Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thương mại đối với hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.12 KB, 11 trang )

Quản lý Nhà Nước về Thương mại

Đề tài thảo luận : Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà Nước về thương mại đối với hệ
thống siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Giảng viên : Đặng Hoàng Anh
Lớp học phần : 1102TECO0511
Nhóm thực hiện : 10
1: Nguyễn Đức Thị Vân
2: Trần Thị Vân
3: Vũ Thị Thanh Tuyền
4: Trần Thị Tuyết
5: Bùi Thị Kim Tuyến
6: Đỗ Ngọc Tuấn
7: Nguyễn Thị Tươi
8: Nguyễn Thị Yến
9: Lê Thanh Tùng
10: Đỗ Anh Tuấn
11: Lê Quốc Tú
12: Trịnh Xuân Tuấn

Đề tài thảo luận : Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà Nước về thương mại đối với hệ
thống siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

1


Đề cương bài thảo luận
Lời nói đầu.
I, THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI Ở CÁC SIÊU THỊ TẠI
HÀ NỘI.


1. Giới thiệu qua về tình hình hệ thống các siêu thị tại Hà Nôi.
2. Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại ở các siêu thị trên địa bàn thành phố Hà
Nội.
2.1 Những mặt đã đạt được.
2.2 Những mặt hạn chế.
a, Về việc quản lý cơ sở hạ tầng và mạng lưới siêu thị
b, Về việc quản lý lưu thông hàng hóa trong các siêu thị
c, Về việc đào tao, xây dựng đội ngũ cán bộ, bộ máy hoạt động thương mại trong
việc quản lý hệ thống siêu thị
d, Về việc quản lý hệ thống thương nhân và các giao dịch thương mại
e, Về việc quản lý chấp hành chế độ quy định và luật pháp trong thương mại của các
siêu thị
II : GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG
MẠI ĐỐI VỚI HỆ THỐNG SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
1. Định hướng, nhiệm vụ quản lý siêu thị trong thời gian tới của thành phố Hà Nôi.
2. Các giải pháp nhắm nâng cao việc quản lý nhà nước về thương mại đối với hệ thống
các siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Kết luận
Nội dung chi tiết
Lời nói đầu :
Những năm qua, cùng với phát triển kinh tế, tốc độ phát triển siêu thị ngày càng
gia tăng cả về số lượng, quy mô và phạm vi hoạt động… điều này cho thấy nền kinh tế
trong nước đang có những bước chuyển mình.
Kinh doanh siêu thị ra đời đã làm thay đổi diện mạo ngành bán lẻ của đất nước,
mở ra một loại cửa hàng văn minh, hiện đại và tiện nghi cho người mua sắm Việt Nam,
làm thay đổi cả các thói quen mua sắm truyền thống và đóng góp vào sự phát triển đất
nước nói chung . Tuy nhiên siêu thị vẫn là lĩnh vực kinh doanh khá mới mẻ ở nước ta

2



cũng như các nước đang phát triển khác. Vì vậy hệ thống siêu thị không tránh khỏi nhiều
yếu kém và bất cập. Đặc biệt là sự xuất hiện của hệ thống các chuỗi siêu thị - một phương
thức kinh doanh quản lý siêu thị mới trên thế giới đã bắt đầu có mặt ở Việt Nam, nhưng
các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị ở Việt Nam sẽ vận dụng phương thức kinh doanh
mới đó như thế nào và có thu được hiệu quả không ?
Hà Nội, với trên 10 năm có mặt nhưng siêu thị đã thực sự giữ một vai trò quan
trọng. Cũng như các ngành kinh tế quốc dân khác, ngành thương mại đang cố gắng hết
sức để tiếp thu những tri thức tiên tiến trên thế giới nhằm bắt kịp với các nước phát triển.
Vai trò to lớn của siêu thị với sự phát triển kinh tế của Hà Nội nói chung và đời sống của
người dân nói riêng thì không cần bàn cãi nhiều. Nhưng làm sao thu được hiệu quả nhất
từ hoạt động này ? Trước hết, cần phải kể đến vai trò “bà đỡ” của Nhà nước trong việc hỗ
trợ tạo ra môi trường thuận lợi, định hướng, cung cấp thông tin và có thể trong một chừng
mực nào đó có chính sách hỗ trợ, ưu đãi, quản lý hợp lý.
I, THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THƯƠNG MẠI Ở CÁC SIÊU THỊ
TẠI HÀ NỘI.
1. Giới thiệu qua về tình hình hệ thống các siêu thị tại Hà Nôi.
Hà Nội là một thành phố trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - khoa học và
công nghệ, là đầu mối giao thông và giao dịch thiết yếu của cả nước. Đây cũng là nơi có
quá trình đô thị hóa và phát triển kinh tế mạnh mẽ nhất nước ta. Siêu thị xuất hiện và trở
thành một hiện tượng mới, góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị, thúc đẩy sản xuất và
hình thành tập quán văn minh thương mại trên tổ chức sinh hoạt không gian của thành
phố trung tâm này.
Theo thống kê năm 2008 Hà Nội có tổng cộng 148 siêu thị. Trong đó có 4 hệ
thống siêu thị lớn nhất đó là : hệ thống Fivimart với 13 siêu thị đặt rải rác ở khắp thành
phố và cũng là siêu thị đầu tiên đã áp dụng bán hàng trực tuyến với những đơn hàng trên
500.000Đ, hệ thống Intimex với 5 siêu thị và trụ sở chính đặt tại 96 Trần Hưng Đạo Hoàn Kiếm - Hà Nội, hệ thống Citimart với 5 siêu thị, hệ thống Hapro được thành lập
năm 2004 là doanh nghiệp nhà nước và đã có 6 siêu thị được mở tại thành phố Hà Nội.
Siêu thị thì rất đa dạng phong phú về chủng loại : siêu thị điện máy, siêu thị sách, nội thất
ngoại thất,…


3


Tuy nhiên, siêu thị vẫn là lĩnh vực kinh doanh khá mới mẻ ở nước ta và hệ thống
siêu thị không tránh khỏi còn nhiều khiếm khuyết và yếu kém :
- Trước hết, nhận dạng và hiểu biết về siêu thị còn rất hạn chế trong toàn xã hội, kể cả các
nhà quản lý, các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
- Thứ hai, việc hình thành và phát triển của hệ thống siêu thị ở Việt Nam thời gian qua
còn mang nặng tính chất tự phát, mạng lưới siêu thị phát triển có nguy cơ không tuân thủ
quy hoạch của thành phố vì lệ thuộc nhiều vào mặt bằng tìm được hơn là vào quy hoạch,
thiếu sự chỉ đạo, quản lý điều hành của Nhà nước bằng các thể chế và chính sách phù hợp
nên không tránh khỏi tình trạng phát triển tràn lan, chưa phù hợp đồng bộ với định hướng
phát triển của thành phố, kinh doanh chỉ tính đến lợi ích trước mắt, thiếu tính bền vững,
thiếu hiệu quả và chưa thực sự đảm bảo được văn minh thương mại làm giảm ý nghĩa, tác
dụng của siêu thị trên thực tế.
- Thứ ba, công tác quản lý kinh doanh các siêu thị cũng bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế
từ khâu tổ chức quản lý hoạt động của siêu thị, chiến lược phát triển hoạt động của siêu
thị, chiến lược cạnh tranh và các yếu tố khác của quản lý chưa được hoạch định một cách
khoa học và phù hợp để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của siêu thị trong
tình hình mới của đất nước.
- Thứ tư, chất lượng hàng hoá trong các siêu thị ở Hà Nội hiện nay vẫn chưa đạt được các
tiêu chuẩn nhất định của hàng hoá bán trong các siêu thị.
- Thứ năm, nguồn nhân lực của nhiều siêu thị chưa được đào tạo một cách bài bản, chưa
nắm được những kiến thức căn bản về siêu thị, chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh
doanh siêu thị, dịch vụ khách hàng của nhiều siêu thị còn nghèo nàn và kém phát triển …

4



- Thứ sáu, sự hỗ trợ và khuyến khích của Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh siêu thị
thời gian qua còn chưa thoả đáng, ....Tốc độ tăng trưởng của siêu thị còn chậm, chưa
tương xứng với tiềm năng thành phố.
Chính vì vậy mà cần có sự quản lý của nhà nước đối với các siêu thị ở Hà Nội để
đảm bảo sự phát triển đồng bộ cũng như có hiệu quả của hệ thống siêu thị ở nước ta.
2. Thực trạng quản lý nhà nước về thương mại đối với hệ thống siêu thị trên địa bàn
thành phố Hà Nội.
2.1 Những mặt đã đạt được.
Thời gian qua, việc nghiên cứu, phát triển hệ thống siêu thị ở Việt Nam đã được
Nhà nước, các Bộ, Ngành và các địa phương quan tâm. Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã
nhấn mạnh đến việc phát triển các loại hình thương mại văn minh, hiện đại ở Việt Nam,
Chỉ thị 13/2004/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện những giải pháp chủ
yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa đã đề cập đến việc phát triển hệ thống siêu
thị, trước mắt ưu tiên phát triển ở các thành phố lớn. Đặc biệt, Quyết định
1371/2004/QĐ-BTM ngày 24 tháng 09 năm 2004 của Bộ Thương mại ban hành Quy chế
kinh doanh siêu thị, quy định tiêu chuẩn và phương thức quản lý hoạt động siêu thị.
Để khuyến khích thương nhân phát triển loại hình kinh doanh thương mại hiện đại
này, thời gian qua thành phố đã có nhiều chính sách ưu đãi về đất đai, đào tạo nhân lực, hỗ
trợ cơ sở hạ tầng... do vậy đã huy động được nguồn lực khá lớn từ doanh nghiệp trong và
ngoài nước.
Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu, dự án khoa học và trực tiếp hoặc gián
tiếp liên quan đến siêu thị đã được thực hiện góp phần vào việc phát triển mạng lưới siêu
thị của nước ta như hiện nay như cuốn “Nghệ thuật kinh doanh bán lẻ hiện đại” của Viện
Nghiên cứu thương mại (năm 2002, Nhà xuất bản Thống kê), đề tài khoa học cấp Bộ
“Các loại hình kinh doanh văn minh, hiện đại, định hướng quản lý Nhà nước đối với siêu
thị tại Việt Nam” (Vụ chính thị trường trong nước, Bộ Thương mại thực hiện năm
2001)...
Thành phố đã thành công trong việc khuyến khích được các siêu thị tiêu thụ hàng
hóa trong nước – những mặt hàng đã đáp ứng được những yêu cầu về số lượng, chất
lượng để thay thế hàng hóa nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi phát triển nền sản xuất

trong nước. Chẳng hạn như chúng ta đi vào các siêu thị như BIG C, METRO sẽ thấy

5


ngay khẩu hiệu như người Việt ưu tiên dùng hàng Việt. Ngoài ra thành phố còn thành
công trong việc khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất tiêu
thụ sản phẩm với các nhà sản xuất hộ nông dân. Điển hình phải kể đến siêu thị Big C đã
ký kết hợp đồng với hộ trồng rau sạch Đông Anh. Big C vừa có được khu cung cấp rau an
toàn, thuận tiện ngay tại Hà Nội mà các hộ nông dân Đông Anh cũng có thu nhập ổn
định và có thể nâng cao được kỹ thuật canh tác rau sạch.
2.2 Những mặt hạn chế.
Sự bất cập trong quản lý nhà nước ảnh hưởng đến sự phát triển mạng lưới siêu
thị trên địa bàn :
a, Về việc quản lý cơ sở hạ tầng và mạng lưới siêu thị :
Thành phố đề ra quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị nhưng lại thiếu các
nguồn lực để thực hiện quy hoạch. Thành phố chưa có sự đầu tư cần thiết cơ sở hạ tầng
cho phát triển thương mại – dịch vụ để cho các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ thuê
mướn mặt bằng mà chỉ trông chờ vào các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tự xoay sở. Mặt
khác, do thiếu chỉ dẫn về chiến lược và phát triển tự phát nên hoạt động kinh doanh của
siêu thị còn chưa phù hợp đồng bộ với định hướng phát triển của thành phố nhất là trong
thời điểm hiện nay khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.
Sự hỗ trợ và khuyến khích của Nhà Nước nói chung và thành phố nói riêng đối
với hoạt động kinh doanh siêu thị thời gian qua còn chưa thoả đáng, chưa khuyến khích
được các doanh nghiệp tham gia đầu tư cho lĩnh vực này ... Tốc độ tăng trưởng của siêu
thị còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng thành phố.
b, Về việc quản lý lưu thông hàng hóa trong các siêu thị :
Cung cấp hàng hóa cho các siêu thị cũng là một vấn đề phức tạp. Thành phố
chưa có những nhà phân phối chuyên nghiệp với quy mô lớn. Các siêu thị phải tự tìm đến
các nhà sản xuất cũng như những nhà sản xuất phải tự tìm đến các siêu thị. Hiện nay bình

quân một siêu thị có đến hàng trăm, thậm chí trên 1000 nhà cung cấp khác nhau. Vấn đề
trở nên phức tạp hơn khi tìm kiếm những nhà cung cấp các loại hàng thực phẩm tươi
sống, đặc biệt là các loại rau củ quả, thịt, cá,… vừa đảm bảo số lượng và chất lượng vì số
lượng các nhà sản xuất hàng hóa với quy mô lớn hầu như không đáng kể, sản phẩm sản
xuất ra thường không ổn định.

6


Mức xử phạt vi phạm đối với các siêu thị, trung tâm thương mại hiện nay còn
quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe nên dẫn tới tình trạng tiếp tục tái phạm. Theo quy định, hàng
hóa muốn vào được siêu thị phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, phải được kiểm tra kỹ
trước khi nhập kho. Tuy nhiên, nhiều siêu thị vẫn "lập lờ đánh lận con đen", kinh doanh
hàng hóa kém chất lượng và khi bị phát hiện lại đổ lỗi cho nhà sản xuất, cung cấp hàng
hóa. Như tháng 8 vừa qua, cơ quan chức năng phát hiện, hàng không ghi nhãn mác, hạn
sử dụng, xuất xứ hàng hoá, các thực phẩm đồ hộp bẹp, méo, thực phẩm chín đặt cạnh
thức ăn sống... trong siêu thị chuyên bán đồ ngoại tại 66 Bà Triệu. Hay vi phạm ở Big C
(lúc thì bán bánh đúc có hàn the, khi thì bán nước tương có chất 3-MCPD... và mới đây là
hoa quả nội tuỳ tiện dán mác ngoại...). Với tang chứng rành rành, đại diện của siêu thị
này vẫn không muốn nhận lỗi mà tìm lý do quanh co là không nhận được thông tin hay
do nhầm lẫn. Báo chí cũng đã phản ánh về việc khách hàng mua phải hàng kém chất
lượng trong siêu thị Metro và sự vô trách nhiệm của nhân viên bán hàng khi hàng của
công ty này lại lấy phiếu bảo hành của công ty khác. Hay đáng kể hơn là hàng điện lạnh
bị làm nhái, làm giả qua đường nhập lậu trên thị trường Hà Nội được bán công khai.
Hàng nhập lậu về từ Trung Quốc giá chỉ bằng một nửa hàng thật. Cũng có cá biệt những
siêu thị dán nhãn các hãng nổi tiếng như Panasonic, LG, Nikko, Toshiba, Samsung..., bán
trà trộn với hàng thật. Hình thức, mẫu mã các loại hàng nhái, hàng giả không khác gì so
với hàng thật". Điều đó cho thấy, việc phát hiện xử lý vi phạm trong siêu thị này cũng
chẳng làm các siêu thị khác "rút kinh nghiệm", mà trái lại, chính siêu thị đã bị phạt rồi
vẫn chứng nào tật nấy.

c, Về việc đào tao, xây dựng đội ngũ cán bộ, bộ máy hoạt động thương mại trong
việc quản lý hệ thống siêu thị :
Bộ máy quản lý nhà nước về thương mại ở cấp quận huyện chưa được kiện toàn,
nhiệm vụ quản lý nhà nước về thương mại chưa được bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi
(01 cán bộ vừa đảm nhiệm công tác xây dựng cơ bản, vừa đảm nhiệm công tác thương
mại…). Giữa các cơ quan quản lý nhà nước chưa có quy chế phối hợp phân công quản lý,
kiểm tra hoạt động của siêu thị. Trình độ của các cán bộ quản lý còn chưa cao, chuyên
nghiệp chưa bảo đảm trang bị đủ kiến thức quy định theo tiêu chuẩn cho công chức lãnh
đạo, quản lý.
d, Về việc quản lý hệ thống thương nhân và các giao dịch thương mại :

7


Thủ tục hành chính, đặc biệt thủ tục cấp phép của Việt nam còn phức tạp, các tiêu
chí của ENT còn chưa cụ thể, có thể giải thích theo nhiều cách khác nhau, phụ thuộc
nhiều vào chủ quan của cơ quan cấp phép. Chẳng hạn như Việt nam chỉ cho phép mở một
điểm bán hàng, từ điểm thứ 2 phải thoả mãn ENT mà các doanh nghiệp nước ngoài cho
rằng phải được phép mở một chuỗi các điểm bán hàng mới mở rộng được kinh doanh và
có lãi. Điều này sẽ tạo khó khăn cho các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn đầu tư vào
Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Thiết nghĩ khi muốn phát triển ngành kinh
doanh siêu thị thì nhà nước cần tạo môi trường thông thoáng hơn, lành mạnh hơn cho các
doanh nghiệp.
Việc cạnh tranh không lành mạnh giữa các siêu thị diễn ra rất nhiều và khó kiểm
soát. Kể từ khi các tập đoàn phân phối lớn trên thế giới được quyền tham gia thị trường
phân phối Việt Nam, cuộc đua giành thị phần trong lĩnh vực bán lẻ trở nên sôi động hơn
bao giờ hết. Một trong các cách thức mà họ đưa ra là thực hiện rất nhiều chương trình
giảm giá khuyến mại. Điển hình phải kể đến Big C. Big C do sớm có mặt tại Hà Nội nên
phần nào hiểu được thói quen ưu tiên mua hàng rẻ của người Việt nên họ đã đưa ra tiêu
chí ‘ giá rẻ cho mọi nhà’ để tạo lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng. Có rất nhiều mặt

hàng ở Big C được bán dưới giá vốn. Người tiêu dùng sẽ là người có lợi trong việc này
nhưng đồng nghĩa với đó là các siêu thị trong nước sẽ gặp nhiều khó khăn… Cục quản lý
cạnh tranh của ta mới thành lập 6/2006 nên vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc kiểm
soát, thụ lý hồ sơ để có thể xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đang diễn ra
ngày cang phổ biến, công khai.
e, Về việc quản lý chấp hành chế độ quy định và luật pháp trong thương mại của
các siêu thị :
Theo sở thương mại Hà Nội, các doanh nghiệp có thể đăng ký kinh doanh siêu thị
tại sở kế hoạch và đầu tư mà không phải tuân thủ quy định nào. Doanh nghiệp thành lập
siêu thị tự đối chiếu quy chế để xác định hạng. Do đó, có những siêu thị ra đời mà sở
thương mại cũng không nắm được. Hay có những nơi chỉ là cửa hàng tạp hóa rộng một,
hai trăm mét vuông, lèo tèo vài sản phẩm mà cũng trưng biển siêu thị mà không bị các cơ
quan chức năng xử phạt.
Một khó khăn nữa, đến năm 2004 mới có quy chế hoạt động siêu thị, trong khi
hình thức kinh doanh này đã xuất hiện trước đó nhiều năm. Vì vậy khi quy chế được ban

8


hành, nhiều siêu thị hoạt động từ trước không đáp ứng tiêu chuẩn không muốn cải tạo vì
sợ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên lại chưa có chế tài xử phạt, cũng
không có chỉ đạo từ trên nên chưa có biện pháp khắc phục việc này.
II : GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HỆ THỐNG SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA THÀNH PHỐ HÀ
NỘI.
1. Định hướng, nhiệm vụ quản lý siêu thị trong thời gian tới của thành phố Hà Nôi.
-Cần làm rõ quan hệ quản lý giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với tổ chức hay
cá nhân trực tiếp kinh doanh siêu thị, làm rõ mối quan hệ quản lý giữa chúng với các đối
tượng tham gia kinh doanh trong siêu thị.
- Hướng dẫn, kiểm tra thương nhân kinh doanh siêu thị thực hiện tiêu chuẩn và

phân hạng siêu thị.
- Quản lý các hoạt động kinh doanh của siêu thị theo đúng pháp luật.
- Kiểm tra hoạt động kinh doanh của các siêu thị và xử lý vi phạm theo quy định
của pháp luật.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và vận động đầu tư, xây dựng thương
hiệu cho các siêu thị chuyên ngành và tổng hợp, là cơ sở để hướng dẫn tập quán tiêu dùng
trong dân cư theo hướng văn minh hiện đại.
- Tham gia hiệp hội kinh doanh siêu thị để đảm bảo lợi ích của thương nhân kinh
doanh siêu thị.
2. Các giải pháp nhằm nâng cao việc quản lý nhà nước về thương mại đối với hệ thống
các siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2.1. Nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý đối với công tác phát triển và
quản lý siêu thị. Khẩn trương ban hành đủ, đồng bộ các văn bản qui phạm pháp luật quy
định chi tiết và hướng dẫn thực hiện các luật có liên quan… Đồng thời sửa đổi, bổ sung
một số văn bản qui phạm pháp luật liên quan trực tiếp đến công tác phát triển, quản lý
siêu thị ( như quyết định 1371 của Bộ Thương mại ).
2.2.Cần thiết phải xây dựng ngay quy hoạch phát triển hệ thống siêu thị trên phạm
vi toàn thành phố, phù hợp với chủ trương, chính sách mới về thương mại nói chung, về
phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nói riêng và qui hoạch phát triển hệ thống siêu thị
trên cả nước.

9


Trên cơ sở qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và qui hoạch phát triển
thương mại nói riêng, khẩn trương điều tra, đánh giá thực trạng các loại siêu thị hiện có và
căn cứ vào những tiêu chí cơ bản như mật độ dân số, tập quán sinh hoạt, thị hiếu tiêu dùng,
khả năng nguồn hàng, nhu cầu lưu chuyển, trao đổi, mua, bán hàng hoá trong và ngoài địa
bàn để lập dự án qui hoạch phát triển mạng lưới siêu thị phù hợp với điều kiện kinh tế - xã
hội trên phạm vi toàn thành phố; trên cơ sở đó để ra kế hoạch triển khai cải tạo, nâng cấp

hoặc đầu tư xây dựng mới siêu thị, cho cả giai đoạn 2010 - 2015 và từng năm.
Qui hoạch phát triển siêu thị phải phù hợp và đồng bộ với quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội, qui hoạch xây dựng các khu dân cư, khu đô thị mới, qui hoạch mạng lưới
giao thông và các công trình kết cấu hạ tầng khác để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
phát triển của sản xuất, lưu thông hàng hoá và tiêu dùng. Trong quá trình xây dựng quy
hoạch tổng thể hoặc qui hoạch chi tiết để phát triển các khu kinh tế, khu dân cư mới, cần
thiết phải dành quĩ đất để xây dựng các siêu thị đáp ứng yêu cầu mua bán trước mắt và
khả năng mở rộng, nâng cấp trong tương lai. Đối với các siêu thị hình thành tự phát chưa
được qui hoạch, cần tiến hành xem xét, đánh giá từng công trình cụ thể, chỉ đưa vào qui
hoạch và có kế hoạch nâng cấp, cải tạo hoặc mở rộng những siêu thị đang hoạt động có
hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu mua bán của cư dân trên địa bàn, thu hút được nhiều
người vào mua bán, mức bán buôn, bán lẻ hàng hoá và cung ứng dịch vụ ngày một tăng
cao.
2.3. Cần tiếp tục duy trì và bổ xung chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực siêu thị. Để khuyến khích tư nhân
phát triển lại hình kinh doanh này nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi về đất đai, đào tạo
nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục pháp lý, nhất là các quy định về điều kiện
thành lập hay gia nhập kinh doanh bán lẻ hiện đại cho các thương nhân trong nước cũng
như nước ngoài. Đồng thời hỗ trợ về cung cấp thông tin pháp luật, thông tin về giá cả thị
trường…
2.4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với siêu thị trong đó tập
trung vào việc tăng cường công tác quản lý về thuế, tài chính, vệ sinh an toàn thực phẩm,
vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, chống buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng
không bảo đảm chất lượng…Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý

10


nghiêm các hành vi gian lận thương mại để bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp sản
xuất kinh doạnh và của người tiêu dùng.

2.5. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nhằm nâng cao trình độ đội ngũ cán
bộ quản lý nhà nước về siêu thị, nâng cao tính chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý
và nghiệp vụ trong các siêu thị để đáp ứng yêu cầu của công tác phát triển và quản lý siêu
thị trong thời kỳ hội nhập.
2.6. Nhà nước đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật của các siêu thị trong
hoạt động bán lẻ. Bảo đảm cho các thương nhân kinh doanh siêu thị
được cạnh tranh hợp pháp, nghiêm cấm hành vi cạnh tranh gây tổn hai lợi ích quốc gia
như đầu cơ lũng loạn thị trường, bán phá giá để cạnh tranh và nhiều hoạt động cạnh
tranh không lành manh khác để tạo sân chơi minh bạch, công khai vá bình đẳng.
Mở rộng : Việt Nam hiện đang được đánh giá là một trong những quốc gia có
tiềm năng phát triển ngành bán lẻ lớn nhất thế giới, trong đó 2 địa phương nổi bật nhất
chính là Hà Nội và Tp.HCM. Nhưng làm thế nào để ngành bán lẻ thành phố có thể phát
triển mạnh và đủ sức cạnh tranh thì không chỉ dựa vào việc quản lý của nhà nước ( quản
lý về thương mại ) mà người tiêu dùng, các nhà kinh doanh phải tự nhận thức được trách
nhiệm, nghĩa vụ của mình trong công cuộc phát triển, xây dựng ngành mới mẻ này.
Kết luận.
Siêu thị ngày càng trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng và trở thành kênh
phân phối quan trọng trong hệ thống phân phối. Tốc độ tăng trưởng của thị trường bán lẻ
ở Việt Nam bình quân từ 15 – 20%/năm. Với dân số trên 80 triệu người, Việt Nam trở
thành thị trường bán lẻ hấp dẫn không những đối với các nhà đầu tư trong nước mà cả
những nhà kinh doanh bán lẻ nước ngoài.
Ở Hà Nội trong phân phối hàng hóa, siêu thi góp phần làm thay đổi bộ mặt đô
thị, thúc đẩy sản xuất và hình thành tập quán văn minh thương mại. Đặc biệt, siêu thị là
công cụ quan trọng để doanh nghiệp thực hiện chính sách Marketing có hiệu quả và tạo
điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý Nhà Nước về thương mại. Tuy nhiên, hiện nay
việc phát triển siêu thị ở Hà Nội vẫn còn nhiều vấn đề đáng lo ngại. Chính vì vậy mà cần
có sự quản lý của nhà nước đối với các siêu thị ở Hà Nội nói riêng cũng như cả nước nói
chung để đảm bảo sự phát triển đồng bộ cũng như có hiệu quả của hệ thống siêu thị ở
nước ta.


11



×