Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ XUẤT XỨ HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.09 KB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
KHOA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

VẤN ĐỀ XUẤT XỨ
HÀNG HÓA
TẠI VIỆT NAM

Đà Nẵng, Tháng 10 năm 2018


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 4
1.

Lí do chọn đề tài......................................................................................................4

2.

Tên đề tài................................................................................................................. 4

3.

Kết cấu đề tài...........................................................................................................4

4.

Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu....................................................4

NỘI DUNG CHÍNH..............................................................................................................6
Chương 1: Tổng quan về xuất xứ hàng hóa...................................................................6
1.



Giới thiệu về xuất xứ hàng hóa đặc điểm và các khái niệm liên quan.....................6

2.

Mục đích của xuất xứ hàng hóa...............................................................................7

Chương 2: Thực trạng về xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam..............................................9
1.

Quy tắc xuất xứ hàng hóa........................................................................................9
1.1

Quy tắc chung...................................................................................................9

1.2

Quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi......................................................................9

1.3

Quy tắc xuất cứ hàng hóa không ưu đãi..........................................................10

1.4

Các loại quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa....................................................12

1.4.1 Xuất xứ thuần túy.......................................................................................13
1.4.2 Xuất xứ hàng hóa không thuần túy.............................................................13
2.


Cơ sở pháp lí..........................................................................................................15

3.

Tình hình kiểm tra, cấp giấy chứng nhận xuất xứ..................................................16
3.1

Quy định về khai báo và cấp giấy chứng nhận xuất xứ...................................16

3.2

Các trường hợp kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa......................................18

3.3

Tình hình chung về hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ..........................20

3.4

Tình hình kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ..................................................23

Chương 3: Những vấn đề trong xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam................................25
2


Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
1.

Những vẫn đề trong hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ, và các hình thức gian


lận xuất xứ hàng hóa..........................................................................................................25
2.

Tình hình thực tế về các vấn đề xuất xứ ở Việt Nam hiện nay...............................27

3.

Những khó khăn trong chống gian lận và truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. 29

Chương 4: Giải pháp trong vấn đề xuất xứ hàng hóa.................................................31
1.

Xây dựng hệ thông nhà nước Việt Nam luôn luôn quan tâm đến vấn đề xuất xứ

hàng hóa............................................................................................................................ 31
2.

Kiểm soát thận trọng quy trình xuất xứ hàng hóa của các doanh nghiệp...............32

3.

Các giải pháp phối hợp..........................................................................................35

KẾT LUẬN.......................................................................................................................... 38
1.

Những điều mà đề tài làm được.............................................................................38

2.


Những điều cần nghiên cứu thêm..........................................................................38

3.

Giá trị đóng góp của đề tài.....................................................................................38

4.

Những thuận lợi khó khăn trong quá trình làm bài tập nhóm................................38

5.

Đóng góp của các thành viên trong nhóm..............................................................39

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................39

3


Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Với thực tế hiện nay, nền kinh tế nước ta đang có xu thế hội nhập với nền kinh tế khu vực và
thế giới ngày càng toàn diện hơn về mọi mặt. Việt Nam dần tham gia nhiều hơn vào các hiệp
định song phương và đa phương về ưu đãi thuế quan. Một mặt, chế độ ưu đãi theo các hiệp
định đem lại cho Việt Nam các lợi ích khá lớn. Nhưng đồng thời nó cũng đòi hỏi Việt Nam
phải có cơ chế quản lí đảm bảo thực hiện đúng các cam kết của mình. Những năm gần đây hề
thống pháp luật về xuất xứ hàng hóa của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, các thủ tục

nhanh gọn và được quản lí chặt chẻ hơn. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được
giải quyết tốt hơn. Đặc biệt trong thời kì hiện nay chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang
diễn ra căng thẳng, các vấn đề về quản lí hàng hóa chưa được giải quyết có thể là cơ hội để các
thương nhân trong và ngoài nước lợi dụng, gây nên hậu quả nghiêm trọng cho Việt Nam. Vì
vậy nhóm nghiên cứu về vấn đề xuất xứ hàng hóa để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng xuất xứ
hàng hóa ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp khắc phục những khó khăn còn tồn tại.
2. Tên đề tài.
Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp.
3. Kết cấu đề tài
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo mục lục thì nội dung chính mà đề tài
nghiên cứu gồm 4 chương chính:
-

Chương 1: Tổng quan về xuất xứ hàng hóa
Chương 2: Thực trạng về xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
Chương 3: Những vấn đề trong xuất xứ hàng hóa.
Chương 4: Giải pháp trong vấn đề xuất xứ hàng hóa

4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
a) Phạm vi nghiên cứu.
Vì còn hạn chế về kinh nghiệm, thời gian hạn chế, khả năng nghiên cứu thực tế và tiếp cận
các nguồn thông tin có hạn, nên đề tài sẽ dừng lại ở việc tìm hiểu về thực trạng xuất xứ hàng
hóa Việt Nam những năm gần đây, các quy định và hiệp định về xuất xứ hàng hóa được áp
dụng để cấp giấy chứng nhận và kiểm tra xuất xứ.
b) Phương pháp nghiên cứu
4


Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
Nhóm thực hiện nghiên cứu đề tài theo phương pháp nghiên cứu tài liệu, các bài báo cáo. Từ

những tài liệu nguồn thông tin thu thập được nhóm sẽ thực hiện phân tích, đánh giá, tổng
hợp và so sánh từ đó rút ra được các kết luận, đảm bảo nêu ra và giải quyết được các vấn đề
đã đề ra.

5


Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1: Tổng quan về xuất xứ hàng hóa
1. Giới thiệu về xuất xứ hàng hóa đặc điểm và các khái niệm liên quan.
- Xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin, thường viết tắt là CO) là thuật ngữ kinh tế chỉ

nguồn gốc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện
công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc
vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
- Xuất xứ hàng hóa ưu đãi: là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kết
hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.
- Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa ngoài
quy định tại Khoản 2 Điều 3   Nghị định 31/2018/NĐ-CP và trong các trường hợp áp dụng
các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ
cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê
thương mại.
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý
tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu
hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ
của hàng hóa đó.
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) giáp lưng là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa theo quy định tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, được cấp bởi

nước thành viên xuất khẩu trung gian dựa trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước
thành viên xuất khẩu đầu tiên.
- Tổ chức cấp C/O là tổ chức được Chính phủ nước thành viên xuất khẩu ủy quyền cấp
C/O và các thông tin của tổ chức này được thông báo tới tất cả các nước thành viên khác
theo quy định.
- Thời điểm nộp C/O cho hải quan là thời điểm đăng kí tờ khai hải quan hàng hóa
nhập khẩu.
- Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ là Giấy chứng nhận cấp cho hàng hóa
nước ngoài được đưa vào kho ngoại quan của Việt Nam, sau đó xuất khẩu đi nước khác, đưa
vào nội địa trên cơ sở Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã được cấp đầu tiên.
- Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa là hình thức thương nhân tự khai báo và cam kết về
xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.
6


Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
- Chuyển đổi mã số hàng hóa là sự thay đổi về mã số HS (trong Biểu thuế xuất khẩu, Biểu

thuế nhập khẩu) của hàng hóa được tạo ra ở một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ trong
quá hình sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ của nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh
thổ này.
2. Mục đích của xuất xứ hàng hóa.
-

Để xác định sản phẩm nhập khẩu được hưởng ưu đãi về thuế suất hay không:

Xuất xứ hàng hoá có liên quan đến việc tính thuế quan nhập khẩu, cụ thể là đến việc vận
dụng mức thuế (thuế ưu đãi, hoặc thuế bình thường hay thuế trả đũa), đến những thủ tục hải
quan (nếu hàng đến từ các nước trong nhóm thì thủ tục có thể đơn giản, nếu hàng đến từ các
nước ngoài nhóm có thể bị kiểm tra, khám xét kỹ càng hơn). Chính sách thương mại của các

quốc gia và thoả thuận thương mại khu vực đôi khi có sự phân biệt. Việc xác định được xuất xứ
hàng hoá giúp có thể phân biệt được đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế
độ ưu đãi theo các thoả thuận thương mại đặc biệt và đâu là hàng không được hưởng ưu đãi. Ví
dụ khi nói tới một mặt hàng có xuất xứ từ nước A nào đấy, nước nhập khẩu có thể xác định
ngay thái độ cụ thể đối với hàng hoá nhập khẩu đó, có thể thủ tục rất đơn giản hoặc có thể bị
kiểm tra giám sát rất phức tạp.
Điều này cũng liên quan trực tiếp đến việc xác định thuế quan nhập khẩu và việc vận dụng
các mức thuế khác nhau đối với nước xuất khẩu đó. Nếu nước A được hưởng chế độ ưu đãi
thuế quan từ nước nhập khẩu đối với các mặt hàng xuất khẩu theo những hiệp định ưu đãi thì
nước nhập khẩu phải đảm bảo áp dụng thuế suất thấp hơn hoặc ưu đãi đối với sản phẩm có xuất
xứ từ nước xuất khẩu.
-

Để thiết lập biện pháp và là công cụ của chính chính sách thương mại;

Xác định xuất xứ hàng hoá còn có tác dụng trong việc thực hiện chính sách thương mại của
một nước hay một khối nước dành cho nước hay khối nước cụ thể nào khác. Trong các trường
hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất
xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi.

7


Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
-

Mục đích thống kê thương mại của một quốc gia.

Xác định xuất xứ hàng hoá là yếu tố cần thiết cho việc thu thập số liệu thống kê thương mại.
Xác định xuất xứ khiến cho việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại hàng năm được tiến

hành dễ dàng hơn. Như vậy, việc xác định xuất xứ hàng hoá là chỉ tiêu quan trọng cho việc
đánh giá chất lượng, là công cụ để thực hiện chính sách thương mại trong quan hệ song phương
và đa phương của các quốc gia. Trong điều kiện hiện nay, khi việc gia nhập các liên kết kinh tế
thương mại khu vực và thế giới trở thành một xu thế, một nhu cầu bức thiết nhằm duy trì và
đẩy mạnh quan hệ thương mại, thì việc xác định xuất xứ hàng hoá càng có ý nghĩa quan trọng
-

Ngoài ra, xuất xứ hàng hoá là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng

hàng hoá, nhất là những sản phẩm thô và đặc sản. Xuất xứ hàng hoá giúp chúng ta hình dung
được nguồn gốc, quê hương, nơi sản xuất của hàng hoá, từ đó chúng ta có thể nhìn nhận hay
đánh giá được chất lượng của hàng hoá đó. Điều này đã được chứng thực ở nhiều quốc gia,
chẳng hạn nói đến Pháp người ta nghĩ ngay đến đất nước của rượu vang đỏ được chiết xuất từ
những cánh đồng nho bạt ngàn, hay nói đến Brazin người ta nghĩ ngay đến quê hương của cà
phê với chất lượng nổi tiếng thế giới. Như vậy có thể coi việc xác định xuất xứ hàng hoá là
một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất lượng hàng hoá.

8


Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

Chương 2: Thực trạng về xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam
1. Quy tắc xuất xứ hàng hóa
1.1 Quy tắc chung
- Việc kiểm tra xuất xứ hàng hóa phải căn cứ vào thực tế hàng hóa va hồ sơ hải quan. Trường
hợp có khác biệt nhỏ giữa việc khai thác trên C/O và chứng từ thuộc hồ sơ hải quan nhưng cơ
quan hải quan không nghi ngờ về tính xác thực của xuất xứ hàng hóa và việc khai thác đó vẫn
phù hợp với hàng hóa và thực tế nhập khẩu thì C/O đó vẫn được coi là hợp lệ.
- C/O đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được thay thế hoặc sửa đổi

nội

dung,

trừ trường hợp có nội dung chính đáng và do cơ quan hay tổ chức có thẩm
quyền
cấp C/O sửa đổi, thay thế trong thời hạn quy định của pháp luật.
Nội dung kiểm tra xuất xứ hàng hóa.
Khi kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( C/O) cơ quan hải quan
kiểm

tra

các

nội

dung

sau:

Các tiêu chí cơ bản trên C/O, sự phù hợp về nội dung trên C/O và các
chứng từ thuộc hồ sơ hải quan.
+ Mẫu dấu, tên và mẫu chữ ký, tên cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền cấp
C/O thuộc chính phủ của nước hoặc vùng lãnh thổ đã có thỏa thuận ưu đãi
đặc biệt trong quan hệ thương mại với Việt Nam.
+ Thời hạn hiệu lực của C/ O. Trong trường hợp có nghi ngờ tính xác thực
của chứng từ hoặc mức độ chính xác của thông tin liên quan đến xuất xứ
của hàng hóa, cơ quan hải quan có thể yêu cầu kiểm tra cùng với giấy
chứng nhận xuất xứ có liên quan tới tổ chức cấp giấy chứng nhận xuất xứ.

Yêu cầu kiểm tra cần phải nêu rõ lý do và các thông tin nghi ngờ về tính xác
thực của giấy chứng nhận xuất xứ và xuất xứ của hàng hóa đang xem xét.
Trong khi chờ kết quả kiểm tra, hàng hóa không được hưởng ưu đãi thuế
quan nhưng vẫn được phep thông quan theo các thủ tục hải quan thông
thường. Việc kiểm tra phải được hoàn thành trong thời gian sớm nhất nhưng

9


Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
không quá 150 ngày, kể từ thời điểm người nhập khẩu nộp bộ hồ sơ đầy đủ
và hợp lệ.
1.2 Quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi
-

Đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi

thuế quan và phi thuế quan, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà
Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước
quốc tế đó.
- Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và
các ưu đãi đơn phương khác, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo quy định của nước
nhập khẩu dành cho các ưu đãi này và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn quy tắc
xuất xứ đó.
1.3 Quy tắc xuất cứ hàng hóa không ưu đãi.
1. Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản
xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng quy định tại Điều 7
Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật
Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi tắt là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP).
2. Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc

không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng tiêu
chí xuất xứ thuộc Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo
Thông tư này để hướng dẫn Điều 8 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP. Các tiêu chí xuất xứ hàng
hóa không ưu đãi tại Phụ lục I được xác định như sau:
a) Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” (sau đây gọi tắt là CTC): là sự thay đổi về mã HS
của hàng hóa ở cấp 2 (hai) số, 4 (bốn) số hoặc 6 (sáu) số so với mã HS của nguyên liệu đầu vào
không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất
xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó.
b) Tiêu chí “Tỷ lệ phần trăm giá trị” (sau đây gọi tắt là LVC): được tính theo công thức quy
định tại khoản 3 Điều này.
3. LVC được tính theo một trong hai công thức sau:
a) Công thức trực tiếp:
LVC =

Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc

X 100%
10


Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
vùng lãnh thổ sản xuất
Trị giá FOB

b) Công thức gián tiếp:
Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ
Trị giá FOB
LVC =

- nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản


x
100%

xuất
Trị giá FOB

Nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O lựa chọn công thức trực tiếp hoặc công thức
gián tiếp để tính LVC và thống nhất áp dụng công thức đã lựa chọn trong suốt năm tài chính đó.
Việc kiểm tra, xác minh tiêu chí LVC đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cần dựa trên
công thức tính LVC mà nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O đã sử dụng.
4. Để tính LVC theo công thức nêu tại khoản 3 Điều này, trị giá nguyên liệu và các chi phí
trong toàn bộ quá trình sản xuất ra hàng hóa được xác định cụ thể như sau:
a) “Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản
xuất” bao gồm trị giá CIF của nguyên liệu thu mua hoặc sản xuất trong nước có xuất xứ từ một
nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ; chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phân bổ trực tiếp,
các chi phí khác và lợi nhuận.
b) “Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ
sản xuất” là trị giá CIF của nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp đối với nguyên liệu có xuất xứ từ
một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ khác; hoặc giá mua đầu tiên tại thời điểm mua vào
ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng đối với nguyên liệu không xác định được xuất xứ dùng để sản
xuất, gia công, chế biến ra sản phẩm cuối cùng.
c) “Trị giá FOB” là trị giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu và được tính như sau: “Trị giá FOB
= Giá xuất xưởng + các chi phí khác”.
- “Giá xuất xưởng" = Chi phí xuất xưởng + Lợi nhuận;
- “Chi phí xuất xưởng” = Chi phí nguyên liệu + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí phân
bổ trực tiếp;

11



Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
- “Chi phí nguyên liệu” bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí vận tải và bảo hiểm
đối với nguyên vật liệu đó;
- “Chi phí nhân công trực tiếp” bao gồm lương, các khoản thưởng và những khoản phúc lợi
khác có liên quan đến quá trình sản xuất;
- “Chi phí phân bổ trực tiếp” bao gồm: Chi phí nhà xưởng có liên quan đến quá trình sản
xuất (bảo hiểm nhà xưởng, chi phí thuê và thuê mua nhà máy, khấu hao nhà xưởng, sửa chữa,
bảo trì, thuế, lãi cầm cố); các khoản thuê mua và trả lãi của nhà máy và thiết bị; an ninh nhà
máy; bảo hiểm (nhà máy, thiết bị và vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa); các nhu
yếu phẩm cho quá trình sản xuất (năng lượng, điện và các nhu yếu phẩm khác đóng góp trực
tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất); nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo; khuôn dập,
khuôn đúc, việc trang bị dụng cụ và khấu hao, bảo trì và sửa chữa của nhà máy và thiết bị; tiền
bản quyền sáng chế (có liên quan đến những máy móc có bản quyền hoặc quá trình sử dụng
trong việc sản xuất hàng hóa hoặc quyền sản xuất hàng hóa); kiểm tra và thử nghiệm nguyên
liệu và hàng hóa; lưu trữ trong nhà máy; xử lý các chất thải; các nhân tố chi phí trong việc tính
toán giá trị của nguyên liệu như chi phí cảng và chi phí giải phóng hàng và thuế nhập khẩu đối
với các thành phần phải chịu thuế;
- “Các chi phí khác” là các chi phí phát sinh trong việc đưa hàng lên tàu để xuất khẩu, bao
gồm nhưng không giới hạn bởi chi phí vận tải nội địa, chi phí lưu kho, chi phí tại cảng, phí hoa
hồng, phí dịch vụ, và các phí có liên quan trong quá trình đưa hàng lên tàu để xuất khẩu.
5. Nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O lựa chọn tiêu chí xuất xứ nêu tại khoản 1
hoặc khoản 2 Điều này để kê khai, cam kết xuất xứ phù hợp với bản chất hàng hóa được sản
xuất ra với điều kiện hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ đó và các quy định khác thuộc Chương
III Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.

12


Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

1.4 Các loại quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa.

Xuất xứ thuần
túy

RVC
Quy tắc chung
CTH

Các tiêu chí xác
định hàng hóa có
xuất xứ.

RVC
Xuất xứ không
thuần túy

Quy tắc cụ thể
(PSR)

CTC
Khác

Hình 1-1: Các tiêu chí xác định hàng hóa có xuất xứ
1.1.1 Xuất xứ thuần túy
- Hàng hóa nhập khẩu được xem là có xuất xứ thuần túy khi hàng hóa được sản xuất toàn
bộ tại lãnh thổ của 1 nước xuất khẩu là thành viên Asean.
Ví dụ:
- Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng như: hoa quả, rau, cây, tảo biển, nấm và các loại
cây trồng khác được trồng và thu hoạch tại quốc gia đó.

- Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại đó như: động vật có vú, chim, cá, bò sát, vi
khuẩn, vi rút...
- Các sản phẩm chế biến từ động vật sống được đề cập tại tại điều trên
- Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, thu lượm hoặc
săn bắt tại đó.
- Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, nước,
đáy biển hoặc dưới đáy biển của Nước thành viên đó.
- Sản phẩm đánh bắt bằng tàu được đăng ký tại một Nước thành viên và có treo cờ của
Nước thành viên đó, và các sản phẩm khác được khai thác từ vùng lãnh hải, đáy biển hoặc
dưới đáy biển bên ngoài vùng lãnh hải của Nước thành viên đó, với điều kiện là Nước
thành viên đó có quyền khai thác vùng lãnh hải, đáy biển và dưới đáy biển đó theo luật
quốc tế.
- Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu được đăng ký tại một Nước
thành viên và treo cờ của Nước thành viên đó

13


Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
- Các vật phẩm thu nhặt tại nước đó nhưng không còn thực hiện được những chức năng ban
đầu hoặc cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng
làm các nguyên vật liệu, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế;
- Phế thải và phế liệu có nguồn gốc từ:
- Quá trình sản xuất tại nước đó; hoặc
- Sản phẩm đã qua sử dụng được thu nhặt tại nước đó, với điều kiện chỉ phù hợp làm
nguyên vật liệu thô.
1.1.2 Xuất xứ hàng hóa không thuần túy
- Hàng hóa nhập khẩu được gọi là có xuất xứ không thuần túy nhưng được xem là có xuất
xứ từ một nước thành viên khi không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước
thành viên đó, nhưng đáp ứng được một trong 2 tiêu chí xuất xứ chung sau:

Tiêu chí 1:
- Hàng hóa có hàm lượng các thành phần cấu thành nên giá trị hàng hóa thuộc khu vực
Asean trong giá FOB của hàng hóa không được ít hơn 40% giá FOB của hàng hóa. Hay
còn gọi là “hàm lượng giá trị khu vực (RVC)” phải ≥ 40%.
Ví dụ:
- Giá FOB của sản phẩm A được tạo thành từ: Chi phí B + Chi phí C + Chi phí D
- Trong đó chi phí B và chi phí C thuộc khu vực Asean; chi phí D ngoài khu vực Asean
=> Khi đó để thỏa mãn tiêu chí 1 thì: Chi phí B + chi phí C phải ≥ 40% giá FOB của hàng
hóa.
Tiêu chí 2:
- Tất cả nguyên vật liệu không có xuất xứ được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó phải
được thay đổi về tính chất so với hàng hóa thành phẩm. Tức là theo mã số HS thì mã HS
của nguyên phụ liệu không có xuất xứ ban đầu phải khác mã số HS của sản phẩm thành
phẩm ở cấp độ 4 số. Hay còn gọi là tiêu chí CTC.
Ví dụ:
- Nguyên phụ liệu không xuất xứ ban đầu có mã HS 8 số là: 1234.56.78
- Để thỏa mãn tiêu chí CTC thì sản phẩm thành phẩm ít nhất phải có mã HS thay đổi khác
số ở vị trí thứ 5 so với nguyên phụ liệu. Tức là: 1234.1… hoặc 1234.2… hoặc 1234.3…
hoặc 1234.4… hoặc 1234.6… hoặc thay đổi các số ở vị trí 1234 cũng được (ít nhất là phải
số

5

mà)

14


Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
Chú ý: Người xuất khẩu được chọn 1 trong 2 tiêu chí trên để xin xuất xứ hàng hóa.

Quy tắc cụ thể mặt hàng:
- Ngoài 2 tiêu chí xuất xứ chung như trên thì còn có quy tắc chọn tiêu chí để xét xuất xứ
cho từng loại mặt hàng cụ thể hay còn gọi là quy tắc cụ thể mặt hàng. Vậy 1 mặt hàng có
thể sử dụng 3 cách để được xem là có xuất xứ hay không là tiêu chí 1 và tiêu chí 2 (như
trên) và quy tắc cụ thể mặt hàng, và trong quy tắc cụ thể mặt hàng này có nhiều tiêu chí
hơn cho doanh nghiệp chọn lựa tùy theo hàng hóa cụ thể đó:
+ “RVC” là hàm lượng giá trị khu vực của hàng hoá tính theo công thức quy định tại Điều
4 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 20/2014/TTBCT không nhỏ hơn tỷ lệ
phần trăm quy định (ví dụ: 35%/40%/55%/70%...) và công đoạn sản xuất cuối cùng
được thực hiện tại một nước thành viên;
+ “CC” là chuyển đổi từ bất kỳ chương nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm.
Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất
ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 02 số (chuyển đổi Chương);
+ “CTH” là chuyển đổi từ bất kỳ nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm.
Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất
ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 04 số (chuyển đổi Nhóm);
+ “CTSH” là chuyển đổi từ bất kỳ phân nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân
nhóm. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình
sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 06 số (chuyển đổi Phân
nhóm);
+ “WO” là hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một
nước thành viên theo định nghĩa tại Điều 3 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số
20/2014/TT-BCT.
+ “WO-AK” là hàng hoá thu được hoặc được sản xuất tại lãnh thổ của bất kỳ nước thành
viên nào thuộc khối AKFTA chỉ từ các nguyên phụ liệu hay sản phẩm có xuất xứ WO
như được định nghĩa tại điểm đ) dẫn trên;
+ “De minimis” là quy tắc ngoại lệ áp dụng cho việc chuyển đổi mã số hàng hóa trong Hệ
thống hài hòa theo quy định tại Điều 10 của Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số
20/2014/TT-BCT.
2. Cơ sở pháp lí.

Với tư cách là thành viên của WTO, ASEAN, APEC,TPP… Việt Nam đã tham gia thực hiện
các quy định của hiệp định quy tắc xuất xứ, Hiệp định thương mại tự do, chương trình hài hòa
15


Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
quy tắc xuất xứ, chương trình ưu đãi phổ cập cung của EU, các quy tắc xuất xứ ASEAN và
nhiều hiệp định quốc tế khác làm căn cứ để phục vụ công tác xác định, xác minh và kiểm tra
xuất xứ hàng hóa.
Các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam kí kết là một trong những cơ sở quan
trọng để đưa ra các quy định về xuất sứ hàng hóa.Tính đến năm 2018 thì Việt Nam đã tham gia
kí kết 13 hiệp định Thương mại tự do (FTA):
1)

2)
3)
4)
5)

6)
7)
8)
9)
10)
11)
12)
13)

Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS)
Hiệp định Đầu tư toàn diện (ACIA)

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)
Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN- Trung Quốc (ACFTA)
Hiệp định về thương mại hàng hóa ASEAN- Nhật Bản ( AJCEP)
Hiệp định thương mại tự do ASEAN- Hàn Quốc
Hiệp định thương mại tự doASEAN- Ấn Độ
Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Úc- New Zealand (ANZFTA )
Hiệp định song phương Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Chi lê
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á- Âu (EEUV-FTA)
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và Liên Minh Châu Âu (EVFTA)
Hiệp định thương mại TPP.

3. Tình hình kiểm tra, cấp giấy chứng nhận xuất xứ.
1.5 Quy định về khai báo và cấp giấy chứng nhận xuất xứ.
- Đối với thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu hoặc cho
sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định (có thay đổi về định mức
số lượng, định mức trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu đối với cả nguyên
liệu đầu vào hoặc sản phẩm đầu ra mỗi lần cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa), hồ sơ đề
nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ
theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tương ứng đã được khai hoàn chỉnh;
c) Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu không phải khai báo
hải quan theo quy định của pháp luật không cần nộp bản sao tờ khai hải quan;
d) Bản sao hóa đơn thương mại (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
đ) Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (đóng dấu sao y bản
chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Thương nhân
được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức
16



Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật
hoặc thông lệ quốc tế;
e) Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ
không ưu đãi theo mẫu do Bộ Công Thương quy định;
g) Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc
hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong
trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng
hóa khác;
h) Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
i) Trong trường hợp cần thiết, cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa kiểm
tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại Khoản 1 Điều 28 Nghị định
này; hoặc yêu cầu thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung các
chứng từ dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) như: Tờ khai hải quan
nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có
sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất); hợp đồng mua bán hoặc hóa
đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước (trong trường hợp có sử dụng
nguyên liệu, phụ liệu mua trong nước trong quá trình sản xuất); giấy phép xuất khẩu (nếu có);
chứng từ, tài liệu cần thiết khác.
- Đối với thương nhân sản xuất và xuất khẩu sản phẩm cố định (không thay đổi về định
mức số lượng, định mức trọng lượng, mã HS, trị giá và nguồn cung nguyên liệu đối với nguyên
liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra), hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa lần đầu
tiên bao gồm các chứng từ theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Từ lần đề nghị cấp Giấy chứng
nhận xuất xứ hàng hóa tiếp theo, thương nhân chỉ cần nộp các chứng từ theo quy định từ điểm a
đến điểm đ Khoản 1 Điều này. Các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa nêu tại điểm e, điểm g và điểm h, Khoản 1 Điều này có giá trị trong thời hạn 2 năm kể
từ ngày thương nhân nộp cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trong
trường hợp có sự thay đổi trong thời hạn 2 năm này, thương nhân cập nhật thông tin liên quan
đến các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại điểm e,

điểm g và điểm h Khoản 1 Điều này cho cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa.
17


Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
+ Trong trường hợp chưa có các chứng từ nêu tại điểm c và điểm đ Khoản 1 Điều này,
thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được phép nộp các chứng từ này
sau nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa. Sau thời hạn này nếu thương nhân không nộp bổ sung chứng từ, cơ quan, tổ chức cấp Giấy
chứng nhận xuất xứ hàng hóa yêu cầu thu hồi hoặc hủy Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã
cấp theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
+ Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa có quyền yêu cầu thương nhân
cung cấp bản chính của các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này để kiểm tra, đối chiếu trong
trường hợp có nghi ngờ tính xác thực của các chứng từ này.
+ Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xem xét cấp Giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hóa cho hàng hóa xuất khẩu gửi kho ngoại quan đến các nước thành viên theo
Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Ngoài các chứng từ quy định tại Khoản 1
Điều này, thương nhân nộp thêm các chứng từ sau:
a) Bản sao tờ khai hàng hóa nhập kho, xuất kho ngoại quan có xác nhận hàng đến cửa khẩu
xuất của cơ quan hải quan (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân);
b) Bản sao hợp đồng hoặc văn bản có nội dung chỉ định thương nhân Việt Nam giao hàng
cho người nhập khẩu ở nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ mà Việt Nam ký kết hoặc gia
nhập theo Điều ước quốc tế (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân).
+ Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xem xét cấp Giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hóa cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất,
kho ngoại quan, khu phi thuế quan và các khu vực hải quan riêng khác có quan hệ xuất khẩu,
nhập khẩu với nội địa trong trường hợp hàng hóa đó đáp ứng các quy tắc xuất xứ ưu đãi quy
định tại Chương II hoặc quy tắc xuất xứ không ưu đãi quy định tại Chương III Nghị định này.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
1.6 Các trường hợp kiểm tra xác minh xuất xứ hàng hóa.
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 31/2018/NĐ­CP về hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương
về xuất xứ hàng hóa thì các trường hợp kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu được quy định cụ thể như sau:

18


Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

 Bộ Công Thương hướng dẫn việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trước và
sau khi cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa và việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa
xuất khẩu của thương nhân trong các trường hợp sau:
+ Kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Bộ Công Thương cấp hoặc do
cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp hoặc do thương nhân tự chứng nhận xuất
xứ theo yêu cầu của cơ quan hải quan nước nhập khẩu;
+ Phối hợp kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất của thương nhân để kiểm tra, xác minh xuất xứ
hàng hóa theo yêu cầu của cơ quan hải quan nước nhập khẩu trong trường hợp kết quả kiểm tra
hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 28 Nghị
định 31/2018/NĐ­CP

không được chấp nhận;

+ Thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất đối với thương nhân trước khi được cấp
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc đối với thương nhân đề nghị tham gia tự chứng nhận
xuất xứ hàng hóa trước khi xem xét việc cấp Văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng
hóa theo quy định của Bộ Công Thương;
+ Thành lập đoàn kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất đối với thương nhân sau khi được cấp
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc đối với thương nhân sau khi phát hành chứng từ tự

chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bộ Công Thương;
+ Chủ trì cùng các cơ quan hữu quan trong nước, phối hợp với các cơ quan chức năng Điều
tra của nước nhập khẩu để kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.

 Bộ Tài chính hướng dẫn việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi
thực hiện thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan trong các trường hợp
sau:
- Đối với hàng hóa xuất khẩu:
Tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa của thương nhân xuất khẩu trong quá trình
làm thủ tục xuất khẩu, đảm bảo hàng hóa khai báo đúng xuất xứ. Trong trường hợp có nghi ngờ
hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, Bộ Tài chính thông báo với
Bộ Công Thương để phối hợp trong việc chống gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp;
- Đối với hàng hóa nhập khẩu:
+ Tiến hành kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa của thương nhân nhập khẩu trong quá trình
làm thủ tục nhập khẩu;

19


Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
+ Gửi yêu cầu kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan
hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu một cách ngẫu nhiên hoặc khi có lý do nghi
ngờ tính chính xác của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, tính xác thực của các thông tin
liên quan đến xuất xứ của hàng hóa thuộc diện nghi ngờ.
+ Thành lập đoàn kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất của thương nhân nước
xuất khẩu theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trong trường hợp không
chấp nhận kết quả kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của cơ quan hải quan
hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu, đồng thời thông báo bằng văn bản cho Bộ
Công Thương để phối hợp.
1.7 Tình hình chung về hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ.

Trao quyền cho doanh nghiệp
- Doanh nghiệp sẽ thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ ngày 5/10
tới đây trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, theo Thông tư số 28/2015/TT-BCT
của Bộ Công Thương trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN. Cục Xuất Nhập khẩu
(Bộ Công Thương) cho biết, theo cơ chế này, trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc của hàng
hóa sẽ chuyển từ các cơ quan chuyên trách sang doanh nghiệp (hoặc nhà nhập khẩu).
- Điều này mang lại cho doanh nghiệp Việt thêm nhiều cơ hội nhưng cũng đồng thời dẫn
đến nhiều bất lợi, không phải doanh nghiệp nào cũng chấp nhận quyền chủ động này vì
doanh nghiệp lo ngại sẽ phải đối mặt với rủi ro nếu chứng thực hàng hóa của doanh nghiệp
sai, không đúng sự thật, doanh nghiệp có thể bị trả lại hàng hóa hoặc bị phạt nặng dẫn đến
tổn thất vô cùng lớn. Đó là chưa kể từ trước đến nay, các doanh nghiệp đã quá quen với việc
tuân thủ từ những quy định của các cơ quan cấp bộ, ngành đưa ra chứ chưa bao giờ tự mình
đưa ra các quy định cho bản thân. Nhưng đối với các doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng
tốt và đạt chuẩn thì đây là một cơ hội vô cùng to lớn để có thể nhờ đó phát triển lớn mạnh ra
thị trường quốc tế.
Các tiêu chí để lựa chọn doanh nghiệp tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ:
+ Thứ nhất là nhà sản xuất đồng thời là người xuất khẩu hàng hóa do chính thương nhân sản
xuất.
+ Thứ hai là không vi phạm quy định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp
hồ sơ đăng ký.
+ Thứ ba, kim ngạch xuất khẩu đi ASEAN được cấp C/O mẫu D năm trước liền kề đạt tối
thiểu 10 triệu USD.
20


Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
+ Thứ tư, có cán bộ được đào tạo, được cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận về xuất xứ hàng hóa
do đơn vị đào tạo được Bộ Công Thương chỉ định cấp.
- Dựa vào các quy định trên để xác định các doanh nghiệp có đủ khả năng tiềm lực khi
nhiều doanh nghiệp làm ăn gian dối sẽ khó lòng đáp ứng được các yêu cầu trên. Vì hiện nay có

rất nhiều những doanh nghiệp không hoạt động sản xuất mà thay vào đó là mang những sản
phẩm từ nước ngoài vào và dán nhãn mác của thương hiệu mình rồi xuất sang các nước khác.
- Với loại doanh nghiệp kiểu này sẽ phải đối mặt với lực lượng hải quan khi đến kiểm tra
doanh nghiệp về số lượng lao động, thiết bị dây chuyền, qua đó sẽ phát hiện doanh nghiệp có
sản xuất hay chỉ đưa hàng hóa vào Việt Nam rồi xin xuất xứ để xuất khẩu.
Hiện Vinamilk là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam được chọn tự chứng nhận xuất xứ
hàng hóa trong ASEAN, với mã số tự chứng nhận 0001/TCNXXHH. Theo chứng nhận tự cấp
xuất xứ hàng hóa trong ASEAN này, Vinamilk được quyền tự cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa
(Certificate of Origin) cho các sản phẩm như sữa bột, sữa nước, sữa chua ăn, sữa đặc, nước giải
khát, kem…
Doanh thu xuất khẩu của Vinamilk 10 tháng đầu năm 2016 đạt 4.662 nghìn tỷ đồng (tương
đương 208 triệu đô la Mỹ). Vinamilk đã và đang xuất khẩu đến 43 quốc gia trên khắp 5 khu
vực châu lục, và khu vực Châu Á hiện tại là khu thị trường tập trung mạnh của Vinamilk.
-

Đặc biệt từ năm 2019, doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU phải tự chứng nhận

xuất xứ hàng hóa mới được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Đây là yêu cầu bắt
buộc của EU đối với một số nước, trong đó có Việt Nam. Theo các chuyên gia thương mại, cơ
chế này đem lại nhiều lợi ích trong việc giảm thiểu thời gian, chi phí giao dịch, chủ động trong
phát hành hóa đơn thương mại và giúp doanh nghiệp nắm bắt những cam kết về quy tắc xuất
xứ trong các FTA... Chính sách này đã được các nước ở EU sử dụng hơn 40 năm nay và cho
thấy những ưu điểm như: đơn giản hóa quy trình thủ tục, cắt giảm thời gian và chi phí cho
doanh nghiệp; đồng thời giảm rủi ro cho các cơ quan cấp phép và bớt gánh nặng cho hải quan.
- Chính vì vậy, trong các FTA mà EU đã ký hoặc đang đàm phán đều yêu cầu phía đối tác
áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, thậm chí EU còn đang xem xét áp dụng cơ chế này
trong Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
- Để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp, trước khi áp dụng phía EU sẽ cho các doanh
nghiệp Việt Nam thời gian quá độ khoảng 6 tháng. Trong thời gian này, nếu doanh nghiệp nào
chưa tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đều có thể xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)

từ các cơ quan chức năng giống như hiện nay.
21


Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
-

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, cả nước hiện có 2.700 doanh nghiệp đang

xuất khẩu sang EU được hưởng ưu đãi GSP. Vì vậy, việc doanh nghiệp bắt buộc phải tự chứng
nhận xuất xứ khi xuất khẩu sang EU là khá gấp gáp. Tuy nhiên, đây cũng không phải là việc
quá khó khăn bởi thực tế hiện nay nếu muốn xuất khẩu sang EU doanh nghiệp vẫn phải xin
C/O ở Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Công Thương.
- Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã biết cách làm thế nào đáp ứng tiêu chí về
xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi GSP. Do vậy, điều khác biệt duy nhất là thay vì Bộ
Công Thương hay VCCI cấp C/O thì doanh nghiệp sẽ tự cấp C/O cho chính mình bằng cách
ghi một dòng lên chứng từ và hóa đơn là "sản phẩm này đạt tiêu chí để hưởng GSP".
Nhiều phương thức hỗ trợ

- Nhận thức được tầm quan trọng của C/O, hầu hết các nước trên thế giới đã áp dụng cơ
chế tự chứng nhận xuất xứ, tức là trao quyền cho doanh nghiệp được tự chứng minh nguồn gốc
xuất xứ hàng hóa của mình để được hưởng ưu đãi. Nhưng khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp
tự chứng nhận xuất xứ là vấn đề kim ngạch vì phải đạt kim ngạch tối thiểu 10 triệu USD, có
quá trình chấp hành tốt pháp luật, nhất là thuế, hải quan, xuất nhập khẩu; có bộ máy đủ năng
lực bởi khi làm tự chứng nhận là doanh nghiệp đang tự làm thay vai trò của Nhà nước.
- Ông Trần Thanh Hải cho biết, Bộ Công Thương sẽ không cấp phép cho doanh nghiệp đủ
điều kiện tự chứng nhận hàng hóa bởi EU bắt buộc doanh nghiệp phải làm khi xuất khẩu hàng
hóa sang quốc gia họ.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ doanh nghiệp qua việc tổ chức các buổi hội thảo để
cung cấp thông tin về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trong thời gian tới, Bộ sẽ mở

các lớp đào tạo để cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng
hóa và khi có vấn đề xảy ra Bộ Công Thương sẽ nắm được thông tin nhằm phối hợp với EU
truy xuất nguồn gốc hàng hóa và doanh nghiệp.
Hiện nay, Bộ Công Thương đang tập trung xây dựng Thông tư hướng dẫn doanh nghiệp tự
chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi xuất khẩu sang EU. Sau khi Thông tư được ban hành, Bộ
Công Thương sẽ phối hợp với VCCI, các Hiệp hội, ngành hàng có nhiều doanh nghiệp để tổ
chức tập huấn và hướng dẫn nhằm giúp họ tự chứng nhận xuất xứ nhanh chóng, chính xác,
không mất thời gian đi lại và chi phí như cách xin cấp C/O truyền thống.
Doanh nghiệp Việt đang tận dụng rất tốt ưu đãi FTA
22


Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

- Trong 6 tháng đầu năm 2018, các tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp
458.285 bộ C/O ưu đãi với trị giá 22,7 tỷ USD, tăng 36% về trị giá và tăng 33% về số lượng
hồ sơ so với cùng kỳ năm 2017.
- Về cơ cấu mặt hàng, các mặt hàng nông sản của Việt Nam có tỷ lệ sử dụng ưu đãi FTA
rất tốt do hầu hết đều đáp ứng quy tắc xuất xứ thuần túy (WO) đối với nông sản thô/sơ chế và
quy tắc Hàm lượng giá trị khu vực (RVC) hoặc Chuyển đổi mã số HS (CTC) đối với nông sản
có hàm lượng chế biến sâu.
- Một số mặt hàng công nghiệp có tỷ lệ sử dụng ưu đãi rất cao, tuy nhiên, có một số khác
có tỷ lệ sử dụng C/O còn thấp. Nhìn chung, nhóm hàng công nghiệp chưa đáp ứng được quy
tắc xuất xứ phức tạp.
1.8 Tình hình kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ

- Mỗi lần tra cứu tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu của một lô hàng, tổ chức cấp C/O nếu
phải truy cập vào trang điện tử nêu trên để kiểm tra tính xác thực thì quá trình này không đảm
bảo thời gian xử lý hồ sơ cho doanh nghiệp. Ngoài ra, các mẫu C/O ưu đãi và C/O không ưu
đãi hiện chưa được đồng bộ hóa để khai báo và cấp điện tử.

- Do vậy, trong thời gian quá độ hiện nay, hồ sơ đề nghị cấp C/O theo Điều 15 Nghị định
số 31/2018/NĐ-CP vẫn quy định việc nộp 1 bản in từ Tờ khai hải quan xuất khẩu (được hiểu là
bản in ra từ bản mềm Tờ khai hải quan điện tử).
- Đối với cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Điều 25 Nghị định số
31/2018/NĐ-CP, trường hợp thương nhân đáp ứng một số tiêu chí lựa chọn theo Điều ước
quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, hoặc các tiêu chí theo quy định của nước nhập
khẩu do Bộ Công Thương hướng dẫn tại các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, thương
nhân có thể tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, không hạn chế là hàng
nông nghiệp hay hàng công nghiệp.
Phân luồng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Chế độ luồng Xanh

- Để được áp dụng chế độ luồng Xanh trong quy trình cấp C/O ưu đãi, thương nhân cần
đạt được tiêu chí sau:
- Thương nhân được Bộ Công Thương công nhận là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín; hoặc
Thương nhân được Bộ Tài chính công nhận là doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực quản lý nhà
nước về hải quan; hoặc Thương nhân đáp ứng các điều kiện dưới đây: Không vi phạm quy
định về xuất xứ trong 2 năm gần nhất trước thời điểm đề nghị xét duyệt chế độ Luồng Xanh;
23


Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
có hệ thống lưu trữ hồ sơ (hồ sơ giấy và hồ sơ điện tử) đầy đủ để đảm bảo chứng minh tính xác
thực của C/O và xuất xứ hàng hóa trong thời hạn lưu trữ theo quy định tại Nghị định số
31/2018/NĐ-CP; thực hiện quy trình khai báo C/O điện tử qua Hệ thống quản lý và cấp chứng
nhận xuất xứ điện tử (www.ecosys.gov.vn) và có tần suất đề nghị cấp ít nhất 30 bộ C/O ưu
đãi/năm.
- Các chế độ ưu tiên thương nhân được hưởng khi được phân vào luồng Xanh gồm: Ưu
tiên về nộp chậm chứng từ, ưu tiên về thời gian cấp C/O ưu đãi và ưu tiên về kiểm tra thực tế
hàng hóa và cơ sở sản xuất.

Cụ thể, được gia hạn thời gian nộp chậm chứng từ trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày
cấp C/O đối với các chứng từ được phép nộp chậm theo quy định tại Nghị định 31/2018/NĐCP. Thời gian xử lý hồ sơ cấp C/O ưu đãi dưới dạng bản giấy là tối đa 6 giờ làm việc kể từ khi
nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ; Được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất trong
quá trình đề nghị cấp C/O ưu đãi.
Chế độ luồng Đỏ

-

Mặt hàng áp dụng chế độ luồng Đỏ được xác định theo tiêu chí sau: Mặt hàng có nguy

cơ cao gian lận xuất xứ hàng hóa để lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại của nước nhập
khẩu hoặc hưởng lợi từ cam kết thuế quan ưu đãi mà nước nhập khẩu dành cho Việt Nam; hoặc
Mặt hàng có lượng C/O thuộc diện điều tra xác minh xuất xứ hàng hóa tăng đáng kể và bất
thường theo đề nghị của nước nhập khẩu.
- Khi bị đưa vào luồng Đỏ, thương nhân bắt buộc phải nộp hồ sơ đầy đủ (bản giấy và bản
điện tử) các chứng từ quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 31/2018/NĐ-CP.
- Việc xử lý hồ sơ cấp C/O ưu đãi thực hiện trong vòng 3 ngày làm việc kể từ khi nhận
được đầy đủ hồ sơ hợp lệ dưới dạng bản giấy theo quy định.
Kiểm tra thực tế hàng hóa và cơ sở sản xuất: Cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi kiểm tra thực
tế hàng hóa và cơ sở sản xuất đối với mặt hàng đề nghị cấp C/O ưu đãi lần đầu hoặc trong quá
trình thương nhân đề nghị cấp C/O ưu đãi khi có nghi ngờ gian lận xuất xứ hàng hóa. (Thông tư
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/8/2018.).

24


Vấn đề xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam

Chương 3: Những vấn đề trong xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
1. Những vẫn đề trong hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ, và các hình thức gian lận

xuất xứ hàng hóa.
-

Trong thời hội nhập, lĩnh vực xuất nhập khẩu đã xuất hiện nhiều hình thức gian lận

thương mại, chủ yếu là gian lận trong việc khai báo mã số và chứng nhận xuất xứ hàng hóa
(C/O) để hưởng lợi từ các chính sách miễn giảm thuế của các hiệp định thương mại.
- Khi tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN, các DN được hưởng mức thuế suất ưu
đãi theo các thỏa thuận thương mại đã được ký kết. Đây chính là điều kiện để những loại hàng
hóa gian lận C/O trong khu vực gia tăng.
- Trung tâm Xác nhận chứng từ thương mại của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam cho biết: Trong 3 năm trở lại đây đã có hơn 1.000 bộ hồ sơ gian lận C/O với hành vi giả,
sửa chữa C/O ngày càng tinh vi hơn. Trong đó, những sản phẩm có mức thuế suất cao như
nông sản, thủy sản, dệt may… thường xuyên rơi vào “danh sách đen”.
- Bởi khi gian lận C/O, mức thuế suất của DN sẽ được giảm mạnh, nhất là đối với C/O
mẫu D. Thủ thuật gian lận được thể hiện dưới nhiều hình thức. Thí dụ DN dùng hình thức đạo
giá để gian lận về giá tính thuế hoặc cố ý cung cấp thông tin sai về mã số thuế, sai tên nước
xuất xứ vào tờ khai hải quan hoặc khai gian số lượng hàng hóa thực tế trên hợp đồng thương
mại.
- Một số DN khác sử dụng thủ thuật sửa chữa các chứng từ, hóa đơn và bảng kê nộp cho
cơ quan hải quan. Nếu bị phát hiện, DN sẽ tiếp tục sửa đổi, thay thế hoặc bổ sung những
chứng từ đã sửa chữa. Nhiều chủ hàng còn sử dụng hình thức quá cảnh hàng hóa tại một nước
trung gian nhằm thay đổi xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa theo nước quá cảnh nhằm tránh những
quy định hạn chế về hạn ngạch và được hưởng các ưu đãi.
- Nhiều đơn vị nhập khẩu còn sử dụng hàng hóa xuất xứ từ hai nước khác nhau để lẫn vào
nhau nhằm giấu xuất xứ thực của hàng hóa khi làm thủ tục xuất nhập khẩu. Ngoài ra, còn có
DN tự tạo những mẫu giấy chứng nhận gần giống với C/O thật, thậm chí giả mạo chữ ký của
cán bộ có thẩm quyền cấp C/O.
- Cung cấp tài liệu chứng từ không đúng sự thật với cơ quan có thẩm quyền khi xin cấp
giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

- Đưa hàng hóa giả mạo vào lãnh thổ Việt Nam.
- Xuất khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ, làm giả nhãn mác nguồn gốc xuất xứ.
- Trong khi khai báo các doanh nghiệp thường khai không chính xác và đầy đủ. Có những
trường hợp doanh nghiệp quên không ghi vào ô tiêu chuẩn hàng hóa và xuất xứ sản phẩm ,…
25


×