TỶ LỆ NHIỄM NẤM Ở MIỆNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊU QUAN
TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN 103 VÀ
BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT NĂM 2015-2017
Mai Anh Lợi1, Lê Thành Đồng1, Nguyễn Khắc Lực2, Nguyễn Đức Công3, Đỗ
Ngọc Ánh2
1
Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Tp. HCM,
2
Học viện Quân y,
3
Bệnh viện Thống Nhất – Tp. Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định tỷ lệ nhiễm và các yếu tố liên quan tới
nhiễm nấm ở khoang miệng của bệnh nhân ung thư. Nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối
chứng được thực hiện tại 2 Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện Thống Nhất từ 1/2015
đến 10/2017 và Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Tp. Hồ Chí Minh từ 10/2017 đến
02/2018. Tổng số 332 bệnh nhân ung thư và 107 người bình thường khỏe mạnh được thu
thập thông tin và bệnh phẩm dịch miệng để phát hiện nhiễm nấm phục vụ cho phân tích,
so sánh. Dịch miệng được soi tươi và nuôi cấy trên môi trường thạch Sabouraud có kháng
sinh và được xác định nhiễm nấm khi quan sát thấy nấm dưới kính hiển vi. Kết quả cho
thấy, tỷ lệ nhiễm nấm miệng ở bệnh nhân ung thư (43,07%) cao hơn có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05) so với ở người bình thường khỏe mạnh (4,67%). Có sự liên quan giữa nhiễm
nấm miệng với tình trạng điều trị xạ trị, hóa trị liệu trên 3 đợt và giảm albumin máu.
Từ khóa: tỷ lệ, mối liên quan, nhiễm nấm, khoang miệng, ung thư
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổn thương ở khoang miệng do nấm là một bệnh hay gặp, thường do Candida,
trong đó Candida albicans là loài phổ biến nhất [4], [14]. Ở người khỏe mạnh, tỷ lệ
nhiễm nấm Candida ở khoang miệng dao động từ 17-75% và chúng sống hội sinh,
thường không gây ra tổn thương gì [9], [11]. Tuy nhiên, ở những cơ thể có hệ miễn
dịch suy giảm (sử dụng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, HIV/AIDS, ung thư), mắc hội
chứng chuyển hóa, bỏng nặng… nhiễm và xuất hiện các tổn thương do nấm ở miệng
có thể là những dấu hiệu dự báo của một bệnh lý toàn thân khác [6].
Ung thư là bệnh ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng gia tăng không chỉ
ở các nước phát triển mà cả các nước đang phát triển do sự kéo dài tuổi thọ, ô nhiễm
môi trường, thay đổi về lối sống và thói quen có hại cho sức khỏe [1]. Hàng năm, thế
giới có khoảng trên 6 triệu người chết do ung thư [1], [7]. Theo Ambrus JL và CS
(1975), nhiễm trùng là nguyên nhân chính gây ra 36% trường hợp tử vong ở bệnh nhân
ung thư và là nguyên nhân phối hợp trong 68% trường hợp [5]. Vì vậy, phát hiện và dự
phòng nhiễm trùng, trong đó có nhiễm nấm sẽ giúp ngăn ngừa, cải thiện được các biến
chứng, nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân [8], [10].
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu:
- Xác định tỷ lệ nhiễm nấm niêm mạc miệng của bệnh nhân ung thư điều trị tại
Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh viện Thống Nhất năm 2015-2017.
- Mô tả một số yếu tố liên quan với tình trạng nhiễm nấm niêm mạc miệng của
bệnh nhân ung thư.
1
2. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Địa điểm thu thập mẫu bệnh phẩm ở bệnh nhân: Bệnh viện Quân y 103, Bệnh
viện Thống Nhất – Tp. Hồ Chí Minh.
+ Địa điểm thu thập mẫu bệnh phẩm ở nhóm chứng: Viện SR-KST-CT Tp. Hồ
Chí Minh.
+ Địa điểm phân tích mẫu: Viện SR-KST-CT Tp. Hồ Chí Minh, Labo nấm Bộ
môn Ký sinh trùng – Học viện Quân y.
- Thời gian nghiên cứu: các mẫu bệnh phẩm dịch miệng của bệnh nhân được thu thập
từ 1/2015 đến 10/2017. Mẫu dịch miệng của người bình thường khỏe mạnh được thu
thập từ 10/2017 đến 2/2018.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Bệnh nhân nghiên cứu
Nhóm bệnh: 332 bệnh nhân bị ung thư đang được điều trị tại Bệnh viện Quân y
103 (165 bệnh nhân) và Bệnh viện Thông Nhất - Tp. Hồ Chí Minh (167 bệnh nhân).
Nhóm chứng: gồm 107 người bình thường khỏe mạnh.
2.2.2. Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ đối tượng nghiên cứu
- Nhóm bệnh
+ Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân: là các bệnh nhân được chẩn đoán chắc chắn
bị ung thư dựa vào kết quả giải phẫu bệnh và đồng ý tham gia nghiên cứu.
+ Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu; Bệnh
nhân không bị ung thư; Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư trên lâm sàng nhưng chưa
có kết quả giải phẫu bệnh.
- Nhóm chứng
+ Tiêu chuẩn lựa chọn nhóm chứng: là những người bình thường khỏe mạnh,
được xác định không mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, gout, các bệnh tự
miễn; không sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc corticoid và thuốc kháng sinh kéo
dài trong vòng 1 tháng trở lại đây.
+ Tiêu chuẩn loại trừ nhóm chứng: người không đồng ý tham gia nghiên cứu;
người mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, gout, các bệnh tự miễn; người sử
dụng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc corticoid và thuốc kháng sinh kéo dài trong vòng
1 tháng trở lại đây.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Dụng cụ: tăm bông vô trùng (để lấy mẫu), que đè lưỡi, đèn pin, đèn cồn, que
cấy, tủ ấm, lam kính, lamen, kính hiển vi, bút viết…
- Sinh phẩm hóa chất: môi trường Sabouraud, dung dịch NaCl 0.9%, nước cất,
cồn 70 độ, cồn đốt…
- Trang thiết bị: tủ an toàn sinh học cấp II, tủ cấy vi sinh…
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
* Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có đối chứng, có phân tích dựa trên kết quả xác
định nhiễm nấm và các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu.
* Cỡ mẫu và lựa chọn mẫu nghiên cứu
- Nhóm bệnh
2
2
Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức n Z1 /2 x
p (1 p )
. Trong đó, p là
d2
tỷ lệ nhiễm nấm ở miệng bệnh nhân ung thư, lấy p = 0,778 (tham khảo kết quả ở
nghiên cứu của Mustafa A. Aldossary và CS (2016) tại Irắc) [12]; d là sai số cho phép,
2
lấy d = 0,05. Với sai số cho phép d = 0,05 ta có Z1 /2 = 1,96. Thay các giá trị vào công
thức trên ta có n = 266.
Trên thực tế, 332 bệnh nhân ung thư được lựa chọn nghiên cứu.
Các bệnh nhân được chẩn đoán ung thư đồng ý tham gia nghiên cứu được phân
loại thành các nhóm sau: ung thư hệ tạo máu; ung thư cơ quan tiêu hóa; ung thư cơ
quan hộ hấp; ung thư hệ tiết niệu, sinh dục, tuyến vú và ung thư khác. Ở mỗi nhóm
chọn ngẫu nhiên hoặc toàn bộ số bệnh nhân cho đủ số lượng nghiên cứu.
- Nhóm chứng: gồm 107 người bình thường khỏe mạnh được chọn ngẫu nhiên
theo các tiêu chí không mắc các bệnh lý mạn tính như tiểu đường, gout, các bệnh tự
miễn; không sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc corticoid và thuốc kháng sinh kéo
dài trong vòng 1 tháng trở lại đây.
* Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu
- Phương pháp thu thập bệnh phẩm nghiên cứu
Bệnh nhân ung thư được khám để xác định tổn thương ở miệng. Sau đó, sử
dụng tăm bông vô trùng phết lên bề mặt tổn thương (nếu có) để lấy bệnh phẩm.
Trường hợp miệng không có tổn thương hoặc tổn thương không rõ ràng thì phết tăm
bông ở nhiều vị trí (3-5 vị trí) của khoang miệng như bề mặt lưỡi, vòm miệng, thành
miệng 2 bên, dưới lưỡi. Bệnh phẩm sau đó được soi tươi và cấy trên môi trường
Sabouraud dextrose agar (SDA) có kháng sinh Gentamycin ở điều kiện nhiệt độ 35 oC
để phát hiện nhiễm nấm.
- Đọc kết quả và xác định nhiễm nấm trong bệnh phẩm
+ Đọc kết quả soi tươi: bệnh phẩm được soi tươi trong nước muối sinh lý và
đọc kết quả dương tính khi quan sát thấy tế bào men và/hoặc sợi nấm giả.
+ Đọc kết quả cấy nấm: Kết quả cấy nấm được đọc 2 lần, lần 1 sau cấy 48 giờ và
lần 2 sau cấy 10 ngày. Các mẫu bệnh phẩm cấy nấm dương tính dựa vào đặc điểm khuẩn
lạc, tế bào nấm khi quan sát trên kính hiển vi ở vật kính 40X.
- Kỹ thuật thu thập thông tin, dữ liệu
Các thông tin về tình trạng bệnh lý, tổn thương miệng và kết quả xét nghiệm
được ghi chép vào bệnh án nghiên cứu. Sau đó thông tin được nhập liệu vào phần
mềm thống kê để phân tích kết quả.
2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Các số liệu nghiên cứu được xử lý và phân tích bằng các công cụ như SPSS 20.0
for windows…
2.5. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Những bệnh nhân đưa vào nghiên cứu là những bệnh nhân đồng ý và chấp nhận
cho phép lấy mẫu dịch miệng để xét nghiệm nấm. Thông tin của bệnh nhân được mã
hóa và bảo mật.
3. KẾT QUẢ
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
- Ở nhóm chứng, tỷ lệ nam giới thấp hơn nữ giới (46,73% so với 53,27%).
Trong khi ở bệnh nhân ung thư, tỷ lệ nam cao hơn nữ (74,40% so với 25,60%).
3
- Phân bố tuổi ở nhóm chứng chủ yếu ≤ 40 (với 68,22%), nhóm 41-60 tuổi
chiếm 27,11% và ≥ 61 tuổi chỉ nhiếm 4,67%. Trong khi ở nhóm bệnh phân bố tuổi chủ
yếu ≥ 61 (với 62,35%), nhóm 41-60 tuổi chiếm 29,82% và ≤ 40 chỉ chiếm 7,83%.
- Nhóm ung thư cơ quan tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất (44,58%), tiếp theo là
ung thư cơ quan hô hấp (32,23%), ung thư thư hệ tiết niệu, sinh dục, tuyến vú (9,94%),
ung thư máu và cơ quan tạo máu (8,73%). Ung thư các cơ quan khác chỉ chiếm 4,52%.
3.2. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm và các yếu tố liên quan đến nhiễm nấm miệng ở
bệnh nhân ung thư
3.2.1. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm nấm ở miệng bệnh nhân ung thư
Biểu độ 1. Tỷ lệ nhiễm nấm miệng của nhóm chứng và nhóm bệnh
Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm nấm miệng ở bệnh nhân ung thư cao hơn một cách có ý
nghĩa thống kê so với người bình thường (43,07% so với 4,67%, p < 0,05).
Biểu độ 2. Tỷ lệ nhiễm nấm miệng ở các nhóm ung thư
Nhận xét: Tỷ lệ nhiễm nấm miệng ở bệnh nhân ung thư cơ quan tiêu hóa cao
nhất (49,32%), tiếp theo là ung thư máu và cơ quan tạo máu (48,28%), ung thư cơ quan
hô hấp (37,38%), ung thư tiết niệu, sinh dục (36,36) và thấp nhất là các loại ung thư
khác (26,67%).
3.2.2. Kết quả xác định các yếu tố liên quan đến nhiễm nấm miệng ở bệnh nhân
ung thư
Bảng 1. Liên quan giữa tình trạng di căn ung thư và nhiễm nấm ở miệng
Đối tượng
Có nhiễm
(SL, %)
Chưa di căn
Đã di căn
Chung
90 (43,48)
53 (42,40)
143 (43,07)
Không nhiễm
(SL, %)
117 (56,52)
72 (57,60)
189 (56,93)
4
Tổng số
(SL, %)
207 (100)
125 (100)
332 (100)
OR
(CI 95%)
p
0,96
(0,31 – 1,50)
> 0,05
Nhận xét: Chưa tìm thấy có sự liên quan giữa nhiễm nấm miệng với tình trạng di
căn ở bệnh nhân ung thư (OR = 0,96, CI 95% = 0,31 – 1,50, p > 0,05).
Bảng 2. Liên quan giữa xuất hiện giả mạc ở miệng và nhiễm nấm miệng
Đối tượng
Có
nhiễm
(SL, %)
Không
nhiễm
(SL, %)
95
(56,21)
94
(57,67)
189
(56,93)
Tổng số
(SL, %)
OR
(CI 95%)
p
169
74
(43,79)
(100)
163
1,06
Không có giả
69
> 0,05
mạc
(42,33)
(100)
(0,69 – 1,64)
143
Chung (n = 332)
332 (100)
(43,07)
Nhận xét: Chưa thấy có sự liên quan giữa sự xuất hiện giả mạc miệng với tình
trạng nhiễm miệng ở bệnh nhân ung thư (OR = 1,06, CI 95% = 0,69 – 1,64, p > 0,05).
Bảng 3. Liên quan giữa tình trạng giảm albumin máu và nhiễm nấm ở miệng
Có giả mạc
Đối tượng
Có
nhiễm
(SL, %)
Không
nhiễm
(SL, %)
30
(37,97)
117
(62,90)
189
(56,93)
Tổng số
(SL, %)
OR
(CI 95%)
p
79
49
(62,03)
(100)
186
2,77
69
< 0,05
(37,10)
(100)
(1,61 – 4,77)
143
Chung (n = 332)
332 (100)
(43,07)
Nhận xét: Có sự liên quan giữa nhiễm nấm miệng với giảm albumin máu ở bệnh
nhân ung thư (OR = 2,77, CI 95%= 1,61 – 4,77, p < 0,05).
Bảng 4. Liên quan giữa tình trạng điều trị hóa chất, xạ trị và nhiễm nấm ở miệng
Giảm albumin
máu
Không giảm
albumin máu
Có
Không
Đối tượng
nhiễm nhiễm
(SL, %) (SL, %)
80
77
> 2 đợt
(49,04) (50,96)
Điều trị
hóa chất Chưa điều trị
109
66
hoặc ≤ 2 đợt (37,71) (62,29)
36
41
Đã điều trị
(53,25) (46,75)
Xạ trị
153
102
Chưa điều trị
(40,00) (60,00)
Tổng số
(SL, %)
157
(100)
175
(100)
77
(100)
255
(100)
OR
(CI 95%)
p
1,59
< 0,05
(1,03 - 2,46)
1,71
< 0,05
(1,02 - 2,85)
Nhận xét: Có sự liên quan giữa số đợt điều trị hóa trị liệu, xạ trị với tình trạng
nhiễm nấm miệng ở bệnh nhân ung thư. Ở những bệnh nhân điều trị hóa chất > 2 đợt
hoặc đã xạ trị tỷ lệ nhiễm nấm miệng cao hơn có ý nghĩa so với những điều trị hóa chất
ít hơn 2 đợt hoặc chưa xạ trị (49,04% so với 37,71% và 53,25% so với 40,00%).
5
4. BÀN LUẬN
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu 439 người, được chia làm 2 nhóm.
Nhóm chứng gồm 332 bệnh nhân bị ung thư (165 bệnh nhân của Bệnh viện 103 và 167
bệnh nhân của Bệnh viện Thống Nhất) và nhóm chứng gồm 107 người bình thường
khỏe mạnh. Phân bố tuổi ở nhóm chứng chủ yếu là ≤ 40 (với 68,22%) trong khi ở nhóm
bệnh chủ yếu chủ yếu ≥ 61 (với 62,35%). Phân bố tuổi giữa 2 nhóm có sự khác nhau
cho thấy xu hướng mắc ung thư thường gặp ở người cao tuổi. Theo Nguyễn Bá Đức và
CS (2001) [1], tuổi là yếu tố quan trọng để xác định nguy cơ mắc bệnh ung thư. Đối với
hầu hết các loại ung thư biểu mô thì tỷ lệ mới mắc tăng rõ rệt theo tuổi. Điều này được
giải thích là tuổi càng cao thì càng có nhiều thời gian phơi nhiễm với các tác nhân gây
ung thư [1].
Ung thư cơ quan tiêu hóa và ung thư cơ quan hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất
(44,59% và 32,43%), ung thư các cơ quan khác đều có tỷ lệ < 10%. Tỷ lệ mắc ung thư ở
các nhóm cơ quan trong nghiên cứu này phù hợp với các công bố trước đây. Theo một
khảo sát tại 5 tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thừa Thiên Huế và Cần Thơ, tỷ lệ
mắc ung thư các bộ phận thuộc cơ quan tiêu hóa chiếm tỷ lệ cao nhất, đứng thứ 2 là cơ
quan hô hấp [1]. Huỳnh Quyết Thắng (2009) nghiên cứu tại Cần Thơ cũng cho kết quả
tương tự [2].
4.2. Tỷ lệ nhiễm nấm miệng ở bệnh nhân ung thư
Ở nghiên cứu này, các bệnh nhân và nhóm chứng được lấy bệnh phẩm dịch
miệng để xét nghiệm nhiễm nấm. Bệnh phẩm được xác định nhiễm nấm miệng khi có
kết quả soi tươi và/hoặc nuôi cấy dương tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ nhiễm
nấm ở miệng bệnh nhân ung thư cao hơn nhiều so với ở người bình thường khỏe mạnh
(43,07% so với 4,67%, p < 0,05). Toàn bộ các mẫu bệnh phẩm đều dương tính với nấm
men. Nhìn chung, tỷ lệ nhiễm nấm ở cả nhóm chứng và ở nhóm bệnh trong nghiên cứu
này thấp hơn so với các nghiên cứu khác (Bảng 5).
Bảng 5. Tỷ lệ nhiễm nấm ở bệnh nhân ung thư của nghiên cứu này và một số nghiên cứu
trên thế giới
Đối tượng nghiên
Tỷ lệ nhiễm
cứu
(%)
Bệnh nhân ung thư
Mustafa A. Aldossary và CS [12]
2016
77,8
đang hóa trị liệu
Bệnh nhân bạch cầu
A. Akpan và CS [4]
2002
90,0
cấp đang hóa trị liệu
Bệnh nhân ung thư
Jain M. và CS [7]
2015
đang hóa trị liệu
70,0
và/hoặc xạ trị
Nghiên cứu này
2015-2017 Bệnh nhân ung thư
43,07
Tỷ lệ nhiễm giữa các nghiên cứu có sự khác nhau có thể do các nghiên cứu trên
một loại ung thư và/hoặc trên đối tượng ung thư đang được điều trị hóa trị liệu/xạ trị,
trong khi bệnh nhân ung thư ở nghiên cứu này bao gồm cả những bệnh nhân chưa
được điều trị gì, điều trị hóa trị liệu và/hoặc xạ trị và trên nhiều loại ung thư khác
nhau. Tỷ lệ nhiễm nấm miệng cao nhất ở nhóm bệnh nhân ung thư cơ quan tiêu hóa. Kết
quả này phù hợp với nghiên cứu của Sun H. và CS (2016) tại Trung Quốc trên các bệnh
nhân ung thư thuộc 3 nhóm ung thư phổi, ung thư tiêu hóa và ung thư hệ tạo máu [14].
Nhóm tác giả
Năm
nghiên cứu
6
Tuy nhiên, thứ tự nhiễm của từng nhóm ung thư ở nghiên cứu trên và nghiên cứu này có
khác nhau. Theo nghiên cứu của Sun H. và CS (2016), tỷ lệ nhiễm nấm ở bệnh nhân ung
thư tiêu hóa cao nhất, sau đó là ung thư phổi và thấp nhất là ung thư cơ quan tạo máu
[14]. Trong khi đó, nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nhiễm nấm miệng ở ung thư tiêu hóa
cao nhất, sau đó tới ung thư cơ quan tạo máu, tiếp theo là ung thư phổi, ung thư tiết niệu
sinh dục, tuyến vú. Sự khác biệt này có thể do, số bệnh nhân ung thư cơ quan tạo máu
chỉ gồm 29 bệnh nhân nên chưa phán ánh đúng tình trạng nhiễm nấm.
4.3. Các yếu tố liên quan đến nhiễm nấm miệng ở bệnh nhân ung thư
Di căn ung thư phản ánh giai đoạn bệnh và là chỉ tiêu đánh giá mức độ nặng của
bệnh. Tuy nhiên, kết quả lại cho thấy chưa có sự liên quan giữa tình trạng di căn ung thư
với nhiễm nấm miệng (Bảng 1). Trong báo cào này, chưa so sánh giai đoạn ung thư ở
bệnh nhân mà chỉ đơn thuần so sánh có di căn hay không với tình trạng nhiễm nấm
miệng nên có thể chưa phản ánh đúng mối liên quan này. Tình trạng nhiễm nấm miệng
cũng chưa thấy có sự liên quan với sự xuất hiện giả mạc miệng (Bảng 2). Điều này có
thể giải thích do giả mạc, hay các tổn thương ở miệng bệnh nhân ung thư do nhiều
nguyên nhân gây nên. Nhiễm nấm chỉ là 1 dạng tổn thương miệng [3].
Có sự liên quan giữa tình trạng giảm albumin máu, điều trị hóa chất và xạ trị với
tình trạng nhiễm nấm miệng ở bệnh nhân ung thư (Bảng 3, Bảng 4). Ở những bệnh nhân
có điều trị xạ trị hoặc điều trị hóa chất > 3 đợt thì tỷ lệ nhiễm nấm miệng tăng lên (Bảng
4). Một số nghiên cứu cũng có cùng kết luận này [7], [13]. Lý giải điều này, Jain M. và
CS (2016) cho rằng, xạ trị và hóa trị liệu làm tổn thương miễn dịch tại chỗ và toàn thân
của cơ thể [7]. Ở những bệnh nhân có tình trạng giảm albumin máu, tỷ lệ nhiễm nấm
cao hơn rõ rệt so với những bệnh nhân có chỉ số albumin máu bình thường (62,03% so
với 37,10%). Điều này cũng dễ lý giải vì albumin là 1 chỉ số gián tiếp đánh giá khả năng
miễn dịch của cơ thể. Khi albumin máu giảm, chức năng miễn dịch dịch thể của cơ thể
kém đi dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm trùng, trong đó có vi nấm.
Trên thực tế có nhiều yếu tố liên quan với tình trạng nhiễm nấm ở khoang miệng
đã được ghi nhận, bao gồm: các yếu tố tại miệng như ít nước bọt, thay đổi pH ở miệng,
hút thuốc, đeo răng giả và ít vệ sinh răng miệng; các yếu tố toàn thân như tuổi, mắc các
bệnh mạn tính, bệnh hệ thống, thực hiện các can thiệp toàn thân... [4], [6].
5. KẾT LUẬN
- Tỷ lệ nhiễm nấm ở bệnh nhân ung thư tại 2 Bệnh viện Quân y 103 và Bệnh
viện Thống Nhất là 43,07%, cao hơn có ý nghĩa so với ở người khỏe mạnh bình thường
(43,07% so với 4,67, p<0,05).
- Có sự liên quan giữa tình trạng giảm albumin máu, hóa trị liệu và xạ trị với
nhiễm nấm ở miệng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bá Đức; Đào Ngọc Phong (2009), Dịch tễ học bệnh ung thư, Nhà xuất
bản Y học, 279, tr.11-21.
2. Huỳnh Quyết Thắng (2009), "Nghiên cứu dịch tễ học mô tả một số bệnh ung thư
tại Cần Thơ 2001-2004", Tạp chí Y học thực thành. 667(7/2009), tr. 33-37.
3. A. Davies và J. Epstein (2010), Oral Complications of Cancer and Its
Management, OUP Oxford.
4. Akpan A, Morgan R (2002), "Oral candidiasis", Postgrad Med J(78), tr. 455–459.
7
5. Farah C. S. et al (2010), "Oral fungal infections: an update for the general
practitioner", Aust Dent J. 55 Suppl 1, tr. 48-54.
6. Heimdahl A. (1999), "Prevention and managenment of oral infections in cancer
patients", Support Care Cancer. 1999(7), tr. 224-228.
7. Jain M. et al (2016), "The Oral Carriage of Candida in Oral Cancer Patients of
Indian Origin Undergoing Radiotherapy and/or Chemotherapy", J Clin Diagn Res.
10(2), tr. Zc17-20.
8. Lalla R. V. et al (2010), "A systematic review of oral fungal infections in patients
receiving cancer therapy", Support Care Cancer. 18(8), tr. 985-992.
9. Minhas S. et al (2015), Oral Candidiasis: Complication of Concomitant Chemoradiotherapy in Patients with Oral Squamous Cell Carcinoma, Tập 11.
10. Mohammadi F. et al (2016), "Identification of Candida species in the oral cavity of
diabetic patients", Curr Med Mycol. 2(2), tr. 1-7.
11. Mushi M. F. et al (2016), "High Oral Carriage of Non-albicans Candida spp.
among HIV-infected individuals", Int J Infect Dis. 49, tr. 185-8.
12. Mustafa A. Aldossary et al (2016), "Isolation and Identification of Candida
Species from the Oral Cavity of Cancer Patients Undergoing Chemotherapy in
Basrah, Iraq", Journal of Biology, Agriculture and Healthcare. 6(18), tr. 22-30.
13. Ramla S. et al (2016), "Influence of cancer treatment on the Candida albicans
isolated from the oral cavities of cancer patients", Support Care Cancer. 24(6), tr.
2429-36.
14. Sun H. et al (2016), "Occurrence of oral Candida colonization and its risk factors
among patients with malignancies in China", Clin Oral Investig. 20(3), tr. 459-67.
PREVALENCE OF YEASTS COLLECTED FROM ORAL COLONIZATION
AND RICK FACTORS IN CANCER PATIENTS AT 103 HOSPITAL AND
THONGNHAT HOSPITAL, 2015-2017
Mai Anh Loi1, Le Thanh Dong1, Nguyen Khac Luc2, Nguyen Duc Cong3, Do Ngoc Anh2
1
Institude of Malariology – Parasitology – Entomology Ho Chi Minh,
2
Vietnam Military Medical University,
3
Thongnhat hospital, Ho Chi Minh city
ABSTRACT
The aim of this investigation were to determine the prevalence and rick factors
of yeast infections isolates from oral cavity of cancer patients. A cross-sectional casecontrol study was conducted at the 103 hospital and Thongnhat hospital (from January
2015 to October 2017) and Institute of Malariology - Parasitology - Entomology Ho
Chi Minh City (from October 2017 to February 2018). A total of 332 cancer patients
and 107 healthy people were collected information and oral fluid specimens for fungal
detection for analysis and comparison. Oral fluid specimens were cultured on
Sabouraud agar with antibiotics and results based on micoscopy. The results show that,
the prevalent of oral yeasts in cancer patients (43,07%) was significant higher than that
in healthy controls (4,67%). There are correration between radiotherapy, chemotherapy
(treated 3 times or more), hypoalbuminemia and oral yeast infections.
Keyword: Prevalence, correlation, yeasts, oral cavity, cancer patients
8