Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Bao cao kq kiem dinh 4-5-08

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.4 KB, 47 trang )

Cộng Hoà xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Độc Lập -Tự Do - Hạnh Phúc
----***----

Báo cáo kết quả
khảo sát, đánh giá nguyên nhân
và phương án khắc phục sự cố cầu bung
công trình: xây dựng cầu bung - giai đoạn II
thay thế kết cấu nhịp dàn eIffel bằng dầm btct dưl

I. Căn cứ lập báo cáo

-

Hợp đồng kinh tế số . . . . . . .giữa Ban quản lý dự án Sở Giao thông
Vận tải tỉnh Gia Lai với Công ty TNHH Giao Thông Vận Tải, trường
Đại học Giao Thông Vận Tải về việc kiểm định, đánh giá, xác định
nguyên nhân sự cố cũng như giải pháp khắc phục sự cố đổ trụ T8 và
rơi hai nhịp cầu số 8 và số 9 công trình xây dựng cầu Bung.

-

Công văn của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Gia Lai số 11/CV - SGTVT
ngày 08 tháng 01 năm 2008 về việc đề nghị công ty TNHH Giao
thông Vận tải kiểm định, đánh giá xác định nguyên nhân sự cố cũng
như giải pháp khắc phục sự cố đổ trụ T8 và rơi hai nhịp cầu số 8 và số
9 công trình xây dựng cầu Bung.

-


Căn cứ quyết định số 59/QĐ - SGTVT ngày 04 tháng 04 năm 2008
của Sở GTVT Gia Lai về việc giao nhiệm vụ thuê tư vấn khảo sát,
đánh giá nguyên nhân và biện pháp khắc phục sự cố cầu Bung.

-

cng, d toỏn cụng tỏc kho sỏt, ỏnh giỏ mc v nguyờn nhõn s
c đổ trụ T8 và rơi hai nhịp cầu số 8 và số 9 công trình xây dựng cầu Bung
giai đoạn II (thay nhịp dàn Eiffel bằng dầm BTCT DƯL) do cụng ty
TNHH Giao thụng vn ti lp v Sở GTVT tỉnh Gia Lai phê duyệt.

1


-

Căn cứ quyết định số

/QĐ - SGTVT ngày 04 tháng 04 năm 2008

của Sở GTVT Gia Lai về việc phê duyệt đề cương và dự toán chi phí
khảo sát, đánh giá nguyên nhân và biện pháp khắc phục sự cố cầu
Bung.
-

Căn cứ quyết định số

/QĐ - SGTVT ngày 07 tháng 04 năm 2008

của Sở GTVT Gia Lai về việc phê duyệt chỉ định thầu tư vấn khảo

sát, đánh giá nguyên nhân và biện pháp khắc phục sự cố cầu Bung.
-

Căn cứ Luật xây dựng năm 2003.

-

Căn cứ Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 về
Quản lý chất lượng công trình xây dựng.

-

Căn cứ vào những hồ sơ tài liệu do Sở Giao thông Vận tải Gia Lai
cung cấp.

-

Các quy trình, quy phạm kỹ thuật hiện hành:
+ Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới hạn 22TCN-1879.
+ Quy trình thử nghiệm cầu 22TCN - 170 - 87.
+ Quy trình kiểm định cầu trên đường ô tô 22TCN - 243 - 98.
+ Tiêu chuẩn thiết kế Cầu 22TCN - 272 - 05.

II. Giới thiệu chung cầu bung:

Cầu Bung bắc qua sông Ba, thuộc địa phận huyện KRông Pa, tỉnh Gia
Lai. Cầu gồm 11 nhịp, chiều dai mỗi nhịp 21,4m; chiều dài toàn cầu
L=243,3m. Khổ cầu K3, riêng nhịp tránh xe N6 có khổ K6.
Cầu được thiết kế với tần suất lũ P=1%.
Do tận dụng dàn thép Eiffel từ cầu Lệ Bắc cũ nên cầu được thiết kế và

xây dựng theo hai giai đoạn.
Giai đoạn I:
- Kết cấu mố: Dạng mố nặng chữ U bằng BTCT. Móng mố M0 là
móng cọc BTCT đặt tới tầng đất pha cát lẫn sỏi sạn có cường độ R = 2,5
2


kG/cm2. Móng mố M11 là móng cọc BTCT kích thước 30x30cm, chiều
dài cọc thiết kế ở giai đoạn I là 12m. Tuy nhiên theo hồ sơ hoàn công đã
được chuyển thành móng khối BTCT đặt trên nền thiên nhiên.
- Kết cấu trụ: Thân trụ dạng đặc bằng BTCT M200. Móng trụ dạng
móng cọc BTCT kích thước 30x30cm, chiều dài cọc thiết kế ở giai đoạn I
là 12m. Riêng trụ T10 do không đóng được cọc nên trong quá trình thi
công ở giai đoạn I đã chuyển sang móng khối BTCT trên nền thiên nhiên.
- Mố, trụ được thiết kế với tải trọng H30 - XB80.
- Kết cấu nhịp dàn thép Eiffel nhịp giản đơn L = 21,4m (tận dụng dàn
cũ từ cầu Lệ Bắc). Tải trọng khai thác H13, bản mặt cầu bằng BTCT liên
hợp với dầm dọc của hệ dầm mặt cầu.
Giai đoạn II:
Nâng cấp kết cấu nhịp cầu trên cơ sở tận dụng kết cấu mố trụ được xây
dựng trong giai đoạn I. Cụ thể là thay dàn thép Eiffel bằng kết cấu nhịp
dầm giản đơn mặt cắt chữ T, BTCT DƯL chiều dài 21,4m; dầm ngang và
mối nối bản mặt cầu đổ tại chỗ. Mặt cắt ngang gồm hai dầm chủ, chiều
cao dầm 1,2m. Riêng nhịp tránh xe N6 mặt cắt ngang gồm ba dầm chủ.

III. sự cố đổ trụ cầu bung:

Sự cố đổ trụ cầu Bung xảy ra vào ngày 05 tháng 11 năm 2007, tại thời
điểm đỉnh lũ của đợt lũ trên lưu vực sông Ba tháng 11/2007. Đây là đợt
lũ lịch sử tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên với mua lũ kéo dài, đập

thủy điện An Khê Ka Nát ở thượng nguồn sông Ba bị tràn tại KBang
gây ra lũ quét trên diện rộng trên lưu vực sông Ba.
Tại thời điểm xảy ra sự cố, công trình đang tiến hành thi công, đã lao
lắp được 8 nhịp từ nhịp số 4 đến nhịp số 11 dầm bê tông cốt thép dự ứng
lực và thi công dầm ngang cùng với mối nối cánh dầm dọc tại một số
nhịp đã được lao lắp.
3


Theo kết quả thu thập trên hiện trường sau sự cố, trụ T8 nằm ở khu vực
gần tim dòng chảy bị đổ về phía hạ lưu, làm 4 dầm T của 2 nhịp số 8 và
số 9 rơi xuống sông. Theo báo cáo kết quả khảo sát của Tổ điều tra sự cố
đổ trụ cầu Bung và hư hỏng cầu Ka Nat của Sở Giao thông Vận tải Gia
Lai ngày 20/12/2007, hệ dầm cầu bị rơi hiện nằm ở phía hạ lưu, cách tim
cầu khoảng 5m. Các đốt thân trụ đổ T8 và bệ cọc đứt rời, một số cọc bị
nhổ, một số cọc bị nén gãy. Tại trụ T9, hiện bị nghiêng và xuất hiện vết
nứt rộng khoảng 2cm tại vị trí thay đổi tiết diện. Cũng theo báo cáo này
đầu dầm của nhịp số 10 tại vị trí đỉnh trụ T9 bị lệch về phía hạ lưu. Tại
đỉnh trụ T7 và T9, các các dàn thép đã bị phá họai do mất ổn định. Kết
quả lặn kiểm tra của Tổ điều tra cho thấy các cọc của trụ đổ T8 bị phá
hoại theo 3 phương thức: nhổ cọc, đứt cọc tại vị trí bệ trụ và gãy gập tại
vị trí đáy sông. Chưa xác định được chính xác chiều dài cọc do một phần
cọc bị vùi lấp trong cát.
Báo cáo trên đã nêu ra các lý do chủ quan và khách quan có thể là
nguyên nhân gây ra sự cố. Về mặt khách quan có thể là do lũ quét do
mưa lớn trên lưu vực sông Ba, tràn đập An Khê Ka Nat, khả năng có
vật thể lớn như cây trôi va đập trực tiếp vào thân trụ T8 (trong điều kiện
lũ với lưu tốc dòng chảy lớn) gây phá hoại. Về chủ quan trong quá trình
thi công trụ ở giai đoạn 1, sau khi đóng cọc thử đạt yêu cầu thiết kế, nhà
thầu tiến hành đúc cọc hành loạt. Tuy nhiên địa chất lòng sông tại các vị

trí trụ không hoàn toàn đúng theo suy luận của hồ sơ khảo sát (giai đoạn
1 chỉ có hình trụ của 3 lỗ khoan), dẫn đến phải có một số thay đổi thiết
kế như nâng cao độ bệ trụ, bổ sung cọc hoặc thay đổi bệ móng. Ngoài ra
không ngoại trừ khả năng sau khi đóng đạt độ chối theo thiết kế, một số
cọc đã bị cắt bỏ phần đầu cọc với chiều dài lớn dẫn đến cao độ mũi cọc
không ở độ sâu thiết kế (chiều dài cọc ngắn hơn so với thiết kế).
Về chiều sâu xói, theo tổng hợp của Tổ điều tra sự cố đổ trụ cầu Bung
của Sở Giao thông Vận tải Gia Lai, thiết kế giai đoạn 1 đã dự kiến chiều

4


sâu xói là 4,0 m (xói hết chiều dày lớp địa chất số 1 lớp cát sỏi). Lớp
đất số 7 tiếp theo là lớp cát kết, khả năng bị xói là hầu như không xảy ra
nên thiết kế không dự tính xói dưới chiều sâu này. Thực tế đo xói tại trụ
T7 có chiều sâu xói là 4,4 m. Tuy nhiên, trụ T8 có chiều sâu xói tại thời
điểm kiểm tra là 5,6 m; lớn hơn so với thiết kế.
IV. Khảo sát hiện trạng cầu bung:

1. Thu thập tài liệu:
Các hồ sơ, tài liệu thu thập được bao gồm:
ã

Hồ sơ Dự án khả thi xây dựng cầu Bung giai đoạn 1 do Công ty

TVXD Giao thông Gia Lai lập năm 1998.
ã

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công cầu Bung giai đoạn 1 do Công ty


TVXD Giao thông Gia Lai lập năm 1999.
ã

Hồ sơ hoàn công thi công cầu Bung giai đoạn 1 do Công ty Công

trình Giao thông 134 lập năm 2001.
ã

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công nâng cấp cầu Bung (giai đoạn 2)

do Công ty cổ phần TVXD Giao thông Gia Lai lập năm 2006.
ã

Hồ sơ khảo sát địa chất cầu Bung do Đoàn địa chất 709, Liên đoàn

ĐCTV-ĐCCT miền Trung lập năm 1998.
ã

Báo cáo kết quả khảo sát của Tổ điều tra sự cố đổ trụ cầu Bung và

hư hỏng cầu Ka Nat của Sỏ GTVT Gia Lai ngày 20 tháng 12 năm 2007.
ã

Báo cáo giải trình sự cố cầu Bung do Công ty cổ phần TVXD Giao

thông Gia Lai lập ngày ngày 20 tháng 12 năm 2007.
Các hồ sơ thiết kế thi công tương đối đầy đủ về bản vẽ nhưng thiếu
nhiều bảng tính ví dụ như bản tính kiểm toán dầm, dàn, bản tính kiểm
toán móng. Hồ sơ hoàn công chỉ dừng lại ở việc mô tả những thay đổi so
với thiết kế mà không nêu ra lý do cho những thay đổi đó, không có bản

tính duyệt kèm theo, không có biên bản đóng theo hồ sơ hoàn công. Hầu
như các trụ và móng đều có thay đổi. Chẳng hạn như trụ T10 do không
5


đóng được cọc nên chuyển sang móng khối BTCT trên nền thiên nhiên
nhưng kích thước móng vẫn lấy bằng đúng kích thước bệ của móng cọc
đã thiết kế. Còn thiếu hồ sơ Nhật ký đóng cọc và các số liệu nghiệm thu
thi công cọc liên quan như độ chối thực tế chiều dài thực tế của các cọc.
Các nhận xét đánh giá sẽ được trình bày cụ thể ở các phần tiếp theo.

2. Khảo sát địa chất:
A. Hạnh phụ trách phần báo cáo này.
3. Kết quả đo cao độ
3.1. Giới thiệu chung
Đo cao độ với các nội dung chính như sau:
- Đo cao độ đỉnh bệ các trụ có đỉnh bệ không bị vùi trong đất.
- Đo cao độ đỉnh xà mũ mố trụ.
- Đo cao độ lòng sông ở các trụ có bệ trụ nằm trong nước.
Mốc cao độ đặt tại đỉnh bệ kê gối thượng lưu mố M0 với cao độ giả
định +30,000m; cao độ cho trong hồ sơ là +115,600.
3.2. Đo cao độ đỉnh bệ trụ
Các trụ có đỉnh bệ không vùi hoàn toàn hoặc một phần trong đất là T3,
T4, T5, T6, T7 và T9.
Trên mỗi trụ đo tại 4 điểm, ký hiệu điểm đo là Tik;
trong đó: i chỉ thứ tự của trụ,
k = 1 cho điểm đo ở thượng lưu phía mố M0,
k = 2 cho điểm đo ở thượng lưu phía mố M11,
k = 3 cho điểm đo ở hạ lưu phía mố M11,
k = 4 cho điểm đo ở hạ lưu phía mố M0, (xem Hình 1)


6


M11
Ti3

HL

Ti2

Trụ Ti

Ti4

TL

Ti1
M0

Hình 1: Bố trí điểm đo cao độ đỉnh bệ trụ.
Kết quả đo thống kê trong Bảng 1, trong đó các điểm chuyển không
nằm trên trụ được ký hiệu lần lượt là C1, C2, ...; còn các điểm đo ở mặt
nước ký hiệu là Tin.

7


B¶ng 1: KÕt qu¶ ®o cao ®é ®Ønh bÖ trô.
§iÓm ®o

T91
T9n
T92
T93
T94
T71
T7n
T72
T73
T74
T61
T6n
T62
T64
T51
T5n
T52
T54
T41
T4n
T42
T44
T31
T3n
T32
T33
T34
T63
T53
T43

T2
C1
MNCN
T1
C2
C3
Mèc

Sè ®äc
1,527
1,661
1,414
1,481
1,500
1,515
1,598
1,560
1,619
1,568
1,307
1,598
1,291
1,348
1,114
1,587
1,168
1,207
1,106
1,584
0,989

1,069
0,931
1,582
0,974
0,977
0,963
2,762
3,142
3,024
2,871
1,255
3,332
0,276
3,438
1,760
3,318
0,564
3,963
0,563
2,263
2,001

Cao ®é (m)
18,337
18,253
18,450
18,383
18,364
18,349
18,266

18,304
18,245
18,296
18,557
18,266
18,573
18,516
18,750
18,277
18,696
18,657
18,848
18,280
18,875
18,795
18,933
18,282
18,890
18,887
18,901
18,521
18,639
18,792
20,408

Ghi chó
M11 18,450

18,383
HL


Trô T9

18,364

M0 18,337
M11 18,304

18,245
HL

Trô T7

18,296

HL

Trô T6

18,516

TL

M0 18,557
M11 18,696

18,639

Trô T5


TL

M0 18,750
M11 18,875

18,657
18,792
HL

TL

M0 18,349
M11 18,573

18,521

HL

TL

Trô T4

18,795
18,887
HL
18,901

TL

M0 18,848

M11 18,890
Trô T3
M0

TL
18,933

HL
Phó Tóc

Ch­ §r¨ng

23,464
25,142
23,584
26,338
29,738

Mè M0

Mèc cao ®¹c
M0
TL

30,000

8


Ghi chú của Bảng 1

- T2, T1 tương ứng là những điểm trên đỉnh bệ trụ T2 và trụ T1;
- MNCN là mực nước ở thời điểm xảy ra sự cố (theo điều tra trong
nhân dân và những dấu vết để lại trên trụ, trên cây cối, ...);
- Đỉnh bệ các trụ không phẳng (hoặc có thể bị nghiêng lệch) nên cao
độ ở 4 góc chênh lệch nhau;
- Cao độ mực nước ở trụ Ti đo tương ứng với điểm Ti1 (là điểm đo ở
góc bệ trụ bên thượng lưu phía mố M0), cao độ mực nước ở các trụ có
chênh nhau là do thời điểm đo có sóng và nước chảy;
- Bệ trụ bị nghiêng rõ rệt (nhìn thấy bằng mắt thường) là bệ trụ T7 và
T9.
3.3. Kết quả đo cao độ lòng sông ở vị trí trụ
Đo cao độ lòng sông tại trụ ở những trụ có nước T3, T4, T5, T6, T7 và
T9 (là những trụ bị ngập nước tại thời điểm khảo sát). Thiết bị đo là máy
đo sâu hiệu Honda hoạt động trên nguyên lý hồi âm có kết hợp kiểm
chứng bằng thước dây và quả dọi.
Tại mỗi vị trí trụ đo 12 điểm (xem Hình 2). Ngoài 4 điểm đo ở 4 góc
còn đo 4 điểm ở giữa các cạnh bệ và 4 điểm cách cạnh bệ 2m:
+ Tik' là 4 điểm ở 4 góc (sát với các điểm đo cao độ),
+ Ta giữa cạnh thượng lưu của bệ, Ta cách Ta 2m về phía thượng lưu,
+ Tb giữa cạnh bệ phía mố M11, Tb cách Tb 2m về phía mố M11,
+ Tc giữa cạnh phía hạ lưu của bệ, Tc cách Tc 2m về phía hạ lưu,
+ Td giữa cạnh bệ phía mố M0, Td cách Td 2m về phía mố M0.

9


M11
Tb'
Ti3'


HL
Tc'

Tc

Tb

Ti2'

Trụ Ti

Ta

Td

Ti1'

Ti4'

Ta'

TL

Td'
M0

Hình 2: Bố trí điểm đo sâu trên mỗi trụ.
Cao độ điểm đo bằng cao độ mực nước đo ở trụ trừ đi chiều sâu đo
được. Kết quả đo được thống kê trong các Bảng từ 2 đến 7.


10


Bảng 2: Kết quả đo sâu trụ T3.
Điểm
đo
Ta
T a
Tb
T b
Tc
T c
Td
T d
T31
T32
T33
T34

Chiều sâu
(m)
1,90
0,80
2,00
1,70
0,70
0,70
1,60
1,30
1,60

1,60
1,60
0,80

Cao độ
(m)
16,382
17,482
16,282
16,582
17,582
17,582
16,682
16,982
16,682
16,682
16,682
17,482

Ghi chú

Cao độ mực nước 18,282 (Xem Bảng 1)
16,582
16,682

M11

16,682
TL


HL
17,582 17,582

17,482

16,282

Trụ T3

16,382

16,682
M0

17,482
16,682

16,982

Nhận xét:
- Cao độ mặt đất xung quanh đáy bệ chênh nhau không nhiều.
- Cao độ ở điểm cách bệ 2m đều cao hơn cao độ sát đáy bệ (trừ phía hạ
lưu), đất dưới đáy bệ ở thời điểm khảo sát xói lở nhẹ (thời điểm này tốc
độ nước chảy dưới cầu rất nhỏ chừng 0,2m/s).
Bảng 3: Kết quả đo sâu trụ T4.
Điểm
đo
Ta
T a
Tb

T b
Tc
T c
Td
T d
T41
T42
T43
T44

Chiều sâu
(m)
2,60
2,10
2,40
2,10
2,00
2,10
2,60
2,40
2,70
2,20
2,70
1,70

Cao độ
(m)
15,680
16,180
15,880

16,180
16,280
16,180
15,680
15,880
15,580
16,080
15,580
16,580

Ghi chú

Cao độ mực nước 18,280
16,180
15,580

M11

HL
16,180 16,280

16,580

M0

15,880

Trụ T4

16,080

TL

15,680

15,680

16,180
15,580

15,880

Nhận xét
- Tại thời điểm khảo sát ở hai phía thượng lưu và M11 (phía lòng sông)
trụ bị xói lở nhẹ so với cách đó 2m.
11


Bảng 4: Kết quả đo sâu trụ T5.
Điểm
đo
Ta
T a
Tb
T b
Tc
T c
Td
T d
T51
T52

T53
T54

Chiều sâu
(m)
3,50
4,80
4,10
4,00
3,00
2,90
2,90
3,40
2,90
4,60
4,10
2,70

Cao độ
(m)
14,777
13,477
14,177
14,277
15,277
15,377
15,377
14,877
15,377
13,677

14,177
15,577

Ghi chú

Cao độ mực nước 18,277
14,277
14,177

M11

13,677
TL

HL
15,377 15,277

15,577

14,177

M0

Trụ T5

14,777

15,377

13,477

15,377

14,877

Nhận xét
- Tại thời điểm khảo sát xem như sát đáy bệ trụ không bị xói lở so với
cách đó 2m.
Bảng 5: Kết quả đo sâu trụ T6.
Điểm
đo
Ta
T a
Tb
T b
Tc
T c
Td
T d
T61
T62
T63
T64

Chiều sâu
(m)
5,50
5,10
4,80
4,35
3,40

3,30
4,60
4,50
5,10
4,00
4,40
3,90

Cao độ
(m)
12,766
13,166
13,466
13,916
14,866
14,966
13,666
13,766
13,166
14,266
13,866
14,366

Ghi chú

Cao độ mực nước 18,266
13,916
13,866

M11


14,266
TL

HL
14,966 14,866

14,366

13,466

M0

Trụ T6

12,766

13,666

13,166
13,166

13,766

Nhận xét
Tại thời điểm khảo sát ở cả 4 phía trụ bị xói lở không đáng kể so với
cách đó 2m.
12



Bảng 6: Kết quả đo sâu trụ T7.
Điểm
đo
Ta
T a
Tb
T b
Tc
T c
Td
T d
T71
T72
T73
T74

Chiều sâu
(m)
6,10
4,70
5,50
5,60
5,15
4,50
5,65
5,00
5,70
5,72
4,95
5,20


Cao độ
(m)
12,166
13,566
12,766
12,666
13,116
13,766
12,616
13,266
12,566
12,546
13,316
13,066

Ghi chú

Cao độ mực nước 18,266
12,666
13,316

M11

HL
13,766 13,116

13,066

M0


12,766

Trụ T7

12,546
TL

12,166

12,616

13,566
12,566

13,266

Nhận xét
- Tại thời điểm khảo sát trừ phía mố M11 (phía gần bờ) còn ở các phía
còn lại trụ đều bị xói lở nhẹ so với cách trụ 2m.
Bảng 7: Kết quả đo sâu trụ T9.
Điểm
đo
Ta
T a
Tb
T b
Tc
T c
Td

T d
T91
T92
T93
T94

Chiều sâu
(m)
3,30
2,80
1,85
1,12
1,92
2,45
3,95
4,50
4,40
2,55
1,30
3,40

Cao độ
(m)
14,953
15,453
16,403
17,133
16,333
15,803
14,303

13,753
13,853
15,703
16,953
14,853

Ghi chú

Cao độ mực nước 18,253 (Xem Bảng 1)
17,133
16,953

M11

HL
15,803 16,333

14,853

M0

16,403

Trụ T9

15,703
TL

14,953


14,303

15,453
13,853

13,753

Nhận xét
- Tại thời điểm khảo sát trừ phía mố M11 (phía gần bờ) còn ở các phía
còn lại trụ đều bị xói lở nhẹ so với cách trụ 2m.

13


3.4. Kết quả đo cao độ đỉnh xà mũ mố, trụ
Trên mỗi đỉnh mố, trụ đo tại hai điểm ở trong hai bệ kê gối (điểm 1 và
2 như trên Hình 3).
2

1
TL

HL

Hình 3: Bố trí điểm đo cao độ đỉnh xà mũ.

Tên điểm đo là tên mố, trụ thêm chữ T ở chỉ số (cho điểm 1 ở thượng
lưu) và H (cho điểm 2 ở hạ lưu). Cao độ các điểm được tính theo cao độ
giả định của mốc là +30,000. Kết quả đo cho trong Bảng 8.


14


Bảng 8: Kết quả đo cao độ đỉnh xà mũ mố, trụ.
Điểm đo

Số đọc (m)

Mốc
M0T
M0H
T1T
T1H
T2T
T2H
T3T
T3H
T4T
T4H
T5T
T5H
T6T
T6H
T7T
T7H
T9T
T9H
T10T
T10H
M11T

M11H

2,152
2,413
2,420
2,300
2,302
2,329
2,330
2,345
2,345
2,335
2,321
2,327
2,329
2,298
2,295
2,349
2,360
2,360
2,365
2,240
2,250
2,280
2,295

Cao độ (m)
30,000
29,739
29,732

29,852
29,850
29,807
29,822
29,807
29,807
29,817
29,831
29,825
29,823
29,854
29,857
29,803
29,792
29,792
29,787
29,912
29,902
29,872
29,857

Ghi chú

- Trong kết quả đo không có trụ T8 là
trụ đã bị đổ.
- Do mặt trên xà mũ mố, trụ không
phẳng nên kết quả đo chỉ là gần đúng.
- Không đo được cao độ đỉnh đá kê gối
vì vướng dầm.


4. Kết quả khảo sát hiện trạng cầu
Kết cấu phần dưới được xây dựng từ giai đoạn 1 khởi công năm 1999
nên sau 9 năm khai thác đã có nhiều hư hỏng do cả yếu tố chủ quan cũng
như yếu tố khách quan (do lũ, cây trôi, va đập, ...) và do ảnh hưởng của
sự cố ở trụ T8.
Nhìn chung công tác thi công các trụ là: (i) ván khuôn không được
ghép khít dẫn đến mất vữa xi măng làm lộ cốt thép ra ngoài và để lại vết;
(ii) kỹ thuật xử lý bê tông ở mối nối thi công không đảm bảo, nhìn thấy
rõ các vết lồi, lõm, gãy khúc trên bề mặt bê tông.

15


Khảo sát bê tông cho thấy có hiện tượng chất kết dính bị ăn mòn để lộ
cốt liệu. Nguyên nhân có thể là do quá trình phong hóa hoặc ăn mòn do
ngập nước. Một số vị trí trên bề mặt trụ có hiện tượng rỗ bê tông.
Về cốt liệu thô (đá): quá trình khảo sát cho thấy bê tông trụ được trộn
cấp phối đá có kích thước không đều (trên bề mặt trụ có viên đá kích
thước đo được từ 8-10 cm). Bản thân đá có nhiều hòn dẹt. Cấp phối lẫn
nhiều tạp chất, nhìn từ bên ngoài còn thấy một vài mảnh tre, gỗ trên bề
mặt.
Bề mặt các trụ dưới sông phía thượng lưu bị rỗ nhiều hơn so với phía
hạ lưu do tác động của dòng chảy khi có lũ cộng với sự tác động của vật
thể và cây trôi theo dòng.
Các kích mặt cắt ngang trụ ở đốt dưới về cơ bản đảm bảo đúng so với

R=8
60

860


860

3600

1880

860

860

R=8
60

1800

R=8
60

860

thiết kế và hồ sơ hoàn công.

1720

T7

T10

860


1720

1720

T5

Hình 4: Đo kích thước trụ T5, T7 và T10 tại mặt cắt sát bệ móng.

16


Sau đây là mô tả chi tiết hiện trạng các mố, trụ; và một số kết cấu nhịp
có hư hỏng.
Mố M0:
- Dạng mố U, bê tông cốt thép
- Phần tứ nón xếp đá miết mạch
- Phía trước mố không xây đá
- Xà mũ mố bằng bê tông cốt thép
- Chưa có hư hỏng gì đáng kể
- Không xói lở
- Chưa thi công bệ kê gối cho dầm bê tông cốt thép
- Nhịp N1 đặt trên mố vẫn là dàn Eiffel cũ
- Môi trường xung quanh mố bình thường.
Trụ T1:
- Trụ đặc thân hẹp bê tông cốt thép, thân trụ có tiết diện không đổi
- Hai nhịp N1 và N2 đặt trên trụ vẫn là dàn Eiffel cũ
- Chưa thi công bệ kê gối cho dầm bê tông cốt thép
- Nhìn chung chưa có hư hỏng gì
- Chỗ nối giữa các đợt ván khuôn thi công rỗ bê tông nhưng đã trám vá

bằng vữa xi măng cát
- Không xói lở
- Môi trường xung quanh bình thường
Trụ T2:
- Trụ đặc thân hẹp bê tông cốt thép, thân trụ có tiết diện thay đổi

17


- Khe tiếp giáp giữa các đợt ván khuôn bê tông rỗ, một vài chỗ bê tông
không chiếm hết thể tích, trông thấy cốt thép, cần phải trám vá để bảo vệ
cốt thép
- Đã thi công bệ kê gối mới cho dầm
- Chưa xói lở, toàn bộ bệ trụ nằm trong đất
- Môi trường xung quanh bình thường
- Nhìn chung chưa có hư hỏng lớn.
Trụ T3:
- Trụ đặc thân hẹp bê tông cốt thép, thân trụ gồm 2 đốt
- Đỉnh đốt dưới thân trụ vỡ bê tông, đã trám vá
- Đã thi công bệ kê gối cho dầm bê tông
- Đã lao dầm bê tông nhịp N4, nhịp N3 còn dàn Eiffel
- Xói lở nhẹ
- Bệ trụ ngập nước một phần hoặc toàn bộ trong thời gian khảo sát
- Không có dấu hiệu nghiêng, lệch, lún
- Môi trường xung quanh bình thường
- Nước không bị ô nhiễm
Trụ T4:
- Trụ đặc thân hẹp bê tông cốt thép, thân trụ gồm 2 đốt
- Đã lao dầm bê tông cho cả hai nhịp N4 và N5
- Mối tiếp giáp 2 đợt ván khuôn ở đốt trên phía mố M11 vỡ bê tông

trên chiều dài 0,5m lộ 3 cốt thép gồm 2 cốt thép ngang và một cốt thép
dọc
- Bệ trụ: sứt bê tông mép trên phía mố M0 dài 0,3m; sứt bê tông mép
trên phía hạ lưu dài 0,2m.
18


- Đốt dưới thân trụ chất kết dính bị ăn mòn để lộ cốt liệu đá.
- Trong bê tông có lẫn tạp chất (chủ yếu là đất), lâu dần do tác dụng
của nước đất hòa tan, trôi đi để lại các lỗ rỗng trên bề mặt phía dưới thân
trụ có chỗ sâu đến 12cm, rộng 10cm.
- Bệ trụ thường xuyên ngập nước một phần hoặc toàn bộ
- Không có dấu hiệu nghiêng, lệch
- Môi trường bình thường
- Nước sạch, không bị ô nhiễm
Trụ T5:
- Trụ đặc thân hẹp bê tông cốt thép, thân trụ gồm 2 đốt
- Bệ trụ thường xuyên ngập nước một phần hoặc toàn bộ
- Đốt dưới chất dính kết bị ăn mòn làm trơ cốt liệu
- Đốt dưới bê tông có lẫn tạp chất (chủ yếu là đất), lâu dần do tác dụng
của nước đất hòa tan, trôi đi để lại các lỗ rỗng
- Mép bệ trụ một vài chỗ sứt vỡ bê tông
- Chỗ tiếp giáp 2 đốt thân trụ một vài chỗ rỗ bê tông (diện tích không
lớn) chưa trám vá.
- Rác, cành cây trôi hiện còn nằm trên đỉnh bệ trụ phía thượng lưu
- Chưa phát hiện thấy dấu hiệu nghiêng, lệch
Trụ T6:
- Trụ đặc thân hẹp bê tông cốt thép, thân trụ gồm 2 đốt
- Bệ trụ thường xuyên ngập nước một phần hoặc toàn bộ
- Bê tông đốt dưới nhất là phần sát đỉnh bệ lẫn tạp chất, hiện còn trông

thấy các miếng tre, gỗ trên bề mặt. Những chỗ tạp chất là đất đã bị trôi
rữa để lại các lỗ rỗng trên bề mặt.

19


- Trên bề mặt bệ trụ phía thượng lưu, do có người đốt cây, rác bám trên
đỉnh bệ làm bóc lớp bê tông 20x20cm, trông thấy một cốt thép đai. Qua
chỗ vỡ thấy chiều dày lớp bê tông bảo vệ nhỏ hơn 1cm.
- Trên bệ trụ có một bụi tre 11 cây do nước lũ đưa về, trên vị trí tiếp
giáp giữa 2 đốt thân trụ có vướng nhiều tre, cành cây và rác
- Chưa phát hiện thấy dấu hiệu nghiêng, lệch trụ
- Nước sạch, không bị ô nhiễm
Trụ T7:
- Trụ đặc thân hẹp bê tông cốt thép, thân trụ gồm 2 đốt
- Nghiêng về phía trụ T8 theo phương dọc cầu với độ nghiêng 20mm
trên chiều cao xấp xỉ 11m nên không quan sát thấy bằng mắt thường.
- Bệ trụ nghiêng (độ nghiêng rất nhỏ) về phía T8 (tham khảo kết quả
đo cao độ đỉnh bệ trụ ở Bảng 1)
- Thân trụ sát đỉnh bệ phía mố M0 rỗ bê tông trên chiều dài 1m, rộng
0,2m chưa trám vá
- Đỉnh đốt dưới thân trụ phía mố M11, chếch và phía hạ lưu vỡ bê
tông dài 60cm, rộng 25cm trông thấy cốt thép F10-12 lộ ra ngoài (xem
ảnh) do dầm bê tông đập phải khi đổ.
- Bê tông bệ kê gối ở cả 2 bệ bị vỡ suốt chiều ngang phía mố M11 do
dầm bê tông trượt, đập phải khi đổ.
- Chân đốt trên phía thượng lưu rỗ bê tông trên bề mặt 50x50cm
- Xà mũ bị vỡ vết 20x10 cm ở góc hạ lưu phía T8
- Tại chỗ vát của bệ trụ cốt thép F12 lộ ra ngoài, bước cốt thép đo
được từ 170-280 mm. Nguyên nhân là do không có bê tông bảo vệ (Quá

trình thi công không có con kê để đảm bảo chiều dày bê tông bảo hộ)
- Chỗ tiếp giáp giữa các mối nối thi công gồ ghề và gãy khúc.
20


- Theo nhân dân địa phương (những người tham gia làm cầu do đơn vị
thi công thuê) trụ này rất rung cả trước và sau thời điểm trụ T8 bị sập đổ.
Đứng trên nhịp N7 có thể cảm nhận rất rõ điều đó.
Trụ T9:
- Đây là trụ yếu nhất trong các trụ còn lại. Bản thân do xói làm cho
chiều dài ngàm của cọc trong đất ngắn cộng với vị trí gần tâm dòng chảy
phía bụng sông, chịu tác động do dầm nhịp N9 kê trên nó đã bi rơi xuống
sông.
- Cốt liệu bê tông ở đốt dưới lẫn tạp chất
- Phía thượng lưu đốt dưới (và một phần đốt trên) rất nhiều chỗ bê tông
bị sứt vỡ do cây trôi, trông thấy rất nhiều cốt thép cả đứng và ngang. Cốt
liệu thô to nhất đo được tại mặt bê tông trụ là 8-10 cm. Cốt thép lộ ra đo
được có đường kính F10-12 bước 250 mm cho cốt thép đứng và 270-350
mm cho cốt thép đai. Chi tiết xem ở Hình 5.

Cốt thép đai: đường kính 10mm,
bước 270 350mm

Cốt thép dọc: đường kính 12mm, bước 250mm

Hình 5: Hư hỏng lộ cốt thép tại trụ T9.
- Bằng mắt thường quan sát they thân trụ bị nghiêng lệch gãy khúc tại
vị trí thay đổi tiết diện. Phần bệ cùng với đốt dưới bị nghiêng rõ rệt ra
phía sông trong khi đó đốt phía trên do ma sát bị 2 dầm T nhịp N10 giữ
lại, tạo ra vết nứt rất rộng và sâu tại điểm thay đổi tiết diện. Vết nứt này

không đo trực tiếp được do tính nguy hiểm vì đứng trên nhịp N10 thấy
rung nhiều theo phương dọc. Đứng trên trụ T7 chụp ảnh đếm được 19
thanh thép F12 bị tuột khỏi bê tông rất có thể là điểm nối cốt thép chịu

21


lực nhưng buộc không kỹ, hoặc buộc không đủ chiều dài theo quy định

23 mm

11600

của quy trình.

1500

66 mm

1.9%

T9

Hình 6: Nứt giữa 2 đốt trụ T9 và độ nghiêng của bệ.
- Bằng cao đạc xác định được độ chênh cao trung bình của bệ trụ là
66mm từ đó tính được độ dốc của bệ trụ T9 là 1.9% về phía trụ T7, bề
rộng vết nứt tính được là 23 mm. Cách tính này được giả thiết là đốt phía
trên của trụ vẫn thẳng nhưng thực tế đã bị nghiêng (xem Hình 6) nên bề
rộng vết nứt có thể lớn hơn.
- Dầm bê tông trên đỉnh trụ (nhịp N10) lệch về phía hạ lưu 40cm làm

một phần của đầu dầm lệch khỏi bệ kê gối.
- Trên mặt bệ trụ phía mố M11 lệch về phía hạ lưu lộ 4 cốt thép do
chiều dày lớp bê tông bảo vệ không đủ và bị ăn mòn gần hết.
- Trụ rất rung, chỉ cần một người nhảy trên nhịp N10 cũng thấy cả
nhịp này và trụ T9 rung.
- Nhất thiết phải phá bỏ và thay thế bằng trụ mới, khi hạ dầm cần phải
neo giữ cẩn thận nếu không trụ có thể bị sập đổ gây tai nạn cho người thi
công
22


- Đề nghị có biện pháp chống va xô ở phía thượng lưu của trụ này khi
xây dựng lại.
Trụ T10:
- Phía thượng lưu sát mặt đất có nhiều chỗ sứt, vỡ bê tông do cây trôi
va đập khi lũ, có vết vỡ rộng 20cm, cao 40cm
- Tai thời điểm khảo sát trụ không bị ngập nước
- Bê tông lẫn đất để lại các lỗ rỗng do đất bị trôi rữa lúc ngập nước
- Vết các đợt ván khuôn rất rõ do lúc thi công làm ván khuôn không
khít dẫn đến mất vữa xi măng lộ cốt thép ra ngoài. Bê tông mất chất kết
dính và bị ăn mòn lộ nhiều cốt liệu thô ra ngoài.
- Khe hở giữa dầm bê tông trên đỉnh trụ bị lệch do dầm trên nhịp N10
bị lệch, đo ở phía hạ lưu khe này rộng 5cm, đo ở phía thượng lưu rộng
7cm
- Khi thi công lại phải có giải pháp chống va xô cây trôi va đập vào
phía thượng lưu thân trụ.
Mố M11:
- Mố vùi bê tông cốt thép
- Mái dốc trước mố bằng đá xây, có điểm thay đổi độ dốc
- Mố có tường cách dọc

- Đã lao dầm bê tông thay dàn thép cũ
- Bê tông tường cánh và tường đỉnh sứt vỡ do lao dầm
- Nhìn chung chưa có hư hỏng lớn
- Môi trường bình thường.

23


5. Kết quả đo dao động
Đo dao động tại mố M0, mố M11, các trụ từ T1 đến T7 và T10 (không
đo dao động trụ T9 do hiện tại trụ đã gẫy ở vị trí thay đổi tiết diện và
không đảm bảo an toàn vì chỉ cần người nhảy trên nhịp N10 cũng làm
nhịp và trụ T9 rung; còn trụ T8 đã bị đổ).
Tạo dao động bằng cách cho một xe chạy trên các nhịp 1, 2 và 3. Khi
cho xe chạy chậm trên nhịp N3 các trụ từ T4 đến T7 đều rung nên để
đảm bảo an toàn đã không cho xe chạy trên các nhịp từ N4đến N7.
Biểu đồ đo dao động cho trong phần Phụ lục, trong mỗi biểu đồ có 3
đồ thị dao động theo 3 phương: thẳng đứng, nằm ngang dọc cầu và nằm
ngang ngang cầu. Phân tích các đồ thị dao động có kết quả như trong
Bảng 9; trong đó có:
- Tần số dao động tự do của trụ (f);
- Chu kỳ dao động tự do của trụ (T);
- Biên độ dao động lớn nhất (amax);
- Chuyển vị lớn nhất (Dmax).

24


Bảng 9: Kết quả đo dao động và chuyển vị mố, trụ.
Mố,


Phương đo dao động

trụ

và chuyển vị

M0

T1

T2

T3

T4

T5

T6

T7

T10

M11

Thẳng đứng
Nằm ngang ngang cầu
Nằm ngang dọc cầu

Thẳng đứng
Nằm ngang ngang cầu
Nằm ngang dọc cầu
Thẳng đứng
Nằm ngang ngang cầu
Nằm ngang dọc cầu
Thẳng đứng
Nằm ngang ngang cầu
Nằm ngang dọc cầu
Thẳng đứng
Nằm ngang ngang cầu
Nằm ngang dọc cầu
Thẳng đứng
Nằm ngang ngang cầu
Nằm ngang dọc cầu
Thẳng đứng
Nằm ngang ngang cầu
Nằm ngang dọc cầu
Thẳng đứng
Nằm ngang ngang cầu
Nằm ngang dọc cầu
Thẳng đứng
Nằm ngang ngang cầu
Nằm ngang dọc cầu
Thẳng đứng
Nằm ngang ngang cầu
Nằm ngang dọc cầu

f


T

amax

Dmax

(Hz)

(s)

(mm)

(mm)

3.62
4.13
4.22
4.26
4.15
4.65
4.31
4.03
4.10
3.13
3.18
2.94
2.40
2.06
2.56
2.04

2.02
2.38
1.54
1.68
1.43
1.47
1.38
1.44
3.10
3.67
4.73
8.68
4.85
4.31

0.2762
0.2421
0.2370
0.2347
0.2410
0.2151
0.2320
0.2481
0.2439
0.3195
0.3145
0.3401
0.4167
0.4854
0.3906

0.4902
0.4950
0.4202
0.6494
0.5952
0.6993
0.6803
0.7246
0.6944
0.3226
0.2725
0.2114
0.1152
0.2062
0.2320

0.041
0.011
0.012
0.006
0.027
0.077
0.006
0.125
0.071
0.017
0.233
0.122
0.025
0.107

0.082
0.009
0.032
0.078
0.008
0.021
0,080
0.014
0.078
0.117
0.063
0.043
0.078
0.057
0.069
0.031

0.053
0.014
0.034
0.030
0.053
0.162
0.031
0.177
0.144
0.043
0.168
0.239
0.027

0.137
0.107
0.023
0.041
0.094
0.033
0.055
0.108
0.042
0.088
0.127
0.136
0.129
0.144
0.080
0.102
0.054

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×