Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện đông anh, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN VĂN CƢỜNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

NGUYỄN VĂN CƢỜNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. ĐỖ TRỌNG MÙI

Hà Nội - 2017


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép
của ai được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết. Nội dung trong luận văn có
tham khảo và sử dụng các tài liệu theo danh mục tài liệu tham khảo. Các số liệu có
nguồn trích dẫn, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong
các công trình nghiên cứu khác.
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2017
HỌC VIÊN

Nguyễn Văn Cƣờng

Học viên: Nguyễn Văn Cường

i

Trường đại học BKHN


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể thầy cô giáo trong trường Đại
Học Bách Khoa Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Viện Khoa học và công nghệ

môi trường, những thầy cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em kiến thức quý
báu về chuyên môn và đạo đức trong suốt thời gian học cao học tại trường.
Bên cạnh đó, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy TS.Đỗ Trọng Mùi,
thầy đã luôn tận tình chỉ bảo, định hướng và hướng dẫn em trong suốt quá trình làm
luận văn. Thầy đã cho em những lời khuyên ý nghĩa và quan trọng trong việc nghiên
cứu. Trong quá trình hoàn thành luận văn dưới sự hướng dẫn của thầy, em đã học được
tinh thần làm việc nghiêm túc, cách nghiên cứu khoa học hiệu quả, và đó là hành
trang, là định hướng giúp em trong quá trình làm việc sau này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình và bạn bè
đã luôn có những lời động viên, khuyến khích em trong suốt quá trình học tập và thực
hiện luận văn.
Trong thời gian thực hiện luận văn, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng luận văn
không khỏi tránh những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo trong Viện cùng các
bạn tận tình chỉ bảo và góp ý kiến để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 03 năm 2017
HỌC VIÊN

Nguyễn Văn Cƣờng

Học viên: Nguyễn Văn Cường

ii

Trường đại học BKHN


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
MỤC LỤC .................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................... v
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................... 2
1.1. Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới ............................. 2
1.1.1. Hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới ............ 2
1.1.2. Bài học kinh nghiệm ..................................................................................... 7
1.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam .................................. 8
1.2.1. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ....................................................... 8
1.2.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt................................................................ 8
1.2.3. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam .................................... 10
1.2.4. Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam ................................ 11
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 13
1.3.1.Phươngphápthuthậpvàphântích tài liệu thứ cấp ........................................... 13
1.3.2.Phương pháp điều tra khảosát ...................................................................... 13
1.3.3.Phương pháp chuyên gia .............................................................................. 13
CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH ....................................................... 14
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Đông Anh ............................... 14
2.2. Kết quả điều tra, khảo sát tình hình phát sinh CTRSH trên địa bàn huyện
Đông Anh ...................................................................................................................... 18
2.2.1. Lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Đông Anh ........................... 18
2.2.2. Thành phần CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Đông Anh ......................... 22
2.3. Hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà
Nội........ ........................................................................................................................... 25
2.3.1. Quy trình thu gom, vận chuyển ................................................................... 25
2.3.2. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt .......................................................... 25
Học viên: Nguyễn Văn Cường


iii

Trường đại học BKHN


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
2.3.3. Ý kiến của người dân về quản lý CTR sinh hoạt ........................................ 26
2.3.4. Tần suất và thời gian thu gom CTRSH ....................................................... 29
2.3.5. Hiện trạng xử lý CTRSH trên địa bàn huyện Đông Anh ............................ 31
2.4. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Đông
Anh ................................................................................................................................ 32
2.4.1. Đánh giá hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường
liên quan đến chất thải rắn ............................................................................................. 32
2.4.2 Đánh giá hiện trạng quản lý CTRSH tại huyện Đông Anh ...................... 35
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH
HOẠT TẠI HUYỆN ĐÔNG ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................... 40
3.1. Giải pháp mang tính pháp lý ............................................................................ 40
3.2 Giải pháp công nghệ ........................................................................................... 41
3.2.1. Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH ........................................... 41
3.2.2. Đề xuất giải pháp chung cho toàn huyện .................................................... 41
3.2.3. Giải pháp kỹ thuật cho khu vực thị trấn ...................................................... 45
3.2.4. Giải pháp kỹ thuật cho khu vực nông thôn ................................................. 51
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 59

Học viên: Nguyễn Văn Cường

iv


Trường đại học BKHN


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Ý nghĩa

1

BVMT

Bảo vệ môi trường

2

CTR

Chất thải rắn

3

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt


4

CTRNH

Chất thải rắn nguy hại

5

CP

Chính Phủ

6

CTĐT

Công trình đô thị

7

CV

Công văn

8

ĐV HC

Đơn vị hành chính


9

MTV

Một thành viên

10

MT

Môi trường

11



Nghị định

12

UBND

Ủy ban nhân dân

13

TB

Trung bình


14

TNMT

Tài nguyên môi trường

15

TC

Tài chính

16

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

17

HTMT

Hiện trạng môi trường

18

WHO

Tổ chức y tế Thế giới


19

TP

Thành phố

20

OECD

Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế

Học viên: Nguyễn Văn Cường

v

Trường đại học BKHN


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.5. Các biện pháp xử lý CTRSH cấp xã, thị trấn ...............................................13
Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế huyện Đông Anh qua các năm 2013– 2015..........................17
Bảng 2.2. Khối lượng CTRSH phát sinh bình quân/người/ngày ..................................18
Bảng 2.3. Lượng phát sinh CTRSH tại khu vực đô thị và nông thôn ...........................19
huyện Đông Anh ............................................................................................................19
Bảng 2.4. Lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình quân của cả nước ..................20
Bảng 2.5. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn nghiên cứu ... 21
Bảng 2.6. Khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện ........................................22

Bảng 2.7. Thành phần CTRSH phát sinh trên địa bàn huyện Đông Anh......................23
Bảng 2.8. Lượng CTRSH được thu gom trên địa bàn huyện Đông Anh ......................26
Bảng 2.9. Mức phí đối với CTR công nghiệp thông thường trên địa bàn thành phố Hà
Nội .................................................................................................................................27
Bảng 2.10. Nhận xét của người dân về mức phí vệ sinh môi trường ............................28
Bảng 2.11. Ý kiến của người dân về chất lượng môi trường ........................................29
Bảng 2.12. Tần suất thu gom CTRSH của các tổ vệ sinh môi trường trên địa bàn
huyện Đông Anh ............................................................................................................30
Bảng 2.13. Thời gian thu gom CTRSH của các tổ vệ sinh trên địa bàn .......................30
huyện Đông Anh ............................................................................................................30
Bảng 2.14. Dự báo dân số huyện Đông Anh đến năm 2020 .........................................38
Bảng 2.15. Dự báo khối lượng CTRSH phát sinh của huyện Đông Anh trong giai đoạn
2017 – 2030 ...................................................................................................................39

Học viên: Nguyễn Văn Cường

vi

Trường đại học BKHN


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Lượng phát sinh CTRSH theo khu vực nghiên cứu ................................... 19
Hình 2.2. So sánh khối lượng phát sinh CTRSH ở huyện Đông Anh với bình quân
toàn quốc ................................................................................................................... 21
Hình 2.3 .Thành phần chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh trên địa bàn huyện
Đông Anh .................................................................................................................. 24
Hình 2.4. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt nông thôn phát sinh trên địa bàn huyện

Đông Anh .................................................................................................................. 24
Hình 2.5. Quy trình thu gom CTRSH trên địa bàn huyện Đông Anh ........................ 25
Hình 3.1. Một số trang thiết bị thu gom, vận chuyển CTRSH ................................... 42
Hình 3.2. Sơ đồ công nghệ sản xuất phân hữu cơ pH ................................................ 44
Hình 3.3. Mô hình phân loại CTR sinh hoạt tại khu vực đô thị trên địa bàn huyện
Đông Anh .................................................................................................................. 47
Hình 3.4. Mô hình hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH cho huyện Đông Anh .... 49
Hình 3.5. Mô hình thu gom, vận chuyển CTR cho các điểm dân cư nông thôn ........ 52

Học viên: Nguyễn Văn Cường

vii

Trường đại học BKHN


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có
nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân
ngày càng được cải thiện. Mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các
sản phẩm xã hội càng cao, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rác thải sinh
hoạt nói chung cũng nhưchất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) nói riêng. Chất thải rắn sinh
hoạt thải vào môi trường ngày càng nhiều, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi
trường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm.
Huyện Đông Anh có tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, cuộc sống của người dân
ngày càng được cải thiện, nhu cầu về vật chất và sử dụng tài nguyên ngày càng lớn kéo
theo sự gia tăng lượng chất thải rắn sinh hoạt ngày càng nhiều. Công tác quản lý CTR

sinh hoạt đang trở thành vấn đề môi trường cấp bách của huyện.
Chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đồng bộ để đánh giá thực trạng
quản lý, đề xuất hướng tái chế, tái sử dụng nguồn chất thải rắn sinh hoạtđô thị, nông
thônở huyện Đông Anh. Chính vì vậy, đề tài“Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các
giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố
Hà Nội” nhằm tìm ra biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt một cách hiệu quả,
giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho khu vực huyện Đông Anh.
Luận văn đƣợc thực hiện với mục tiêu: Điều tra đánh giá hiện trạng quản lý
CTR sinh hoạt trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Đề xuất những giải
pháp quản lý, xử lý CTR sinh hoạt tạihuyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Luận văn có các nội dung chính:
- Tổng quan quản lý chất thải rắn sinh hoạt.
- Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Đông Anh
- Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đông Anh.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
Đông Anh.
Kết quả nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn
sinh hoạt tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội có ý nghĩa khoa học, mang tính thực tế
cao, có thể triển khai nhân rộng cho việc xây dựng mô hình quản lý CTR sinh hoạt đô
thị và nông thôn Việt Nam.
Học viên: Nguyễn Văn Cường

1

Trường Đại học BKHN


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới
1.1.1. Hiện trạng phát sinh và quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới
Nhìn chung, khối lượng CTR phát sinh trên thế giới rất lớn và có xu hướng gia tăng
theo thời gian. Các yếu tố như số lượng dân số, thu nhập, trình độ phát triển… là những yếu
tố tác động mạnh đến tình hình phát sinh chất thải rắn của các nước trên thế giới.
Hằng năm, lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom trên thế giới ước tính dao
động từ 2,5 đến 4,0 tỷ tấn tuy nhiên con số này thực tế chỉ gồm các nước thuộc OECD
và các nước đang phát triển (Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Lƣợng chất thải rắn đô thị thu gom trên toàn thế giới [10]
Đơn vị: Triệu tấn
Khối lƣợng

Khu vực
Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD

620

Cộng đồng các quốc gia độc lập (trừ các nước ở biển Ban tích)

65

Châu Á (trừ các nước thuộc OECD)

300

Trung Mỹ

30

Nam Mỹ


86

Bắc Phi & Trung Đông

50

Châu Phi cận Sahara

53

Tổng số:

1.204

Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị cao nhất là Hoa Kỳ (700 kg/người/năm),
tiếp sau là Tây Âu và Ôxtrâylia (600-700 kg/người), sau đó đến Nhật Bản, Hàn Quốc
và các nước Đông Âu (300-400kg/người) [10].
Tháng 12/2003, Chính phủ Thụy Điển đã chỉ đạo Cơ quan Bảo vệ môi trường
(EPA) lập kế hoạch quản lý chất thải quốc gia. So với 10 năm trước đây, công tác quản
lý chất thải ở Thụy Điển đã làm cho việc sử dụng hiệu quả tài nguyên tăng lên nhiều
và ít gây tác động đến môi trường hơn. Cũng theo báo cáo của Hiệp hội quản lý chất
thải Thụy Điển, trong năm 2004, tổng khối lượng chất thải sinh hoạt lên tới 4,17 triệu
tấn. Việc tái chế vật liệu chiếm 33,2% chất thải sinh hoạt được xử lý. Việc tách chất
thải nguy hại khỏi chất thải sinh hoạt giảm xuống với khối lượng 25.700 tấn tương
đương với 3,6% [6].
Học viên: Nguyễn Văn Cường

2


Trường Đại học BKHN


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Còn tại Cộng hòa liên bang Đức đã ban hành nhiều đạo luật về quản lý chất
thải. Có khoảng 2000 điều luật, quyết định, quy định về hành chính... với nội dung thu
thập, phân loại, vận chuyển, xác định biện pháp giải quyết chất thải. Mỗi lần thay đổi
luật, quy định mới lại khắt khe và chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, pháp luật của Cộng hòa
liên bang Đức khuyến khích việc đổi mới công nghệ và thiết bị nhằm hướng tới một
công nghệ giảm thiểu chất thải sinh ra [6].
Thêm vào đó, nhà nước còn tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân nhận thức
được tác hại nguy hiểm của các loại chất thải. Sự phối hợp của các cơ quan quản lý
nhà nước, các kỹ thuật gia, các nhà sinh học, hóa học trong lĩnh vực chất thải đã đưa
Cộng hòa liên bang Đức trở thành một trong những quốc gia đứng hàng đầu về công
nghệ bảo vệ môi trường nói chung và lĩnh vực quản lý chất thải nói riêng [6].
Châu Á có mức tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá nhanh trong vài thập kỷ qua.
Vấn đề chất thải rắn là một trong những thách thức môi trường mà các nước trong khu
vực phải đối mặt. Tỷ lệ phát sinh chất thải đô thị của các nước vào khoảng từ 0,2 đến
1,7 kg/người/ngày [5].
Tại một số thành phố lớn của Trung Quốc, lượng CTRSH phát sinh vào khoảng
1,12 đến 1,2 kg/người/ngày, nguyên nhân là do mức sống tăng dẫn tới sự gia tăng
lượng phát sinh chất thải rắn, lượng chất thải rắn phát sinh trung bình của Trung Quốc
vào năm 2030 được dự đoán sẽ vượt ngưỡng 1 kg/người/ngày. Sự tăng tỷ lệ này chủ
yếu là do dân số đô thị tăng nhanh từ 456 triệu người năm 2000 lên 883 triệu người
vào năm 2030. Điều này làm cho tốc độ phát sinh chất thải rắn Trung Quốc sẽ tăng lên
nhanh chóng [5].
Hiện nay, trong lĩnh vực quản lý CTRSH đã có nhiều cải tiến đáng kể. Chẳng
hạn, hầu hết các thành phố đang chuyển dần sang áp dụng biện pháp chôn lấp hợp vệ
sinh. Các biện pháp chôn lấp cải tiến và lợi ích ngày càng tăng phù hợp với nhu cầu
quản lý chất thải cực kỳ cấp thiết của Trung Quốc. Theo tính toán trong vòng 25 năm

tới, các thành phố của Trung Quốc có thể sẽ cần thêm khoảng 1400 bãi chôn lấp chất
thải rắn hợp vệ sinh mới có thể đáp ứng được nhu cầu xử lý lượng chất thải rắn sinh
hoạt phát sinh [5].
Tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị tăng theo tỷ lệ thuận với mức tăng GDP tính
theo đầu người. Chất hữu cơ là thành phần chính trong chất thải rắn đô thị trong khu
Học viên: Nguyễn Văn Cường

3

Trường Đại học BKHN


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
vực và chủ yếu được chôn lấp do chi phí rẻ. Các thành phần khác như giấy, thuỷ tinh,
nhựa tổng hợp và kim loại hầu hết không được thu gom và tái chế.
Theo Ngân hàng Thế giới, các khu vực đô thị của châu Á mỗi ngày phát sinh
khoảng 760.000 tấn chất thải rắn đô thị. Đến năm 2025, con số này sẽ tăng tới 1,8 triệu
tấn/ngày. Tỷ lệ chất thải gia đình trong dòng chất thải rắn đô thị rất khác nhau giữa các
nước. Theo ước tính, tỷ lệ này chiếm tới 60-70% ở Trung Quốc, 78% ở Hồng Kông
(kể cả chất thải thương mại), 48% ở Philipin và 37% ở Nhật Bản. Theo đánh giá của
Ngân hàng Thế giới (1999), các nước có thu nhập cao chỉ có khoảng 25-35% chất thải
gia đình trong toàn bộ dòng chất thải rắn đô thị [5].
Theo nguyên tắc thì các nước có thu nhập cao có tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô
thị cao. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây ở các nước đang phát triển cho thấy, tỷ lệ
phát sinh chất thải tính theo các mức thu nhập khác nhau lại không theo nguyên tắc
này. Theo kết quả nghiên cứu của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), tỷ lệ
phát sinh chất thải rắn đô thị ở Philipin theo các nhóm người có thu nhập khác nhau là:
thu nhập cao 0,37- 0,55, thu nhập trung bình 0,37- 0,60 và thu nhập thấp 0,62- 0,90
kg/người/ngày. Tương tự, các kết quả phân tích tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị theo
GDP tính trên đầu người của các nước thuộc OECD, Hoa Kỳ và Ôxtrâylia được xếp

vào nhóm các nước có tỷ lệ phát sinh cao, nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu được
xếp vào nhóm có tỷ lệ phát sinh trung bình và Thụy Điển, Nhật Bản được xếp vào
nhóm có tỷ lệ phát sinh thấp [10].
Có nhiều nguyên nhân để giải thích các trường hợp này: Thứ nhất là không
thống kê được đầy đủ tổng lượng thải phát sinh do các hoạt động của khu vực tái chế
không chính thức và do phương thức tự tiêu huỷ chất thải ở các nước đang phát triển,
khu vực tái chế không chính thức ở các nước đang phát triển đã góp phần đáng kể
giảm thiểu tổng lượng chất thải phát sinh và thu hồi tài nguyên thông qua các hoạt
động tái chế. Thứ hai là năng lực thu gom của các nước đang phát triển còn thấp. Ví
dụ, năng lực thu gom chất thải rắn đô thị của Ấn Độ là 72,5%, Malaixia là 70%, Thái
Lan là 70-80% và Philipin là 70% ở đô thị và 40% ở nông thôn [9].
Trường hợp của Nhật Bản là một ví dụ thành công về tăng trưởng kinh tế và
duy trì tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị thấp so với nhiều nước có GDP cao. Năm
2000, Nhật Bản bắt đầu áp dụng khái niệm mới về xây dựng một “Xã hội tuần hoàn
Học viên: Nguyễn Văn Cường

4

Trường Đại học BKHN


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
vật chất hợp lý”. Từ những năm 1980, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn đô thị của Nhật Bản
đã ổn định ở mức khoảng 1,1 kg/người/ngày [7].
Nhật Bản là quốc gia có diện tích nhỏ, do đó giải pháp xử lý CTR ở Nhật Bản
không phải ở vấn đề kỹ thuật mà ở vấn đề quy đất, vì vậy phương pháp xử lý nhằm
hạn chế tối đa việc sử dụng qũy đất cho quá trình xử lý. Hiện nay giải pháp thu hồi và
sử dụng phương pháp đốt là giải pháp được áp dụng ở Nhật Bản là cao nhất. Mỗi năm
Nhật Bản thải ra khoảng 55-60 triệu tấn CTRSH nhưng chỉ khoảng 5% trong số đó
phải đưa tới bãi chôn lấp (khoảng 2,25 triệu tấn), còn phần lớn CTRSH được đưa đến

các nhà máy để tái chế. Nhật Bản áp dụng phương pháp thu hồi CTRSH cao nhất
(38%), trong khi các nước khác chỉ sử dụng phương pháp đốt và xử lý vi sinh vật là
chủ yếu [7]. Tại Nhật Bản, khung pháp lý quốc gia hướng tới giảm thiểu chất thải
nhằm xây dựng một xã hội tái chế. Theo đó, Nhật Bản đã chuyển từ hệ thống quản lý
chất thải truyền thống với dòng nguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu
trình xử lý nguyên liệu theo mô hình 3R (giảm thiếu, tái sử dụng và tái chế). Về thu
gom chất thải rắn sinh hoạt, các hộ gia đình được yêu cầu phân chia chất thải rắn sinh
hoạt thành 3 loại: CTR hữu cơ được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất
phân compost. CTRSH khó tái chế hoặc hiệu quả tái chế không cao nhưng cháy được
sẽ đưa đến nhà máy đốt CTRSH thu hồi năng lượng; CTRSH có thể tái chế thì được
đưa vào các nhà máy tái chế.
Các loại CTRSH này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác
nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết CTRSH của cụm dân cư vào giờ
quy định dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Công ty vệ sinh thành phố sẽ thu
gom, vận chuyển và xử lý. Nếu gia đình nào không phân loại CTRSH, để lẫn lộn vào
một túi thì ban giám sát sẽ báo lại với Công ty và ngay hôm sau gia đình đó sẽ bị công
ty vệ sinh gửi giấy báo đến các hộ gia đình vi phạm, yêu cầu nộp phạt vì thực hiện sai
quy định về phân loại, lưu giữ CTRSH tại nguồn. Với các loại CTR cồng kềnh như ti
vi, tủ lạnh, máy giặt thì quy định vào ngày 15 hàng tháng đem đặt trước cổng đợi công
ty vệ sinh tới vận chuyển đi xử lý, không được tùy tiện bỏ những loại chất thải ở hè
phố. Sau khi thu gom CTRSH vào nơi quy định, công ty vệ sinh đưa loại CTR cháy
được vào lò đốt để tận dụng nguồn năng lượng để phát điện. CTR không cháy được
cho vào máy ép nhỏ rồi đem chôn lấp hợp vệ sinh. Cách xử lý CTRSH như vậy vừa
Học viên: Nguyễn Văn Cường

5

Trường Đại học BKHN



Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
tận dụng được CTR vừa chống được ô nhiễm môi trường. Các loại túi đựng CTR là do
các gia đình tự trang bị [7].
Là đất nước có diện tích chỉ khoảng hơn 500 km2 nhưng có nền kinh tế rất phát
triển. Lượng CTR phát sinh hàng năm rất lớn nhưng lại không đủ diện tích đất để chôn
lấp như các quốc gia khác nên Singapore rất quan tâm đến các biện pháp quản lý nhằm
giảm thiểu lượng phát thải, kết hợp xử lý CTR bằng phương pháp đốt và chôn lấp hợp
vệ sinh. Bộ phận quản lý chất thải có chức năng lập kế hoạch, phát triển và quản lý
chất thải phát sinh. Cấp giấy phép cho lực lượng thu gom chất thải, ban hành những
quy định trong việc thu gom chất thải hộ gia đình và chất thải thương mại trong 9 khu
và xử lý những hành vi vứt rác không đúng quy định. Xúc tiến thực hiện 3R (tái chế,
tái sử dụng và làm giảm sự phát sinh chất thải) để bảo tồn tài nguyên [9]. Tại
Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom CTRSH rất hiệu quả,
việc thu gom CTRSH được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty
trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom CTRSH trên một địa bàn cụ thể trong thời
hạn 7 năm, Singapore có 9 khu vực thu gom CTRSH, CTR sinh hoạt được đưa về một
khu vực bãi chứa lớn. CTRSH tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình tái chế
Quốc gia. Trong số các nhà thầu thu gom CTRSH hiện nay tại Singapore có bốn nhà
thầu thuộc khu vực công cộng, còn lại thuộc khu vực tư nhân. Các nhà thầu tư nhân đã
có những đóng góp quan trọng trong việc thu gom chất thải, khoảng 50% lượng
CTRSH phát sinh được các đơn vị tư nhân thu gom, chủ yếu là CTR của các cơ sở
thương mại, công nghiệp và xây dựng. Chất thải của khu vực này đều thuộc loại vô cơ
nên không cần thu gom hàng ngày [9]. Cả nước Singapore có 3 nhà máy đốt CTR.
Những thành phần CTR không cháy và không tái chế được sẽ được đưa đi chôn lấp
hợp vệ sinh tại bãi chôn lấp Semakau, bãi chôn lấp này được Chính phủ Singapore đầu
tư xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1999 với tổng diện tích 350 ha, sức chứa 63
triệu m3 CTR, kinh phí đầu tư xây dựng lên đến 370 triệu USD, mỗi ngày nơi đây tiếp
nhận hơn 2000 tấn CTR, dự kiến đủ để xử lý CTR cho Singapore đến năm 2040. Bãi
chôn lấp này được bao quanh bởi con đập xây bằng đá dài 7 km, nhằm ngăn chặn sự ô
nhiễm ra xung quanh, là bãi chôn lấp nhân tạo đầu tiên trên thế giới được xây dựng ở

ngoài khơi và cũng đồng thời là khu du lịch sinh thái rất hấp dẫn của Singapore [4].

Học viên: Nguyễn Văn Cường

6

Trường Đại học BKHN


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
1.1.2. Bài học kinh nghiệm
Từ việc nghiên cứu tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt các nước trên thế
giới ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:
Công tác quản lý CTR sinh hoạt đô thị ở các nước phát triển trên thế giới và
trong khu vực có tính xã hội hóa rất cao. Công tác này thường được thực hiện bởi các
tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân. Mặc dù vậy, hoạt động này có tính xã hội, công ích
cao nên phần lớn ở các nước vẫn có sự quan tâm đầu tư của Nhà nước từ khâu quy
định các chính sách vĩ mô đến các vấn đề quy hoạch tổng thể hoặc lộ trình phát triển
các mô hình quản lý CTR sinh hoạt cho các đô thị.
Muốn quản lý tốt chất thải rắn cần phân loại, thu gom, vận chuyển đến nơi xử
lý. Xu thế chung công tác quản lý CTR sinh hoạt của các nước là: giảm dần tỷ lệ chôn
lấp, từng bước đi đến việc cấm chôn lấp chất thải; tăng cường việc giảm thiểu chất thải
tại nguồn, phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải hoặc kết hợp việc thiêu
đốt chất thải khai thác năng lượng. Xu thế này đã và đang trở thành mục tiêu phấn đấu
của các quốc gia trên thế giới.
Việc phân loại chất thải tại nguồn có ý nghĩa quyết định và góp phần to lớn
trong việc phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải, hạn chế chôn lấp, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên. Vấn đề tái chế, tái sử dụng CTR
sinh hoạt phải được nhận thức sâu rộng từ các cấp lãnh đạo tới từng người dân. Ý thức
cộng động có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý CTR sinh hoạt nói chung và

trong công tác phân loại chất thải tại nguồn nói riêng.
Việc thu gom, vận chuyển, tái chế, tái sử dụng CTR sinh hoạt ở mỗi một đô thị
không phải chỉ do một Công ty nào đó phụ trách hoặc chịu trách nhiệm mà có thể do
nhiều công ty khác nhau thực hiện. Có như vậy mới tạo sức cạnh tranh và tìm ra được
những công ty hợp lý nhất, tốt nhất.
Đối với bất cứ một quốc gia nào, việc lựa chọn vị trí cho khu xử lý chất thải
cũng gặp nhiều khó khăn, rào cản từ cộng đồng dân cư. Song, các dự án xử lý chất thải
vẫn thành công, thậm chí nằm ngay trung tâm các đô thị là nhờ một phần không nhỏ
trong khâu đảm bảo không ô nhiễm môi trường xung quanh.
Một mô hình ở các nước phát triển này áp dụng là các nhà máy sản xuất phân vi
sinh được đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, các loại phân sản xuất ra ngoài mục đích sử
Học viên: Nguyễn Văn Cường

7

Trường Đại học BKHN


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
dụng cho nông nghiệp, lâm nghiệp còn hỗ trợ cho các địa phương phục vụ mục đích
cải tạo đất, những nơi đất khô cằn, bạc màu.
Để có được công tác quản lý chất thải một cách hiệu quả, từng bước ở các nước
đã ban hành các luật và cơ chế chính sách đi kèm, như luật cấm chôn lấp chất thải,
hoặc đốt chất thải… Đây chính là những bài học quý giá có thể áp dụng phù hợp trong
điều kiện nước ta hiện nay.
1.2. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam
1.2.1. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh
Theo các số liệu thống kê thì tổng lượng CTRSH tại các đô thị ở nước ta năm 2011
là 32.000 tấn/ngày và tại các khu vực nông thôn là 31.000 tấn/ngày, lần lượt chiếm 37,45%
và 36,28% tổng lượng CTR của cả nước. Như vậy có thể thấy CTRSH chiếm tỷ lệ chủ yếu

trong tổng lượng CTR phát sinh hàng năm của cả nước với một khối lượng rất lớn. Theo dự
báo của các chuyên gia thì lượng CTRSH của nước ta trong những năm tới sẽ tiếp tục tăng
nên do sự gia tăng dân số, do đời sống người dân được nâng cao và do quá trình đô thị hóa
diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, tỷ lệ CTRSH sẽ có xu hướng giảm do các hoạt động phát triển
kinh tế xã hội ở nước ta diễn ra nhanh. Điều này khiến cho các loại CTR ở các khu vực
khác như: khu công nghiệp, làng nghề... tăng lên đáng kể [1].
Về tốc độ phát sinh CTRSH bình quân trên người/ngày ở nước ta cũng có xu
hướng tăng nên trong những năm qua. Năm 2011, tốc độ phát sinh CTRSH ở khu vực
đô thị là 1,45kg/người/ngày và 0,4 kg/người/ngày ở khu vực nông thôn. Xu hướng này
được dự đoán sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tới. Theo các kết quả nghiên cứu về
CTR ở các đô thị cho thấy tỷ lệ CTRSH đô thị có xu hướng tăng đều khoảng 10 – 16%
mỗi năm [1].
1.2.2. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần CTR sinh hoạt rất đa dạng đặc trưng cho từng đô thị, mức độ văn minh,
tốc độ phát triển của xã hội. Việc phân tích thành phần CTR sinh hoạt có vai trò quan trọng
trong việc quản lý, phân loại, thu gom và lựa chọn công nghệ xử lý.
Thành phần cơ học của CTRSH bao gồm hai bộ phận chính: chất hữu cơ và chất vô
cơ. Thông thường thành phần chất hữu cơ khá cao dao động từ 55 - 65%. Các thành
phần vô cơ chỉ chiếm khoảng 12 - 15%, phần còn lại là các cấu tử khác. Tỷ lệ vô cơ và
hữu cơ của CTR sinh hoạt ở Việt Nam không phải là tỷ lệ bất biến mà nó phụ thuộc
Học viên: Nguyễn Văn Cường

8

Trường Đại học BKHN


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
vào nhiều yếu tố như: thời gian trong năm, mức sống của người dân, phong tục tập
quán và văn hóa của địa phương. Bảng 1.3 chỉ ra thành phần cơ bản của CTRSH tại

một số thành phố lớn ở nước ta.
Các thành phần hữu cơ như: lá cây, vỏ hoa quả, xác động vật... trong CTRSH
của Hà Nội, Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm một tỷ lệ lớn khoảng 50 –
65%, tỷ lệ cao nhất là Đà Nẵng và Huế lần lượt là 68,47 và 77,1 %, trong khi đó các
thành phần vô cơ như: thủy tinh, kim loại, giẻ rách, nhựa, túi nilon...chỉ chiếm một tỷ
lệ nhỏ [1].
Bảng 1.3. Thành phần CTR ở các bãi chôn lấp của một số địa phƣơng
năm 2009-2010 [1]
TT

Thành phần

Hà Nội

Hải Phòng

Đà Nẵng

HCM

(Nam Sơn)

(Đình Vũ)

(Hòa Khánh)

(Phƣớc Hiệp)

1


Rác hữu cơ

53,81

57,56

68,47

62,83

2

Giấy

6,53

5,42

5,07

6,05

3

Vải

5,82

5,12


1,55

2,09

4

Gỗ

2,51

3,70

2,79

4,18

5

Nhựa

13,57

11,28

11,36

15,96

6


Da và cao su

0,15

1,90

0,23

0,93

7

Kim loại

0,87

0,25

1,45

0,59

8

Thủy tinh

1,87

1,35


0,14

0,86

9

Sành sứ

0,39

0,44

0,79

1,27

10

Đất và cát

6,29

2,96

6,75

2,28

11


Xỉ than

3,10

6,06

0,00

0,39

12

Nguy hại

0,17

0,05

0,02

0,05

13

Bùn

4,34

2,75


1.35

1,89

14

Các loại khác

0,58

1,14

0,03

0,04

100

100

100

100

Tổng

Thành phần hóa học chủ yếu của CTRSH là C, H, O, N, S và các chất tro. Tùy
thuộc vào các thành phần của CTRSH mà hàm lượng các nguyên tố trên dao động
khác nhau (Bảng 1.4).


Học viên: Nguyễn Văn Cường

9

Trường Đại học BKHN


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Bảng 1.4. Thành phần của CTR sinh hoạt ở Hà Nội [2]
STT

Thành phần CTR

Tỷ lệ (%)

1

Chất hữu cơ

51,9

2

Chất vô cơ

16,1

2.1

Giấy


2,7

2.2

Nhựa

3

2.3

Da, cao su, gỗ

4,3

2.4

Vải sợi

1,6

2.5

Thủy tinh

0,5

2.6

Đá, đất sét, sành sứ


6,1

2.7

Kim loại

0,9

3

Các hạt < 10 mm

12,9

Cộng

100

Như vậy, CTRSH là một hỗn hợp không đồng nhất và mỗi thành phần có thành
phần hóa học, cấu trúc hóa học khác nhau. Do đó việc xử lý chúng cũng sẽ rất khác
nhau, bởi vậy mà công việc phân loại CTRSH là một khâu rất quan trọng để tiết kiệm
kinh phí cho vấn đề xử lý. Chất thải rắn sinh hoạt nếu không được quản lý, xử lý tốt thì
nguy cơ ô nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi.
1.2.3. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
Hiện nay công tác thu gom và vận chuyển CTRSH ở nước ta còn nhiều bất cập
và chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong khi tốc độ phát sinh CTRSH liên tục tăng lên thì
tỷ lệ thu gom trung bình lại không được tăng lên tương ứng khiến cho lượng CTRSH
không được thu gom, xử lý ngày càng nhiều.
Trong những năm qua, mặc dù công tác thu gom, vận chuyển CTRSH đã được

các cấp chính quyền địa phương quan tâm nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế. Công tác
thu gom và vận chuyển còn chưa đáp ứng được cả về nhân lực lẫn trang thiết bị, mạng
lưới thu gom chất thải còn mỏng và yếu không đáp ứng được các nhu cầu thực tiễn.
Bên cạnh đó, ý thức của người dân trong giữ gìn vệ sinh môi trường chưa cao dẫn đến
tình trạng đổ chất thải bừa bãi diễn ra phổ biến ở cả khu vực nông thôn lẫn thành thị.

Học viên: Nguyễn Văn Cường

10

Trường Đại học BKHN


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Công tác phân loại chất thải hầu như chưa được tiến hành. Chỉ có một số các đô
thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng các mô hình phân loại chất
thải tại nguồn nhưng nhìn chung kết quả còn hạn chế và không hiệu quả; tại các đô thị
nhỏ và khu vực nông thôn hầu hết không được tiến hành một cách đồng bộ, khoa học
mà chủ yếu là tự phát trong các hộ gia đình; các loại chất thải rắn sinh hoạt được phân
loại là giấy, bìa caton, nhựa, kim loại (các vỏ lon bia, nước ngọt, hộp đựng thực
phẩm)… tích lại sau đó bán cho những cho những người đi thu mua.
Về tỉ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt, tỷ lệ này mặc dù có xu hướng tăng lên
nhưng vẫn còn ở mức thấp. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ thu gom CTRSH bình quân ở các
đô thị nước ta khá cao đạt khoảng từ 84-85% năm 2011. Như vậy, còn khoảng 15-16%
CTR sinh hoạt đô thị chưa được thu gom, vứt bừa bãi hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm
môi trường, tỷ lệ thu gom này không đồng nhất giữa các đô thị. Các đô thị loại đặc
biệt, đô thị loại 1, tỷ lệ thu gom đạt mức cao hơn, như Hà Nội đạt khoảng 98% ở 11
quận nội thành; TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng đạt 100%; Huế đạt 95%. Đa
số các đô thị loại 2 và 3 đều đạt tỷ lệ thu gom ở khu vực nội thành đạt trên 80%. Ở các
đô thị loại 4 và 5, do nguồn lực hạn chế, phần lớn do các hợp tác xã hoặc tư nhân thực

hiện, thiếu vốn đầu tư trang thiết bị, nên tỷ lệ thu gom không cao [1].
Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn lại thấp hơn thành thị
khá nhiều. Cũng theo các số liệu thống kê, thì hiện nay có khoảng 60% số thôn, xã tổ chức
dọn vệ sinh định kỳ, trên 40% thôn, xóm có thành lập các tổ thu gom chất thải. Tuy nhiên,
con số này vẫn còn rất hạn chế và chưa đáp ứng được các yêu cầu của thực tế [1].
Đã có 85,7% số thị trấn và 28,5% số xã đã có tổ thu gom chất thải, tuy nhiên
hoạt động của các tổ thu gom này không thường xuyên. Số lần thu gom ở cấp xã chỉ là
0,5 – 2 lần/tuần, ở thị trấn là từ 2 – 6 lần/tuần do đó lượng chất thải thu gom được còn
thấp, tình trạng ứ đọng CTRSH trong các khu dân cư vẫn còn phổ biến [1].
1.2.4. Hiện trạng xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam
Hiện nay có nhiều biện pháp và công nghệ xử lý CTR khác nhau có thể áp dụng
để tiến hành xử lý CTRSH. Để định hướng và khuyến khích các hình thức xử lý CTR
nói chung và CTRSH nói riêng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2015/NĐ-CP
về quản lý chất thải và phế liệu.
Công tác xử lý CTRSH ở nước ta hiện nay còn gặp nhiều vấn đề bức xúc. Việc
lựa chọn công nghệ xử lý, quy hoạch các bãi chôn lấp, khu trung chuyển, thu gom còn
Học viên: Nguyễn Văn Cường

11

Trường Đại học BKHN


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
thiếu cơ sở khoa học và thực tế, do đó hiệu quả xử lý thấp, không nhận được sự chấp
thuận cao của người dân địa phương. Mặt khác, các bãi chôn lấp CTRSH ở nước ta
còn manh mún, nhỏ lẻ phân tán theo các đơn vị hành chính nên công tác quản lý chưa
hiệu quả, chi phí đầu tư cao, hiệu quả sử dụng các bãi chôn lấp thấp, gây lãng phí đất
và ảnh hưởng nhiều tới môi trường xung quanh. Theo số liệu thống kê thì CTRSH
được chôn lấp hiện nay chiếm khoảng 76 - 82% lượng CTRSH thu gom được. Trong

đó, ước tính khoảng trên 50% lượng chất thải rắn sinh hoạt được chôn lấp không hợp
vệ sinh.
Ở nước ta, công tác xử lý CTRSH mới chỉ được quan tâm nhiều tại các khu đô
thị lớn, ở các vùng nông thôn vấn đề này vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Công
nghệ xử lý CTRSH phổ biến nhất ở nước ta là chôn lấp. Hiện trung bình mỗi một đô
thị ở nước ta có 1 bãi chôn lấp CTRSH, chỉ riêng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
có từ 4 – 5 bãi chôn lấp. Tuy nhiên, tỷ lệ các bãi chôn lấp đúng kỹ thuật và hợp vệ sinh
còn rất thấp. Theo Tổng cục Môi trường, hiện cả nước ta có khoảng 98 bãi chôn lấp
chất thải tập trung đang vận hành nhưng chỉ có 16 bãi chôn lấp chất thải được coi là
chôn lấp hợp vệ sinh (tập trung tại các thành phố lớn) số còn lại phần lớn được chôn
lấp rất sơ sài [8].
Việc xử lý CTRSH tại các khu vực nông thôn, tuy lượng CTRSH phát sinh
không nhiều nhưng do chưa có quy hoạch các bãi chôn lấp tập trung nên hiện tượng đổ
CTRSH bừa bãi ra ngoài môi trường khá phổ biến gây ô nhiễm cục bộ tại nhiều khu
vực. Tại nhiều thôn, xã tuy đã có nơi xử lý nhưng thực chất đó vẫn chỉ là khu tập kết
CTRSH, chưa có biện pháp xử lý, lại thiếu các kiến thức khoa học nên vị trí tập kết
CTRSH không hợp lý, tác động xấu đến môi trường và gặp phải phản đối của người
dân. Bên cạnh đó, ý thức vệ sinh môi trường thấp, vốn đầu tư thiếu thốn, cơ sở hạ tầng
yếu kém là những yếu tố gây khó khăn lớn cho công tác xử lý CTRSH tại các khu vực
dân cư nông thôn. Biện pháp xử lý CTRSH phổ biến nhất ở các khu dân cư nông thôn
là sử dụng bãi rác tạm lộ thiên với 42,86% ở các thị trấn và 30,43% ở các xã, tiếp đó là
biện pháp đổ bừa bãi ven đường với tỷ lệ tương ứng là 36,43% ở các thị trấn và 32,86
đối với các xã, hình thức xử lý CTRSH trong gia đình chiếm 23,33% (tại các trị trấn)
và 30,43% ở các xã, các hình thức chôn lấp hợp vệ sinh, ủ phân compost và tái chế
CTR hữu cơ hoàn toàn không được áp dụng (Bảng 1.5) [3].
Học viên: Nguyễn Văn Cường

12

Trường Đại học BKHN



Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Bảng 1.5. Các biện pháp xử lý CTRSH cấp xã, thị trấn (%) [3]
STT Biện pháp xử lý

Các thị trấn

Cấp xã

1

Đổ bừa bãi ven đường

36,43

32,86

2

Gia đình tự xử lý

23,33

35,71

3

Bãi rác tạm lộ thiên


42,86

30,43

4

Chôn lấp hợp vệ sinh

0

0

5

Ủ Compost

0

0

6

Tái chế CTR hữu cơ

0

0

Hình thức xử lý CTRSH nói riêng và CTR nói chung ở nước ta vẫn còn nhiều
bất cập. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực song vấn đề quản lý CTRSH mới chỉ được chú ý

nhiều tại khu vực đô thị, tại các khu vực nông thôn mức độ quan tâm chưa thỏa đáng.
Biện pháp xử lý CTRSH chủ yếu là chôn lấp tuy nhiên số lượng bãi chôn lấp hợp vệ
sinh là rất ít và tập trung chủ yếu tại các khu đô thị lớn. Việc thiếu kinh phí, kỹ thuật,
cở sở hạ tầng yếu kém, ý thức vệ sinh môi trường của người dân chưa cao, khiến cho
việc quản lý và xử lý CTRSH ở nước ta thiếu hiệu quả.
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.3.1.Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp
Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, số liệu về hiện trạng phát sinh thu gom
CTRSH trên địa bàn huyện Đông Anh. Thu thập các tài liệu như Báo cáo của Phòng
Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Anh, UBND huyện và các số liệu về kinh tế
xã hội của huyện như: dân số, số hộ dân, lượng chất thải phát sinh... Ngoài ra còn thu
thập các tài liệu, báo cáo từ các sở, ban, ngành: Sở Tài nguyên và Môi trường, sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội.
1.3.2. Phương pháp điều tra khảo sát
Là phương pháp thực địa tại khu vực nghiên cứu: lấy thông tin trực tiếp từ
người dân, cán bộ phụ trách tại địa phương về hiện trạng công tác vệ sinh môi
trường, công tác quản lý môi trường địa phương.
1.3.3. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến chuyên gia trong các lĩnh vực Tài nguyên môi trường, các
cán bộ quản lý nhà nước về môi trường để đánh giá các tác động cũng như đưa ra
những biện pháp giảm thiêu, phòng ngừa và những giải pháp về quản lý thích hợp
với điều kiện đian phương.
Học viên: Nguyễn Văn Cường

13

Trường Đại học BKHN


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường


CHƢƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT
THẢI RẮN SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐÔNG ANH

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Đông Anh
Huyện Đông Anh là một huyện ngoại thành phía Bắc cách trung tâm thành phố
Hà Nội 15km về phía Bắc có tổng diện tích tự nhiên là 182,3 km² (18230 ha), bao gồm
1 thị trấn và 23 xã, phía Đông giáp huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, phía Đông Bắc
giáp thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Phía Nam giáp sông Hồng, quận Tây Hồ và quận
Bắc Từ Liêm. Phía Đông Nam giáp Sông Đuống, quận Long Biên và huyện Gia Lâm.
Phía Tây giáp huyện Mê Linh, Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn. Sông Hồng làm ranh
giới tự nhiên giữa huyện Đông Anh với các huyện Lý Nhân và Duy Tiên của tỉnh Hà
Nam bởi bờ Nam sông Hồng, huyện Đông Anh cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km.
Đất đai của huyện Đông Anh chia làm hai phần chính: vùng đất trong đê và vùng đất
ngoài đê. Vùng ngoài đê có diện tích là 1063ha chiếm 5,8% diện tích tự nhiên, đặc
điểm chung của loại đất này là có tầng đất dày, thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng
mùn và chất dinh dưỡng tương đối cao, kết cấu tơi, xốp, giữ nước. Vùng đất trong đê
có sự ổn định việc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có diện tích 10866 ha chiếm
84,98% diện tích tự nhiên. Huyện Đông Anh có nhiều lợi thế trong quá trình phát
triển kinh tế, xã hội do có thể dễ dàng giao lưu văn hóa và trao đổi hàng hóa với các
vùng huyện quận khác trong toàn thành phố và với các tỉnh phía Bắc [11].
Địa hình của huyện Đông Anh nghiêng dần theo hướng Tây Bắc – Đông
Nam. Phía Tây Bắc thường có địa hình vàn và vàn cao, phía Đông Nam lại chủ yếu
có địa hình vàn và vàn thấp. Địa hình huyện Đông Anh không tiếp giáp Biển thuận
lợi cho việc phát triển đô thị, nông, công nghiệp. Do đặc điểm địa hình nghiêng theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam nên tất cả các sông chảy qua, tiếp giáp huyện cũng chảy
theo hướng này. Đất đai của huyện chủ yếu được bồi đắp bởi sông Hồng, sông Đuống
và sông Cà Lồ. Sông Hồng tiếp giáp với huyện Đông Anh ở phía Nam và tạo cho
huyện Đông Anh một hệ thống dày đặc các ao, hồ, sông ngòi nhỏ như: sông Đuống,
sông Thiếp, Đầm Vân Trì…Với một hệ thống sông, hồ, kênh mương tương đối dày

đặc giúp cho huyện Đông Anh có khả năng bảo đảm tốt cho nhu cầu nước sinh hoạt
Học viên: Nguyễn Văn Cường

14

Trường Đại học BKHN


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
cũng như nước tưới tiêu cho nông nghiệp và nhu cầu nước của các ngành kinh tế khác
[11].
Nằm trong vùng trung tâm đồng bằng châu thổ sông Hồng nên khí hậu của
huyện Đông Anh mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu trong
năm được chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều (mùa mưa) kéo dài từ
tháng 3 đến tháng 10. Mùa đông lạnh, hanh, khô và ít mưa (mùa khô) kéo dài từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện Đông Anh là
23,2oC. Vào mùa hè nhiệt độ dao động từ 30oC – 32oC, tháng nóng nhất là vào tháng 6
và tháng 7 (36oC – 38oC). Vào mùa đông thì nhiệt độ lại giảm đi đáng kể, dao động từ
17oC – 20oC, tháng có nhiệt độ thấp nhất là vào tháng 1 và tháng 2 (8oC – 10oC). Tổng
lượng mưa trung bình của huyện Đông Anh là từ 1.500 – 1.600 mm/năm. Tuy nhiên
lượng mưa phân bố không đồng đều trong năm, vào mùa mưa lượng mưa thường rất
lớn và mưa tập trung vào các tháng 7, 8 và 9 (chiếm 60% tổng lượng mưa cả năm).
Vào mùa khô lượng mưa giảm đi nhiều thậm chí có tháng hầu như không có mưa.
Hướng gió chính là gió Đông Bắc thổi vào mùa đông và gió Đông Nam thổi vào mùa
hè. Ngoài ra vào các tháng 5, 6 và 7 trong năm còn xuất hiện các cơn gió khô và nóng.
Độ ẩm không khí của huyện Đông Anh là tương đối cao dao động từ 79% (tháng 3) đến
92% . Độ ẩm trung bình năm là khoảng 85% [12].
Nhìn chung, huyện Đông Anh có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để
phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Thời tiết mưa nắng
thuận hóa, ít biến động và ít thiên tai là những thuận lợi lớn để huyện Đông Anh phát

triển kinh tế, xã hội một cách ổn định, bền vững.
Tài nguyên nước của huyện Đông Anh bao gồm nguồn nước mặt và nguồn
nước ngầm với trữ lượng khá dồi dào và phân bố đều trên địa bàn huyện Đông Anh.
Sông lớn nhất trên địa bàn thành phố là sông Hồng, nguồn cung cấp nước cho nhà máy
nước sạch huyện Đông Anh, ngoài ra huyện còn có một hệ thống dày đặc các ao, hồ,
sông ngòi nhỏ như: sông Đuống, sông Thiếp, sông Cà Lồ, Đầm Vân Trì… phân bố
khá đồng đều trên địa bàn huyện. Nguồn nước ngầm của huyện tương đối dồi dào phân
bố ở cả tầng nước nông và tầng nước sâu. Chất lượng nước tương đối tốt, bảo đảm
cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân các xã chưa có mạng lưới cung cấp
nước sạch từ nhà máy nước huyện Đông Anh [11].
Học viên: Nguyễn Văn Cường

15

Trường Đại học BKHN


Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Trước đây hầu hết người dân huyện Đông Anh tham gia trong lĩnh vực sản xuất
tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây dưới tác
động của quá trình công nghiệp hóa của đất nước cơ cấu kinh tế của huyện Đông Anh
đã có sự chuyển dịch rõ rệt. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ
trọng ngành Nông nghiệp và tăng tỷ trọng của các lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng,
Thương mại – Dịch vụ (Bảng 2.1).
Theo quy hoạch chung và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thời gian tới
Đông Anh sẽ là phần đô thị trung tâm của Thủ đô Hà Nội, với các trục đường lớn,
quan trọng đi qua huyện như đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, cầu Đông Trù và
đường Võ Văn Kiệt, cầu Nhật Tân - đường Võ Nguyên Giáp… Các quy hoạch phân
khu đô thị, quy hoạch kinh tế - xã hội huyện đến năm 2020 định hướng 2030, quy
hoạch chi tiết dọc hai bên đường Võ Nguyên Giáp sẽ tạo lợi thế cho Đông Anh thu hút

đầu tư. Sự ổn định về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội cộng với đội ngũ cán bộ
được đào tạo bài bản là tiền đề quan trọng để Huyện ủy Đông Anh tiếp tục thực hiện
những mục tiêu trong nhiệm kỳ mới.
Trong giai đoạn 2010 – 2015 giá trị sản xuất các ngành kinh tế trên địa bàn
huyện tăng 1,34 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm đạt
8,3%. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trung bình hàng năm đạt 1.482 tỷ
đồng. Đông Anh là huyện hoàn thành sớm nhất quy hoạch phân khu đô thị; đã hoàn
thành giải phóng mặt bằng 400 ha, đáp ứng đúng tiến độ của các dự án. Tổng giá trị
sản xuất của huyện Đông Anh tăng từ 6.938,6 tỷ đồng lên 8.252 (tăng 1.313,4 tỷ đồng
trong vòng 3 năm). Giá trị sản xuất của tất cả các lĩnh vực đều liên tục tăng nhanh.
Điều này cho thấy nền kinh tế của huyện Đông Anh trong những năm qua phát triển
khá nhanh và tương đối ổn định [11].

Học viên: Nguyễn Văn Cường

16

Trường Đại học BKHN


×