Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí khu vực đô thị hải phòng dự báo xu hướng diễn biến, đề xuất các giải pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC ĐÔ
THỊ HẢI PHÒNG. DỰ BÁO XU HƯỚNG
DIỄN BIẾN, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ VÀ KỸ THUẬT NHẰM GIẢM
THIỂU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ HẢI PHÒNG

MAI ĐỨC LONG

HÀ NỘI 2005


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG
MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ KHU VỰC ĐÔ
THỊ HẢI PHÒNG. DỰ BÁO XU HƯỚNG
DIỄN BIẾN, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ VÀ KỸ THUẬT NHẰM GIẢM
THIỂU Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ HẢI PHÒNG
NGÀNH: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ :


MAI ĐỨC LONG

Người hướng dẫn khoa học: TS Huỳnh Trung Hải

HÀ NỘI 2005


1

Luận văn thạc sỹ môi trường

MỤC LỤC
Lời cảm ơn ........................................................................................................................... 2
Mở đầu ................................................................................................................................. 4
Chương 1. Ô nhiễm không khí đô thị .......................................................................... 6
1.1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí...................................................................... 9
1.1.1. Nguồn ô nhiễm do sản xuất công nghiệp ..................................................... 9
1.1.2. Nguồn ô nhiễm do giao thông - xây dựng .................................................. 24
1.1.3. Nguồn ô nhiễm do các hoạt động khác ...................................................... 26
1.2. Ảnh hưởng của không khí bị ô nhiễm đến sức khoẻ con người ....................... 27
Chương 2
Hiện trạng và dự báo xu hướng ô nhiễm không khí đô thị Hải
Phòng ................................................................................................................................ 33
2.1. Giới thiệu tóm tắt về thành phố Hải Phòng....................................................... 33
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ............................................................... 33
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................... 34
2.1.3. Thực trạng kinh tế xã hội ........................................................................... 36
2.1.4. Quy hoạch và định hướng phát triển đến năm 2010 .................................. 38
2.2. Hiện trạng môi trường không khí đô thị Hải Phòng ......................................... 41
2.2.1. Các nguồn gây ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp ...................................... 41

2.2.2. Các nguồn gây ô nhiễm bởi giao thông - xây dựng ................................... 64
2.2.3. Các nguồn gây ô nhiễm do hoạt động khác ............................................... 67
2.2.4. Ảnh hưởng của không khí bị ô nhiễm tới sức khoẻ con người ................... 71
2.3. Dự báo xu hướng ô nhiễm không khí đô thị Hải Phòng ................................... 72
2.3.1. Xu hướng ô nhiễm do công nghiệp ............................................................. 72
2.3.2. Xu hướng ô nhiễm do giao thông - xây dựng ............................................. 74
2.3.3. Xu hướng ô nhiễm do các hoạt động khác ................................................. 78
Chương 3 Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí đô thị Hải Phòng ........... 80
3.1. Các giải pháp chung .......................................................................................... 80
3.1.1. Giải pháp qui hoạch ................................................................................... 80
3.1.2. Giải pháp quản lý ....................................................................................... 81
3.1.3. Giải pháp cách ly vệ sinh ........................................................................... 84
3.1.4. Giải pháp công nghệ kỹ thuật..................................................................... 88
3.2. Giải pháp với các ngành .................................................................................... 89
3.2.1. Giải pháp với ngành công nghiệp .............................................................. 89
3.2.2. Giải pháp với ngành giao thông ................................................................. 94
3.2.3. Giải pháp đối với ngành xây dựng ........................................................... 100
Kết luận............................................................................................................................ 103
Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 105
Tiếng Việt.............................................................................................................. 105
Tiếng Anh.............................................................................................................. 107

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN


2

Luận văn thạc sỹ môi trường

Lời cảm ơn

Luận văn này được hoàn thành tại Viện Khoa
học và Công nghệ Môi trường - Trường đại học
Bách khoa Hà Nội, với sự hướng dẫn của Tiến sỹ
Huỳnh Trung Hải.
Lời đầu tiên tôi chân thành cảm ơn Viện Khoa
học và Công nghệ môi trường, Tiến sỹ Huỳnh
Trung Hải đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu và đã cho tôi những ý
kiến nhận xét, góp ý quí báu.
Tôi xin chân thành cám ơn Trung tâm Đào tạo
sau Đại học Trường đại học Bách khoa Hà Nội,
Trung tâm Đào tạo sau Đại học Trường đại học
Hàng hải Việt Nam đã quan tâm giúp đỡ và tạo
điều kiện thuận lợi về địa điểm, tài liệu cũng như
những điều kiện khác cho tôi trong quá trình
nghiên cứu, học tập.
Tôi cũng bày tỏ lòng cảm ơn đối với Lãnh đạo
Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải
Phòng, các đồng nghiệp nơi tôi công tác và bè bạn

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN


3

Luận văn thạc sỹ môi trường

nơi tôi học tập đã hỗ trợ, động viên tôi hoàn thành
Luận văn này.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn Mẹ và gia đình, bày tỏ

sự quí trọng đối với vợ và các con của tôi, những
người đã dành cho tôi tất cả, luôn ở bên tôi, động
viên, giũp đỡ tôi vượt qua mọi khó khăn để vươn
lên trong học tập và công tác.
Hải Phòng, tháng 10 năm
2005
Học viên
Mai Đức Long

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN


4

Luận văn thạc sỹ môi trường

MỞ ĐẦU
Môi trường không khí bao quanh trái đất là nơi sự sống được sinh ra, tồn
tại và phát triển. Loài người đã quen sống với môi trường không khí xung
quanh nhưng thậm chí rất ít để ý đến nó. Môi trường sống luôn luôn chịu tác
động của các hoạt động của con người và sự biến đổi của thiên nhiên. Chúng ta
ai cũng biết đối với con người có thể nhịn ăn được một tuần, nhịn uống được
hai đến ba ngày, nhưng chỉ sau 3-5 phút không hít thở không khí thì con người
có nguy cơ tử vong [15]. Ngoài việc cung cấp ôxy duy trì sự sống không khí
còn như chiếc áo giáp che cho trái đất một phần các tia bức xạ từ vũ trụ, duy trì
nhiệt độ trên trái đất và tham gia vào vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Quá trình phát triển công nghiệp đã mang lại rất nhiều những thành công
về kinh tế, tuy nhiên nó cũng đồng thời mang theo những vấn đề môi trường:
do sử dụng quá nhiều hoá chất, nhiên liệu và từ đó phát sinh khối lượng lớn các
chất thải. Bầu không khí bị ô nhiễm, sự suy giảm tầng ôzôn, mưa axit, hiệu ứng

nhà kính - đó là những hậu quả mà loài người phải hứng chịu do quá trình phát
triển kinh tế xã hội.
Thành phố Hải Phòng trên đà phát triển cũng không tránh khỏi tình trạng
như vậy. Khu vực nội thành của thành phố qua hơn một trăm năm hình thành
và phát triển đến nay môi trường không khí đã ở vào tình trạng ô nhiễm. Chất
lượng môi trường trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào những tác động hiện
tại và định hướng phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài luận văn với nội dung: “Đánh giá hiện
trạng chất lượng môi trường không khí khu vực đô thị Hải Phòng. Dự báo
xu hướng diễn biến, đề xuất các giải pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường không khí Hải Phòng” nhằm đánh giá hiện trạng
chất lượng môi trường không khí khu vực nội thành thành phố Hải Phòng,
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN


5

Luận văn thạc sỹ môi trường

nghiên cứu dự báo các xu hướng diến biến và đề xuất các giải pháp quản lý, kỹ
thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, đáp ứng công tác bảo vệ
môi trường và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố giai đoạn 2010
theo hướng phát triển bền vững, phù hợp với qui hoạch không gian đô thị. Đối
tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng
môi trường không khí khu vực nội thành thành phố Hải Phòng, trong phạm vi
luận văn này chỉ xin đề cập đến các thông số cụ thể sau: Tổng lượng bụi lơ
lửng (TSP); Nồng độ khí CO; Nồng độ khí SO2, Nồng độ khí NOx và ảnh
hưởng của không khí bị ô nhiễm đến sức khoẻ con người. Phạm vi nghiên cứu
về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá các ảnh hưởng đến
chất lượng môi trường không khí khu vực nội thành, thành phố Hải Phòng; về

thời gian: Luận văn sử dụng số liệu hồi cố từ năm 1996 đến hết sáu tháng đầu
năm 2005. Luận văn gồm ba chương như sau:
Chương I.

Ô nhiễm không khí đô thị

Chương II.

Hiện trạng và dự báo xu hướng ô nhiễm không khí đô thị Hải
Phòng

Chương III.

Các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí đô thị Hải
Phòng

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN


6

Luận văn thạc sỹ môi trường

CHƯƠNG 1.

Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ ĐÔ THỊ

Sự ô nhiễm không khí được hiểu là sự có mặt của các chất trong khí
quyển sinh ra từ hoạt động của con người hoặc từ các quá trình tự nhiên và nếu
nồng độ đủ lớn, thời gian đủ lâu chúng sẽ ảnh hưởng đến sự thoải mái, dễ chịu,

sức khoẻ hoặc lợi ích của người hoặc môi trường [19].
Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc, đặc biệt đối
với ô nhiễm không khí đô thị. Ô nhiễm không khí có tác động rất xấu đến sức
khoẻ con người, gây ra các bệnh về đường hô hấp. Có hai loại nguồn gây ô
nhiễm môi trường không khí là: nguồn gây ô nhiễm thiên nhiên và nguồn gây ô
nhiễm nhân tạo. Nguồn ô nhiễm từ thiên nhiên là do các núi lửa hoạt động và
các cơn bão sa mạc đã đưa lượng lớn bụi lan truyền, nước biển bốc hơi mang
theo hơi muối vào không khí trên lục địa, các hệ quả khác như các loài sinh vật
thối rữa cũng phát thải các loại khí độc vào không khí và tất cả các thành phần
vừa nêu đều làm ô nhiễm môi trường không khí. Cuối cùng là các phản ứng
hóa học giữa các khí tự nhiên tạo thành các hợp chất khác như sunfat, nitorat,
cacbonnat .v.v. Tổng lượng chất ô nhiễm do nguồn thiên nhiên gây ra rất lớn,
nhưng may mắn thay chúng lại được phân bố tương đối đồng đều trên toàn địa
cầu, không tập trung ở một điểm nhất định do đó nồng độ các chất ô nhiễm này
thấp, con người, động vật và thực vật đã làm quen với nồng độ ô nhiễm đó.
Trong phạm vi của luận văn chúng ta chỉ xét các nguồn gây ô nhiễm nhân tạo:
môi trường không khí đô thị ở nước ta bị ô nhiễm do các nguyên nhân chủ yếu
sau: thứ nhất là do các hoạt động công nghiệp; thứ hai là do giao thông vận tải
và xây dựng; thứ ba là do các hoạt động khác trong sinh hoạt của con người.
Quá trình công nghiệp hóa càng mạnh, độ thị hóa càng phát triển thì nguồn thải
gây ô nhiễm không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN


7

Luận văn thạc sỹ môi trường

theo chiều hướng xấu càng lớn. Theo báo cáo Phát triển thế giới (WDR) năm
2003: lượng CO2 tại các đô thị trên thế giới đang cao hơn 70% so với năm

1970. Ông Zmarak Shalizi - tác giả bản báo cáo - cho rằng ô nhiễm không khí
tại nhiều đô thị đang cao hơn 3 - 4 lần so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế
giới (WTO), hơn 30% dân số đang sống trong tình trạng thiếu nước sạch. Tốc
độ đô thị hóa tăng nhanh và không thể kiểm soát là nguyên nhân chính của tình
trạng này. Theo cố giáo sư Lê Quí An - Chủ tịch hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi
trường Việt Nam - ý thức bảo vệ môi trường của nhân dân còn quá kém, đặc
biệt bộ phận doanh nghiệp tại các đô thị. “Nhiều đơn vị chỉ quan tâm tới phát
triển kinh tế, không chú ý tới vấn đề môi trường. Trong khi việc xử lý vi phạm
của các cơ quan chức năng lại quá yếu” [21].
Hai phần ba trong số 338 thành phố ở Trung Quốc có độ ô nhiễm không
khí vượt quá giới hạn cho phép, mặc dù 40% trong số đó chưa đạt chuẩn của
khu công nghiệp [21]. Tại Bắc kinh và Quảng Châu, thành phần oxit nitơ trong
không khí thuộc loại cao nhất thế giới. So với thành phố khác có mật độ bụi
vượt quá mức cho phép, gần 90 khu công nghiệp bị ngạt vì oxit lưu huỳnh một khí độc gây ung thư. Và trên một phần ba các thành phố công nghiệp miền
nam Trung Quốc, dân chúng thường xuyên phải chịu những trận mưa axit. Sự
bùng nổ các phương tiện giao thông, đặc biệt là ô tô tại các thành phố lớn, là
nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên. Mặt khác, ống khói từ các nhà máy
nhiệt điện (cung cấp vào khoảng 70% năng lượng cho Trung Quốc) cũng làm
môi trường xấu đi đáng kể. Theo báo cáo của UNDP, hiện Trung Quốc là nước
tiêu thụ nhiều than đá nhất thế giới, và tình trạng này sẽ không thay đổi trong
mười năm tới. Điều đáng nhấn mạnh, theo UNDP, là xe ô tô Trung Quốc chạy
rất chậm trên đường, và thải gấp 3 đến 5 lần chất độc hại so với ô tô ở Châu
Âu. “Các số liệu mới nhất về tình trạng ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh và
những xét nghiệm về nồng độ chì trong máu người dân ở Hàng Châu cho thấy,
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN


8

Luận văn thạc sỹ môi trường


khí thải ô tô ở Trung Quốc đã lên đến mức báo động. Nó đòi hỏi chính phủ và
các tổ chức môi trường Trung Quốc phải có biện pháp khác phục nhanh chóng,
hiệu quả cũng như lâu dài” UNDP kết luận [21].
Có thể kể đến thảm họa đầu tiên trong thế kỷ 20 do ô nhiễm môi trường
không khí gây ra là hơi khói công nghiệp phát ra đã bị hiện tượng khí hậu
“nghịch đảo nhiệt” kìm hãm, gây ra đầu độc ở thành phố thung lũng Manse
thuộc nước Bỉ vào năm 1930 và tương tự ở thung lũng dọc sông Monongahela
vào năm 1948. Trong các vụ này hàng trăm người đã chết. Hiện tượng “nghịch
đảo nhiệt” đã làm tăng nồng độ hơi khói độc gây ngạt thở ở Luân Đôn năm
1952, làm chết và bị thương 4000-5000 người. ở thành phố Los Angeles (Mỹ)
cũng đã có lần xảy ra tương tự. Không khí ô nhiễm bị tù hãm đã bao phủ từ
miền Chicago và Miiwaukee tới New Orleans và Philadelphia ở nước Mỹ vào
tháng 8 năm 1969, cũng đã gây rất nhiều thiệt hại [15].
Thảm họa lớn nhất trong lịch sử loài người do ô nhiễm môi trường
không khí gây ra lại xảy ra trong thời gian gần đây nhất, đó là vụ rò khí MIC
(methyl - iso - cyanate) của Liên hiệp Sản xuất Phân bón ở Bhopal (Ấn Độ) vào
năm 1984, làm khoảng 2 triệu người dân ở Bhopal đã bị nhiễm độc, trong đó
5000 người đã chết và 50000 người bị nhiễm độc trầm trọng, rất nhiều người bị
mù [15].
Rất may là ở nước ta chưa xảy ra thảm hoạ do ô nhiễm môi trường
không khí gây ra, nhưng thực tế các khu công nghiệp đã làm ô nhiễm không khí
vùng lân cận, gây thiệt hại cho sản xuất và ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân dân.
Ví dụ như nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình đã toả khói bụi với nồng độ cao bao
trùm cả thị xã Ninh Bình vào các ngày gió Nam và gió Đông Nam. Tháng 6
năm 1986 ở Nhà máy xi măng Hoàng Thạch đã xảy ra sự cố nổ bộ lọc bụi tĩnh
điện. Vì vậy trong 2 năm (1986-1987) nhà máy đã sản xuất với điều kiện không
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN



9

Luận văn thạc sỹ môi trường

có bộ lọc bụi tĩnh điện, nên mỗi ngày có khoảng 100 tấn bụi và hơi độc của nhà
máy từ các phân xưởng nghiền clinke, nghiền than, nghiền nguyên liệu và lò
nung clinke thoát qua ống khói và phun lên không trung gây ô nhiễm trên một
vùng đất rộng lớn thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương và Hưng Yên, gây
thiệt hại cho mùa màng và ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân trong vùng.
Các khí và bụi độc hại của Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao tỉnh Phú Thọ
thải ra đã làm cho cây cối, rau cỏ và cây ăn quả lâu năm ở gần nhà máy bị vàng
úa, khô héo và rụng lá vào mùa ít mưa. Gia súc trâu bò ngựa ăn cỏ cũng có
nhiều con bị nhiễm bệnh và chết [15].
1.1. CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
1.1.1. Nguồn ô nhiễm do sản xuất công nghiệp
Phần lớn các loại bụi, hơi, khí sinh ra từ các quá trình sản xuất công
nghiệp đều gây ra ô nhiễm môi trường khí. Các hoạt động sản xuất công nghiệp
đã đưa vào không khí, vào nước và vào đất hàng loạt chất thải nguy hại. Tại
đây, chúng ta quan tâm tới phần đưa vào không khí gây ô nhiễm bầu khí quyển.
Các ống thải ở các nhà máy thải vào môi trường không khí rất nhiều loại chất
độc hại. Trong quá trình sản xuất, các chất độc hại thoát ra do bốc hơi, rò rỉ, tổn
hao trên dây chuyền, trên các phương tiện dẫn tải. Đặc điểm của chất thải do
quá trình sản xuất là nồng độ chất độc hại rất cao và tập trung trong một không
gian nhỏ, thường ở dạng hỗn hợp khí và hơi độc hại. Hệ thống thông gió thải
khí độc hại vào môi trường, đối với hệ thống thông gió cục bộ thì nồng độ chất
độc hại thải ra khá lớn còn đối với hệ thống thông gió chung thì lượng hỗn hợp
khí thải ra ra lớn nhưng nồng độ chất độc hại lại thấp. Khí thải công nghệ và
khí thải của hệ thống thông gió cục bộ trước khi cho thải ra không khí cần qua
thiết bị xử lý để được làm sạch sơ bộ.


Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN


10

Luận văn thạc sỹ môi trường

Tại Việt Nam, Công nghiệp cũ (xây dựng trước những năm 1975) đều là
công nghiệp vừa và nhỏ, công nghệ sản xuất lạc hậu, một số cơ sở sản xuất có
thiết bị lọc bụi, hầu như chưa có thiết bị xử lý khí thải độc hại. Nói chung công
nghiệp cũ không đạt tiêu chuẩn về chất lượng môi trường. Đặc điểm điển hình
của công nghiệp cũ là nằm phân tán, xen kẽ trong các khu dân cư. Do quá trình
đô thị hóa, phạm vi thành phố ngày càng được mở rộng nên hiện nay phần lớn
công nghiệp cũ nằm trong nội thành của nhiều thành phố. Càng ngày số lượng
các khí, bụi từ quá trình sản xuất công nghiệp thải ra ngày càng lớn hơn, đa
dạng hơn về tính độc hại làm cho mức độ ô nhiễm không khí ngày càng trầm
trọng. Trong những năm gần đây, rất nhiều thành phố đã tiến hành việc di
chuyển các cơ sở công nghiệp cũ ra khỏi khu vực nội thành tập trung vào các
khu công nghiệp, thậm chí còn đưa ra các giải pháp khuyến khích sự di chuyển
này như là thưởng tiền cho các doanh nghiệp di chuyển trước tiến độ từ 10 đến
500 triệu đồng. Điều đó cũng góp phần đáng kể vào việc giảm áp lực đối với ô
nhiễm môi trường không khí đô thị. Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định về
việc phê duyệt “Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô niễm môi trường
nghiêm trọng” (Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2003 xem phụ lục 5). Công nghiệp mới phần lớn các cơ sở công nghiệp mới đều
được đầu tư tập trung vào các khu công nghiệp, trước khi xây dựng đều tiến
hành “Đánh giá Tác động Môi trường” (ĐTM) đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất
lượng môi trường. Tuy vậy vẫn còn nhiều nhà máy, xí nghiệp mới, đặc biệt là
các nhà máy, xí nghiệp sử dụng nguồn nhiên liệu là than, chưa xử lý triệt để các
khí thải độc hại (bụi, SO2, NO2, CO) cũng gây nên ô nhiễm môi trường không
khí xung quanh.

Các nguồn thải được phân loại theo tính chất hóa lý hoặc hình thức phát
thải cũng như các biện pháp giảm thiểu: Nguồn thải có tổ chức là các nguồn xả
ra từ các miệng thải có đặt các thiết bị để giảm bớt chất độc hại; nguồn thải vô
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN


11

Luận văn thạc sỹ môi trường

tổ chức là các nguồn thải từ các thiết bị không kín, các dây chuyền hay kênh
dẫn, băng tải hở. Căn cứ vào nhiệt độ thải ra môi trường không khí xung quanh
mà chia ra nguồn thải nóng và nguồn nguội. Căn cứ vào kích thước hình học,
độ cao của bộ phận thải mà chia ra nguồn phát thải cao hoặc nguồn phát thải
thấp. Căn cứ vào tính chất của nguồn thải mà chia ra nguồn điểm, nguồn
đường, nguồn mặt.
Mỗi ngành công nghiệp, tuỳ theo dây chuyền công nghệ, tùy theo loại
nhiên liệu sử dụng, đặc điểm sản xuất, qui mô sản xuất, loại nguyên liệu và sản
phẩm của nó, tuỳ theo mức độ cơ giới hóa tự động hóa và mức độ hiện đại tiên
tiến của nhà máy mà lượng chất độc hại, loại chất độc hại sẽ khác nhau.
Ngành sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những ngành có từ lâu đời
và gắn liền với nhu cầu của con người. Những năm gần đây, cùng với sự phát
triển chung của các ngành nghề kinh tế khác thì sản xuất vật liệu xây dựng
cũng là ngành có tốc độ phát triển rất nhanh chóng. Số lượng, chất lượng các
sản phẩm vật liệu xây dựng ngày càng đa dạng, phong phú và đa dạng. Theo
thống kê năm 1997, cả nước có trên 500 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phân
bố rộng khắp trên các vùng, miền trong cả nước. Năm 1999, vốn đầu tư cho sản
xuất vật liệu xây dựng là 1159,1 tỷ đồng và khai thác đá là 39,7 tỷ đồng. Tăng
trưởng bình quân hàng năm giai đoạn từ 1996 - 2000 của ngành sản xuất vật
liệu xây dựng là 16,9%, trong đó sản xuất xi măng duy trì mức tăng trưởng cao

21,4 % /năm. Xét về công nghệ sản xuất và sản phẩm, thì ngành sản xuất vật
liệu xây dựng có thể chia thành một số loại hình như: sản xuất xi măng, sản
xuất gạch ngói, gốm, vôi, bêtông đúc sẵn, gạch ốp lát, sứ dân dụng, sứ công
nghiệp, thuỷ tinh, kính xây dựng, sản xuất tấm lợp, khai thác đá, sỏi, đá
dăm,...Hàng năm các loại hình sản xuất vật liệu xây dựng đóng góp cho xã hội
số lượng lớn các sản phẩm phục vụ nhu cầu về xây dựng, phát triển cơ sở hạ
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN


12

Luận văn thạc sỹ môi trường

tầng, công trình, khu công nghiệp, nhà ở..vv.. Đồng thời ngành sản xuất vật liệu
xây dựng là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm không khí đáng
kể nhất, thường thải ra rất nhiều bụi và các khí độc như SO 2, NO2, CO. Dây
chuyền công nghệ càng lạc hậu thì lượng bụi và các chất độc hại thải ra càng
nhiều.
Sản xuất gạch ngói xây dựng là nhóm ngành đa dạng về quy mô, từ sản
xuất dạng công nghiệp đến sản xuất thủ công. Nhìn chung các cơ sở sản xuất
gạch ngói công nghiệp có năng suất chưa lớn, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu
xây dựng ở thành phố và các khu công nghiệp. Các cơ sở sản xuất quy mô công
nghiệp thường sử dụng các lò nung có công nghệ hiện đại, năng suất lớn như
loại lò liên tục, bán liên tục, lò Tuynel, lò Hoffman, lò Vòng,... theo công nghệ
của Đức, Trung Quốc. Hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất của các
cơ sở công nghiệp được cơ giới hoá. Công nghệ sản xuất gạch ngói sử dụng
công nghệ đùn ép chân không tạo hình, đốt bằng lò tuynel sấy nung liên hợp
cũng làm giảm đáng kể việc gây ô nhiễm môi trường không khí. Bảng 1.1. là
danh sách một số các cơ sở sản xuất gạch nằm trong khu đô thị thuộc phạm vi
cả nước.

Bảng 1.1. Một số cơ sở sản xuất gạch, ngói
CÔNG SUẤT

ĐƠN VỊ

ĐỊA ĐIỂM

1.

Nhà máy gạch Bỉm Sơn

Thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hoá

(triệu viên/năm)
20

2.

Xí nghiệp gạch Nam An

Thị xã Phủ Lý, Hà Nam

12

3.

Xí nghiệp gạch Hữu Bằng

Hải Phòng


12

4.

Xí Nghiệp gạch Mộc Bắc

Thị xã Phủ Lý, Hà Nam

20

5.

Xí nghiệp gạch Đồng Giao

Thị xã Tam Điệp, Ninh Bình

20

6.

Xí nghiệp gạch CTXD 18

TP. Hải Dương

25

7.

Xí nghiệp gạch Giếng Đáy 1


Hạ Long, Quảng Ninh

20

8.

Xí nghiệp gạch Châu Thành

Thị xã Phủ Lý, Hà Nam

20

TT

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN


13

Luận văn thạc sỹ môi trường

9.

Nhà máy gạch Tuyên Quang

Thị xã Tuyên Quang

20

10.


Xí nghiệp gạch Đông Trúc

Hà Tây

20

11.

Công ty VLXD Triều Dương

Thị xã Hưng Yên

10

12.

Nhà máy gạch Quảng Trị

Thị xã Đông Hà, Quảng Trị

20

Trong các năm tới, nhu cầu về các sản phẩm gạch ngói xây dựng phục vụ
phát triển nhà ở, cơ sở hạ tầng ngày càng tăng. Bộ Xây dựng đưa ra dự báo nhu
cầu về sản phẩm gạch ngói của cả nước đến năm 2005 là 16.7 tỷ viên, và đến
năm 2010 là 21.2 tỷ viên.
Xi măng là một mặt hàng chiến lược trong nền kinh tế quốc dân. Trong
những năm vừa qua, sản lượng xi măng hàng năm không ngừng tăng và sản
xuất xi măng trở thành ngành công nghiệp trọng điểm. Các sản phẩm xi măng

hàng năm đã đáp ứng được nhu cầu rộng rãi về xây dựng các công trình nhà ở,
khu công nghiệp, hạ tầng cơ sở của xã hội. Ngành sản xuất xi măng cũng phát
triển rất đa dạng về quy mô, loại hình công nghệ như công nghệ lò đứng, công
nghệ lò quay phương pháp ướt, công nghệ lò quay phương pháp khô.... Hiện
nay trên cả nước có hơn 10 công ty lớn sản xuất xi măng theo công nghệ lò
quay, chiếm 84% tổng sản lượng sản phẩm xi măng, và hơn 56 nhà máy nhỏ
sản xuất xi măng theo công nghệ lò đứng. Sản xuất xi măng với công nghệ lò
quay, theo phương pháp khô, khai thác nguyên liệu bằng phương pháp cắt tầng,
dùng hệ thống lọc bụi tĩnh điện cũng phần nào giảm được ô nhiễm không khí.
Tuy vậy, do giá thành cao, khả năng quản lý chưa phù hợp nên các doanh
nghiệp còn bỏ qua các công đoạn xử lý khí thải, gây ra hiện tượng ô nhiễm môi
trường không khí trên diện rộng. Các công ty xi măng lò quay có chất lượng xi
măng tốt hơn, mác cao hơn so với xi măng lò đứng. Bảng 1.2. là danh sách
một số cơ sở sản xuất xi măng điển hình trong cả nước nằm trong khu đô thị.
Bảng 1.2. Một số cơ sở sản xuất xi măng
TÊN CƠ SỞ

ĐỊA CHỈ

CÔNG SUẤT
(TẤN/NĂM)

1.

Nhà máy Xi Măng Thanh Ba

Phú Thọ, Việt Trì

120000


2.

Nhà máy Xi Măng Hà Giang

Hà Giang

25000

3.

Xi măng Hoàng Thạch 1
Xi măng Hoàng Thạch 2

Hải Dương

1100000
1200000

TT

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN


14

Luận văn thạc sỹ môi trường

4.

Xi Măng Bút Sơn


Hà Nam

1700000

5.

Xi măng Hải Phòng

Hải Phòng

1400000

6.

Xi Măng Cao Ngạn

Thái Nguyên

38000

14.

Công ty xi măng Vân Long

Đà Nẵng

20000

15.


Xí nghiệp Xi măng Vân Tường

Quãng Ngãi

25000

16.

Công ty xi măng Đông Hà

Đông Hà, Quảng Trị

95000

Các loại nhiên liệu được sử dụng khá đa dạng, bao gồm than đá dùng cho
lò nung đốt (trong sản xuất xi măng, gạch, vôi), hoặc than bánh, than cám được
trộn với nguyên liệu đất sét (trong sản xuất gạch, vôi, gốm), điện, dầu FO, dầu
DO, khí LPG (các cơ sở sản xuất gạch ngói, gốm quy mô công nghiệp), ngoài
ra còn có một số loại nhiên liệu phụ như củi, mạt cưa...Sản xuất xi măng là
nhóm ngành có mức ô nhiễm không khí đáng quan tâm nhất, đặc biệt là ô
nhiễm không khí do bụi và khí thải. Theo số liệu năm 1998, tổng sản lượng xi
măng trên toàn quốc là 9.4 triệu tấn, trong đó doanh nghiệp quốc doanh chiếm
7.35 triệu tấn, còn lại là các thành phần kinh tế khác. Năm 2000, tổng sản
lượng xi măng cả nước là 15.5 triệu tấn/năm. Mục tiêu kế hoạch của ngành xi
măng đến năm 2010 đạt 44 triệu tấn xi măng.
Trong sản xuất xi măng, hầu hết các công đoạn đều phát sinh bụi. Bụi xi
măng có kích thước tương đối nhỏ, tại công đoạn nghiền nguyên liệu, bụi phát
sinh từ máy nghiền bi phần lớn có kích thước nhỏ hơn 30 m và có hàm lượng
SiO2 khá lớn. Bụi từ các hoạt động sản xuất xi măng phát sinh ra môi trường

không khí ở 2 dạng là phát tán qua ống khói lò nung (trong một không gian
rộng) và phát tán ngay tại các khu vực sản xuất như khu vực đập, nghiền bi.
Chất thải rắn của quá trình sản xuất ximăng chủ yếu là gạch chịu lửa (samốt)
khi thay thế hoặc sửa chữa lò nung, bã bùn do nước rửa, nước mưa cuốn theo
bụi bám thải ra. Lượng chất thải rắn phát sinh từ tất cả các hoạt động trong quy
trình sản xuất xi măng chiếm khoảng 4% lượng sản phẩm. Ví dụ lượng gạch
samốt phát sinh tại nhà máy xi măng Phú Yên là khoảng 20 tấn/năm. Số gạch
này được thu hồi lại nên không ảnh hưởng tới môi trường. Lượng bùn đất do
nước mưa cuốn trôi khoảng 30 tấn/năm. Nhìn chung, ảnh hưởng của chất thải
rắn do hoạt động sản xuất xi măng tới môi trường không đáng kể. Vấn đề môi
trường cần quan tâm hơn cả trong sản xuất xi măng là ô nhiễm không khí do
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN


15

Luận văn thạc sỹ môi trường

bụi và các khí độc hại, trong đó bao gồm ô nhiễm không khí trong khu vực nhà
máy và ô nhiễm do phát thải khí, bụi từ ống khói ra xung quanh. Vấn đề ô
nhiễm không khí tại các nhà máy xi măng có khả năng kiểm soát được nhờ lắp
đặt các hệ thống xử lý bụi, khí phù hợp. Xét về khía cạnh tác động môi trường,
theo định hướng phát triển công nghiệp xi măng và đặc biệt là xi măng lò quay
khô, thì đến năm 2010 lượng khí ô nhiễm do sản xuất xi măng sẽ rất lớn nếu
không có những giải pháp hạn chế ô nhiễm từ đầu. Bảng 1.3. là loại chất ô
nhiễm chính từ các công đoạn của quy trình sản xuất xi măng.
Từ các số liệu về nhu cầu tiêu thụ nguyên, nhiên liệu cho 1 tấn xi măng,
chúng ta có được tải lượng ô nhiễm của một số loại khí SO 2, NOx, CO, CO2 và
bụi (Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới - World Bank 1998, trong báo cáo
Đánh giá nhanh môi trường Hải Phòng [10], ta sử dụng thông số thải của

ximăng: tải lượng ô nhiễm bụi và các khí thải độc hại, tính cho 1 tấn sản phẩm).
Từ đó, tính ra tải lượng bụi, khí thải theo sản lượng xi măng năm 2000 như sau
(xem bảng 1.4.).
Bảng 1.3. Loại chất ô nhiễm chính của quá trình sản xuất xi măng
TT

CÔNG ĐOẠN

1

Chuẩn bị đá, nguyên
liệu khác như đất sét,
phụ gia, thạch cao

2

3

4

Đập, sấy nguyên liệu

Nghiền bột liệu

Nung clinker

CHẤT GÂY Ô NHIỄM CHÍNH VÀ NGUỒN PHÁT SINH

-


Bụi phát tán.
CTR do rơi vãi nguyên liệu.

-

Bụi phát tán, khí CO, CO2, SO2,..., nhiệt.
Tiếng ồn từ các máy nghiền, vít tải liệu, các các bộ phận
chuyển động trong hệ thống thiết bị.
Chất thải rắn do rơi vãi nguyên liệu.

-

Bụi phát tán , CO, SO2, CO2, NOx...từ khí thải lò đốt than
Nhiệt, tiếng ồn
Chất thải rắn là bột liệu rơi vãi
Nước làm mát ổ trục

-

Bụi phát tán, khí CO, SO2, CO2, NOx...
CTR là nguyên liệu rơi vãi, gạch samốt từ quá trình sửa
chữa lò nung theo định kỳ.
Tiếng ồn sinh ra từ động cơ và ma sát của các vật liệu với
vỏ máy. Nhiệt độ cao (có thể đạt tới 1450 0C trong giai
đoạn nung).

-

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN



16

Luận văn thạc sỹ môi trường

-

Bụi phát tán, khí CO, SO2, CO2, NOx..., tiếng ồn và nhiệt
độ cao.
Chất thải rắn do rơi vãi nguyên liệu, sửa chữa, vệ sinh
thiết bị.
Nước làm mát ổ trục.

-

Bụi phát tán.
CTR là xi măng rơi vãi, bao bì hỏng.

5

6

Nghiền xi măng

-

Đóng bao sản phẩm

Bảng 1.4. Tải lượng khí thải tính theo sản lượng xi măng năm 2000
Sản lượng xi măng

năm 2000

SO2

CO

NO2

CO2

Bụi

Đơn vị

13.5 triệu tấn

360855

607.5

364.5

561600

3264

Tấn

Nhìn chung ô nhiễm không khí ở vùng công nghiệp chế biến, khai thác
khoáng sản là rất nghiêm trọng và đã tới mức báo động, đặc biệt là ô nhiễm bụi.

Nồng độ bụi ở tất cả các khu khai thác và chế biến đều vượt tiêu chuẩn cho
phép nhiều lần. Ví dụ nồng độ bụi ở khu khai thác than và vật liệu xây dựng từ
20-200 mg/m3, ngoài ra khi nổ mìn môi trường còn bị ô nhiễm khí NO 2, CO và
CO2.
Ngành luyện kim và chế tạo cơ khí: ngành luyện kim đóng vai trò rất
quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là một trong
những ngành được Đảng và Nhà Nước quan tâm phát triển mạnh trong chiến
lược phát triển chung, nhằm tạo ra những sản phẩm sắt thép đa dạng và chất
lượng có tính cạnh tranh cao, đáp ứng và thúc đẩy sự phát triển của các ngành
công nghiệp khác, hạn chế sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu. Hiện nay sản
lượng của toàn ngành luyện kim mới chỉ đạt khoảng 2.5 triệu tấn năm, đáp ứng
được khoảng 50% nhu cầu trong nước nhưng chủ yếu là các sản phẩm đơn
giản. Chiến lược phát triển của toàn ngành đến năm 2020 đạt khoảng 14 triệu
tấn, cơ bản đáp ứng được thị trường trong nước về thép xây dựng. Công nghiệp
luyện kim là một ngành công nghiệp nặng, sử dụng nhiều chủng loại vật tư với
khối lượng lớn và là những nguyên liệu thô được khai thác từ quặng, các nguồn
phế liệu, các loại hoá chất khác nhau nên ẩn chứa nhiều yếu tố độc hại, nguy
hiểm ảnh hưởng rất mạnh tới môi trường. Song song với sự phát triển mạnh mẽ
của ngành luyện kim, chúng ta cũng phải đối mặt vói sự gia tăng các tác nhân
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN


17

Luận văn thạc sỹ môi trường

gây ô nhiễm môi trường đó là nước thải, khí thải và chất thải rắn. Trong các
dòng thải này có chứa các chất độc hại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng,
ảnh hưởng nặng nề tới sức khoẻ của con người như kim loại nặng, chất phóng
xạ, hoá chất. Đặc điểm nổi bật về phát thải vào không khí của ngành này là

thường thải ra nhiều bụi và nhiều loại chất độc hại. Bụi thường có kích thước
lớn từ 10 đến 100 m nhất là ở các công đoạn: khai thác quặng, tuyển quặng,
sàng nghiền quặng. Bụi có kích thước nhỏ và khói thường thoát ra từ các lò
cao, lò Mac-tanh, lò nhiệt luyện, các băng chuyền và ở công đoạn làm sạch
khuôn đúc. Quá trình đốt nhiên liệu, luyện gang thép, luyện đồng kẽm và các
kim loại khác sinh ra nhiều loại chất độc hại và bụi có kích thước lớn [17].
Chính vì vậy công tác quản lý và bảo vệ môi trường của toàn ngành cần phải
đáp ứng một cách nhanh chóng và hiệu quả mới đảm bảo được sự phát triển
của ngành trong thời gian tới. Hiện nay nhiều cơ sở đã nhận thức được tầm
quan trọng về việc bảo vệ môi trường nên đã đầu tư xây dựng kế hoạch bảo vệ
môi trường, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế do thiếu vốn, nhân lực, nhưng
cũng còn nhiều cơ sở chưa thực sự quan tâm và nhận thức đúng về vấn đề này
nên quá trình hoạt động đã gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Để bảo
vệ được môi trường chung, Nhà nước cần có những văn bản pháp quy chặt chẽ
hơn buộc các cơ sở phải có nhận thức đầy đủ về việc bảo vệ môi trường trong
quá trình sản xuất. Ngoài ra Nhà nước cũng cần có các chính sách hỗ trợ, khen
thưởng và kỷ luật đối với các cơ sở chấp hành tốt và vi phạp luật bảo vệ môi
trường. Tuy nhiên công tác quả lý Nhà nước đối với việc bảo vệ môi trường
của các cơ sở cũng cần phải được tăng cường hơn nữa trong thời gian tới như
tăng cường công tác kiểm tra, giáo dục nhận thức và quan trắc thường xuyên,
nhằm nắm rõ được tình hình sản xuất cũng môi trường để có thể đề ra các chiến
lược phát triển bền vững cũng như giảm rủi ro môi trường và khắc phục sự cố
môi trường một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Tới nay sự phân bố các cơ sở luyện kim đen, sản xuất thép là khá đồng
đều trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên Tổng công ty Thép Việt Nam là
đơn vị chiếm chủ đạo trong ngành công nghiệp luyện kim, Tổng công ty hiện
nay có 19 xí nghiệp. Ngoài ra còn khoảng 70 các cơ sở sản xuất tư nhân cũng
như các làng nghề tái chế, sản lượng của các làng nghề tái chế và các cơ sở tư
nhân nhỏ đạt khoảng 30 vạn tấn/năm.
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN



18

Luận văn thạc sỹ môi trường

Một số công ty lớn trực thuộc tổng công ty thép Việt Nam
+ Công ty gang thép Thái Nguyên
+ Công ty thép Đà Nẵng
Các đơn vị liên doanh với nước ngoài.
+ Công ty Vinausteel
+ Công ty Vinapipe
+ Công ty VSC- Posco
+ Công ty Thép Việt Nhật.
+ Công ty Sản xuất gia công Dịch vụ Thép Sài Gòn
Về luyện kim loại màu: Ngành luyện kim loại màu nước ta chưa có điều
kiện phát triển, thời gian qua chỉ có thiếc là được sản xuất khá ổn định về số
lượng và chất lượng, đây cũng là sản phẩm chính của ngành. Những cơ sở sản
xuất thiếc có quy mô tương đối lớn đều tập trung tại Tổng Công ty Khoáng sản
Việt Nam.
Ngành hóa chất: ngành công nghiệp hoá chất ở nước ta chiếm một vị trí
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Không chỉ cung cấp những sản phẩm
phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngành
còn đá p ứng nhu cầu nguyên liệu hoá chất cơ bản cho nhiều ngành kinh tế
khác như xút, axit, khí công nghiệp, que hàn, bột nhẹ... và cung ứng vào thị
trường những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống và vận hành nền kinh tế như
các sản phẩm nhựa, cao su, pin, ắc quy...Hoá chất cơ bản là một lĩnh vực phong
phú, hầu hết các ngành sản xuất công nghiệp đều sử dụng những dạng hoá chất
khác nhau. Một khối lượng lớn hoá chất vô cơ được coi là máu của các ngành
công nghiệp như axit sulfuric, Xút... đáp ứng yêu cầu sản xuất của hàng loạt

ngành công nghiệp khác nhau. Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng
định quan điểm phải đầu tư phát triển mạnh công nghiệp hoá dầu để làm tăng
hiệu quả ngành dầu khí và sẽ cung cấp cho xã hội các nguyên liệu cơ bản cho
hàng loạt ngành sản xuất khác như sơn, chất dẻo, sản xuất các vật liệu siêu dẫn,
ngành cơ khí, điện tử... Nhìn chung, ngành công nghiệp hoá chất rất đa dạng,
phong phú về các nhóm, loại hình công nghệ, sản phẩm trong đó các sản phẩm
đều có giá trị quan trọng ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế quốc
dân. Tuy nhiên cũng cần đề cập đến một thực trạng là ngành hoá chất nước ta
do đặc thù đa dạng của mình về hoại hình sản xuất và hiện trạng trang thiết bị
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN


19

Luận văn thạc sỹ môi trường

lạc hậu đã trở thành một trong những ngành gây ô nhiễm lớn nhất đối với môi
trường ở nước ta hiện nay. Hiện trạng ngành hoá chất Việt Nam: trong thời kỳ
10 năm từ 1990 - 2000, ngành hoá chất đã có sự đầu tư phát triển mạnh mẽ
mọi sản phẩm. Nhiều cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài (liên doanh hoặc 100%
vốn nước ngoài) đã tạo nên sự tăng trưởng đáng kể về năng lực sản xuất và chất
lượng sản phẩm, đóng góp đáng kể vào ngân sách quốc gia như: các loại nhựa
PVC, PS, PU, chất hoá dẻo DOP (DiOctyl Phtalat), chất tạo bọt LAS (Ankyl
Benzen Sunfonic axit mạch thẳng), hoạt chất thuốc trừ sâu, phân hỗn hợp chất
lượng cao NPK, ắc quy khởi động nhanh, xăm lốp ôtô xe máy, sơn trang trí,
chất tẩy rửa các loại... Công nghiệp hoá chất địa phương cũng phát triển mạnh
mẽ chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, sản phẩm gia công, tái chế
nhựa... Theo số liệu của tổng cục thống kê thì giá trị sản xuất của công nghiệp
địa phương chiếm tỷ lệ khoảng gần nửa so với công nghiệp trung ương. Các
doanh nghiệp quốc doanh, với 24 nhà máy mới xây dựng trong vòng không đầy

hai thập kỷ đã đảm bảo được gần 70% giá trị tổng sản lượng toàn ngành.
Bảng 1.5. Sản lượng một số sản phẩm hoá chất chủ yếu (số liệu năm 2002):
NĂNG LỰC SẢN

MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG

XUẤT

NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

TT

SẢN PHẨM

ĐƠN VỊ

1

Phân lân chế biến

tấn

1500000

100

2

Phân đạm Urê


tấn

150000

5

3

Phân hỗn hợp NPK

tấn

2800000

100

4

Thuốc trừ sâu bệnh

tấn

50000

100

5

Axit Sulfuric


tấn

366000

70

6

Axit photphoric

tấn

38000

80

7

Xút 100% NaOH

tấn

100000

70-80

8

Axit clohydric


tấn

180000

-

9

Lốp ôtô máy kéo

chiếc

1200000

30

10

Lốp môtô xe máy

chiếc

11000000

100

11

Lốp xe đạp


chiếc

30000000

100

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN


20

Luận văn thạc sỹ môi trường

12

Sơn hoá học

tấn

70000

13

Chất tẩy rửa, bột giặt

tấn

350000

100


14

Pin tiêu chuẩn

chiếc

320000000

90

15

ắc quy các loại

kWh

1500

70-80

16

Nhựa PVC

tấn

200000

Giá trị sản xuất của công nghiệp hoá chất nước ta kể cả cao su và plastic

là khoảng 20337.9 tỷ đồng tương đương 1355 triệu USD. Cơ cấu giữa các
nhóm sản phẩm của ngành càng ngày càng được hoàn thiện theo hướng tích
cực, cân đối giữa sản phẩm là tư liệu sản xuất và sản phẩm là tư liệu tiêu dùng.
Nhóm sản phẩm hoá chất vô cơ cơ bản đã tăng dần tỷ trọng từ 5% (năm 1994)
lên đến 11.11% (năm 2002), cung cấp nguyên liệu và tạo tiền đề cho nhiều
ngành công nghiệp khác phát triển. Nhóm sản phẩm cao su đã có bước tăng
trưởng vượt bậc, tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp toàn ngành
đã tăng từ 9% (năm 1994) lên đến 19.84% (năm 2002), góp phần đáp ứng cơ
bản nhu cầu trong nước về các loại săm lốp xe máy và xe đạp các loại; ngoài ra
còn dành một phần cho xuất khẩu. Nhóm sản phẩm phân bón sau nhiều năm
được tập trung cho đầu tư phát triển và từng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá
trị sản xuất công nghiệp của ngành, mặc dù vẫn tiếp tục có mức tăng trưởng
cao nhưng đã giảm dần tỷ trọng nhường cho những nhóm sản phẩm khác phát
triển. Quy mô và công suất của hầu hết các cơ sở sản xuất đều thuộc loại nhỏ.
Công nghệ gia công chế biến chiếm tỷ lệ cao. Các loại công nghệ đặc trưng cho
công nghệ hoá chất hiện đại chiếm tỷ trọng ít. Sản lượng các sản phẩm được
sản xuất theo công nghệ thuần tuý hoá học như axit, xút, clo, phân đạm, phân
lân còn chiếm tỷ lệ nhỏ. Các sản phẩm pin, ắc quy dù đã có những tiến bộ rất
lớn về công nghệ nhưng nói chung chưa phải công nghệ tiên tiến của khu vực.
Các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường tại hầu hết các cơ sở lớn và nhỏ chưa
được quan tâm đúng mức, nhiều trường hợp còn cố tình lảnh tránh. Điều này đã
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh khu vực có hoạt động
của ngành hoá chất.
Sản xuất phân bón: Hiện nay trên cả nước đã có 1 cơ sở sản xuất phân
đạm với công suất 150000 tấn/năm; 3 cơ sở sản xuất phân supe phôtphát với
công suất 850000 - 950000 tấn/năm; 5 cơ sở sản xuất phân lân nung chảy với
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN


21


Luận văn thạc sỹ môi trường

công suất 500000 tấn/năm; ngoài ra còn có hơn 50 cơ sở sản xuất phân hỗn hợp
NPK với tổng công suất khoảng 2300000 tấn/năm trong đó các cơ sở phía bắc
có công suất ước lượng 400000 tấn/năm chủ yếu là loại phân hỗn hợp NPK có
hàm lượng dinh dưỡng 18% (NPK:5-10-3), còn lại do các cơ sở phía nam sản
xuất phần lớn là loại có thành phần dinh dưỡng cao (hơn 40%). Phân hữu cơ
sinh học và vi sinh: có 76 cơ sở sản xuất với tổng năng lực 130000 - 150000
tấn/năm. Hiện tại mức tiêu hao nguyên liệu/một tấn sản phẩm thuộc diện cao
trên thế giới, như sau:
Tiêu hao/1 tấn sản phẩm
Việt Nam
Thế Giới
Điện năng (kWh)

150

17

Hơi nước (tấn)

1.7

0.98

Nước làm lạnh (m3)

200


80

Tóm lại ngành công nghiệp hoá chất thường thải ra nhiều chủng loại độc
hại thể khí và thể rắn. Độ cao của các ống thải thường không cao nên chất thải
là là trên mặt đất, đôi khi còn thải qua cửa mái, cửa sổ. Sự chênh lệch nhiệt độ
giữa chất độc hại và không khí không cao nên chất độc hại khó bay lên cao,
khó bay xa gây ra tình trạng ô nhiễm nặng nề khu vực gần nguồn thải. Mặt
khác dây chuyền sản xuất không kín, các hiện tượng rò rỉ làm các chất độc hại
lan toả ra xung quang, gây ô nhiễm môi trường không khí. Nhìn chung những
ngành này gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là các khí SO 2, SO3,
NOx, Cl2 và hơi kim loại cũng như một số khí độc khác. Nồng độ các chất khí
độc hại (điển hình là khí SO2) trong không khí xung quanh ở nhiều nhà máy và
khu công nghiệp vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1.5 - 2.5 lần [16].
Ngành dệt may và da giày: Trong những năm qua, ngành công nghiệp Dệt May
và Da giày đã có rất nhiều nỗ lực để đẩy mạnh phát triển ngành. Với "Chiến
lược tăng tốc phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010" sản xuất của
ngành sẽ được mở rộng về quy mô và nâng cao về chất lượng. Theo đó lượng
hóa chất, thuốc nhuộm sử dụng sẽ tăng lên đáng kể, đồng thời lượng thải cũng
rất đáng quan tâm. Đối với công tác bảo vệ môi trường, hầu hết các doanh
nghiệp Dệt May và Da giày đã thực hiện đánh giá tác động môi trường, một số
đã xây dựng kế hoạch bảo vệ môi trường và tham gia vào áp dụng sản xuất
sạch hơn trong sản xuất để tiết kiệm năng lượng, hóa chất,... đồng thời giảm
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN


22

Luận văn thạc sỹ môi trường

thiểu ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, số lượng các nhà máy có hệ thống xử lý

đang còn rất khiêm tốn. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn đang là đối tượng gây ô
nhiễm và nằm trong sách đen của các cơ quan quản lý môi trường. Vì vậy cần
phải xây dựng kế hoạch, giải pháp và tiến độ thực hiện nhằm khắc phục ô
nhiễm môi trường tại các doanh nghiệp để ngành Dệt May và Da giày Việt
Nam phát triển một cách bền vững.
Căn cứ vào kết quả điều tra và phân tích cho thấy, các cơ sở sản xuất lớn,
công nghệ đa dạng mức độ ô nhiễm thường cao hơn, đặc biệt là công đoạn
nhuộm phát sinh nhiều chất thải với tải lượng lớn, thậm chí độc hại. Các cơ sở
chỉ đơn thuần dệt hoặc gia công may chất thải không nhiều. Tuy nhiên, sản xuất
Dệt May và Da giày gây phát sinh chất thải ở cả 3 dạng: khí, nước và chất thải
rắn, gây ô nhiễm môi trường. Các chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí
chủ yếu gồm: các khí ô nhiễm, hơi hóa chất, dung môi, bụi, nhiệt và tiếng ồn có
nguồn gốc chủ yếu từ các lò hơi, phân xưởng kéo sợi, dệt, nhuộm và bộ phận
chuẩn bị hóa chất. Khí thải lò hơi chứa lượng lớn các khí ô nhiễm, hầu như
chưa được xử lý mà thải thẳng vào môi trường. Các chất thải trong khói lò
gồm: bụi, khí SO2, NO2, CO, Trong các công đoạn xử lý nhiệt và xử lý hoàn tất
hàng dệt có một số hóa chất, dung môi bay hơi gây ô nhiễm môi trường không
khí: khí Clo sinh ra trong quá trình tẩy trắng bằng nước Javen (NaClO); Khí
NO2 khi
Bảng 1.6. Nguồn gốc chất thải và tác động của ngành Dệt may và Da giày
NGUỒN GỐC

CHẤT THẢI CHÍNH

TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Hoạt động của
nhà máy sợi

- Bụi

- Tiếng ồn

Ô nhiễm môi trường không khí khu
vực sản xuất và sức khoẻ người lao
động

Hoạt động của
nhà máy dệt

- Bụi
-Tiếng ồn
- Nước thải

Ô nhiễm môi trường không khí, môi
trường nước và sức khoẻ người lao
động

Hoạt động của
- Bụi
nhà máy sản xuất -Tiếng ồn
Giày
- Nước thải

Ô nhiễm môi trường không khí khu
vực sản xuất và sức khoẻ người lao
động

Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN



23

Luận văn thạc sỹ môi trường

NGUỒN GỐC

CHẤT THẢI CHÍNH

TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Hoạt động của
nhà máy nhuộm
(cho ngành may,
sản xuất da giày)

- Nước thải ô nhiễm nặng (BOD,
COD, SS và độ màu cao)
- Hơi hoá chất
- Nhiệt dư và tiếng ồn

Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường không khí khu
vực sản xuất và sức khoẻ người lao
động

Hoạt động của xí
nghiệp may

- Chất thải rắn
- Nhiệt dư

- Tiếng ồn

Ô nhiễm môi trường không khí khu
vực sản xuất và sức khoẻ người lao
động

Hoạt động của lò
hơi, lò gia nhiệt

- Khí thải giàu SO2 (Khi đốt
dầu), bụi (đốt than)
- Nhiệt dư

Ô nhiễm môi trường không khí xung
quanh do phát tán khí thải qua ống
khói
ảnh hưởng sức khoẻ người lao động

Hoạt động của
máy nén

- Tiếng ồn
- Nhiệt dư

Ô nhiễm môi trường không khí khu
vực sản xuất

dùng thuốc nhuộm hoàn nguyên tan loại Indigosol (Công ty dệt Thắng Lợi,
Công ty dệt 8/3). NO2 sinh ra trong giai đoạn “hiện màu”, đây là một khí độc
gây khó thở và gây viêm đường hô hấp cho những người lao động trong phân

xưởng. Một lượng nhất định hydrocacbua (hơi focmalin, axit axeticsinh,...) ra
trong in hoa pigment; Khí Sunfua sinh ra trong quá trình nhuộm sunfua (Công
ty dệt 8/3). Số liệu đo H2S ở một số nhà máy có nồng độ SO2 ở nơi cách nguồn
thải tới 100 m nhưng vẫn vượt quá TCCP 2.34 lần, do đó trong phân xưởng
nhuộm, giặt, nhiệt độ của nước cao (90-95oC) làm bay hơi tạo mù trong khu
vực sản xuất. Các chất tải nhiệt sinh ra từ các thiết bị làm lạnh và điều hòa
trung tâm được sử dụng trong các công nghệ kéo sợi, công nghệ dệt và các dây
chuyền may. Theo số liệu thống kê của VINATEX, phần lớn các thiết bị này
thuộc thế hệ cũ, sử dụng CFC là chất tải nhiệt, chiếm khoảng 7% tổng lượng
chất tải nhiệt đang sử dụng ở nước ta. Do thiết bị cũ, bảo dưỡng kém nên khí
CFC có thể bị rò rỉ, bốc hơi tới 15-20%. CFC là một trong những tác nhân làm
suy giảm tầng ozon. Nhìn chung, hầu hết trong các phân xưởng tẩy, nhuộm, in
hoa, xử lý hoàn tất hàng dệt, hàng da cho các nhà máy giày đều có mức độ ô
nhiễm khí thải vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép, ảnh hưởng lớn tới sức
khỏe người lao động và gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Bụi phát sinh
trong các công đoạn kéo sợi, dệt may, cắt định hình vải hoặc da chủ yếu là bụi
bông. Theo tính toán thống kê tổn thất bông xơ dưới dạng bụi trong công đoạn
Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - ĐHBK HN


×