gia
đình NKT thường quan niệm về người khuyết tật như: “người khuyết tật là đáng
thương”, “người khuyết tật quá phụ thuộc vào người khác”, “người khuyết tật

không thể có cuộc sống bình thường” v.v…
Bị kỳ thị và phân biệt đối xử trong nhiều hoàn cảnh khác nhau và dưới nhiều
hình thức khác nhau khiến người khuyết tật thường có thái độ bi quan với cuộc
sống dẫn đến việc họ luôn thụ động, không hòa nhập xã hội và thậm chí còn lảng
tránh những hoạt động xã hội. Điều này hạn chế sự tham gia của người khuyết tật
vào đời sống xã hội, đời sống cộng đồng, hạn chế sự phát triển chung của họ trong
đời sống cộng đồng xã hội. Việc đi lại, giao tiếp của NKT còn khó khăn; trình độ
văn hóa còn thấp. Nhiều NKT chưa được học nghề, chưa có việc làm dù chỉ là công
việc giản đơn với thu nhập thấp. Phần lớn NKT có gia cảnh nghèo khó, thậm chí rất
nghèo… Những yếu tố đó khiến NKT thường mang trong mình cảm giác tự ti.

 Thứ ba là học vấn thấp, học nghề khó khăn, không đáp ứng được yêu cầu
của công việc

10


Vì không có trình độ kinh nghiệm và học vấn nên anh phải xin việc khu công
nghiệp Nội Bài hay xin làm công nhân bốc vác, bán hàng, trông xe không phù hợp.
Đây cũng là khó khăn chung của nhiều người khuyết tật. Trình độ học vấn của NKT
tại Việt Nam rất thấp: 41% chỉ biết đọc biết viết; 19,5% học hết cấp một; 2,75% có
trình độ trung học chuyên nghiệp hay chứng chỉ học nghề, và ít hơn 0,1% có bằng
cao đẳng hoặc đại học. Số lượng NKT đông nhưng lại có trình độ học vấn thấp dẫn
đến tình trạng rất khó kiếm việc làm cho đối tượng này.
Có 9 ngành nghề phù hợp với NKT đó là: Thủ công mỹ nghệ, mây tre - đan
mác, làm tăm, sản xuất chiếu, làm về các nghề mộc, sản xuất nước tinh khiết, làm
bánh, may mặc, mát xa - xoa bóp - bấm huyệt, thêu ren, đào tạo các dịch vụ tư vấn
trả lời điện thoại, bán vé máy bay - hàng không, tin học - tin học chiếm đa số rất là
nhiều. Thế nhưng, không phải trường, trung tâm đào tạo nghề nào cũng đào tạo đủ
các nghề như trên. Việc đào tạo nghề khó đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng. Nhất

là việc làm dành cho người khuyết tật không nhiều và không đa dạng khiến người
khuyết tật gặp khó khăn khi tìm việc. Do tính chất kinh doanh của từng đơn vị
ngành nghề mà NKT khó có thể tham gia được. Vị trí công việc công ty thường
xuyên tuyển dụng là nhân viên kinh doanh, giao hàng, phân phối sản phẩm, mở
rộng thị trường nên đối tượng ưu tiên là nam giới, sức khỏe tốt, giao tiếp tốt…Đặc
thù của công việc cần đi lại, di chuyển nhiều thì NKT không thể đảm nhiệm được.
Không chỉ vậy, tại một số cơ sở sản xuất ra các sản phẩm thủ công có phần thích
hợp với năng lực của NKT, nhưng do quy mô nhỏ, sản phẩm làm ra mang tính mùa
vụ, không ổn định nên NKT cũng gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận.

 Thứ tư là khó khăn trong quá trình làm việc, sinh hoạt ở các công ty
truyển dụng
Sau khi được nhận vào làm việc, NKT chỉ được giao những công việc đơn
giản, thu nhập thấp, không có cơ hội thăng tiến và phát huy chuyên môn, ít khi
được đào tạo nâng cao trình độ, một số còn bị trả công thấp hơn so với người
khác...

11


Ngoài ra, cơ sở hạ tầng dành riêng cho NKT ở các công ty vẫn chưa được
xây dựng. Cũng có nhiều nhà truyển dụng chỉ tuyển lao động là NKT cho đủ chỉ
tiêu mà thôi. Nhưng cũng có một vài nhà truyển dụng đối xử rất tốt với những lao
động là NKT, tuy nhiên số công ty như vậy rất là ít.

 Thứ năm là khó khăn trong lĩnh vực dạy nghề và tiếp cận các dịch vụ
khác.
Dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT tập trung chủ yếu ở khâu dạy nghề và giới
thiệu việc làm, trong khi khâu tư vấn nghề, hỗ trợ tại nơi làm việc, tạo ra các điều
chỉnh hợp lý tại nơi làm việc còn hạn chế. Các đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan

đến việc làm và phục hồi khả năng lao động cho NKT như các cơ sở dạy
nghề,Trung tâm dịch vụ việc làm, đơn vị phục hồi chức năng, doanh nghiệp… chưa
tạo được sự kết nối, hợp tác chặt chẽ, dẫn đến chưa có nhiều cơ hội cho NKT.
2. Nhận xét quy định pháp luật hiện hành về chế độ việc làm đối với người
khuyết tật.
a) Một số điểm tiến bộ
Ở Việt Nam, vấn đề việc làm và đảm bảo việc làm cho NKT được Nhà nước
và xã hội coi trọng, quan tâm thích đáng. Quyền việc làm là một trong những quyền
cơ bản của người lao động nói chung và của người khuyết tật nói riêng. Đặc biệt đối
với NKT, do tính đặc thù của các đối tượng này mà quyền việc làm của họ còn được
Nhà nước bảo trợ. Nhà nước khuyến khích NKT làm việc và tự tạo việc làm. Điều
176 Bộ luật lao động năm 2012 quy định: “Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo
việc làm của lao động là NKT…”. Tuy nhiên, vì NKT là người bị khiếm khuyết một
hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng nên họ thường bị suy giảm
khả năng lao động. Bởi vậy, đối với NKT, ngoài vấn đề việc làm và giải quyết việc
làm nói chung, Nhà nước còn phải có trách nhiệm phục hồi chức năng lao động cho
họ cùng với những hỗ trợ khác để NKT có việc làm cũng như ổn định việc làm và
duy trì việc làm lâu dài. Điều 33 Luật NKT quy định: “Nhà nước tạo điều kiện để
NKT phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí, có việc làm và
làm việc phù hợp với sức khoẻ và đặc điểm của NKT”. Mặt khác, để tránh tình
12


trạng kì thị, phân biệt đối xử, tạo ra những rào cản dẫn đến sự hạn chế cơ hội có
việc làm của NKT, Luật NKT quy định các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân
không được từ chối tuyển dụng NKT có đủ tiêu chuẩn tuyển dụng vào làm việc
hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái quy định của pháp luật nhằm hạn chế cơ hội
làm việc của NKT… Tổ chức giới thiệu việc làm có trách nhiệm tư vấn học nghề,
tư vấn và giới thiệu việc làm cho NKT (Điều 33). Như vậy, có thể thấy pháp luật
luôn hướng tới việc đảm bảo quyền việc làm cũng như tạo điều kiện để NKT có

được việc làm ổn định và lâu dài. Đặc biệt pháp luật còn có những quy định nhằm
tránh sự phân biệt đối xử đối với NKT trong lĩnh vực việc làm, đảm bảo nguyên tắc
không phân biệt đối xử đối với NKT. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi nó
không chỉ tạo cơ hội có việc làm cho NKT mà còn đảm bảo vấn đề quyền của NKT
(dưới góc độ nhân quyền).
Các quy định của Luật Người khuyết tật năm 2010 đã nhấn mạnh, Nhà nước
cần tạo điều kiện để NKT có việc làm và làm việc phù hợp với sức khoẻ, đặc điểm
khuyết tật của NKT (Điều 33), khuyến khích các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp
nhận NKT vào làm việc. Nếu doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là NKT được
hưởng chính sách ưu tiên hơn. Mặt khác, Nhà nước còn tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là NKT được hỗ trợ cải tạo điều
kiện, môi trường làm việc, được miễn thuế thu nhập cá nhân, được vay vốn với lãi
suất ưu đãi, được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước… Ngoài ra, để đảm bảo
cho NKT có cuộc sống và việc làm phù hợp, Luật còn quy định thành lập quỹ hỗ trợ
việc làm cho NKT. Đây là quỹ xã hội từ thiện với mục tiêu huy động nguồn lực trợ
giúp NKT. Quỹ được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc từ các cá nhân, tổ
chức trong và ngoài nước đóng góp hoặc từ các khoản thu khác. Năm 2012, Bộ luật
Lao động một lần nữa khẳng định việc làm và đảm bảo việc làm cho NKT là nhiệm
vụ quan trọng, trong đó: “Nhà nước bảo trợ quyền lao động, tự tạo việc việc làm
của lao động là NKT, có chính sách khuyến khích và ưu đãi NSDLĐ tạo việc làm và
nhận lao động là NKT vào làm việc, theo quy định của Luật Người khuyết tật”
(khoản 1 Điều 176).
13


2. Một số hạn chế
Thứ nhất, các quy định về việc làm cho NKT nằm rải rác ở nhiều văn bản
pháp luật khác nhau. Luật NKT, Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn và dều
có các quy định về việc làm cho người khuyết tật. Các quy định ở các văn bản này
có thời điểm đã không thống nhất. Có nhiều quy định pháp luật cùng điều chỉnh

việc làm cho NKT ở các văn bản pháp luật khác nhau nên đôi khi chưa có sự thống
nhất, đồng bộ.
Thứ hai, quy định hưởng ưu đãi khi sử dụng 30% lao động khuyết tật
trên tổng số lao động của đơn vị sử dụng lao động cũng là quy định mang
tính cứng nhắc và chưa khuyến khích được các doanh nghiệp trong việc sử
dụng lao động là NKT, đặc biệt là những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao
động.
Thứ ba, Luật người khuyết tật được ban hành thì quy định chính sách nhận
người khuyết tật tại điều 35 theo hướng không bắt buộc các đơn vị sử dụng lao
động về nhận lao động là người khuyết tật mà chỉ khuyến khích các đơn vị này
nhận người khuyết tật vào làm việc vì kết quả của quy định hiện hành bắt buộc
doanh nghiệp nhận tỉ lệ 2-3% người khuyết tật vào làm việc rất hạn chế. Quy định
về định mức nhận NKT làm việc đã vô hình tạo ra sự cản trở cho NKT trong lĩnh
vực việc làm bởi tâm lý người sử dụng lao động sẽ ngại tuyển dụng NKT vì phải
dành cho người khuyết tật những điều kiện khác so với các lao động khác. Mặt
khác, quy định này tạo tâm lý không thoải mái, thậm chí e ngại, ức chế cho người
sử dụng lao động.
Thứ tư, một số quy định về chế độ việc làm cho người lao động còn chưa cụ
thể. Ví dụ như Khoản 3 Điều 2 Luật NKT chưa có liệt kê riêng hành vi như thế nào
là hành vi phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm mà chỉ quy định khá chung
chung: “Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi,
phỉ bang, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khuyết tật vì lý do khuyết tật
của người đó”. Bộ lậu lao động không quy định khái niệm phân biệt đối xử. Do đó
khó nhận biết rõ ràng về hành vi phân biệt đối xử trong lĩnh vực việc làm.
14


Thứ năm, pháp luật lao động quy định thời gian làm việc của đối tượng
không quá 7 giờ/ngày, 42 giờ/tuần là không phù hợp với dây chuyền sản xuất. Trên
thực tế, xét theo giác độ bình đẳng về cơ hội, quy định về thời gian làm việc này đã

vô hình trung làm giảm cơ hội việc làm của NKT vì ảnh hưởng đến quy trình và
năng suất lao động, đặc biệt là những cơ sở sản xuất theo phương thức dây chuyền,
ca kíp.
Tóm lại, một số hạn chế trong quy định hiện hành của pháp luật cần được
khắc phục nhằm đảm bảo phù hợp với Công ước quốc tế về quyền của NKT và tạo
môi trường pháp lý, điều kiện, cơ hội bình đẳng, không rào cản đối với NKT trên cơ
sở tiếp cận và đảm bảo quyền của NKT trong lĩnh vực việc làm.
KẾT LUẬN
Khoảng cách giữa quy định của pháp luật về NKT nói chung, lĩnh vực
việc làm nói riêng và thực tiễn thực hiện vẫn còn khá xa. Vì vậy, để các quy định
của pháp luật về việc làm đối với NKT đi vào cuộc sống, cần phải nâng cao nhận
thức của cộng đồng xã hội đối với NKT. Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao
nhận thức cho chính NKT để họ tự tin, hoà nhập cộng đồng, tham gia quan hệ lao
động hoặc tự thành lập doanh nghiệp tạo việc làm cho chính bản thân mình và
những NKT khác. Để làm được điều đó cần phải tuyên truyền pháp luật về NKT;
nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội, đặc biệt là vai trò của hội NKT.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.
2.
3.
4.

Luật người khuyết tật năm 2010.
Bộ luật lao động Việt Nam năm 2012;
Luật bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014;

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật người khuyết tật Việt Nam,

Nxb. CAND, Hà Nội, 2011
5. />6. />7. />8. />%20Kim%20Kieu%20Duyen.pdf
9. />
16



×