Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Tour hà nội sơn la điện biên hoàn chỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.43 MB, 45 trang )

=

Mục lục
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH TOUR DU LỊCH ........................ 1
1.1. Chương trình du lịch ....................................................................................... 1
1.2. Chương trình tour ............................................................................................ 1
1.3. Sơ đồ tuyến điểm ............................................................................................ 4
CHƯƠNG 2: THUYẾT TRÌNH TUYẾN ................................................................ 5
2.1. Lộ trình tham quan ngày 1 .............................................................................. 5
2.1.1. Giới thiệu tổng quan về Hà Nội ................................................................ 5
2.1.2. Bảo tàng Hồ Chí Minh .............................................................................. 8
2.1.3. Văn Miếu Quốc Tử Giám ........................................................................ 17
2.2. Lộ trình tham quan ngày 2 ............................................................................ 23
2.2.1. Gới thiệu tổng quan về Sơn La ............................................................... 23
2.3. Lộ trình tham quan ngày 3 ............................................................................ 27
2.3.1. Động Sơn Mộc Hương (Hang Dơi) ........................................................ 27
2.3.2.Rừng thông Bản Áng ................................................................................ 31
2.2.3. Thác Dải Yếm .......................................................................................... 36
2.4. Lộ trình tham quan ngày 4 ............................................................................ 39
2.4.1. Giới thiệu thành phố Điện Biên .............................................................. 39
2.4.2. Bản Mển .................................................................................................. 40
2.4.3. Hầm Cờ Đát ............................................................................................ 41
Chương 3: TỔNG KẾT ........................................................................................... 44


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH TOUR DU LỊCH
1.1. Chương trình du lịch
TOUR: HÀ NỘI – SƠN LA – ĐIỆN BIÊN – HÀ NỘI
(5 ngày 4 đêm)
GIỚI THIỆU TOUR


Việt Nam được mệnh danh là một đất nước xinh đẹp nằm dọc bờ biển chạy dài
từ Bắc vào Nam. Mỗi nơi đều mang một vẻ đẹp khác nhau và để lại dấu ấn riêng biệt
của từng vùng miền. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi thúc đẩy du lịch phát
triển trong việc tìm tòi và khai thác những giá trị văn hóa cũng như những nét đẹp do
thiên nhiên ban tặng.
Nhắc tới du lịch miền Bắc thì người ta nghĩ ngay đến những địa danh nổi tiếng,
các nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán của từng vùng miền, các lễ hội truyền thống,
nét mới lạ trong ẩm thực… đó là những gì mà du khách có thể đạt được khi đặt chân
tới đây.
1.2. Chương trình tour
Ngày 1
Sáng
7h30

9h
11h00
11h30
13h
15h
17h
19h
Ngày 2

HÀ NỘI

Đón khách tại khách sạn trong khu vực phố cổ Hà
Nội và Nhà Hát Lớn. Đoàn di chuyền đi tham quan
Văn Miếu Quốc Tử Giám
Di chuyển đi Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Đoàn di chuyển đi dạo Hồ Tây

Ăn trưa tại nhà hàng Lẩu Ếch Tây Hồ
Đoàn di chuyển đi Bảo tàng Hồ Chí Minh
Đoàn di chuyển đi Hồ Gươm
Nhận phòng tại khách sạn Hoàn Kiếm Lake hotel,
ăn tối
Đoàn tự do dạo chợ đêm Hà Nội
HÀ NỘI – SƠN LA

Sáng
7h

Ăn sáng – trả phòng

8h

Khởi hành đi Sơn La

Trưa
11h30

Ô tô

Dừng chân tại nhà hàng Đông Hải Mộc Châu – nổi

1

3,1 km
5 km
5,3 km
3,5 km

8 km
1,8 km

356 km

QL43
Ô tô


tiếng món bê chao và dê sữa
Chiều
13h
Tối
17h
17h15
18h30
20h

Khởi hành đến Sơn La tiếp
Đến Sơn La
Nhận phòng khách sạn Hà Nội
Ăn tối tại khách sạn
Giao lưu sinh hoạt
QL43

Ngày 3
Sáng
7h
8h
Trưa

11h30
Chiều
13h
14h30

SƠN LA

Ô tô

Ăn sáng
Khởi hành đi Động Sơn Mộc Hương được mệnh
danh là Tây thiên đệ nhất động

112 km

Ăn trưa tại nhà hàng Trâu Tây Bắc – nổi tiếng món
trâu hấp

1,1 km

Khởi hành đến Rừng thông Bản Áng – Điểm du
lịch không thể bỏ qua khi đến Mộc Châu
Di chuyển đến Thác Dải Yếm – Báu vật giữa cao
nguyên Mộc Châu

3,6 km
10,7 km

Tối
17h

18h

Nhận phòng tại khách sạn Mộc Sa
Ăn tối tại khách sạn

20h

Nghỉ ngơi
14,4 km

Ngày 4
Sáng
7h
8h
Trưa
12h
13h30
14h40

SƠN LA – ĐIỆN BIÊN

Ô tô

Ăn sáng, trả phòng
Xuất phát đi Điện Biên
Ăn trưa tại nhà hàng Dân Tộc Quán
Di chuyển đến Bản Mển – Du lịch cộng đồng ở
Điện Biên
Cánh đồng Mường Thanh – Cánh đồng lớn nhất Tây
2


274 km
6 km
4,8 km

AH13
QL12


Bắc
15h10
16h30
Tối
18h
19h30
Ngày 5

Hầm Đờ Cát – Căn cứ điểm Điện Biên Phủ
Nhận phòng tại Ruby Hotel

1,5 km
90 m

Ăn tối tại khách sạn
Tự do tham quan Quảng trường 7 - 5
ĐIỆN BIÊN – HÀ NỘI

Sáng
7h
8h

9h

Ăn sáng, trả phòng
Xuất phát đi Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ
Đoàn di chuyển về lại Hà Nội

Trưa
11h30
12h30

Ăn trưa tại nhà hàng 559, nghỉ ngơi
Đoàn tiếp tục di chuyển về lại Hà Nội

19h30

Trả khách – kết thúc tour – cảm ơn khách

3

650 m
450 km

600 m

152 km

QL43
Ô tô



1.3. Sơ đồ tuyến điểm

Điện
Biên

Sơn
La
Văn Miếu
Quốc Tử
Giám

Hồ
Tây

Thung lũng
Nà ka

Hồ
Gươm

Hầm Đờ Cát
Cánh đồng
Mường Thanh

QL43

Nội
QL12
Bảo tàng Hồ
Chí Minh

Lăng Chủ
Tịch Hồ
Chí Minh

Động Sơn
Mộc Hương

Thác Dải Yến
Rừng thông
Bảng Áng

4

Bản Mển

Tượng đài chiến
thắng Điện Biên Phủ


CHƯƠNG 2
THUYẾT TRÌNH TUYẾN
2.1. Lộ trình tham quan ngày 1
2.1.1. Giới thiệu tổng quan về Hà Nội
Thủ đô Hà Nội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu
não về chính trị, văn hoá và khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về giao dịch
kinh tế và quốc tế của cả nước. Trải qua 1.000 năm hình thành và phát triển, kể từ khi
vua Lý Thái Tổ chọn khu đất Đại La bên cửa sông Tô Lịch làm nơi định đô cho muôn
đời. Hà Nội đã chứng kiến sự thăng trầm của hầu hết các triều đại phong kiến Việt
Nam từ Lý- Trần - Lê - Mạc - Nguyễn… kinh thành Thăng Long là nơi buôn bán,
trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc.


Hình 1. Vua Lý Thái Tổ
a. Vị trí địa lí
Tọa độ địa lí: Hà Nội hiện nay có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và
105°44' đến 106°02' kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc ở
phía Bắc; Hà Nam - Hòa Bình ở phía Nam; Bắc Giang- Bắc Ninh- Hưng Yên ở phía
Đông và Hòa Bình- Phú Thọ ở phía Tây.

5


Hình 2. Bản đồ hành chính Hà Nội
b. Diện tích tự nhiên
Hệ thống chính trị của thành phố Hà Nội sau hợp nhất, mở rộng địa giới hành
chính Thủ đô bao gồm: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh - tỉnh Vĩnh
Phúc và bốn xã thuộc huyện Lương Sơn - tỉnh Hòa Bình. Thủ đô Hà Nội sau khi được
mở rộng có diện tích tự nhiên 334.470,02 ha, lớn gấp hơn 3 lần trước đây và đứng vào
tốp 17 Thủ đô trên thế giới có diện tích rộng nhất; dân số tăng hơn gấp rưỡi, hơn 6,2
triệu người, hiện nay là hơn 7 triệu người; gồm 30 đơn vị hành chính cấp quận, huyện,
thị xã, 577 xã, phường, thị trấn.
Hà Nội hiện nay vừa có núi, có đồi và địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ
Tây sang Đông, trong đó đồng bằng chiếm tới ¾ diện tích tự nhiên của thành phố. Độ
cao trung bình của Hà Nội từ 5 đến 20 mét so với mặt nước biển, các đồi núi cao đều
tập trung ở phía Bắc và Tây. Các đỉnh cao nhất là Ba Vì 1.281 mét; Gia Dê 707 mét;
Chân Chim 462 mét; Thanh Lanh 427 mét và Thiên Trù 378 mét…Khu vực nội đô có
một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
Diện tích đất phân bổ sử dụng (332889,0 ha)
- Đất nông, lâm nghiệp, thủy sản

:


188601,1 ha

- Đất phi nông nghiệp

:

134947,4 ha

- Đất chưa sử dụng

:

9340,5 ha
6


c.Thủy văn
Hà Nội được hình thành từ châu thổ sông Hồng, nét đặc trưng của vùng địa lí
thành phố Hà Nội là “Thành phố sông hồ” hay “Thành phố trong sông”. Nhờ các con
sông lớn nhỏ đã chảy miệt mài hàng vạn năm đem phù sa về bồi đắp nên vùng châu
thổ phì nhiêu này. Hiện nay, có 7 sông chảy qua Hà Nội: sông Hồng, sông Đuống,
sông Đà, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Đáy, sông Cà Lồ. Trong đó, đoạn sông Hồng
chảy qua Hà Nội dài tới 163km (chiếm 1/3 chiều dài của con sông này chảy qua lãnh
thổ Việt nam). Trong nội đô ngoài 2 con sông Tô Lịch và sông Kim ngưu còn có hệ
thống hồ đầm là những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội.

Hình 3. Trung tâm Hà Nội
Ở thế kỉ trước có trên 100 hồ lớn nhỏ, phần nhiều là hồ đầm tự nhiên, là vết tích
của những khúc sông chết để lại một số hồ nhân tạo, cải tạo các cánh đồng lầy thụt

thành hồ. Hiện nay, dù phần lớn đã bị san lấp lấy mặt bằng xây dựng, đến nay vẫn còn
tới hàng trăm hồ đầm lớn nhỏ được phân bổ ở khắp các phường, xã của thủ đô Hà Nội.
Nổi tiếng nhất là các hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Quảng Bá,Trúc Bạch, Thiền Quang, Bảy
Mẫu, Thanh Nhàn, Linh Đàm, Yên Sở, Giảng Võ, Đồng Mô, Suối Hai…
Những hồ đầm này của Hà Nội không những là một kho nước lớn mà còn là hệ
thống điều hòa nhiệt độ tự nhiên làm cho vùng đô thị nội thành giảm bớt sức hút nhiệt
tỏa nóng của khối bê tông, sắt thép, nhựa đường và các hoạt động của các nhà máy…
Hồ đầm của Hà Nội không những tạo ra cho thành phố khí hậu mát lành - tiểu khí hậu
đô thị mà còn là những danh lam thắng cảnh, những vùng văn hóa đặc sắc của Thăng
Long - Hà Nội.
7


d. Khí hậu - thời tiết
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Hà Nội có đặc trưng nổi bật là gió
mùa ẩm, nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về mùa đông; được chia thành
bốn mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa xuân bắt đầu vào tháng 2 (hay
tháng giêng âm lịch) kéo dài đến tháng 4. Mùa hạ bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8, nóng
bức nhưng lại mưa nhiều. Mùa thu bắt đầu từ tháng 8 đến tháng 10, trời dịu mát, lá
vàng rơi. Mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau, thời tiết giá lạnh, khô
hanh. Ranh giới phân chia bốn mùa chỉ có tính chất tương đối, vì Hà Nội có năm rét
sớm, có năm rét muộn, có năm nóng kéo dài, nhiệt độ lên tới 40°C, có năm nhiệt độ
xuống thấp dưới 5°C.
Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt trời khá dồi dào. Tổng
lượng bức xạ trung bình hàng năm khoảng 120 kcal/cm², nhiệt độ trung bình năm
24,9°C, độ ẩm trung bình 80 - 82%. Lượng mưa trung bình trên 1700mm/năm (khoảng
114 ngày mưa/năm).
2.1.2. Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bảo tàng là nơi tham quan tìm hiểu, nghiên cứu về sự nghiệp và cuộc đời hoạt
động cách mạng qua các tài liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh - người anh hùng

giải phóng dân tộcViệt Nam, danh nhân Văn hóa thế giới.

Hình 3. Bảo tàng Hồ Chí Minh
Bảo tàng Hồ Chí Minh được khánh thành ngày vào đúng ngày 19/5/1990 nhân
dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Bác. Công trình do kiến trúc sư Garon Ixacôvíc
thiết kế và xây dựng với sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô. Ngôi nhà bảo tàng tượng
trưng một bông sen cao gần 20m với diện tích sử dụng 13.000m2, trong đó có hơn
8


4.000m2 để trưng bày. Ngoài ra bảo tàng còn có gian triển lãm 400m2 nơi tổ chức các
cuộc triển lãm chuyên đề và hoạt động văn hóa khác.
Bảo tàng Hồ Chí Minh nằm ở số 19, phố Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội - khu vực
trụ sở các cơ quan đầu não của Đảng, Nhà nước. Công trình do kiến trúc sư trưởng
người Nga Garôn Ixacôvích thiết kế và được xây dựng với sự giúp đỡ chí tình của
nhân dân Liên Xô.
Tòa nhà Bảo tàng là khối hình vuông vát góc, cao 3 tầng gần 20m, mỗi chiều
dài 70m, mang biểu tượng một bông sen trắng thanh tao, gợi nhớ tới Làng Sen, quê
hương của Người. Bốn khối hình vuông ở tầng trên cùng vừa là cánh sen, vừa là 4
khuôn cửa hướng trông ra đường Hùng Vương, nhà sàn của Bác, đường Ngọc Hà và
phố Nguyễn Thái Học. Mặt trước Bảo tàng, trên hình vuông 8m mỗi cạnh là bức phù
điêu lớn hình quốc kỳ và búa liềm đan quyện vào nhau, thể hiện tư tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội - mục tiêu con đường mà Bác Hồ, Đảng và nhân dân ta đã lựa
chọn và đang đi tới.
Cạnh tòa nhà, hồ nước tròn nhân tạo có đường kính 18m với hòn non bộ bằng
đá thiên nhiên vùng Hoa Lư (Ninh Bình) cao hơn 7m, góp phần tạo khung cảnh khiến
khu Bảo tàng thêm sống động, gần gũi. Vòng quanh Bảo tàng là cả một không gian
thoáng mát được cây xanh râm mát bao phủ thật đẹp.

Hình 4. Tượng Bác Hồ

Tại gian trung tâm của Bảo tàng có đặt tượng đồng toàn thân đứng của Hồ Chủ
tịch. Tượng cao 3,5m, trên bệ 0,6 m, nặng 3 tấn. Tượng Bác Hồ đặt trên nền cây đa,
mặt trời, biểu tượng của ánh sáng và sự trường tồn của dân tộc.

9


Bước vào không gian bảo tàng là hai tác phẩm nghệ thuật về truyền thống đấu
tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc được thể hiện ở bảo tàng bằng hình tượng
"bọc trăm trứng và rồng vàng".

Hình 5. Bọc trăm trứng và rồng vàng
Tương truyền rằng Âu Cơ lấy Lạc Long Quân được một thời gian thì sinh ra
Bọc trăm trứng, trứng nở ra 100 người con, là tổ tiên của dân tộc Việt. Đây chỉ là một
câu chuyện truyền thuyết, nhưng đó là có thể nói đây là câu chuyện vĩ đại, mang triết
lý sâu sắc mà qua đó cha ông chúng ta đã gửi gắm những hàm ý lớn lao: Lý giải nguồn
gốc dân tộc, thể hiện tinh thần tự tôn coi mình có xuất xứ cao quý đáng tự hào (con
Rồng cháu Tiên); nêu cao tinh thần đoàn kết, coi những dân tộc khác đều là anh em
một nhà, cùng một mẹ sinh ra (đồng bào-cùng bọc)...
Vào đời vua Hùng thứ sáu, giặc Ân tàn bạo sang xâm chiếm nước ta. Vua Hùng
sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi để đánh giặc cứu nước.
Thuở ấy, ở làng Phù Đổng, có một bà mẹ sinh được một đứa con trai, đặt tên là
Gióng. Gióng đã lên ba mà vẫn chưa biết nói, biết cười. Một hôm, sứ giả về làng bắt
loa gọi:
- Loa, loa, loa! Ai là người tài giỏi, hãy ra đánh giặc cứu nước!
Gióng lắng nghe rồi bỗng nhiên bật dậy và nói với mẹ:
- Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!
Mẹ Gióng ngạc nhiên quá, cứ đứng sững sờ nhìn con, mãi sau mới lật đật chạy
ra mời sứ giả. Sứ giả vào đến nhà, Gióng nói dõng dạc:
- Hỡi sứ giả, hãy về tâu với vua Hùng rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc

nón sắt và một chiếc gậy sắt để ta đi đánh giặc.
10


Sứ giả đi rồi. Gióng bảo mẹ thổi cơm cho ăn. Mẹ Gióng thổi cơm, rồi cả làng
thổi cơm, bao nhiêu Gióng ăn cũng hết. Ăn xong, Gióng vươn vai đứng dậy thành một
chàng trai cao lớn, khỏe mạnh.
Trong khi ấy, tất cả các lò rèn đêm ngày đúc ngựa, rèn gậy cho Gióng. Chẳng
bao lâu sau, ngựa sắt, nón sắt, roi sắt đã làm xong. Gióng đội nón, cầm gậy, nhảy phóc
lên lưng ngựa. Ngựa sắt hí vang, phun ra lửa rồi phóng như bay ra trận. Lúc đó, giặc
Ân đang tràn đi khắp nơi giết người, cướp của. Gióng thúc ngựa phi thẳng vào quân
giặc. Gậy sắt vung lên như ánh chớp đánh xuống đầu quân giặc, ngựa sắt phun lửa
thiêu lũ giặc ra tro. Bỗng nhiên, cây gậy sắt của Gióng bị gãy. Gióng quơ nhổ từng bụi
tre trên đường quật túi bụi và quân giặc. Giặc Ân thua chạy tan tác, xác giặc ngổn
ngang khắp nơi.
Đánh xong giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa bay qua làng Phù Đổng, bay thẳng lên
núi Sóc Sơn.
Đời sau, để nhớ ơn Gióng có công đánh giặc, cứu nước, nhân dân ta đã lập đền
thờ Gióng ở làng Phù Đống.

Hình 6. Ngựa của Thánh Gióng và Rùa vàng dâng gươm
Hình tượng Ngựa của Thánh Gióng và Rùa vàng dâng gươm- là những biểu
tượng truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc.
Phần trưng bày của bảo tàng giới thiệu các tài liệu, hiện vật, hình ảnh và các
hình tượng nghệ thuật với ba nội dung chính: cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam thực hiện di chúc của Người. Trong ảnh là tổ
hợp hình tượng quê hương, mô phỏng lại ngôi nhà của gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh.

11



Hình 7. Mô phỏng về Hội Nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Trang phục do gia đình luật sư Lô-Dơ-By chuẩn bị cho chàng thanh niên
Nguyễn Ái Quốc cải trang để rời khỏi Hương cảng khi bị chính quyền Anh bắt giam ở
Hồng Kông 6/1933.

Hình 8. Trang phục của Nguyễn Ái Quốc
Một phần tổ hợp mô phỏng địa danh Pác Bó - Tân Trào, nơi Chủ tịch Hồ Chí
Minh thành lập mặt trận Việt Minh tháng 5/1941, quyết định Tổng khởi nghĩa tháng 8
năm 1945.

12


Hình 9. Địa danh Pác Bó- Tân Trào

Hình 10. Ảnh sưu tầm
Nội dung thứ 2 là Đất nước và cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống
xâm lược bảo vệ Tổ quốc trong thời đại Hồ chí Minh , gồm 6 hình tượng.
Trong ảnh là hình tượng về Tổng khởi nghĩa tháng 8 và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đọc Tuyên ngôn độc lập ngày 2 tháng 9 năm 1945.

13


Hình 12. Trang phục của Bác Hồ
Trong hơn mười năm, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã sưu tầm, tiếp nhận được trên
7.000 tài liệu, hiện vật, phim ảnh,... trong đó có rất nhiều hiện vật gốc quí hiếm gắn
liền với các dấu mốc lịch sử trong cuộc đời hoạt động của Bác.
Điếu văn của Ban chấp hành Trung ương đảng Lao động Việt Nam và các dải

khăn viếng của các nước bạn bè quốc tế đến chia buồn trong lễ tang của Chủ tịch Hồ
Chí Minh.

Hình 13. Tượng sáp Hồ Chí Minh
Tượng sáp Chủ tịch Hồ Chí Minh và không gian mô phỏng lại phòng làm việc
của Bác.
14


Hình 14. Di chúc của Bác Hồ in tại Sài Gòn năm 1970

Hình 15. Cột Thống Nhất
Tổ hợp hình tượng cột Thống nhất thể hiện quá trình quá trình đấu tranh, giành
độc lập và toàn thắng mùa xuân năm 1975 với 15 cánh sen, mỗi cánh sen trưng bày
quà tặng văn hóa của các nước bạn bè thế giới.
Nội dung thứ 3 là các mốc lịch sử thế giới có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam từ
giữa thế kỷ XIX đến nay, gồm 8 gian chuyên đề. Trong ảnh là tập biên bản của tổ chức
Unesco quyết định công nhận Chủ tịch Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc
Việt Nam, Danh nhân văn hóa kiệt xuất của thế giới.
Bảo tàng Hồ Chí Minh đã trở thành một trung tâm nghiên cứu, giới thiệu về
cuộc đời của một vĩ nhân thế kỷ XX, một con người đã cống hiến cả cuộc đời cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người; một con người
trọn vẹn trong tư tưởng, đạo đức và phong cách, sống cao thượng và giàu lòng nhân ái.
Sự đóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực
15


chính trị, vǎn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống hàng nghìn nǎm
của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát
vọng của cả dân tộc Việt Nam.


Hình 16. Du khách tham quan trung bày về sự nghiệp cách mạng của Bác
Kể từ khi thành lập, số lượng khách tham quan Bảo tàng ngày càng đông. Đặc
biệt vào những ngày lễ lớn, ngày nghỉ cuối tuần, lượng khách đến rất đông, cao điểm
có ngày lên tới 2 vạn người. Điều này thể hiện, đây không chỉ là công trình kiến trúc
lớn, mang tầm vóc quốc gia, mà còn là sự kết tinh giữa truyền thống văn hóa hàng
nghìn năm của nhân dân Việt Nam với lòng biết ơn sâu sắc của cả dân tộc đối với một
con người vĩ đại.
Chị Ngô Thị Thanh, khách tham quan Bảo tàng, quê ở Thanh Hóa, cho biết:
“Năm nay, tôi có dịp cùng gia đình đến Hà Nội, bạn bè cũng giới thiệu nhiều điểm
tham quan, du lịch nhưng tôi quyết định đưa các con đến viếng Lăng Bác và tham
quan Bảo tàng Hồ Chí Minh đầu tiên. Bởi tôi muốn các cháu hiểu hơn về Bác Hồ, vị
cha già của dân tộc, tìm hiểu rõ hơn về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc thông qua
những hiện vật cụ thể, qua đó cũng là để giáo dục các cháu thêm yêu quê hương, đất
nước mình hơn”.

16


Hình 17. Du khách nước ngoài đến tham quan bảo tàng
Bảo tàng Hồ Chí Minh không chỉ để lại ấn tượng sâu sắc cho người dân trong
nước, mà cho cả những người Việt sống xa Tổ quốc. Anh Lê Thanh Bình, Việt kiều
Ba Lan chia sẻ: “Đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh, được xem và tìm hiểu những
tài liệu, hiện vật về Bác, tôi càng thêm cảm phục, vừa thương, vừa trọng vị lãnh tụ dân
tộc. Những hiện vật và tư liệu tại Bảo tàng là minh chứng sống động nhất về cuộc đời
của Bác, gắn liền với quá trình đấu tranh giành độc lập của đất nước ta”.
Bên cạnh nguồn tư liệu, hiện vật đã có, Bảo tàng cũng thường xuyên cử các
đoàn nghiên cứu, tìm tòi để bổ sung thêm những nguồn tư liệu, hiện vật chính xác, có
giá trị về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về Cách mạng Việt Nam. Ngoài ra, Bảo tàng còn có
đội ngũ hướng dẫn viên tận tình, năng động, sáng tạo, biết sử dụng ngoại ngữ Pháp,

Anh, Trung Quốc, Nga.
Những tài liệu, hiện vật, phim ảnh gốc được lưu giữ tại đây là nguồn tài sản vô
giá của dân tộc Việt Nam trong việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước, bồi dưỡng tư tưởng,
đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thế hệ sau noi gương học tập.
2.1.3. Văn Miếu Quốc Tử Giám
Nếu ai đã từng đến Hà Nội, nhất định phải đến Quốc Tử Giám, quận Đống Đa
để tham quan ngôi trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Văn Miếu được xây dựng từ
năm 1070, ngoài chức năng thờ các bậc Tiên thánh, tiên sư của đạo Nho, Văn Miếu
17


còn là trường học của hoàng gia mà học trò đầu tiên là thái tử Lý Càn Đức. Đến năm
1076, vua Lý Nhân Tông cho lập Quốc Tử Giám ở cạnh Văn Miếu, chính thức trở
thành trường học dành riêng cho các con vua và con các bậc quyền quý trong triều.
Sau này, năm 1253, vua Trần Thái Tông cho phép Quốc Tử Giám thu nhận thêm
những học trò thường dân xuất sắc. Đến đời vua Lý Thánh Tông, Văn Miếu bắt đầu
dựng bia của những người thi đỗ tiến sĩ qua các khoa thi. Qua những năm tháng lịch sử
thăng trầm, bia tiến sĩ hiện nay chỉ còn lại 82 bia được đặt xung quanh hồ Thiên
Quang.

Hình 18. Bia Tiến Sĩ

Hình 19. Sơ đồ kiến trúc
18


Bốn mặt đều là phố, phía Nam (cổng chính) là phố Quốc Tử Giám, phía Bắc là
phố Nguyễn Thái Học, phía Tây là phố Tôn Đức Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu.
Quần thể kiến trúc này nằm trên diện tích 54.331m² bao gồm 5 khu chính được ngăn
cách bằng tường và các cổng.

Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính Văn Miếu Môn đi đến cổng Đại Trung
Môn, hai bên có cửa nhỏ là Thành Đức Môn và Đạt Tài Môn. Không gian của khu thứ
nhất chủ yếu là cây xanh và thảm cỏ và có hai hồ nước nhỏ nằm ở hai bên.

Hình 20. "Văn Miếu Môn"-cổng chính vào Văn Miếu -Quốc Tử Giám

Hình 21. Ảnh sưu tầm
19


Khu thứ hai của Văn Miếu Quốc Tử Giám từ Đại Trung Môn vào đến Khuê
Văn Các. Khuê Văn Các (Các vẻ đẹp của sao Khuê) là một lầu vuông tám mái, được
xây dựng vào năm 1805. Tuy không phải là công trình kiến trúc đồ sộ nhưng Khuê
Văn Các được xây dựng rất hài hoà và độc đáo, chạm trổ tinh vi và sắc sảo. Thời xưa,
Khuê Văn Các là nơi dùng để họp bình những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng
khoa thi hội.

Hình 22. Khuê Văn Các
Khu thứ ba bao gồm hồ nước Thiên Quang (giếng soi ánh mặt trời). Hồ có hình
vuông, quanh bờ đều xây hàng lan can tới độ ngang lưng, hai bên trái phải của hồ là 82
bia tiến sĩ về các khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779, mỗi bên 41 tấm dựng thành 2
hàng ngang, mặt bia đều quay về phía hồ. Giữa mỗi vườn bia xây một tòa đình thờ bia
hình vuông, 4 mặt bỏ trống, nền cao, giữa nền có bệ, cửa đều trông thẳng xuống hồ
Thiên Quang.

Hình 23. Hồ nước Thiên Quang
20


Hình 24. 82 Bia Tiến Sĩ

Khu thứ tư là Đại Thành Môn và khu Điện Thờ – khu trung tâm của Văn Miếu
Quốc Tử Giám, gồm hai công trình lớn bố cục song song và nối tiếp nhau. Đại Thành
Môn là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công, Tứ Phối, Thất thập nhị hiền… và cũng là nơi
giảng dạy của trường giám thời xưa. Phía sau Đại Thành Môn là khu Điện Thờ gồm
toà ngoài nhà là Đại Bái Đường, toà trong là Thượng Điện. Đại Bái Đường nối với
Thượng Điện bằng một Tiểu Đình hình vuông. Tòa Đại Bái này có chức năng hành lễ
trong những kỳ tế tự xuân thu. Chỉ gian chính giữa có hương án thờ còn các gian khác
đều bỏ trống. Tại đây treo khá nhiều hoành phi câu đối. Còn Thượng Điện thì yên tĩnh
và u tịch hơn, nơi đây thờ những vị tổ đạo Nho.

Hình 25. Đại Thành Môn
21


Hình 26. Khu Điện Thờ
Khu cuối cùng là khu Thái Học, trước kia đây là khu đền Khải thánh, thờ bố mẹ
Khổng Tử, cũng là Quốc Tử Giám, nơi rèn luyện nhân tài cho triều đại, nhưng đã bị
quân Pháp phá hủy năm 1946. Khu nhà Thái Học mới được xây dựng lại năm 2000 với
kiến trúc rất hài hoà với Văn Miếu phía trước.

Hình 27. Khu Thái Học

22


Đây là khu di tích lịch sử nổi tiếng và nhất định phải tham quan Hà Nội, đến
đây bạn mới cảm nhận được vẻ đẹp từ thời cổ xưa qua từng triều đại phong kiến Việt
Nam. Dù đã bị tàn phá nhiều, nhưng Văn Miếu Quốc Tử Giám vẫn giữ lại được những
vẻ đẹp tinh tuý nhất. Đến đây, du khách còn được tham quan những cửa hàng đồ lưu
niệm vô cùng đẹp đẽ, bên cạnh đó, các sinh viên, học sinh cũng lựa chọn Văn Miếu là

điểm đến hàng đầu để chụp kỉ yếu kết thúc đời học sinh, sinh viên của mình.
2.2. Lộ trình tham quan ngày 2
2.2.1. Gới thiệu tổng quan về Sơn La
Sơn La là tỉnh miền núi cao ở phía Tây Bắc, có diện tích 14.125 km². Phía Bắc
giáp tỉnh Lai Châu, Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía Tây giáp
tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Lào. Toàn tỉnh có 12 đơn vị hành chính (1 thành phố, 11 huyện).

Hình 28. Bản đồ hành chính Sơn La
Địa hình của tỉnh Sơn La chia thành những vùng đất có đặc trưng sinh thái khác
nhau. Sơn La có hai cao nguyên lớn là cao nguyên Mộc Châu và cao nguyên Nà Sản.
Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1.050 m so với mực nước biển, mang đặc
trưng của khí hậu cận ôn đới, đất đai màu mỡ phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây
chè, cây ăn quả và chăn nuôi bò sữa. Cao nguyên Nà Sản có độ cao trung bình 800 m,
chạy dài theo trục quốc lộ 6, đất đai phì nhiêu thuận lợi cho phát triển cây mía, cà phê,
dâu tằm, xoài, nhãn, dứa…

23


Hình 29. Ruộng bậc thang Sơn La
Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè
nóng ẩm, mưa nhiều. Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh, hình thành nhiều tiểu vùng khí
hậu cho phép phát triển một nền sản xuất nông - lâm nghiệp phong phú. Cao nguyên
Mộc Châu rất phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù
hợp với cây rừng nhiệt đới quanh năm.
Khí hậu Sơn La chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ trung
bình năm là 21,40C (trung bình tháng cao nhất 270C, tháng thấp nhất 160C). Lượng
mưa trung bình hàng năm 1.200 - 1.600 mm, độ ẩm không khí bình quân là 81%.


Hình 30. Mùa xuân Sơn La
24


×