Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Xử lý tình huống sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp tại Trường tiểu học B

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.14 KB, 10 trang )

1. LỜI NÓI ĐẦU
Đã từ lâu, tình trạng cán bộ, công chức sử dụng văn bằng chứng chỉ không
hợp pháp luôn là nỗi nhức nhối cho xã hội. Văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp
được sử dụng tràn lan trong nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề khác nhau từ bằng
tốt nghiệp phổ thông trung học đến bằng tốt nghiệp đại học. Nhiều người đã dùng
văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan Nhà nước
hoặc nguy hiểm hơn, những người sau khi dùng văn bằng chứng chỉ không hợp
pháp để “chui” vào đội ngũ cán bộ, công chức còn tiếp tục dùng thủ đoạn để leo
lên những vị trí cao hơn, thậm chí là những vị trí lãnh đạo trong các cơ quan Nhà
nước. Đây chính là những “con sâu bỏ rầu nồi canh”, những người sử dụng văn
bằng, chứng chỉ không hợp pháp không chỉ tự huỷ hoại đạo đức, tư cách mình mà
còn làm ảnh hưởng đến uy tín của cả đội ngũ cán bộ, công chức. Nạn sử dụng văn
bằng, chứng chỉ không hợp pháp và mức độ nghiêm trọng của nó đã được thể hiện
bằng những con số đáng báo động mà khi đọc lên người ta không khỏi giật mình.
Theo số liệu thanh tra, kiểm tra gần đây nhất, cả nước đã phát hiện được 1,28 triệu
văn bằng, chứng chỉ bất hợp pháp, trong đó, số cán bộ, công chức sử dụng văn
bằng, chứng chỉ giả là 2.057 người. Khi mà hàng nghìn cán bộ, công chức sử dụng
văn bằng chứng chỉ không hợp pháp này chưa bị vạch mặt chỉ tên họ đã làm thiệt
hại về vật chất đồng thời làm ảnh hưởng đến năng lực của đội ngũ cán bộ, công
chức. Con số này đem so với hàng nghìn sinh viên miệt mài học tập 4, 5 năm trên
giảng đường để rồi khi ra trường lại không có việc làm, chất xám không được sử
dụng đúng chỗ thì mới thấy thật xót xa biết bao.
Thực tế đã có nhiều vụ việc cán bộ, công chức vi phạm pháp luật được phát
hiện và xử lý kịp thời, song bên cạnh đó cũng còn nhiều trường hợp chưa được
phát hiện, xử lý để vi phạm kéo dài, từ vi phạm này kéo theo vi phạm khác gây mất
lòng tin của nhân dân với cơ quan nhà nước, gây mất đoàn kết trong nội bộ cơ
quan, gây thiệt hại về tiền bạc của nhà nước.

1



Từ những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài: “ Xử lý tình huống sử dụng văn
bằng, chứng chỉ không hợp pháp tại Trường tiểu học B, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn

La” làm tiểu luận tốt nghiệp lớp Bồi dưỡng ngạch chuyên viên.
Đây là một vấn đề nhạy cảm cần phải quan tâm giải quyết triệt để, tuy nhiên
do thời gian học tập, nghiên cứu còn ít vì vậy tiểu luận này không thể tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế, bản thân tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ tận tình
của các thầy, cô giáo của Trường chính trị tỉnh.
2. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG.
Đầu tháng 4/2016, Sở Nội vụ nhận được đơn tố cáo của một công dân, tố
cáo trường hợp ông Lò Văn S – giáo viên trường Tiểu học B huyện Bắc Yên tỉnh
Sơn La sử dụng văn bằng, chứng chỉ bất hợp pháp của người khác. Sau khi nhận
đơn tố cáo, xem xét cụ thể, do sự việc phức tạp, Sở Nội vụ đã tham mưu cho Uỷ
ban nhân dân tỉnh Sơn La quyết định thành lập đoàn Kiểm tra Liên ngành, bao
gồm: Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh, Sở giáo dục đào tạo tham gia để xác minh, làm rõ
việc công dân tố cáo viên chức vi phạm pháp luật nêu trên. Đồng thời giao Sở Nội
vụ - cơ quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh đề xuất phương án giải quyết cụ
thể (nếu phát hiện thấy sai phạm).
Ngày 02/5/2016, Đoàn kiểm tra liên ngành đến làm việc trực tiếp với
Trường tiểu học B, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La và ông Lò Văn S. Sự việc được
tóm tắt cụ thể như sau:
Ông Lò Văn S, sinh ngày 20/9/1978, năm 2001 Ông Lò Văn S vào nhận
công tác tại Trường tiểu học B, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, qua quá trình công tác
ngày 01/05/2010 được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học B
huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La (Quyết định số: 411/QĐ-UBND ngày 01/5/2010 của
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Bắc Yên).
Đoàn thanh tra đã tiến hành tổ chức rà soát, kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ và các
thông tin đã phát hiện Ông Lò Văn S chưa tốt nghiệp THPT nhưng lại có Bằng tốt
nghiệp và các giấy tờ khác liên quan, hồ sơ lý lịch tại cơ quan đơn vị đang công tác
có sự không trùng khớp, cụ thể như sau:

2


Sổ bảo hiểm, Hồ sơ thanh tra, Hồ sơ viên chức và các giấy tờ cá nhân có liên
quan trong trường Trường tiểu học B, giấy khai sinh tên lại là Lò Văn S sinh ngày
20 tháng 9 năm 1978. Tuy nhiên, Bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông lại mang
tên là Lò Văn San, sinh ngày 20 tháng 09 năm 1978.
Sở Nội vụ, chỉ đạo yêu cầu nhà trường làm rõ vấn đề việc sử dụng các loại
văn bằng, chứng chỉ của Phó hiệu trưởng Lò Văn S (nguyên nhân sai lệch từ đâu,
biện pháp tháo gỡ và hình thức xử lý). Mục đích là tránh việc nắm bắt thông tin
một chiều, không chính xác, xử lý không đúng hoặc mắc bệnh thành tích trong
việc xử lý xử dụng văn bằng chứng chỉ giả mạo.
Trong quá trình điều tra chúng tôi thấy nổi cộm lên một số vấn đề sau: Ông
Lò Văn S vào ngành từ ngày 11 tháng 09 năm 2001 đến thời điểm kiểm tra văn
bằng chứng chỉ đã công tác được 15 năm nhưng không có cơ quan chức năng nào
phát hiện việc sử dụng văn bằng chứng chỉ không hợp lý của cá nhân ông Lò Văn
S. Sau khi có kết quả kiểm tra sơ bộ ban đầu, nhà trường yêu cầu cá nhân viết bản
tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật (Căn cứ theo Mục 3 điều 15 Nghị định
35/2005/NĐ-CP).
Theo bản tự kiểm điểm của ông Lò Văn S: Năm 1999 Ông Lò Văn San có giấy
gọi đi học trường trung cấp Tiểu học tại tỉnh Sơn La nhưng vì điều kiện hoàn cảnh gia
đình khó khăn không đi học được. Do có sự trùng hợp về ngày, tháng, năm, sinh, họ tên
gần giống nhau nên ông S đó thỏa thuận với gia đình ông San cho sử dụng giấy gọi,
bằng tốt nghiệp THPT để ông S đi học Trường trung cấp Tiểu học tỉnh Sơn La nhưng
không thông qua ông San. Từ đó, ông S sử dụng bằng tốt nghiệp trung học phổ thông
của ông San để tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ và trong quá trình công tác.
Do đó, các bằng cấp sau này không trùng với tên trong bằng tốt nghiệp trung học phổ
thông, tại UBND xã Hua Nhàn không có danh sách trích ngang và đơn xin đổi tên của
ông S.
Trong suốt quá trình công tác và mượn Bằng tốt nghiệp của ông San, ông S

không theo lớp học văn hoá nào khác nữa. Nhưng đến năm 2004 ông S lại sử dụng
văn bằng, chứng chỉ đó để theo học lớp chuẩn hoá Trung cấp Tiểu học tại tỉnh Sơn
3


La. Tại khoá học đó nếu chưa học hết chương trình THPT thì phải học 2 năm vì
còn phải học thêm các môn văn hoá, nhưng ông S vẫn sử dụng Bằng tốt nghiệp
THPT của ông San nên chỉ phải học 1 năm mà không phải học thêm các môn văn
hoá khác.
Đến tháng 09 năm 2007 ông S lại tiếp tục làm hồ sơ theo học lớp Cao đẳng
tại chức Tiểu học, học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Bắc Yên.
Đến tháng 06 năm 2007 ông S được cử đi học lớp bồi dưỡng quản lý lãnh
đạo, xong về được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học B
huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La.
Qúa trình công tác và làm việc tại trường đến nay ông S không tham gia thêm
chương trình đào tạo, bồi dưỡng văn hóa khác. Nhưng đến thời gian gần đây ông San
phát hiện ông S sử dụng bằng tốt nghiệp THPT của mình nên ông đã viết đơn trình
báo với nhà trường về việc ông S sử dụng bằng THPT của mình và viết đơn gửi
phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Yên và Sở Nội vụ trình bày lý do bị mất bằng
tốt nghiệp THPT mà hiện tại ông S đang giữ, sử dụng.
3. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
- Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước của cơ quan quản lý hành chính các
cấp trong thi hành luật. Cụ thể là, hiệu lực thi hành luật hình sự và pháp lệnh cán bộ,
công chức trong lĩnh vực quản lý và xử lý cán bộ công chức khi vi phạm pháp luật.
- Xây dựng ý thức chấp hành luật pháp của cán bộ công chức trong thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật của các cấp có thẩm quyền và các quy định của
Nhà nước.
- Thực hiện đúng quyền hạn chức năng của cơ quan hành chính Nhà nước
các cấp trong xử lý các trường hợp cán bộ, công chức có hành vi cố tình vi phạm
pháp luật.

- Xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với cán bộ công chức vi
phạm pháp luật nhất là trong trường hợp cán bộ công chức cố tình vi phạm pháp luật.
- Bảo vệ lợi ích của nhà nước trong việc quản lý, sử dụng cán bộ công chức.
4


4. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ
1. Nguyên nhân
*) Nguyên nhân chủ quan

Ông S là người không có trình độ văn hoá đạt chuẩn lại làm công tác dạy
kiến thức, dạy người. Bản thân ông Sa không ý thức được hậu quả việc mình đang
làm có thể ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục, đến các thế hệ học sinh trong tương
lai. Đây là một vấn đề liên quan đến đạo đức của nhà giáo trong ngành giáo dục.
Thiếu tính trung thực trong việc thực hiện quy chế của ngành, của các cấp,
của Chính phủ đã quy định.
Do cá nhân chưa nghiên cứu kỹ các văn bản quy định của quy chế tuyển
dụng hàng năm cũng như chưa nắm vững các chế độ chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước.
Mặc dù ông S mượn văn bằng, chứng chỉ của người khác để tạo điều kiện
cho mình tiến thân và chủ quan cho rằng sẽ không ai phát hiện ra nên bản thân cá
nhân không tự phấn đấu đi học thêm văn hoá mà chỉ quan tâm nâng cao bằng cấp
chuyên môn nghiệp vụ.
*) Nguyên nhân khách quan
Công tác tuyển sinh vào các trường chuyên nghiệp trước đây chưa thực sự
chặt chẽ, làm kẽ hở cho một số người lợi dụng vào được trong các trường học
bằng mọi cách để được đứng vào trong hàng ngũ cán bộ, công chức, viên chức
nhà nước.
Việc kiểm tra, thanh tra của các ngành, các cấp chưa thường xuyên, liên tục,
đôi khi còn mang nặng hình thức, qua loa, đại khái, nể nang.

Việc quản lý của Ban giám hiệu trường tiểu học B chưa thực sự chặt chẽ,
bộ phận làm công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ công chức viên chức chưa rà soát
cẩn thận.

5


Công tác rà soát hồ sơ học viên, kiểm tra giấy tờ điều kiện để được phép tham
gia học tập của trường Trung cấp tiểu học Sơn La và Trung tâm giáo dục thường
xuyên trước đây còn sai sót, chưa chặt chẽ. Điều này mới dẫn đến việc ông S lấy giấy
nhập học, Bằng tốt nghiệp THPT của ông San để theo học.
2. Hậu quả
Mất uy tín với đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh và xã hội. Gặp khó khăn
trong công tác phối hợp với phụ huynh và giảng dạy học sinh.
Gây giảm sút lòng tin, sự tín nhiệm của nhân dân đối với các cơ quan nhà
nước, cán bộ công chức.
Ảnh hưởng xấu về mặt xã hội như làm gia tăng tình trạng sử dụng bằng giả,
suy giảm tinh thần học tập,....
Nhà nước thiệt hại thời gian và kinh phí đào tạo.
5. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG
ÁN
5.1. Xây dựng phương án
Từ tình huống vi phạm, phân tích nguyên nhân và hậu quả của vụ việc, với
trách nhiệm là công chức chuyên môn được phân công theo dõi, đối chiếu với các
văn bản quy phạm Pháp luật hiện hành của Nhà nước, mức độ vi phạm và tình hình
thực tế tại trường Tiểu học B huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La, tôi xin mạnh dạn đề xuất
2 phương án cụ thể như sau:
*) Phương án 1:
Ra quyết định giáng chức, đối với hành vi sử dụng bằng và giấy báo nhập
học bất hợp pháp của ông Lò Văn S.

+ Ưu điểm: Giải quyết được vấn đề vi phạm của cán bộ, công chức, hài hoà
giữa lợi ích của cơ quan quản lý Nhà nước và cá nhân cán bộ, công chức. vì một trong
nguyên nhân của sự việc cũng có một phần trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà
nước đã buông lỏng quản lý, rà sát, theo dõi sâu sát cán bộ.
6


+ Nhược điểm: Vì đây là hành vi vi phạm đạo đức của người giáo viên nên nếu
xử lý không nghiêm minh sẽ không làm gương cho những trường hợp sau.
*) Phương án 2:
Ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc do đồng chí Lò Văn S đã có hành vi sử
dụng bằng và giấy báo nhập học bất hợp pháp của người khác trong tuyển dụng, vi
phạm nghiêm trọng tiêu chuẩn đạo đức nhà giáo, không tự giác nhận khuyết điểm.
+ Ưu điểm: Đúng theo nghị định Số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 mục 4
điều 25 khoản 2c, tăng cường được pháp chế trong thực hiện pháp luật, giữ nghiêm
được kỷ cương phép nước. Đồng thời chấn chỉnh lại việc quản lý cán bộ, công
chức. Nâng cao chất lượng giáo dục.
+ Nhược điểm: Thiệt thòi cho người lao động, vì một trong nguyên nhân của
sự việc cũng có một phần trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước đã buông
lỏng quản lý, rà sát, theo dõi sâu sát cán bộ.
5.2. Lựa chọn phương án
Từ phân tích về ưu, nhược điểm trên, với chức trách nhiệm vụ của chuyên
viên tôi đề xuất với lãnh đạo cơ quan Sở Nội Vụ báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh
phương án xử lý, giải quyết sự việc đã xảy ra theo Phương án 2, có nhiều ưu điểm
hơn trong giải quyết vấn đề sử dụng văn bằng chứng chỉ bất hợp pháp đang có dấu
hiệu gia tăng, đảm bảo tính dăn đe, pháp chế trong thực thi pháp luật.
6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Đoàn kiểm tra do
Lãnh đạo Sở Nội vụ làm Trưởng đoàn đã đến làm việc trực tiếp với trường Tiểu
học B huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La và ông Lò Văn S để xác minh vụ việc.

Qua kết quả xác minh, đoàn kiểm tra đã báo cáo kết quả với Uỷ ban nhân
dân tỉnh bằng văn bản, đồng thời đề xuất ý kiến giải quyết như sau:
1. Thành lập Hội đồng xét kỷ luật, xem xét xử lý kỷ luật sai phạm của cá
nhân đồng chí Lò Văn S theo đúng quy định của Pháp luật, quy định về phân cấp
công tác cán bộ của Uỷ ban nhân dân tỉnh và quy định tại mục 2, điều 11 Nghị định
7


số 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc xét kỷ luật cán bộ, công
chức chỉ ra rõ... Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thành lập
Hội đồng kỷ luật, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho người có thẩm quyền trong việc
áp dụng hình thức kỷ luật phù hợp với vi phạm của cán bộ, công chức...
Số lượng thành viên Hội đồng kỷ luật là 5 người, bao gồm các thành phần cụ
thể như:
- Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo là Chủ tịch Hội đồng;
- Phó Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo là Phó Chủ tịch Hội đồng;
- Uỷ viên Hội đồng kỷ luật bao gồm:
+ Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính của Sở Giáo dục và đào tạo;
+ Hiệu trưởng trường tiểu học B huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La;
+ 01 Đại diện ban chấp hành công đoàn của trường tiểu học B huyện Bắc
Yên tỉnh Sơn La
2. Kiểm điểm và đưa ra hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với hành vi sử
dụng bằng và giấy báo nhập học bất hợp pháp của ông Lò Văn S.
3. Tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân trong cơ
quan trong việc quản lý cán bộ, công chức, đề xuất xem xét xử lý kỷ luật (nếu phát
hiện trường hợp bao che cho sai phạm hoặc cố ý làm trái).
4. Báo cáo kết quả giải quyết về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ tổng
hợp) trước ngày 15/6/2016.
7. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN
7.1. Kiến nghị

- Trong công tác quản lý cán bộ công chức hiện nay của một số cơ quan, đơn
vị trên địa bàn tỉnh vẫn còn biểu hiện bất cập. Do vậy đề nghị Uỷ ban nhân dân
tỉnh tiếp tục ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan đơn vị phải tăng cường hơn nữa
công tác quản lý cán bộ, công chức. Ban hành sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc,
quy chế dân chủ, quy chế hoạt động của cơ quan, đơn vị. Thường xuyên phải thực
8


hiện việc tự kiểm tra nội bộ để kịp thời phát hiện những sai phạm trong công tác
quản lý cán bộ, công chức, viên chức qua đó có biện pháp chấn chỉnh. Thông qua
việc đánh giá cán bộ hàng năm, thực hiện nghiêm túc chế độ khen thưởng, kỷ luật,
xem xét quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Qua đó giáo dục phẩm chất chính trị,
nâng cao đạo đức cán bộ, công chức, tạo điều kiện cho cán bộ công chức phấn đấu
thực hiện tốt nhiệm vụ, phục vụ tốt nhân dân. Định rõ chức năng, nhiệm vụ của
từng phòng ban, tổ chức trong nội bộ cơ quan, bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ, công
chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
- Một trong những yêu cầu về quản lý nhà nước về công tác cán bộ, công chức
trong giai đoạn hiện nay là phải nâng cao năng lực quản lý và ý thức trách nhiệm của
đội ngũ cán bộ, công chức. Bởi vậy lãnh đạo các ngành, các cấp cần phải quan tâm
đầy đủ đến việc giáo dục tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, công chức, kiên quyết xử
lý kịp thời và nghiêm minh những cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm; Xây
dựng các chế độ, chính sách tôn vinh đạo đức nghề nghiệp, khuyến khích sự tận tâm
thực hiện công vụ, khen thưởng thích đáng về vật chất và tinh thần cho cán bộ, công
chức làm việc tốt, tận tụy và trong sạch. Tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn ngừa và
xử phạt sự vi phạm đạo đức công vụ.
- Công khai các quá trình tuyển chọn, sử dụng, đánh giá cán bộ, công
chức, đưa các tiêu chí về đạo đức công vụ vào nội dung tuyển dụng cán bộ.
Quán triệt, đầy đủ những việc cán bộ, công chức được làm và không được làm,
có chế tài xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm đạo đức công vụ, tùy theo mức
độ vi phạm, kể cả truy cứu trách nhiệm hình sự. Tăng cường thanh tra, kiểm tra

công vụ, kiểm soát nội bộ chặt chẽ nhằm phát hiện các nguy cơ dẫn đến tiêu
cực, tham nhũng.
- Phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với cán bộ, công chức và hoạt
động công vụ, đảm bảo quyền dân chủ cơ sở để dân thực hiện quyền kiểm tra,
giám sát hoạt động công vụ của cán bộ, công chức. Hoàn thiện cơ chế quản lý cán
bộ, công chức, làm rõ thẩm quyền quản lý từng loại cán bộ, công chức của từng
cấp, từng ngành, từng cơ quan, đơn vị; định rõ quyền hạn và trách nhiệm của người
9


đứng đầu cơ quan, tổ chức trong quản lý hoạt động công vụ của cán bộ, công chức
thuộc quyền.
7.2. Kết luận
Qua tình huống trên, cho thấy các cơ quan quản lý Nhà nước cần rút ra bài
học cho mình về công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, đơn
vị, tránh trường hợp tương tự xảy ra. Cần phải có những biện pháp phòng ngừa cần
thiết bằng việc thường xuyên rà soát qui chế làm việc, nội quy của cơ quan, đơn vị,
kịp thời bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. Đồng thời giúp cho Thủ trưởng các cơ
quan, đơn vị quản lý tốt đội ngũ cán bộ, công chức.
Bản thân tôi cũng nhận thấy rằng, hiện nay vẫn còn một bộ phận nhỏ cán bộ,
công chức thiếu tu dưỡng, rèn luyện bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác,
giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, tha hóa về đạo đức, lối sống. Cá biệt có
cơ quan chưa thực sự quan tâm đầy đủ đến công tác cán bộ, dẫn đến buông lỏng
quản lý để cán bộ trong cơ quan vi phạm. Điều này đang làm xói mòn bản chất
cách mạng của đội ngũ cán bộ, công chức, làm suy giảm uy tín của Đảng và niềm
tin của nhân dân đối với nhà nước. Thực trạng của những khuyết điểm về phẩm
chất đạo đức của cán bộ, công chức trên đây có phần do nguyên nhân khách quan,
song chủ yếu do những nguyên nhân chủ quan. Không ít cán bộ, công chức còn
xem thường những chuẩn mực đạo đức, nhân cách, nên thiếu nghiêm khắc với bản
thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng mình. Cơ chế quản lý, kiểm tra,

giám sát của tổ chức và thủ trưởng trực tiếp cũng như của nhân dân đối với hoạt
động của cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa thường xuyên, nghiêm túc và thiếu
đồng bộ. Việc xử lý các vi phạm đạo đức của cán bộ, công chức chưa nghiêm đã
dẫn đến hạn chế kết quả răn đe, giáo dục. Công tác giáo dục đạo đức chậm được
đổi mới, thiếu cơ sở khoa học; hình thức giáo dục đơn điệu dễ gây nhàm chán. Do
đó, hiệu quả giáo dục đạo đức chưa cao./.

10



×