Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tiểu luận tâm lý trẻ nghiên ma túy và quá trình trợ giúp trẻ bị nghiện dưới góc độ công tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.89 KB, 28 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................1
NỘI DUNG....................................................................................................2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN......................3
1.1. Cơ sở lý luận......................................................................................3
1.1.1. Khái niệm ma túy...........................................................................3
1.1.2. Khái niệm trẻ em............................................................................4
1.1.3. Khái niệm trẻ em nghiện ma túy....................................................5
1.2. Cơ sở thực tiễn...................................................................................6
1.2.1. Quan điểm của Nhà nước đối với trẻ em nghiện ma túy................6
1.2.2. Quan điểm của xã hội.....................................................................7
1.2.3. Quan điểm của gia đình..................................................................8
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TRẺ NGHIỆN MA TÚY VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA MA TÚY TỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.................................................10
2.1. Đặc điểm tâm lý trẻ nghiện ma túy.....................................................10
2.1.2. Về thể chất....................................................................................11
2.1.2. Về tâm sinh lý...............................................................................12
2.2. Ảnh hưởng của ma túy tới đời sống xã hội.........................................13
2.2.1. Ảnh hưởng đến trẻ nghiện ma túy................................................14
2.2.2. Ảnh hưởng đến gia đình...............................................................16
2.2.3. Ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội.....................................................17
CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP VÀ QUÁ TRÌNH TRỢ
GIÚP DƯỚI GÓC ĐỘ CÔNG TÁC XÃ HỘI..........................................18
3.1. Nguyên nhân trẻ nghiện ma túy..........................................................18
3.2. Giải pháp phòng chống ma túy ở trẻ em.............................................21
3.3. Quá trình trợ giúp dưới góc độ công tác xã hội..................................22
3.4. Ví dụ cụ thể.........................................................................................24
KẾT LUẬN..................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................27


1


LỜI MỞ ĐẦU
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước cần được
quan tâm, chăm sóc và nâng đỡ. Hồ Chí Minh đã nói “ Cái mầm có xanh thì
cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi, quả mới tốt. Con trẻ có được
nuôi dưỡng, giáo dục hẳn hoi thì dân tộc mới có thể tự cường, tự lập”. Trẻ
em là những mầm sống lớn lên từng ngày, từng giờ trong sự chăm sóc, dạy
dỗ của gia đình, nhà trường. Trẻ em được đáp ứng đầy đủ về nhu cầu vật
chất và tinh thần, được yêu thương chăm sóc và thừa hưởng các quyền lợi
của mình, được đảm bảo các phúc lợi xã hội.
Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống người dân được nâng cao.
Trẻ em ngày càng được chăm sóc tốt hơn nhằm phát triển toàn diện thì vẫn
còn bộ phận không nhỏ những đứa trẻ chưa được quan tâm, chăm sóc đúng
mức của gia đình và toàn xã hội…đã dẫn tới con đường nghiện ngập, hút
chích. Con số trẻ em nghiện ma túy hiện nay vẫn là vấn đề đáng báo động
trên toàn thế giới. Tình trạng trẻ nghiện ma túy không chỉ diễn ra ở những
trẻ em lang thang sống tập trung ở nơi hẻo lánh, gầm cầu hay vỉa hè mà còn
là những đứa trẻ được đi học đầy đủ, được gia đình quan tâm chăm sóc
nhưng lại do thiếu hiểu biết, bạn bè lôi kéo sa vào con đường nghiện ngập.
Trước những vấn đề như vậy, việc đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể
chất và nhân cách của trẻ là rất quan trọng, cần nêu cao nhận thức cho trẻ
không sa vào con đường ma túy và giúp những đứa trẻ đã cai nghiện có thể
tái hòa nhập với cộng đồng, để các em có một cuộc sống lành mạnh, trở
thành người có ích cho xã hội, đóng góp tích cực cho đất nước. Chính vì thế,
để hiểu rõ hơn về vấn đề này em đã chọn đề tài “ Tâm lý trẻ nghiện ma túy
và quá trình trợ giúp trẻ bị nghiện dưới góc độ công tác xã hội” làm đề tài
tiểu luận.


2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1.

Cơ sở lý luận

1.1.1. Khái niệm ma túy
Theo WHO : ma túy là bất kì chất gì mà khi được đưa vào cơ thể sống có
thể làm thay đổi 1 hay nhiều chức năng cơ thể.
Theo từ điển Tiếng Việt 1991: ma túy là chất bột trắng kết tinh dẫn xuất
từ Moocphin rất độc, dùng làm thuốc giảm đau, người lạm dụng có cảm giác
như thần kinh bị tê liệt và lâu dài có thể nghiện.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về ma túy. Nhưng nhìn chung, nói tới
ma túy là nói tới các chất gây nghiện, chất hướng thần có nguồn gốc tự
nhiên hay tổng hợp, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành,
các chất này khi xâm phạm vào cơ thể người sẽ làm thay đổi trạng thái ý
thức và sinh lý, có thể dẫn đến nghiện và từ đó gây tác hại về nhiều mặt đối
với xã hội.

Hình ảnh ma túy
3


Theo cách phân loại các chất ma túy được chia ra 3 nhóm sau:
- Nhóm các chất ma túy an thần : Thuốc phiện, Morphine
Heroine, Các chất ma tuý tổng hợp toàn phần trong nhóm có
thể thay thế Morphine, Heroine và các opiat khác

(methadon, pethidine, phenazocine, diazepam, dolagan...)
- Nhóm các chất ma túy gây kích thích: methamphetamine và
amphetamine
- Nhóm các chất ma túy gây ảo giác : cần sa và sản phẩm của
nó, thảo mộc cần sa, nhựa cần tinh dầu cần sa.
Ma túy làm thay đổi trạng thái tinh thần, tư duy quan sát và kích thích
suy nghĩ . Tùy vào loại ma túy cũng như số lượng và sự điều độ trong việc
sử dụng là những tác nhân có thể dẫn đến việc nghiện của người sử dụng.
Thông thường, số lớn chất ma túy tổng hợp ( nhân tạo) có khả năng gây
nghiện cao đồng thời có sức tàn phá cơ thể của người dùng hơn chất tinh
khiết tự nhiên.
1.1.2. Khái niệm trẻ em
Dưới góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu có đưa ra các
khái niệm khác nhau về trẻ em. Nhìn nhận trẻ em trong quá trình phát triển
của con người thì trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc
về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người.
Theo công ước quốc tế : trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường
hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ có quy định tuổi thành niên sớm.
Theo xã hội học : trẻ em là một nhóm nhân khẩu biệt trong quá trình xã
hội hóa
Theo tâm lý học : trẻ em được dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển
tâm lý, nhân cách con người

4


Theo luật bảo vệ chăm sóc trẻ em năm 1991: trẻ em là những công dân
Việt Nam dưới 16 tuổi.
Qua các khái niệm có thể định nghĩa trẻ em là người dưới 16 tuổi chưa
hoặc ít có khả năng lao động cần được quan tâm, chăm sóc, bảo vệ của cha

mẹ và người xung quanh.

Hình ảnh trẻ em

Trẻ em là thế hệ kế cận vì tương lai chúng sẽ là lực lượng lao động nòng
cốt và sẽ làm chủ thế giới. Do vậy, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của gia
đình và cộng đồng đối với trẻ em mang một ý nghĩa đặc biệt, không phải
làm giàu cho hiện tại, mà để tạo ra nguồn của cải vô tận cho thế giới mai
sau. Khi trẻ em được định hướng phát triển đúng đắn, được đảm bảo về các
điều kiện về vật chất và tinh thần, được sống trong môi trường xã hội lành
mạnh sẽ phát triển năng lực toàn diện và năng lực tối đa để trở thành công
dân có ích nhất.
1.1.3. Khái niệm trẻ em nghiện ma túy
10 năm trở lại đây ở Việt Nam đã có khoảng 10 vạn người nghiện ma túy.
Trong hồ sơ quản lý trên 70% số người nghiện dưới 30 tuổi, khoảng 5%
5


tổng số người sử dụng ma túy ở tuổi chưa thành niên (dưới 18 tuổi) đặc biệt
trong đó có khoảng 50% tổng số người nghiện là trẻ em (dưới 16 tuổi). Đây
là tình trạng đáng báo động không thể lường trước được hậu quả. Kết quả
nghiên cứu cho thấy, trẻ em nghiện ma túy thể chất phát triển không bình
thường chậm lớn, gầy còm, trí nhớ kém, trí thông minh giảm, lười biếng,
ngủ nhiều, khả năng hoạt động kém…
Qua đó ta có thể định nghĩa trẻ em nghiện ma túy là những người có độ
tuổi 16 trở xuống, sử dụng lặp đi lặp lại một hay nhiều chất ma túy dẫn đến
trạng thái nhiễm độc chu kì mãn tính, bị lệ thuộc vào thể chất và tinh thần.
Khi nghiện ma túy tùy nếu ngừng sử dụng sẽ bị hội chứng cai nghiện ảnh
hưởng đến sức khỏe và tinh thần trong 1 thời gian nhất định tùy thuộc vào
mức độ nghiện.

Tệ nạn ma túy đã và đang trở thành hiểm họa lớn của nhân loại. Ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của một bộ phận trẻ em, đến các lĩnh vực
kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Đồng thời là nguyên nhân phát sinh các
loại tội phạm, đe dọa sự ổn định, phồn vinh và sự trường tồn của mỗi quốc
gia, dân tộc.
1.2.

Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Quan điểm của Nhà nước đối với trẻ em nghiện ma túy.
Nhận thức được hậu quả nghiêm trọng của ma túy tới trẻ em và toàn xã
hội Đảng và Nhà nước đã đề ra các chủ trương, chính sách và chỉ đạo hoàn
thiện hệ thống pháp luật phòng chống ma túy bao gồm:
1. Bộ luật phòng, chống ma túy đã được quốc hội thông qua ngày 09
tháng 12 năm 2000 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 06 năm
2001. Bộ luật quy định với trẻ nghiện ma túy tại điều 29 :
-

Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến 18 tuổi đã được cai
nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều
6


lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không
có nơi cư trú nhất định thì được vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc riêng cho họ.
-

Người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến 18 tuổi tự nguyện
hoặc được gia đình làm đơn xin cai nghiện thì đực nhận vào

cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc dành riêng cho họ.

2. Nghị quyết số 58/2003/NĐ – CP ngày 29 tháng 5 năm 2003 của Chính
phủ quy định về kiểm soát nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá
cảnh lãnh thổ Việt Nam chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện,
thuốc hướng thần.
3. Nghị quyết số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính
phủ Quy định về điều trị cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng
thuốc thay thế.
4. Thông tư liên tịch số 14/2012/TTLT-BLĐTBXH-BCA ngày 6 tháng 6
năm 2012 quy định chi tiết chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính
đưa vào cơ sở chữa bệnh và chế độ áp dụng đối với người chưa thành
niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh.
Phòng chống ma túy đã được phân công cho các cấp, các ngành ở từng
địa phương tạo thành một hệ thống có sự chỉ đạo giám sát chặt chẽ của Nhà
nước. Tuy nhiên, những quy định của Nhà nước chưa thật sự đồng bộ, chưa
có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ngành. Do vậy mà hiệu quả phòng
chống chưa cao. Việc sản xuất và tàng trữ ma túy vẫn chưa được khống chế
hiệu quả dẫn tới trẻ em vẫn dễ tiếp xúc với ma túy.
1.2.2. Quan điểm của xã hội
Trẻ em nghiện ma túy là hành vi sai lệch luôn được xã hội quan tâm và
lên án mạnh mẽ. Đáng lẽ ở lứ tuổi này trẻ được học tập, vui chơi thì lại sa
vào tệ nạn xã hội. Đảng và Nhà nước đã có những chính sách và nhiều văn
7


bản pháp luật nhằm điều chỉnh xã hội. Ở mỗi cấp xã hội luôn đưa ra những
giải pháp để điều hành xã hội. Cộng đồng rất hưởng ứng ngày toàn dân
phòng chống ma túy và hành động phòng chống ma túy với chủ đề “ Hãy
bảo vệ thế hệ trẻ khỏi hiểm họa ma túy”. Các phường xã, cơ quan, đơn vị,

các trường học tham gia tích cực các hoạt động phòng chống ma túy.
Xã hội đã có sự nhận thức mức độ nghiêm trọng của vấn đề nghiện ma
túy, nhận thức của người dân đã được nâng cao, hiểu biết hơn về ma túy để
tự bảo vệ mình và người thân. Những phương tiện thông tin đại chúng luôn
tích cực tuyên truyền, vận động và cung cấp những kiến thức về tệ nạn ma
túy. Trong mỗi cộng đồng địa phương luôn đưa ra chương trình hoạt động
phòng chống ma túy của riêng mình.

Xã hội chung sức vì một cộng đồng không ma túy

Phòng chống ma túy là nhiệm vụ của Đảng, toàn dân. Việc tham gia
phòng chống ma túy đã thể hiện trách nhiệm của mọi người, mọi nhà đối
vứi công cuộc xây dựng đất nước, vì hôm nay và ngày mai.
1.2.3. Quan điểm của gia đình

8


Ở Việt Nam, ma túy đã và đang là vấn đề lo lắng của các bậc phụ
huynh. Ma túy đã phân bố xâm nhập vào trường học, nơi vui chơi giải trí…
ở đô thị và lan đến vùng nông thôn. Gia đình là nơi trẻ em sinh ra và lớn
lên, môi trường sống và cách nuôi dưỡng của gia đình là nhân tố ảnh
hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển tâm sinh lý cũng như nhân cách
của trẻ. Thường thấy những đứa trẻ bị bạo lực gia đình, bố mẹ ly hôn hay
được nuông chiều , giao du với bạn bè…dễ đi vào con đường nghiện ngập.
Còn với trẻ đã nghiện ma túy gia đình là nền tảng giúp trẻ hòa nhập với
cộng đồng, bắt đầu lại cuộc sống mới. Theo tâm lý học phát triển gia đình
đóng vai trò quan trọng không chỉ cung cấp cho trẻ về vật chất mà còn là
chỗ dựa tinh thần. Cha mẹ là tấm gương sáng cho con học tập.
Sự nhận thức về tệ nạn ma túy của gia đình đã được nâng cao. Gia đình

có trẻ nghiện ma túy cũng dễ dàng có được những kiến thức để cai nghiện
cho trẻ và hỗ trợ tâm lý cho trẻ. Điều 26 Luật phòng chống ma túy và Nghị
định số 94/2010/NĐ-CP quy định gia đình cai nghiện ma túy có trách
nhiệm như sau:
- Khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã về người nghiện ma
túy trong gia đình mình và đăng ký hình thức cai nghiện cho
người đó.
- Động viên, giúp đỡ và quản lý người nghiện ma túy cai
nghiện tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo sợ
hướng dẫn, giám sát của cán bộ y tế và Ủy ban nhân dân cấp
xã.
- Chăm sóc, quản lý, theo dõi, giám sát, phòng ngừa, ngăn
chặn người cai nghiện ma túy sử dụng trái phép chất ma túy
hoặc có hành vi gây mất trật tự, an toàn xã hội.

9


- Hỗ trợ cơ quan có thẩm quyền đưa người nghiện ma túy vào
cơ sở cai nghiện và đóng góp kinh phí cai nghiện theo quy
định của pháp luật.
- Phối hợp với Tổ công tác, cán bộ Tổ công tác được phân
công giúp đỡ người cai nghiện trong việc hỗ trợ, giúp đỡ
người cai nghiện ma túy thực hiện kế hoạch cai nghiện xóa
bỏ mặc cảm, quyết tâm cai nghiện, tái hòa nhập với cộng
đồng.
Gia đình nhận được nhiều sự giúp đỡ từ môi trường bên ngoài để chăm
sóc và giáo dục trẻ nghiện ma túy. Chính quyền địa phương luôn có chính
sách hỗ trợ gia đình và tạo khả năng tiếp cận với các nguồn lực để hỗ trợ trẻ.
Bên cạnh mặt tích cực thì cũng có mặt tiêu cực. Trong xã hội vẫn còn nhiều

gia đình coi nhẹ việc quản lý, giáo dục con cái. Khi con cái bị nghiện ma túy
đa phần gia đình luôn lâm vào cảnh hoang mang và chịu nhiều áp lực từ phía
dư luận xã hội. Họ không thể chấp nhận sự thật mà né tránh trách nhiệm.
Còn có gia đình có trẻ nghiện bao che, dung túng, thấy con mình lên cơn vì
không muốn con chịu khổ sở mà mua heroin cho hút làm cho trẻ nghiện
ngày càng nặng.
Tóm lại ma túy luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước, cộng đồng và gia
đình quan tâm. Đã đưa ra nhiều biện pháp phòng chống tệ nạn và khắc phục
hậu quả. Nhưng vẫn còn nhiều bất cập cần được quan tâm hơn nữa nhằm
giúp trẻ nghiện ma túy có thể tái hòa nhập.
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TRẺ NGHIỆN MA TÚY VÀ ẢNH HƯỞNG
CỦA MA TÚY TỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
2.1. Đặc điểm tâm lý trẻ nghiện ma túy

10


2.1.2. Về thể chất
Việc sử dụng cũng như nghiện ma túy ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
đời sống của trẻ em. Những đứa trẻ nghiện ma túy thường có biểu hiện về
thể chất như :
- Bị táo bón, tiểu gắt, mắt đỏ, đồng tử teo dần, thân nhiệt tăng,
ăn không đúng bữa hay ăn vặt, uống nhiều nước, toàn thân
như kim châm, nhẹ nhàng, sảng khoái.
- Mắc các bệnh về hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và các
bệnh ngoài da
- Sốt nhẹ, sợ nước, uể oải, đau nhức, ngáp vặt, chảy nước mắt
sống, đồng từ giãn nở.
- Lệ thuộc ma túy về thể chất người nghiện sẽ tiếp tục sử dụng
ma túy bằng bất cứ giá nào vì nếu ngưng ma túy sẽ dẫn đến

những cơn đau vật vã do thiếu ma túy rất nghiêm trọng.
Đấy các dấu hiệu khi thèm thuốc còn khi no trẻ nghiện ma túy thường
hay nói nhiều, vui vẻ, hoạt bát và thích âm thanh mạnh, xúc giác mạnh, mắt
không mở hết hoặc nhắm hẳn, sẽ cáu gắt nếu bị quấy rầy. Nếu sử dụng các
tân dược thì rất hung hãn, lao vào các cuộc chơi nguy hiểm, đốt da tay, rạch
da chân, gây sự đánh nhau…Ngoài ra còn xuất hiện những hành vi cô lập
như cắt móng tay, nhổ râu, nặn mụn một cách không chủ động.
Các bậc phụ huynh cần nắm vững các biểu hiện của người nghiện ma túy
để có thể giám sát con em mình. Các loại ma túy đều nhạy cảm và phản ứng
rất nhanh vvới cơ thể con người, ngay lần đầu sử dụng đã nôn ói, chóng mặt,
đắng miệng, nhức đầu…do vậy gia đình có nhiều cơ hội nhận biết, để ngăn
chặn ma túy đe dọa các em trước khi quá muộn.

11


2.1.2. Về tâm sinh lý
Phần lớn người nghiện có sự biến đổi về nhân cách do sự lệ thuộc vào ma
túy về mặt tâm thần hoặc về mặt cơ thể. Sự thôi thúc tâm lý mạnh mẽ phải
sử dụng thuốc để đạt được những cảm giác dễ chịu do ma túy mang lại. Trẻ
em khi nghiện ma túy thường có các dấu hiệu về tâm sinh lý như :
- Trẻ em có thể ngủ gục, ngáp trong lớp thường xuyên, lúc
này chữ viết không đúng, không thẳng hàng. Việc này
thường gặp nơi người nghiện nhưng phải có những biểu hiện
kèm theo như rùng mình, nổi da gà và họ chỉ viết được vài
hàng trong quyển vở, còn lại là giấy trắng bị cong góc, nhàu
nát.
- Giờ giấc thất thường, hay rời nhà vào những giờ cố định
hoặc tranh cãi, thuyết phục gia đình để được tự do giờ giấc
sinh hoạt, bước khỏi sự quản lý của gia đình.

- Dễ nóng nảy, cáu gắt. Sự học hành bê trễ, sa sút, thức khuya
hơn không phải do bận học hay công việc, ngủ dậy muộn
hơn.
- Trẻ em kết thân với những bạn bè khả nghi có dùng ma túy
hay tụ tập với bạn thành từng nhóm để chơi bời hư hỏng.
- Không giao tiếp với người nhà, trốn vào một góc riêng biệt
để lim dim, tận hưởng cơn phê ma túy.
Một số đặc điểm nữa đáng chú ý của trẻ em khi nghiện ma túy là chúng
luôn tìm cách “lây lam tâm lý”, thường hứng thú nói về cảm giác sảng khoái,
sung sướng khi dùng ma túy, khiến mọi người khác cũng có ý nghĩ muốn
dùng. Tùy thuộc vào từng loại chất kích thích mà những biến đổi đến tâm
sinh lý có khác nhau ở từng người nghiện khác nhau.

12


Ví dụ: Nghiện thuốc phiện có biểu hiện rối loạn tâm lý, nói điệu, lười biếng,
ít chú ý đến vệ sinh thân thể. Khả năng chống nhiễm khuẩn kém, dễ mắc các
bệnh truyền nhiễm như HIV/AIDS, lao, các bệnh về gan và thần kinh nên
ngày càng bị suy giảm về thể chất và tinh thần, tha hóa về đạo đức và nhân
cách. Do bị lệ thuộc vào ma túy nên trẻ em nghiện thường phải tìm mọi cách
đáp ứng nhu cầu, vì vậy dễ sa vào con đường phạm tội.

Hình ảnh minh họa

Nghiện morfin, heroin gây cảm giác sảng khoái do hưng phấn vùng khứu
não làm tăng trí tưởng tượng, làm mất buồn rầu, sợ hãi, tạo nên trạng thái lạc
quan, nhìn màu thấy đẹp, nghe tiếng động thấy dễ chịu, mất cảm giác đói…
Nghiện cocain kích thích thần kinh trung ương gây sảng khoái, ảo giác, giảm
mệt mỏi, hết đói khát.

Nắm vững đặc điểm tâm lý của trẻ nghiện ma túy là một công việc rất
cần thiết nhằm trang bị cho các bậc phụ huynh, nhà trường, địa phương để
giúp trẻ em cai nghiện và hòa nhập với gia đình, cộng đồng.
2.2. Ảnh hưởng của ma túy tới đời sống xã hội

13


Tệ nạn ma túy đang gây khủng hoảng cho thế giới nói chung và nước ta
nói riêng, nó đang phát triển theo chiều hướng rất xấu trong một bộ phận
thanh thiếu niên tạo sự lo lắng cho toàn xã hội. Không chỉ ảnh hưởng đến
kinh tế xã hội mà còn dẫn đến các bệnh lây nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ lan
truyền rộng rãi. Chúng ta hãy xem ma túy có những tác hại gì đối với trẻ em,
gia đình và cả xã hội.
2.2.1. Ảnh hưởng đến trẻ nghiện ma túy
 Ảnh hưởng đến bản thân
Bản thân trẻ nghiện ma túy đã không còn chăm lo học hành, sa sút về mặt
học tập và đạo đức, thêm vào đó chúng cần nhiều tiền để mua ma túy thỏa
mãn cơn nghiện. Chính vì vậy tác hại của ma túy đối với trẻ em là rất lớn
như :
- Làm giảm khả năng chú ý của trẻ
- Nhiều khả năng có quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ
với một người lạ cũng như tham gia vào các hoạt động tình
dục khác. Do đó, kéo theo các nguy cơ mang thai, hiếp dâm
người khác hoặc bị hiếp dâm và mắc các bệnh lây qua
đường tình dục
- Gây ra hoặc làm nặng thêm các vấn đề sức khỏe tâm thần
như lo âu, trầm cảm, ảo giác. Một số bệnh có thể dẫn đến cái
chết do tự tử hoặc giết người.
- Có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể, như

tổn thương não từ thuốc hít, đau tim và đột quỵ từ chất kích
thích, ngưng thở từ thuốc an thần. Bất kỳ vấn đề nào trong
những vấn đề này đều có thể dẫn tới tử vong.
- Kết quả học tập suy giảm
- Ảnh hưởng đến các mối quan hệ ở trường và trong gia đình
14


- Có thể dẫn đến các hành vi trộm cắp, nói dối nếu không có
tiền mua ma túy
- Có thể làm gia tăng bạo lực ở trẻ em nghiện ma túy
- Nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nếu dùng chung bơm
kim tiêm
- Nguy cơ gặp chấn thương và tai nạn sau khi dùng thuốc
 Ảnh hưởng đến cơ thể
- Đối với hệ hô hấp : Những người nghiện ma túy thường bị
viêm mũi, viêm xoang, viêm đường hô hấp trên và dưới.
- Đối với hệ tiêu hóa : người nghiện ma túy luôn cảm giác
chán ăn, vì vậy họ không muốn ăn, tiết dịch hệ tiêu hóa
giảm, thường có cảm giác buồn nôn, đau bụng, đại tiện lúc
lỏng, lúc táo bón.
- Đối với hệ thần kinh : người nghiện nặng có biểu hiện rối
loạn phản xạ thần kinh, đau đầu, chóngmặt, trí nhớ giảm sút,
viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác, run tay chân, chậm
chạp, u sầu, ngại vận động, dễ bị kích động dẫn tới tội ác.
Nếu dùng ma túy liều cao có thể bị ngộ độc cấp tính, biểu
hiện rối loạn tâm thần nặng, hôn mê.
- Đối với hệ tuần hoàn : thường bị loạn nhịp, huyết áp giảm
đột ngột, mách máu xơ cứng, đăc biệt là hệ mạch não làm
ảnh hưởng đến hoạt động của bộ não. Do tiêm chích thường

xuyên vô trùng, nên dễ dẫn đến nhiễm trùng máu, viêm tắc
tĩnh mạch, thường gặp viêm tắc tĩnh mạch hai chi dưới.
- Các bệnh về da, người nghiện bị rối loạn cảm giác da nên
không cảm giác thấy bẩn, họ thường sợ nước, vì vậy họ rất

15


ngại tắm rửa, đây là điều kiện thuận lợi cho các bệnh da phát
triển như : ghẻ, lở, hắc lào, viêm đa não.
Ngoài ra, người dùng ma túy còn phải chịu những tác hại khác như : hoại
tử tế bào gan, ảo thính, ảo thị…Nghiện ma túy có tác động nghiêm trọng đến
bản thân dẫn tới suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động , giảm tuổi thọ,
có khi dẫn đến tử vong. Vì vậy, gia đình có trẻ em nghiện ma túy cần đưa
đến các trung tâm cai nghiện trước khi quá muộn.
2.2.2. Ảnh hưởng đến gia đình

Ảnh gia đình

Gia đình là điểm tựa quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta. Gia đình
có vai trò quan trọng trong sự hình thành và nhân cách của trẻ. Nhưng ma
túy đang ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình có con em nghiện. Gánh nặng
kinh tế đè nặng lên vai các thành viên trong gia đình trẻ nghiện ma túy.
Ví dụ: Trẻ nghiện rất cần tiền mua ma túy, mỗi ngày ít nhất từ 50.000 –
100.000 đồng thậm chí 1.000.000 – 2.000.000 đồng. Vì vậy, cơn nghiện ma
túy của trẻ có thể tốn hết tiền của, tài sản trong gia đình.
Mặt khác, ma túy còn tác hại đến sức khỏe các thành viên trong gia đình, về
mặt tinh thần lo lắng, mặc cảm, ăn không ngon, ngủ không yên… vì trong
16



gia đình có trẻ nghiện. Gây tổn hại về mặt tình cảm, nhiều gia đình đã tan vỡ
hạnh phúc vì ma túy, vợ chồng ly hôn, con cái không được chăm sóc giáo
dục. Còn ảnh hưởng tới thời gian, gia đình phải chi phí chăm sóc và điều trị
các bệnh khi trẻ nghiện ma túy mắc phải.
Ma túy là con quái vật vô hình, nó tác hại đến sức khỏe, tinh thần của
những đứa trẻ khi sử dụng, phá vỡ hạnh phúc một gia đình đang yên ấm. Gia
đình là cái nôi giáo dục trẻ, nhưng cái nôi ấy đang bị chính ma túy hủy hoại
mất dần đi tính nhân văn vốn có, ảnh hưởng tới cả một cộng đồng.
2.2.3. Ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội
Bên cạnh tác hại của ma túy đối với bản thân trẻ nghiện và đối với gia
đình thì ma túy còn tác hại rất lớn đối với kinh tế - xã hội.
- Nghiện ma túy là nguyên nhân dẫn đến những tệ nạn xã hội.
Để có tiền thỏa mãn cơn nghiện, trẻ nghiện không từ bất cứ
một hành vi nào để kiếm tiền. Gây ra hành vi phạm pháp
như trộm cắp, móc túi, giết người cướp của, mại dâm…
- Ảnh hưởng đến đạo đức, thuần phong mỹ tục lâu đời của
Việt Nam. Làm giảm sút sức lao động sản xuất trong xã hội.
- Tăng chi phí ngân sách xã hội cho các hoạt động ngăn ngừa,
khắc phục, giải quyết các hậu quả do ma túy đem lại. ma túy
còn là nguồn gốc,là điều kiện nảy sinh, lan truyền đại dịch
HIV/AIDS ( một hiểm họa toàn cầu chưa có thuốc chữa…
hiện nay nước ta có trên 130.000 người nhiễm HIV/AIDS
thì có 75% là do tiêm chích ma túy.
- Ảnh hưởng đến kinh tế do người nghiện sử dụng ma túy, nếu
mỗi người sử dụng từ 10.000 đến 30.000 đồng mua ma túy
mỗi ngày thì tổng người nghiện trên cả nước tiêu tốn từ 2 tỷ
đến 6 tỷ đồng mỗi ngày.
17



- Tác hại của ma túy tới giống nòi: do các chất ma túy ảnh
hưởng đến hệ thống hoocmon sinh sản, làm giảm khả năng
sinh hoạt tình dục, ảnh hưởng đến quá trình phân bào hình
thành các giao tử, tạo cơ hội cho các gen độc có điều kiện
hoạt hóa, dẫn tới suy yếu giống nòi.
Như vậy, ma túy đang làm hư hỏng một thế hệ trẻ, những trẻ sa chân vào
con đường nghiện ngập mất đi khả năng học tập, tương lai của cả một đất
nước. ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, chính trị, văn hpá, quốc phòng.
CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN, GIẢI PHÁP VÀ QUÁ TRÌNH TRỢ
GIÚP DƯỚI GÓC ĐỘ CÔNG TÁC XÃ HỘI
3.1. Nguyên nhân trẻ nghiện ma túy
Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nghiện ma túy của trẻ em
hiện nay:
 Nguyên nhân từ phía gia đình, nhà trường
Gia đình với chức năng nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục con em là
nơi có nhiều thời gian nhất, có nhiều thuận lợi nhất về mọi phương diện
để giúp các em nhận rõ được tác hại ghê gớm của ma túy và từ đó có
cách phòng chống tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều gia đình thiếu phương pháp
giáo dục thích hợp với tâm lý lứa tuổi (quá nuông chiều, thoả mãn, đáp
ứng đầy đủ những yêu cầu vật chất không chính đáng). Cấu trúc gia đình
không hoàn hảo như bố mẹ mất, chỉ có bố hoặc chỉ có mẹ, bố mẹ ly dị,
…thiếu người chăm sóc, giáo dục dễ dàng bị người xấu rủ rê. Gia đình có
người phạm tội (bố, mẹ phạm tội, anh, chị phạm tội…) gia đình không
hoà thuận, thường xuyên cãi vã, thậm chí có hành vi đồng loã, khuyến
khích các em thử, nghiện và buôn bán ma tuý.

18



Nhà trường là môi trường có tác dụng to lớn đến sự hình thành
nhân cách của trẻ em. Đây là một tổ chức có tính chất chiến lược nhất
trong việc phòng ngừa các em vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, nhiều nơi
nhà trường cũng có những yếu kém, sai lầm góp phần làm gia tăng tệ nạn
ma tuý trong học sinh, ở nhiều trường các tổ chức đoàn, đội chưa thực sự
là nơi để các em trao đổi với nhau các quan điểm về cuộc sống, về tâm
tư, nguyện vọng để hoàn thiện bản thân. Điều này sẽ dẫn các em đến hoạt
động tiêu cực, tụ tập chơi bời từ đó dễ bị sa vào tệ nạn ma tuý.
 Nguyên nhân về đặc điểm tâm lý lứa tuổi
Lứa tuổi trẻ em là lứa tuổi chưa thật sự trưởng thành, suy nghĩ
còn non nớt, tự bản thân các em dễ bị lôi kéo, thích ăn chơi đua đòi.
Những năm gần đây, các loại văn hoá phẩm đồi trụy kích động bạo lực,
mại dâm, lối sống thực dụng, buông thả… đang bằng mọi phương thức,
hình thức xâm nhập vào Việt Nam trở thành mối lo ngại lớn. Lứa tuổi trẻ
em rất nhạy cảm với những gì được gọi là mới lạ khác biệt, không ngại
đua đòi bằng cách thể hiện bản thân mình cho “hợp thời đại”, “đổi mới tư
duy”, lao vào con đường hưởng thụ, chơi bời, trác tang, tham gia vào các
loại tệ nạn xã hội trong đó có tệ nạn ma tuý.
Động cơ dẫn các em đến với ma tuý đó là: tò mò thử xem, bạn bè
rủ rê, lôi kéo, không hiểu tác hại của ma tuý, tiếp xúc với ma tuý dễ
dàng… Nghiên cứu trực tiếp số đối tượng đang sử dụng ma tuý ở lứa tuổi
trẻ em, cho thấy: bạn bè rủ rê 75%; chủ động xin hút thử 12,5%; tò mò
mua hút 8,3%; cá độ được thua 4,2%. Trong đó người tham gia rủ hút hít
100% đã sử dụng ma tuý từ trước.

19


Hình ảnh minh họa


 Nguyên nhân về trình độ nhận thức và điều kiện kinh tế
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Vẫn còn 1% trẻ em mù chữ; 47,3%
đang học ở trung học cơ sở và 38,3% đang học ở phổ thông trung học.
Hầu hết các em thuộc diện học kém, ý thức kỷ luật kém, coi thường việc
học.
Theo thống kê có trên 95% con nghiện và các đối tượng mua bán,
tàng trữ, sử dụng các chất ma tuý có hoàn cảnh kinh tế bình thường và
khó khăn. Họ không có nghề nghiệp ổn định, trong đó một bộ phận người
dân chịu hậu quả thua bạc, số đề…dẫn đến không nhà cửa, nợ nần kéo
dài . Từ nhận định trên chúng ta có thể thấy rằng ranh giới giữa sự nghèo
nàn, sự hạn chế về nhận thức là nguy cơ dẫn đến tình trạng nghiện ma tuý
ở trẻ em.
 Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý, tuyên truyền
Công tác quản lý, xuất nhập khẩu các chất ma tuý, các chất độc
dược có tính gây nghiện còn nhiều sơ hở, thiếu sót.

20


Công tác tuyên truyền, giáo dục để người dân, gia đình, tổ chức,
đoàn thể nâng cao nhận thức và chủ động phòng chống ma tuý chưa đủ
mạnh, còn dàn trải, mạnh ai nấy làm, thiên về hậu quả, ít chú ý nhân
rộng, phổ biến các kinh nghiệm. Đặc biệt là tuyên truyền pháp luật về ma
tuý còn ít nhưng lại nêu quá sâu về những tác dụng khoái cảm của nghiện
ma tuý và thủ thuật hoạt động của tội phạm, gây sự tò mò. Mặt khác,
công tác phòng chống mới được thực hiện chung chung cho toàn xã hội,
chưa đi sâu vào phòng chống tệ nạn xã hội cho lứa tuổi trẻ em.
3.2. Giải pháp phòng chống ma túy ở trẻ em
- Tăng cường vai trò, trách nhiệm của cấp ủy Đảng. chính quyền trong
công tác phòng chống và kiểm soát ma túy. Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 26

tháng 3 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ
đạo công tác phòng và kiểm soát ma túy trong tình hình mới.
- Gia đình quan tâm, chăm sóc con cái nhiều hơn. Đối với những gia đình
có con em nghiện ma túy địa phương cần nâng cao kiến thức cho họ, giúp
các em đi cai nghiện ma túy. Gia đình cần động viên, khích lệ trẻ em
không may lầm lỡ sa vào con đường ma túy nhưng đã cai nghiện được
làm lại từ đầu để tái hòa nhập với cộng đồng.
- Luôn thắt chặt mối quan hệ nhà trường, gia đình và chính quyền đoàn
thể địa phương để quản lý chặt chẽ các đối tượng nghiện hút, buôn bán
ma tuý không để các đối tượng này lôi kéo, dụ dỗ trẻ em.
- Tuyên truyền, vận động học sinh ủng hộ và chăm sóc những người đã
từng phạm tội và gia đình của họ, đồng thời tạo điều kiện cho mọi người
dân tham gia vào các hoạt động phòng, chống tội phạm, góp phần làm
giảm kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người đã từng mắc lỗi.
- Gắn công tác phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội với công tác
giáo dục đạo đức, giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản và kỹ năng sống
21


cho học sinh. Lồng ghép giáo dục phòng, chống ma tuý và các tệ nạn xã
hội trong nội dung các môn học tích hợp có liên quan, đặc biệt là môn
giáo dục công dân, giáo dục hướng nghiệp ... cũng là một trong các giải
pháp nâng cao chất lượng dạy và học hằng năm của nhà trường. Tổ chức
tốt các cuộc thi về sáng kiến truyền thông thay đổi hành vi trong phòng,
chống tội phạm, ma tuý và HIV/AIDS hàng năm do ngành tổ chức.
- Treo băng zôn, panô, hẩu hiệu về phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã
hội tại xã, phường và các nhà trường để tạo phong trào quần chúng sâu
rộng, sự đồng tâm hợp lực của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia
vào công cuộc phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội ở nước ta nói
chung và “Phong trào toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm tại cộng

đồng dân cư” nói riêng.
- Có kế hoạch phân công cụ thể cho các cán bộ cơ sở phòng chống tệ nạn
xã hội, các đoàn thể chính trị, xã hội phối hợp cùng gia đình kèm cặp,
giúp đỡ trẻ nghiện. Đảm bảo 100% trẻ em được quản lý, tư vấn về cai
chữa trị và phòng chống lây lan HIV/AIDS.
3.3. Quá trình trợ giúp dưới góc độ công tác xã hội
Hoạt động công tác xã hội hỗ trợ, giải quyết vấn đề nghiện ma túy là
thiết lập và tổ chức thực hiện các chương trình kiểm soát, phòng ngừa và
chữa trị. Những hoạt động này thể hiện ở các dịch vụ công tác xã hội sau:
- Thực hiện các chương trình giáo dục nhằm nâng cao nhận
thức của mọi người trong cộng đồng, tại các trường học,
công sở về vấn đề ma túy và những hệ lụy của ma túy đối
với trẻ nghiện và người xung quanh. Hỗ trợ vận động cộng
đồng hiểu biết về vấn đề sử dụng các chất gây nghiện, không
có hành vi kì thị, phân biệt đối xử với trẻ em bị nghiện.

22


- Tổ chức và triển khai các chương trình trị liệu: Có thể là
chương trình trị liệu trung, tại cộng đồng và ngoại trú dưới
nhiều hình thức cai nghiện, hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng
khác nhau. Ví dụ : đưa trẻ nghiện đến các trung tâm cai
nghiện cho trẻ điều trị cắt cơn, giáo dục, dạy nghề hay hoạt
động cai nghiện tại cộng đồng có sự tham gia của gia đình,
chính quyền địa phương và cán bộ y tế. Hoặc hoạt động cai
nghiện ngoại trú, đối tượng sẽ đến cơ sở cai nghiện trong
những khoảng thời gian nhất định dưới sự kiểm soát và giám
hộ của gia đình hoặc người thân.
- Hỗ trợ trẻ em tham gia cai nghiện tự nguyện, sử dụng chất

thay thế như methadone.
- Tham vấn gia đình trẻ bị nghiện hỗ trợ tích cực thân chủ
trước trong và sau cai.
- Hỗ trợ tâm lý, tình cảm trong và sau khi cai nghiện
- Hỗ trợ tìm kiếm các cơ hội học nghề, bình ổn cuộc sống tái
hòa nhập cộng đồng.
Bên cạnh đó, nhờ có một số chương trình, dự án của tổ chức quốc tế và
phi chính phủ quốc tế, phi chính phủ trong nước, trẻ nghiện ma túy được
tham gia vào các hoạt động nhóm tự giúp sau khi cai để có cơ hội chia sẻ,
tâm sự, nguyện vọng, kinh nghiệm hòa nhập với cộng đồng và tự vươn lên
trong cuộc sống.
Để có thể giúp đỡ một cách hiệu quả trẻ nghiện ma túy, cần phát triển
hơn các dịch vụ chữa trị, trị liệu, chăm sóc về tâm lý xã hội cho trẻ sau cai
nghiện.

23


3.4. Ví dụ cụ thể
Để hiểu rõ hơn quá trình này chúng ta sẽ đi tới ví dụ phân tích tiến trình
hỗ trợ của nhân viên công tác xã hội đối với trẻ nghiện ma túy.
N là một học sinh lớp 9, ngoan ngoãn và chăm chỉ sinh ra trong một gia đình
bố mất do tai nạn, mẹ buôn bán kiếm tiền nuôi N và em gái. Do công việc
kinh doanh bận rộn nên mẹ N không có thời gian quan tâm chăm sóc 2 anh
em. Mặt khác, N năm nay cuối cấp chuẩn bị thi vào phổ thông trung học vì
thế mẹ rất đặt niềm tin vào N, muốn N vào trường điểm. Do áp lực học tập
và không được sự quan tâm đúng mực của gia đình, trong 1lần bạn bè rủ rê
sử dụng chất gì đó, giảm bớt căng thẳng, N tò mò muốn biết và cũng muôns
giảm mệt mỏi, em đã thử dùng thứ bột trắng và bị nghiện. Khi mẹ em biết
chuyện có lảng chánh, bới móc nhưng trong thâm tâm bà tuyệt vọng, thương

con nên đã tìm đến nhân viên công tác xã hội. Lúc này nhân viên công tác xã
hội sẽ sử dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân để giúp đỡ.
 Tiếp cận thân chủ : Nhân viên công tác xã hội sẽ tiếp cận thân chủ
thông qua sự giúp đỡ của mẹ N, N không chịu tiếp xúc với ai, em
tuyệt vọng, chán nản, tâm lý bị hoảng loạn. Mẹ em sẽ khuyên bảo
giúp nhân viên và em có thể giao tiếp được.
 Xác định vấn đề : Đối với nhân viên công tác xã hội việc tạo dựng
niềm tin với thân chủ là rất quan trọng. Họ sẽ tìm hiểu nguyên nhân,
tâm tư nguyện vọng của N để xác định đúng vấn đề nhằm giúp N sớm
thoát khỏi tình trạng nghiện ma túy.
 Thu thập dữ liệu : Để làm được điều này, nhân viên công tác xã hội
sẽ thu thập thông tin từ chính thân chủ. Nguyên nhân vì sao dẫn đến
tình trạng này? Bạn nào đã rủ em? Bạn đó đã nghiện lâu chưa?...Nhân
viên xã hội sẽ phải đặt ra những câu hỏi phù hợp đển N có thể nói lên

24


suy nghĩ, cảm xúc của em một cách chân thật, thẳng thắn. Tiếp đến là
thông tin từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Bên cạnh đó, còn mọi người
xung quanh có thấy N biểu hiện từ khi nào, tiếp xúc với ai.
 Phân tích và chẩn đoán: Sau khi thu thập thông tin, dựa trên những
thông tin đó nhân viên sẽ xác định và đánh giá về tình trạng của N.
Mặt mạnh, mặt yếu của em, giúp em có quyết tâm cai nghiện và xem
xét dự định của N sẽ thế nào sau khi cai nghiện xong, có dám đối mặt
với hiện thực không? Để làm được điều này em cần sự ủng hộ rất lớn
từ phía gia đình, nhà trường, bạn bè... Giúp em tái hòa nhập với cộng
đồng, quay trở lại cuộc sống tiếp tục đi học
 Kế hoạch trị liệu : Sau khi phân tích và chẩn đoán vấn đề của N nhân
viên công tác xã hội sẽ đưa ra kế hoạch trị liệu để giúp thân chủ của

mình.
 Thực hiện trị liệu : Sau khi tiếp cận thân chủ và đưa ra các bước trị
liệu nhân viên công tác xã hội gúp thân chủ làm theo kế hoạch đã đề
ra.
 Lượng giá : Thường xuyên đánh giá quá trình giúp đỡ N để hấy được
sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực để từ đó đưa ra
các giải pháp giúp đỡ hiệu quả hơn.
Với những biện pháp, kĩ năng giúp N sớm thoát khỏi sự lệ thuộc ma túy,
cai nghiện hoàn toàn và giúp N sớm quay trở lại môi trường học tập, giúp
em phát triển toàn diện và tái hòa nhập cộng đồng.

25


×