1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
ĐỖ THÚY HẠNH
QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - NĂM 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
2
ĐỖ THÚY HẠNH
QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG
TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số : CH22B065
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐỖ THỊ PHƯỢNG
HÀ NỘI - NĂM 2016
3
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Xác nhận của giảng viên hướng dẫn
PGS.TS.ĐỖ THỊ PHƯỢNG
Tác giả
ĐỖ THUÝ HẠNH
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS
Bộ luật hình sự
4
BLTTHS
Bộ luật tố tụng hình sự
CQĐT
CQTHTT
ĐDGĐ
ĐTV
Cơ quan điều tra
Cơ quan tiến hành tố tụng
Đại diện gia đình
Điều tra viên
KSV
THTT
TNHS
Kiểm sát viên
Tiến hành tố tụng
Trách nhiệm hình sự
TTHS
VKS
Tố tụng hình sự
Viện kiểm sát
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
5
MỞ
ĐẦU:……………………………………………………….………………1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT
NAM……………………...…...……………….…………………………..….6
1.1. Khái niệm quyền của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt
Nam…………………………………………………………….……...............6
1.2. Cơ sở của việc quy định quyền của người chưa thành niên trong tố tụng Hình sự Việt
Nam…………………...…………………..……………..…….12
1.2.1. Cơ cở lý luận ..………………………………………..…………..….12
1.2.2. Cơ sở thực tiễn
……………………………………..……………......21
1.3.Ý nghĩa của việc quy định quyền của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt
Nam…………………………………………………...………..23
1.3.1. Ý nghĩa chính trị
.................................................................................23
1.3.2. Ý nghĩa xã hội
.....................................................................................24
1.3.3. Ý nghĩa pháp lý
...................................................................................27
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 2003,
NĂM 2015 VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN VÀ THỰC TIỄN ÁP
DỤNG…………………………...……….…..30
2.1. Quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2003, năm 2015 về quyền của người chưa
thành niên…………………………………………………. 30
2.1.1. Quyền của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên
.........................................................................................................30
2.1.2. Quyền của người bị hại là người chưa thành niên
..............................36
2.1.3. Quyền của người làm chứng là người chưa thành niên......................40
2.2. Thực tiễn áp dụng những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về quyền của
người chưa thành niên.............................................................. 41
2.2.1. Quyền của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành
niên.............................................................................................................. 42
2.2.2. Quyền của người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên......
.........................................................................................................52
2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế
.......................................................55
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA
NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT
NAM...................................................................................................................
63
3.1. Hồn thiện các quy định của pháp ḷt tớ tụng hình sự Việt Nam..........63
6
3.1.1. Bổ sung, thay thế các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật tố tụng hình sự để
hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015..............................................................................................................63
3.1.2. Bổ sung các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015............67
3.2.Mợt sớ giải pháp khác ..........................................................................…76
KẾT LUẬN
…...................................................................................…………86
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Chiến lược về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến
năm 2010 định hướng 2020 đã nêu rõ một trong những mực tiêu lớn, quan
trọng của đất nước ta hiện nay đó là :”Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân”. Điều này cho
thấy, Đảng và nhà nước ta luôn coi con người là mục tiêu, là động lực để phát
7
triển xã hội, đất nước. Vì vậy, việc mở rộng dân chủ, tăng cường pháp chế,
bảo vệ có hiệu quả quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân là vô cùng quan
trọng, đặc biệt là người chưa thành niên – nhóm người dễ bị tổn thương, cần
được chú trọng bảo vệ. Đối với quyền của người chưa thành niên, Đảng và
nhà nước có những chính sách xử lý riêng, phù hợp với độ tuổi, mức độ nhận
thức, hành vi sự phát triển về tâm, sinh lý của các em, điều này được thể hiện
khá rõ trong chính sách pháp luật nhất là trong Bộ luật hình sự và Bộ luật tố
tụng hình sự hiện hành.
Việc phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990,
Việt Nam là nước đầu tiên ở châu Á và là nước thứ hai trên thế giới phê
chuẩn Công ước quyền trẻ em mà không bảo lưu một điều khoản nào. Đây là
bước đi tiến bộ của lãnh đạo Đảng, nhà nước Việt Nam thể hiện sự luôn quan
tâm đầu tư, bảo đảm các quyền của trẻ em được thực hiện trên mọi phương
diện pháp luật, chính sách và thực tiễn, đặc biệt là trong tố tụng hình sự, nhằm
bảo vệ quyền của người chưa thành niên khi có sự xâm hại, sự vi phạm quyền
của các em từ các cơ quan, các chủ thể thực hiện việc xem xét, xử lý hành vi
phạm tội của người chưa thành niên. Điều này đã được thể chế, quy định rõ
trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và
đặc biệt được quy định trong Bộ luật tố tụng hình năm 2015 được Quốc hội
thông qua ngày 27/11/2015. Có thể nói, đây là một trong những quyền cơ bản,
quan trọng nhằm đảm bảo sự bình đẳng của người chưa thành niên trong pháp
luật tố tụng hình sự.
Tuy nhiên, mặc dù được pháp luật quy định khá đầy đủ, chặt chẽ nhưng
trên thực tiễn thi hành tố tụng hình sự cho thấy việc đảm bảo quyền của người
chưa thành niên vẫn chưa được chú trọng, thực hiện đầy đủ làm cho các em
không được hưởng những quyền, lợi ích chính đáng của mình, vẫn còn thiếu
những cơ chế pháp lý để các em được thực hiện quyền chính đáng này của
mình một các đầy đủ, toàn diện nhất. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã
8
chọn đề tài: “Quyền của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt
Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề quyền của người chưa thành niên trong luật tố tụng hình sự Việt
Nam và những vấn đề liên quan đã được một số tác giả đề cập trong những
công trình nghiên cứu của mình như: ”Pháp luật về quyền của người chưa
thành niên phạm tội ở Việt Nam” – luận án tiến sĩ luật học của tác giả Vũ Thị
Thu Quyên ( 2015); ”Bảo đảm quyền của người chưa thành niên trong tố tụng
hình sự ở Việt Nam” – luận văn tiến sĩ luật học của tác giả Lê Minh Thắng
(2012) – “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục đối với người chưa
thành niên trong Luật tố tụng Hình sự Việt Nam” – luận án tiến sĩ luật học
của tác giả Đỗ Thị Phượng (2008); “Thủ tục tố tụng đối với bị can là người
chưa thành niên trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự “ – luận văn thạc sĩ luật
học của tác giải Nguyễn Thị Tâm (2015); “Quyền bào chữa của người bị tạm
giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong pháp luật Tố tụng hình sự
Việt Nam” – luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Huy Cường (2013);
“Hoàn thiện các quy định về bảo vệ người bị hại, người làm chứng là người
chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự“ của tác giả Nguyễn Minh
Đức, Nguyễn Ngọc Minh (Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 17 năm 2015);
“Thủ tục rút gọn với việc bảo đảm quyền của người chưa thành niên trong tố
tụng hình sự” của tác giả Lê Minh Thắng (Tạp chí Kiểm sát, số 6 năm
2012)…Ngoài ra còn rất nhiều đề tài, bài viết, bài nghiên cứu đăng trên các
báo, tạp chí chuyên ngành như tạp chí Dân chủ và Pháp luật; tạp chí Kiểm sát;
tạp chí Nhà nước và pháp luật; tạp chí Toà án nhân dân; tạp chí Khoa học
pháp lý…Tuy nhiên, xuất phát từ vấn đề quyền của người chưa thành niên
trong tố tụng hình sự còn rất nhiều vướng mắc, hạn chế nên rất cần được tiếp
tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn. Qua đề tài của mình, tác giả muốn đi sâu
phân tích về thực trạng và đưa ra một số ý kiến, giải pháp nhằm đảm bảo
9
quyền của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam được toàn
diện, đầy đủ hơn.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quyền của người chưa thành
niên trong tố tụng hình sự Việt Nam trên cơ sở lý luận, thực trạng của pháp
luật hiện hành và phương hướng hoàn thiện nhằm đảm bảo quyền của người
chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu luận văn tập trung phân tích quyền của người chưa
thành niên trong tố tụng Hình sự Việt Nam, bao gồm: quyền của người bị
buộc tội (người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo); quyền của người
người bị hại, quyền của người làm chứng là người chưa thành niên trong tố
tụng hình sự Việt Nam.
4. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Khi nghiên cứu đề tài này, mục đích của tác giả nhằm làm rõ một số vấn
đề lý luận về quyền của người chưa thành niên; làm rõ nội dung và sự thể
hiện của chế định này trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành; nghiên cứu
thực tiễn thi hành quyền của người chưa thành niên trong Tố tụng hình sự;
tìm ra những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế, vướng
mắc đó để đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện, khắc phục và
đảm bảo quyền của người chưa thành niên được thực hiện đầy đủ, toàn diện
hơn trong thời gian tới.
5. Các câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, luận văn phải trả lời được các câu
hỏi sau đây:
- Khái niệm quyền của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt
Nam; cơ sở và ý nghĩa của việc quy định quyền của người chưa thành niên
trong tố tụng hình sự Việt Nam?
- Thực trạng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003,
năm 2015 về quyền của người chưa thành niên? Thực tiễn thực hiện quy định
10
về quyền của người chưa thành niên trong Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam
năm 2003? Có những ưu điểm, hạn chế vướng mắc gì trong việc quy định
cũng như thực tiễn thực hiện quy định quyền của người chưa thành niên trong
Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003? Nguyên nhân của những hạn
chế, vướng mắc đó là gì?
- Những giải pháp nhằm hồn thiện các quy định về người chưa thành
niên trong tố tụng hình sự Việt Nam?
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đây là cơng trình nghiên cứu khoa học pháp lý có tính hệ thống về
quyền của người chưa thành niên giúp các độc giả, đặc biệt là những người
đang làm công tác thực tiễn nhận thức rõ về quyền của người chưa thành niên
trong tố tụng hình sự. Trong luận văn, tác giả đã làm rõ được những vấn đề
sau:
- Làm rõ khái niệm quyền của người chưa thành niên trong tố tụng hình
sự.
- Tìm ra các quy định về quyền của người chưa thành niên giữa Bộ luật
tố tụng hình sự năm 2003 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
- Tìm ra những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật tố tụng
hình sự về quyền của người chưa thành niên và thực tiễn thi hành Bộ luật tố
tụng hình sự năm 2003.
- Tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong quy định của Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2015; đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao việc
thực hiện quyền của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự.
Kết quả nghiên cứu đề tài là sự bổ sung vào kho tàng lý luận về quyền
của người chưa thành niên trong pháp luật Việt Nam nói chung và trong tố
tụng hình sự Việt Nam nói riêng. Tác giả hy vọng rằng, những phân tích và
kiến nghị trong luận văn có giá trị tham khảo thiết thực đối với các nhà lập
pháp hình sự trong q trình hồn thiện quy định pháp luật tố tụng hình sự,
cũng như đối với các cán bộ làm công tác thực tiễn trong việc tìm hiểu và áp
11
dụng pháp luật. Đồng thời luận văn sẽ là một tài liệu đáng tham khảo trong
việc nghiên cứu và giảng dạy về tố tụng hình sự, là tài liệu bổ ích cho những
ai quan tâm đến vấn đề này.
7. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích đã đề ra của luận văn, tác giả đã sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, phương pháp thống kê,
tổng hợp; phương pháp so sánh…nhằm làm rõ vấn đề quyền của người chưa
thành niên trong tố tụng hình sự Việt Nam.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
chia thành ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền của người chưa thành niên
trong tố tụng hình sự Việt Nam.
Chương 2: Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm 2003, năm
2015 về quyền của người chưa thành niên và thực tiễn áp dụng.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền của người chưa thành
niên trong tố tụng hình sự Việt Nam.
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1. Khái niệm quyền của người chưa thành niên trong tố tụng hình sự
Việt Nam
12
Người chưa thành niên là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về
nhân cách, thể chất, hành vi cũng như chưa phát triển toàn diện về tâm, sinh
lý, là đối tượng dễ tổn thương và cần được pháp luật quan tâm bảo vệ.
Theo Điều 1 Công ước quốc tế về Quyền trẻ em, thì định nghĩa trẻ em như
sau: “Trẻ em được xác định là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia
công nhận tuổi thành niên sớm hơn”. Hay trong quy tắc tối thiểu của Liên
Hợp Quốc về bảo vệ quyền của người chưa thành niên bị tước tự do thông
qua ngày 14/12/1990 nêu cụ thể:” Người chưa thành niên là người dưới 18
tuổi. Giới hạn tuổi dưới mức này cần phải được pháp luật xác định và không
được tước quyền tự do của người chưa thành niên”. Vậy theo đó, trẻ em hay
người chưa thành niên được pháp luật quốc tế định nghĩa là người dưới 18
tuổi, trừ khi luật pháp quốc gia quy định khác về độ tuổi chưa thành niên sớm
hơn.
Theo các quy định của pháp luật Việt Nam đều thống nhất xác định người
chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi, điều này được thể hiện ở trong một
số văn bản pháp luật như: Hiến pháp năm 2013; Bộ luật hình sự (BLHS) năm
1999; BLHS năm 2015; Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003;
BLTTHS năm 2015; Bợ ḷt dân sự năm 2005; Bộ luật lao động và Luật xử
lý vi phạm hành chính …
Tại Điều 27, Hiến pháp năm 2013 quy định: ”Công dân đủ mười tám tuổi
trở lên có quyền bầu cử…” hay tại Điều 18, Bộ luật dân sự năm 2005 xác
định :” Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên”. Ngoài ra, theo từ
điển Tiếng việt, trung tâm ngôn ngữ học Việt Nam năm 2002 đã đưa ra khái
niệm về người chưa thành niên như sau:”Người chưa thành niên là người
chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa
có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của công dân”. Từ những khái niệm nêu trên ta
có thể thấy người chưa thành niên có thể được xác định thông qua hai tiêu
chí1. Thứ nhất, người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ, toàn
1 Nguyễn Huy Cường (2013) Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong pháp
luật tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr.8.
13
diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần. Trên bình diện y sinh học, đây là nhóm tuổi
có sự thay đổi mạnh mẽ nhất về thể chất, là giai đoạn chuyển biến từ một đứa
trẻ non nớt thành người lớn khoẻ mạnh vì thế họ còn có những khiếm khuyết
về nhận thức, tâm lý, trí tuệ so với người trưởng thành 2. Thứ hai, người chưa
thành niên được là những người chưa có đầy đủ quyền và lợi ích để thực hiện
quyền công dân được pháp luật Việt Nam công nhận, họ còn bị hạn chế một
số quyền như: quyền bầu cử, quyền kết hôn, quyền dân sự…mà pháp luật quy
định cho các công dân đã thành niên khác 3.
Như vậy, dựa vào các đặc điểm về khoa học (y học, sinh học, tâm lý…) và
điều kiện kinh tế – xã hội, văn hoá và truyền thống của mình mà pháp luật
Việt Nam xác định độ tuổi phân biệt người đã thành niên và người chưa thành
niên là 18 tuổi. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên và nhóm
người này bị hạn chế hơn về quyền và lợi ích, nghĩa vụ của công dân hơn so
với người thành niên – người đã đủ 18 tuổi4. Hay theo quy định tại Điều 413
BLTTHS năm 2015 thì người chưa thành niên được xác định cụ thể như sau:
“Thủ tục tố tụng đối với người bị buộc tội, người bị hại, người làm chứng là
người dưới 18 tuổi được áp dụng theo quy định của Chương này, đồng thời
theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của
Chương này”. Như vậy, người chưa thành niên được xác định là những người
dưới 18 tuổi.
Trong pháp luật hình sự và tố tụng hình sự Việt Nam thì độ tuổi của các
chủ thể như người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên được quy
định giống như quy định chung về độ tuổi là người chưa thành niên, tức là
dưới 18 tuổi. Người bị hại là người chưa thành niên có độ tuổi dưới 18 t̉i là
2 Trần Hưng Bình (2013), “Bảo vệ quyền con người của người chưa thành niên bị buộc tội trong tố tụng hình sự “, Tạp
chí Nhà nước và Pháp luật, (1), tr.56 - 64.
3 Đỗ Thị Phượng (2003), Thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong thủ tục Tố tụng hình
sự Việt Nam, luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.15, 16.
4 Đinh Văn Quế ,”Một số vấn đề về người bào chữa trong Luật tố tụng Hình sự 2003”, Trang thơng tin Toà án nhân dân
tối cao, truy cập ngày 1/3/ 2016 tại địa chỉ:
/>d=14077018.
14
cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra
hoặc đe dọa gây ra. Người làm chứng là người chưa thành niên là người đang
có độ tuổi dưới 18 tuổi là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn
tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
(CQTHTT), người tiến hành tố tụng (THTT) triệu tập đến làm chứng.
Tuy nhiên, khái niệm người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự
Việt Nam chỉ bao gồm những người đã đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi.
Điều 12, Điều 68 BLHS năm 1999, Điều 303 BLTTHS năm 2003 và Điều 90
BLHS 2015, Điều 419 BLTTHS năm 2015 quy định về áp dụng BLHS đối
với người chưa thành niên phạm tội đều thống nhất quy định: “người từ đủ 14
tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự”. Việc quy định
độ tuổi như trên phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý, thể chất và sự nhận thức
còn khiếm khuyết của các em đối với các hành vi nguy hiểm cho xã hội cũng
như khả năng tự kiềm chế, dễ bị tác động xấu của bạn bè và môi trường xung
quanh; đồng thời thể hiện chính sách giáo dục, nhân đạo của Đảng và Nhà
nước ta.
Ngoài ra, BLHS và BLTTHS còn có sự phân hoá về xử lý hình sự khác
nhau đối với nhóm tuổi từ 14 đến 18 tuổi. Cụ thể, tại Điều 12 BLHS năm
1999 quy định:”1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự
về mọi tội phạm.2.Người từ đủ 18 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng” hay tại Điều 12 BLHS 2015 đã quy định cụ thể hơn
sự phân hoá về độ tuổi cũng như các hành vi này :
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội
phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.2. Người từ đủ 14
tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ
đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài
15
sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định
tại một trong các điều sau đây:[...]”
BLTTHS lại có sự phân hoá khác, Điều 303 BLTTHS năm 2003 quy định:
” 1. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam
nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 80, 81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật
này, nhưng chỉ trong những trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý
hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu có đủ căn cứ quy định tại các điều 80,
81, 82, 86, 88 và 120 của Bộ luật này, nhưng chỉ trong những trường hợp
phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc
biệt nghiêm trọng.”
Hay tại Điều 419 BLTTHS năm 2015 quy định :
” 2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12
của Bộ luật hình sự nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111, 112, các
điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này.3. Người từ đủ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm
giam về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm
trọng nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111, 112, các điểm a, b, c, d và
đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này.4. Đối với bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do vơ
ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù đến 02 năm thì
có thể bị tạm giam nếu họ tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định
truy nã.”
Theo đó, người bị bắt là người chưa thành niên có độ tuổi từ 14 đến 18
tuổi tại thời điểm họ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn
là bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang bị bắt theo quyết định truy nã.
Người bị tạm giữ là người chưa thành niên có độ tuổi từ 14 tuổi đến dưới 18
tuổi tại thời điểm họ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn
16
là tạm giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả
tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối
với họ đã có quyết định tạm giữ. Bị can là người chưa thành niên là người
đang có độ tuổi từ 14 tuổi đến 18 tuổi tại thời điểm họ bị cơ quan có thẩm
quyền khởi tố về hình sự khi có đủ các căn cứ để xác định là người đó đã thực
hiện hành vi phạm tội theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Bị cáo là
người chưa thành niên là người đang có độ tuổi từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi tại
thời điểm họ bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử theo quy định của pháp luật
tố tụng hình sự 5.
Như vậy, khi tham gia vào pháp luật tố tụng hình sự (TTHS), người chưa
thành niên có thể là các chủ thể như: người bị buộc tội, người bị hại, người
làm chứng. Tuy nhiên việc quy định về độ tuổi của các nhóm chủ thể có
những điểm khác nhau. Người bị hại là người chưa thành niên khi tham gia
vào pháp luật hình sự là những người đang có độ tuổi chưa đủ 18 tuổi khi họ
là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây
ra hoặc đe dọa gây ra. Người làm chứng là người chưa thành niên là người
đang có độ tuổi chưa đủ 18 tuổi là người biết được những tình tiết liên quan
đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng triệu tập đến làm chứng. Còn người bị buộc tội là người chưa thành
niên (người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên)
là người có độ tuổi từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi tại thời điểm họ có quyết định
của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật TTHS.
Từ những lý do trên, ta thấy, người chưa thành niên có sự khác biệt về
tinh thần, tâm lý và thể chất cũng như độ tuổi so với người đã thành niên. Vậy
khi người chưa thành niên tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS thì họ được
hưởng những quyền nhất định trong pháp luật TTHS, những quyền mà họ
được hưởng có thể hiểu như thế nào?
5 Nguyễn Hữu Thế Trạch (2014), Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự Việt
Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.9.
17
Tổ chức Radda Barnen quan niệm: “Quyền là những điều mà theo lẽ cơng
bằng và chính đáng một người phải được hưởng hoặc được làm”6.
Theo từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà nẵng – Trung tâm từ điển học
năm 2000 định nghĩa: “Quyền là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận
cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi…”.Theo cách định nghĩa này, quyền
có thể được hiểu là tất cả những quy định của pháp luật hoặc xã hội thừa nhận
cho mỗi công dân, như: quyền công dân, quyền bầu cử và ứng cử, quyền kết
hôn, quyền được có tài sản…Hay theo từ điển Luật học của viện khoa học
pháp lý – Bộ tư pháp thì quyền còn được nhận định: ”Quyền là một khái niệm
khoa học pháp lý dùng để chỉ những điều mà pháp luật công nhận và đảm
bảo thực hiện đối với cá nhân, tổ chức để theo đó, cá nhân được hưởng, được
làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn cản, hạn chế”.
Như vậy, qua hai định nghĩa trên, ta có thể hiểu quyền theo hai dấu hiệu.
Thứ nhất, quyền phải có sự thừa nhận về mặt pháp lý và được đảm bảo và
thực hiện bởi các quy định của pháp luật. Thứ hai, quyền gắn liền với mỗi cá
nhân, cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi theo các quy định của
pháp luật mà không ai được ngăn cản, hạn chế hay tước bỏ nó7. Theo đó,
quyền của người chưa thành niên có thể hiểu là tất cả những quy định của
pháp luật công nhận và đảm bảo cho người chưa thành niên có thể được
hưởng thụ, được làm, được yêu cầu, đòi hỏi mà không ai có thể hạn chế, tước
bỏ hay ngăn cản , là khả năng xử sự nhất định của chủ thể nào đó, là khả năng
được hưởng, được làm, được yêu cầu từ các chủ thể khác 8.
Qua sự tìm hiểu và nghiên cứu một số tài liệu đã nêu ở trên, theo các hiểu
riêng, chúng tôi xin đưa ra định nghĩa như sau: “Quyền của người chưa thành
niên trong Tố tụng hình sự là tởng thể những điều mà pháp luật Tố tụng hình
6 Radda Barnen (2000), Tài liệu tập huấn về quyền trẻ em, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.16, trích trong tài liệu:
”Vũ Thị Thu Quyên( 2015), Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam, luận án tiến sỹ, Học
viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tr.32.
7 Trần Thị Thanh Thuý (2013), Quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học
Luật Hà Nội, tr.8.
8 Vũ Thị Thu Quyên (2015), Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam, luận án tiến sỹ, Học
viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tr.32.
18
sự công nhận và đảm bảo thực hiện đối với người tham gia tố tụng dưới 18
tuổi, để theo đó, họ được hưởng, sử dụng trong suốt quá trình tố tụng hình sự
mà khơng ai được ngăn cản, hạn chế”.
1.2. Cơ sở của việc quy định quyền của người chưa thành niên trong tố
tụng Hình sự Việt Nam
Xuất phát từ những đặc điểm riêng, khác biệt so với người đã trưởng thành,
về tâm lý, tinh thần, thể chất cũng như nhận thức, sự hiểu biết đối với xã hội,
và pháp luật, pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam có những quy định riêng về
quyền của người chưa thành niên trong Tố tụng hình sự. Sự quy định đó xuất
phát từ những cơ sở khác nhau, đó là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.
1.2.1. Cơ cở lý luận
Thứ nhất, là xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên.
Người chưa thành niên là những người đang trong quá trình trưởng thành để
hoàn thiện mọi mặt thể chất, tâm sinh lý và nhận thức, hành vi, lối sống để
nhằm có thể phù hợp chuẩn mực xã hội, đáp ứng được nhu cầu của xã hội
cũng như đáp ứng được nhu cầu bản thân của mỗi người 9. Sự trưởng thành
nhanh chóng và biến đổi liên tục, không ngừng và thường xuyên của người
chưa thành niên có thể được xác định qua ba yếu tố đặc thù cơ bản là mặt thể
chất, mặt tâm lý, tình cảm và nhận thức về mặt hành vi.
Người chưa thành niên trong độ tuổi dưới 18 tuổi là nhóm tuổi có sự
thay đổi mạnh mẽ về thể chất trong c̣c đời của mỡi con người, các em sẽ có
sự phát triển không ngừng về các mặt về thể chất như: chiều cao, cân nặng,
sức khỏe... Trên bình diện y học, đây là giai đoạn chuyển biến từ một đứa trẻ
non nớt thành một người lớn khoẻ mạnh, đây được coi là bước thay đổi lớn
nhất trong cuộc đời con người. Bên cạnh sự phát triển về thể chất thì song
song trên bình diện tinh thần của các em cũng có những sự thay đổi không
9 Nguyễn Huy Cường (2013), Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong pháp
luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr.8.
19
nhỏ 10. Các em sẽ có sự thay đổi mạnh mẽ về sở thích, ước muốn, tình cảm,
tâm lý, nhu cầu…Vì vậy, khả năng tự kiềm chế và sự nhận thức nguy hiểm
cho xã hội của các em còn gặp nhiều hạn chế đồng thời khả năng hiểu biết
pháp luật chưa đầy đủ nên dễ có thể dẫn tới khả năng các em thực hiện các
hành vi vi phạm pháp luật cũng như bị lạm dụng, tổn hại, vi phạm nghiêm
trọng về thể chất và tinh thần cũng như các quyền lợi liên quan.
Không những có những biến đổi mạnh mẽ về thể chất và tinh thần, ở độ
tuổi chưa thành niên các em còn có sự thay đổi nhanh chóng về tâm lý, tình
cảm và nhận thức mà trong nhiều trường hợp chính những sự thay đổi này
còn có thể gây một số khó khăn nhất định cho bản thân họ. Người chưa thành
niên thường có xu hướng muốn tự khẳng định mình, muốn được đánh giá,
được tôn trọng, dễ tự ái, tự ti, hiếu động , thiếu kiên nhẫn, nhiều hoài bão,
thiếu thực tế, hay mơ mộng, dễ bị kích động, dễ tổn thương. Do đó, các em dễ
bị người khác lợi dụng, kích động thúc đẩy để thực hiện các hành vi sai trái,
vi phạm pháp luật cũng như lạm dụng, tổn hại đến thể chất ,tinh thần và các
quyền lợi chính đáng mà pháp luật quy định11.
Chính sự thay đổi về nhận thức, thể chất, tâm sinh lý, tình cảm đã thúc đẩy
việc nhận thức và thực hiện hành vi của mỗi người. Ở lứa tuổi này, các em dễ
dàng hành động mà không cần có sự cân nhắc, suy nghĩ, tính toán mà thường
hành động theo cảm xúc, tình cảm một cách vô ý, bột phát điều này có thể
dẫn đến việc các em bị tác động xấu của bạn bè, môi trường dễ bị lôi kéo thực
hiện các hành vi suy đồi đạo đức, sa vào các tệ nạn xã hội thậm chí trái quy
định của pháp luật12. Tuy nhiên, với sự nhận thức hạn chế, ý thức phạm tội
của họ còn chưa cao và chưa sâu sắc nên dễ uốn nắn, cải tạo, dễ giáo dục và
10 Trần Hưng Bình (2013), “Bảo vệ quyền của người chưa thành niên bị buộc tội trong tố tụng hình sự, Tạp chí nhà nước
và pháp luật, (1) , tr.56 – 64.
11 Quách Hữu Thái (2009), Những vướng mắc trong thực tiễn xét xử người chưa thành niên phạm tội, (Kỷ yếu toạ đàm
Bảo vệ người chưa thành niên dưới góc độ luật hình sự và Tố tụng hình sự Việt Nam) ,Trường Đại học luật thành phố Hồ
Chí Minh, Khoa luật hình sự, Trung tâm nhân quyền.
12 Trần Hưng Bình (2013), “ Bảo vệ quyền của người chưa thành niên bị buộc tội trong tố tụng hình sự, Tạp chí nhà
nước và pháp luật, (1) , tr.56 – 64.
20
thay đổi. Nhìn chung, mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của hành vi của
người chưa thành niên phần lớn là thấp hơn so với cùng tội phạm do người
chưa thành niên thực hiện.
Vì thế, nhận thức được những đặc trưng cơ bản của người chưa thành niên,
pháp luật nói chung và pháp luật hình sự, tố tụng hình sự nói riêng luôn con
trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ không chỉ trong cuộc sống hằng ngày mà
ngay cả khi quyền trẻ em bị xâm phạm, bị tổn thương hoặc khi đối tượng này
vi phạm pháp luật. Hành vi phạm tội của người chưa thành niên luôn chịu sự
chi phối của đời sống tâm lý, đặc điểm cá nhân trong hoàn cảnh xã hội của
họ13. Với những đặc điểm tâm, sinh lý của người chưa thành niên đòi hỏi Bộ
luật TTHS cần phải có những quy định, nguyên tắc xử lý riêng đối với nhóm
người chưa thành niên sao cho hợp lý, phù hợp nhất nhằm bảo vệ cũng như
giáo dục, cải tạo các em. Bên cạnh đó, pháp luật cần thủ tục đặc biệt về thủ
tục tố tụng sao cho phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm tâm sinh lý của người
chưa thành niên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi tham gia
vào quan hệ pháp luật TTHS. Chính vì vậy, những đặc điểm của người chưa
thành niên là một trong những cơ sở lý luận quy định quyền của người chưa
thành niên trong TTHS.
Thứ hai, là xuất phát từ chính sách hình sự của Nhà nước Việt Nam đối với
người chưa thành niên.
Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và đồng
thời chưa hồn thiện về tâm sinh lý, mức đợ nhận thức và kinh nghiệm cuộc
sống còn bị hạn chế, ngoài những nguyên tắc chung, BLHS Việt Nam đã quy
định những nguyên tắc xử lý có tính chất riêng biệt áp dụng đối với người
chưa thành niên phạm tội (Điều 69 BLHS năm 1999 hay tại Điều 91 BLHS
năm 2015) bên cạnh những nguyên tắc cơ bản khác: tôn trọng và bảo vệ
quyền của công dân, đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật,
đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, bảo hộ tính
13 Nguyễn Hữu Thế Trạch (2014),Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự
Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.9.
21
mạng, thân thể...BLHS năm 1999 và BLHS năm 2015 đã quy định hẳn một
chương riêng (Chương X của BLTTHS năm 1999 - những quy định đối với
người chưa thành niên phạm tội từ Điều 68 đến Điều 77 để quy định rất cụ thể
về đường lối xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội; Chương XII của
BLTTHS năm 2015 – Những quy định đối với những người dưới 18 tuổi
phạm tội được chia thành năm mục lớn từ Điều 90 đến Điều 107). Bên cạnh
đó, pháp luật hình sự còn quy định việc thực hiện tội phạm có nạn nhân,
người bị hại là người chưa thành niên, trẻ em được quy định riêng tại một số
tội phạm cụ thể (tội hiếp dâm trẻ em; tội cưỡng dâm trẻ em; Tội giao cấu với
trẻ em; tội dâm ô với trẻ em; Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em
…) hoặc được coi các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự cũng như quy
định tình tiết định khung tăng nặng ở các tội phạm cụ thể. Điều này cho thấy,
chính sách pháp luật hình sự Việt Nam luôn dành sự quan tâm, bảo vệ đặc
biệt với người chưa thành niên, trẻ em – nhóm đối tượng dễ bị tổn thương,
xâm hại.
Tại khoản 1 Điều 69 của BLHS năm 1999 và Điều 91 BLHS 2015 đều
thống nhất quy định về nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm
tội: Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp
đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành cơng dân có ích cho
xã hội. Điều này cho thấy rõ mục đích chính và quan trọng của pháp luật nước
ta khi xử lý người chưa thành niên không phải là để trừng phạt, răn đe mà là
để nhằm giáo dục, giúp đỡ các em nhận thức và sửa chữa sai lầm, phát triển
lành mạnh và để trở thành những công dân có ích cho xã hội. Mọi biện pháp
áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được quy định trong pháp
luật nước ta đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh và tương xứng với tính chất và
mức độ vi phạm của người chưa thành niên. Việc buộc người chưa thành niên
phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình là nhằm mục đích để các em nhận
thức sâu sắc rằng các hành vi mà các em đã phạm tội là sai trái, là vi phạm
các chuẩn mực pháp luật và được xã hội công nhận 14.
22
Những người ở độ tuổi chưa thành niên có những hạn chế về thể chất,
tâm, sinh lý cũng như nhận thức về mọi mặt của xã hội trong đó có pháp luật.
Nhận thức được điều đó, chính sách pháp luật hình sự nước ta đã có những
quy định riêng xuất phát từ khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã
hội của hành vi của các em vì thế pháp luật nước ta đã định ra đường lối xử lý
và phân biệt mức hình phạt khác so với người đã thành niên phạm tội tương
ứng. BLTTHS Việt Nam năm 2003 và BLTTHS Việt Nam năm 2015 đều đã
quy định về thủ tục tố tụng đặc biệt được áp dụng đối với bị can, bị cáo là
người chưa thành niên đã tạo tiền đề và cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ,
giáo dục chăm sóc người chưa thành niên một cách có hiệu quả. Theo trên
nguyên tắc này, BLTTHS đã thể hiện rõ quan điểm bị can, bị cáo người chưa
thành niên phạm tội cần được đối xử theo các phù hợp với lứa tuổi, tâm lý
nhằm giáo dục và giúp đỡ những bị can, bị cáo là người chưa thành niên tái
hoà nhập với xã hội, tránh làm cho các em có ác cảm, mặc cảm với xã hội.
Song song với các chính sách nhằm giáo dục người chưa thành niên
phạm tội thì pháp luật nước ta còn chú trọng đến việc giúp đỡ, bảo vệ những
người bị hại, nạn nhân là người chưa thành niên trong pháp luật hình sự, tố
tụng hình sự. Là nhóm tuổi dễ tổn thương nên việc trở thành nạn nhân của tội
phạm khiến các em gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng sâu sắc
đến tâm, sinh lý cũng như có tác động to lớn đến quá trình trưởng thành của
các em15. Chính sách hình sự đã quy định mức hình phạt nặng hơn đối với
những tội phạm có nạn nhân là người chưa thành niên so với những tội phạm
khác có hành vi tương tự. Chính sách hình sự cần thiết phải đưa ra đường lối
xử lý riêng biệt để bảo vệ, giúp đỡ các nạn nhân là người chưa thành niên khi
tham gia các quan hệ pháp luật hình sự nhằm giúp các em tự tin, tái hoà nhập
với cuộc sống, phần nào đó giúp các em quên đi những đau thương, mặc cảm
do tội phạm gây ra, đòi lại quyền và lợi ích mà các em đã bị tổn thương, xâm
14 Nguyễn Minh Đức, Nguyễn Ngọc Minh (2015), “Hoàn thiện các quy định về bảo vệ người bị hại, người làm chứng là
người chưa thành niên trong pháp luật Tố tụng hình sự, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (17), tr. 34 - 40.
15 Trần Hưng Bình (2013),“ Bảo vệ quyền của người chưa thành niên bị buộc tội trong tố tụng hình sự”, Tạp chí nhà
nước và pháp luật, (1), tr.56 – 64.
23
hại. BLTTHS đã quy định một số điều nhằm bảo vệ người làm chứng, người
bị hại là người chưa thành niên như Điều 59 BLTTHS 2003: ”Đối với đương
sự là người chưa thành niên, thì người bảo vệ quyền lợi của họ có quyền có
mặt khi cơ quan tiến hành tố tụng lấy lời khai người mà mình bảo vệ” hay tại
Điều 211 BLTTHS năm 2003 quy định trong quá trình xét xử tại phiên toà “
nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì chủ toạ phiên toà có thể
yêu cầu cha, mẹ, người đỡ đầu hoặc thầy, cô giáo giúp đỡ để hỏi”…Điều này
cho thấy, pháp luật hình sự, pháp luật TTHS đã có những chính sách, quy
định để bảo vệ các đối tượng này trong suốt quá trình điều tra vụ án.
Trong quá trình tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng tham gia
điều tra, truy tố, xét xử người chưa thành niên bên cạnh việc chấp hành các
thủ tục theo quy định của pháp luật thì phải có những kiến thức, hiểu biết cần
thiết về tâm lý học, khoa học giáo dục cũng như phải có những kinh nghiệm
nhất định trong các vụ án có người bị hại, nạn nhân; người làm chứng là
người chưa thành niên hay có những kinh nghiệm về hoạt động đấu tranh,
phòng chống tội phạm đối với những người chưa thành niên phạm tội. Trong
quá trình xác minh sự thật khách quan của vụ án, những người tiến hành tố
tụng khi tiến hành các hoạt động nghiệp vụ để xác minh, thu thập tình tiết,
chứng cứ của người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên cần có
những biện pháp cần thiết, cẩn thận để tránh làm cho các em lo âu, hoảng sợ,
không bị tổn thương về tinh thần. Đối với những vụ án do người chưa thành
niên phạm tội, những người tham gia tố tụng cần phải xác định những yếu tố
quan trọng như: độ tuổi, trình độ phát triển về thể chất, tinh thần, mức độ
nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên; điều kiện sống và
giáo dục; nguyên nhân và điều kiện phạm tội…16Việc làm những công tác
cần
thiết ấy vừa đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của các em vừa đảm
bảo sự thật khách quan của vụ án.
16 Nguyễn Hữu Thế Trạch (2014), Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự
Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
24
Như vậy, quyền của người chưa thành niên là vấn đề nhạy cảm, ln có
nguy cơ bị xâm hại cho nên với sự nhận thức rõ người chưa thành niên là đối
tượng có những dấu hiệu đặc biệt, có những hạn chế về thể chất, tâm lý cũng
như nhận thức, chính sách pháp luật hình sự nước ta đã có những chủ trương,
đường lối xử lý riêng biệt, cụ thể nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ
thể này trong suốt quá trình tham gia vào pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng
hình sự .
Thứ ba, xuất phát từ sự tương đồng giữa pháp luật quốc tế, pháp luật quốc
gia và pháp luật Việt Nam.
Người chưa thành niên là đối tượng được hầu hết các quốc gia trên thế
giới dành sự quan tâm, bảo vệ đặc biệt. Mọi hoạt động mà các quốc gia trên
toàn cầu đã và đang nỗ lực thực hiện đó là tìm mọi phương thức, cách thức
nhằm đảm bảo hệ thống pháp luật liên quan đến người chưa thành niên trong
pháp luật hình sự và tố tụng hình sự tuân thủ theo đúng luật quốc tế nhằm
đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho họ, như: quyền con người, quyền tự
do…Kể từ năm 1989, với tốc độ ngày càng cao, các nước trên thế giới đã và
đang đưa nguyên tắc quốc tế vào các luật và chính sách quốc gia. Đã có nhiều
văn bản quốc tế về quyền con người của trẻ em, của người chưa thành niên ra
đời trong hơn nửa thế kỷ qua: Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em;
những quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về việc áp dụng pháp luật
đối với người chưa thành niên (quy tắc Bắc Kinh); bản hướng dẫn của Liên
hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên (quy tắc
Riát)…hay những nguyên tắc tối thiểu phổ biến của Liên hợp quốc về bảo vệ
người chưa thành niên bị tước quyền tự do… Nhìn chung các văn bản này đều
đưa ra các chuẩn mực cho việc phòng ngừa thanh, thiếu niên phạm pháp, các
đảm bảo về việc xử lý người chưa thành niên có hành vi vi phạm pháp luật
phù hợp với độ tuổi của họ.
Để thể hiện cam kết bảo vệ quyền trẻ em, năm 1990, Việt Nam trở thành
quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
25
Công ước quốc tế về quyền trẻ em là một tập hợp các quyền trẻ em trên tất cả
các lĩnh vực đã được công ước ghi nhận, đảm bảo cho trẻ em được bảo vệ
quyền và lợi ích, chăm sóc có hiệu quả; được phát triển toàn diện về thể chất,
trí tuệ, tình cảm, đạo đức và xã hội. Bên cạnh đó, công ước còn có cơ chế để
giám sát thực hiện các quyền trẻ em trên thế giới, tạo điều kiện cần thiết để trẻ
em được phát triển đầy đủ. Tại khoản 1 Điều 3 của công ước quy định : “1.
Trong mọi hoạt động liên quan tới trẻ em, dù được thực hiện bởi các cơ quan
phúc lợi của nhà nước hay tư nhân, bởi Toà án, các nhà chức trách hành
chính hay cơ quan pháp luật, thì lợi ích trước mắt của trẻ em phải là mối
quan tâm hàng đầu”
Với việc tham gia công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em là bước mở
đầu cho việc pháp luật nước ta phê chuẩn văn kiện quốc gia về quyền trẻ em
là Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 12 tháng 8 năm 1991. Luật
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em sửa đổi bổ sung năm 2004 đã quy định
những quyền và nghĩa vụ cơ bản của trẻ em, cũng như những biện pháp có thể
thực hiện nhằm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tất cả trẻ em đều được
bảo vệ, kể cả những em làm trái pháp luật 17. Pháp luật Việt Nam đã xây
dựng được cơ chế cơ bản là đầy đủ để chăm sóc, bảo vệ và gíao dục trẻ em
trên cả phương diện bộ máy và pháp luật. Trong các chính sách kinh tế, văn
hoá xã hội chúng ta luôn coi trọng quyền trẻ em, điều nàu được thể hiện qua
hàng loạt chương trình, đề án và văn bản pháp luật nhằm tăng cường và bảo
vệ quyền trẻ em được Chính phủ ban hành như: Chương trình ngăn ngừa và
giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em
phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm; Chương trình
138/CP về đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong
lứa tuổi chưa thành niên; Chương trình 130/CP phòng chống buôn bán phụ nữ
và trẻ em giai đoạn 2004-2010; Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai
đoạn 2011-2015... Đặc biệt, trong lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự, pháp
17 Nguyễn Hữu Thế Trạch (2014), Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong tố tụng hình sự
Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.29.