Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Bảo hộ phần mềm máy tính theo quy định của pháp luật một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho việt nam (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỨA THỊ THANH HÕA

ĐỀ TÀI
BẢO HỘ PHẦN MỀM MÁY TÍNH THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HỨA THỊ THANH HÕA

ĐỀ TÀI
BẢO HỘ PHẦN MỀM MÁY TÍNH THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Quốc Tế
Mã số: 60380108

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thái Mai

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích
dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.
Học viên

Hứa Thị Thanh Hòa


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo giảng dạy
tại Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô giảng dạy tại Khoa Pháp luật
Quốc tế - Trƣờng Đại Học Luật Hà Nội cùng với tri thức và tâm huyết của mình đã
nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình
theo học chƣơng trình Thạc sĩ Luật học giúp em đƣợc trang bị nền tảng kiến thức để có
thể hoàn thành đƣợc luận văn.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn và sự tri ân sâu sắc tới giáo viên hƣớng dẫn - TS.
Nguyễn Thái Mai - Giảng viên chính Khoa Pháp luật quốc tế - Trƣờng Đại học Luật
Hà Nội ngƣời đã tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình tìm hiểu và

nghiên cứu kiến thức để em có thể hoàn thành tốt công trình nghiên cứu của mình. Nếu
không có những hƣớng dẫn, giúp đỡ của cô em nghĩ em sẽ gặp rất nhiều khó khăn để
hoàn thành luận văn. Tận đáy lòng mình, em rất biết ơn cô!
Lời cuối cùng, em cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến bố mẹ và gia đìnhnhững ngƣời luôn bên em động viên và giúp đỡ trong cuộc sống cũng nhƣ đã tạo điều
kiện tốt nhất cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn.

Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2017
Học viên

Hứa Thị Thanh Hòa


BẢNG TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt

Tiếng Việt

BMKD

Bí mật kinh doanh

CTMT

Chƣơng trình máy tính

ĐƢQT

Điều ƣớc Quốc Tế


PMMT

Phần mềm máy tính

QTG

Quyền tác giả

SHTT

Sở hữu trí tuệ

TRIPs

Tiếng Anh

Hiệp định về các khía cạnh liên

Trade - Related Intellectual

quan tới thƣơng mại của quyền sở

Property Rights Agreement

hữu trí tuệ
TTBM

Thông tin bí mật

UTSA 1979 Luật Bí mật thƣơng mại thống

nhất Hoa Kỳ 1979
WCT
WIPO

The Uniform Trade Secret
Act 1979

Hiệp ƣớc WIPO về quyền tác giả

The WIPO Copyright

trong thời đại kĩ thuật số

Treaty

Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới

World Intellectual Property
Organization


MỤC LỤC
BẢNG TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH VÀ
ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ PHẦN MỀM MÁY TÍNH .................. 6
1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH...........................................................6
1.2. ĐIỀU ƢỚC QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ PHẦN MỀM MÁY TÍNH..........................21

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ................................................................................... 27

Chƣơng 2. PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ BẢO HỘ
PHẦN MỀM MÁY TÍNH ................................................................................ 28
2.1. BẢO HỘ PHẦN MỀM MÁY TÍNH THEO CƠ CHẾ BẢO HỘ THÔNG TIN BÍ
MẬT...............................................................................................................................28
2.2. BẢO HỘ PHẦN MỀM MÁY TÍNH THEO CƠ CHẾ BẢO HỘ SÁNG CHẾ......38
2.3. BẢO HỘ PHẦN MỀM MÁY TÍNH THEO CƠ CHẾ BẢO HỘ QUYỀN TÁC
GIẢ.................................................................................................................................45

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ................................................................................... 57
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO
HỘ PHẦN MỀM MÁY TÍNH TẠI VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM CỦA
MỘT SỐ QUỐC GIA ...................................................................................... 58
3.1. THỰC TRẠNG BẢO HỘ PHẦN MỀM MÁY TÍNH TẠI VIỆT NAM HIỆN
NAY...............................................................................................................................58
3.2. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO HỘ PHẦN
MỀM MÁY TÍNH TẠI VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC
GIA.................................................................................................................................76

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3....................................................................................85
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
PMMT xuất hiện từ những năm 50 của thế kỉ XX và ngay lập tức trở thành một
ngành công nghệ với bƣớc phát triển mạnh mẽ, PMMT đã cho thấy rằng nó là một đối

tƣợng mang bản chất phức tạp, chứa đựng hàm lƣợng đầu tƣ lớn về vật chất lẫn trí tuệ.
Dự báo trong tƣơng lai về tiềm năng phát triển một thị trƣờng rộng lớn liên quan tới
lĩnh vực này…. Cùng với đó những tranh luận của các luật gia, các nhà nghiên cứu trên
toàn cầu về lựa chọn cơ chế bảo hộ thích hợp nhất cho PMMT đƣợc khởi xƣớng, mỗi
quan điểm đều có những lí lẽ riêng của mình và có những đề xuất giải quyết thuyết
phục. Tuy nhiên rõ ràng rằng mỗi cơ chế bảo hộ PMMT vẫn tồn tại những hạn chế nhất
định và việc lựa chọn ra cơ chế bảo hộ nào là toàn diện nhất là vấn đề không dễ dàng.
Ở Việt Nam, trong những năm qua ngành công nghệ thông tin nói chung và
công nghệ phần mềm tuy còn non trẻ, nhƣng lại có sự phát triển với tốc độ chóng mặt
trở thành một phần gắn liền với mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Điểm đáng chú ý ở đây
đó là sự phát triển này đi liền với với nguyên tắc “cung cầu” của thị trƣờng. Ngày nay
nhu cầu sử dụng PMMT ngày càng tăng cao vì những mặt tích cực mà PMMT mang
lại cho ngƣời sử dụng. Để đáp ứng “nhu cầu” của thị trƣờng đòi hỏi phải có nguồn
“cung” tƣơng ứng. “Nguồn cung” này đƣợc thể hiện qua sự gia tăng nhanh chóng hàng
loạt doanh nghiệp, nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin, những ngƣời trực tiếp
sáng tạo ra các sản phẩm phần mềm. Cùng với đó là sự thu hút hàng loạt các doanh
nghiệp nƣớc ngoài đến đầu tƣ và mở rộng thị trƣờng trong lĩnh vực PMMT.
Trong bối cảnh đó, yêu cầu tất yếu đặt ra ở đây là cần phải xác định cơ chế bảo
hộ hợp lí đối với PMMT, nhằm mục đích thúc đẩy sáng tạo trí tuệ và xây dựng hành
lang pháp lý đủ mạnh làm cơ sở cho sự phát triển bền vững của ngành công nghệ thông
tin nói riêng và nền kinh tế đất nƣớc nói chung.
Để làm đƣợc điều đó, việc phân tích, nghiên cứu và tìm hiểu các quy định về bảo
hộ PMMT trong pháp luật của các quốc gia tiêu biểu, có nền công nghệ thông tin phát
triển mạnh và nhiều kinh nghiệm bảo hộ PMMT nhƣ: Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản… là
hết sức cần thiết. Giúp chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm tốt nhất, để hoàn thiện
các quy định pháp luật Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ PMMT. Có nhƣ vậy,


2


Việt Nam mới có thể xây dựng ngành công nghệ thông tin nói chung và công nghệ
phần mềm nói riêng phát triển một cách hiệu quả và bền vững. Đây cũng là lý do mà
tác giả chọn đề tài “Bảo hộ phần mềm máy tính theo quy định của pháp luật một số
nƣớc trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho
luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài
Kể từ nửa cuối của thế kỷ XX, công nghệ phần mềm ra đời và trở thành một
trong những ngành công nghiệp có sự phát triển nhanh nhất, chiếm lĩnh một thị phần
lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó các quốc gia ngày càng quan
tâm hơn tới vấn đề bảo hộ PMMT. Các nghiên cứu cũng ngày càng tăng lên, tuy nhiên
nó vẫn luôn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi và có nhiều ý kiến trái chiều, các nghiên
cứu này chủ yếu đƣợc viết dƣới dạng bài tham luận, hội thảo hoặc các ý kiến tranh
luận nhƣ:
- Ania Jedrusik and Phil Wadsworth (2017), “Patent protection for software
implemented inventions”, Wipo Magazine, (01). Đƣa ra những ý kiến về lợi ích và hạn
chế của cơ chế bảo hộ sáng chế đối với PMMT.
- Rosa Maria Ballardini (2012), Intellectual Property Protection for Computer
Programs Developments, Challenges, and Pressures for Change. Nghiên cứu, phân
tích các khía cạnh khác nhau của các chức năng PMMT và áp dụng quy định về các cơ
chế bảo hộ trong hệ thống luật SHTT ở các nƣớc đối với ngành công nghiệp PMMT.
2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, vấn đề bảo hộ PMMT là vấn đề còn khá mới trong lý luận cũng
nhƣ thực tiễn. Phần lớn các nghiên cứu đƣợc đƣa ra hiện nay đều tập trung trong
phạm vi phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam. Tiêu biểu một số nghiên
cứu khoa học nhƣ sau:
Nguyễn Đình Huy (2002), “Một vài suy nghĩ về bảo hộ CTMT ở Việt Nam”,
Tạp chí Khoa học pháp lý, (số 8); Nguyễn Nhƣ Hà (2007), “Một hƣớng tiếp cận bảo hộ
CTMT trong thế giới hội nhập”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (số 12-236); Hoàng
Minh Huệ (2009), “Một số vấn đề về bảo hộ CTMT hiện nay”, Tạp chí Hoạt động



3

khoa học (số 596); Trần Văn Hải (2009), “CTMT nên đƣợc bảo hộ là đối tƣợng nào
của quyền SHTT”, Tạp chí Hoạt động khoa học (số 597).v.v.
Ngoài ra còn có những luận văn thạc sỹ liên quan đến vấn đề này nhƣ: Phạm
Minh Sơn (2006), Quyền tác giả đối với chương trình máy tính một số vấn đề lý luận
và thực tiễn, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội hay Trƣơng Thị Tƣờng Vi (2010), Bảo hộ
quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo pháp luật Việt Nam, Khoa Luật Đại
học Quốc Gia Hà Nội .v.v.
Các công trình nghiên cứu khoa học trên một mặt chỉ tập trung phân tích các
quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ PMMT mà không đi sâu nghiên cứu
các quy định cụ thể của pháp luật của một số quốc gia có nền kinh tế phát triển và
nhiều kinh nghiệm trong vấn đề bảo hộ PMMT. Tuy nhiên, những bài viết của các tác
giả đã phân tích cơ bản về pháp luật Việt Nam và đề xuất những phƣơng hƣớng hoàn
thiện pháp luật trong tƣơng lai, đó là cơ sở để tác giả tiếp tục nghiên cứu, phát triển, so
sánh với pháp luật nƣớc ngoài nhằm xây dựng và hoàn thiện luận văn của mình.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn tập trung vào phân tích các cơ chế bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ đối với PMMT (gọi tắt là bảo hộ PMMT) theo quy định pháp luật
của một số quốc gia trên thế giới. Cụ thể là các quy định về bảo hộ PMMT thông qua
cơ chế bảo hộ thông tin bí mật, sáng chế và quyền tác giả. Thông qua đó đối chiếu, so
sánh với các quy định của pháp luật Việt Nam, thực trạng bảo hộ PMMT tại Việt Nam,
để tìm ra những điểm mới, những điểm tiến bộ trong pháp luật của các quốc gia trên
thế giới và rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện quy định pháp luật Việt
Nam hiện hành về bảo hộ PMMT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi và giới hạn của một luận văn Thạc sĩ, tác giả không đi sâu vào

nghiên cứu vấn đề thực thi quyền SHTT đối với PMMT mà tập trung chủ yếu
nghiên cứu những nội dung trực tiếp liên quan đến PMMT và bảo hộ PMMT nhƣ:
khái niệm về PMMT, điều kiện bảo hộ, nội dung bảo hộ PMMT và hành vi xâm phạm
PMMT tƣơng ứng với các cơ chế bảo hộ đƣợc quy định trong pháp luật một số quốc


4

gia tiêu biểu nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ.v.v.. Đây là các quốc gia có sự phát triển
vƣợt bậc trong lĩnh vực công nghệ phần mềm cũng nhƣ sự hoàn thiện và đồng bộ của
hệ thống pháp luật về bảo hộ PMMT. Trên cơ sở đó so sánh và rút ra bài học kinh
nghiệm, đồng thời kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ
PMMT.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận: việc nghiên cứu luận văn sẽ dựa trên nền tảng cơ sở
phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Đây đƣợc coi là kim chỉ nam cho việc định hƣớng các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
của tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
* Phương pháp nghiên cứu: trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sẽ sử dụng kết hợp các phƣơng
pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:
- Phƣơng pháp phân tích và bình luận để làm rõ những vấn đề lý luận và quy
định pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về bảo hộ PMMT.
- Phƣơng pháp so sánh để nhằm chỉ ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt
giữa các quy định pháp luật về các cơ chế bảo hộ PMMT ở các hệ thống pháp luật khác
nhau trên thế giới.
- Phƣơng pháp tổng hợp nhằm khái quát thực trạng pháp luật và thực tiễn bảo hộ
PMMT ở Việt Nam hiện nay. Để từ đó đƣa ra những kiến nghị phù hợp nhằm hoàn
thiện pháp luật Việt Nam dựa trên bài học kinh nghiệm từ pháp luật của các quốc gia.
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu

- Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến PMMT và
bảo hộ PMMT.
- Luận văn làm sáng tỏ đƣợc quy định pháp luật một số quốc gia trên thế giới về bảo
hộ PMMT.
- Đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam
về bảo hộ PMMT trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm các quy định của pháp luật nƣớc
ngoài.


5

5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tổng hợp và phân tích khái niệm về PMMT. Trên cơ sở đó, tìm hiểu
quy định về bảo hộ PMMT theo pháp luật một số nƣớc tiêu biểu. Từ đó rút ra các bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam và đƣa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam
nhằm tăng cƣờng hiệu quả bảo hộ PMMT.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
* Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể làm tài liệu tham
khảo, luận cứ đề xuất, bổ sung những vấn đề lý luận bảo hộ PMMT, đặc biệt là lý luận
về bảo hộ PMMT ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
* Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể đƣợc dùng làm tài liệu để các cá nhân, doanh
nghiệp, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực PMMT nghiên cứu, tham khảo và học hỏi
nhằm có cái nhìn tổng quan về việc lựa chọn đƣợc cơ chế bảo hộ đối với PMMT đƣợc
cho là tối ƣu và đem lại hiệu quả bảo hộ tốt nhất trên cơ sở tham khảo một số hê thống
pháp luật về bảo hộ PMMT trên thế giới.
7. Cơ cấu luận văn
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và các Phụ lục. Nội
dung luận văn đƣợc bố cục thành 3 chƣơng cụ thể nhƣ sau:
Chương 1. Một số vấn đề lí luận về phần mềm máy tính và điều ƣớc quốc tế về
bảo hộ phần mềm máy tính

Chương 2. Pháp luật một số nƣớc trên thế giới về bảo hộ phần mềm máy tính
Chương 3. Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả bảo hộ phần mềm máy
tính tại Việt Nam từ kinh nghiệm của một số quốc gia


6

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH VÀ ĐIỀU ƢỚC
QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH
1.1.1. Khái niệm phần mềm máy tính
Trong kỉ nguyên công nghệ số hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ
thuật, máy vi tính (sau đây gọi tắt là máy tính) đã ra đời và trở thành công cụ không thể
thiếu trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội. Các tính năng của máy tính luôn có sự
cập nhật, đổi mới và ngày càng đƣợc nâng cao. Hình thức máy tính cũng đƣợc thay đổi
từ những chiếc máy tính (PC) có kích thƣớc lớn, dần đƣợc thay thế bằng các thiết kế
nhỏ gọn, hợp thời trang thu hút đƣợc thị hiếu của ngƣời tiêu dùng.
Mặc dù có nhiều cách giải thích khác nhau nhƣng về cơ bản máy tính muốn hoạt
động cần phải đƣợc cấu tạo bởi hai bộ phận: phần cứng và phần mềm. Đây là hai bộ
phận quan trọng nhất của máy tính chúng có mối tƣơng quan mật thiết với nhau. Phần
cứng sẽ quyết định hiệu năng của phần mềm. Phần cứng tốt thì phần mềm chạy nhanh,
ổn định. Còn phần mềm chỉ có thể hoạt động đƣợc dựa trên cấu tạo của phần cứng
tƣơng thích.
Nếu phần cứng máy tính là phần mà ngƣời dùng máy tính có thể nhìn thấy đƣợc
bằng mắt thƣờng với hình dạng cố định, có thể tƣơng tác bằng cách sờ, cầm, nắm
lấy.Ví dụ: Màn hình, chuột, bàn phím, dây cắm, CPU, Ram.v.v.Thì ngƣợc lại PMMT
là các ứng dụng chạy bên trong máy tính, chúng ta không thể cầm, nắm, sờ vào đƣợc.
Một máy tính có rất nhiều phần mềm, mỗi phần mềm giải quyết một chức năng khác
nhau để máy tính có thể hoạt động. Nếu nhƣ về mặt kĩ thuật, phần mềm của máy tính

có vị trí hết sức quan trọng đƣợc coi là “linh hồn” của máy tính quyết định tới hiệu
năng của máy tính. Thì về mặt kinh tế, phần mềm có khả năng đem lại cho chủ sở hữu
phần mềm những lợi ích vật chất vô cùng to lớn, thậm chí có những phần mềm mà bản
thân giá trị thƣơng mại của nó lên tới hàng triệu đô la.


7

Hiện nay, không những trong đời sống hàng ngày mà ngay cả về mặt mặt pháp
lý, vẫn đang tồn tại song song hai thuật ngữ “phần mềm máy tính” (computer
software) và “chương trình máy tính” (computer program). Hai khái niệm này đƣợc sử
dụng thƣờng xuyên, không có sự phân biệt một cách rõ ràng. Thậm chí trong ngôn ngữ
hàng ngày, nhiều ngƣời sử dụng đồng nhất và coi hai thuật ngữ trên là cùng chỉ một đối
tƣợng.Tuy nhiên, nhận định này không chính xác bởi giữa chúng luôn tồn tại những
điểm khác biệt nhau.
Vì vậy khi tìm hiểu về PMMT theo hƣớng nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt trong
vấn đề bảo hộ PMMT việc tiếp cận khái niệm PMMT dƣới hai góc độ khoa học công
nghệ và pháp luật là thực sự cần thiết nhằm giúp chúng ta hiểu rõ nội hàm khái niệm
PMMT một cách toàn diện, đầy đủ và chính xác nhất.
1.1.1.1. Dưới góc độ khoa học công nghệ
Dƣới góc độ khoa học công nghệ có nhiều khái niệm về PMMT đƣợc đƣa ra
nhƣng về cơ bản có nội dung tƣơng tự nhƣ nhau:
Theo từ điển Computer Hope: “PMMT là một tập hợp các câu lệnh, chỉ thị cho
phép người sử dụng tương tác với máy tính, phần cứng của máy tính để thực hiện một
nhiệm vụ hay một vấn đề cụ thể nào đó”(1)
Theo giáo trình cấu trúc máy tính – Đại học Thái Nguyên: “Phần mềm là hệ các
chương trình trong máy tính giúp người sử dụng (user) thực hiện một công việc nào
đó”
Theo giáo trình Nhập môn công nghệ phần mềm – Đại học Hàng Hải: “Phần
mềm là một tập hợp bao gồm: Các lệnh (CTMT) khi thực hịên thì đưa ra hoạt động và

kết quả mong muốn. Các cấu trúc dữ liệu làm cho chương trình thao tác thông tin thích
hợp. Các tài liệu mô tả thao tác và cách dùng chương trình”
Từ những định nghĩa trên ta có thể thấy bất kì PMMT nào cũng đƣợc kết cấu bởi
ba yếu tố cơ bản nhƣ sau:

(1)

Software, “software is a collection of instructions that
enable the user to interact with a computer, its hardware, or perform tasks”, ngày truy cập 10/4/2017.


8

Thứ nhất, các câu lệnh, chỉ thị (tức chƣơng trình máy tính) đƣợc viết dƣới dạng
mã nguồn và mã máy. Theo đó:
- Ngôn ngữ máy (mã máy): Chứa toàn các số nhị phân (gồm số 0 và số 1). Vì tập
lệnh của ngôn ngữ máy phụ thuộc vào loại vi xử lý nên ngôn ngữ máy sẽ khác nhau
trên những máy tính có sử dụng bộ vi xử lý khác nhau. Khi viết chƣơng trình bằng
ngôn ngữ máy, lập trình viên có thể điều khiển máy tính trực tiếp và đạt đƣợc chính
xác điều mình muốn làm. Do đó, các chƣơng trình ngôn ngữ máy đƣợc viết tốt là
những chƣơng trình rất hiệu quả (tốc độ thi hành nhanh, kích thƣớc nhỏ). Tuy nhiên
chƣơng trình viết ngôn ngữ máy mất rất nhiều thời gian để viết và rất khó đọc. Mặt
khác vì chƣơng trình đƣợc viết bằng tập lệnh phụ thuộc vào bộ vi xử lý nên chƣơng
trình chỉ chạy đƣợc trên những máy tính có cùng bộ vi xử lý mà thôi. Ngôn ngữ máy
cũng đƣợc gọi là ngôn ngữ cấp thấp (low-level language).
- Ngôn ngữ lập trình (mã nguồn): Đƣợc thiết kế thích hợp cho những đòi hỏi của
các lập trình viên. Nó độc lập với mã máy và ngƣời ta thƣờng gọi là ngôn ngữ bậc cao.
Ngôn ngữ cấp cao gần gũi hơn với ý niệm ngôn ngữ mà hầu hết mọi ngƣời đều biết, nó
bao gồm các danh từ, động từ, ký hiệu toán học, liên hệ và các thao tác luận lý. Các
yếu tố này có thể đƣợc phối hợp, liên kết với nhau tạo thành một hình thức của câu.

Các "câu" này đƣợc gọi là các mệnh đề của chƣơng trình (program statement). Do đó,
các lập trình viên dễ dàng đọc và dễ lập trình hơn so với ngôn ngữ máy. Ngôn ngữ cấp
cao thƣờng không phụ thuộc vào máy tính, nghĩa là các chƣơng trình viết bằng ngôn
ngữ cấp cao có thể chạy trên các loại máy tính khác nhau (sử dụng các bộ vi xử lý khác
nhau).(2)
Thứ hai, cấu trúc dữ liệu bao gồm cấu trúc làm việc và cấu trúc lƣu trữ. Đây là
cơ sở để xác định phƣơng pháp tổ chức dữ liệu sao cho CTMT đƣợc viết bằng ngôn
ngữ lập trình có thể thao tác đƣợc đúng và hiệu quả.
Thứ ba, các tài liệu liên quan gồm hƣớng dẫn kỹ thuật, tài liệu tham khảo và tài
liệu phát triển. Đây là tài liệu giải thích phần mềm làm việc nhƣ thế nào? Hƣớng dẫn
sử dụng, giải thích cách dùng phần mềm đó ra sao? Các tài liệu này không những giúp
(2)

Ngôn ngữ lập trình, truy cập ngày
10/04/2017.


9

ngƣời sử dụng biết và hiểu sâu sắc cách dùng PMMT mà còn là cơ sở để họ đƣa ra
những ý kiến đề xuất hợp lí góp phần xây dựng hoàn thiện PMMT.
Nhƣ vậy, trong ba yếu tố tạo nên một PMMT thì CTMT là yếu tố hạt nhân quan
trọng nhất, nó giống nhƣ vai trò của “động cơ” trong một cỗ máy, các yếu tố còn lại là
dữ liệu và tài liệu chỉ đóng vài trò bổ sung cho CTMT.(3)
Qua các phân tích trên, có thể thấy dƣới góc độ khoa học công nghệ khái niệm
PMMT có nội hàm rộng hơn khái niệm CTMT. Bởi lẽ, chính bản thân CTMT kết hợp
cùng với tài liệu mô tả chƣơng trình và tài liệu hỗ trợ đã tạo thành tổ hợp các yếu tố
chính cấu tạo nên PMMT.
1.1.1.2. Dưới góc độ pháp luật
Sự ra đời của máy tính và PMMT đƣợc coi là một cuộc cách mạng trong lĩnh

vực công nghệ bởi những giá trị to lớn mà nó mang lại cho xã hội. Tuy nhiên, trên thế
giới cũng nhƣ ở Việt Nam việc đƣa PMMT là một trong những đối tƣợng điều chỉnh
của pháp luật nói chung và pháp luật SHTT nói riêng vẫn còn khá mới so với các đối
tƣợng khác của quyền SHTT.
Dƣới góc độ pháp lý hiện nay vẫn đang tồn tại song song hai khái niệm “phần
mềm máy tính” và “chương trình máy tính”.
Trong pháp luật quốc tế, đơn cử trong nội dung của Hiệp định về các khía cạnh
liên quan tới Thƣơng mại của quyền SHTT (TRIPs). Hiệp ƣớc WIPO về quyền tác giả
trong thời đại kĩ thuật số (WCT)… Xuyên suốt nội dung các điều ƣớc này đều sử dụng
thuật ngữ “computer program” tức “chương trình máy tính” khi quy định về các vấn
đề có liên quan. Tuy nhiên lại không có điều luật định nghĩa hay giải thích thế nào là
chƣơng trình máy tính?
Trong pháp luật quốc gia, mỗi nƣớc lại đƣa ra những khái niệm đƣợc diễn đạt
khác nhau trong luật của nƣớc mình. Có nƣớc sử dụng thuật ngữ “phần mềm” có nƣớc
lại sử dụng thuật ngữ “chương trình máy tính”.

(3)

Khái niệm, định nghĩa chƣơng trình máy tính là gì?, ngày truy cập
10/04/2017.


10

Theo luật ngày 10 tháng 5 năm 1994 của Pháp: “Phần mềm là toàn bộ các
chương trình được tiến hành và các quy tắc, có thể cả tư liệu, liên quan đến việc vận
hành của một tổng thể xử lý dữ liệu”.(4)
Luật quyền tác giả của Nhật Bản định nghĩa: “Chương trình máy tính là sự thể
hiện các lệnh kết hợp dành cho máy tính để làm cho máy tính vận hành được và đạt
được kết quả nhất định”.(5)

Luật quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ: “Chương trình máy tính là tổng
thể các chỉ dẫn hoặc câu lệnh được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trong một
máy tính để tạo ra một kết quả nhất định”.(6)
Trong xu thế hội nhập thế giới hiện nay và để điều chỉnh kịp thời các quan hệ xã
hội phát sinh trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, pháp luật Việt Nam đã xây dựng các
quy định về PMMT đƣợc ghi nhận trong nhiều văn bản luật.
Khoản 1, Điều 2 Quyết định 128/2000/QĐ – TTG ngày 20 tháng 11 năm 2000
của Thủ tƣớng Chính phủ về một số chính sách và biện pháp khuyến khích đầu tƣ và
phát triển công nghiệp phần mềm định nghĩa: “Phần mềm được hiểu là chương
trình, tài liệu mô tả chương trình, tài liệu hỗ trợ, nội dung thông tin số hóa”.
Tuy nhiên khi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (Sửa đổi, bổ sung năm 2009 – Sau
đây gọi tắt là Luật SHTT 2005) ra đời và có hiệu lực các nhà làm luật lại không tiếp tục
sử dụng thuật ngữ “phần mềm” mà thay vào đó lại sử dụng thuật ngữ “chương trình
máy tính”. Cụ thể, khoản 1, Điều 22 quy định: “Chương trình máy tính là tập hợp các
chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác,
khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính
thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Chương trình máy tính
được bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã
máy”.

(4)

Trần Văn Hải (2012), “Bảo hộ chƣơng trình máy tính nhƣ đối tƣợng độc lập của quyền sở hữu trí tuệ”, Tạp
chí nhà nước và pháp luật, (11). tr.33-42.
(5)
Khoản 10.2, Điều 2, Luật quyền tác giả Nhật Bản.
(6)
Điều 101, Luật quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.



11

Sau đó, khoản 12 Điều 4 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 lại sử dụng thuật
ngữ “phần mềm” và định nghĩa: “Phần mềm là chương trình máy tính được mô tả
bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng
nhất định”.
Từ các quy định trên có thể thấy, mặc dù có những cách định nghĩa khác nhau về
mặt thuật ngữ, khái niệm PMMT dƣới góc độ pháp lí cũng có nội hàm rộng và bao quát
khái niệm CTMT. Một máy tính muốn hoạt động đƣợc ngoài phần cứng cần phải có
phần mềm, một phần mềm phải đƣợc tạo thành từ các bộ phận cấu thành trong đó quan
trọng nhất là CTMT. Mỗi PMMT có thể đƣợc xây dựng từ nhiều CTMT và các CTMT
này đƣợc coi là yếu tố chính tạo nên phần mềm, chất lƣợng của CTMT quyết định chất
lƣợng của phần mềm.
Vì vậy, để nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo hộ PMMT một cách sâu
sắc và toàn diện. Mặc dù có những định nghĩa khác nhau trong cách thể hiện nhƣng về
bản chất bảo hộ PMMT cũng chính là bảo hộ CTMT. Do đó, để thống nhất việc sử
dụng thuật ngữ, trong luận văn này tác giả sử dụng thuật ngữ chung là PMMT.
1.1.2. Đặc điểm của phần mềm máy tính
Hiện nay, bảo hộ quyền tác giả là một cơ chế đƣợc lựa chọn và chấp nhận rộng
rãi trên toàn cầu để bảo hộ PMMT. Cơ chế này nhìn chung đƣợc coi là khá phù hợp khi
nó bảo hộ tƣơng đối đầy đủ về quyền SHTT đối với PMMT. Có nhiều lý do giải thích
cho sự lựa chọn này tuy nhiên tất cả đều xuất phát từ quan điềm cho rằng về bản chất,
PMMT bao gồm các mã lệnh đƣợc viết bằng những ngôn ngữ lập trình nhằm giúp máy
tính có thể thực hiện đƣợc một công việc cụ thể. Những ngôn ngữ lập trình này xét từ
góc độ nào đó cũng tƣơng tự nhƣ ngôn ngữ cụ thể để tạo nên một tác phẩm văn học.
Tuy nhiên, nhƣ đã phân tích ở trên PMMT đƣợc tạo thành từ nhiều yếu tố và các yếu tố
này có mối liên hệ mật thiết tới lĩnh vực khoa học kĩ thuật. Do đó PMMT có những đặc
điểm khác biệt rất lớn so với tác phẩm văn học nghệ thuật và chỉ khi hiểu rõ những
điểm này, thì ta mới có thể nghiên cứu một cách toàn diện nhất các vấn đề về bảo hộ
PMMT.



12

1.1.2.1. Phần mềm máy tính liên quan tới nhiều đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
Đặc điểm này của PMMT xuất phát từ lí do để xây dựng một PMMT phải trải qua
nhiều công đoạn và ở mỗi công đoạn đều có mối liên quan tới những đối tƣợng khác
của quyền SHTT nhƣ: bí mật kinh doanh, sáng chế, tác phẩm có bản quyền, nhãn
hiệu(7). Cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, bí mật kinh doanh: PMMT ra đời xuất phát điểm đầu tiên là việc các
doanh nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông qua nắm bắt, nghiên cứu
nhu cầu xã hội sẽ đƣa ra các ý tƣởng phát triển một phần mềm mới vừa đáp ứng đƣợc
yêu cầu thiết yếu của thị trƣờng vừa có khả năng khai thác giá trị thƣơng mại. Để làm
đƣợc điều này, các doanh nghiệp sẽ tiến hành các cuộc thảo luận, phân tích, đánh giá
và thể hiện các ý tƣởng của mình qua các bản kế hoạch. Sau khi đã có những ý tƣởng,
lập trình viên sẽ thiết kế cấu trúc hệ thống và thiết kế kiểu dữ liệu trừu tƣợng rồi viết
mã nguồn và dịch sang mã máy. Để tạo sự đột phá trên thị trƣờng, trƣớc khi những
phần mềm này đƣợc công bố các bản kế hoạch, bản thiết kế, các dòng mã chắc chắn sẽ
không đƣợc doanh nghiệp công bố công khai mà đƣợc giữ kín thông tin nhƣ là một
trong những bí mật kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ: các nhà đầu tƣ UBer đã xây
dựng ý tƣởng và sản xuất nên phần mềm Uber cung cấp ứng dụng gọi taxi có khả năng
kết nối ngƣời dùng của hãng với các chủ xe hơi riêng (là đối tác của Uber). Uber cung
cấp nhiều loại xe khác nhau, từ xe sang cho tới loại giá rẻ. Phần mềm này đã đem lại
cho Uber thành công vang dội đƣa UBer trở thành một trong những Startup công nghệ
có giá trị thƣơng mại lớn nhất trên thế giới hiện nay.
Thứ hai, sáng chế: PMMT sau khi lên ý tƣởng cần trải qua công đoạn thiết kế
cấu trúc hệ thống và thiết kế kiểu dữ liệu trừu tƣợng. Bằng cách tạo ra các module và
sắp xếp nó theo một trật tự nhất định để luồng dữ liệu đƣợc xử lí một cách trôi chảy
nhất và công việc đƣợc thực hiện một cách nhanh nhất từ đó thiết kế các phép toán để
thực hiện các công việc này. Nhờ đó PMMT có những tính năng mới, sáng tạo và hiệu


(7)

Nguyễn Nhƣ Hà (2007), “Một hƣớng tiếp cận bảo hộ phần mềm máy tính trong thế giới hội nhập”, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, (12 - 236), tr.25.


13

quả hơn so với các phần mềm cạnh tranh khác.(8) Ví dụ: Tính năng trợ lý ảo Cortana
lên PC của hệ điều hành Window 10 [Phụ lục 1]. Cho phép ngƣời sử dụng nói vào
micro của thiết bị, đặt câu hỏi hoặc ra lệnh điều khiển, Cortana sẽ trả lời câu hỏi hoặc
thực hiện theo khẩu lệnh. Nhƣ vậy, lập trình viên đã đƣa ra đƣợc những giải pháp công
nghệ mới, sáng tạo hơn và những thiết kế của họ gần nhƣ là sáng chế.
Thứ ba, quyền tác giả: nhƣ đã phân tích ở trên, CTMT là một trong ba yếu tố tạo
nên PMMT. CTMT dựa trên các giải thuật chi tiết và cấu trúc dữ liệu tƣơng ứng, lập
trình viên sẽ viết mã nguồn và sau đó biên dịch sang mã máy tƣơng ứng với loại phần
cứng mà phần mềm sẽ đƣợc cài đặt. CTMT hoặc từng bộ phận của chƣơng trình có thể
đƣợc bảo hộ nhƣ các tác phẩm có bản quyền.(9)
Thứ tư, nhãn hiệu: khi PMMT đƣợc đƣa vào lƣu thông nhƣ một thực thể hỗn
hợp hàng hóa (vật mang phần mềm) + dịch vụ (quyền sử dụng các đối tƣợng SHTT
theo quy định của nhà thiết kế) mỗi phần mềm đều đƣợc đặt một tên riêng và có thể
đƣợc bảo hộ nhƣ một nhãn hiệu.(10)
Hiện nay, cơ chế bảo hộ quyền tác giả đối với PMMT đƣợc hầu hết các quốc gia
trên thế giới lựa chọn. Tuy nhiên một điều không thể phủ nhận đó là chính bản thân
PMMT luôn có mối liên hệ mật thiết tới nhiều đối tƣợng của quyền SHTT nhƣ: bí mật
kinh doanh, sáng chế…Vì vậy khi nghiên cứu các quy định của pháp luật về bảo hộ
PMMT chúng ta cần tiếp cận dƣới nhiều cơ chế bảo hộ khác chứ không nên chỉ xét
riêng cơ chế bảo hộ quyền tác giả.
1.1.2.2. Phần mềm máy tính luôn luôn mang tính sáng tạo

Thứ nhất, PMMT luôn mang tính sáng tạo bởi PMMT là một loại tài sản trí tuệ.
Mà tài sản trí tuệ luôn có tính sáng tạo và đổi mới. Đặc tính đảm bảo tài sản trí tuệ phải
là một đối tƣợng mới, nó có thể là một đối tƣợng chƣa từng biết đến nhƣng cũng có thể
chỉ là một sự khác biệt, riêng có hoặc là một đối tƣợng đã biết nhƣng bổ sung cái mới.

(8)

NguyễnTuấn Dũng (2014), Pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm máy tính và
kinh nghiệm áp dụng cho pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ ngành Luật Quốc Tế, Đại học Luật Hà Nội, Hà
Nội, tr. 18.
(9)
Đào Minh Đức (2006), “Quyền sở hữu trí tuệ đối với phần mềm”, Tạp chí thế giới vi tính, (12), tr. 40.
(10)
Nguyễn Nhƣ Hà (2007), “Một hƣớng tiếp cận bảo hộ phần mềm máy tính trong thế giới hội nhập”, Tạp chí
Nhà nước và Pháp luật, (12 - 236), tr.25.


14

(11)

Một PMMT có thể đƣợc xây dựng bởi một hoặc nhiều tác giả, họ nắm bắt nhu cầu

của thị trƣờng và đƣa ra các ý tƣởng, có thể là ý tƣởng phát triển từ những cái đã có
hoặc các ý tƣởng sáng tạo mới nhằm mục tiêu phát triển ra PMMT đáp ứng nhu cầu
của cuộc sống.
Thứ hai, tính sáng tạo là điểm chung của tất cả tài sản trí tuệ, tuy nhiên đối với
PMMT tính sáng tạo này không dựa theo một nguyên tắc nhất định hay nói cách khác
PMMT luôn phát triển, sửa đổi, bổ sung và nâng cấp không theo một khuôn mẫu cố
định, một nguyên tắc “bất di bất dịch” nào mà thay vào đó nó đƣợc tạo thành tùy vào

tình hình và các yêu cầu cụ thể, có thể là từ những đơn đặt hàng, từ những ý tƣởng
sáng tạo của các cá nhân tổ chức khác nhau thông qua việc tiếp thu nhu cầu xã hội,
hoặc cũng có thể PMMT ra đời để thích nghi với những tiến bộ công nghệ mới đòi hỏi
PMMT phải đƣợc nâng cấp. Nói tóm lại, chính vì môi trƣờng xã hội luôn thay đổi theo
chiều hƣớng không xác định dẫn tới PMMT cũng phải thay đổi theo một cách tƣơng
ứng để đáp ứng đƣợc yêu cầu thiết yếu của thị trƣờng.
1.1.2.3. Phần mềm máy tính luôn thay đổi và dễ lạc hậu theo thời gian
PMMT khác với phần cứng máy tính cũng nhƣ các vật thể đặc định khác ở chỗ
PMMT không bị hỏng hay bị hao mòn bởi tác động của điều kiện môi trƣờng tự nhiên,
nhƣng lại bị tác động bởi yếu tố thời gian. Bởi lẽ càng về sau công nghệ mới ra đời và
ngày càng tiến bộ, những phiên bản nâng cấp PMMT đƣợc phát triển tiếp theo dẫn tới
thực tế những PMMT cũ sẽ bị thoái hóa và lạc hậu, không phù hợp với thị hiếu ngƣời
sử dụng.
Mặt khác, hàng ngày hàng giờ trên thế giới cho ra đời rất nhiều PMMT để phục
vụ nhu cầu của con ngƣời. Đời sống ngày càng nâng cao thì các yêu cầu đặt ra đối với
chất lƣợng của PMMT sẽ khắt khe hơn rất nhiều, đòi hỏi PMMT phải luôn đƣợc sửa
đổi, bổ sung, nâng cấp, thay thế và tạo mới. Chính vì vậy, yếu tố xã hội và thời gian là
nguyên nhân tạo ra sự thay đổi của PMMT nếu không thay đổi sẽ trở nên lạc hậu và lỗi
thời.

(11)

Nguyễn Thái Mai, Vũ Thị Phƣơng Lan (chủ biên 2013), Giáo trình pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ, NXB
Chính trị - Hành chính, Hà Nội, tr. 24.


15

1.1.2.4. Phần mềm máy tính là đối tượng dễ bị sao chép
Cơ chế bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật chỉ bảo hộ

hình thức thể hiện tác phẩm chứ không bảo hộ nội dung tác phẩm. Chính bởi vậy, khi
sao chép một tác phẩm văn học nghệ thuật thì chất lƣợng và giá trị của bản sao đó sẽ có
sự thay đổi.Ví dụ: hiện nay trong lĩnh vực xuất bản sách, đặc biệt là giáo trình đại học
và sách giáo khoa. Có sự xuất hiện tràn lan của những đầu sách lậu sao chép hoàn toàn
nội dung và hình thức của sách có bản quyền. Tuy nhiên, việc xác định đƣợc đâu là
sách lậu, đâu là sách có bản quyền không gặp khó khăn bởi lẽ phần lớn sách lậu là
những cuốn sách đƣợc in với chi phí rất rẻ, chất lƣợng thấp, nhìn bằng mắt thƣờng có
thể nhận ra.
Đối với PMMT một thực tế không thể phủ nhận đó là trong tất cả các loại tác
phẩm đƣợc bảo hộ bằng quyền tác giả thì PMMT luôn là đối tƣợng bị xâm phạm nhiều
nhất, không những ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Bởi lẽ PMMT là một loại tài
sản trí tuệ chúng ta không thể cầm, nắm, hay thực hiện các tác động vật lý lên nó,
PMMT là một sản phẩm chỉ tồn tại trong những cấu tạo vật chất nhất định nhƣ: Đĩa
CD, ổ cứng, USB… và đƣợc phân phối chủ yếu qua các kênh truyền thống nhƣ (hệ
thống bán lẻ, hệ thống doanh nghiệp…). Thậm chí chỉ cần một cú click chuột, ngƣời sử
dụng có thể sở hữu một PMMT mà không gặp bất cứ khó khăn nào. Chính vì vậy,
PMMT rất dễ bị sao chép một cách dễ dàng với số lƣợng lớn, khó phát hiện và bảo vệ.
Mặt khác chất lƣợng của PMMT sao chép lậu và của bản gốc là hoàn toàn nhƣ nhau rất
khó có thể phân biệt, xác định và không dễ dàng để có thể nhận biết nhƣ một tác phẩm
văn học nghệ thuật bị sao chép. Chính đặc điểm này của PMMT đã dẫn tới các hành vi
xâm phạm quyền SHTT đối với PMMT ngày càng trở nên phổ biến và việc bảo hộ
cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
1.1.3. Phân loại phần mềm máy tính
Có rất nhiều tiêu chí để phân loại PMMT. Tuy nhiên, thƣờng có hai cách phân
loại PMMT nhƣ sau:


16

Thứ nhất, căn cứ vào phương thức hoạt động và lĩnh vực xử lý PMMT được chia

thành hai loại như sau:
- Phần mềm hệ thống: là phần mềm có trách nhiệm kiểm soát, tích hợp và quản
lý các thành phần phần cứng riêng biệt của hệ thống máy tính, nó thực hiện các chức
năng nhƣ chuyển dữ liệu từ bộ nhớ vào đĩa, hoặc xuất văn bản ra màn hình.(12) Phần
mềm hệ thống chủ yếu bao gồm hệ điều hành, chƣơng trình xử lý ngôn ngữ, chƣơng
trình tiện ích. Hệ điều hành trực tiếp điều khiển và quản lý phần cứng của hệ thống, tổ
chức phối hợp sự vận hành của máy tính, cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho các phần mềm
hệ thống và phần mềm ứng dụng khác. Hệ điều hành có rất nhiều loại, có hệ điều hành
một ngƣời sử dụng và hệ điều hành nhiều ngƣời sử dụng… Hệ điều hành mà máy tính
cá nhân thƣờng sử dụng có Window 2007, Window 2010.v.v. Khi tự tay viết một
CTMT cần phải dùng đến chƣơng trình xử lý ngôn ngữ. Sử dụng chƣơng trình lập trình
máy tính cần thiết phải thông qua chƣơng trình xử lý ngôn ngữ dịch thành lệnh mà máy
tính có thể nhận biết thì mới có thể đƣợc thực hiện. Chƣơng trình tiện ích dùng để bảo
vệ sự vận hành bình thƣờng của máy tính là công cụ phần mềm bảo vệ ngƣời quản lý
sử dụng. Nó bao gồm chƣơng trình chẩn đoán, chƣơng trình kiểm tra lỗi, chƣơng trình
giám sát. (13)
- Phần mềm ứng dụng: là loại phần mềm đƣợc xây dựng để giải quyết những
vấn đề thực tế. Thông thƣờng, những phần mềm ứng dụng đƣợc thiết kế nhằm giải
quyết những vấn đề cụ thể trong một lĩnh vực ứng dụng nào đó. Vì thế tính đa dạng của
lĩnh vực ứng dụng quyết định sự phong phú, đa dạng của các loại phần mềm ứng dụng.
Phần mềm ứng dụng cũng có thể đƣợc phân thành: Phần mềm đặt hàng và phần mềm
đóng gói. Trong đó những phần mềm đƣợc viết theo yêu cầu riêng của một cá nhân hay

(12)

Computer Software Definition, “Systemsoftware is
responsible for controlling, integrating, and managing the individual hardware components of a computer system
so that other software and the users of the system see it as a functional unit without having to be concerned with
the low-level details suchas transferring data from memory to disk, or rendering text onto a display”, ngày truy
cập 17/04/2017.

(13)
Thế nào là phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng?,
/>BB%87_th%E1%BB%91ng,_ph%E1%BA%A7n_m%E1%BB%81m_%E1%BB%A9ng_d%E1%BB%A5ng%3F
, ngày truy cập 17/04/2017.


17

tổ chức. Ví dụ: phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm quản lý nhân viên…. Đƣợc gọi
là phần mềm đặt hàng. Còn những phần mềm đƣợc viết dựa trên nhu cầu chung của
nhiều ngƣời, không mang tính đặc thù cho một đối tƣợng riêng biệt đƣợc viết hoàn
chỉnh và thƣờng kèm theo phƣơng tiện để cài đặt lên máy tính, ngƣời sử dụng chỉ cần
mua và thông qua một số thiết lập cơ bản là có thể sử dụng đƣợc. Ví dụ: phần mềm
dùng cho việc xử lý văn bản có Microsoft Word, phần mềm thiết kế ảnh có Photoshop,
phần mềm dùng cho thiết kế bổ trợ máy tính có AutoCAD.v.v. Hiện nay, các chủng
loại phần mềm ứng dụng phát triển rất đa dạng, có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhiều
đối tƣợng trong mọi lĩnh vực khác nhau.
Thứ hai, căn cứ vào tiêu chí quyền sử dụng, PMMT có thể được phân loại như
sau:
- Phần mềm thƣơng mại: Đây là phần mềm đƣợc sản xuất ra để bán và thu lợi
nhuận. Ví dụ: các phần mềm đóng gói hiện nay của Microsoft nhƣ Microsoft Office.
Thông thƣờng, để tạo ra các phần mềm này nhà sản xuất phần mềm sẽ phải đầu tƣ một
khoản chi phí rất lớn để nghiên cứu, sản xuất và phát triển phần mềm. Do đó, họ cần
phải thu đƣợc lợi nhuận để bù lại những chi phí đã bỏ ra và để tái đầu tƣ các nhà sản
xuất cũng sẽ trích một phần trong số lợi nhuận để sáng tạo ra sản phẩm và công nghệ
mới. Vì vậy, những phần mềm này không thể miễn phí và giá thành của chúng cũng
không hề rẻ. Ngƣời dùng muốn sử dụng phải trả một khoản tiền để mua bản quyền
phần mềm và ngƣời mua không đƣợc phép tự ý phân phối hay sao chép phần mềm đó.
- Phần mềm thử nghiệm (giới hạn thời gian sử dụng): Đây là những phần mềm
thƣơng mại nhƣng chỉ là những phiên bản thử nghiệm (demo) nhằm tiếp cận và giới

thiệu tới ngƣời dùng qua đó kích thích khách hàng sử dụng. Đặc điểm của loại phần
mềm này là bị giới hạn trong một số tính năng và thời hạn sử dụng của sản phẩm: Ví
dụ: khi cài đặt phần mềm diệt Virus Kaspersky, sau khi cài đặt hệ thống sẽ tự động
cung cấp cho ngƣời dùng bản dùng thử trong thời hạn 30 ngày. Hết thời hạn trên
PMMT sẽ tự động bị khóa bản quyền và ngƣời dùng muốn tiếp tục sử dụng phải mua
một phần mềm có bản quyền để duy trì quyền sử dụng phần mềm.
- Phần mềm mã nguồn mở: “Phần mềm nguồn mở là phần mềm với mã nguồn
được công bố và sử dụng một giấy phép nguồn mở. Giấy phép này cho phép bất cứ ai


18

cũng có thể nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm, và phân phối phần mềm ở dạng
chưa thay đổi hoặc đã thay đổi.” (14) Hiện nay, nguồn mở phổ biến nhất trên thế giới là
Linux. Từ một nhân Linux mở các nhà lập trình đã phát triển thành nhiều phần mềm
hoàn chỉnh nhƣ: sản phẩm hệ điều hành Linux của các hãng Red Hat, SuSE, Mandrake,
Hồng Kỳ.v.v.
- Phần mềm miễn phí: là phần mềm mà ngƣời sử dụng không cần phải trả bất kì
một khoản chi phí nào liên quan tới phần mềm, không hạn chế về thời hạn sử dụng,
ngƣời dùng có thể sao chép, phân phối cho ngƣời khác. Tuy nhiên, vẫn phải tôn trọng
quyền nhân thân của tác giả, nhƣ tên tác giả và không đƣợc phép bán lại. Phần mềm
miễn phí khác với phần mềm mã nguồn mở ở chỗ khi phân phối sẽ không đƣợc cung
cấp mã nguồn của nó. Ví dụ: trình duyệt Chrome, trình duyệt Cốc Cốc.v.v.
1.1.4. Ý nghĩa của bảo hộ phần mềm máy tính
Sự ra đời và phát triển với tốc độ nhanh chóng của máy tính nói chung và
PMMT nói riêng đại diện cho sự thay đổi chƣa từng thấy của cuộc cách mạng công
nghiệp. Giờ đây PMMT không chỉ đƣợc biết đến là một công cụ phổ biến, tác động tới
hầu hết mọi khía cạnh của đời sống con ngƣời mà còn đƣợc biết đến là một ngành công
nghiệp tạo ra nguồn thu lớn cho mỗi quốc gia. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là tình
trạng xâm phạm PMMT ngày càng trở nên phổ biến với những hành vi hết sức tinh vi

và phức tạp. Để có thể đƣa ra đƣợc những biện pháp chế tài tƣơng xứng với hành vi
xâm phạm PMMT cũng nhƣ củng cố kiến thức cho mọi ngƣời trong việc sử dụng
PMMT có bản quyền chúng ta cần nhận thức rõ vai trò quan trọng của vấn đề bảo hộ
đối với PMMT.
Thứ nhất, đối với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với PMMT
Bảo hộ quyền tác giả đối với PMMT đang là cơ chế đƣợc lựa chọn ở hầu hết các
quốc gia trên thế giới. Việc tiến hành bảo hộ theo cơ chế này đã khuyến khích sự sáng
tạo, thông qua các quy định của pháp luật tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể sử
dụng, khai thác các lợi ích có đƣợc từ chính PMMT do mình tạo ra, tạo động lực để
hình thành các ý tƣởng mới, tạo ra các sản phẩm phần mềm có tính ứng dụng cao, đáp

(14)

Theo Tổ chức Sáng kiến Nguồn mở (OSI - Open Source Initiative).


19

ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội. Hơn nữa khi đƣợc pháp luật bảo hộ, tác giả, chủ sở
hữu quyền tác giả còn đƣợc quyền ngăn cản ngƣời khác khai thác, sử dụng trái phép
tác phẩm của mình để thu lợi khi không đƣợc tác giả, chủ sở hữu cho phép. Đặc biệt,
thông qua cơ chế bảo hộ sẽ giúp lấy lại công bằng cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
khi phát hiện ra các hành vi xâm phạm đến quyền của họ. Với các quy định pháp luật
về bảo hộ hộ có thể tiến hành khởi kiện đòi bồi thƣờng thiệt hại về vật chất và tinh thần
do các hành vi xâm phạm gây ra đối với PMMT, khẳng định chắc chắn quyền sở hữu
đối với thành quả sáng tạo của mình.(15)
Thứ hai, đối với doanh nghiệp
Để xây dựng và phát triển một PMMT hoàn chỉnh ra thị trƣờng, các doanh
nghiệp với vai trò là nhà sản xuất ra PMMT ngoài việc bỏ ra thời gian, công sức, trí
tuệ, nhân lực còn phải đầu tƣ một khoản chi phí kinh tế rất lớn trong toàn bộ quá trình,

từ khi lên ý tƣởng cho tới khi đƣa đƣợc sản phẩm đến tay khách hàng. Đối với bất kì
một doanh nghiệp việc tạo ra lợi nhuận và thu hồi vốn ban đầu từ việc phát triển
PMMT để cho phép tái đầu tƣ luôn là mục tiêu hƣớng tới. Sự sống còn của một doanh
nghiệp chỉ đảm bảo khi thu nhập đƣợc tạo ra đủ để trang trải những chi phí cần thiết.
Mối đe dọa lớn nhất đối với các nhà sản xuất trong lĩnh vực phần mềm đó là tình trạng
vi phạm bản quyền. (16) Nếu quá ít ngƣời sử dụng trả tiền cho các PMMT mà thay vào
đó, PMMT đƣợc tạo ra bị sao chép, phân phối, sử dụng ….một cách tràn lan, trái pháp
luật thì nhà sản xuất sẽ không nhận đƣợc đủ thu nhập để chi trả cho các chi phí mà họ
đã bỏ ra. Vì vậy, việc bảo hộ PMMT sẽ góp phần ngăn chặn các hành vi xâm phạm, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp yên tâm sáng tạo và thiết lập đầu tƣ.
Thứ ba, đối với quốc gia
Một nghiên cứu mới đây của BSA - Liên minh Phần mềm và INSEAD một
trong những trƣờng đại học kinh tế hàng đầu thế giới, cho biết việc tăng cƣờng sử dụng
phần mềm có bản quyền, chứ không phải tăng cƣờng sử dụng phần mềm lậu sẽ có
nhiều ý nghĩa hơn đối với nền kinh tế của một quốc gia. Nghiên cứu cho biết ở Việt
(15)

Nguyễn Thu Hƣơng (2016), Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh trên Internet theo quy định của
Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. tr.22.
(16)
William A. White (2003), Copyright in Computer - More Wrong Than Right?, pp.14.


×