Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân (DNTN)? Vai trò của DNTN đối với nền kinh tế nước ta?”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.28 KB, 19 trang )

A. MỞ ĐẦU
Hiện nay, đời sống của con người ngày càng được cải thiện
và nâng cao. Đó là kết quả của sự phát triển kinh tế đất nước
với sự tiến bộ không ngừng nghỉ về khoa học – kĩ thuật. Khoa
học – kĩ thuật là động lực vô cùng to lớn đối với sự phát triển
của mỗi quốc gia. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật một phần
được thể hiện thông qua những sáng chế của các nhà khoa học.
Tuy nhiên những sáng chế lại rất dễ bị sao chép, đánh cắp làm
cho người mất công nghiên cứu khó thu được lợi từ sáng chế kết quả của sự đầu tư nghiên cứu của mình. Từ thực tế đó đặt ra
yêu cầu cần phải bảo hộ để bảo vệ những quyền lợi của chủ sở
hữu các sáng chế.
Tuy nhiên để được bảo hộ thì một sáng chế cũng cần phải
đáp ứng được những điều kiện nhất định. Vậy những điều kiện
đó là gì? Đề làm rõ điều đó em xin chọn đề tài “Điều kiện bảo
hộ đối với sáng chế theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm
2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và một số kiến nghị” làm đề
tài cho bài tiểu luận của mình.

1


B. NỘI DUNG
I. khái quát về sáng chế và bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với sáng chế
1. Một số khái niệm
1.1. sáng chế
Trong cuộc sống có lẽ chúng ta đã quá quen thuộc với
thuật ngữ “sáng chế”, vậy nó là gì? Sáng chế tiếng Anh và tiếng
Pháp là Invention, tiếng Nga là Izobretenij. Theo từ điển Bách
khoa Việt Nam định nghĩa: “Sáng chế: Giải pháp kỹ thuật mới so
với trình độ kỹ thuật trên thế giới, có trình độ sáng tạo, có khả


năng áp dụng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội. Sáng chế là
một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật
bảo hộ”
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005
(sửa đổi bổ sung 2009) thì: “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới
dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác
định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”.
Ví dụ: James Watt sáng chế máy hơi nước, Nobel sáng chế công
thức thuốc nổ TNT…
Giải pháp kĩ thuật được hiểu là cơ cấu, phương pháp hay
chất mới hay sử dụng cơ cấu, phương pháp cũ theo chức năng
mới. Giải pháp kỹ thuật có thể tồn tại dưới các hình thức sau: Là
dạng vật thể, ví dụ: Máy móc, dụng cụ, thiết bị, linh kiện…; là
dạng chất thể, ví dụ: Thực phẩm, dược phẩm, vật liệu…; là dạng
quy trình, ví dụ: Quy trình xử lý nước thải, quy trình công nghệ
sản xuất xi măng…
Như vậy, sáng chế được tồn tại chủ yếu thông qua hai
dạng của giải pháp kĩ thuật là sản phẩm và quy trình, thông qua

2


đó chúng đã tạo điều kiện cho xã hội loài người trải qua những
bước phát triển tột bậc, ngày càng văn minh và hiện đại.
1.2. Bảo hộ đối với sáng chế
Sáng chế là sản phẩm của sự sáng tạo, là kết quả của sự
đầu tư nghiên cứu khoa học và là một loại tài sản đặc biệt của
tác giả. Đó là một tài sản vô hình, chính vì vậy mà không giống
những tài sản hữu hình khác, sáng chế rất dễ bị đánh cắp, sao
chép, bắt trước. Chính vì vậy mà bảo hộ sáng chế là một yêu

cầu tất yếu và cần thiết.
Sáng chế được bảo hộ bởi bằng độc quyền sáng chế. Bằng
độc quyền sáng chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
trên cơ sở đơn do người có sáng chế nộp cho cơ quan này nếu
sáng tạo ra đáp ứng các yêu cầu quy định của pháp luật. Một
khi bằng độc quyền đã được cấp thì chủ sở hữu nó sẽ có quyền
gọi là quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Theo quy
định tại khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ
sung 2009) thì: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế
bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ
dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu
và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”. Theo đó thì bất
kì ai muốn khai thác sáng chế dù rằng người đó tạo ra sáng chế
này một cách độc lập, không sao chép hoặc không biết đến nó
vẫn phải xin phép người đã được cấp hay chủ sở hữu của bằng
độc quyền sáng chế của sáng chế đó. Chủ sở hữu bằng độc
quyền sáng chế có độc quyền khai thác và sử dụng sáng chế
của mình, chuyển giao hoặc bán bằng độc quyền cho người
khác. Ở Việt Nam, sáng chế còn có thể được bảo hộ bởi bằng

3


độc quyền giải pháp hữu ích. Giải pháp hữu ích thực chất là một
sáng chế nhỏ, có trình độ sáng tạo không bằng sáng chế.
Nhà nước không tự động thực thi độc quyền sáng chế, mà
điều này phụ thuộc vào chủ sở hữu sáng chế. Để bảo vệ quyền
sáng chế của mình, chủ sở hữu có thể yêu cầu cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền xử lý các hành vi phạm quyền sở hữu công

nghiệp với sáng chế của mình.
Như vậy, bảo hộ đối với sáng chế là một trong những đối
tượng của bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Đó là việc Nhà
nước thông qua hệ thống pháp luật xác lập quyền của các chủ
thể (có thể là cá nhân hặc tổ chức) đối với sáng chế và bảo vệ
các quyền đó, chống lại bất kì sự vi phạm nào của người khác.
2. ý nghĩa của việc bảo hộ đối với sáng chế
Khoa học kĩ thuật với những sự sáng tạo ngày càng đóng
góp những ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống hàng
ngày của chúng ta. Trong khoảng một thế kỉ trở lại đây, khả
năng dẫn dắt của công nghệ mà cụ thể là sáng chế đã góp phần
làm thay đổi tiến trình vận động của nhân loại, trở thành yếu tố
quyết định làm nên sự phát triển của các quốc gia. Khi sáng chế
chứng minh được tầm quan trọng của mình thì việc bảo hộ các
sáng chế là rất cần thiết và trở thành mối quan tam của toàn xã
hội. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, vấn đề tri thức được coi là
vấn đề then chốt, là nhân quan trọng để phát triển cũng như
đánh giá năng lực của một quốc gia thì vấn đề bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ với sáng chế nói riêng ngày
càng trở nên ý nghĩa. Bảo hộ đối với sáng chế có những ý nghĩa
như sau:
Thứ nhất, bảo hộ sáng chế khuyến khích nghiên cứu sáng
tạo ra công nghệ mới. Để tạo ra một sáng chế đòi hỏi các nhà
4


sáng chế phải đầu tư rất nhiều công sức cũng như chi phí để
nghiên cứu và sáng tạo. Tuy nhiên các sáng chế lại rất dễ bị sao
chép, bắt trước và đưa vào khai thác để sinh lời. Đặc biệt trong
bối cảnh khoa học kĩ thuật phát triển như hiện nay thì việc sao

chép lại càng trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy việc bảo hộ các sáng
chế sẽ giúp chủ sở hữu bảo vệ được thành quả sáng tạo của
mình và tiếp tục đầu tư phát triển tạo ra sáng chế mới.
Thứ hai, giúp tạo ra môi trường cạnh tranh, kinh doanh
lành mạnh. Nếu không có hệ thống bảo hộ sáng chế, các đối
thủ cạnh tranh trên thị trường sẽ không cần đầu tư sáng tạo mà
chỉ cần sao chép, bắt trước các sáng chế vốn có của người khác
với chi phí rẻ hơn nhiều. Kết quả là các nhà sản xuất chân chính
khó có khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận để bù đắp những chi
phí đầu tư cho quá trình nghiên cứu chứ chưa nói đến tiếp tục
đầu tư cho sáng tạo mới. Và chính có thể họ sẽ bị chính đối thủ
cạnh tranh loại mình ra khỏi thị thị trường bằng chính sản phẩm
của mình. Như vậy việc bảo hộ sáng chế một cách hiệu quả sẽ
giúp giữ gìn một môi trường trong sạch cho các hoạt động sáng
tạo và kinh doanh, từ đó tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh
giữa các oanh nghiệp.
Thứ ba, tạo điều kiện cho hoạt động chuyển giao công nhệ
và đầu tư. Việc bảo hộ với các sáng chế tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp hoạt động nghiên cứu, sáng tạo và công bố
những sản phẩm của mình một cách rộng rãi để mọi người được
cùng hưởng lợi. Nó tạo ra một môi trường trong sạch trong hoạt
động nghiên cứu và kinh doanh từ đó góp phần lớn vào việc
chuyển giao công nghệ.
Hệ thống bảo hộ cung cấp thông tin pháp lý và kĩ thuật
cho người cần công nghệ. Theo đó, người cần công nghệ có thể
5


biết được tên, địa chỉ của người nộp đơn, chủ sở hữu và các tác
giả của các sáng chế, có thông tin do công bố trong công báo

do cơ quan có thẩm quyền ấn hành. Từ đó tạo điều kiện thuận
lợi cho người muốn nhận chuyển giao công nghệ trong giao
dịch. Như vậy, thông tin sáng chế đóng vai trò môi giới việc
chuyển giao công nghệ. Hệ thống bảo hộ tạo niềm tin cho việc
chuyển giao công nghệ bằng các loại trừ yếu tố tiết lộ thông tin
về công nghệ của người chuyển giao vì sự bộc lộ thông tin đã
được đổi lấy độc quyền công nghệ. Mặt khác nhờ thông tin về
đối tượng đã được bảo hộ, người muốn nhận chuyển giao đối
tượng có thể biết được bản chất của đối tượng mà mình muốn
có cũng như giá trị của nó trên cơ sở cân nhắc các yếu tố kinh
tế, kĩ thuật của mình để đàm phán với chủ sở hữu.
Thứ tư, giúp làm giàu thêm tri thức công nghệ. Để được
cấp bằng sáng chế, tác giả phải bộc lộ công khai sáng chế của
mình ra xã hội, như vậy, các thông tin có trong sáng chế có thể
được mọi người dùng cho việc nghiên cứu và các mục đích thử
nghiệm. Sau khi hết thời hạn bằng độc quyền sáng chế, thông
đó trở thành thông tin chung và được mọi người tự do sử dụng
thương mại những thông tin đó, làm giàu thêm tri thức công
nghệ. Hệ thống sáng chế bằng cách này góp phần vào quá trình
phát triển cơ sở công nghệ của công nghiệp, làm giàu thêm tri
thức công nghệ.
II. Điều kiện bảo hộ với sáng chế theo quy định của Luật
sở hữu trí tuệ
1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc
quyền sáng chế
Một sáng chế muốn được bảo hộ thì phải đáp ứng đầy đủ
ác điều kiện để được bảo hộ. Theo điều 27 hiệp định TRIPs
6



“Hiệp định về khía cạnh thương mại có liên quan đến quyền sở
hữu trí tuệ” thì: Bằng sáng chế có thể cấp cho bất cứ sáng chế
nào, bất kể là sản phẩm hay quy trình, trong tất cả các lĩnh vực
công nghệ với điều kiện sáng chế đó là mới, có trình độ sáng
tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Theo quy định tại
khoản 1 Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung
2009) thì:
“1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền
sáng chế nếu đáp ứng các điềukiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.”
Theo quy định trên thì một sáng chế muốn được cấp bằng
bảo hộ phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản như sau:
1.1 Có tính mới
Tính mới là một điều kiện quan trọng để xem xét bảo hộ
cho sáng chế, theo đó: “Sáng chế được coi là có tính mới nếu
chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng
văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở
nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước
ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được
hưởng quyền ưu tiên” (khoản 1 Điều 60 Luật sở hữu trí tuệ 2005
(sửa đổi bổ sung 2009)).
Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộ lộ công
khai (chỉ có một số lượng người nhất định biết về sáng chế và
những người này có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế) dưới bất
kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước
ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên (đối với
trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên).
7



Tính mới của sáng chế còn thể hiện ở việc sáng chế được mô tả
trong đơn đăng ký không trùng với giải pháp kỹ thuật được mô
tả trong đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế đã được
nộp cho cơ quan có thẩm quyền. Sáng chế được công nhận là
mới nếu như đáp ứng đủ các điều kiện đó là:
Thứ nhất, sáng chế nêu trong đơn yêu cầu cấp văn bằng
bảo hộ sáng chế không được trùng với giải pháp được mô tả
trong đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ sáng chế đã được nộp
cho cơ quan có thẩm quyền với ngày ưu tiên sớm hơn.
Thứ hai, trước ngày ưu tiên của đơn xin cấp văn bằng bảo
hộ sáng chế, giải pháp kĩ thuật nêu trong đơn chưa bị bộc lộ
công khai trong nước hoặc ở nước ngoài dưới hình thức sử dụng
hoặc mô tả trong bất kì nguồn thông tin nào tới mức mà căn cứ
vào đó người có trình độ trung bình tương ứng trong lĩnh vực
tương ứng có thể thực hiện được các giải pháp đó. Các nguồn
thông tin ở đây bao gồm các nguồn thôn tin liên quan đến sáng
chế ở nước ngoài, tính từ ngày công bố bao gồm các nguồn
thông tin với bất kì vật mang tin nào (ấn phẩm, phim ảnh, băng
từ…) – tính từ ngày công bố tin, vật mang tin được lưu hành.
Các nguồn thông tin đại chúng: Các báo cáo khoa học, bài
giảng… nếu được ghi lại bằng bất cứ phương tiện nào – tính từ
ngày báo cáo hoặc giảng bài; các triển lãm – tính từ ngày hiện
vật bắt đầu được trưng bày.
Tuy nhiên bên cạnh đó pháp luật còn có những quy định
khác nhằm loại trừ khả năng làm mất tính mới của sáng chế.
Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 60 Luật sở hữu trí tuệ 2005
(sửa đổi bổ sung 2009) thì:


8


“2. Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có
một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về
sáng chế đó.
3. Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố
trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký sáng
chế được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:
a) Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của
người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này;
b) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86
của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;
c) Sáng chế được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86
của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt
Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa
nhận là chính thức”.
1.2. Có trình độ sáng tạo
Theo chú thích số 5 của Điều 27 Hiệp định TRIPs thì “trình
độ sáng tạo” có thể được mỗ thành viên coi là đồng nghĩa với
thuật ngữ “không hiển nhiên”. Điều 61 Luật sở hữu trí tuệ 2005
(sửa đổi bổ sung 2009) quy định về “trình độ sáng tạo” của
sáng chế thì: “Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu
căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới
hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình
thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp
đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong
trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên,
sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra
một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh

vực kỹ thuật tương ứng”.

9


Việc đánh giá tính sáng tạo của đối tượng yêu cầu bảo hộ
so với các giải pháp đã biết được thực hiện theo các trình tự
như: Vấn đề đặt ra, giải pháp cho vấn đề này, kết quả thu được
nhờ thực hiện các giải pháp trong đơn. Nếu một chuyên gia
trung bình mà có thể đặt vấn đề, giải quyết vấn đề theo cách
thức đã nêu, cũng như có thể đảm bảo hiệu quả thu được nhờ
giải pháp đó thì sáng chế đó không đáp ứng được tiêu chuẩn
sáng tạo.
1.3. Có khả năng áp dụng công nghiệp
Điều 62 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009)
quy định về khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế, theo
đó: “Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp
nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản
phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng
chế và thu được kết quả ổn định.”.
Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế còn thể hiện
ở chỗ: Các thông tin về bản chất của giải pháp cùng với chỉ dẫn
về điều kiện kĩ thuật cần thiết được trình bày một cách đầy đủ
đến mức cho phép người có trình độ hiểu biết trung bình trong
lĩnh vực đó có thể tạo ra, sản xuất ra hoặc có thể sử dụng, khai
thác hoặc tiến hành được giải pháp đó. Việc tạo ra, sản xuất ra,
sử dụng, khai thác hoặc tiến hành các giải pháp đó có thể được
lặp đi lặp lại với kết quả giống nhau và giống với kết quả được
nêu trong đơn.
Như vậy, một sáng chế nếu thuần túy chỉ là lý thuyết mà

không có khả năng áp dụng cho các mục đích thực tế thì sẽ
không được cấp bằng độc quyền, nếu sáng chế là một sản
phẩm thì sản phẩm đó phải có khả năng sản xuất, nếu là một

10


quy trình thì đó phải có khả năng thực hiện, hơn nữa việc sản
xuất và thực hiện đó có thể lặp đi lặp lại nhiều lần.
1.4. Không thuộc trường hợp không được bảo hộ với
danh nghĩa sáng chế
Trên thực tế, có nhiều sáng chế đáp ứng được cả ba điều
kiện nêu ở trên đó là có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả
năng áp dụng công nghiệp nhưng vẫn không được bảo hộ vì đó
là những sáng chế thuộc đối tượng không được bảo hộ. Điều 59
Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009) quy định về các
đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế, theo đó:
“Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa
sáng chế:
1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các
hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh
doanh; chương trình máy tính;
3. Cách thức thể hiện thông tin;
4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
5. Giống thực vật, giống động vật;
6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất
sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho
người và động vật”.

Như vậy những sáng chế không thuộc các đối tượng không
được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế và đáp ứng đủ ba điều
kiện là có tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng
công nghiệp sẽ được bảo hộ và cấp bằng độc quyền sáng chế.

11


2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc
quyền giải pháp hữu ích
Trên thực tế, có những sáng chế không thuộc nhóm những
sáng chế không được bảo hộ, có tính mới, có khả năng áp dụng
công nghiệp nhưng tính sáng tạo của nó thì có ít. Sự sáng tạo ở
đây là sự sáng tạo dựa trên những thứ đã có đó có thể là sự
thay đổi về quy trình thực hiện một việc nào đó, ví dụ: Việc cho
sỏi vào trộn trước sau đó mới cho xi măng và chất phụ gia trong
quá trình trộn bê tông sẽ tạo ra các khe hở để xi măng được
đều khắp từ đó tạo ra loại bê tông cứng hơn và khô nhanh hơn.
Có thể thấy rằng quá trình trộn bê tông đã có từ rất lâu, việc
thay đổi quá trình đó là cho sỏi vào trộn trước đã đưa ra kết quả
là một loại bê tông cứng hơn. Như vậy sự sáng tạo ở đây chưa
đủ để bảo hộ với danh nghĩa là một sáng chế, tuy nhiên đó nó
cũng có những điểm mới mà chưa ai phát hiện ra. Trong những
trường hợp như vậy các sáng chế đó sẽ được bảo hộ dưới dạng
giả pháp hữu ích và được cấp bằng giải pháp hữu ích. Theo quy
định tại khoản 2 Điều 58 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ
sung 2009) thì: “Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng
độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông
thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;

b) Có khả năng áp dụng công nghiệp”.
Quy định trên sẽ khuyến khích mọi người sáng tạo trong
lao động sản xuất, không ngừng cải tiến, thay đổi các phương
pháp trong lao động để tìm ra những cách thức, những cách
thực hiện công việc, giải quyết vấn đề tốt nhất để đem lại kết
quả cao nhất.
III. Thực trạng bảo hộ sáng chế ở Việt Nam
12


1. Những thành tựu
Trong quá trình của sự hội nhập và phát triển các nhà sáng
chế đã quan tâm hơn đến những quyền lợi của mình và việc bảo
vệ sáng chế của mình. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã
nhận thấy rõ được vai trò của việc bảo hộ các sáng chế và đã
thực hiện tốt công tác cấp bằng bảo hộ các sáng chế. Việc bảo
hộ sáng chế ở Việt Nam đã đạt được một số thành tựu, cụ thể
như sau:
Thứ nhất, hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ đã tương
đối được hoàn thiện. Việt Nam mới chỉ bắt đầu thiết lập hệ
thống bảo hộ các tài sản trí tuệ mà khởi đầu là sáng chế từ năm
1981, đó có thể coi là thời điểm muộn so với các quốc gia trên
thế giới. Với mong muốn hội nhập với thế giới và thu hút đầu tư
Việt Nam đã nỗ lực không ngừng trong việc đổi mới và hoàn
thiện các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ. Cho đến nay hệ
thống pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và về bảo hộ với
sáng chế nói riêng ở Việt Nam đã cơ bản hoàn thiện và đáp ứng
đầy đủ các tiêu chuẩn và yêu cầu của quốc tế, Việt Nam đã và
đang là thành viên của nhiều tổ chức về bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ và bảo hộ sáng chế.

Thứ hai, số lượng đơn đăng kí bảo hộ sáng chế không
ngừng tăng qua các năm. Điều đó thể hiện được sự phát triển
của của khoa học kĩ thuật ở trong nước cũng như ý thức tự bảo
vệ tài sản trí tuệ của mình của những người có sáng chế đã
được nâng cao, từ đó tạo cơ sở pháp lý để việc giải quyết các
chanh chấp được dễ dàng hơn. Ngoài ra, bên cạnh các đơn đăng
kí bảo hộ của người Việt Nam còn có đơn đăng kí bảo hộ của
người nước ngoài và số lượng cũng không ngừng tăng, điều này
thể hiện cá nhà khoa học nhà sáng chế đã có những điều kiện
13


thuận lợi và đã có đầu tư vào nước ta trong việc nghiên cứu
khoa học.
Thứ ba, số lượng bằng độc quyền sáng chế và giải pháp
hữu ích được cấp cũng tăng nhanh chóng. Điều này cho thấy
các sáng chế và giải pháp được đăng kí đã đáp ứng được đầy đủ
các điều kiện để được cấp bằng, cho thấy trình độ sáng tạo
trong nghiên cứu, sáng tạo ngày càng được nâng cao.
Qua một số thành tựu trên có thêt thấy hệ thống bảo hộ
sáng tạo nói riêng và hệ thống sở hữu trí tuệ nói chung của Việt
Nam đã và đang bắt nhịp với xu thế của thế giới trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
2. Những tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động bảo hộ
đối với sáng chế ở nước ta vẫn còn tồn tại một số hạn chế và
bất cập, cụ thể đó là:
Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật còn chồng chéo gây
khó khăn cho người đăng kí cũng như hoạt động cấp bằng bảo
hộ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, đó là tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp đối với sáng chế ngày càng tăng và xảy ra trên hầu hết
các địa phương. Cụ thể giai đoạn 1997-200 không có trường hợp
khướu nại về vi phạm nào xảy ra. Nhưng trong năm 2003 đã có
23 vụ, năm 2004 là 33 và năm 2005 là 41 vụ. Có thể nói tình
trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế
ngày càng có những diễn biến phức tạp đặc biệt là trong giai
đoạn hội nhập hiện nay.
Thứ ba, đội ngũ cán bộ trong các cơ quan quản lý về sở
hữu trí tuệ còn thiếu, một số có trình độ còn hạn chế, cơ sở vật
chất kĩ thuật còn thiếu thốn gây ra nhiều khó khăn trong công
14


tác quản lý cũng như giải quyết các tranh chấp khi có tranh
chấp xảy ra.
3. Đề xuất hướng giải quyết
Hoạt động bảo hộ đối với sáng chế nói riêng và bảo hộ với
quyền sở hữu trí tuệ nói chung còn tồn tại một số khó khăn,
vướng mắc như ở trên. Để giải quyết những khó khăn đó chúng
ta cần thực hiện một số giải pháp sau đây:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các quy phạm pháp luật về
sở hữu trí tuệ nói chung và về bảo hộ với sáng chế nói riêng.
Đưa ra các chính sách để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu sáng
tạo của các nhà khoa học, doanh nghiệp và khuyến khích họ
đăng kí những sáng chế của mình để đảm bảo quyền lợi của
mình.
Thứ hai, cần có các chế tài mạnh mẽ hơn trong việc sử lý
các hành vi xâm phạm về quyền sở hữu công nghiệp đối với
sáng chế nói riêng và đối với quyền sở hữu trí tuệ nói chung. Từ

đó hạn chế được cách hành vi xâm phạm bản quyền.
Thứ ba, bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ
cán bộ làm công tác quản lý sở hữu trí tuệ. Đầu tư trang thiết bị
kĩ thuật, cơ sở vật chất hiện đại phục vụ công tác quản lý của
các cơ quan có thẩm quyền.
Thứ tư, tích cực hội nhập, giao lưu quốc tế để học hỏi kinh
nghệm quản lý của các nước phát triển trên thế giới.

15


C. KẾT LUẬN
Qua đây chúng ta đã phần nào thấy được các điều kiện để
bảo hộ đối với sáng chế theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ
2005 (sửa đổi bổ sung 2009). Bảo hộ với quyền sở hữu trí tuệ
nói chung, với sáng chế nói riêng đóng vai trò hết sức to lớn và
ý nghĩa đối với sự phát triển của đất nước. Nó giúp thúc đẩy sự
phát triển của khoa học kĩ thuật, tạo động lục cho sự phát triển
của đất nước. Công tác bảo hộ đối với sáng chế ở nước ta nhiều
năm qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, tuy nhiên bên
cạnh đó cũng vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc
phục. Việc thực hiện tốt các giải pháp khắc phục khó khăn,
vướng mắc trong bảo hộ với sáng chế sẽ ghóp phần đưa đất
nước ta phát triển, vươn lên hội nhập quốc tế, sánh vai với các
cường quốc trên thế giới.

16


Tài liệu tham khảo

1. Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009).
2. Hiệp định TRIPs.
3. Trường Đại học Luật Hà Nội. Giáp trình Luật sở hữu trí
tuệ Việt Nam. NXB Công an nhân dân. 2013.
4.

/>
5.

/>
6.

/>
17


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU.................................................................................1
B. NỘI DUNG..............................................................................2
I. khái quát về sáng chế và bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với sáng chế..........................................................2
1. Một số khái niệm...................................................................2
2. ý nghĩa của việc bảo hộ đối với sáng chế.............................3
II. Điều kiện bảo hộ với sáng chế theo quy định của Luật
sở hữu trí tuệ............................................................................5
1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền
sáng chế....................................................................................5
2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp bằng độc quyền
giải pháp hữu ích......................................................................9
III. Thực trạng bảo hộ sáng chế ở Việt Nam......................10

1. Những thành tựu.................................................................10
2. Những tồn tại......................................................................11
3. Đề xuất hướng giải quyết...................................................12
C. KẾT LUẬN............................................................................13
Tài liệu tham khảo.................................................................14

18


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
ĐỀ BÀI
Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế theo quy
định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa
đổi, bổ sung năm 2009) và một số kiến nghị
Sinh viên: Nông Trường Giang
Lớp: K4L
Mã số sinh viên: 163801010320

Hà Nội – 2018
19



×