Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.67 KB, 111 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÀI CHÍNH - MARKETING
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hải Bình
SVTH: LỚP CLC-14DQT1
Vũ Tường Vy - MSSV: 1421000232
Đặng Hồng Anh - MSSV: 1421000273
Huỳnh Thị Ngọc Phương - MSSV: 1421000384

TP.HCM, 24 tháng 4 năm 2018
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................


TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng năm 2018

Xác nhận của giảng viên


LỜI CAM ĐOAN
Nhóm chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của nhóm.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng
quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do nhóm tự tìm hiểu, phân tích một cách
trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu
nào khác.


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ
dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt
đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan
tâm, giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin
gửi đến quý thầy cô ở Khoa Quản Trị Kinh Doanh Trường Đại Học Tài Chính –
Marketing đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý
báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, chúng em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Thị Hải Bình đã tận tâm
hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp cũng như những buổi nói chuyện, thảo
luận. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cô thì nhóm em nghĩ bài thu hoạch
này của nhóm rất khó có thể hoàn thành được. Một lần nữa, nhóm xin chân thành cảm ơn
cô. Bài nghiên cứu khoa học của nhóm không tránh khỏi những thiếu sót, mong cô chi
dẫn để nhóm hoàn thiện hơn. Sau cùng, chúng em xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, nhiều
niềm vui và thành công trong công việc và cuộc sống.

Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC HÌ
Hình 2.1: MÔ HÌNH HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA KLIMOSKI VÀ JONES
(1995)............................................................................................................................... 18
Hình 2.2: MÔ HÌNH HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA DRISKELL VÀ CỘNG
SỰ (1987)........................................................................................................................ 21
Hình 2.3: MÔ HÌNH HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA RASKER VÀ CỘNG SỰ
(2001)............................................................................................................................... 22
Hình 2.4: MÔ HÌNH HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA BLENDELL VÀ CỘNG SỰ
(2001)............................................................................................................................... 23
Hình 2.5: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT............................................................33
YHình 3.1: QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU..........................................................................36
DANH MỤC BẢNG B
Bảng 2.1: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM...........24
YBảng 3.1: THANG ĐO CAM KẾT NHÓM...................................................................40
Bảng 3.2: THANG ĐO MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC......................................................40
Bảng 3.3: THANG ĐO MỤC TIÊU.................................................................................41
Bảng 3.4: THANG ĐO LÃNH ĐẠO...............................................................................41
Bảng 3.5: THANG ĐO PHƯƠNG PHÁP LÀM VIỆC....................................................42
Bảng 3.6: THANG ĐO TRUYỀN THÔNG.....................................................................42
Bảng 3.7: THANG ĐO QUY MÔ NHÓM.......................................................................43
Bảng 3.8: THANG ĐO HIỆU QUẢ LÀM VIỆC.............................................................43
YBảng 4.1: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT..........................52


MỤC LỤC
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NHỮNG YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI

HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING...............................................................................1
1.1

Lý do chọn đề tài....................................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2

1.3

Đối tượng nghiên cứu, khách thể và phạm vi nghiên cứu...................................3

1.3.1

Đối tượng nghiên cứu......................................................................................3

1.3.2

Khách thể nghiên cứu.....................................................................................3

1.3.3

Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................3

1.4

Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3

1.5


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................................4

1.5.1

Ý nghĩa khoa học của đề tài............................................................................4

1.5.2

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................................................4

1.6

Kết cấu đề tài..........................................................................................................4

CHƯƠNG II.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU................................6
2.1

Lịch sử quá trình hình thành, phát triển phương pháp làm việc nhóm............6

2.1.1

Lịch sử quá trình hình thành làm việc nhóm................................................6

2.1.2

Quá trình phát triển của một nhóm...............................................................7

2.2


Cơ sở lý thuyết........................................................................................................8

2.2.1

Khái quát về làm việc nhóm...........................................................................8

2.2.2

Các kỹ năng cần có khi làm việc nhóm........................................................15

2.2.3

Tiêu chuẩn đánh giá nhóm làm việc hiệu quả.............................................17

2.3

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm..........................................18

2.3.1

Nghiên cứu Klimoski và Jones (1995)..........................................................18

2.3.2

Nghiên cứu của Driskell và cộng sự (1987)..................................................20

2.3.3

Nghiên cứu của Rasker và cộng sự (2001)...................................................22


2.3.4

Nghiên cứu của Blendell và cộng sự (2001).................................................23

2.4 Đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc
nhóm của sinh viên ĐH Tài chính – Marketing...........................................................24


CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................34
3.1

Bối cảnh nghiên cứu.............................................................................................34

3.2

Quy trình nghiên cứu...........................................................................................36

3.3

Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................37

3.3.1

Nghiên cứu định tính.....................................................................................37

3.3.1.1 Thiết kế nghiên cứu....................................................................................37
3.3.1.2 Kết quả nghiên cứu....................................................................................37
3.3.2

Nghiên cứu định lượng..................................................................................38


3.3.2.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu...........................................................................38
3.3.2.2 Thiết kế bảng câu hỏi.................................................................................39
3.3.2.3 Thiết kế thang đo.......................................................................................40
3.3.2.4 Thu thập dữ liệu.........................................................................................44
3.3.2.5 Phân tích dữ liệu........................................................................................44
CHƯƠNG IV. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................49
4.1

Thống kê mô tả.....................................................................................................49

4.2

Đánh giá thang đo................................................................................................49

4.2.1

Đánh giá thang đo thông qua hệ số Crombach Alpha................................49

4.2.2

Đánh giá thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA..............49

4.3

Phân tích hồi quy.................................................................................................50

4.3.1

Phân tích tương quan....................................................................................50


4.3.2

Phân tích hồi quy...........................................................................................50

4.3.3

Kiểm định sự khác biệt trung bình bằng phương pháp One - Way ANOVA
52

4.4

Thảo luận kết quả................................................................................................53

CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI................................................................55
5.1

Tổng hợp kết quả quá trình nghiên cứu.............................................................55

5.2 Kiến nghị................................................................................................................... 56
5.2.1

Đối với sinh viên............................................................................................56

5.2.2

Đối với giảng viên..........................................................................................62

5.2.3


Đối với nhà trường........................................................................................63


5.3 Đề xuất hướng nghiên cứu.......................................................................................63
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 65
PHỤ LỤC....................................................................................................................... 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................104


CHƯƠNG I.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NHỮNG YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ LÀM VIỆC NHÓM CỦA SINH VIÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống nói chung, luôn có sự kết hợp giữa một nhóm người vì một mục đích
nào đó, và đã là là một nhóm thì luôn cần sự phối hợp có hiệu quả giữa các thành viên để
hoàn thành một mục tiêu chung. Đặc biệt đối với sinh viên, học tập theo nhóm là một
trong các phương pháp học tập hiệu quả để qua đó rèn cho sinh viên khả năng hợp tác,
chia sẻ, tư duy phản biện... Từ đó hình thành thói quen, sinh viên có thể hoạt động nhóm
tốt ở môi trường doanh nghiệp.
Trên thực tế, có rất nhiều công việc mà mỗi cá nhân, mỗi người không thể tự làm
một mình được. Vì vậy một điều cần thiết và rất quan trọng chính là sự hợp tác, phối hợp
chặt chẽ với những cá nhân. Bên cạnh đó, tất cả các doanh nghiệp luôn đòi hỏi ở người
lao động của mình khả năng hòa đồng với tập thể, biết cách làm việc với những người
khác, khả năng làm việc theo nhóm.
Hầu hết các trường đại học đều đưa hình thức làm việc nhóm vào trong giảng dạy
và học tập. Làm việc theo nhóm sẽ thúc đẩy hiệu quả làm việc, phát huy hết tiềm năng
sẵn có của mỗi người, giúp hoàn thiện cá nhân. Hơn thế nữa, quá trình hội nhập quốc tế

của Việt Nam hiện nay đang đứng trước muôn vàn thời cơ và thách thức, điều này đề ra
nhu cầu cấp thiết cho nền giáo dục Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và
bồi dưỡng nhân tài. Song song với việc nâng cao chất lượng trong việc đào tạo thì sinh
viên cũng là đối tượng cần phải năng động và sáng tạo để tiếp thu những kiến thức,
phương pháp học tập mới mẻ. Ở bậc đại học, làm việc theo nhóm được biết đến như là
một phương pháp học tập khá phổ biến, gần như không thể tách rời với sinh viên, đặc
biệt là sinh viên khối ngành kinh tế, có thể coi như là hành trang mang theo khi sinh viên
ra trường. Nó đã trở thành một trong những tố chất quan trọng đối với những ứng viên
muốn thành công. Các doanh nghiệp tuyển nhân viên luôn yêu cầu ứng viên có khả năng
làm việc theo nhóm. Đây cũng là lý do mà rất nhiều công ty, đặc biệt là các công ty nước
ngoài yêu cầu ứng viên phải có khả năng làm việc theo nhóm.
1


Nắm bắt được xu thế đó, Trường Đại học Tài chính- Marketing cũng đã đưa mô
hình làm việc theo nhóm vào quá trình giảng dạy và học tập của sinh viên trong rất nhiều
môn học. Tuy nhiên đa phần các sinh viên từ bậc trung học phổ thông lên bậc đại học đều
không thích ứng kịp với cách học và làm việc nhóm, bên cạnh đó một số khác, tuy đã
tham gia làm việc nhóm nhưng không tìm thấy được sự thích thú trong công việc cũng
như không tạo ra được hiệu quả trong công việc của nhóm. Có một kỹ năng làm việc
nhóm tốt là hết sức cần thiết với sinh viên, vì vậy việc nghiên cứu tìm hiểu về tình hình
làm việc theo nhóm của sinh viên là không thể chậm trễ. Những mặt tích cực của học tập
theo nhóm là không thể phủ nhận, nhưng không phải nhóm sinh viên nào cũng đạt được
kết quả cao nhất với phương pháp học tập này, thậm chí đôi khi một số sinh viên cảm
thấy nó còn mang nhiều tính hình thức và đạt được ít hiệu quả hơn so với làm việc theo
cá nhân.
Chính vì những lý do trên, nhận thức được tầm quan trọng lớn lao của việc học tập
và rèn luyện kỹ năng này, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Những
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên Trường Đại học Tài
chính – Marketing”.

Với mục tiêu nghiên cứu về các đặc điểm và lợi ích khi làm việc theo nhóm, về
thực trạng khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên Trường Đại học Tài chínhMarketing hiện nay. Tìm ra các nguyên nhân hạn chế khả năng làm việc nhóm và từ đó
đưa ra các giải pháp xây dựng, bổ sung và hoàn thiện thêm các kỹ năng làm việc nhóm
giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng này và biết cách để xây dựng nhóm làm việc hiệu
quả nhất.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
▪ Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên
trường đại học Tài Chính – Marketing.
▪ Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả làm việc nhóm.
▪ Hàm ý về mặt quản trị đối với công tác học tập và giảng dạy của sinh viên và
giảng viên trường đại học Tài Chính – Marketing.

2


1.3 Đối tượng nghiên cứu, khách thể và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên
trường Đại học Tài chính – Marketing.
1.3.2 Khách thể nghiên cứu
Đối tượng khảo sát của đề tài là sinh viên chính quy đang học tập tại trường Đại học Tài
chính – Marketing tại tất cả các cơ sở ở Tp Hồ Chí Minh.
1.3.3 Phạm vi nghiên cứu
a. Phạm vi về không gian
Các cuộc phỏng vấn trực tiếp được thực hiện trong khuôn viên trường Đại học Tài Chính
– Marketing cơ sở chính (quận 7) và cơ sở 2 (Tân Bình) tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài ra đề tài còn được nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát trên mạng xã hội Facebook
bằng biểu mẫu Google Form.
b. Phạm vi về thời gian
▪ Số liệu sơ cấp được khảo sát qua sinh viên từ tháng 5 năm 2017 đến tháng 11 năm

2017.
▪ Số liệu thứ cấp: là số liệu được thống kê qua các năm 2016-2017.
▪ Tìm chủ đề: 19/02/2017
▪ Viết tổng quan: 12/07/2017-30/09/2017
▪ Viết nghiên cứu: 01/10/2017-30/03/2018
1.4 Phương pháp nghiên cứu
▪ Phương pháp định tính: Được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung, với
sự tham gia của giảng viên hướng dẫn và nhóm nghiên cứu nhằm vừa khám phá vừa
khẳng định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên trường
ĐH Tài Chính Marketing cũng như các biến quan sát đo lường những yếu tố này.
▪ Phương pháp định lượng: Được thực hiện nhằm đánh giá độ tin cậy và giá trị (giá trị
hội tự và phân biệt) của các thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc
nhóm của sinh viên trường ĐH Tài Chính Marketing, kiểm định mô hình thang đo,
mô hình lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu.
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.5.1 Ý nghĩa khoa học của đề tài
▪ Từ việc nghiên cứu “Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh
viên Trường Đại học Tài chính Marketing”, nhóm nghiên cứu đã khẳng định được
3


tầm quan trọng của kĩ năng làm việc nhóm trong học tập cũng như trong nghề nghiệp
tương lai đối với sinh viên.
▪ Đề tài giúp cho sinh viên có cái nhìn một cách khoa học, cận cảnh về vấn đề làm việc
nhóm, hiểu thêm về lý thuyết làm việc nhóm nói chung và các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả làm việc nhóm nói riêng.
▪ Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả làm việc nhóm của sinh
viên trường Đại học Tài Chính – Marketing.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
▪ Đề tài: “Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc nhóm của sinh viên Trường

Đại học Tài chính – Marketing” giúp cho sinh viên hiểu được vai trò, ý nghĩa và tính
quan trọng của làm việc nhóm hiệu quả trong môi trường học tập cũng như môi
trường làm việc sau này.
▪ Đề tài giúp cho sinh viên nhận biết được rõ hơn các yếu tố tác động đến hiệu quả làm
việc nhóm cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố để có thể điều chinh hành vi
của mình.
▪ Đồng thời, đề tài nghiên cứu còn giúp cho phía giảng viên và nhà trường hiểu được
yếu tố nào tác động như thế nào đến hiệu quả làm việc nhóm để từ đó có biện pháp
kích thích sinh viên làm việc nhóm cũng như điều chinh phương thức giảng dạy,….
1.6 Kết cấu đề tài
Đề tài nghiên cứu khoa học gồm 5 chương:
● Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu: trình bày các vấn đề tổng quan về
nghiên cứu, bao gồm: cơ sở xác định đề tài nghiên cứu; mục tiêu nghiên cứu; đối
tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
● Chương 2: Cơ sở lý luận về làm việc nhóm và mô hình nghiên cứu: trình bày cơ
sở lý thuyết và thực tiễn của nghiên cứu cho việc đề xuất mô hình nghiên cứu lý
thuyết và các giả thuyết nghiên cứu.
● Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày quy trình nghiên cứu và xây dựng
thang đo, cách đánh giá và kiểm định thang đo cho các khái niệm trong mô hình,
kiểm định sự phù hợp của mô hình và kiểm định các giả thuyết đề ra.
● Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu: Trình bày các kết quả nghiên cứu thực
hiện được, bao gồm: mô tả dữ liệu thu thập được, tiến hành đánh giá và kiểm định

4


thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, kiểm định các giả thuyết
của mô hình nghiên cứu.
● Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Tóm tắt kết quả nghiên cứu, qua đó đưa ra các
đề xuất và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm.



5


CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Lịch sử quá trình hình thành, phát triển phương pháp làm việc nhóm
2.1.1 Lịch sử quá trình hình thành làm việc nhóm
Làm việc nhóm đã hình thành từ rất sớm và lâu đời, là tổng hợp của việc xây dựng nhóm,
làm việc nhóm. Đây cũng là quá trình lâu dài mà một tổ chức, tập thể thực hiện để gắn
kết các thành viên lại với nhau, để các thành viên phối hợp, đoàn kết tạo ra hiệu quả công
việc cao hơn.
“Làm việc nhóm” xuất hiện trên thế giới từ rất lâu, khoảng cuối những năm 20 và
đầu những năm 30 của thế kỷ XX. Elton Mayo (1880 -1949), chính là người đầu tiên
nghiên cứu những hoạt động này, ông đã khai sáng ra hoạt động tương quan giữa người
và người (Human Relations Movement), với những chuỗi hoạt động thử thách trong
những điều kiện nhất định, nhằm thử khả năng làm việc của nhóm công nhân. Qua nhiều
lần nghiên cứu và phân tích, người ta đồng ý rằng yếu tố chủ yếu thành công là xây dựng
tinh thần đồng nhất, tạo sự gắn kết và hỗ trợ nhau trong tập thể.
Qua hai thập niên sau đó, nhiều cuộc thử nghiệm và phân tích được áp dụng cho
nhiều nhóm công nhân, đã minh chứng rằng năng suất làm việc tăng nhanh khi các công
nhân được lập thành nhóm. Những năm 1950, tập đoàn Genaral Foods đã có một cuộc
thử nghiệm về khái niệm làm việc nhóm. Nhiều nghiên cứu sau đó liên tục được đưa ra,
nhấn mạnh tầm quan trọng của nhóm trong việc tăng năng suất làm việc.
Càng ngày càng có nhiều tập đoàn như Honeywell, Xerox, và Pratt & Whitney tổ
chức những hoạt động, nhằm chứng tỏ hiệu quả lớn lao của làm việc nhóm. Khi khoa học
kỹ thuật ngày càng phát triển thì yêu cầu làm việc theo nhóm là cần thiết hơn bao giờ hết.
Từ nhiều thế kỷ qua, thanh niên Nhật khi đi xin việc làm, ngoài cuộc phỏng vấn cá nhân
còn phải qua những bài tập làm việc theo nhóm. Tinh thần và kỹ năng hợp tác của người
lao động quan trọng không kém gì các phẩm chất khác như nắm vững chuyên môn, siêng

năng cần cù, có tinh thần học hỏi. Con người là một thực thể sống, không ai là hoàn hảo,
làm việc theo nhóm sẽ tập trung những mặt mạnh của từng người, bổ sung cho nhau,
khắc phục những điểm yếu. Cá nhân thường chi đảm nhiệm được một, hai việc cụ thể
nhưng một nhóm lại có thể làm được nhiều việc cùng lúc với hiệu quả thường cao hơn.
6


Nhóm làm việc ngày nay đã trở thành một đối tượng của khoa học và người ta
được đào tạo không phải chi để hiểu nó mà còn là tác động vào để biến nó thành một
công cụ giáo dục và phát triển cá nhân cũng như xã hội.
2.1.2 Quá trình phát triển của một nhóm
Theo Maginn, Michael (2008), thông thường, một nhóm đều trải qua 5 giai đoạn phát
triển như sau:
❖ Giai đoạn 1: Hình thành nhóm
Trong giai đoạn này, các thành viên sẽ tập hợp lại. Mỗi người có những suy nghĩ, tính
cách khác nhau, cách nhìn nhận vấn đề cũng theo nhiều chiều hướng khác nhau. Lúc này,
vai trò của người trưởng nhóm được phát huy, tiến hành xây dựng tinh thần hợp nhất giữa
các thành viên trong nhóm.
Đây là một giai đoạn quan trọng, nhóm hoạt động hiệu quả hay không, chính là
nhờ sự hòa hợp giữa các thành viên trong nhóm. Đặc biệt, trong giai đoạn này, nhóm tiến
hành xác định mục tiêu rõ ràng để đi và hoạt động hiệu quả. Nếu không xác định mục
tiêu thì nhóm sẽ không xác định được con đường đi đúng đắn, sớm tan rã.
❖ Giai đoạn 2: Hỗn loạn, bão táp.
Đây là giai đoạn xảy ra nhiều mâu thuẫn, xung đột giữa các thành viên. Do nhóm mới
hình thành, nên các thành viên trong nhóm có người nổi trội, tích cực tham gia các hoạt
động, nhưng cũng có người tỏ ra thờ ơ, vô trách nhiệm. Từ đó gây mất tinh thần đoàn kết
trong nhóm.
Nếu giai đoạn đầu, vai trò của người trưởng nhóm được phát huy, thì trong giai
đoạn này, điều đó càng được thể hiện rõ rệt hơn. Người trưởng nhóm phải cứng rắn, tài
tình, sáng suốt để giải quyết giúp các thành viên đoàn kết và cùng nhau chung tay góp

sức hành động vì mục tiêu chung. Đặc biệt, ngăn chặn ngay từ đầu các thành viên trong
nhóm trở thành đối thủ, mâu thuẫn gay gắt. Mỗi thành viên không nên chi biết đến lợi ích
của cá nhân mà phải chuyển lợi ích cá nhân đó thành lợi ích của tập thể và hoạt động vì
mục tiêu chung của tập thể.
❖ Giai đoạn 3: Ổn định.

7


Qua nhiều mâu thuẫn, các thành viên trong nhóm dần hiểu nhau. Đây là giai đoạn mỗi
người cần phải tin tưởng, hợp tác lẫn nhau để cùng hoàn thành tốt công việc được giao.
Giúp đỡ lẫn nhau, mỗi người cần phát huy tối đa những ưu điểm và hỗ trợ giúp đỡ các
thành viên khác. Trong giai đoạn này, mọi xung đột đã dần được giải quyết.
❖ Giai đoạn 4: Hoạt động
Đây là giai đoạn tạo ra thành quả. Mỗi người là một thao tác trong một dây chuyền sản
xuất khép kín. Để có năng suất cao, mỗi người cần phải tham gia tích cực, hết mình.
Những xung đột có thể đã được giải quyết, tuy nhiên sẽ còn tiềm ẩn bên trong. Vì vậy,
trong giai đoạn này, vừa giải quyết những mâu thuẫn còn tồn tại, vừa phải phát huy cao
hơn nữa sức mạnh tập thể để đem lại thành quả cao nhất có thể.
❖ Giai đoạn 5: Kết thúc
Đây là giai đoạn cuối cùng của việc làm nhóm. Có thể nhóm sẽ hoàn thành mục tiêu,
cũng có thể là chưa. Tuy nhiên, đây là giai đoạn mà các thành viên rút ra những bài học,
kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Sau khi hoàn thành mục tiêu, các thành viên sẽ tan
rã và hợp thành những nhóm mới với các mục tiêu mới.
2.2 Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Khái quát về làm việc nhóm
a Định nghĩa nhóm
Làm việc nhóm từ khi được nghiên cứu và công bố cho đến nay được rất nhiều tổ chức cá
nhân tìm hiểu và phát triển thành mô hình. Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề
hoạt động nhóm, dẫn đến có khá nhiều định nghĩa khác nhau về nhóm. Tùy theo mỗi lĩnh

vực nghiên cứu, cách thức hoạt động mà các tổ chức, cá nhân có cách định nghĩa riêng,
nhưng chung quy, tóm lại có các định nghĩa về nhóm như sau:
▪ Theo nghiên cứu của Adair (1986), nhóm là tập hợp các cá nhân chia sẻ một mục tiêu
chung, các công việc và kỹ năng của từng thành viên phù hợp với những thành viên
khác.
▪ Trong một nghiên cứu khác của Katzenbach và Smith (1993), lập luận rằng nhóm là
một nhóm nhỏ những thành viên có kỹ năng bổ sung cho các thành viên khác, cam
kết hướng đến một mục đích chung và cùng chịu trách nhiệm.
8


▪ Theo kết quả nghiên cứu của Sundstrom, DeMeuse và Futrell (1990), đã chi ra rằng
nhóm là tập hợp các cá nhân phụ thuộc lẫn nhau trong nhiệm vụ của mình, những
người chia sẻ trách nhiệm về kết quả, ý thức rằng mình thuộc về nhóm, những người
được những người khác xem như một thành viên không thể tách rời của nhóm.
▪ Theo Cohen và Bailey (1999), nhóm là một tập hợp các cá nhân phụ thuộc lẫn nhau
trong những nhiệm vụ, những người chia sẻ trách nhiệm về kết quả.
▪ Kozlowski và Bell (2003), định nghĩa nhóm là một tập thể người tồn tại để thực hiện
nhiệm vụ về tổ chức có liên quan, chia sẻ một hoặc nhiều mục tiêu chung, có tương
tác với nhau, thể hiện sự phụ thuộc nhiệm vụ. Họ được cơ cấu vào một bối cảnh tổ
chức nghĩa là phải có ranh giới, phạm vi hoạt động so với các nhóm khác. Điểm đáng
chú ý của định nghĩa này là nhóm phải có một ranh giới để phân biệt nhóm này và
nhóm khác. Điều này liên quan đến việc phân chia phạm vi hoạt động và chức năng
của nhóm trong tổ chức.
▪ Theo Morgan, Glickman, Woodard và Salas (1986) định nghĩa một nhóm như một sự
thiết lập riêng biệt của hai hoặc nhiều cá nhân, những người làm việc phụ thuộc lẫn
nhau để đạt được mục tiêu, chia sẻ mục tiêu này.
▪ Theo Marvin Shaw, nhà tâm lí học phương Tây, nhóm là cộng đồng người có từ 3
người trở lên, giữa họ có sự tác động tương hỗ và ảnh hưởng lẫn nhau, tồn tại trong
một thời gian nhất định, cùng nhau thực hiện hoạt động chung.

▪ Bên cạnh đó, làm việc theo nhóm là nền tảng cho tất cả mọi phương thức quản lý
thành công. Nhóm hiệu quả sẽ biến nhiệm vụ từ không thể thực hiện được thành thực
hiện được, nhiệm vụ bất khả thi thành nhiệm vụ khả thi vì nó khuyến khích trí tuệ và
tính cách của từng cá nhân, hợp thành sức mạnh tổng thể.
▪ Hơn thế nữa, nhóm hiệu quả là một nhóm làm việc tích cực và đạt được mục tiêu
chung đã đề ra trước đó trong một khoảng thời gian nhất định. Nhóm làm việc là
nhóm tạo ra được một tinh thần hợp tác, biết phối hợp và phát huy các ưu điểm của
các thành viên trong nhóm để cùng nhau đạt đến một kết quả tốt nhất. Nhóm được
hình thành và phát triển theo nhiều hình thức và thời gian hoạt động khác nhau.
▪ Tóm lại, theo các định nghĩa trên ta có thể kết luận để một nhóm người trở thành một
nhóm làm việc thì cần có những điều kiện sau: các thành viên trong nhóm có các kỹ
năng bổ sung cho nhau, cùng cam kết cùng chịu trách nhiệm để đạt mục tiêu chung,
9


nhóm có một ranh giới so với các nhóm khác theo phạm vi hoạt động và chức năng
của nhóm trong tổ chức.
b Định nghĩa làm việc nhóm
▪ Theo nghiên cứu của Francis và Young (1979), làm việc nhóm là các thành viên
trong nhóm làm việc cùng nhau nhằm đạt được mục tiêu chung, mọi người làm việc
ăn ý với nhau để đạt kết quả chất lượng cao.
▪ Trong nghiên cứu của Giriskinwicz (1999), làm việc nhóm là phương pháp làm việc
mà các thành viên trong nhóm cùng làm việc, tương tác với nhau để hoàn thành
mục tiêu chung.
▪ Làm việc nhóm được định nghĩa bởi Scamati (2001), là một quá trình hợp tác cho
phép những người bình thường có thể đạt được kết quả phi thường.
▪ Theo Luca và Tarricone (2001), làm việc theo nhóm dựa vào sự đồng bộ giữa tất cả
thành viên trong nhóm tạo ra một môi trường mà họ sẵn sàng đóng góp, tham gia để
thúc đẩy và nuôi dưỡng một môi trường nhóm tích cực, hiệu quả. Thành viên trong
nhóm phải đủ linh hoạt để thích ứng với môi trường làm việc hợp tác mà mục tiêu

đạt được thông qua sự hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau chứ không phải là nỗ lực cá
nhân để đạt mục tiêu cạnh tranh.
▪ Tóm lại, có nhiều định nghĩa khác nhau về làm việc nhóm, tuy nhiên hầu hết các
nghiên cứu đều cho rằng làm việc nhóm là cách thức, phương pháp mà các thành
viên trong nhóm cùng làm việc, cùng tương tác với nhau để hoàn thành các nhiệm
vụ mục tiêu của nhóm.
c Đặc điểm của nhóm
Theo Nguyễn Thị Oanh (2007), để tạo thành một nhóm làm việc có hiệu quả cần hội tụ
những yếu tố cơ bản sau:
▪ Các thành viên hiểu rõ sự tồn tại của nhóm:
Để tạo nên một nhóm, cần sự tự nguyện của các thành viên, cũng có thể là sự phân công.
Tuy nhiên, dù là tự nguyện hay bắt buộc, mỗi thành viên phải vì tập thể. Trước hết, cần
xác định rõ mục tiêu của nhóm, mỗi thành viên xác định được sự tồn tại của mình trong
tập thể. Khi hiểu rõ lí do tồn tại và vai trò quan trọng của mình thì mỗi cá nhân mới có
thể tích cực hoạt động hiệu quả. Trong một dây chuyền hoạt động, nếu thiếu đi một khâu
10


nào đó thì chắc chắn dây chuyền đó sẽ ngừng hoạt động. Trong hoạt động nhóm cũng
vậy, các thành viên chính là một yếu tố cốt lõi.
▪ Nguyên tắc hoạt động nhóm:
Dựa trên nguyên tắc bình đẳng, ai cũng có quyền được tham gia đóng góp ý kiến, cùng
nhau hưởng thành quả chung. Các thành viên trong nhóm phải thật sự đoàn kết, biết sống
hết mình vì tập thể thì mới có thể xây dựng một khối thống nhất chung. Cần tránh trường
hợp chia bè phái trong nhóm gây mất đoàn kết, dẫn đến xung đột nội bộ.
Mỗi thành viên cần biết tôn trọng các thành viên khác: tuân thủ đúng giờ, tránh đề
cập đến những vấn đề không liên quan trong các buổi họp nhóm. Đồng thời đóng góp ý
kiến sôi nổi để đưa ra lời giải. Đặc biệt, không được ngắt lời, phản bác ý kiến của người
khác mà phải tiếp thu, cùng nhau thảo luận giải quyết vì mục tiêu chung đặt ra từ đầu.
▪ Phân công nhiệm vụ rõ ràng:

Trưởng nhóm cần phải phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các thành viên. Mỗi
người đều có những ưu, khuyết điểm riêng cũng như những thế mạnh trong mỗi lĩnh vực
riêng. Vì vậy, để phát huy ưu điểm cao nhất của các thành viên trong nhóm thì người
trưởng nhóm cần tài tình, sáng suốt, thông minh, quyết đoán. Không chi dừng lại ở việc
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà mỗi thành viên cần phải biết giúp đỡ người khác
để hoàn thành công viêc. Trong một thời gian nhất định thì công việc mà mỗi thành viên
đảm nhiệm sẽ được hoàn thành, tránh trường hợp, người làm nhiều, người thì không làm
gì.
▪ Các thành viên chia sẻ, hộ trợ nhau:
Nhóm hoạt động có hiệu quả hay không chính là dựa vào sự đóng góp của mỗi thành
viên. Khi đã được phân công nhiệm vụ cụ thể, mỗi thành viên sẽ bắt tay để thực hiện.
Trong quá trình thực hiện sẽ gặp nhiều trở ngại, sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau là một yếu tố
quan trọng. Mỗi thành viên sẽ có những quan điểm cá nhân riêng khi nhìn nhận một vấn
đề. Vì vậy, khi hoàn thành xong công việc đã được phân công, mỗi thành viên nên trao
đổi kết quả cho nhau để cùng nhau bàn bạc, thảo luận dựa trên quan điểm khách quan
nhất. Chính nhờ việc trao đổi kết quả cho nhau sẽ giúp chia sẻ kinh nghiêm, là cơ hội học
hỏi lẫn nhau.
11


▪ Đánh giá khen thưởng:
Sau khi hoàn thành xong công việc, các thành viên tiến hành họp mặt để công nhận thành
quả mà nhóm đã đạt được. Đó cũng là thời gian mà nhóm trưởng đưa ra những nhận xét,
tiến hành khen thưởng những thành viên đã hoạt động tích cực dựa trên quan điểm khách
quan. Tuy nhiên, cũng cần nhắc nhở những thành viên còn thờ ơ, thiếu trách nhiệm để
các thành viên này rút kinh nghiệm để hoàn thành tốt những công việc tiếp theo.
▪ Môi trường khuyến khích:
Trưởng nhóm luôn quan tâm sát đến từng cá nhân. Đó là môi trường khuyến khích nhóm
hoạt động tốt. Trong một mức độ nào đó, nhóm đòi hỏi cần phải phụ thuộc vào những
yêu cầu mà cấp trên đề ra. Như vậy, nhóm hoạt động sẽ thuận lợi và đúng đắn hơn.

d Phân loại nhóm
Theo PGS.TS Vũ Hoàng Ngân, ThS Trương Thị Nam Thắng (2009), có rất nhiều cách
phân loại nhóm làm việc tuỳ thuộc vào phạm vi nghiên cứu và các tiêu thức khác nhau.
Nhưng trong khuôn khổ nghiên cứu đề tài này, nhóm được phân loại theo tính chính thức
và theo sự quản lý.
 Theo tính chính thức:
Gồm 2 hình thức đó là nhóm chính thức và nhóm phi chính thức.
 Nhóm làm việc phi chính thức:
Là nhóm được phát triển một cách tự nhiên nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội. Hai loại
nhóm không chính thức thường gặp là nhóm có cùng sự quan tâm, lợi ích và nhóm bạn
bè cùng sở thích, cùng lứa tuổi….Mục tiêu của nhóm không chính thức không nhất thiết
phải liên quan đến mục tiêu của tổ chức.
Đây là hình thức nhóm làm việc được hình thành một cách tạm thời, không chính
thức. Đặc điểm nổi bật của loại nhóm này là nó hình thành không theo một dự tính trước
nào, ví dụ như nó chi kéo dài trong một tiết học hay một buổi học. Và khi tiết học hay
buổi học đó kết thúc thì vấn đề thảo luận cũng đồng thời được giải quyết và thường kết
thúc sự tồn tại của nhóm.


Nhóm làm việc chính thức:

12


Là nhóm được thành lập xuất phát từ nhu cầu của chính tổ chức, trên cơ sở quyết định
chính thức. Mục tiêu của nhóm chính thức phù hợp với mục tiêu của tổ chức.
Đây là hình thức nhóm làm việc được hình thành trước khi vấn đề được thảo luận
một cách lâu dài, ổn định và dựa trên tinh thần tự nguyện. Ví dụ như các nhóm nghiên
cứu khoa học. Vấn đề nghiên cứu của nhóm sẽ được cho trước, các thành viên trong
nhóm sẽ cùng nhau giải quyết vấn đề ở bên ngoài giờ học. Vấn đề sẽ được thảo luận tại

lớp học hay một địa điểm nào đó đã được ấn định trước.
Nhóm làm việc (teamwork): một dạng đặc biệt của nhóm chính thức, là một tập
hợp những người có các năng lực bổ trợ cho nhau, cùng cam kết chịu trách nhiệm thực
hiện các mục tiêu chung.
 Theo sự quản lý:
Gồm 2 hình thức đó là nhóm tự quản và nhóm dự án
 Nhóm làm việc tự quản:
Đây là một nhóm nhỏ, gồm các thành viên được trao quyền giải quyết một nhiệm vụ diễn
ra liên tục. Trong một số trường hợp, nhóm bầu chọn trưởng nhóm cùng các thành viên
mới và thậm chí có thể loại bỏ những thành viên không thể đóng góp hay không đáp ứng
được tiêu chuẩn của nhóm.
Hình thức nhóm này phải cùng làm việc trong thời gian tương đối dài. Các thành
viên có quyền tự do nhất định trong việc quyết định phương pháp làm việc hiệu quả nhất
và mọi người đều được khuyến khích tự tìm kiếm các quy trình làm việc tối ưu, liên tục
cải thiện quy trình làm việc của mình.


Nhóm dự án:

Nhóm dự án được tổ chức xoay quanh một nhiệm vụ đột xuất trong một khoảng thời gian
giới hạn. Nhiệm vụ này có thể mất một tuần, một năm, cũng có thể lâu hơn. Sau khi công
việc hoàn tất, nhóm sẽ tự giải tán. Những dự án có quy mô lớn và lâu dài thường cần đến
nhiều thành viên, có trưởng nhóm và nhà quản lý dự án làm việc toàn thời gian.
Trong đề tài nghiên cứu khoa học này chi đề cập chủ yếu đến nhóm làm việc phi
chính thức, đây là hình thức làm việc chủ yếu của sinh viên hiện nay.

13


e Lợi ích của làm việc nhóm

Theo Đỗ Thị Kim Liên (2004), lợi ích của làm việc nhóm có rất nhiều, làm việc nhóm
mang lại những lợi ích sau:
▪ Một cá nhân không thể mạnh nếu không đứng trong một tập thể mạnh và đoàn kết.
Khi mọi người học tập và làm việc như một nhóm, họ sẽ đem lại lợi ích nhiều hơn khi
họ làm việc một cách độc lập. Họ sẽ cảm thấy sự gắn bó, tính cộng đồng với các thành
viên trong nhóm, điều đó khó có thể đạt được trong một thế giới cạnh tranh, phát triển
nhanh và kỹ thuật cao.
▪ Giúp cho các thành viên học hỏi được rất nhiều từ những thành viên trong nhóm và
trưởng nhóm về cách xử lý tình huống từ đơn giản cho đến phức tạp, tạo nên sự thống
nhất trong mục tiêu và sự hoạt động của nhóm. Phát huy được tính sáng tạo cao từ sự
phối hợp các bộ óc sáng tạo của người khác.
▪ Thỏa mãn được nhu cầu thể hiện và khẳng định mình của các thành viên, thể hiện khả
năng tiềm ẩn của bản thân.
▪ Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả học tập, hiệu quả công việc mà khi đơn lẻ từng cá
nhân khó có thể làm được. Hoạt động theo nhóm giúp phát huy khả năng phối hợp để
đưa ra các quyết định đúng đắn.
▪ Mọi thành viên trong tổ chức sẽ đồng lòng hướng tới mục tiêu và dốc sức cho thành
công chung của tập thể khi họ cùng nhau xác định và vạch ra phương pháp đạt được
chúng.
▪ Hơn thế nữa, khi đã là thành viên của một nhóm, họ có cảm giác kiểm soát được cuộc
sống của mình tốt hơn và không phải chịu đựng sự chuyên quyền của bất cứ người
lãnh đạo nào. Thúc đẩy quản lý theo nhóm là cách tốt nhất để phát huy năng lực của
các thành viên. Phá vỡ bức tường ngăn cách, tạo sự cởi mở và thân thiện giữa các
thành viên và người lãnh đạo.
2.2.2 Các kỹ năng cần có khi làm việc nhóm
Theo Ts. Huỳnh Văn Sơn, Th.s Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (2013), để học tập theo nhóm
đạt chất lượng,cá nhân cần đảm bảo nhiều kỹ năng, cụ thể như sau:
a Kỹ năng lập kế hoạch hoạt động nhóm:

14



Xây dựng một kế hoạch hoạt động cho nhóm một cách cụ thể, hợp lý, bao gồm: thứ tự
công việc, nội dung công việc, thời gian, người chịu trách nhiệm sẽ đảm bảo cho mỗi
thành viên chủ động và có định hướng trong công việc của mình và của cả nhóm.
b Kỹ năng xây dựng nội quy nhóm:
Đã thành lập một nhóm học tập hay làm việc dù lớn dù nhỏ đều cần thiết lập những nội
quy, những nguyên tắc chung trong hoạt động để mọi thành viên dựa vào đó mà thực
hiện, đảm bảo sự quy củ, nghiêm túc trong hoạt động.
c Kỹ năng phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý:
Phụ thuộc vào vai trò và khả năng chi đạo của nhóm trưởng. Khi công việc được phân
công rõ ràng, phù hợp với năng lực và khả năng của mỗi thành viên, họ sẽ ý thức được
vai trò của mình, có trách nhiệm hoàn thành công việc.
Ngược lại, nếu phân công công việc không rõ ràng, không hợp lý, người thì phải
đảm nhiệm quá nhiều việc, người lại không có việc để làm, kết quả là sự bất hợp tác sẽ
tác động lớn đến chất lượng của hoạt động nhóm và sản phẩm của nhóm.
d Kỹ năng thảo luận, trao đổi:
Điểm đặc trưng nổi bật nhất của học tập theo nhóm là sự hợp tác nhằm xây dựng một sản
phẩm trí tuệ tập thể bằng việc thống nhất các ý kiến thông qua sự thảo luận, trao đổi giữa
các thành viên trong nhóm. Đây là một kỹ năng có vị trí rất quan trọng trong hoạt động
nhóm. Thảo luận, trao đổi là hoạt động đòi hỏi các thành viên phải tư duy và có tinh thần
xây dựng ý kiến hết mình cho nhóm.
Để thảo luận, trao đổi có hiệu quả các thành viên trong nhóm cần có khả năng
thuyết trình, diễn giải vấn đề sao cho mạch lạc, thuyết phục người nghe, khả năng đặt câu
hỏi chất vấn, khả năng phản biện cũng như khả năng lắng nghe và tiếp thu ý kiến góp ý
của các thành viên khác. Thông qua thảo luận, trao đổi chúng ta có thể nhận biết được
cách tiếp cận vấn đề, quan niệm riêng, mức độ tác động lẫn nhau giữa các thành viên.
e Kỹ năng nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu tài liệu là một kỹ năng cần thiết trong học tập theo nhóm vì các bài tập nhóm
thường là những vấn đề rộng đòi hỏi sinh viên tự tìm tòi, nghiên cứu qua các tài liệu.

Muốn nghiên cứu tài liệu hiệu quả cần biết cách tìm kiếm tài liệu, biết đánh giá, chọn lọc,
15


phân tích, tổng hợp các tài liệu theo những vấn đề mình cần tìm... Có kỹ năng nghiên cứu
tài liệu sẽ giúp mọi thành viên trong nhóm tìm kiếm được nhiều thông tin làm phong phú
hơn bài tập của nhóm.
f

Kỹ năng chia sẻ trách nhiệm:

Để cho hoạt động của nhóm đạt chất lượng và không khí làm việc trong nhóm vui vẻ,
đoàn kết mọi thành viên cần phải chia sẻ trách nhiệm với nhau. Biết chia sẻ hợp lý trách
nhiệm giữa các thành viên sẽ tạo động lực giúp hoạt động nhóm đạt hiệu quả cao hơn.
g Kỹ năng lắng nghe một cách chủ động, tích cực:
Lắng nghe một cách hiệu quả giúp tiết kiệm thời gian, hạn chế rắc rối, thắt chặt hơn các
mối quan hệ. Kỹ năng lắng nghe là rất cần thiết vì lắng nghe là phương pháp cơ bản để
tập hợp thông tin. Mục tiêu của lắng nghe là để hiểu, học hỏi, thưởng thức, giúp đỡ, hỗ
trợ.
h Kỹ năng chia sẻ thông tin:
Làm việc nhóm nghĩa là hợp tác trên cơ sở chia sẻ kiến thức và thông tin từ nhiều người
để hoàn thiện bài tập chung một cách tốt nhất. Trong nhóm có nhiều người chia sẻ thông
tin, lượng thông tin càng nhiều, càng phong phú, là một điều kiện để sản phẩm nhóm đạt
chất lượng cao.
i

Kỹ năng giải quyết xung đột:

Trong một nhóm tồn tại quá nhiều cái tôi cá nhân nên không thể tránh khỏi những xung
đột gây ra sự bất hòa trong nhóm. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động nhóm. Tất

nhiên mâu thuẫn là động lực cho sự phát triển nhưng khi mâu thuẫn quá mức thì sẽ không
tốt cho sự hợp tác trong nhóm. Vì vậy, kỹ năng giải quyết xung đột là rất quan trọng đối
với hoạt động nhóm, đặc biệt là với người nhóm trưởng vì nhóm trưởng là người chịu
trách nhiệm điều hòa các mối quan hệ trong nhóm mình.
j

Kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm:

Để hoạt động nhóm ngày càng đạt hiệu quả thì nhóm cần phải thường xuyên tự kiểm tra
đánh giá hoạt động của mình để tự điều chinh kịp thời. Đây cũng là cách để phát hiện,
biểu dương các thành viên tích cực, phê bình những thành viên còn thiếu ý thức nhằm tạo
thêm động lực cho các thành viên trong nhóm nhiệt tình hơn với hoạt động chung. Sự
16


công bằng trong đánh giá phải được coi trọng bởi nó là nguyên nhân chính thúc đẩy hay
kìm hãm động lực làm việc của các thành viên. Tự kiểm tra - đánh giá ở đây gồm 2 nội
dung:
▪ Tự kiểm tra - đánh giá sự tham gia hoạt động nhóm của các thành viên trong
nhóm.
▪ Tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm: mặt tốt, mặt hạn chế nhằm có biện
pháp khắc phục.
2.2.3 Tiêu chuẩn đánh giá nhóm làm việc hiệu quả
Theo Trần Thị Bích Nga; Phạm Ngọc Sáu; Nguyễn Thu Hà (2006), để nhóm làm việc
thực sự hiệu quả thì phải xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá xem nhóm có hiệu quả hay
không hay nói cách khác điều quan trọng để làm nên một nhóm hiệu quả là gì ? Vì vậy
tiêu chuẩn đánh giá được chia thành 2 nhóm yếu tố sau:
a. Các yếu tố kết quả gồm:
▪ Đạt được các mục tiêu của nhóm: Đây là yếu tố quan trọng đối với sự hình thành, tồn
tại và phát triển của một nhóm. Thể hiện được nhóm đó sau một quá trình hoạt động

đã đạt được những mục tiêu mà nhóm đã hoạch định từ trước hay không.
▪ Số lượng công việc được hoàn thành: Cho biết những công việc mà nhóm đã hoàn
thành cũng như các công việc chưa hoàn thành.
▪ Kiến thức và kỹ năng làm việc: Yếu tố này cho biết để làm việc nhóm hiệu quả thì
các thành viên cần phải có kiến thức cũng như các kỹ năng để hoàn thành công việc.
b. Các yếu tố quy trình gồm:
▪ Tinh thần trách nhiệm: Thể hiện khả năng và mức độ tham gia vào việc giải quyết
vấn đề của các thành viên.
▪ Tính đồng đội và sự hợp tác: Nhóm làm việc có thực sự hợp tác cùng nhau nỗ lực để
đạt tới mục tiêu chung hay không? Các thành viên phối hợp nhịp nhàng, ăn ý với







nhau trong công việc.
Sự nỗ lực của các thành viên.
Sự hứng thú với công việc.
Khả năng giao tiếp, trao đổi thông tin giữa các thành viên.
Khả năng giải quyết vấn đề và giải quyết mâu thuẫn.
Khả năng hoạch định và thiết lập các mục tiêu cụ thể
Phong cách lãnh đạo của trưởng nhóm.

17


×