Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giáo án mới Sinh học 10 cơ bảnBài 25: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.59 KB, 15 trang )

Trường: THPT Nguyễn Chí Thanh

Ngày dạy: 14/03/2018

Lớp: 10B12

Tiết dạy: 27

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Thơ

Giáo viên hướng dẫn:

Khoa:Sinh học

Phạm Thị Quỳnh Như

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY SỐ 2
BÀI 25,26: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
( Sinh học 10 –Cơ bản )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phát biểu được khái niệm sinh trưởng của vi sinh vật.
- Trình bày được các đặc điểm của sự sinh trưởng của vi sinh vật.
- Trình bày được một số hình thức sinh sản của vi sinh vật nói chung
- Phân biệt được nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục.
- Trình bày được 4 pha sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy
không liên tục.
- Trình bày được nguyên tắc và ứng dụng sự sinh trưởng của vi sinh vật để tạo ra sản
phẩm cần thiết.
- Trình bày được các hình thức sinh sản của vi sinh vật.
2. Kỹ năng


- Các kĩ năng tư duy logic: phân tích, so sánh...
- Quan sát tranh hình - phát hiện kiến thức.
- Hoạt động theo nhóm thông qua phiếu học tập.
3. Thái độ
- Hình thành ý thức ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi cho học sinh.
- Hình thành ý thức bảo quản thực phẩm.
- Biết ứng dụng kiến thức đã học để thu sinh khối vi sinh vật (làm sữa chua, muối dưa
cà...)

1


4. Định hướng phát triển năng lực
- Phát triển năng lực quan sát, thu nhận và xử lí thông tin; năng lực phân tích, tổng
hợp; tư duy, nghiên cứu khoa học.
- Phát triển năng lực hợp tác, hoạt động nhóm...
II. Nội dung trọng tâm
- Khái niệm sinh trưởng.
- Các pha của quá trình sinh trưởng.
III. Phương tiện dạy học
- Tranh về sự sinh trưởng của nấm mốc.
- Tranh vẽ mô tả thời gian thế hệ của vi khuẩn E.coli.
- Các hình ảnh liên quan đến các hình thức sinh sản ở vi sinh vật nhân sơ và vi sinh vật
nhân thực.
- Tranh vẽ hình 25 SGK: Đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi
cấy không liên tục.
- Phiếu học tập.
IV. Phương pháp
- Trực quan - tìm tòi bộ phận.
- Vấn đáp - tìm tòi bộ phận.

- Dạy học nhóm.
- Làm việc độc lập với sách giáo khoa.
V. Bảng mô tả các mức độ câu hỏi/ bài tập đánh giá năng lực của học sinh qua bài
học
Nội dung
Nhận biết
Khái niệm - Phát biểu được
sinh trưởng định nghĩa sinh
trưởng của quần
thể vi sinh vật.
- Trình bày được
các đặc điểm
của sự sinh
trưởng của vi
sinh vật.

MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
Thông hiểu
Vận
dụng Vận dụng
thấp
cao
- Lấy được ví dụ về - Giải được
sự sinh trưởng của vi một số bài tập
sinh vật.
đơn giản như
tính số lượng
tế bào sau thời
gian t phân
chia khi biết

được số lượng
tế bào ban đầu
của quần thể
vi sinh vật.
2


Sinh trưởng
của
quần
thể vi khuẩn

- Phân biệt được
nuôi cấy liên tục và
nuôi cấy không liên
tục.
- Trình bày được 4
pha sinh trưởng của
quần thể vi sinh vật
trong môi trường
nuôi cấy không liên
tục.
- Trình bày được
nguyên tắc và ứng
dụng sự sinh trưởng
của vi sinh vật để tạo
ra sản phẩm cần
thiết.

Các

hình
thức
sinh
sản của vi
sinh vật

- Trình bày được các
hình thức sinh sản
của vi sinh vật.

- Trình bày
được
ứng
dụng của sự
sinh
trưởng
của quần thể
vi sinh vật.

- Biết cách
ứng dụng
và thu sản
phẩm đúng
lúc như khi
làm
sửa
chua…

IV. Tiến trình tổ chức tiết học
1. Ổn định lớp: 1’

2. Kiểm tra bài cũ
- Không kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới
3.1 Hoạt động 1: Đặt vấn đề (1’)
- GV: Để đánh giá sự sinh trưởng của động vật hay thực vật thì chúng ta dựa vào
những yếu tố nào?
- HS: Dựa vào kích thước và khối lượng của sinh vật.
- GV: Vậy liệu sự sinh trưởng của vi sinh vật có thể được đánh giá bằng khối
lượng và kích thước các tế bào vi sinh vật được không, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài
25,26: “Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật”.

3.2 Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm vi sinh vật
3


- Mục tiêu:
+ Phát biểu được khái niệm sinh trưởng của vi sinh vật.
+ Trình bày được các đặc điểm của sự sinh trưởng của vi sinh vật.
+ Giải được một số bài tập đơn giản về sự sinh trưởngcủ a quần thể vi sinh vật.
Thời
gian
10 phút

Hoạt động của GV
- GV cho HS quan sát các mẫu
bánh mỳ để qua các thời gian
khác nhau.
- Hỏi: Hãy nhận xét về sự thay
đổi diện tích của vùng nấm
mốc?.


Hoạt động của HS

Nội dung bài
học
I. Khái niệm về
sinh trưởng của
vi sinh vật
1. Ví dụ
- Mẫu bánh mì
- HSTL: Diện tích
mốc
vùng nấm mốc tăng
lên.

- Hỏi:Tại sao diện tích vùng - Trả lời: Do sự tăng
nấm mốc tăng lên?
lên về số lượng tế bào
nấm mốc.
- GV nhận xét và bổ sung: Số
lượng các tế bào nấm mốc tăng
lên chính là dấu hiệu sự sinh
trưởng của vi sinh vật. Vậy
sinh trưởng của vi sinh vật là - HSTL
gì?
- Gv nhận xét và hoàn thiện
kiến thức.
-GV: vậy quay ngược lại câu
hỏi khi vào bài. Người ta đánh
giá sinh trưởng của VSV bằng

khối lượng, kích thước được
không?
- HSTL
Tại sao?

- HS: Do kích thước
của vi sinh vật rất bé
nên trong thực tế, khi
nghiên cứu sự sinh
trưởng của vi sinh vật,
người ta xét sự sinh
trưởng của cả quần
thể vi sinh vật.
4

2. Định nghĩa
- Sinh trưởng của
vi sinh vật là sự
tăng số lượng tế
bào của quần thể
vi sinh vật.


- GV cho ví dụ cụ thể ở vi
khuẩn E.coli.
+ Khi nghiên cứu sự sinh
trưởng ở vi khuẩn E.coli ta thu
được bảng số liệu sau như sau
(bảng số liệu)
- GV hãy quan sát bảng số liệu

và cho nhận xét về sự thay đổi
số lượng tế bào của VK E.coli?
- GV có thể gợi ý:
+ Các em hãy chú ý đến -HSTL
khoảng thời gian và số lượng tế
bào quần thể.
- GV nhận xét và bổ sung.
- Thời gian tính từ khi có 1 tế
bào đến khi quần thể đơn bào
có 2 tế bào, tương tự từ 16 tế
bào đến 32 tế bào gọi là thời
gian thế hệ. Vậy thời gian thế
hệ là gì?

- GV nhận xét và bổ sung.

- Thời gian thế hệ
(g): là thời gian
- Trả lời: Là thời gian tính từ khi một tế
tính từ khi một tế bào bào sinh ra cho
sinh ra cho đến khi tế đến khi tế bào đó
bào đó phân chia.
phân chia; hay là
thời gian để số tế
bào trong quần
thể tăng lên gấp
đôi.

- GV chiếu lại bảng số liệu về
sự sinh trưởng của vi khuẩn

E.coli và hỏi: Hãy cho biết g
của E.coli là bao nhiêu ?
- GV lưu ý thêm thời gian thế - Trả lời: 20’
hệ phụ thuộc vào loài và môi
trường nuôi cấy (vi khuẩn
E.coli: g= 20’; vi khuẩn lactic:
g=100’; vi luẩn lao: g=1000’;).
5


- GV khái quát lại công thức
tính số lượng tế bào qua 1 lần
phần chia, qua 2 lần phân chia, - HS lắng nghe.
qua 3 lần phân chia...yêu cầu
học sinh khái quát cho n lần
phân chia.
- Trả lời: Số lượng TB
được tính là 2n, với n
- GV nhận xét và bổ sung.
là số lần phân chia.
- Vậy giả sử trong quần thể
ban đầu có N0 tế bào vi sinh
vật, thì sau n lần phân chia, số
lượng tế bào của quần thể tại
thời điểm t (Nt) là bao nhiêu?
- GV nhận xét và bổ sung.

- Trả lời:
Nt = N 0 x 2n .


* Công thức tổng
quát để tính số
lượng tế bào sau
một thời gian
nuôi cấy: Nt = N0
× 2n.
(Trong đó:
+ N0: là số lượng
tế bào vi khuẩn
ban đầu.
+ Nt: là số lượng
tế bào vi khuẩn
sau thời gian
nuôi cấy t
+ n: số lần phân
chia.)

- Ví dụ: bài toán
- GV cho HS trả lời câu hỏi
lệnh trong SGK trang 99: Nếu
số lượng tế bào ban đầu (N0)
không phải là một tế bào mà là
105 tế bào thì sau 2 giờ số
lượng tế bào trong bình (N) là
bao nhêu?
- Đáp số:
105.26 =64.105 tế bào.

3.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong
môi trường nuôi cấy

6


- Mục tiêu:
+ Trình bày được một số hình thức sinh sản của vi sinh vật nói chung
+ Phân biệt được nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục.
+ Trình bày được 4 pha sinh trưởng của quần thể vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy
không liên tục.
+ Trình bày được nguyên tắc và ứng dụng sự sinh trưởng của vi sinh vật để tạo ra sản
phẩm cần thiết.
Thời
gian
15 phút

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

- GV: Chúng ta vừa tìm hiểu
về khái niệm sinh trưởng của
VSV vậy quá trình sinh
trường diễn ra như thế nào
chúng ta cùng nhau tìm hiểu
mục II. Sự sinh trưởng của
quần thể VSV
- Gv thông báo: cho 2 hình về
2 bình nuôi cấy VSV
? Sự khác biệt giữa 2 môi
trường nuôi cấy A và B
- HS: Môi trường A

không bổ sung các
chất dinh dưỡng và
cũng không lấy đi
các
sản
phẩm
chuyển hóa trong
Vậy: Nuôi cấy không liên tục quá trình nuôi cấy.
là gì?
- HSTL

- GV nhận xét và bổ sung.

- GV dẫn dắt: Sự sinh trưởng
7

Nội dung bài
học
II. Sinh trưởng
của quần thể vi
sinh vật
1.

Nuôi

cấy

không liên tục

a. Định nghĩa

- Là hình thức
nuôi cấy VSV
trong môi trường
không được bổ
sung các chất
dinh dưỡng và
cũng không lấy đi
các sản phẩm
chuyển hoá trong


của vi sinh vật trong môi
trường nuôi cấy không liên
tục như thế nào ta sang mục b.

quá trình
cấy.

- GV chiếu tranh phóng to
hình 25 SGK (xóa tên các giai
đoạn) :
? VSV trong nuôi cấy không
liên tục sinh trưởng theo mấy
giai đoạn

- Để hiểu rõ đặc điểm của các
pha trong nuôi cấy không liên
tục, lớp sẽ tiến hành hoạt
động nhóm để hoàn thành
phiếu học tập.

- GV cho đồ thị đường cong
sinh trưởng của vi khuẩn
trong điều kiện nuôi cấy
không liên tục yêu cầu học
sinh quan sát đồ thị, thảo luận
nhóm và hoàn thành phiếu
học tập sau trong 3 phút.

b.Đặc điểm

-HSTL: trong môi
trường nuôi cấy
không liên tục vi
sinh vật sinh trưởng
qua 4 pha: Tiềm
phát, lũy thừa, cân
bằng, suy vong.

- HS nghiên cứu
- GV gọi các đại diện lên trình SGK, thảo luận
bày đặc điểm các pha sinh
nhóm và hoàn thành
trưởng trong môi trường nuôi
phiếu học tập.
cấy không liên tục.
- GV nhận xét và bổ sung và
chính xác hoá nội dung phiếu
học tập.
- Hỏi: Dựa vào đường cong
sinh trưởng trong nuôi cấy - Lắng nghe và ghi

không liên tục, để thu được số chép.
lượng vi sinh vật tối đa thì
nên dừng ở pha nào? Vì sao ?
8

nuôi


- GV nhận xét và bổ sung:Thu
được số lượng vi sinh vật tối - HSTL:
đa vào cuối pha luỹ thừa, đầu
pha cân bằng, vì đây là thời
điểm quần thể vi sinh vật sinh
trưởng mạnh nhất nên sinh
khối lớn nhất.
( Tờ nguồn phiếu
- Hỏi: Hạn chế của phương
pháp nuôi cấy không liên tục - Lắng nghe.
là gì? .

học tập)

- GV nhận xét và bổ sung:
Pha luỹ thừa thường chỉ kéo - Trả lời.
dài qua vài thế hệ (do các chất
dinh dưỡng cạn dần,các chất
qua chuyển hoá tích luỹ ngày
càng nhiều đã ức chế sự sinh
trưởng của vi sinh vât), sinh
khối và sản phẩm của vi sinh

vật thu được rất ít..
- Lắng nghe.
- GV hỏi: Cách khắc phục hạn
chế đó như thế nào?
- GV nhận xét và bổ sung: Bổ
sung thêm chất dinh dưỡng và -HSTL:
loại bỏ không ngừng các chất
thải trong quá trình nuôi
cấy.Đó chính là hình thức
nuôi cấy liên tục.
- GV hỏi: Vậy thế nào là nuôi
cấy liên tục?
- GV nhận xét và bổ sung.

2. Nuôi cấy liên
- HSTL

- Lắng nghe.
9

tục
a.Định nghĩa
-Là

hình

thức

nuôi


cấy

VSV

trong môi trường


được

bổ

thường

sung
xuyên

chất dinh dưỡng
và loại bỏ không
ngừng các chất
thải

- Hỏi: Trong điều kiện môi
trường nuôi cấy liên tục
đường cong sinh trưởng của
vi sinh vật có mấy pha?

quá

trình nuôi cấy.


b. Đặc điểm
Sinh trưởng qua
2 pha:
- Pha luỹ thừa:
Kéo dài trong
một thời gian dài
qua nhiều thế hệ.
- Pha cân bằng.

- Gv nhận xét và bổ sung: Có
2 pha là pha luỹ thừa và pha - HSTL: 2 pha
cân bằng.
- Lắng nghe.

- Môi trường nuôi cấy liên tục
có pha suy vong không? Tại
sao?
- HSTL: Không có
vì trong môi trường
nuôi cấy liên tục
môi trường được bổ
sung thường xuyên
chất dinh dưỡng và
loại bỏ không ngừng
? Tại sao nói dạ dày ruột các chất thải trong
người là 1 hệ thống nuôi cấy
quá trình nuôi cấy.
liên tục đối với VSV?
- HS: Vì thường
xuyên


được

cung

cấp thêm chất dinh
10

trong


dưỡng và loại bỏ đi
- Trong thực tế người ta ứng các chất không cần
dụng nuôi cấy liên tục làm gì?
thiết.
- Gv nhận xét và bổ sung:
Ứng dụng để thu sinh khối, - HSTL
sản xuất các chất hoạt tính
sinh học.
- Theo em nuôi cấy không
liên tục có được ứng dụng gì - Lắng nghe.
không?
- GV nhận xét và bổ sung: Có,
dùng nuôi cấy không liên tục
để nghiên cứu sinh trưởng của - HSTL:
quần thể vi sinh vật.

*Ứng dụng:
- Nuôi cấy liên
tục: để thu sinh

khối, sản xuất các
chất hoạt tính
sinh học.
- Nuôi cấy không
liên tục: Nghiên
cứu
sự
sinh
trưởng của quần
thể vi sinh vật.

3.4. Hoạt động 4: Tìm hiểu về các hình thức sinh sản của vi sinh vật
- Mục tiêu:
+ Kể tên được các hình hình thức sinh sản của vi sinh vật.
Thời
gian
12 phút

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung bài
học

- GV dẫn dắt: Sự tăng số
lượng cá thể của vi sinh vật
được xem là sự sinh sản của
vi sinh vật.
Vậy vi sinh vật có những

hình thức sinh sản nào. Ta đi
vào mục III. Các hình thức
sinh sản của vi sinh vật.
III. Các hình
thức sinh sản
của vi sinh vật

- Hỏi: Dựa vào cấu tạo tế
bào thì chia vi sinh vật thành
mấy loại?

- HSTL: Có 2 loại: Vi
sinh vật nhân sơ và vi

- Tương ứng với sự phân
chia vi sinh vật theo cấu tạo

sinh vật nhân thực.
11


thì sinh sản ở vi sinh vật
cũng được chia thành sinh
sản của vi sinh vật nhân sơ
và sinh sản của vi sinh vật
nhân thực.
- HS lắng nghe.
-GV: chiếu tranh về phân đôi
? Phân đôi diễn ra như thế
nào?

- GV: chiếu hình ảnh về nảy
chồi.
? Hình thức nảy chồi diễn ra
như thế nào?
-GV: chiếu hình ảnh về sinh
sản bằng bào tử đốt ở xạ
khuẩn.
- GV chiếu bảng đặc điểm
của các hình thức sinh sản ở
VSV nhân sơ.
- GV: khi gặp điều kiện bất
lợi một số bào tử có khả
năng hình thành một lớp vỏ
bên ngoài để bảo vệ. Người
ta gọi đó là nội bào tử.
- GV: chiếu hình ảnh về nội
bào tử.
? Nội bào tử có được xem là
1 hình thức sinh sản không?
Vì sao?

1. Sinh sản của
VSV nhân sơ
- HSTL

- HSTL

-HS: không. Vì nó chỉ
là một dạng nghỉ của
tế bào khi gặp điều

kiện bất lợi đến khi
gặp điều kiện thuận
lợi nó lại cởi vỏ và
- GV yêu cầu HS kể tên các sinh trưởng bình
hình thức sinh sản ở VSV thường.
nhân thực.
- GV: Chiếu hình ảnh các
hình thức sinh sản của VSV
nhân thực.
- Chiếu sơ đồ các hình thức
sinh sản của vi sinh vật và
giới thiệu đầy đủ các hình
12

2. Sinh sản của
VSV nhân thực
- Sơ đồ các hình
thức sinh sản của
vi sinh vật


thức sinh sản của vi sinh vật.

4. Củng cố (5’)
Câu 1: Trong môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng thì quá trình
sinh trưởng của vi sinh vật biểu hiện mấy pha?
a. 3

b. 4


c. 5

d. 6

Câu 2: Biểu hiện của vi sinh vật ở pha tiềm phát là:
a. Vi sinh vật sinh trưởng mạnh
b. Vi sinh vật sinh trưởng yếu
c. Vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng
d. Vi sinh vật thích nghi dần với môi trường nuôi cấy.
Câu 3: Trong môi trường nuôi cấy, vi sinh vật có quá trình trao đổi chất mạnh mẽ nhất
ở:
a. Pha tiềm phát

c. Pha lũy thừa

b. Pha cân bằng động

d. Pha suy vong.

Câu 4: Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách:
a. Phân đôi

c. Tiếp hợp

b. Nẩy chồi

d. Hữư tính.

Câu 5: Sinh vật nào sau đây hình thành được bào tử hữu tính?
a. E.coli


c. Amip

b. Xạ khuẩn

d. Nấm Mucor.

Câu 6: Trong tự nhiên quá trình nuôi cấy liên tục hay không liên tục diễn ra phổ biến
hơn? Tại sao?
(Quá trình nuôi cấy không liên tục diễn ra phổ biến hơn vì muốn nuôi cấy liên tục thì
phải được tiến hành trên quy mô phòng thí nghiệm..)
5. Dặn dò (1 phút)
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
13


- Chuẩn bị : Tuần sau học bài thực hành.

Trường:

Ngày….tháng….năm….

Lớp:
Nhóm:

PHIẾU HỌC TẬP

Quan sát hình đường cong sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không
liên tục cùng thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập sau trong vòng 3 phút:


Pha

Dạng đường
cong

Số lượng tế bào của
quần thể

Tiềm
phát
Lũy thừa
14

Lý do


Cân bằng
Suy vong

TỜ NGUỒN PHIẾU HỌC TẬP
Pha

Dạng đường
cong

Số lượng tế bào của
quần thể

Lý do


Tiềm phát

Đường thẳng

Chưa tăng

Thích nghi với môi trường

Lũy thừa

Đi lên

Tăng rất nhanh
(Theo cấp số nhân)

Sinh trưởng mạnh

Cân bằng

Đường thẳng

Lớn nhất
(Không tăng thêm)

Suy vong

Đi xuống

Giảm


Sinh viên thực tập

Sinh trưởng cực đại
(Số TB sinh = chết)
Số TB sinh < chết do cạn kiệt
dinh dưỡng, chất độc hại tích
lũy nhiều

Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn

Hoàng Thị Thơ

Phạm Thị Quỳnh Như

15



×