Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng lai hoa lay ơn triển vọng và biện pháp xử lý củ giống hoa lay ơn chinon tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 87 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN THỊ THÚY

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ DÒNG LAI HOA LAY ƠN TRIỂN VỌNG
VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ CỦ GIỐNG HOA LAY ƠN
CHINON TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI
Chuyên ngành:

Khoa học cây trồng

Mã số:

60.62.01.10

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Văn Phú

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Thị Thúy

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Phú, PGS.TS. Đặng Văn Đông và ThS. Bùi Thị Hồng
đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt
q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Sinh lý thực vật - Khoa Nông học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp
đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Lãnh đạo Viện nghiên cứu Rau quả và
đặc biệt là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện nghiên cứu Rau
quả, nơi tôi đang công tác đã luôn động viên, quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất
trong thời gian tôi thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Thị Thúy

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................... v
Danh mục bảng ........................................................................................................... vi
Trích yếu luận văn ..................................................................................................... viii
Thesis abstract ...............................................................................................................x
Phần 1. Mở đầu ...........................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................1

1.2.

Mục đích, yêu cầu của đề tài ............................................................................2

1.3.


Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn .............................................................2

Phần 2. Tổng quan tài liệu ..........................................................................................4
2.1.

Nguồn gốc và phân loại ...................................................................................4

2.1.1.

Nguồn gốc .......................................................................................................4

2.1.2.

Phân loại..........................................................................................................4

2.2.

Đặc điểm thực vật học của hoa lay ơn ..............................................................5

2.3.

Sự phát dục và ngủ nghỉ của củ hoa lay ơn.......................................................7

2.3.1.

Đặc điểm sinh trưởng và phát dục của hoa lay ơn ............................................7

2.4.

Tình hình sản xuất hoa lay ơn ..........................................................................7


2.4.1.

Tình hình sản xuất hoa lay ơn trên thế giới.......................................................7

2.4.2.

Tình hình sản xuất hoa lay ơn ở Việt Nam .......................................................9

2.5.

Tình hình nghiên cứu về hoa lay ơn ...............................................................10

2.5.1.

Tình hình nghiên cứu hoa lay ơn trên thế giới ................................................10

2.5.2.

Tình hình nghiên cứu giống hoa lay ơn ở Việt Nam .......................................13

2.6.

Tình hình nghiên cứu về bảo quản và xử lý củ giống hoa lay ơn ....................14

2.5.2.

Tình hình nghiên cứu về bảo quản và xử lý củ giống hoa lay ơn tại Việt Nam .........20

Phần 3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu .....................................22

2.1.

Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................22

2.1.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................22

2.1.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................................................23

iii


2.2.

Nội dung nghiên cứu......................................................................................23

2.3.

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................24

2.3.1.

Bố trí thí nghiệm ............................................................................................24

2.3.2.

Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................................26


2.3.3.

Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................28

2.3.4.

Các biện pháp kỹ thuật sử dụng trong đề tài ...................................................28

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................30
4.1.

Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của các dòng lai
lay ơn triển vọng ............................................................................................29

4.1.1.

Khả năng nảy mầm của các dòng lai lay ơn nghiên cứu .................................29

4.1.2.

Khả năng sinh trưởng của các dòng lai lay ơn ................................................30

4.1.3.

Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các dòng lay ơn ..............................32

4.1.4.

Năng suất hoa của các dòng lay ơn ................................................................33


4.1.5.

Chất lượng hoa của các dòng lai lay ơn ..........................................................35

4.1.6.

Đặc điểm hình thái các dịng lay ơn nghiên cứu .............................................37

4.1.7.

Tình hình sâu bệnh hại trên các dịng lai hoa lay ơn .......................................38

4.2..

Nghiên cứu một số biện pháp xử lý củ giống hoa lay ơn chinon vụ đông
xuân năm 2015 - 2016 tại Gia Lâm – Hà Nội. ................................................40

4.2.1.

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm đưa củ vào xử lý nhiệt độ thấp đến
chất lượng củ giống và tỷ lệ mọc mầm của giống lay ơn chinon. ....................40

4.2.2.

Ảnh hưởng của thời gian xử lý nhiệt độ thấp củ giống đến chất lượng củ
giống và khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng hoa lay
ơn. .................................................................................................................43

4.2.3.


Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm trồng củ sau xử lý nhiệt độ thấp
đến chất lượng củ giống và khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất,
chất lượng hoa lay ơn.....................................................................................47

4.2.4.

Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc xử lý củ giống trước khi đưa vào xử lý
nhiệt độ thấp đến chất lượng củ giống hoa lay ơn. ..........................................50

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................53
5.1.

Kết luận: ........................................................................................................53

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................53

Tài liệu tham khảo .....................................................................................................54
Phụ luc ......................................................................................................................59

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
CT
CV (%)

Đ/C
ĐK

Nghĩa tiếng Việt
Công thức
Độ biến động
Đối chứng
Đường kính

GA
GA3

Gibberelin
Acid Gibberellic
Indole acetic acid
Indole butyric acid
Kích thước
Sự sai khác có ý nghĩa ở mức α = 0,05
Abscisic acid
Naphtyl acetic acid
Đơn vị tính

IAA
IBA
KT
LSD0,05
ABA
NAA
ĐVT


v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1.

Thời gian và tỷ lệ mọc mầm của củ giống ................................................29

Bảng 4.2.

Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dịng lai hoa lay ơn
trồng vụ Đơng Xuân năm 2015-2016 tại Gia Lâm – Hà Nội ...................30

Bảng 4.3.

Động thái tăng trưởng số lá của các dòng lai hoa lay ơn trồng vụ
Đông Xuân năm 2015-2016 tại Gia Lâm – Hà Nội .................................31

Bảng 4.4.

Thời gian sinh trưởng, phát triển của các dịng lai hoa lay ơn trồng
vụ Đơng Xuân năm 2015-2016 tại Gia Lâm – Hà Nội .............................33

Bảng 4.5.

Năng suất hoa của các dòng lai lay ơn trồng vụ Đông Xuân năm
2015 – 2016 tại Gia Lâm – Hà Nội ..........................................................34

Bảng 4.6.


Một số chỉ tiêu về chất lượng hoa của các dịng lai hoalay ơn trồng
vụ Đơng Xn năm 2015 – 2016 tại Gia Lâm - Hà Nội...........................36

Bảng 4.7.

Một số đặc điểm hình thái của các dịng lai hoa lay ơn trồng vụ
Đông Xuân năm 2015 – 2016 tại Gia Lâm – Hà Nội ................................38

Bảng 4.8.

Tình hình sâu, bệnh hại của các dòng lai hoa lay ơn trồng vụ Đông
Xuân năm 2015-2016 tại Gia Lâm – Hà Nội ............................................39

Bảng 4.9.

Ảnh hưởng của thời điểm đưa củ vào xử lý đến chất lượng củ giống
hoa lay ơn Chinon ...................................................................................41

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của thời điểm đưa củ vào xử lý đến khả năng mọc mầm
sau trồng của hoa lay ơn Chinon ..............................................................42
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của thời gian xử lý đến chất lượng củ giống hoa lay ơn
chinon vụ đông xuân 2015-2016 tại Gia Lâm – Hà Nội ...........................43
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của thời gian xử lý nhiệt độ thấp đến tỷ lệ mọc mầm và
thời gian sinh trưởng của hoa lay ơn chinon vụ đông xuân 20152016 ........................................................................................................44
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của thời gian xử lý nhiệt độ thấp củ giống đến đến khả
năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng hoa lay ơn. ................46
Bảng 4.14. Ảnh hưởng của thời gian trồng củ sau xử lý đến chất lượng củ giống
hoa lay ơn chinon vụ đông xuân 2015-2016 tại Gia Lâm – Hà Nội ..........47
Bảng 4.15. Ảnh hưởng của thời gian trồng củ sau xử lý đến thời gian sinh

trưởng của cây hoa lay ơn chinon vụ đông xuân 2015-2016 .....................48
vi


Bảng 4.16. Ảnh hưởng của thời điểm trồng củ sau xử lý đến khả năng sinh
trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng hoa lay ơn .................................49
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của thuốc xử lý nấm bệnh trước khi đưa vào xử lý lạnh
đến chất lượng củ giống hoa lay ơn .........................................................51

vii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Trần Thị Thúy
Tên Luận văn: “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng lai lay ơn
triển vọng và biện pháp xử lý củ giống hoa lay ơn Chinon tại Gia Lâm – Hà Nội”.
Ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 60.62.01.10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Tuyển chọn được những dịng sinh trưởng, phát triển vượt trội đưa vào khảo
nghiệm sản xuất, góp phần làm phong phú bộ giống hoa lay ơn cho sản xuất tại
Việt Nam.
Xác định biện pháp kỹ thuật xử lý bảo quản củ giống hoa lay ơn có hiệu quả.
Phương pháp nghiên cứu
* Thí nghiệm 1: Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của 11 dòng lai lay
ơn trong điều kiện vụ đông xuân 2015-2016. Gồm 11 công thức là các dòng lai lay ơn:
B1, C6, C7, D6, D12, E17, I7, I9, J3, J16, O9 và 1 công thức giống Đỏ 09 làm đối chứng

(Đ/C). Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp tuần tự khơng nhắc lại. Mỗi dịng
tương ứng với 1 cơng thức thí nghiệm. Theo dõi 30 cây/dịng, định kỳ 15 ngày/lần.
* Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của thời điểm đưa củ vào xử lý nhiệt độ thấp đến
chất lượng củ giống và tỷ lệ mọc mầm: Nghiên cứu ở 4 thời điểm đưa củ vào xử lý:
ngay sau thu, sau thu 15 ngày; sau thu 30 ngày; sau thu 45 ngày, đối chứng không xử lý
để ở điều kiện thường.
* Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của thời gian xử lý nhiệt độ thấp đến chất lượng củ
giống và khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng hoa lay ơn. Nghiên cứu
trên 4 thời lượng xử lý: 45 ngày; 60 ngày; 75 ngày; 90 ngày; đối chứng không xử lý để
ở điều kiện thường 120 ngày.
* Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của thời gian trồng củ sau xử lý nhiệt độ thấp đến
khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng hoa lay ơn: Nghiên cứu ở 5 thời
gian trồng sau xử lý: Trồng ngay; trồng sau 5 ngày; trồng sau 10 ngày; trồng sau 15
ngày; trồng sau 20 ngày.
* Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của thuốc xử lý củ giống đến chất lượng củ giống
và sinh trưởng, phát triển, năng suất chất lượng hoa lay ơn. Nghiên cứu với 4 loại thuốc
Ridomil Gold 68WP, Daconil 75WP, Viben C 50BTN, Aliete 800WG và 1 công thức
không xử lý thuốc.

viii


Các thí nghiệm xử lý nhiệt độ thấp trong kho lạnh bố trí theo phương pháp tuần
tự, củ đóng trong khay nhựa (kích thước khay 60 x 40 x 22 cm), mỗi khay 500 củ, mỗi
công thức 3 khay. Nhiệt độ xử lý 4-60C, ẩm độ 65%.
Các thí nghiệm đồng ruộng được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB),
với 3 lần nhắc lại, trồng 150 củ/lần nhắc, theo dõi 10 cây/lần nhắc. Khoảng cách trồng
15x20 cm tương ứng với mật độ trồng 30 củ/m2.
Yếu tố phi thí nghiệm: Các thí nghiệm được chăm sóc theo quy trình của Viện
Nghiên cứu Rau quả năm 2015.

Kết quả nghiên cứu chính và kết luận
Trong thời gian thực hiện, đề tài đã tiến hành theo dõi khả năng sinh trưởng,
phát triển của 11 dòng lai hoa lay ơn B1, C6, C7, D6, D12, E17, I7, I9, J3, J16,
O9. Kết quả bước đầu đã xác định được một số dòng ưu tú là B1, C6, E17, I9, J3.
Đây là những dòng lai có đặc điểm sinh trưởng tốt (tỷ lệ sống >90%, chiều cao cây
>110 cm), năng suất, chất lượng hoa cao (tỷ lệ thực thu >90%, số hoa/cành >13
hoa), màu sắc hoa đẹp, đặc biệt là tỷ lệ nhiễm bệnh khô đầu lá thấp.
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật xử lý củ giống, nhằm
tăng tỷ lệ bật mầm, giảm tỷ lệ thối hỏng củ, rút ngắn thời gian ngủ nghỉ, làm tiền đề cho cây
sinh trưởng phát triển tốt, năng suất hoa cao, thời gian thu hoạch hoa tập trung. Kết quả cho
thấy: Củ giống sau khi thu hoạch về cần xử lý sơ bộ như: loại bỏ tạp chất, hong khơ ở
nơi thống mát 30 ngày trước khi đưa vào xử lý lạnh ở nhiệt độ 40C trong thời gian 90
ngày thì tỷ lệ thối hỏng thấp nhất (5,2%), tỷ lệ nảy mầm đạt 85,4%, tỷ lệ ra rễ đạt
85,6%. Trồng sau khi đưa ra ngoài kho lạnh 10 ngày sẽ giảm tỷ lệ củ hư hỏng, giúp cây
sinh trưởng phát triển thuận lợi nhất. Xử lý củ giống trước khi đưa vào xử lý lạnh bằng
thuốc hóa học là Daconil 75WP với liều lượng 20g/20 lít nước trong thời gian 10 phút
có tác dụng thúc đẩy quá trình nảy mầm, giúp cây mọc mầm tập trung hơn, đồng thời
làm giảm tỷ lệ củ hỏng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây.
Từ khóa: Lay ơn, chọn tạo giống lay ơn, xử lý củ lay ơn, ngủ nghỉ.

ix


THESIS ABSTRACT

Master candidate: Tran Thi Thuy
Thesis title: "Evaluation of the growth and development of some promising hybrid
gladiolus and techniques of treatment for Chinon gladiolus tubers in Gia Lam – Ha Noi"
Major: Crop Science


Code: 60.62.01.10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA).
Research Objectives:
Introduction of some good hybrid gladiolus varieties for production.
Determination of good low temperature treated technique for gladiolus tubers to
introduce for production in Viet Nam flower.
Materials and Methods:
* Experiment 1: Evaluation of the growth and development of 11 gladiolus
hybrids in winter-spring season conditions 2015 – 2016. They are: B1, C6, C7, D6, D12,
E17, I7, I9, J3, J16, O9 and one varietyes control (Red 09). The experiment was
arranged in sequential method does not repeat. Track of 30 trees/hybrid, periodic 15
days/time.
* Experiment 2: Effect of time for the tubers in low temperature treatment for
high quality tubers: Study at 4 times to insert the bulbs to treatment. Immediately after
harvest, after harvest 15 days, after harvest 30 days, after harvest 45 days, control is no
treatment under normal condition.
* Experiment 3: The effects of low temperature treatments for quality seed
tubers and the growth, development, yield and quality of gladiolus. Study at 4 times to
treatment: 45 days, 60 days, 75 days, 90 days. control is no treatment under normal
condition 120 days.
* Experiment 4: The effect of planting time after treated tubers in low
temperature on grows, development, yield and quality of gladiolus: Study at 4 times to
plant after treatment: Immediately plant, after 5 days to plant, after 10 days to plant,
after 15 days to plant, after 20 days to plant.
* Experiment 5: Effect of drug treatment on quality seed tubers and seed tuber
growth, development, yield and quality gladiolus. Study with 4 drugs Daconil 75WP,
Daconil 75WP, Viben C 50BTN, Aliete 800WG. Control (no drug treatment)
The experimental low-temperature processing arranged in sequential method
bulbs packed in plastic trays (size 60x40x22cm), each tray 500 bulbs, each treatment 3

trays, Temperature treatment 4-60C, humidity 65%.

x


The field experiments were arranged in randomized complete block design,
(RCB), with 3 repeats, planted 150 bulbs /repeat, Track of 10 trees/repeat, Planting
distance: 15x20 cm, density 30 bulbs /m2.
Non-experimental factors: Experiments are the care of Vegetable Research
Institute production.
Main findings and Conclusions
During implementation, the project has conducted monitoring the growth and
development of the 11 hybrids gladiolus B1, C6, C7, D6, D12, E17, I7, I9, J3, J16, O9.
Initial results have identified a number of elite lines are: B1, C6, E17, I9, J3. These are
hybrids with good growth characteristics (survival rate> 90%, plant height> 110cm),
high-productivity, quality flowers, (actual harvest rate> 90%, the number of flowers /
twigs > 13 flowers). beautiful flower colors, particularly the prevalence of early disease
leaves dry low.
Gladiolus varieties multiplied mainly by bulbs, tubers conventional untreated
gladiolus still germinate, however uneven germination rate and the need to pass
vernalization period, so with Northern climates Vietnam gladiolus can be grown only 1
year service. So the project has conducted research some technical measures handling
bulbs, to increase the rate of germination, reduce the incidence of root decay, shortened
sleep time, as a prerequisite for good plant growth and development, high yields,
harvesting time focusing. The results show that: Bulbs after harvest in need
pretreatment such as removal of impurities, dried in a cool place for 30 days before
being cold-temperature processing, 50C, in 90 days, the lowest decay rate (5,2%),
germination rate 85,4%, rooting rate 85,6%, Planting after putting out of cold storage
for 10 days will reduce the incidence of damaged bulbs, help trees grow and develop the
most favorable, Process bulbs before put into cold treatment by chemical drugs with

Daconil 75WP dosage 0,125% during the 10 minutes action to promote germination
helps trees sprout more focused, while reducing the rate of broken roots during growth
and development of trees.
Key word: Gladiolus, gladiolus breeding, processing gladiolus bulbs, dormancy.

xi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hoa lay ơn (Gladiolus communins Lin) là một loài hoa đẹp, bền, màu sắc
phong phú, cành thẳng, gọn dễ vận chuyển đi xa và được trồng phổ biến trên thế
giới (Hà Lan, Trung Quốc, Thái Lan, Singapo, Italia, Colombia ...).
Ở Việt Nam, hoa lay ơn rất được ưa chuộng (sản lượng chỉ đứng sau hoa
cúc và hoa hồng) và là loại hoa có tiềm năng xuất khẩu cao. Hoa lay ơn được
trồng từ rất lâu đời và đã hình thành nhiều vùng sản xuất lớn như Hải Phòng,
Quảng Ninh, Bắc Giang, Sơn La, Phú Yên và Đà Lạt. Hiện nay diện tích trồng
hoa lay ơn chiếm 14% tổng diện tích trồng hoa cả nước (Đặng Văn Đông, 2014).
Để xuất khẩu được hoa ra thị trường quốc tế thì việc đáp ứng được các
tiêu chuẩn về hoa cắt và cung cấp số lượng ổn định ở các thời điểm trong năm là
yêu cầu cần thiết. Trong những năm 80, vùng sản xuất hoa Đằng Hải – Hải
Phòng đã từng sản xuất hoa lay ơn trắng để xuất khẩu sang Liên Xô, nhưng do
chủng loại không đa dạng, chất lượng hoa không đảm bảo và nguồn giống bị
thoái hoá do người dân tự để giống nên việc xuất khẩu hoa lay ơn của vùng
khơng cịn được duy trì (Đồn Hữu Thanh, 2005).
Hàng năm, đã có rất nhiều giống hoa lay ơn được nhập về từ các nước như
Trung Quốc, Hà Lan…, nhìn chung các giống này cho năng suất, chất lượng hoa
cao nhưng nhược điểm là chỉ trồng được trong vụ đông ở vùng Đồng bằng sông
Hồng, và chỉ phù hợp ở một số vùng có tiểu khí hậu đăc biệt (Hải Phịng, Quảng
Ninh, Bắc Giang). Việc phát triển mãnh mẽ các khu cơng nghiệp mà khơng kiểm

sốt được lượng xả thải ra mơi trường làm cho khơng khí bị ơ nhiễm, điều này
gây hại rất lớn đối với một số loại cây trồng. Đặc biệt, lay ơn rất mẫn cảm với
nồng độ floride trong khơng khí và được coi là một cây chỉ thị sinh học, chính
mức độ tổn thương của lá (mm/ngày) thể hiện sự xả thải khí flo trong khơng khí
(Kostla R., 2005). Hầu hết các giống đang được trồng ở nước ta hiện nay đều bị
khô đầu lá và mức độ gây hại khác nhau ở các vùng dẫn tới năng suất và chất
lượng giảm sút (Bùi Thị Hồng, 2015). Chính vì vậy mà hoa lay ơn hiện nay chưa
đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hoa đang tăng lên ở mọi thời điểm trong năm,
đặc biệt là vào các dịp lễ tết.
1


Ngoài ra nhu cầu về giống hoa lay ơn mới có màu sắc đẹp, có khả năng
thích ứng cao với điều kiện môi trường nhằm bổ sung vào bộ giống lay ơn đang
được trồng ngồi sản xuất ln ln được địi hỏi. Do đó, việc chọn tạo được các
giống hoa lay ơn có thể trồng được ở nhiều vùng sinh thái, ở nhiều thời vụ trong
năm mới đáp ứng được yêu cầu của sản xuất là rất cần thiết.
Mặt khác, củ giống lay ơn trước khi trồng cần phải được xử lý xuân hóa mới
có tỷ lệ mọc mầm cao và cây có thể sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất và
chất lượng hoa cao. Những nghiên cứu về xử lý lạnh cho củ giống hoa lay ơn có ý
nghĩa trong việc chủ động giống cho sản xuất nhằm nâng cao năng suất chất lượng
hoa thương phẩm. Tuy nhiên các nghiên cứu về xử lý củ giống còn rất hạn chế.
Xuất phát từ những lý do đó, Chúng tơi tiến hành đề tài: “Đánh giá khả
năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng lai hoa lay ơn triển vọng và biện
pháp xử lý củ giống hoa lay ơn Chinon tại Gia Lâm – Hà Nội”.
1.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Tuyển chọn được những dịng lay ơn lai sinh trưởng, phát triển tốt cho
năng suất chất lượng hoa cao, góp phần làm phong phú thêm bộ giống hoa lay ơn
cho sản xuất hoa ở Việt Nam.

Xác định được một số biện pháp xử lý củ giống hoa lay ơn có hiệu quả
cho chất lượng củ giống tốt, tỷ lệ mọc mầm cao.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển, đặc điểm hình thái, khả
năng chống chịu sâu bệnh hại và năng suất chất lượng hoa của các dòng lai hoa
lay ơn.
- Đánh giá được ảnh hưởng của một số biện pháp xử lý củ giống đến chất
lượng củ giống và sinh trưởng, phát triển, khả năng ra hoa của giống hoa lay ơn
Chinon tại Gia Lâm – Hà Nội.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu các biện pháp
kĩ thuật xử lý củ giống và chọn tạo giống hoa lay ơn trong điều kiện Việt Nam.
2


- Là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất cây
hoa lay ơn.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài đã góp phần giới thiệu các dịng lai lay ơn có triển
vọng, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất cho năng suất chất lượng hoa cao, màu
sắc đẹp và có khả năng chống chịu tốt. Đồng thời đã đề xuất một số biện pháp kỹ
thuật xử lý củ giống lay ơn đạt hiệu quả cao, làm cơ sở khoa học cho việc xây
dựng và hồn thiện quy trình sản xuất hoa lay ơn cho Việt Nam.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN LOẠI

2.1.1. Nguồn gốc
Chi Gladiolus được phân bố ở châu Âu, châu Á, vùng nhiệt đới châu Phi
và Nam châu Phi. Trung tâm khởi nguyên của chi này là vùng Cape Floristic
Region (mũi phía Nam châu Phi), nơi phân bố của hầu hết các loài thuộc chi
Gladiolus.
Giống lay ơn đầu tiên được phát hiện cách đây hơn 2000 năm ở làng
Minor bên bờ biển Địa Trung Hải. Tới những năm đầu của thế kỷ XX (1937),
qua con đường buôn bán giữa Anh và Ấn Độ, người ta đã phát hiện một số giống
lay ơn nguyên sản ở Nam Phi như lay ơn Đỏ tươi (G.cardinalis), lay ơn Ưu uất
(G.tristis)... những giống này có sức hấp dẫn lớn đối với người châu Âu (dẫn
theo Đoàn Hữu Thanh, 2005).
Lay ơn được nhập từ châu Âu vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ XX. Ở
Việt Nam, hoa lay ơn được trồng rải rác ở hầu hết các tỉnh. Nhưng tập trung
chủ yếu ở Đà Lạt, Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Yên, …Các vùng
có khí hậu mát mẻ có thể trồng quanh năm, cịn các vùng đồng bằng sơng Hồng
và Nam Trung Bộ chỉ trồng được vào vụ đông và vụ đông xuân (Đặng Văn
Đông và cs., 2005).
2.1.2. Phân loại
Cây hoa lay ơn (Gladiolus communis L.) thuộc bộ lay ơn (Iridales), họ lay
ơn (Iridaceae) (Nguyễn Tiến Bân, 1997). Họ này có trê n 70 chi và khoảng 260
lồi, trong đó 250 lồi có nguồn gốc từ vùng châu Phi hạ Sahara, phần lớn xuất
xứ từ Nam Phi. Khoảng 10 lồi có xuất xứ Âu-Á. Có 160 lồi lay ơn đặc hữu của
Nam Phi và 76 loài ở vùng nhiệt đới châu Phi. Các chi Oenostachys,
Homoglossum, Anomalesia và Acidanthera, trước đây được coi là các chi độc lập
nhưng hiện tại được gộp trong chi Gladiolus. Ở Việt Nam có khoảng 90 giống
đang được trồng rải rác ở các tỉnh làm hoa cắt ().
Trên cơ sở nguồn gốc địa lý của các loài, các nhà thực vật đã liệt kê các loài
hoa lay ơn thành bốn nhóm (Maria Cantor và Janakiram Tolety, 2011):
Eugladiolus: Gồm 100 loài từ Châu Âu, Tây Á, Nam Phi


4


Habea: Gồm 12 loài của Nam Phi ( Cape Peninsula) và Madagascar
Schweiggeria: Chỉ có 2 lồi từ Cape
Homoglossum: Có 5 hoặc 6 loài của Nam Phi
Theo kết quả điều tra và phân loại của một số tác giả trên thế giới và trong
nước cho thấy, các giống lay ơn được trồng phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới
hiện nay chủ yếu thuộc chi Gladiolus. Chi này có đặc điểm, cụm hoa đơn mang
nhiều hoa to, có hình dáng đẹp, màu sắc chủ yếu là trắng, đỏ, tím, hồng, vàng...
các loài của chi này thường dùng để sản xuất hoa cắt như Gladiolus commmunis
L. và Gladiolus gandavensis Van Houtle (Đặng Văn Đơng và cs., 2000).
Lay ơn được thuần hố chọn lọc từ loài lay ơn hoang dại khoảng thế kỷ
17. Hiện nay, lay ơn trồng trên thế giới không phải là giống thuần, giống
nguyên chủng mà phần lớn là các giống lai. Lay ơn có 3 nhóm lai chính là
Grandiflorus, Primulines, Nanus. Điều này, cho thấy nguồn gốc của mỗi giống
rất phức tạp, nguồn gen cũng rất phong phú, do đó việc phân loại giống cũng
gặp nhiều khó khăn. Trong sản xuất thường phân loại dựa vào tập tính sinh thái,
thời gian sinh trưởng phát triển của giống, loại hình hoa, màu sắc hoa (Đặng
Văn Đơng và cs, 2003).
2.2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT HỌC CỦA HOA LAY ƠN
- Thân
Lay ơn là cây thân thảo sống được năm này qua năm khác, thân giả được
tạo bởi các bẹ lá xếp chồng lên nhau, bẹ lá trước xếp phủ lên bẹ lá sau. Thân thật
ở dưới mặt đất tạo thành củ lay ơn. Cây sinh trưởng được chủ yếu nhờ dinh
dưỡng từ củ nên việc lựa chọn củ thích hợp để đưa ra sản xuất là rất quan trọng.
- Lá: Cây lay ơn có 3 loại lá chính: lá bao, lá sinh trưởng và lá đòng
+ Lá bao: Là loại lá khơng hồn chỉnh, chỉ có phần bao (bẹ) và khơng có
phiến lá, hình dạng vảy và có tác dụng che mầm non.
+ Lá sinh trưởng: là loại lá hoàn chỉnh, có đầy đủ phiến lá, bẹ lá. Tuỳ theo

chủng loại giống khác nhau mà số lá nhiều ít khác nhau, thơng thường có từ 5 – 7
lá. Lá hình dải, đầu trên nhọn, hình kiếm, mầu lục tươi, cuống lá xếp nếp, dạng 2
hàng bao bọc hỗ trợ nhau, tạo thành thân giả. Lá sinh trưởng là lá chủ yếu có tác
dụng tiến hành quang hợp.
+ Lá bao địng: Có 2 loại lá nhỏ (phần phiến lá rất nhỏ, chủ yếu là bẹ lá)
làm nhiệm vụ bảo vệ đòng hoa là chính.

5


- Hoa
Hoa lay ơn là loại hoa lưỡng tính đơn sinh, thuộc kiểu xim xoắn hay còn
gọi là xim ziczắc, trên bơng có nhiều hoa, trục hoa được mọc ra từ phần giữa
của hai hàng lá sinh trưởng. Hoa mẫu 3, có 6 cánh hoa (ngồi 3 cánh, trong 3
cánh), có 3 nhị đực, mỗi nhị có vịi nhị và bao phấn và một nhuỵ cái mọc ở giữa
tử phòng. Đầu nhuỵ chia 3 thùy, bầu nhuỵ có 3 ngăn. Trên mỗi một bông hoa tự
sinh ra từ 12-24 hoa tuỳ thuộc vào đặc tính giống. Hoa được xếp trên bông
theo 3 dạng:
+ Kiểu 1 hàng: các hoa trên bông sắp xếp thành hàng rất đều
+ Kiểu so le: hàng hoa so le tương đối tản mạn
+ Kiểu 2 hàng: hoa trên bông rất dày, đan chéo thành 2 hàng
- Quả và hạt
Quả lay ơn có hình ơ van, thường dài từ 2-3 cm, đường kính 1-1,5cm, khi
chín thì nứt ở phần lưng, mỗi quả có từ 15-70 hạt, hạt mầu nâu hình trịn dài, trọng
lượng 1.000 hạt từ 5,2-7,5 gam. Hạt lay ơn dễ mất sức nảy mầm trong điều kiện
bảo quản thơng thường. Hạt khơng có thời gian ngủ nghỉ rõ rệt, sau khi thu hái có
thể gieo ngay sau 15-20 ngày, hạt sẽ nảy mầm.
- Củ lay ơn
Là bộ phận dưới mặt đất do thân củ đã biến thái rút gọn lại thành hình cầu,
hình bầu dục. Trên thân củ nhìn rõ phần nổi lên theo đường vịng đó chính là đốt

thân. Thơng thường củ có từ 6-10 đốt. Số đốt này tương ứng với 2 lá bao và 4-8
lá thật. Trên đỉnh củ có mầm đỉnh, mầm này phát dục mạnh nhất, ức chế các
mầm nách. Mầm đỉnh sẽ phát triển thành trụ thân, còn các mầm nách có thể phát
triển thành trụ thân hay khơng còn phụ thuộc vào giống, chất lượng củ giống và
điều kiện trồng trọt.
Phần dưới củ có vịng trịn lõm xuống gọi là đĩa thân củ (hay đĩa củ), sau
khi trồng rễ sơ sinh được hình thành ở đây (rễ sơ cấp). Thân củ là bộ phận tích
luỹ chất dinh dưỡng đồng thời cũng là cơ quan sinh sản dinh dưỡng. Có 3 loại củ:
củ lớn (để sản xuất hoa thương phẩm, đường kính củ 8-12cm), củ nhỡ (đường
kính củ 2-7cm), củ nhỏ (đường kính củ 0,6-1cm).
- Rễ lay ơn: Cây lay ơn có dạng rễ chùm phát triển mạnh, rễ ngắn mọc từ
đáy củ, có 2 loại rễ là rễ sơ cấp và rễ thứ cấp. Phân bố chủ yếu ở lớp đất mặt 3-15cm.

6


2.3. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA HOA LAY ƠN
2.3.1. Thời kỳ nảy mầm
Sau trồng từ 5-7 ngày thì mầm củ mọc trên mặt đất, thời kỳ này dài hay
ngắn tuỳ thuộc vào trạng thái mầm trước lúc trồng, độ nông sâu lấp đất và thời vụ
cũng như độ ẩm đất. Nhiệt độ phù hợp cho lay ơn nảy mầm là nhiệt độ ban ngày
15-200C, nhiệt độ ban đêm 10-150C. Nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm phiến lá dài ra
và mềm yếu, nếu nhiệt độ thấp quá trình nảy mầm muộn, lá xuất hiện muộn
(Cohat, J., 1995).
2.3.2. Thời kỳ phân hố mầm hoa và hình thành củ nhỡ
Thơng thường khi cây có 2-4 lá, thì đỉnh sinh trưởng bắt đầu phân hoá
mầm hoa, đồng thời ở giai đoạn này, bộ phận gốc củ lớn bắt đầu phình to và hình
thành củ nhỡ, ở phần gốc củ nhỡ bắt đầu hình thành rễ thứ cấp.
Thời kỳ này là thời kỳ quan trọng nhất của quá trình phát dục, vì vậy cần
phải cung cấp đầy đủ nước và dinh dưỡng. Nhiệt độ thuận lợi cho giai đoạn này là:

ban ngày nhiệt độ thích hợp là 20-250C, ban đêm là: 13-150C (Cohat, J., 1995).
2.3.3. Thời kỳ chuẩn bị ra hoa
Khi cây được từ 5-7 lá (tuỳ theo chủng loại giống), hoa tự hồn thành việc
phân hố. Địng hoa vươn mạnh chuẩn bị thốt khỏi thân giả, bao lá địng mở lộ
chùm hoa trên bông hoa tự, hoa thuần thục và chuẩn bị nở. Ở dưới đáy củ lớn sinh
ra các mầm trụ củ để phân sinh ra các củ nhỏ. Rễ thứ cấp tiếp tục đâm sâu từ 68cm. Rễ sơ cấp thối hố hồn tồn, củ lớn bắt đầu khô, héo. Thời kỳ này kéo dài
từ 15-20 ngày tuỳ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh (Horovitz, A.,1985).
2.3.4. Thời kỳ củ nhỡ thành thục và ngủ nghỉ
Sau khi ra hoa củ nhỡ ở dưới đất vẫn tiếp tục phát triển to lên. Sau khi ra
hoa khoảng 30 – 40 ngày lá khô vàng, củ nhỡ và củ nhỏ ở dưới đã thành thục và
bước vào trạng thái ngủ nghỉ.
2.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HOA LAY ƠN
2.4.1. Tình hình sản xuất hoa lay ơn trên thế giới
Lay ơn là một loại hoa trồng củ quan trọng, chiếm vị trí thứ 8 trong
thương mại hoa cắt trên thế giới, có nhu cầu tiêu dùng nội địa và quốc tế cao.
Năm 2006, tổng số có 19.900 cành hoa lay ơn được nhập khẩu vào thị trường
châu Âu (không bao gồm Hà Lan) ở mức 0,52USD/cành. Nhật Bản sản xuất
7


82.760 cành hoa lay ơn trong nước ở mức giá khoảng 0,45USD/cành, trong khi
nhập khẩu 28.800 cành từ Hà Lan và Đài Loan ở mức giá 0,27USD/cành.
Singapore nhập khẩu hoa lay ơn từ Trung Quốc và Malaysia ở mức
0,44USD/cành và 0,61USD/cành (Anonymous, 2006) (dẫn theo T. Ahmad, I.
Ahmad, M. Qasim., 2008).
Các quốc gia sản xuất hoa lay ơn cắt cành lớn là Mỹ, Hà Lan, Ý, Pháp,
Bungari, Braxin, Úc và Israel. Tại châu Âu, cây lay ơn đã được phổ biến trong
hơn 100 năm, trong khi ở Ấn Độ, nó được biết đến tương đối muộn, nhưng lại
đạt tầm quan trọng như một loại hoa cắt hiện đại.
Ở Ấn Độ, theo báo cáo gần đây cho thấy diện tích trồng hoa lay ơn khoảng

6000 ha (Sharma et al., 2012), và sản lượng hoa ước tính đạt tới 300.000 tấn về
củ giống và hơn 500 triệu hoa cắt cành (FAO, 2009). Hoa lay ơn giữ vị trí then
chốt trong ngành cơng nghiệp hoa cây cảnh của Ấn Độ, bởi giá trị cao cả ở thị
trường trong nước và quốc tế.. Ở những vùng núi cao (200m trở lên) với mùa hè
mát mẻ thì có thể trồng hoa lay ơn quanh năm. Những nơi có mùa đơng khắc
nghiệt, cây lay ơn có có thể bị ảnh hưởng bởi sương giá. Các vùng trồng hoa lay
ơn chính ở Ấn Độ là Karnataka, Tamil Nadu, Andhra Pradesh, West Bengal,
Maharashtra, Rajasthan, Delhi, Haryana, và phía bắc Himachal Pradesh (Kanika,
M. et al, 2015).
Tại Hà Lan, sản xuất hoa lay ơn cắt cành được trồng hoàn toàn trên đồng
ruộng và trong nhà kính. Cả hai phương pháp này cũng có thể được sử dụng ở
các nước khác, nhưng điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu
của địa phương. Diện tích trồng hoa lay ơn ở Hà Lan năm 2005 là 915 ha; năm
2008 (774 ha) và giảm xuống còn 646 ha (năm 2009). Nguồn hoa được người
tiêu dùng mua trực tiếp chủ yếu là từ người trồng hoa (chiếm 40%), ở các chợ
(20%); ở các gian hàng (25%), ở siêu thị (8%) và ở các nơi khác (7%)
(Anonymous, 2009).
Ở Nepal, hoa lay ơn được trồng quanh năm với nhiều giống giá trị như
American Beauty, Berlew, Bush balland, Camalton...đặc biệt loại hoa đơn và
hoa kép rất được ưu chuộng tại thị trường này. Năm 2007 và 2008, nhu cầu tiêu
thụ hoa lay ơn ở thị trường Nepal là 3.500-4.500 cành/ngày, với số lượng cành
được sản xuất ra khoảng 800.000 cành/năm. (D. P. Gauchan*, Anaya Raj
Pokhrel et al., 2009).

8


Ở Kenya, hoa lay ơn là một loại hoa cắt quan trọng được sản xuất ở quy
mơ hộ gia đình. Doanh thu tại thị trường nội địa năm 2004 là 8 triệu KES. Hầu
hết củ giống lay ơn trồng tại Kenya là được nhập nội cách đây hơn 10 năm. Hiện

tại, một số giống trồng mang lại hiệu quả cao như Priscilla (năng suất 94 cành/m2);
Priscilla và Oasis là các giống có màu sắc đẹp (đỏ, hồng và vàng) (E.M. Kamau,
D.M. Gikaara et al., 2005).
Ở Pakistan, lay ơn là một trong những hoa cắt cành thương mại quan trọng
nhất. Theo điều tra (60 hộ dân) tại vùng trồng lay ơn là tỉnh Punjab của Pakistan,
thì có tới 93,3% số hộ nơng dân có diện tích trồng lay ơn từ 0,5-2 mẫu Anh
(khoảng 2000-8000m2), trong khi chỉ có 6,7% số hộ trồng lay ơn trên diện tích từ
2-5 mẫu Anh (dẫn theo T. Ahmad, I. Ahmad, M. Qasim., 2008).
Tiêu chuẩn hoa cắt đối với lay ơn được thương mại trên thị trường thế giới là:
STT

Xếp hạng

Chiều dài cành hoa

Số hoa/cành

1

Loại I

>107 cm

15

2

Loại II

>96 – 107 cm


13

3

Loại III

>81 - 96 cm

10

4

Loại IV

<81 cm

8

2.4.2. Tình hình sản xuất hoa lay ơn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, lay ơn được trồng rải rác ở hầu khắp các tỉnh, nhưng tập
trung ở những vùng chính là Đà Lạt, Hải Phòng. Những vùng mát mẻ trên núi
cao, lay ơn được trồng quanh năm, còn vùng đồng bằng chỉ trồng được vào vụ
đông-xuân. Hoa lay ơn chiếm 15% trong số tổng diện tích trồng hoa của Việt
Nam (tổng diện tích trồng hoa đạt 2.585 ha), đứng sau hoa hồng và hoa cúc
(Đinh Thế Lộc, 2004).
Tại Hải Phòng, hoa lay ơn vẫn là cây hoa truyền thống và chủ lực, chiếm
diện tích lớn nhất trong tổng diện tích trồng hoa của thành phố (chiếm 39,0%41,0%). Trong những năm 1976-1980, các làng hoa truyền thống của Hải Phòng
(Đằng Hải, Đằng Lâm, Đông Hải) đã xuất khẩu sang Liên Xô (cũ) với sản lượng
800.000-1.000.000 bơng/năm) (dẫn theo Đồn Hữu Thanh, 2005).

Diện tích trồng hoa lay ơn ở Hải Phịng đã khơng ngừng tăng từ năm
1999-2001. Năm 1999, diện tích trồng hoa lay ơn là 229,3ha, với giá trị sản
lượng đạt 26.135,6 triệu đồng. Năm 2001, diện tích trồng hoa lay ơn đã tăng lên
9


327,3ha, với giá trị sản lượng đạt 42.576,8 triệu đồng. Trong số các giống hoa lay
ơn được trồng phổ biến ở Hải Phịng năm 2001 thì giống Đỏ đơ tươi là giống
được trồng nhiều nhất, với diện tích là 131,7ha (chiếm 40,2%), chiếm giá trị cao
nhất (đạt 51,2% tổng giá trị sản lượng của toàn bộ các giống lay ơn) (Đoàn Hữu
Thanh, 2005).
Ở Đà Lạt, lay ơn phát triển mạnh ở làng Xuân Thành (thuộc xã Xuân
Thọ). Hoa lay ơn ở đây có chất lượng gần gấp đơi các nơi khác về màu sắc và
trọng lượng. Vì thế mà người ta coi Xuân Thành - Xuân Thọ là "làng hoa lay
ơn". Hiện Xn Thọ có trên 100ha diện tích trồng hoa, riêng hoa lay ơn chiếm
50%. Hằng năm cung cấp cho thị trường trong nước khoảng 25 triệu cành với
các giống mới như đỏ mập, san hô rất được thị trường ưa chuộng (Đặng Văn
Đông, 2007).
Tại vùng Trung du miền núi Bắc bộ, diện tích trồng hoa lay ơn vào
khoảng 12,5 ha, sản lượng 3,4 triệu bông.
Những năm qua Viện Nghiên cứu Rau quả đã phối hợp với phòng
NN&PTNT, Trạm khuyến nông An Dương cung ứng giống và chuyển giao công
nghệ xây dựng vùng sản xuất hoa lay ơn tập trung, chất lượng cao tại Đồng Thái,
An Dương, Hải Phòng. Kết quả đã nâng cao được năng suất, chất lượng hoa cho
giá bán cao vì vậy thu nhập trung bình đạt 350 triệu đồng/ha/vụ (3 tháng) được
chính quyền và bà con địa phương đánh giá rất cao. Năm 2007, Viện Nghiên cứu
Rau Quả đã cung ứng cho thị trường khoảng 1.000.000 củ lay ơn (Đặng Văn
Đơng, 2007). Ngồi ra, được sự giúp đỡ của Viện Nghiên cứu Rau quả - Bộ
Nông nghiệp và PTNT, một số địa phương đã xây dựng thành cơng mơ hình
trồng hoa lay ơn áp dụng công nghệ mới đạt hiệu quả cao như Hưng Hà (Thái

Bình), Việt Trì (Phú Thọ), Hồnh Bồ (Quảng Ninh), Hưng n... (Đặng Văn
Đơng, 2015).
2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HOA LAY ƠN
2.5.1. Tình hình nghiên cứu hoa lay ơn trên thế giới
Lay ơn là cây giao phấn, cây con không giữ được đặc tính di truyền của
cây mẹ. Do vậy người ta đã sử dụng phương pháp lai để lai tạo ra giống mới, kết
hợp được các đặc tính tốt của cả cây bố mẹ. Để tạo ra giống mới có đặc tính như
kháng sâu bệnh, có hình dáng màu sắc hoa phong phú từ những lồi hoa dại thì
việc lai giữa các giống khác loài, khác chi là việc làm cần thiết.

10


Hai mục đích quan trọng nhất trong lai tạo giống hiện nay là tính khỏe và
đẹp của giống mới. Giống khỏe có nghĩa là giống có khả năng sinh trưởng tốt ở
hầu hết các điều kiện môi trường, tạo củ tốt, kháng nấm Fusarium và Botrytis,
phát triển tốt thích hợp với làm hoa cắt hoặc hoa chậu. Về đặc tính đẹp: các
nhà chọn giống thường quan tâm đến số lượng hoa, vị trí hoa, màu sắc hoa,
kích thước hoa, chiều dài cành hoa, sự cân đối. Tất cả những đặc tính trên kết
hợp phải hài hịa. Một nhu cầu cũng được quan tâm là tính mới, như cành hoa
có nhiều nhánh… Gần đây các nhà chọn tạo giống đang quan tâm đến chọn
các giống lay ơn có mùi thơm. Mặc dù các cải tiến hiện nay đều quan tâm đến
màu sắc, nhưng yêu cầu chính vẫn là chọn các giống kháng mạnh với các bệnh
nguy hiểm như Botrytis, Fusarium.
Khi tiến hành lai xa giữa một giống hiện đại Gladiolus grandiflora hort. (2n
= 60) và các loài hoang dại G. tristis L. (2n = 30) đã được thực hiện nhằm thu
được các đặc tính tốt của các lồi hoang dại vào các giống trồng hiện nay.Tuy
nhiên khó khăn gặp phải là Gladiolus grandiflora ra hoa vào mùa hè, trong khi
đó G. tristis hoa vào mùa đơng, do đó hạt phấn cần được bảo quản trong điều
kiện nghiêm ngặt để vẫn đảm bảo được sức nảy mầm cao. Những nghiên cứu của

Yasumasa Takatsu và cộng sự (2001) đã chỉ ra rằng phấn hoa của lồi lay ơn
hoang dại G. tristis có thể được lưu trữ ở -20 ° C khoảng 1 năm. Ngồi ra nhiệt
độ khơng khí cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của ống phấn, khả năng thụ
tinh, và hình thành quả trong phép lai giữa G.grandiflora và G.tristis, và nhiệt độ
thấp (15-20°C) là tốt nhất cho quá trình thụ phấn.
Jhonson et al. (2002) đã quan sát thấy chiều dài ngồng hoa có mối tương
quan thuận với chiều cao cây, số hoa trên cành và kích thước hoa; có mối tương
quan nghịch với thời gian sinh trưởng cả ở mức độ kiểu hình và kiểu gen
Các nghiên cứu tương quan trong lay ơn trên môi trường khác nhau được
thực hiện bởi Nazir, M. et al. (2003) chỉ ra rằng sự tương quan đáng kể và thuận
của số hoa trên mỗi cành được quan sát với chiều dài cành, độ bền của toàn bộ
cành hoa và chiều cao cây chỉ ra rằng sự thay đổi trong những tính trạng này có
thể hữu ích trong việc tăng chiều dài cành hoa - một trong những tính trạng cho
mục đích xuất khẩu (Nazir, M. et al , 2003).
Các nghiên cứu về mối quan hệ tương quan trong lay ơn ở các điều kiện
trồng khác nhau được thực hiện bởi Nazir, M. và cộng sự đã chỉ ra rằng sự tương
quan thuận của số hoa trên mỗi cành được quan sát với chiều dài cành, độ bền

11


của toàn bộ cành hoa và chiều cao cây chỉ ra rằng sự thay đổi trong những tính
trạng này có thể hữu ích trong việc tăng chiều dài cành hoa - một trong những
tính trạng cho mục đích xuất khẩu (Nazir, M. et al, 2003).
Basavaraddy (2004) đã đánh giá các con lai tiềm năng để sản xuất hoa lay
ơn cắt cành ở vùng đất chuyển tiếp của Karnataka và đã khẳng định các con lai
AB x MC, M-HVG và MC x AB rất thích hợp cho sản xuất hoa lay ơn cắt cành
có những tính trạng tốt về thời gian xuất hiện ngồng hoa, thời gian hoa bắt đầu
nở, chiều dài cành, kích thước hoa, số lượng cành thực thu.
Theo Maria, C. ,(2006) các giống lay ơn hiện đại là kết quả của những

phép lai rất phức tạp, chúng dị hợp, đa bội và mang những đặc điểm mới được
chuyển vào kiểu gen sau khi kết hợp.
Kazunori, S. et al. (2008) đã chọn lọc được các loài G.orchidiflorus,
G.recurvus, G.tristis và G.watermeyeri là nguồn vật liệu tiềm năng cho chọn
giống lay ơn có mùi thơm.
Hầu hết các nhà chọn giống đều sử dụng các giống lai hiện đại, chúng có
nền di truyền phức tạp dùng làm nguồn giống cho lai tạo. Màu sắc của hoa từ
trắng cho đến màu tím đậm bao gồm các màu phổ biến nhất là vàng, hồng và đỏ.
Cấu trúc cánh hoa đa dạng từ trơn đến gợn sóng. Hoa dạng trịn hoặc tam giác,
cụp hoặc mở rộng. Khoảng hơn 10.000 giống đã được ghi nhận trong suốt 200
năm qua. Những vấn đề được đề cập gần đây, từ nguồn gen của khoảng 250 loài
đã biết, chỉ có 12 lồi được dùng làm giống lay ơn trồng. Nguồn gen tiềm năng là
238 loài hoang dại sẽ được sử dụng trong chương trình chọn giống, đồng thời
nguồn gen mới của các tổ hợp lai cũng là một nguồn gen rất phong phú(G.S
Randhawa, 2012).
Nghiên cứu đánh giá khả năng kết hợp các kiểu gen lay ơn khác nhau của
Hossain et al. (2012) cho thấy những tính trạng có hệ số di truyền cao là thời
gian ra hoa sớm, chiều cao cây, cành hoa, số hoa.
Đột biến ở lay ơn rất phổ biến, đặc biệt là ở màu sắc hoa. Nhìn chung, các
giống đột biến có màu sắc nhạt hơn so với giống gốc (G.S Randhawa, 2012).
Ở Hàn Quốc, các giống hoa lay ơn mới lần đầu tiên được tạo ra vào năm
1995 với các màu đỏ 'Hongkwang', và màu cam sáng 'Hongeun'. Tổng cộng có
49 giống đã được phát triển cho đến nay, chủ yếu là các giống màu đỏ, trắng và
vàng được phát triển. Sau đó các màu khác và cả hoa ra hoa rất sớm hoặc rất

12


muộn với nhiều hoa/cành đã được giới thiệu vào thị trường. Mỗi năm, trung bình
hai hoặc ba giống mới thích nghi với điều kiện phát triển môi trường địa phương

được tạo ra, đặc biệt khả năng kháng bọ trĩ. Trong tương lai, các giống lai giữa
các giống lay ơn ra hoa mùa xuân và các giống trồng mùa thu với nhiều hoa con
nhỏ sẽ được phát triển (D.H. Goo et al., 2014).
2.5.2. Tình hình nghiên cứu giống hoa lay ơn ở Việt Nam
Hiện nay nước ta có khoảng 90 giống đang được trồng làm hoa cắt. Mặc
dù cây lay ơn được trồng ở nước ta từ khá lâu, tuy nhiên những nghiên cứu về
giống mới được tiến hành từ những năm 1994 – 1997 tại một số cơ quan nghiên
cứu như Viện Nghiên cứu Rau quả, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Di
truyền Nông nghiệp.
Từ năm 1994-2000, Viện Nghiên cứu Rau Quả đã tiến hành nhập nội và
khảo nghiệm một số giống lay ơn của Hà Lan, Trung Quốc, Đài Loan. Kết quả
đã chọn ra được giống Đỏ pháp, Cánh Sen, thích hợp trồng ở miền Bắc Việt
Nam và được thị trường chấp nhận. Song song với việc nghiên cứu khảo nghiệm
giống, các tác giả Viện Nghiên cứu Rau Quả cũng đã tiến hành lai tạo bằng
phương pháp lai hữu tính, kết quả đã tạo ra được 2 dịng lai ĐL1 và ĐL2 có màu
sắc đẹp, hấp dẫn người tiêu dùng (Đặng Văn Đông và cs., 2000).
Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt đã chiếu tia gamma gây đột biến và đã
tạo ra được nhiều dòng lay ơn, các dịng này có màu sắc hoa mới lạ, hiện đang
được trồng khảo nghiệm tại Đà Lạt
Từ năm 2000 – 2004, Các tác giả Nguyễn Xuân Linh, Đoàn Hữu Thanh
đã nghiên cứu, khảo nghiệm và chọn lọc được giống Đỏ đô tươi Hà Lan. Giống
này đã được công nhận là giống được phép sản xuất thử nghiệm, đang được
người dân Hải Phòng trồng với tỷ lệ khoảng 30% trong cơ cấu giống hoa lay ơn.
Giai đoạn năm 2005 – 2008, Viện Nghiên cứu Rau quả đã nhập nội, khảo
nghiệm và tuyển chọn được giống lay ơn đỏ 09 có nguồn gốc từ Hà Lan (Trịnh
Khắc Quang và cs, 2010). Giống này được Bộ nông nghiệp và PTNT công nhận
là giống được sản xuất chính thức cho các tỉnh phía Bắc theo quyết định số
288/QĐ – TT- CLT ngày 07 tháng 09 năm 2012 của Cục trưởng Cục trồng trọt
(Lê Thị Thu Hương, 2012).
Giai đoạn 2009 – 2013, Viện Nghiên cứu Rau quả đã thu thập, nhập nội

và đánh giá, kết quả đã chọn ra được giống lay ơn Chinon có nhiều ưu điểm nổi
13


×