Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Quy định pháp luật về tổng công ty nhà nƣớc và thực tiễn thi hành tại tổng công ty quản lý bay việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------------------

NGUYỄN THỊ LOAN

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
TỔNG CÔNG TY NHÀ NƢỚC VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
TẠI TỔNG CÔNG TY QUẢN LÝ BAY VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
--------------------

NGUYỄN THỊ LOAN

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
TỔNG CÔNG TY NHÀ NƢỚC VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH
TẠI TỔNG CÔNG TY QUẢN LÝ BAY VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành:
Mã số:


Luật Kinh tế
60380107

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Dung

HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trọng Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu và thông tin nêu trong luận văn là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn theo đúng quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn
này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Loan


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Công ty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

DN

Doanh nghiệp


DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

TCTNN

Tổng công ty nhà nước

HĐTV

Hội đồng thành viên


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................... 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn ....................... 3
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn....................................... 4
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn ............................................. 5
7. Bố cục của luận văn..................................................................................... 5
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 6
CHƢƠNG 1.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔNG CÔNG TY NHÀ
NƢỚC VÀ KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY QUẢN LÝ BAY VIỆT
NAM ................................................................................................................. 6
1.1. Khái niệm, đặc điểm của tổng công ty và tổng công ty nhà nƣớc ....... 6
1.1.1. Khái niệm tổng công ty ........................................................................... 6

1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của tổng công ty nhà nước .................................... 8
1.2. Lịch sử hình thành tổng công ty nhà nƣớc ở Việt Nam và Tổng công
ty Quản lý bay Việt Nam .............................................................................. 15
1.2.1. Lịch sử hình thành, phát triển tổng công ty nhà nước ở Việt Nam ....... 15
1.2.2. Các con đường hình thành tổng công ty nhà nước ............................... 18
1.2.3. Khái quát sự hình thành Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam ............. 19
1.3. Vai trò của tổng công ty nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng ở Việt
Nam ................................................................................................................. 23
1.3.1. Mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước: .............................. 23
1.3.2. Đầu tư, phát triển một số ngành trọng điểm ......................................... 24


1.3.3. Bảo vệ sản xuất trong nước, cạnh tranh với các công ty đa quốc gia.. 25
1.3.4. Khắc phục hạn chế vốn của các công ty riêng lẻ.................................. 25
1.3.5.Điều tiết vĩ mô, bình ổn thị trường, bình ổn nền kinh tế ........................ 26
1.3.6. Ứng dụng khoa học – công nghệ hiện đại và phát huy ưu thế về kỹ thuật
tiến bộ, đầu tư vào công nghiệp quốc phòng, những lĩnh vực đóng vai trò lớn
đối với an ninh quốc gia .................................................................................. 26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 27
CHƢƠNG 2. PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ TỔNG CÔNG TY NHÀ
NƢỚC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI TỔNG CÔNG TY QUẢN LÝ
BAY VIỆT NAM ........................................................................................... 28
2.1. Quy định về công ty mẹ và công ty con trong tổng công ty ............... 28
2.1.1. Quy định nhận diện công ty mẹ, công ty con ........................................ 28
2.1.2. Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các doanh nghiệp trong tổng công ty
nhà nước .......................................................................................................... 31
2.2. Quy định về thành lập, tổ chức lại tổng công ty nhà nƣớc ................ 35
2.2.1. Quy định về thành lập tổng công ty nhà nước ...................................... 35
2.2.2. Quy định về tổ chức lại tổng công ty nhà nước .................................... 38
2.3. Quy định pháp luật về quản lý, điều hành tổng công ty nhà nƣớc ... 42

2.3.1. Nguyên tắc quản lý, điều hành tổng công ty nhà nước: ....................... 42
2.3.2. Quản lý điều hành tổng công ty nhà nước: ........................................... 43
2.3.3. Thẩm quyền quản lý điều hành của công ty mẹ .................................... 43
2.4. Quan hệ giữa tổng công ty nhà nƣớc với Bộ, Ngành trực thuộc Chính
phủ ................................................................................................................. 46
2.4.1.Mối quan hệ với Bộ, Ngành trực thuộc Chính phủ ................................ 46
2.4.2.Một số nhận xét ...................................................................................... 47
2.5 Quy định pháp luật về giám sát trong tổng công ty nhà nƣớc............ 48
2.5.1. Chủ thể giám sát.................................................................................... 48
2.5.2. Phương thức giám sát, nội dung giám sát và kết quả giám sát ............ 50


2.6. Thực tiễn áp dụng tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam .............. 52
2.6.1. Con đường hình thành Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam ................ 52
2.6.2. Cơ cấu, tổ chức, hình thức pháp lý của Tổng công ty Quản lý bay Việt
Nam ................................................................................................................. 53
2.6.3. Công tác quản lý, điều hành trong Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam
......................................................................................................................... 54
2.6.4. Mối quan hệ giữa Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc .................. 55
2.6.5. Mối quan hệ với các Bộ, Ngành trực thuộc Chính phủ ........................ 56
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 58
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ
TỔNG CÔNG TY NHÀ NƢỚC .................................................................. 59
3.1. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về tổng công ty nhà nƣớc ............. 59
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về tổng công ty
nhà nƣớc ......................................................................................................... 60
3.2.1. Kịp thời thể chế hóa Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
“Tách bạch vai trò Nhà nước với tư cách là bộ máy công quyền quản lý toàn
bộ nền kinh tế - xã hội với vai trò chủ sở hữu tài sản vốn của Nhà nước” .... 60

3.2.2. Hoàn thiện quy định phân biệt tập đoàn và tổng công ty nhà nước. .... 61
3.2.3.Đề nghị sửa đổi Nghị định 69/2014/NĐ-CP theo hướng công ty mẹ
trong tổng công ty nhà nước là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước để phù hợp
với với Luật Doanh nghiệp năm 2014 và phù hợp với bối cảnh kinh tế của
Việt Nam hiện nay. .......................................................................................... 62
3.2.4. Đề nghị xây dựng cơ chế bắt buộc thi tuyển chức danh Chủ tịch HĐTV,
Tổng giám đốc các tổng công ty nhà nước ..................................................... 64
3.2.5. Bổ sung quy định về quy trình chia, tách, sáp nhập, giải thể, bán,
chuyển đổi doah nghiệp nhà nước thành công ty TNHH hai thành viên trở lên
và chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp .. 64


3.2.6. Đề nghị bổ sung quy phạm quy định về nguyên tắc hợp nhất, sáp nhập
vào Luật Doanh nghiệp năm 2014 ................................................................. 65
3.2.7. Một số kiến nghị đối với Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam ............. 65
KẾT LUẬN .................................................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa IX về “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng
cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước” các tổng công ty đã được cơ cấu lại, đổi
mới, phát triển, phần nào đã nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện tiến bộ, công
bằng xã hội. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đóng góp của các
tổng công ty nhà nước qua các thời kỳ còn thấp, chưa tương xứng với nguồn
lực nhà nước đầu tư. Cơ chế quản lý, điều hành doanh nghiệp tổng công ty

nhà nước chậm đổi mới, kém hiệu quả chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và hội
nhập của Việt Nam vào nền kinh tế quốc tế.
Mặt khác, sau khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, các tổng công ty
nhà nước sẽ phải đối mặt với môi trường cạnh tranh, bình đẳng với các tập
đoàn kinh tế đa quốc gia hùng mạnh trên thế giới, đặc biệt là sau khi gia nhập
tổ chức thương mại quốc tế WTO và bắt đầu với Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP). Vậy chủ sở hữu nhà nước cần phải làm gì để các
tổng công ty có thể đứng vững và làm tốt vai trò lực lượng nòng cốt của kinh
tế nước nhà, dẫn dắt nền kinh tế nước nhà dẫn dắt tạo động lực phát triển đối
với nền kinh tế?
Trước yêu cầu của thực tiễn, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản
quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, tổng
công ty nhà nước. Đây là những đạo luật đánh dấu sự quyết tâm cải cách pháp
luật đối với doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và tổng công ty
nhà nước, những thay đổi mang tính đột phá, tạo tiền đề cho doanh nghiệp có
đủ quyền tự do kinh doanh theo Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, pháp luật
hiện hành vẫn còn tồn tại một số ít yếu tố chưa đảm bảo tính khoa học, chưa


2

thực sự khách quan, chưa công khai, minh bạch trong quản lý hoạt động sản
xuất kinh doanh của các tổng công ty nhà nước.
Chính vì những lý do trên nên tác giả chọn đề tài “Quy định pháp luật
về tổng công ty nhà nƣớc và thực tiễn thi hành tại Tổng công ty Quản lý
bay Việt Nam”
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này, trong số đó
đáng quan tâm nhất là các công trình sau đây:
“Một số vấn đề về địa vị pháp lý của tổng công ty nhà nước theo pháp

luật hiện hành” của tác giả Phạm Minh Châu, Luận văn thạc sĩ luật học năm
1997, Trường Đại học Luật Hà Nội;“Hoàn thiện pháp luật về tổng công ty nhà
nước ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa, Luận văn thạc
sĩ luật học năm 1999, Trường Đại học Luật Hà Nội;“Địa vị pháp lý của tổng
công ty nhà nước” của tác giả Nguyễn Thị Phương Lan. Luận văn thạc sĩ luật
học năm 2003, Trường Đại học Luật Hà Nội. Các nghiên cứu trên mới chỉ ra
địa vị pháp lý của tổng công ty nhà nước, mối quan hệ giữa tổng công ty nhà
nước với đơn vị thành viên các quy chế pháp lý nội bộ trong tổng công ty nhà
nước.
“Những vấn đề pháp lý về tập đoàn kinh tế tại Việt Nam” của tác giả
Vũ Phương Đông. Luận án tiến sĩ luật học năm 2016, Trường Đại học Luật
Hà Nội. Luận án đã làm rõ một số vấn đề liên quan đến tổng công ty nhà
nước.
“Hướng dẫn môn học Luật Thương mại” tập 1của Bộ môn Thương mại
– Trường Đại học Luật Hà Nội doTiến sĩ Nguyễn Thị Dung (Chủ biên) (năm
2014), Nhà xuất bản Lao động. Sách hướng dẫn nêu trên đã đề cập đến nội
dung tổng công ty nhà nước trong Chương Nhóm công ty.


3

Viện Khoa học tổ chức nhà nước, “Đề xuất mô hình tổ chức quản lý
doanh nghiệp nhà nước”, tại địa chỉ: />179/ArticleId/671/language/en-US/Default.aspx;
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại ở Việt Nam chưa có công trình
khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về tổng công ty nhà nước theo Luật
Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2014; Luật Quản lý,
sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp số
69/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Qua tìm hiểu, độc giả có thể nhận thấy những công trình khoa học chỉ

để cập đến một khía cạnh nhỏ của vấn đề tổng công ty nhà nước như: địa vị
pháp lý, cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ tổng công ty nhà nước, vai trò
của doanh nghiệp nhà nước và một số vấn đề liên quan đến tổng công ty nhà
nước …không phải công trình nghiên cứu khoa học toàn diện về vấn đề này.
Mặt khác, trong giai đoạn hiện nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học
nào nghiên cứu toàn diện dưới góc độ lý luận và thực tiễn thi hành pháp luật
về tổng công ty nhà nước tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam. Vì vậy,
cầntiếp tục nghiên cứu để tìm ra cơ chế pháp lý để vận dụng vào quá trình
quản lý hoạt động các tổng công ty nhà nước đang là điều hết sức cần thiết.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu và làm rõ các
quy định pháp luật về tổng công ty nhà nước; thực tiễn áp dụng quy định pháp
luật trong công tác tổ chức, quản lý, điều hành tại Tổng công ty Quản lý bay
Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Pháp luật điều chỉnh tổng công ty
nhà nước có nội dung rộng, trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, tác giả tập
trung nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành về tổng công ty nhà nước gồm
các nội dung: Nhận diện tổ chức, việc thành lập và tổ chức lại, công tác quản
lý điều hành, mối quan hệ và công tác giám sát các tổng công ty nhà nước.


4

Bên cạnh đó, luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật
trên tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, từ đó phát hiện những hạn chế
trong thực tiễn thi hành và đề xuất giải pháp khắc phục những hạn chế đó.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Nghiên cứu đề tài trên đây nhằm mục đích làm sáng tỏ các cơ sở lý
luận, thực tiễn của pháp luật về tổng công ty nhà nước. Từ đó áp dụng vào
thực tiễn hoạt động của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, đồng thời tìm

kiếm các giải pháp để từng bước hoàn thiện pháp luật về tổng công ty nhà
nước.
Thực hiện mục tiêu trên, tác giả luận văn đặt ra cho mình các nhiệm vụ
nghiên cứu như sau:
- Phân tích và làm sáng rõ những vấn đề lý luận về quản lý và hoạt
động tổng công ty nhà nước;
- Thực tiễn áp dụng pháp luật tổng công ty nhà nước tại Tổng công ty
Quản lý bay Việt Nam;
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện luật và nâng cao hiệu quả
thi hành pháp luật về tổng công ty nhà nước.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Là một đề tài khoa học xã hội, tác giả sử dụng các phương pháp chính
như sau:
Nghiên cứu những vấn đề về lý luận tổng công ty nhà nước, tác giả sử
dụng phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp thu thập thông tin để làm rõ
những vấn đề lý luận, thực tiễn quá trình hình thành, phát triển tổng công ty
nhà nước ở Việt Nam và Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam;
Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh được tác giả sử dụng để
nghiên cứu quy định pháp luật hiện hành về tổng công ty nhà nước thực tiễn
thi hành tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam. Với cách tiếp cận này, tác
giả đã tìm ra những điểm còn bất cập, mâu thuẫn của Luật Doanh nghiệp năm
2014 với các văn bản pháp luật hiện hành khác.


5

Trên cơ sở những phát hiện bất cập, hạn chế nêu trên, tác giả sử dụng
phương pháp duy vật biện chứng để kiến nghị hoàn thiện pháp luật pháp luật
về TCTNN, từ đó góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về tổng công
ty nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng phương pháp tiếp cận từ thực tiễn
để tìm hiểu sự phù hợp giữa quy định của pháp luật hiện hành và đòi hỏi của
thực tiễn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn đã hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về lý luận về tổng
công ty nhà nước; trình bày rõ hơn về điều kiện thành lập, tổ chức lại, quản
lý, điều hành tổng công ty nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
Luận văn mang đến cho người đọc có thêm hiểu biết về quá trình hình
thành và phát triển của TCTNN từ giai đoạn bao cấp sang giai đoạn kinh tế thị
trường hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Từ đó, luận văn đề xuất những nhóm giải pháp hoàn thiện pháp luật và
việc áp dụng pháp luật tổng công ty nhà nước tại Tổng công ty Quản lý bay
Việt Nam
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về tổng công ty nhà nước và khái quát
về Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam;
Chương 2. Pháp luật hiện hành về tổng công ty nhà nước và thực tiễn
áp dụng tại Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam;
Chương 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao
hiệu quả thi hành pháp luật về tổng công ty nhà nước.


6

CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔNG CÔNG TY NHÀ NƢỚC VÀ
KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY QUẢN LÝ BAY VIỆT NAM
1.1 Khái niệm, đặc điểm tổng công ty và tổng công ty nhà nƣớc

1.1.1. Khái niệm tổng công ty
Tổng công ty là một sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, ở Việt
Nam, khái niệm tổng công ty ra đời vào khoảng những năm cuối thế kỷ XX.
Cùng với thời gian, mô hình tổng công ty có nhiều sự thay đổi về cơ cấu, tổ
chức, nguồn vốn đầu tư, chủ thể đầu tư, lĩnh vực hoạt động … như sau:
Dướigóc độ ngôn ngữ học:
Theo Từ điển tiếng Việt “Tổng công ty là một tổ chức kinh doanh gồm
nhiều công ty trong cùng một ngành kinh tế”1. Như vậy, tổng công ty có thể
được hiểu là một đơn vị kinh tế lớn được thành lập và hoạt động trên cơ sở
liên kết các đơn vị có cùng một nhóm ngành nghề như kinh tế, tài chính, công
nghệ thông tin … nhằm tăng cường tích tụ tập trung, phân công chuyên môn
hóa và hợp tác sản xuất để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị thành viên
và của tổng công ty, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.
Theo Từ điển Việt- Anh2 và Từ điển Oxford3 thì Tổng công ty được
được dịch sang tiếng Anh là “Head offcice” hoặc “Head of Company 4” và
được hiểu là văn phòng chính và trụ sở chính của nhiều công ty. Đây là một
khái niệm tương đối đơn giản vì chưa đưa ra tiêu chí cụ thể để xác định xác
định mối quan hệ về vốn và tổ chức của tổng công ty.

1

Hoàng Phê (1994), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản khoa học xã hội – Trung tâm từ điển học, Tr, 978.
Trần Mạnh Tường (2009), Từ điển Việt – Anh), Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa, tr, 770.
3
Đại Trường Phát (2004), Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Nhà xuất bản trẻ, tr, 748.
4
Bùi Phụng (1996), Từ điển Việt –Anh, Nhà xuất bản thế giới, tr, 1812.
2



7

Dưới góc độ học thuật: Theo quan điểm của các học giả Trung
Quốc5tổng công ty được xác định là một tổ chức kinh tế được hình thành theo
mô hình nhiều cấp liên kết bằng quan hệ tài sản và quan hệ hợp tác. Các
doanh nghiệp thành viên trong tập đoàn đều có tư cách pháp nhân độc lập
nhưng tổng công ty không có tư cách pháp nhân. Công ty mẹ là hạt nhân là
đầu mối liên kết các thành viên trong tổng công ty. Sự liên kết giữa các doanh
nghiệp thành viên thường được sử dụng bằng mối liên kết về chức năng và tài
chính. Ngoài việc công ty mẹ nắm giữ vốn của các công ty con, mỗi công ty
thành viên trong tổng công ty có thể nắm giữ phần vốn củacông ty thành viên
khác.
Dưới góc độ pháp lý
Theo Khoản 1, Điều 188 Luật Doanh nghiệp số: 68/2014/QH13 ngày
29 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội thìkhái niệm tổng công ty được quy định
như sau “Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm
công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp
hoặc liên kết khác… tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp,
không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập”.
Từ khái niệm đó, chúng ta có thể nhận biết tổng công ty qua các đặc
điểm và hình thức nhận dạng như sau:
Thứ nhất, mỗi công ty thành viên trong tổng công ty là một chủ thể với
năng lực pháp lý đầy đủ, nhân danh chính mình thực hiện các quan hệ pháp
luật. Sự tập hợp của các công ty tạo thành nhóm không hướng đến việc hình
thành một tổ chức kinh tế mới tham gia thị trường mà thực hiện quá trình liên
kết nhằm tối đa hóa lợi ích của từng công ty kinh doanh độc lập. Sự vận hành
của nhóm công ty chính là sự vận hành của các công ty thành viên.

5


Đại học thương mại, vấn đề địa vị pháp lý của tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam, dưới góc độ luật so
sánh, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, 2011;


8

Thứ hai, tổng công ty hình thành từ sự liên kết nhưng không xuất phát
từ quá trình góp vốn chung, vì vậy nhóm công ty không nhận sự chuyển
quyền sở hữu tài sản góp vốn từ các công ty thành viên nên không có tài sản
chung. Các công ty thành viên thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài chính để duy
trì hoạt động của bộ máy quản trị nhằm thực hiện các trách nhiệm cần thiết
cho hoạt động chung của tổng công ty.Vì thế, tổng công ty không phải là
mộtloại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng
ký thành lập theo quy định của pháp luật.
Thứ ba,tổng công ty được tổ chức dưới hình thức TCTNN hoặc tổng
công ty tư nhân, trong đó:
TCTNN là nhóm công ty được tổ chức dưới hình thức mô hình công ty
mẹ - công ty con và các hình thức khác do Bộ quản lý ngành hoặc Ủy ban
nhân dân quyết định thành lập thành lập, trong đó công ty mẹ do Nhà nước
nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc nắm giữ cổ phần chi phối, công ty con là
công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Bộ
quản lý ngành hoặc Ủy ban nhân dân thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước
đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.
Tổng công ty tư nhân là nhóm công ty được tổ chức dưới hình thức
dưới hình thức mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó công ty mẹ, công
ty concó thể tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần và công ty trách nhiệm
hữu hạn theo quy định của luật doanh nghiệp hoặc của pháp luật có liên quan.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của tổng công ty nhà nước
1.1.2.1. Khái niệm
Dưới góc độ ngôn ngữ học, theo Từ điển Bách khoa thì “tổng công ty

nhà nước” được định nghĩa là “một trong các loại hình doanh nghiệp ở nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”6. Theo định nghĩa này có thể hiểu
6

Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam (2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam 4,
Nhà xuất bản từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr. 491.


9

TCTNN cũng là một tổ chức kinh tế trong hệ thống các thành phần kinh tế
của Việt Nam được hoạt động theo Luật DNNN. Và TCTNN được ra đời
trong công cuộc đối mới toàn diện từ đất nước tại thời điểm Thủ tướng chính
phủ ban hành quyết định số Quyết định số 90/TTg về việc tiếp tục sắp xếp
DNNN.
Dưới góc độ học thuật, theo ý kiến của Trường Đại học Luật Hà nội,
thì: “TCTNN hiện nay được hiểu là hình thức liên kết trên cơ sở tự đầu tư,
góp vốn giữa các công ty nhà nước, giữa công ty nhà nước với các doanh
nghiệp khác”7. Theo khái niệm này thì TCTNN được hình thành trên cơ sở sự
liên kết, có mối quan hệ gắn bó về hoạt động sản xuất kinh doanh, công nghệ,
thị trường để làm tăng hiệu quả kinh tế cho các đơn vị thành viên và tổng
công ty.
Dưới góc độ pháp lý, khái niệm TCTNN được ra đời từ năm 1995 và
có nhiều sự thay đổi, phát triển cụ thể như sau:
Theo Khoản 1, Khoản 2 Điều 43 Luật DNNN số: 39-L/CTN ngày 20
tháng 4 năm 1995 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
quy định:
“1- TCTNN được thành lập và hoạt động trên cơ sở liên kết của nhiều
đơn vị thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế,
công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu,

tiếp thị, hoạt động trong một hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ
thuật chính, nhằm tăng cường khả năng kinh doanh của các đơn vị
thành viên và thực hiện các nhiệm vụ của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
2- TCTNN là tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, có con dấu, có
tài sản và có các quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ, được Nhà
nước giao quản lý vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác, có
7

Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật thương mại, Nhà xuất bản Công an nhân dân, tr, 221.


10

trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực được giao, thực hiện quyền và nghĩa vụ của DNNN như quy định
tại Chương II của Luật này.”
Theo Điều 46 Luật DNNN số: 14/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm
2003 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:
“TCTNN là hình thức liên kết kinh tế trên cơ sở tự đầu tư, góp vốn giữa
các công ty nhà nước, giữa công ty nhà nước với các doanh nghiệp
khác hoặc được hình thành trên cơ sở tổ chức và liên kết các đơn vị
thành viên có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công
nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, hoạt động trong một
hoặc một số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật chính nhằm tăng cường
khả năng kinh doanh và thực hiện lợi ích của các đơn vị thành viên và
toàn tổng công ty.”
Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định số: 69/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 7
năm 2014 của Chính phủ về tập đoàn nhà nước và TCTNN quy định: “Tổng
công ty là nhóm công ty, gồm công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên và
công ty liên kết”

Các quy định về khái niệm TCTNN qua các văn bản pháp luật trên đây
cho thấy:
Thứ nhất, giai đoạn trước năm 2003: Ở giai đoạn này, TCTNN pháp
luật công nhận là một tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân. Đây là sự
nhận thức pháp lý sai lầm nghiêm trọng do không phù hợp với nguyên lý kinh
tế và pháp luật dân sự.Bởi, cơ sở để xác định một tổ chức có phải là pháp
nhân hay không phải dựa trên quan hệ sở hữu về tài sản hay tư liệu sản xuất
và khả năng tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của chính mình. Nhưngtài sản
trong TCTNN thuộc sở hữu các công ty thành viên như công ty mẹ, công ty
con. Do tổng công ty không có tài sản độc lập, vì thế việc chịu trách nhiệm
bằng tài sản của TCTNN được trích từ tài sản của các đơn vị thành viên. Quy


11

phạm nêu trên đã thể hiện sự nhận thức thiếu trọn vẹn và không thống nhất
giữa các văn bản Luật của nước ta.
Thứ hai, giai đoạn năm 2003 đến năm 2005: Ở giai đoạn này, Pháp luật
không thừa nhận TCTNN là tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân, mà chỉ
ghi nhận TCTNNlà hình thức liên kết giữa các công ty thành viên hạch toán
độc lập có tư cách pháp nhân hoặc giữa công ty nhà nước với các doanh
nghiệp khác có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích. Việc thừa nhận
TCTNN là sự liên kết giữa công ty nhà nước với các doanh nghiệp khác là
tiền đề để hình thành TCTNN dưới hình thức công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành
viên. Đây là một trong những biện pháp Nhà nướctăng cường tiềm lực kinh
tế, tăng khả năng cạnh tranh các TCTNNnhờ sự liên kết đa dạng của các loại
hình doanh nghiệp. Để quản lý tốt, Nhà nước đã ban hành Luật DNNN 2003
nhằm tạo một sân chơi riêng biệt cho các DNNN và thử nghiệm mô hình mô
hình công ty mẹ - công ty con trong TCTNN. Tuy nhiên, văn bản luật này đã

không tạo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế tại Việt Nam, do vậy việc
xây dựng và ban hành một đạo luật để thống nhất điều chỉnh các thành phần
kinh tế là một trong những yêu cầu cấp thiết.
Thứ ba, giai đoạn 2005 đến nay
Trong giai đoạn này, Nhà nước đã ban hành Luật doanh nghiệp mới, bãi
bỏ Luật DNNN năm 2003 và thực hiện tổ chức lại các Công ty nhà nước độc
lập hoặc TCTNN sang mô hình Tổng ty nhà nước theo mô hình công ty mẹ
công ty con, chấm dứt tình trạng chia cắt pháp luật về doanh nghiệp theo hình
thức sở hữu. Đồng thời pháp luật khẳng định tổng công ty không phải là tổ
chức kinh tế có tư cách pháp nhân điều đó được quyết định theo Khoản 1, Điều
188 Luật Doanh nghiệp số: 68/2014/QH13. Theo Khoản 2 Điều 2 Luật Quản
lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp
số: 69/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội quy định:


12

“Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ bao gồm: (i)
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ
100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty
mẹ của TCTNN, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; (ii)
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ.”
Theo Khoản 8 Điều 4 Luật doanh nghiệp số: 68/2014/QH13 quy định:
“DNNN là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.”.
Từ các khái niệm về TCTNN và DNNN, tác giả xin đưa ra khái niệm rõ
hơn về TCTNN trong giai đoạn hiện nay, cụ thể như sau: “TCTNN là một
nhóm công ty, gồm công ty mẹ, công ty thành viên và công ty liên kết trong
đó: Công ty mẹ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành do nhà nước nắm
giữ 100% vốn điều lệ”. Theo khái niệm này có thể hiểu TCTNN là một nhóm

các công ty được tổ chức theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, trong đó
Công ty mẹ được Nhà nước quyết định thành lập, đầu tư 100% vốn, tài sản
nhà nước để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh những ngành nghề theo
sự quyết định của Chủ sở hữu Nhà nước.
1.1.2.2. Đặc điểmtổng công ty nhà nước
Thứ nhất, Nhà nước chỉ thành lập các tổng công ty nhà nướcđể sản
xuất, kinh doanh những ngành, lĩnh vực mà khu vực tư nhân không làm được
hoặc không muốn làm hoặc không được làm.
Tùy thuộc vào từng thời điểm, Thủ tướng chính phủ sẽ quyết định tỷ lệ
nắm giữ vốn nhà nước tại một số ngành lĩnh vực. Ví dụ: Tại Quyết định số:
58/2002/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành quyết địnhtiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp nhà nước và tổng
công ty nhà nước. Theo quy định đó, Nhà nước nắm giữ 100% vốn 44 ngành,
lĩnh vực từ chiếu sáng đường phố đến những ngành nghề có liên quan đến an
ninh quốc gia vật liệu nổ. Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai thực hiện, đa


13

số DNNN hoạt động kém hiệu quả, thực hiện đầu tư dàn trải, thua lỗ nặng. Do
vậy, tại Hội nghị trương ương 3 Khóa XI Đảng ta đã chỉ đạo “Tiếp tục sắp
xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN”và tại Nghị quyết số 05NQ/TW Hội nghị Trung ương IV Khóa 12 đã chỉ rõ “Tập trung vào những
ngành, lĩnh vực then chốt”8liên quan đến an ninh quốc gia, huyết mạch, cơ sở
của nền kinh tế quốc dân, điều đó được Thủ tướng chính phủ cụ thể hóa
bằngQuyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2016 về việc quy
định tiêu chí phân loại DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục
DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020. Theo quyết định đó, những
ngành nghề cung cấp dịch vụ thiết yếu cho xã hội hoặc có ảnh hưởng có tính
chất quyết định đến an ninh, quốc phòng hoặc những ngành nghề có sức ảnh
hưởng đế các ngành nghề kinh tế, lĩnh vực khác trong nền kinh tế thì phải

được giao cho các tập đoàn kinh tế nhà nước hoặc các TCTNN để đảm bảo
tính ổn định, trật tự, an toàn nền kinh tế xã hội cũng như an ninh, quốc phòng.
Hiện nay, chỉ còn có 11 ngành lĩnh vực thuộc Công ty mẹ do Nhà nước nắm
giữ 100% gồm: “Đo đạc bản đồ phục vụ quốc phòng, an ninh; Sản xuất, kinh
doanh vật liệu nổ công nghiệp; Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia và
quản lý lưới điện phân phối; thủy điện đa mục tiêu, điện hạt nhân có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh; Dịch vụ
không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn
…”9
Trên cơ sở đó, Chính phủ giao cho Bộ quản lý ngành tiến hành rà soát
lại toàn bộ các TCTNN để tiến hành phân loại và công bố rõ ràng mục tiêu của
Nhà nước đối với doanh nghiệp, trong đó cần quan tâm đếnhai mục tiêu cơ
bản là mưu cầu lợi nhuận (được thể hiện bằng các chỉ tiêu cụ thể như tỷ suất
8

Toàn văn Nghị quyết số 05-NQ/TW Hội nghị Trung ương IV Khóa 12, Báo Lao động, tại địa chỉ:
/>ngày truy cập 13/6/2017.
9
Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2016 quy đinh tiêu chí phân loại DNNN, doanh
nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016 – 2020


14

lợi nhuận, phân chia lợi nhuận hay chính sách chia cổ tức) và mục tiêu đảm
bảo dịch vụ công hoặc lợi ích xã hội. Từ đó, các TCTNN mới có thểxác định
rõ ràng sứ mệnh, mục tiêu chiến lược, mục tiêu cụ thể để hướng tớivai trò
dẫn dắt phát triển công nghệ, tạo lợi thế cạnh tranh mới cho quốc gia đồng
thời thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2016, Nhà nước ta đã thực

hiện cổ phần hóa 4506 DNNN, trong đó có 01 tập đoàn và 47 TCTNN. 10
Thứ hai, vốn của công ty mẹ trong tổng công ty nhà nước luôn thuộc sở
hữu nhà nước.
Với tư cách là nhà đầu tư, Nhà nước đã đầu tư, rót vốn từ ngân sách
nhà nước, vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; vốn từ quỹ đầu
tư phát triển tại doanh nghiệp, quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp; vốn tín dụng
do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn
khác được Nhà nước đầu tư để thành lập và duy trì hoạt động sản xuất kinh
doanh các TCTNN. Ngoài ra, nguồn vốn do doanh nghiệp nhà nước huy động
để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được coi như là nguồn vốn
của doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
Thứ ba,về cơ cấu tổ chức: Kết cấu phổ biến của các TCTNN trong giai
đoạn hiện nay tổ chức theonhóm công ty với mô hình Công ty mẹ - Công ty
con được phân làm ba cấp gồm: Công ty mẹ (cấp I); công ty con (cấp II);
công ty con của công ty cấp II (cấp III). Trong nhóm công ty này, mỗi công
ty được thành lập và đăng ký theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp
nhân độc lập.Công ty mẹ thực hiện kiểm soát hoặc chi phối các công ty con
(cấp II) thông qua việc kiểm soát quyền sở hữu vốn cổ phần, vốn góptại
doanh nghiệp đó. Và cùng với phương thức đó, công ty cấp IIsẽ thực hiện
kiểm soát công ty cấp III.
10

Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp (2016), Báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp đổi mới
DNNN năm 2016 vầ thực hiện NQ số: 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp đến hết năm 2020.


15

Cơ cấu tổ chức công ty mẹ bao gồm: HĐTV/Chủ tịch công ty là cơ

quan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu nhà nước tại công ty; Tổng giám
đốc/giám đốc tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày; Kế toán
trưởng tổng công ty, Kiểm soát viên của chủ sở hữu nhà nước; các Phó tổng
giám đốc và Bộ máy giúp việc công ty mẹ.
Cơ cấu tổ chức của Công ty cấp II, Công ty cấp III phụ thuộc vào từng
loại hình doanh nghiệp do Công ty mẹ thành lập.
Thẩm quyền quyết định mô hình cơ cấu tổ chức của TCTNN là Thủ
tướng chính phủ. Thủ tướng chính phủ quyết định mô hình TCTNN thông
qua việc phê duyệt đề án thành lập TCTNN hoặc đề án tổng thể sắp xếp đổi
mới các TCTNN.
Thứ tư, mối quan hệ giữa tổng công ty nhà nước với Bộ, Ngành của
chính phủđược thực hiện theo quy định tại Nghị định số: 99/2012/NĐ-CP
ngày 15 tháng 11 tháng 2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện
các quyền, trách nhiệm, nghĩa cụ của Chủ sở hữu nhà nước; Nghị định
69/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về tập đoàn kinh tế
nhà nước và TCTNN; Nghị định số 49/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm
2014 của Chính phủ về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN trong việc
chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu. Theo các văn
bản này, Chính phủ là cơ quan cao nhất, thống nhất quản lý, thực hiện chức
năng chủ sở hữu nhà nước đối với các TCTNN. Chính phủ thực hiện phân
công, phân cấp quyền hạn, trách nhiệm chủ sở hữu nhà nước cho các Bộ quản
lý ngành, Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ lao động
thương binh xã hội phù hợp với chức năng của các Bộ.
1.2. Lịch sử hình thành tổng công ty nhà nƣớc ở Việt Nam và Tổng
công ty Quản lý bay Việt Nam
1.2.1. Lịch sử hình thành, phát triển tổng công ty nhà nước ở Việt Nam


16


Ngay từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX ở Việt Nam đã tồn tại
những cơ sở kinh tế lớn của Nhà nước có tên gọi là “Liên hiệp các xí nghiệp
quốc doanh”11. Đây là một tổ chức sản xuất kinh doanh bao gồm các xí
nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau được liên kết lại một cách bắt buộc
hoặc tự nguyện theo quyết định hành chính nhà nước nhằm mở rộng hợp tác,
phân công sản xuất kinh doanh, tạo ra năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh
tế cao trong từng xí nghiệp thành viên và toàn liên hiệp.
Đến năm 1991, tại Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng ta đã đặt ra nhiệm
vụ sắp xếp lại các liên hiệp các xí nghiệp, phù hợp với yêu cầu mới của thị
trường. Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Nghị quyết số: 388-HĐBT ngày 20
tháng 11 năm 1991để các Bộ, địa phương triển khai thực hiện thành lập, giải
thể và phát triển một số công ty hoặc liên hiệp xí nghiệp lớn, có uy tín thành
các TCTNN có khả năng hội nhập và cạnh tranh với các thành phần kinh tế
khác trong nước và doanh nghiệp ngoài nước.
Đến ngày 07 tháng 3 năm 1994, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số:
90/TTg về việc tiếp tục sắp xếp DNNN theo hướngthành lập và đăng ký lại
những DNNNchưa làm trong đợt I. Tiến hành kiểm tra, rà soát, phân tích
đánh giá hoạt động kinh doanh của DNNN, chấn chỉnh tổ chức quản lý, tiếp
tục sắp xếp các DNNN để nâng cao hiệu quả kinh doanh và từng bước tổ chức
lại một cách hợp lý các DNNN đang hoạt động cùng ngành nghề trên cùng
một điạ bàn theo hướng không phân biệt DNNN do Trung ương hay địa
phương quản lý. Sắp xếp, thành lập và đăng ký lại các Liên hiệp xí nghiệp,
Tổng công ty. Những tổng công ty được xem xét thành lập và đăng ký lại khi
có ít nhất 5 đơn vị thành viên quan hệ với nhau về công nghệ, tài chính,
chương trình đầu tư phát triển, dịch vụ về cung ứng, vận chuyển, tiêu thụ,
thông tin, đào tạo; toàn tổng công ty có vốn pháp định trên 500 tỷ đồng, đối

11

Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Luật Thương mại,Nhà xuất bản Công an nhân dân, Tr.

220.


17

với một số tổng công ty trong những ngành đặc thù thì vốn pháp định có thể
thấp hơn nhưng không được ít hơn 100 tỷ đồng.
Giai đoạn từ năm 2002- 2006: Đây là giai đoạn đẩy mạnh chuyển đổi
sở hữu, Luật DNNN năm 2003 thay thế Luật DNNN 1995 đã tạo cơ sở pháp
lý hình thành TCTNN. Để đẩy mạnh chuyển đổi sở hữu, Thủ tướng chính phủ
ban hành Quyết định số 58/2002/QĐ-TTg (ngày 26/4/2002), Quyết định số
155/2004/QĐ-TTg (ngày 24/8/2004) ban hành tiêu chí, danh mục phân loại
công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc TCTNN. Với
tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước có các quyền và nghĩa vụ như các chủ sở hữu
khác đầu tư vào doanh nghiệp. Theo đó, thu hẹp những ngành, lĩnh vực Nhà
nước nắm giữ 100% vốn, nắm giữ cổ phần chi phối trên 50% vốn điều lệ và
quy định những ngành, lĩnh vực đa dạng hóa sở hữu dưới các hình thức cổ
phần hóa, giao hoặc bán; quy định phương thức xử lý như sáp nhập, hợp nhất,
giải thể, phá sản đối với những công ty không thuộc lĩnh vực nhà nước nắm giữ
100% vốn, hoạt động thua lỗ kéo dài, không thực hiện được chuyển đổi sở
hữu; quy định các điều kiện tồn tại đối với TCTNN và những TCTNN không
đáp ứng đủ các điều kiện sẽ được sắp xếp lại theo hướng sáp nhập, hợp nhất
hoặc giải thể sau khi sắp xếp lại công ty thànhviên.
Từ năm 2007 đến nay: Đây là giai đoạn cải cách DNNN,chủ yếu tập
trung vào hình thành các tập đoàn kinh tế nhà nước, chuyển đổi TCTNN và
công ty nhà nước sang mô hình công tymẹ - Công ty con. Từ ngày 1/7/2010,
toàn bộ các TCTNNphải chuyển thành công ty cổ phần, công ty TNHH hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp, chấm dứt tình trạng chia cắt pháp luật về doanh
nghiệp theo hình thức sở hữu. Đây là sự đổi mới tổ chức quản lý, cơ chế hoạt
động, do việc quy định TCTNN không có tư cách pháp nhân. Việc tổ chức

hoạt động tổng công ty được thực hiện trên mô hình Công ty mẹ - Công ty
con, là những thực thể kinh tế độc lập, hoạt động trong cùng một khung pháp
lý với các doanh nghiệpkhác. Như vậy, Nhà nước đã trao quyền tự chủ trong


×