Tải bản đầy đủ (.doc) (170 trang)

Tăng cường quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại chi cục quản lý thị trường tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 170 trang )

ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM ANH TUẤN

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHÒNG, CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN
HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM ANH TUẤN

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHÒNG, CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN
HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 60.34.04.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN THANH ĐỨC

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong Luận văn này là trung
thực và chính xác. Những kết quả của luận văn chưa từng được công bố
trong bất cứ công trình nào.

Học viên

PHẠM ANH TUẤN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




ii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Tăng cường quản lý Nhà nước về
phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý Thị
trường tỉnh Quảng Ninh”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên
nhiệt tình của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được chân thành bày tỏ sự cảm
ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Ban Giám hiệu nhà
trường, Phòng Đào tạo, bộ phận Sau Đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế
trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, đặc biệt là
sự giúp đỡ tận tình của PGS. TS Nguyễn Thanh Đức người đã hướng dẫn
tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các
nhà khoa học, các thầy cô giáo trong trường Đại học Kinh tế và Quản trị
kinh doanh - Đại học Thái Nguyên.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp đã chia sẻ nhiều tư
liệu và kinh nghiệm quý báu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của Luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của lãnh đạo, phòng chuyên môn và
đồng nghiệp tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã giúp tôi thực
hiện thành công Luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

PHẠM ANH TUẤN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.............................................. 3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài .......................................................................... 3
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 4
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
...................................................................................................... 5
1.1. Hàng giả và những đặc trưng của hàng giả................................................ 5
1.1.1. Một số khái niệm về hàng giả ............................................................. 5
1.1.2. Đặc điểm của hàng giả và hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả ........
9
1.1.3. Đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả ............................................ 12
1.1.4. Phương thức sản xuất, buôn bán hàng giả ........................................ 13
1.1.5. Tác hại của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả ......................... 16
1.1.6. Nội dung quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn
bán hàng giả ................................................................................................ 18
1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về phòng, chống
sản xuất và buôn bán hàng giả .................................................................... 19

1.1.8. Tầm quan trọng và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về quản
lý nhà nước phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả ........................ 20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




4

1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 22
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và
buôn bán hàng giả của một số địa phương.................................................. 23
1.2.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước về phòng chống sản
xuất và buôn bán hàng giả đối với tỉnh Quảng Ninh .................................. 28
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................. 31
2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 31
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................ 31
2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin ....................................................... 31
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin ...................................................... 32
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................... 33
Chương 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG,
CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TẠI CHI CỤC
QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NINH .................................... 35
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh ....................... 35
3.1.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................. 35
3.1.2. Đặc điểm về phát triển kinh tế - xã hội ............................................. 35
3.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến hoạt
động sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ........... 36

3.2. Thực trạng hàng giả trên địa bàn và công tác quản lý nhà n ước về
phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả của Chi cục QLTT tỉnh
Quảng Ninh ..................................................................................................... 38
3.2.1. Thực trạng sản xuất kinh doanh hàng giả ......................................... 39
3.2.2. Thực trạng vận chuyển, buôn bán hàng giả ...................................... 44
3.2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và
buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2010 - 2014 ................................................................................................. 46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




5

3.3. Các yếu tố tác động trực tiếp tới công tác đấu tranh phòng, chống
sản xuất, buôn bán hàng giả tại Quảng Ninh .................................................. 72
3.3.1. Công tác chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Ninh về đấu tranh
phòng, chống hàng giả ................................................................................ 72
3.3.2. Thực lực về Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh. .............. 73
3.3.3. Áp dụng chế tài xử lý ........................................................................ 75
3.3.4. Sự đồng hành của Doanh nghiệp ...................................................... 76
3.3.5. Nhận thức và thói quen của người tiêu dùng .................................... 76
3.3.6. Chính sách biên mậu ......................................................................... 77
3.4. Đánh giá chung về công tác đấu tranh phòng, chống sản xuất và
buôn bán hàng giả tại Chi cục QLTT tỉnh Quảng Ninh .................................. 78
3.4.1. Những thuận lợi và kết quả đã đạt được ........................................... 78
3.4.2. Những khó khăn và hạn chế ............................................................. 79

3.4.3. Nguyên nhân của những khó khăn và hạn chế ................................. 81
Chương 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ PHÒNG, CHỐNG SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
TẠI CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NINH .......... 83
4.1. Dự báo tình hình sản xuất, buôn bán hàng giả......................................... 83
4.2. Định hướng quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn
bán hàng giả trong những năm tới .................................................................. 84
4.2.1. Quan điểm ......................................................................................... 84
4.2.2. Phương hướng, nhiệm vụ .................................................................. 85
4.3. Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất
và buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh ......... 86
4.3.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống tổ chức, chương trình
đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả .............................................. 86
4.3.2. Nhóm giải pháp về kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ được giao ...................................................................................... 89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




6

4.3.3. Nhóm giải pháp về đ y mạnh công tác tuyên truyền và vận động
quần chúng tham gia đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả ..............
90
4.3.4. Nhóm giải pháp về tăng cường công tác phối hợp giữa các lực
lượng chức năng và phối hợp với các Hiệp hội, doanh nghiệp trong
công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả............................... 92

4.3.5. Nhóm giải pháp tăng cường trang bị, phương tiện, kinh phí cho
các lực lượng chức năng chống hàng giả .................................................... 94
4.3.6. Nhóm giải pháp về xây dựng cơ sở dữ liệu về hàng giả ....................
95
KẾT LUẬN .................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 103

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

BCĐ

Ban chỉ đạo

CBCC

Cán bộ công chức

GDP


Tổng thu nhập quốc nội

HĐND

Hội đồng nhân dân

KDCN

Kiểu dáng công nghiệp

KSV

Kiểm soát viên

LĐHĐ

Lao động hợp đồng

NVTT

Nghiệp vụ Thanh tra

QLTT

Quản lý thị trường

SHTT

Sở hữu trí tuệ


TCHC

Tổ chức hành chính

UBND

Ủy ban nhân dân

VACIP

Hiệp hội chống hàng giả các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam

VPHC
VATAP
WTO

Vi phạm hành chính
Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam
Tổ chức Thương Mại thế giới

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1:

Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ liên
quan đến công tác chống hàng giả cho công chức QLTT
giai
đoạn năm 2010 - 2014.................................................................. 50

Bảng 3.2:

Cán bộ Công chức quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh
trong giai đoạn 2010 - 2014 ........................................................ 52

Bảng 3.3:

Số lượng cán bộ QLTT tỉnh Quảng Ninh phân theo đơn vị
trong giai đoạn 2010-2014 .......................................................... 55

Bảng 3.4:

Giao chỉ tiêu kế hoạch và kết quả xử lý về hàng giả năm
2010 - 2014 ................................................................................. 63

Bảng 3.5:

Kết quả xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả theo đơn vị
giai đoạn 2010 - 2014 ................................................................. 66

Bảng 3.6:


Kết quả xử lý các hành vi vi phạm về hàng giả theo loại
hình vi phạm giai đoạn 2010 - 2014 ........................................... 68

Bảng 3.7:

Danh mục hàng giả đã tịch thu trong 5 năm (2010-2014).......... 69

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization
for Economic Co-operation and Development, 2012) tổng giá trị hàng giả
được mua bán hàng năm lên đến khoảng 500 tỷ euro, gấp đôi ngân sách quốc
gia của Đức. Ở Việt Nam, nạn sản xuất, buôn bán hàng giả trong những năm
gần đây diễn biến ngày càng phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, có xu
hướng gia tăng về quy mô, chủng loại hàng hóa thay đổi theo thị hiếu và
mang tính thời sự, có nơi, có

lúc là cuộc chiến sinh tử nóng bỏng và quyết

liệt. Hàng giả đã thực sự trở thành “quốc nạn”, gây trở ngại cho công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước.
Những năm qua, công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng

giả từ trung ương đến địa phương đã đạt được một số kết quả nhất định,
nhưng hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả vẫn chưa bị đ y lùi, vẫn đang
có chiều hướng diễn biến phức tạp, với các thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn.
Nguyên nhân là do cơ chế quản lý, chính sách đãi ngộ, nhân lực, vật lực thực
thi công tác đấu tranh chống hàng giả chưa hợp lý; chế tài xử lý trong lĩnh
vực này chưa đủ sức răn đe, khó khăn trong khi vận dụng thực tiễn.
Quảng Ninh là tỉnh biên giới nằm ở phía Đông Bắc của Tổ quốc, thuộc
tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc; có 01 cửa kh u quốc tế, 02 cửa kh u
quốc gia, nhiều cảng biển và các điểm thông quan dọc 132,8km đường biên
giới; có tuyến quốc lộ huyết mạch 18A xuyên suốt từ Móng Cái đến Đông
Triều, đồng thời là cửa ngõ trung chuyển hàng hóa qua lại giữa khối ASEAN
và Trung Quốc. Với điều kiện địa lý thuận lợi cho thông thương, dân số gần
1.167.000 người, Quảng Ninh vừa là thị trường tiêu thụ hàng hóa, vừa là địa
bàn trọng điểm trung chuyển hàng hóa xuất nhập kh u và nội địa. Với lợi thế
đó, thị trường Quảng Ninh lúc nào cũng sôi động, hàng hóa đa dạng, phong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




2

phú, lượng hàng hóa lưu chuyển lớn, n sau nó, song hành cùng nó là vấn
nạn hàng giả đang làm đau đầu các nhà quản lý. Chính vì vậy, đấu tranh, ngăn
chặn hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hàng giả được coi là nhiệm
vụ trong tâm, cấp bách nhằm đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh thị trường,
thúc đ y tăng trưởng và đầu tư phát triển kinh tế địa phương.
Từ kinh nghiệm công tác thực tiễn tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh
Quảng Ninh, qua học tập, nghiên cứu tôi muốn nhìn nhận và đánh giá đúng

thực trạng, tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục tình trạng sản
xuất, buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh để đáp ứng yêu cầu
công tác hiện nay. Với mong muốn đó, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài: “Tăng
cường quản lý nhà nước về phòng, chống sản xuất và buôn bán hàng giả
tại Chi cục Quản lý Thị trường tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước đối với công tác phòng, chống
sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh,
từ đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng,
chống sản xuất và buôn bán hàng giả trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa những lý luận và thực tiễn đối với công tác
quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả.
- Phân tích được thực trạng và đưa ra những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng
tới quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi
cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




3

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về phòng
chống sản xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh
Quảng Ninh.

3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và buôn bán
hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng quản lý
nhà nước đối với công tác phòng chống sản xuất và buôn bán hàng giả của
Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Chi cục Quản lý
thị trường tỉnh Quảng Ninh. Có tham khảo những kinh nghiệm công tác của
một số địa phương khác trong nước.
- Phạm vi thời gian: Số liệu thu thập và phân tích trong giai đoạn từ
năm 2010 đến hết năm 2014.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Với đề tài này, tôi mong muốn sẽ có được những đóng góp mới về cơ
sở lý luận và thực tiễn như sau:
- Góp phần luận giải có hệ thống các khái niệm về hàng giả, đặc điểm
của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất, buôn bán hàng giả cũng như tác hại của nó đối với đời sống
kinh tế - xã hội.
- Phân tích đánh giá một cách toàn diện thực trạng sản xuất, buôn bán
hàng giả và kết quả thực tiễn hoạt động quản lý nhà nước về công tác đấu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




4


tranh phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả trong thời gian qua. Trên cơ
sở đó, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm, tháo gỡ những khó khăn vướng
mắc và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả
công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, Luận văn bao gồm 4 chương sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về phòng,
chống sản xuất và buôn bán hàng giả.
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước về phòng chống sản xuất và
buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh.
- Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về phòng chống sản
xuất và buôn bán hàng giả tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




5

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG, CHỐNG SẢN XUẤT
VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ
1.1. Hàng giả và những đặc trưng của hàng giả
1.1.1. Một số khái niệm về hàng giả
Hàng giả là một thuật ngữ dùng để phân biệt và so sánh với hàng thật.

Thuật ngữ “hàng giả” không được định nghĩa trong từ điển tiếng Việt. Theo
từ điển tiếng Việt: Giả có nghĩa là không phải thật mà là được làm ra với bề
ngoài giống như thật, thường để đánh lừa.
Hàng giả là một hiện tượng kinh tế - xã hội, tồn tại cùng với sự phát
triển của nền kinh tế hàng hóa, có rất nhiều khái niệm về hàng giả. Tuy nhiên
ở nước ta, mỗi giai đoạn của sự phát triển kinh tế - xã hội hàng giả được quy
định tại một số văn bản pháp quy về công tác Chống hàng giả như sau:
Thời kỳ đầu tiên chống hàng giả, trong Nghị định 140/HĐBT ngày
25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định về kiểm tra,
xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả đã nêu khái niệm: “Hàng giả là những
sản ph m, hàng hóa được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như
sản ph m hàng hóa được Nhà nước cho ph p sản xuất, nhập kh u và tiêu thụ
trên thị trường; hoặc những sản ph m, hàng hóa không có giá trị sử dụng
đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó”.
Qua thực tế đấu tranh chống các hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán
hàng giả cho thấy Nghị định 140/HĐBT chưa thể hiện rõ các dấu hiệu về mặt
bản chất của hàng giả, khái niệm về hàng giả còn được đề cập chung chung
dưới dạng liệt kê. Hoạt động của thực tiễn đòi hỏi phải có sự phân định rõ
ràng hơn về hàng giả giúp cho công tác đấu tranh ngăn ngừa, chống hàng giả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




6

tránh được những khó khăn trong xử lý các hành vi vi phạm. Ngày
27/04/2000,


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




7

Liên Bộ Thương mại - Bộ Tài chính - Bộ Công an - Bộ Khoa học, Công nghệ
và Môi trường đã ban hành thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTCBCA-BKHCNMT về hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg
ngày
27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn
bán hàng giả, thì khái niệm về hàng giả đã được cụ thể hóa, như sau:
* Hàng giả chất lượng hoặc công dụng:
- Hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng
như bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.
- Hàng hóa đưa thêm tạp chất, chất phụ gia không được ph p sử dụng
làm thay đổi chất lượng; không có hoặc có ít dược chất, có chứa dược chất
khác với tên dược chất ghi trên nhãn hoặc bao bì; không có hoặc không đủ
hoạt chất, chất hữu hiệu không đủ gây nên công dụng; có hoạt chất, chất hữu
hiệu khác với tên hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì.
- Hàng hóa không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằng
những nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so vớI tiêu
chu n chất lượng hàng hóa đã công bố, gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức
khỏe người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
- Hàng hóa thuộc danh mục Tiêu chu n bắt buộc áp dụng mà không
thực hiện gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực
vật hoặc môi sinh, môi trường.
- Hàng hóa chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chu n mà sử dụng

giấy chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chu n (đối với danh mục hàng hóa
bắt buộc).
* Giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất
xứ hàng hóa:
- Hàng hóa có nhãn hiệu hàng hóa trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn
với nhãn hiệu hàng hóa của người khác đang được bảo hộ cho cùng loại hàng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




8

hóa kể cả nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà
Việt Nam tham gia, mà không được ph p của chủ nhãn hiệu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




9

- Hàng hóa có dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tương
tự gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ
hàng hóa được bảo hộ.
- Hàng hóa, bộ phận của hàng hóa có hình dáng bên ngoài trùng với

kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ mà không được ph p của chủ kiểu
dáng công nghiệp.
- Hàng hóa có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa
gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
* Giả về nhãn hàng hóa:
- Hàng hóa có nhãn hàng hóa giống hệt hoặc tương tự với nhãn hàng
hóa của cơ sở khác đã công bố
- Những chỉ tiêu ghi trên nhãn hàng hóa không phù hợp với chất lượng
hàng hóa nhằm lừa dối người tiêu dùng
- Nội dung ghi trên nhãn bị cạo, t y xóa, sửa đổi, ghi không đúng thời
hạn sử dụng để lừa dối khách hàng
* Các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả:
- Các loại đề can, tem, nhãn hàng hóa, mẫu nhãn hiệu hàng hóa, bao bì
sản ph m có dấu hiệu vi phạm như: trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với
nhãn hàng hóa cùng loại, với nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, tên
gọi xuất xứ hàng hóa được bảo hộ.
- Các loại hóa đơn, chứng từ, chứng chỉ, tem, v , tiền, ấn ph m có giá
trị như tiền, ấn ph m và sản ph m văn hóa giả mạo khác.
Theo Thông tư liên tịch này thì hàng giả có hai loại: giả về chất lượng,
công dụng và giả về hình thức. Hàng giả về chất lượng, công dụng thường là
những hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng với
tên gọi, công dụng của nó, không đảm bảo tính năng, tiêu chu n kỹ thuật đã
được quy định. Còn hàng giả về hình thức có nghĩa là giả về nhãn hiệu hàng
hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, nhãn hàng hóa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





10

Cho đến nay, để phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của nước ta,
hàng giả được định nghĩa theo khoản 8 điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP
ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, “Hàng giả” gồm:
- Hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá trị sử dụng,
công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng
hóa; có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng
đã công bố hoặc đăng ký;
- Hàng hóa có hàm lượng định lượng chất chính hoặc trong các chất
dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống
so với tiêu chu n chất lượng hoặc quy chu n kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp
dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
- Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất;
có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược
chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng
hóa;
- Thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; hàm lượng hoạt chất chỉ
đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chu n chất lượng, quy chu n kỹ thuật đã
đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất
khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa;
- Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo tên thương
nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương
ph m hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao
bì hàng hóa của thương nhân khác;
- Hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về
nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa;


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




11

- Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 Luật Sở
hữu trí tuệ năm 2005;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




12

- Tem, nhãn, bao bì giả.
Trong các loại hình hàng giả, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ
(SHTT) chiếm một phần tương đối lớn và phổ biến. Chúng ta cần nêu rõ khái
niệm về chúng được quy định tại Điều 213 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 như
sau:
“- Hàng hoá giả mạo về SHTT theo quy định của Luật này bao gồm
hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng
hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao ch p
lậu quy định tại khoản 3 Điều này.
- Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn
nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý

đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được ph p của chủ
sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.
- Hàng hoá sao ch p lậu là bản sao được sản xuất mà không được ph p
của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan”.
Với quy định này, Luật SHTT cũng đã xác định rõ các hành vi sản
xuất, nhập kh u, lưu thông hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ.
Từ các khái niệm trên, ta có thể khái quát về hàng giả như sau: Hàng
giả là những sản ph m hàng hóa được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng
giống như những sản ph m hàng hóa được Nhà nước cho ph p sản xuất, nhập
kh u và tiêu thụ trên thị trường hoặc những sản ph m hàng hóa không có giá
trị sử dụng đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của
nó, là loại sản ph m hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giống hệt hoặc tương
tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với sản ph m hàng hóa thật
mà cơ sở sản xuất kinh doanh đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền SHTT
hoặc được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia.
1.1.2. Đặc điểm của hàng giả và hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




13

Ngày nay, cùng với sự phát triển của thị trường hàng hóa thì hàng giả
cũng ngày càng đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã với công nghệ sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN





14

xuất ngày càng tinh vi, hiện đại. Từ những sản ph m hàng hóa tiêu dùng thông
thường đến những hàng hóa công nghệ cao rất khó phân biệt với hàng thật.
Tuy nhiên, ở thời kỳ nào thì hàng giả vẫn có một số đặc điểm chủ yếu đó là:
Thường có chất lượng k m, ph m cấp thấp, không đảm bảo các tiêu chu n về
vệ sinh, an toàn...hoặc cá biệt cũng có thể là hàng có chất lượng tốt nhưng vì
chủ hàng không muốn chi phí tốn k m và mất thời gian cho việc quảng bá xây
dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản ph m của riêng mình; xúc tiến thương mại để
sản ph m ngày càng được thị trường tin dùng, tồn tại và phát triển lâu dài nên
tìm mọi cách để sản ph m của mình n náu, núp dưới nhãn hiệu nổi tiếng của
hàng hoá cùng loại thuộc hãng sản xuất - kinh doanh khác; tức là muốn “Đốt
cháy giai đoạn” nhằm tiêu thụ nhanh sản ph m của mình để sớm thu hồi vốn
và lợi nhuận bằng cách làm giả nhãn hiệu, nhái nhãn hiệu, kiểu dáng,…hàng
hoá của công ty khác đã được người tiêu dùng ưa chuộng và tin dùng. Do hàng
giả chủ yếu là hàng chất lượng k m được sản xuất với giá thành hạ nhưng lại
n náu dưới danh nghĩa hàng thật có nhãn hiệu của các nhà sản xuất nổi tiếng
được người tiêu dùng ưa chuộng nên hàng giả vẫn được tiêu thụ nhanh, nhiều và
mang lại siêu lợi nhuận đặc biệt là tại những quốc gia mà thu nhập bình quân
của người dân còn thấp.
Sản xuất và buôn bán hàng giả là hai khâu có quan hệ mật thiết với
nhau và có tính nguy hại như nhau. Đặc điểm của hoạt động sản xuất, buôn
bán hàng giả phục thuộc rất nhiều vào loại hàng hóa bị làm giả bởi đối với
mỗi loại hàng hóa khác nhau thì phương thức sản xuất, buôn bán hàng hóa
khác nhau. Ví dụ: Đối với các loại hàng hóa tiêu dùng thông thường như: Bột
ngọt, diêm, bột giặt,…công nghệ sản xuất đơn giản, có cả hàng xuất xứ từ

trong nước, nước ngoài và thường được bán ở các vùng nông thôn, vùng sâu,
vùng xa; đối với các loại sản ph m như: Thiết bị tin học, viễn thông, thiết bị
điện tử…thường là hàng do nước ngoài sản xuất, được bày bán chủ yếu ở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




15

thành thị và một số địa bàn ở nông thôn. Nhưng nhìn chung hoạt động sản
xuất, buôn bán hàng giả có một số đặc điểm chủ yếu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –
ĐHTN




×