Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Quy định về hoạt động hội chợ, triển lãm thương mại và áp dụng với ngành dệt may

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.33 KB, 19 trang )

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH XÚC
TIẾN THƯƠNG MẠI QUỐC GIA VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 37/2006/NĐ-CP
1.1

Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia
CHƯƠNG

TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI QUỐC GIA LÀ

CHƯƠNG

TRÌNH

XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI ĐƯỢC XÂY DỰNG THEO ĐỊNH HƯỚNG VỀ THỊ TRƯỜNG,
NGÀNH HÀNG XUẤT KHẨU CỦA

CHIẾN

LƯỢC XUẤT KHẨU THỜI KỲ

2006 -

2010 VÀ ĐƯỢC NHÀ NƯỚC HỖ TRỢ KINH PHÍ THỰC HIỆN.
1.1.1 BỐI CẢNH RA ĐỜI VÀ MỤC TIÊU
ĐẠI

HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ

ĐÃ BAN HÀNH

X



CỦA

ĐẢNG CỘNG

SẢN

VN

NGHỊ QUYẾT THÔNG QUA BÁO CÁO VỀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM

VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

-

XÃ HỘI

5

NĂM

2006-2010,

THEO ĐÓ TRONG GIAI

ĐOẠN NÀY ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NƯỚC TA LÀ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM RA THỊ TRƯỜNG NƯỚC
NGOÀI.

VIỆC


TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA GIÚP MANG LẠI NHỮNG

LỢI ÍCH CHO VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ

-

XÃ HỘI NHƯ

tăng thêm nguồn thu

ngoại tệ, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người
lao động và đặc biệt là đẩy mạnh quá trình CNH- HĐH đất nước. Không chỉ vậy,
đây còn là con đường để góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên
thị trường quốc tế, là cơ sở để Việt Nam bước vào sân chơi thương mại toàn cầu
một cách vững vàng.
Tuy nhiên khi tham gia vào sân chơi thương mại quốc tế các doanh nghiệp
Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn trong việc đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu của mình. Để một sản phẩm được ưa chuộng trên thị trường quốc tế
đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ những thông tin về thị trường đó và
giới thiệu được sản phẩm của mình trên trường quốc tế. Thực tế hiện nay, các
doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn yếu kém trong việc điều tra, tìm hiểu thị
trường mới. Năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là gia công, yếu
về R&D, marketing và bán hàng, thiếu thông tin và kiến thức về thị trường nước
ngoài. Đây là những nguyên nhân khiến cho sản phẩm của Việt Nam chưa được
thế giới biết đến nhiều và chưa đẩy mạnh được xuất khẩu.
1


Trong bối cảnh đó, Chính Phủ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ

các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm thị trường nướ c ngoài và nâng cao năng
lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngày 03/11/2005, Thủ Tướng
Chính Phủ đã ký quyết định ban hành Quyết Định số 2/9/2005 về việc xây dựng
chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006-2010.
1.1.2 Mục tiêu của chương trình xúc tiến thương mại quốc gia
MỤC

TIÊU CỦA

CHƯƠNG

TRÌNH XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI QUỐC GIA LÀ

NHẰM TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG XUẤT KHẨU; TẠO ĐIỀU KIỆN BAN ĐẦU XÂY DỰNG CÁC CƠ SỞ VẬT
CHẤT PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI; GÓP PHẦN NÂNG CAO
NĂNG LỰC KINH DOANH CỦA CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP; GẮN KẾT CÁC HOẠT
ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI; XÚC TIẾN ĐẦU TƯ VÀ QUẢNG BÁ DU LỊCH.

1.2.

Nghị định số 37/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại về

hoạt động xúc tiến thương mại
NGHỊ

ĐỊNH NÀY QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH

LUẬT THƯƠNG


MẠI VỀ

MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI, BAO GỒM KHUYẾN MẠI; QUẢNG
CÁO THƯƠNG MẠI; HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI.

TRONG ĐÓ QUY ĐỊNH CÁC MỤC CỤ THỂ NHƯ SAU:
-

KHUYẾN MẠI
Mục 1: Nguyên tắc thực hiện khuyến mại, hạn mức tối đa giá trị của

hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại và giảm mức giá tối đa đối với hàng
hóa, dịch vụ được khuyến mại.
MỤC 2: CÁC HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI.
MỤC 3: TRÌNH TỰ , THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN KHUYẾN MẠI.
-

Quảng cáo thương mại
Mục 1: Nội dung của sản phẩm quảng cáo thương mại.
MỤC 2: TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN QUẢNG CÁO.
- Hội chợ triển lãm thương mại
Mục 1: Hàng hóa, dịch vụ trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm

thương mại
2


MỤC 2: TRÌNH

TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC, THAM GIA HỘI CHỢ,


TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI.

NGOÀI


RA

NHÀ NƯỚC

NGHỊ

ĐỊNH CÒN QUY ĐỊNH VỀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG, QUẢN

VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI VÀ VIỆC THANH TRA,

KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM.

3


CHƯƠNG II: TÌM HIỀU NGHỊ ĐỊNH 37/2006/NĐ-CP – QUY
ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI VÀ
ÁP DỤNG VỚI NGÀNH DỆT MAY
2.1. QUY

ĐỊNH VỀ HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TRƯNG BÀY, GIỚI THIỆU TẠI HỘI

CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI.


2.1.1. Ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại hội
chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
a.

Khái quát

-

Hàng hóa trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt

Nam phải có nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng
hóa.
-

Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm

thương mại tại Việt Nam phải thực hiện theo quy định của pháp luật về ghi
nhãn hàng hóa.
Việc ghi nhãn hàng hóa được quy định như sau: Theo quy định tại Nghị
định số 89/2006/NĐ -CP ngày 30.8.2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, thì
hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải ghi nhãn
theo đúng quy định, trừ các trường hợp không bắt buộc phải ghi nhãn như:
hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán
trực tiếp cho người tiêu dùng, hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản,
thủy sản, khoáng sản), vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi, cát, đá, sỏi, xi
măng, đất màu, vữa, hỗn hợp bê tông thương phẩm), phế liệu (trong sản xuất,
kinh doanh) không có bao bì và bán trực tiếp theo thỏa thuận với người tiêu
dùng. Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau: tên hàng hóa;
tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; xuất xứ
hàng hóa. Ngoài các nội dung này, tùy theo tính chất của mỗi loại hàng hóa,

phải thể hiện trên nhãn hàng hóa các nội dung bắt buộc quy định tại Điều 12
của Nghị định số 89/2006/NĐ -CP và quy định tại các văn bản luật, pháp lệnh
chuyên ngành có liên quan.

4


Hàng hóa được sản xuất và lưu thông trong nước, ngoài việc ghi nhãn
bằng ngôn ngữ bắt buộc nêu trên, nội dung thể hiện trên nhãn có thể được ghi
bằng ngôn ngữ khác. Nội dung ghi bằng ngôn ngữ khác phải tương ứng nội
dung tiếng Việt. Kích thước chữ được ghi bằng ngôn ngữ khác không được
lớn hơn kích thước chữ của nội dung ghi bằng tiếng Việt. Hàng hóa nhập khẩu
vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đầy đủ những
nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội
dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội
dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.
b.

Áp dụng đối với ngành dệt may Việt Nam
Trong ngành dệt may, Việt Tiến là một thương hiệu khá nổi tiếng ở thị

trường tròng nước và thị trường quốc tế nên việc ghi nhãn hàng hóa càng trở
nên quan trọng. Nhãn hàng hóa của Việt Tiến luôn được thể hiện rõ ràng trên
từng sản phẩm của công ty. Hiện nay Việt Tiến là đơn vị có doanh thu cũng
như có tỷ trọng xuất khẩu lớn nhất trong các doanh nghiệp của Tập đoàn Dệt
May Việt Nam. Việt Tiến có nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa và cũng là
doanh nghiệp duy nhất trong các đơn vị trong Tập đoàn đã mua thương hiệu
thời trang quốc tế. Đến nay Việt Tiến đã phát triển được 7 nhãn hiệu hàng hóa
riêng của mình và sản phẩm mang thương hiệu Việt Tiến đã khẳng định vị thế
của mình trên thị trường Việt Nam và thế giới.

2.1.2. Trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để so sánh
với hàng thật.
a.

Khái quát:

-

Việc tổ chức trưng bày hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ để

so sánh với hàng thật phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước
về thương mại có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
-

Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được trưng bày để so sánh

với hàng thật phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy
định của pháp luật xác nhận hàng hóa đó là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở
hữu trí tuệ.
5


-

Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi được trưng bày phải

niêm yết rõ hàng hóa đó là hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ.
b.

Áp dụng đối với ngành dệt may Việt Nam

Đầu năm 2010, Tổng Công ty may Việt Tiến chính thức ra mắt nhãn

hiệu mới, Việt Long - thời trang công sở gồm sơ mi, quần tây, áo thun, quần
jeans, cà vạt… dành cho người lao động, sinh viên, công chức… với mức giá
hoàn toàn bình dân, từ 80.000 - 180.000 đồng/sản phẩm.
Với nhãn hàng Việt Long, Việt Tiến đang khép kín dãy hàng may mặc
cung cấp cho người tiêu dùng nội địa với những thương hiệu Sanciaro,
Manhattan, TT-up dành cho người có thu nhập cao; Việt Tiến, Viettien
Smartcasual dành người có thu nhập từ trung bình đến khá; và Việt Long
nhắm đến người tiêu dùng có thu nhập trung bình thấp đang chiếm số đông.
Bên cạnh việc xây dựng chuỗi cửa hàng, đại lý độc quyền bán sản
phẩm may mặc của mình, Việt Tiến còn phối hợp với các cửa hàng dệt may
khác cùng phân phối các sản phẩm hàng may mặc Việt Nam đến tay người
tiêu dùng bình dân một cách rộng rãi hơn.
Tuy thâm nhập sâu hơn với đối tượng khách hàng bình dân, nhưng Việt
Tiến luôn khẳng định việc lấy chất lượng sản phẩm là tiêu chí cạnh tranh hàng
đầu. Việt Tiến chỉ cung cấp những mẫu quần áo có chất lượng vải được kiểm
nghiệm, cam kết không có chất gây kích ứng da. Luôn luôn cải tiến mẫu mã
sản phẩm, đa dạng màu sắc quần áo. Nhờ đó, các sản phẩm thời trang Việt
Tiến đã vượt qua được định kiến “chê” hàng Việt Nam. Tuy nhiên, trên thị
trường hiện nay có rất nhiều hàng hóa sản phẩm giả nhãn mác của Việt Tiến
để lừa khách hàng, không những làm giả sản phẩm mà còn làm giả cả cửa
hàng đại lý. Theo Cục Quản lý thị trường thì hiện nay có nhiều cơ quan nhà
nước ở trung ương và địa phương liên quan trực tiếp đến bảo hộ quyền sở hữu
trí tuệ, bao gồm Công an, Hải quan, Quản lý thị trường và cả các cơ quan
quản lý chuyên ngành, làm cho việc thực hiện chức năng chồng chéo, nhưng
vẫn luôn tạo ra chỗ trống, không kiểm soát được toàn diệncác vi phạm. Ngoài
ra, chưa thiết lập được sự hợp tác phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà
6



nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ và các cơ quan nhà nước khác có liên
quan. Đơn cử: Cty may Việt Tiến được bảo hộ nhãn hiệu "Việt Tiến" trên các
sản phẩm may mặc do mình sản xuất, nhưng một số cơ sở kinh doanh theo
Nghị định 109/2004/NĐ-CP lại được cấp giấy chứng nhận kinh doanh ngành
hàng quần áo may sẵn với tên cơ sở kinh doanh là Việt Tiến (tên thương nhân
trùng tên nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ) và treo biển "Cửa hàng quần áo
may sẵn Việt Tiến", gây ngộ nhận đây là cửa hàng của Cty may Việt Tiến.
Nên trong các hôi chợ, triển lãm trưng bày sản phẩm công ty may Việt Tiến đã
trưng bày các sản phẩm nhái nhãn hiệu của công ty cùng với sản phẩm thật để
khách hàng có thể phần nào phân biệt được hàng thật và hàng giả để không bị
lừa - và từ đó làm mất uy tín của công ty.
2.1.3. Sử dụng tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại
a.

Khái quát

-

Thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại khi tổ

chức hội chợ, triển lãm thương mại có quyền chọn tên, chủ đề hội chợ, triển
lãm thương mại.
-

Trường hợp tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại sử dụng

những từ ngữ để quảng bá chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ hoặc
uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ triển
lãm thương mại thì thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương

mại khi tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại phải tuân thủ các quy định sau
đây:
+) Có bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa,
dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên, chủ đề của
hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký;
+) Có bằng chứng chứng minh uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ
chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp với tên,
chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại đã đăng ký.

7


b.

Áp dụng đối với ngành dệt may Việt Nam
Với diện tích gian hàng 400 m2, Việt Tiến mang đến Hội chợ thời trang

VIFF 2010 một không gian thực sự mới lạ và chuyên nghiệp với chủ đề
“Nguyên liệu dệt và môi trường xanh”. . Đây là lần đầu tiên Việt Tiến “trình
làng” tất cả các thương hiệu: Viettien, San Sciaro, Manhattan, TT – Up,
Viettien Smart Casual và Việt Long với những sản phẩm thời trang mới nhất
của năm 2010. Tại Hội chợ lần này Việt Tiến cũng tiên phong đổi mới hoạt
động của mình theo đúng tiến trình hội chợ quốc tế, các hoạt động xúc tiến
thương mại sẽ diễn ra trong phần lớn thời gian hội chợ. Bên cạnh đó, Việt
Tiến sẽ có nhiều hình thức ưu đãi dành cho khách hàng như: chương trình
điền thông tin, chương trình bán phiếu quà tặng…
2.1.4. Cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hóa,
dịch vụ, chứng nhận uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá
nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
a.


Khái quát
Việc cấp giải thưởng, chứng nhận chất lượng, danh hiệu của hàng hoá,

dịch vụ hoặc uy tín, danh hiệu của thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham
gia hội chợ, triển lãm thương mại được thực hiện theo quy định của pháp luật
có liên quan.
b.

Áp dụng
Với sự lỗ lực của mình Việt Tiến đã gặt hái được rất nhiều thành công

trên bước đi của mình và những thành công đó được các tổ chức và xã hội
chứng nhận bằng các bằng khen và các huy chương mà doanh nghiệp đã có.
Khi tham gia các hội chợ, triển lãm - những sự công nhận này càng tăng thêm
cho doanh nghiệp may Việt Tiến lòng tin vào sự phát triển và thành công của
mình.

8


2.1.5. Tạm nhập tái xuất hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm
thương mại tại Việt Nam; tạm xuất tái nhập hàng hoá, dịch vụ tham gia
hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
Việc tạm nhập tái xuất hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
tại Việt Nam; tạm xuất tái nhập hàng hoá, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm
thương mại ở nước ngoài phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hải quan
và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
-


Quy định chung
+ Tạm nhập tái xuất hàng hoá là: việc thương nhân Việt Nam mua hàng

hoá của thương nhân nước ngoài về Việt Nam để bán cho một thương nhân
nước ngoài khác, hàng hoá có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt nam và sau đó
làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
+ Tạm nhập tái xuất được thực hiện trên cơ sở 2 hợp đồng mua bán hàng
hoá riêng biệt. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán
hàng.
+ Thương nhân Việt Nam có đăng ký mã số xuất khập khẩu đều được
phép kinh doanh tạm nhập tái xuất.
-

Quy định cụ thể:
+ Về ngành hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất, thương nhân Việt Nam

được kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hoá phù hợp với ngành hàng ghi
trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với hàng cấm xuất khẩu,
nhập khẩu và xăng dầu (trừ dầu nhờn) phải được sự chấp thuận của Bộ
Thương mại.
+ Thời hạn hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu tại Việt
nam không quá 90 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục nhập khẩu. Trường hợp
cần gia hạn thêm, thương nhân có văn bản gửi Cục Hải quan tỉnh, thành phố
nơi làm thủ tục nhập khẩu để giải quyết. Mỗi lần gia hạn không quá 30 ngày
và không quá 3 lần gia hạn cho mỗi lô hàng.

9


+ Hàng tạm nhập tái xuất phải làm thủ tục tại hải quan cửa khẩu quốc

tế, cửa khẩu được Chính phủ cho phép nơi có tổ chức hải quan và phải chịu sự
giám sát của cơ quan hải quan cho tới khi thực xuất ra khỏi Việt Nam.
+ Phương thức thanh toán tiền mua bán hàng hoá tạm nhập tái xuất phải
thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước như đối với thanh toán tiền
hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Hồ sơ, thủ tục hải quan, thực hiện như đối với hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu thông thường khác.
May Việt Tiến khi tham gia hội chợ triển lãm tại Việt Nam hay nước
ngoài cũng cần phải có thủ tục nhập tái xuất hàng hóa trong quá trình thực
hiện.
2.2.

Quy định về trình tự, thủ tục đăng ký tổ chức, tham gia hội chợ,

triển lãm thương mại.
2.2.1. TỔ CHỨC HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
A.

TẠI

NỘI DUNG
VIỆC TỔ CHỨC HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI PHẢI ĐƯỢC ĐĂNG KÝ
SỞ THƯƠNG

MẠI, NƠI DỰ KIẾN TỔ CHỨC HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG

MẠI TRƯỚC NGÀY

01


THÁNG

10

CỦA NĂM TRƯỚC NĂM TỔ CHỨC HỘI CHỢ,

TRIỂN LÃM.

-

SỞ THƯƠNG

MẠI XÁC NHẬN BẰNG VĂN BẢN VIỆC ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC

HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI CỦA THƯƠNG NHÂN, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI CHẬM NHẤT TRƯỚC NGÀY
NĂM TRƯỚC NĂM TỔ CHỨC HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM.

01 THÁNG 11 CỦA

TRONG TRƯỜNG HỢP KHÔNG

XÁC NHẬN VIỆC ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI THÌ

THƯƠNG

SỞ

MẠI PHẢI THÔNG BÁO BẰNG VĂN BẢN VÀ NÊU RÕ LÝ DO TRONG


THỜI HẠN NÊU TẠI KHOẢN NÀY.

-

TRƯỜNG HỢP CÓ TỪ HAI THƯƠNG NHÂN, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI TRỞ LÊN ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM
THƯƠNG MẠI TRÙNG TÊN, CHỦ ĐỀ, THỜI GIAN, ĐỊA BÀN,

SỞ THƯƠNG

MẠI TỔ

CHỨC HIỆP THƯƠNG ĐỂ LỰA CHỌN THƯƠNG NHÂN, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÓ

10


LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI ĐƯỢC TỔ CHỨC HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG
MẠI ĐÓ.

-

TRƯỜNG

HỢP VIỆC HIỆP THƯƠNG QUY ĐỊNH TẠI KHOẢN

KHÔNG ĐẠT KẾT QUẢ,

SỞ THƯƠNG


3 ĐIỀU

NÀY

MẠI QUYẾT ĐỊNH XÁC NHẬN ĐĂNG KÝ

CHO MỘT THƯƠNG NHÂN HOẶC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
THƯƠNG MẠI ĐƯỢC TỔ CHỨC HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI CĂN CỨ VÀO
CÁC CƠ SỞ SAU ĐÂY:

+

KẾT

QUẢ TỔ CHỨC HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI TƯƠNG TỰ ĐÃ

THỰC HIỆN;

+

NĂNG LỰC TỔ CHỨC HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI;

+

KINH

NGHIỆM TỔ CHỨC HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI CÙNG TÊN,

CÙNG CHỦ ĐỀ HOẶC CÁC HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI TƯƠNG TỰ;


+
-

ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG LIÊN QUAN.
TRONG

VÒNG

30 (BA

MƯƠI) NGÀY KỂ TỪ NGÀY KẾT THÚC HỘI CHỢ,

TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI, THƯƠNG NHÂN, TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN THƯƠNG MẠI PHẢI CÓ VĂN BẢN BÁO CÁO

SỞ THƯƠNG MẠI VỀ KẾT

QUẢ VIỆC TỔ CHỨC HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM THƯƠNG MẠI THEO NHỮNG NỘI
DUNG ĐÃ ĐĂNG KÝ TẠI

b.

SỞ THƯƠNG MẠI.

Áp dụng đối với ngành dệt may Việt Nam
Nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại trong ngành dệt may, Triển lãm

quốc tế về thiết bị và nguyên phụ liệu ngành dệt may 2010 và Hội chợ thời
trang quốc tế Việt Nam 2010 - VIFF 2010 được tổ chức song song trong tháng

11/2010.
Hội chợ thời trang quốc tế Việt Nam 2010 - Vietnam International
Fashion Fair (VIFF 2010) do Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), Hiệp hội
Dệt may Việt Nam (Vitas) phối hợp với Công ty CP hội chợ triển lãm và
quảng cáo Việt Nam - Vietfair tổ chức tại Hà Nội từ ngày 16-22/11/2010 là
một hoạt động nằm trong Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia 2010
nhằm thực hiện chủ trương quảng bá thương hiệu hàng tiêu dùng Việt Nam,
thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm Việt Nam trên thị trường nội địa, đồng thời
11


tìm kiếm các nhà nhập khẩu quan tâm đến thị trường dệt may Việt Nam. VIFF
2010 sẽ khai mạc vào hồi 19h ngày 16/11/2010 và kết thúc ngày 22/11/2010.
Diện tích trưng bày là 7.000m², với hơn 350 gian hàng của gần 100 DN trong
và ngoài nước.
Triển lãm quốc tế về thiết bị và nguyên phụ liệu dệt may lần thứ 20 năm nay
được trưng bày trên tổng diện tích hơn 4.000m2, có 111 công ty từ 18 quốc
gia, vùng lãnh thổ (Áo, Canada, Trung Quốc, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Italia,
Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Hà Lan, Pakistan, Singapore, Tây Ban Nha, Thụy
Sỹ, Đài Loan, Mỹ và Việt Nam) tham dự giới thiệu thiết bị và nguyên phụ liệu
phục vụ cho thị trường dệt may Việt Nam.
Tiêu chí lựa chọn DN trưng bày tại triển lãm thiết bị và nguyên phụ liệu
ngành dệt ma tai hội trợ: Triển lãm thiết bị và nguyên phụ liệu ngành dệt may
năm nay là nơi trưng bày sản phẩm của những DN hàng đầu về nguyên phụ
liệu cho ngành dệt may như: Cẩm Lệ - đại diện cho các nhà sản xuất của châu
Âu, Hà Long - đại diện cho Hãng Kingtex - Đài Loan, Focus của Singapore,
Korea Sewing Machinery Industrial Association, Sunstar, Công ty Hoàng
Mã… Đối với máy móc thiết bị ngành dệt - sợi, triển lãm là nơi quy tụ các
công ty lớn của Đài Loan - Timtex, Nhật Bản - Marubeni, Bentex, Chemtax,
hay của Trung Quốc - CTEXIC&CTMTC, Hàn Quốc - Semyeong, STD,

Focus… Đây đều là các công ty quan trọng trong việc cung cấp máy móc,
thiết bị trong ngành kéo sợi, dệt vải cũng như trong khâu hoàn tất vải và các
phụ tùng phụ kiện thay thế. Mục đích của triển lãm là tạo điều kiện cho các
DN dệt may Việt Nam có cơ hội tham quan, tìm hiểu và đầu tư các chủng loại
thiết bị hiện đại được sản xuất từ các nước công nghiệp tiên tiến. Triển lãm
năm nay sẽ giúp các DN dệt may đầu tư thêm công nghệ mới nhằm tăng dần
tỷ lệ nội địa hoá và có thêm nguồn nguyên phụ liệu, chủ động đáp ứng nhu
cầu của khách mua hàng nước ngoài, góp phần phát triển ngành dệt may Việt
Nam từng bước hội nhập khu vực và quốc tế.
Tính tích cực của hội trợ:

12


Quảng bá thương hiệu hàng tiêu dùng Việt Nam, thúc đẩy việc tiêu thụ
sản phẩm Việt Nam trên thị trường nội địa, đồng thời tìm kiếm các nhà nhập
khẩu quan tâm đến thị trường dệt may Việt Nam.
Là cơ hội để các DN trưng bày những dòng sản phẩm thời trang của năm
2010. Trong xu thế cạnh tranh mạnh mẽ của ngành dệt may, nhiều DN Việt
Nam như Việt Tiến, Nhà Bè, Việt Thắng… đã khẳng định được thương hiệu
của mình. Triển lãm cũng là dịp để các DN này khẳng định lại thương hiệu
bằng những dòng sản phẩm mới của mình. Đồng thời, VIFF cũng sẽ là dịp để
DN khảo sát và đánh giá thị trường, tránh làm ra những mặt hàng không phù
hợp với thị hiếu của người tiêu dùng trong nước.
Nét mới trong hội chợ là DN nào có doanh số cao, hệ thống phân phối
đa dạng, đáp ứng được nhiều nhất cho thị trường sẽ giành được những gian
hàng lớn, ở những vị trí đẹp. Vị trí trưng bày của DN sẽ dựa vào danh sách
DN dệt may da giày tiêu biểu năm 2010 để lựa chọn.
2.2.2. Thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm
thương mại tại Việt Nam

-

Trường hợp thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển

lãm thương mại, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại
phải gửi văn bản đến Sở Thương mại chậm nhất từ 30 (ba mươi) ngày đến 45
(bốn lăm) ngày, trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm thương mại, tuỳ thuộc
vào nội dung đăng ký do Bộ Thương mại hướng dẫn.
-

Sở Thương mại xác nhận bằng văn bản việc thay đổi, bổ sung đăng ký

tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trong thời hạn 10 (mười) ngày làm
việc, kể từ ngày nhận văn bản đăng ký hợp lệ. Trong trường hợp không xác
nhận việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm
thương mại, Sở Thương mại phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong
thời hạn nêu tại khoản này.
2.2.3. Tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển
lãm thương mại ở nước ngoài
a.

Nội dung
13


-

Việc tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển

lãm thương mại ở nước ngoài phải được đăng ký tại Bộ Thương mại trước

ngày 01 tháng 10 của năm trước năm tổ chức.
-

Bộ Thương mại xác nhận bằng văn bản việc đăng ký tổ chức cho

thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước
ngoài chậm nhất trước ngày 01 tháng 11 của năm trước năm tổ chức. Trong
trường hợp không xác nhận việc đăng ký, Bộ Thương mại phải thông báo
bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này.
-

Trường hợp có từ hai thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến

thương mại trở lên đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại trùng tên,
chủ đề, thời gian, địa điểm ở nước ngoài, Bộ Thương mại tổ chức hiệp thương
để lựa chọn thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại
thực hiện việc tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tham gia hội
chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài.
-

Trường hợp việc hiệp thương theo quy định tại khoản 3 Điều này

không đạt kết quả, Bộ Thương mại quyết định xác nhận cho một thương nhân
hoặc tổ chức hoạt động có liên quan đến thương mại được tổ chức cho thương
nhân, tổ chức, cá nhân khác tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước
ngoài dựa trên các cơ sở sau đây:
+

Kết quả tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài đã thực


hiện.
+

Năng lực tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài.

+

Kinh nghiệm tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại cùng tên, cùng chủ

đề hoặc các hội chợ, triển lãm thương mại tương tự ở nước ngoài.
d) Đánh giá của các hiệp hội ngành hàng liên quan.
-

Trong vòng 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm

thương mại tại nước ngoài, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến
thương mại tổ chức cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tham gia hội chợ,
triển lãm thương mại tại nước ngoài phải có văn bản báo cáo Bộ Thương mại

14


về kết quả việc tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại nước ngoài
theo những nội dung đã đăng ký tại Bộ Thương mại.
-

Thương nhân tự tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài về

hàng hóa, dịch vụ của mình không phải tuân thủ các quy định tại khoản 1, 2, 3
và 5 Điều này.

b.

Áp dụng đối với ngành dệt may Việt Nam
Hội chợ quốc tế hàng dệt may Seoul được tổ chức thường niên hàng

năm đã trở thành một trong những triển lãm hàng đầu về dệt may tại Hàn
Quốc, với mục đích chung thúc đẩy giao lưu thương mại và xây dựng quan hệ
đối tác giữa các doanh nghiệp nước ngoài và các công ty dệt may Hàn Quốc.
Hội chợ tập trung trưng bày các sản phẩm dệt may sinh thái, cũng như các sản
phẩm nổi bật và khác biệt chuyên ứng dụng trong các ngành công nghiệp
khác nhau. Các sản phẩm này đều đảm bảo sử dụng công nghệ sản xuất tiên
tiến nhất trong ngành.
Những sản phẩm sẽ mang trưng bày: Các loại xơ, sợi bông, vải bò,
hàng thêu đan, các loại vải kỹ thuật, vải dệt kim, đồ len, hoa văn trên vải, các
loại len, trang phụ kiện.
Hội chợ diễn ra từ 1/9 đến 3/9 tại Seoul với đơn vị tổ chức là Liên hiệp
ngành công nghiệp dệt Hàn Quốc phối hợp Chính quyền khu vực thành phố
Seoul.
2.2.4. Thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm
thương mại ở nước ngoài
-

Trường hợp thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển

lãm thương mại ở nước ngoài, thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan
đến thương mại phải gửi văn bản đến Bộ Thương mại chậm nhất từ 30 (ba
mươi) ngày đến 45 (bốn lăm) ngày trước ngày khai mạc hội chợ, triển lãm
thương mại, tuỳ thuộc vào nội dung đăng ký do Bộ Thương mại hướng dẫn.
-


Bộ Thương mại xác nhận bằng văn bản việc thay đổi, bổ sung nội

dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài trong thời
hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đăng ký hợp lệ. Trong
15


trường hợp không xác nhận việc thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức
hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài, Bộ Thương mại phải trả lời bằng
văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn nêu tại khoản này.
2.2.5. Nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại
Hồ sơ đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo quy định tại khoản
1 Điều 34 và khoản 1 Điều 36 Nghị định này bao gồm:
-

Văn bản đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại theo mẫu của

Bộ Thương mại. Nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại bao
gồm: tên, địa chỉ của thương nhân, tổ chức hoạt động có liên quan đến thương
mại tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại; tên, chủ đề hội chợ, triển lãm
thương mại (nếu có); thời gian, địa điểm tổ chức hội chợ, triển lãm thương
mại; quy mô dự kiến của hội chợ, triển lãm thương mại.
-

Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - đầu tư, Quyết định

thành lập hoặc các quyết định khác có giá trị pháp lý tương đương theo quy
định của pháp luật.
-


Bằng chứng chứng minh chất lượng, danh hiệu của hàng hóa, dịch vụ

tham gia hội chợ, triển lãm thương mại hoặc uy tín, danh hiệu của thương
nhân, tổ chức hoặc cá nhân tham gia hội chợ, triển lãm thương mại phù hợp
với tên, chủ đề của hội chợ, triển lãm thương mại (nếu có).
Mẫu phiếu đăng ký hội chợ, triển lãm thương mại (phụ lục)

16


CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT
ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI QUỐC GIA
3.1.

Giải pháp về phía Nhà nước

Một là: Đổi mới cơ chế chính sách, trước hết về tài chính, vừa huy động được
nhiều nguồn tài lực cho XTTM.
Hai là: Hoàn thiện hệ thống XTTM, tạo ra sự liên kết, phối hợp giữa các tổ
chức XTTM của các địa phương, các ngành hàng, vừa bảo đảm hài hòa lợi ích
của mỗi tổ chức, vừa phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống.
Tăng cường việc đào tạo với nhiều hình thức, bằng nhiều nguồn vốn nhằm
nâng cao năng lực xúc tiến thương mại cho cán bộ các cơ quan xúc tiến
thương mại địa phương, các hiệp hội ngành hàng; tăng cường kỹ năng tiếp thị,
bán hàng của DN.
Ba là: Ứng dụng công nghệ điện tử, tăng cường năng lực khai thác, tiếp nhận,
phân tích, xử lý, dự báo thông tin trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông, các tổ
chức XTTM địa phương, các hiệp hội ngành hàng.
Bốn là: Xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp nhằm góp phần nâng cao năng
lực sản xuất hàng hóa chất lượng tốt, hợp thị hiếu, giá cả hợp lý làm phong

phú quỹ hàng hóa, kích thích người tiêu dùng.
Tuyên truyền, nâng cao khả năng của người tiêu dùng nhận biết về chất
lượng, công năng hàng hóa để thúc đẩy các nhà sản xuất cải tiến mẫu mã, bảo
đảm vệ sinh an toàn, nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh.
Năm là: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu, tạo
thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp xác nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu, rút
ngắn thời gian thông quan, thời gian quyết toán thuế, nhất là nguyên liệu nhập
khẩu để phục vụ sản xuất và gia công hàng xuất khẩu. Tiến hành rà soát khả
năng về mặt hàng, thị trường xuất khẩu. Tổ chức tập huấn phổ biến nội dung
các cam kết quốc tế để các doanh nghiệp tiếp cận thị trường xuất khẩu. Tăng
cường hỗ trợ hoạt động đào tạo nghề cho lao động làm hàng xuất khẩu từ
nguồn đào tạo nghề của ngân sách các cấp, chú trọng đào tạo nghề cho lao
17


động nông thôn. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại phục vụ sản xuất,
kinh doanh xuất khẩu. Trong đó, tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp khảo sát,
tham gia các hội chợ trong và ngoài nước; hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thiện hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO; hỗ trợ doanh ngiệp xây dựng
thương hiệu trực tuyến, nâng cấp, duy trì trang Website xuất khẩu tỉnh để
quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu
hàng hoá, nhất là hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng thế mạnh của tỉnh. Từng
bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh trên thị
trường. Đây cũng là yếu tố quan trọng để tăng khả năng cạnh tranh và hiệu
quả của hoạt động xuất khẩu tỉnh. Để tháo gỡ khó khăn về vốn cho doanh
nghiệp, Ngân hàng phát triển tỉnh hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp có đủ điều kiện được vay vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước.
Các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh quan tâm, tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh
doanh hàng xuất khẩu.

Sáu là: Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội ngành hàng trong
việc thu nhập, phân tích và xử lý thông tin về thị trường, yêu cầu của nhà
nhập khẩu, các chính sách nhập khẩu để tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận
thị trường, tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Để nâng cao khả năng cạnh tranh,
các doanh nghiệp cần đầu tư trang thiết bị, đổi mới công nghệ nhằm tăng khả
năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Trang bị và khai thác hiệu quả tiện
ích của công nghệ thông tin, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử nhằm
mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường, nằm bắt nhu cầu khách hàng, tiết kiệm chi
phí hạ giá thành sản phẩm. Không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật
thương mại quốc tế để sẵn sàng đối phó với các rào cản thương mại quốc tế.
Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí khuyến công, xúc tiến thương mại… nhằm
thúc đẩy hoạt xuất khẩu của ngày càng phát triển.
3.2.

Giải pháp về phía các doanh nghiệp
Hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) còn một số mặt bất cập. Cơ sở

vật chất cho hoạt động XTTM quy mô toàn quốc còn hạn chế, ở các địa
18


phương còn nhiều thiếu thốn. Nhiều hội chợ hàng hóa trưng bày không nổi
trội, trùng lặp; vài doanh nghiệp chỉ nhằm bán hàng không lo thăm dò thị
trường để có đối sách với từng mặt hàng và mở rộng thị trường về lâu dài.
Bên cạnh đó thông tin thu thập được chưa phong phú, chuyển tải chưa nhanh,
khả năng phân tích, dự báo, năng lực vận dụng hạn chế, đề ra đối sách chưa
nhạy bén với những diễn biến thất thường của cung cầu, giá cả thị trường.
XTTM là hoạt động mới, trong bối cảnh đang hoàn thiện cơ chế vận hành nền
kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nguồn tài chính ở
nơi này nơi khác còn eo hẹp, công tác XTTM lại chưa được quan tâm đúng

mức, chưa thể triển khai nhiều hoạt động khác. Muốn phát triển và nâng cao
hoạt động XTTM, cần phải có hệ thống đồng bộ các giải pháp của các doanh
nghiệp:
-

Trước hết, các doanh nghiệp cần đổi mới cơ chế chính sách, trước hết

về tài chính, vừa huy động được nhiều nguồn lực cho XTTM.
-

Hoàn thiện hệ thống XTTM, tạo sự liên kết, phối hợp giữa các doanh

nghiệp trong ngành, vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của mỗi doanh nghiệp vừa
phát huy được sức mạnh tổng hợp của hệ thống.
-

Tăng cường việc đào tạo với nhiều hình thức, bằng nhiều nguồn vốn

khác nhau nhằm nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, tăng cường kỹ năng
tiếp thị, bán hàng cho các nhân viên trong doanh nghiệp.
-

Xúc tiến đầu tư phát triển công nghiệp nhằm góp phần nâng cao năng

lực sản xuất hàng hóa chất lượng tốt, hợp thị hiếu, giá cả hợp lý phong phú
quỹ hàng hóa, kích thích người tiêu dùng.

19




×