Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------------

NGUYỄN HƢƠNG GIANG

CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN
VỚI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP

CỦA NGƢỜI THỨ BA

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TƢ PHÁP

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
------------------

NGUYỄN HƢƠNG GIANG

CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN
VỚI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP
CỦA NGƢỜI THỨ BA



LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. HÀ THỊ MAI HIÊN

HÀ NỘI – NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn
này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hƣơng Giang


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Bộ luật dân sự

: BLDS


Hôn nhân và gia đình

: HN&GĐ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ
CHỒNG THEO THỎA THUẬN VÀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN, LỢI ÍCH
HỢP PHÁP CỦA NGƢỜI THỨ BA ............................................................. 6
1.1.Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận.............................................. 6
1.1.1.Khái niệm ................................................................................................. 6
1.1.2.Đặc điểm của chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận .................... 8
1.1.3.Ý nghĩa của việc quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
........................................................................................................................... 9
1.2.Người thứ ba và việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba
trong chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận ......................................... 12
1.2.1.Khái niệm người thứ ba ......................................................................... 12
1.2.2.Sự cần thiết của việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba
trong viêc thực hiện chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận ................. 13
1.3. Lược sử quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ tài sản của vợ chồng
theo thỏa thuận với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba. .. 15
1.3.1. Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám. .................................................. 15
1.3.2. Thời kỳ từ năm 1945 đến nay ............................................................... 18
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CHẾ ĐỘ
TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN VỚI VIỆC BẢO VỆ
QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƢỜI THỨ BA .................... 24
2.1. Các quy định chung về chế độ tài sản của vợ chồng tại Luật HN&GĐ
năm 2014 với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba. ....... 24
2.1.1. Nguyên tắc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng ................................. 25

2.1.2. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng ............................... 25
2.1.3. Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng trong việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu
của gia đình. .................................................................................................... 26
2.1.4. Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng. .............. 27
2.1.5. Giao dịch với người thứ ba ngay tình liên quan đến tài khoản ngân
hàng, tài khoản chứng khoán và động sản khác mà theo quy định của pháp
luật không phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng .................................. 28


2.2. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo quy định tại Luật
HN&GĐ năm 2014 với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ
ba ..................................................................................................................... 30
2.2.1. Nội dung của văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng ....... 30
2.2.2. Hình thức của thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng ......................... 39
2.2.3. Sửa đổi, bổ sung nội dung thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng 41
2.2.4. Nghĩa vụ cung cấp thông tin về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa
thuận cho người thứ ba .................................................................................... 44
2.2.5. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba khi thỏa thuận về
chế độ tài sản của vợ chồng không rõ ràng hoặc phát sinh những vấn đề chưa
được thỏa thuận. .............................................................................................. 47
2.2.6. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba khi thỏa thuận về
chế độ tài sản của vợ chồng bị vô hiệu ........................................................... 48
CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI
SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN VÀ BẢO VỆ QUYỀN,
LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƢỜI THỨ BA LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ
ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THỎA THUẬN VÀ MỘT SỐ
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 55
3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận
và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba liên quan đến chế độ tài
sản của vợ chồng. ............................................................................................ 55

3.1.1. Về thời điểm có hiệu lực và chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo
thỏa thuận ........................................................................................................ 57
3.1.2. Vấn đề công khai và cung cấp thông tin về chế độ tài sản của vợ chồng
theo thỏa thuận. ............................................................................................... 59
3.1.3. Sửa đổi, bổ sung nội dung thỏa thuận của vợ chồng về chế độ tài sản 61
3.2. Một số kiến nghị về việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ
ba liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận. ...................... 63
KẾT LUẬN .................................................................................................... 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAMKHẢO


1

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Kết hôn là sự kiện làm phát sinh một gia đình mà ở đó phản ánh sự

chung sống của hai vợ chồng và con cái. Trong đời sống hôn nhân và gia
đình, tài sản là cơ sở đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của vợ chồng và
đáp ứng nhu cầu của gia đình, giúp gia đình thực hiện tốt các chức năng duy
trì nòi giống, chức năng giáo dục và chức năng kinh tế. Bởi vậy, chế độ tài
sản của vợ chồng luôn được các nhà làm luật quan tâm xây dựng như là một
trong các chế định cơ bản, quan trọng nhất của pháp luật về hôn nhân và gia
đình.Tài sản của vợ chồng trong pháp luật về hôn nhân và gia đình của các
nước trên thế giới được quy định gắn liền với các điều kiện kinh tế - xã hội,
chế độ sở hữu, truyền thống, phong tục, tập quán…Do đó, giữa các nước khác
nhau thường có những quy định khác biệt về tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên,
về cơ bản tài sản của vợ chồng được xác định dựa trên hai căn cứ: sự thỏa

thuận bằng văn bản của vợ chồng (chế độ tài sản ước định) và theo các quy
định của pháp luật (chế độ tài sản pháp định).
Tại Việt Nam, chế độ tài sản vợ chồng được ghi nhận tại pháp luật Việt
Nam có sự thay đổi trong từng thời kỳ, đặc biệt là chế độ tài sản của vợ chồng
theo thỏa thuận có một lịch sử hình thành và phát triển tương đối biến động.
Luật HN&GĐ năm 2014 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp lần thứ 7 thông
qua ngày 19/6/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015 đã sửa đổi, bổ
sung nhiều quy định về chế độ tài sản vợ chồng trong pháp luật hôn nhân và
gia đình thời kỳ trước, trong đó lần đầu tiên thừa nhận chế độ tài sản vợ
chồng theo thỏa thuận được thực hiện tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng không chỉ là căn cứ
pháp lý để vợ chồng thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài sản của mình mà còn
là cơ sở đề giải quyết các tranh chấp về tài sản phát sinh giữa vợ và chồng,
giữa vợ chồng với người thứ ba. Việc bảo vệ quyền và lợi ích của đối tượng


2

người thứ ba trong việc xác lập thực hiện các giao dịch liên quan đến chế độ
tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là vấn đề được các nhà làm luật quan
tâm điều chỉnh. Trong phạm vi Luận văn, tác giả đi sâu tìm hiểu và nghiên
cứu về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận với việc bảo vệ quyền, lợi
ích hợp pháp của người thứ ba để có được cái nhìn tổng quan, chính xác về
vấn đề còn tương đối mới mẻ trong pháp luật Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, đã có một số các công
trình nghiên cứu về chế độ này như luận án “Chế độ tài sản của vợ chồng
theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” năm 2005 của tác giả Nguyễn
Văn Cừ, khóa luận “Tìm hiểu về hôn ước và khả năng áp dụng hôn ước ở Việt
Nam” của tác giả Phạm Thị Linh Nhâm năm 2010; luận văn “Chế độ tài sản

vợ chồng theo thỏa thuận trong pháp luật Việt Nam”của tác giả Nguyễn Thị
Kim Dung năm 2014; luận văn “Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014” của tác giả Nguyễn Thị
Thu Thủy năm 2015; bài viết “Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Cừ
đăng trên Tạp chí Luật học số 4 năm 2015, bài viết “Văn bản thỏa thuận về
chế độ tài sản của vợ chồng trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014” của
tác giả Phạm Thị Linh Nhâm đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5
năm 2016, bài viết “Nghĩa vụ cung cấp thông tin trong quá trình xác lập thỏa
thuận về chế độ tài sản của vợ chồng” của tác giả Ngô Thị Anh Vân trên Tạp
chí Khoa học pháp lý số 5 năm 2016, bài viết Vấn đề thừa nhận chế độ tài sản
ước định trong Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam của tác giả Nguyễn Hồng
Hải đăng trên Tạp chí Luật học số 3 năm 1998, bài viết “Chế độ tài sản theo
thỏa thuận của vợ chồng trong pháp luật Cộng hòa Pháp và pháp luật Việt
Nam” của tác giả Bùi Minh Hồng trên Tạp chí Luật học số 11 năm 2009.


3

Các công trình nghiên cứu trên tập trung đi sâu vào các vấn đề cốt lõi
và cơ bản của chế độ tài sản của vợ chồng nói chung và chế độ tài sản của vợ
chồng theo thỏa thuận nói riêng như khái niệm, đặc điểm, phân loại chế độ tài
sản của vợ chồng, lược sử quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ tài sản
của vợ chồng, ưu điểm của chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, quy
định về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận trong Luật HN&GĐ năm
2014. Việc nghiên cứu chủ yếu xuất phát từ góc độ bảo đảm quyền lợi của
chính vợ chồng khi thiết lập chế độ tài sản theo thỏa thuận, còn các đối tượng
khác có liên quan trực tiếp hay gián tiếp trong trường hợp vợ chồng thỏa
thuận về chế độ tài sản thì chưa được đề cập đến một cách cụ thể. Hiện tại thì
vẫn chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề bảo đảm quyền và lợi

ích hợp pháp của bên thứ ba trong giao dịch với vợ chồng khi vợ chồng lựa
chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận. Chính vì vậy, có thể khẳng định luận văn
“Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận với việc bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người thứ ba” là công trình đầu tiên nghiên cứu cụ thể về vấn
đề này.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1.Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu các công trình khoa học, các quy định của pháp luật
về bảo vệ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba trongviệc xác lập,
thực hiện chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở quy định của Luật hôn nhân và gia đình
năm 2014 cùng các văn bản hướng dẫn, BLDS 2015 cũng như các văn bản có
liên quan, có sự so sánh đối chiếu với các văn bản pháp luật về dân sự, về hôn
nhân và gia đình trong giai đoạn trước nhằm tìm hiểu những quy định mang
tính lý luận cũng như những vấn đề, kết quả đã thực hiện trong thực tiễn của
pháp luật về đề tài.


4

4. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu đề tài hướng tới nhằm làm rõ những quy định của pháp luật
HN&GĐ hiện hành về bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba
trong giao dịch với vợ chồng khi vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa
thuận – chế độ tài sản của vợ chồng mới được ghi nhận trong Luật HN&GĐ
năm 2014, đánh giá những quy định này, từ đó hoàn thiện và góp phần làm ổn
định các quan hệ dân sự và bảo đảm tính khả thi của chế độ tài sản của vợ
chồng theo thỏa thuận.
Qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá, kiến nghị, luận văn trả lời những

câu hỏi sau:
-

Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là gì? Nội dung, hình

thức của văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng.
-

Người thứ ba trong các giao dịch với vợ chồng liên quan đến tài

sản được xác lập theo thỏa thuận là những đối tượng nào? Nội dung bảo vệ
quyền lợi ích hợp pháp của người thứ ba trong quy định của pháp luật về chế
độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận là gì?
-

Những vấn đề nào đặt ra từ thực tiễn liên quan đến chế độ tài sản

của vợ chồng theo thỏa thuận trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người
thứ ba?
-

Những giải pháp nào để hoàn thiện pháp luật và nâng cao việc bảo

vệ quyền và lợi ích của người thứ ba khi thực hiện chế độ tài sản của vợ
chồng theo thỏa thuận?
5. Các phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học phù hợp với
tính chất và yêu cầu của đề tài như: phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ
thống, so sánh…. Kết hợp lý luận với thực tiễn để đưa ra những kết luận,
đánh giá nhằm giải quyết những nhiệm vụ đặt ra.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:


5

Qua việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về chế độ tài sản
của vợ chồng theo thỏa thuận và vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
người thứ ba khi chế độ này được áp dụng, người viết hướng tới việc:
-

Làm rõ những quy định bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

người thứ ba khi chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được áp dụng.
-

Thông qua đánh giá thực tiễn của việc thực hiện chế độ tài sản của

vợ chồng theo thỏa thuận, đưa ra những đề xuất cơ bản nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba liên
quan đến chế độ tài sản này. Những vấn đề được làm sáng tỏ trong luận văn
có thể đóng góp cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hôn nhân và
gia đình cũng như pháp luật dân sự ở Việt Nam.
-

Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác tìm hiểu,

nghiên cứu về hôn nhân và gia đình nói chung và chế độ tài sản của vợ chồng
theo thỏa thuận nói riêng.
7. Kết cấu luận văn:
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,

nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Khái quát chung về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa
thuận và việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba
Chương 2. Thực trạng pháp luật hiện hành về chế độ tài sản của vợ
chồng theo thỏa thuận với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
thứ ba.
Chương 3.Thực tiễn thực hiện pháp luật về chế độ tài sản vợ chồng theo
thỏa thuận và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba liên quan đến
chế độ tài sản của vợ chồng và một số kiến nghị.


6

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO
THỎA THUẬN VÀ VIỆC BẢO VỆ QUYỀN, LỢI ÍCH HỢP PHÁP
CỦA NGƢỜI THỨ BA
1.1. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
1.1.1. Khái niệm
Trong pháp luật của Nhà nước ta, cho đến nay vẫn chưa có một khái
niệm về chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong một văn bản cụ thể
của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng theo các nhà luật gia thì có thể
hiểu: “Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều
chỉnh về tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài
sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng:
nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ và chồng”1.
Theo giáo trình Luật HN&GĐ của Khoa luật trường Đại học Cần Thơ
định nghĩa: “Chế độ tài sản vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật
điều chỉnh quan hệ tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác
lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản

riêng, nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ chồng. Tài sản được phân loại
gồm: tài sản chung và tài sản riêng. Với quan hệ tài sản chung, vợ chồng
cùng tham gia vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản mà họ có
quyền ở hữu chung. Trong khi quan hệ tài sản riêng bảo tồn sự độc lập của
mỗi người trong việc xác lập và thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản”.
Các định nghĩa này hàm chứa các nội dung cơ bản của chế độ tài sản
của vợ chồng. Tuy nhiên, chế độ tài sản này được định nghĩa theo Luật
HN&GĐ Việt Nam năm 2000 nên chưa bao quát được tính chất của chế độ tài
sản của vợ chồng nói chung theo pháp luật của các quốc gia trên thế giới bởi
tại thời điểm đó, pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam chỉ thừa nhận chế
1

Nguyễn Văn Cừ (2005) - Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia đình Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, Tr.8.


7

độ tài sản vợ chồng là chế độ tài sản theo luật định trong khi pháp luật các
quốc gia trên thế giới đã quy định có hai chế độ tài sản của vợ chồng đó là chế
độ tài sản theo quy định của pháp luật (chế độ tài sản pháp định) và chế độ tài
sản theo sự thỏa thuận của vợ chồng (chế độ tài sản ước định). Chế độ tài sản
pháp định là chế độ tài sản mà ở đó pháp luật đã dự liệu từ trước về căn cứ,
nguồn gốc thành phần các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng;
quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với từng loại tài sản đó; các trường hợp
và nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng; phương thức thanh toán liên
quan đến các khoản nợ chung hay riêng của vợ chồng. Chế độ tài sản dựa trên
sự thỏa thuận của vợ chồng – chế độ tài sản ước định theo quan điểm thuần
túy pháp lý của các nhà làm luật tư sản, hôn nhân thực chất là một hợp đồng,
một khế ước do hai bên nam, nữ thỏa thuận, xác lập trên nguyên tắc tự do, tự

nguyện. Các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng được phát sinh và thực hiện
trong thời kỳ hôn nhân cũng giống như các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
tham gia giao kết hợp đồng.
Ở Việt Nam, sau khi Luật HN&GĐ 2014 ghi nhận: “Vợ chồng có
quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định hoặc chế độ tài sản theo
thỏa thuận”(khoản 1 Điều 28) thì đã xuất hiện một số khái niệm về chế độ tài
sản của vợ chồng theo thỏa thuận, ví dụ như khái niệm: “Chế độ tài sản của
vợ chồng theo thỏa thuận là chế độ tài sản mà theo đó vợ chồng cùng thỏa
thuận về việc xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với tài sản của
họ.Thỏa thuận này được thể hiện dưới dạng văn bản và dưới nhiều tên gọi
khác nhau như hôn ước, hợp đồng tiền hôn nhân hoặc thỏa thuận trước hôn
nhân”2.
Hay khái niệm của tác giả Nguyễn Thị Thu Thủy: “Chế độ tài sản của vợ
chồng theo thỏa thuận là chế độ tài sản của vợ chồng xác lập theo thỏa thuận
của vợ chồng bằng văn bản được lập từ trước khi kết hôn quy định về quan hệ
2

Nguyễn Thị Kim Dung(2014) Chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận trong pháp luật Việt Nam,
Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hả Nội, Tr. 17.


8

sở hữu tài sản của vợ chồng, gồm: căn cứ, nguồn gốc xác lập tài sản chung
và tài sản riêng của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với các
loại tài sản đó và nguyên tắc phân chia tài sản của vợ chồng”3
Dù hiểu theo quan điểm nào thì chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa
thuận cũng là chế độ tài sản xác lập theo thỏa thuận của vợ chồng được thể
hiện bằng văn bản, do vợ chồng cùng nhau thỏa thuận từ trước khi kết hôn với
mục đích để điều chỉnh quan hệ về tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn

nhân.
1.1.2. Đặc điểm của chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là một trong hai chế độ tài
sản của vợ chồng, nên nó mang đầy đủ các đặc điểm của chế độ tài sản của vợ
chồng, như: chủ thể của quan hệ sở hữu trong chế độ tài sản phải có quan hệ
hôn nhân hợp pháp, luôn hướng đến mục tiêu bảo đảm quyền lợi của gia đình
trong đó có lợi ích cá nhân của vợ chồng; chế độ tài sản của vợ chồng chỉ tồn
tại trong thời kỳ hôn nhân. Đồng thời, chế độ này có những đặc điểm riêng
biệt so với chế độ tài sản theo luật định, cụ thể:
Thứ nhất, chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận do hai bên vợ
chồng tự do thỏa thuận một cách tự nguyện, bình đẳng. Khác với chế độ tài
sản pháp định, chế độ tài sản ước định cho phép vợ, chồng tự do bàn bạc và
xác lập với nhau các quyền, nghĩa vụ liên quan đến quan hệ sở hữu tài sản của
vợ chồng. Chính nhờ đặc điểm này mà chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa
thuận mang lại sự ưu việt hơn trong việc đảm bảo quyền tự định đoạt tài sản
theo ý chí của cá nhân vợ, chồng.
Thứ hai, chế độ này phải được thiết lập thông qua văn bản thỏa thuận
do vợ chồng lập trước khi kết hôn, tuy nhiên, chế độ chỉ phát sinh trong thời
kỳ hôn nhân. Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định không cần vợ, chồng
3

Nguyễn Thị Thu Thủy (2015), Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận theo Luật Hôn nhân và
gia đình Việt Nam năm 2014, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Tr.6.


9

thể hiện bằng ý chí chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận chỉ được
công nhận khi ý chí của các bên tham gia thỏa thuận được thể hiện rõ ràng
bằng văn bản.

Thứ ba, chế độ này có phần đề cao quyền lợi cá nhân của vợ chồng so
với chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định. Mặc dù vẫn hướng tới việc
đảm bảo quyền lợi chung của gia đình, song chế độ tài sản này cho phép vợ,
chồng có thể tự do hơn trong việc thực hiện quyền sở hữu tài sản của riêng
mình. Đối với chế độ này, quyền tự định đoạt của cá nhân được bảo đảm hơn,
các quan hệ tài sản được thực hiện phù hợp hơn với điều kiện gia đình, điều
kiện kinh tế của vợ chồng. Người vợ, người chồng có thể tự do hơn trong việc
thực hiện quyền ở hữu đối với tài sản cả nhân, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu
của mình nhưng bẫn bảo đảm lợi ích chung của gia đình.
Thứ tư, các thỏa thuận trong hôn ước của vợ chồng có tính ổn định cao,
được thực hiện trong suốt thời kỳ hôn nhân. Vì quyền lợi của vợ chồng,
quyền lợi của gia đình và quyền lợi của người thứ ba nên về nguyên tắc, các
thỏa thuận này không thể thay đổi sau khi kết hôn, tuy nhiên, để đáp ứng được
yêu cầu không ngừng biến động của chế độ kinh tế xã hội nói chung, biến
động về tài sản và nhu cầu của vợ chồng nói riêng mà việc sửa đổi, bổ sung
chế độ tài sản theo thỏa thuận đã được thừa nhận và áp dụng ở nhiều quốc gia.
1.1.3. Ý nghĩa của việc quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo
thỏa thuận
Thứ nhất, chế độ tài sản theo thỏa thuận sẽ giúp vợ chồng phân định
được các loại tài sản, xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên vợ, chồng
đối với các loại tài sản của vợ chồng, tạo điều kiện để vợ, chồng có những
cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội. Việc
phân định rạch ròi tài sản nào là tài sản chung, tài sản nào là riêng giúp cho
các giao dịch dân sự bằng tài sản của mỗi người được bảo đảm được thực
hiện, mỗi người có thể tự trách nhiệm bằng tài sản đó. Bởi trên thực tế, việc


10

nhập nhằng tài sản chung, riêng của vợ chồng gây nhiều phiền toái trong các

quan hệ làm ăn, kinh doanh hoặc có thể tình cảm của vợ chồng khi đã rơi vào
tình trạng “cơm không lành, canh không ngọt” thì vấn đề phân chia tài sản vợ
chồng là vấn đề cũng rất phức tạp
Thứ hai, chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng góp phần điều tiết,
ổn định quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại. Trong thời
kỳ hôn nhân, vợ chồng phải ký kết rất nhiều hợp đồng dân sự với người khác,
nhờ có thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng giúp cho các giao dịch đó
được đảm bảo thực hiện, quyền lợi của vợ chồng, của người tham gia giao
dịch liên quan đến tài sản của vợ chồng được bảo vệ.
Thứ ba, thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng còn là căn cứ để
giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ và chồng với nhau hoặc với
những người khác trong thực tế, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng về
tài sản cho các bên vợ chồng hoặc người thứ ba tham gia giao dịch liên quan
đến tài sản của vợ chồng. Chỉ khi nào vợ chồng không lựa chọn áp dụng chế
độ tài sản theo thỏa thuận hoặc có thỏa thuận về chế độ tài sản nhưng thỏa
thuận này bị Tòa án tuyên bố vô hiệu thì mới áp dụng chế độ tài sản của vợ
chồng theo luật định.
Thứ tư, chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận được ghi nhận thể hiện
sự tôn trọng đối với quyền tự do định đoạt các vấn đề liên quan đến tài sản
của vợ chồng, vợ chồng được tự do thỏa thuận về các vấn đề về tài sản miễn
là các thỏa thuận ấy không vi phạm pháp luật và trái đạo đức xã hội, bảo đảm
quyền tự định đoạt của công dân về sở hữu tài sản. Điều này là hoàn toàn phù
hợp với tinh thần của Hiến pháp năm 2013, BLDS năm 2005 và BLDS năm
2015.
Thứ năm, ghi nhận thỏa thuận về chế độ tài sản này của vợ chồng có thể
giúp vợ chồng chủ động trong hoạt động kinh doanh, hạn chế rủi ro về tài sản
có thể xảy đến cho gia đình cũng như tránh được những tranh chấp phát sinh
trong quan hệ tài sản của hai bên vợ chồng, bảo vệ tài sản riêng của mỗi bên,



11

mang lại sự minh bạch trong quan hệ tài sản của vợ chồng, đồng thời hướng
đến xây dựng cuộc sống gia đình bền vững. Việc thỏa thuận tài sản trước khi
kết hôn còn đảm bảo cho một cam kết hôn nhân thực sự chứ không vì hôn
nhân vụ lợi. Sự cụ thể hóa, rạch ròi trong quan hệ tài sản trước khi kết hôn
không hề tạo ra sự nghi ngại, ngăn cách giữa hai vợ chồng, thể hiện sự thiếu
tin tưởng lẫn nhau, không có ý thức xây dựng cuộc sống gia đình bền vững
như nhiều người lầm tưởng. Việc lập hôn ước có thể củng cố vững chắc quan
hệ vợ chồng, bởi nếu hiểu rõ ràng ý kiến của nhau về tiền bạc, tài sản sẽ giúp
cuộc hôn nhân lâu bền hơn.
Thứ sáu, chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được thừa nhận
giúp đảm bảo quyền và lợi ích của người thứ ba – những người khác có liên
quan đến chế độ tài sản của vợ chồng. Khi vợ, chồng tham gia vào các giao
dịch dân sự với bên thứ ba, nhờ có sự thỏa thuận rõ ràng, cụ thể về tài sản của
vợ, chồng mà người thứ ba tham gia giao dịch có thể đánh giá được mức độ
rủi ro khi họ tiến hành hoạt động mua bán, tặng cho, cầm cố tài sản…với vợ
hoặc chồng. Bởi lẽ, chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận với các nội
dung cụ thể được thể hiện bằng văn bản giúp bên thứ ba dễ dàng xác định
được nghĩa vụ vợ, chồng phải thực hiện được đảm bảo bằng tài sản chung hay
tài sản riêng của vợ, chồng.
Thứ bảy, chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận là cơ sở giúp cơ
quan tư pháp thực hiện tốt công tác xét xử và thi hành án, giúp giảm thiểu các
xung đột và tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng trong trường hợp
cần phân chia tài sản, đặc biệt là khi ly hôn. Nếu như với chế độ tài sản pháp
định, Tòa án thường gặp nhiều khó khăn trong việc xác định cụ thể đâu là tài
sản chung, đâu là tài sản riêng của vợ chồng nằm trong khối tài sản đang tranh
chấp thì với chế độ tài sản ước định, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ
chồng được thể hiện dưới dạng văn bản, lập trước khi kết hôn là cơ sở, căn cứ
quan trọng để Tòa án giải quyết vụ việc một cách dễ dàng.



12

1.2.

Ngƣời thứ ba và việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của

ngƣời thứ ba trong chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận
1.2.1. Khái niệm người thứ ba
Pháp luật dân sự cũng như pháp luật về hôn nhân gia đình đã có nhiều
quy định liên quan đến người thứ ba, tuy nhiên chưa có một khái niệm nào về
người thứ ba được đưa ra.
Trong quan hệ hôn nhân, việc phát sinh các giao dịch trong thời kỳ hôn
nhân của hai vợ chồng là một nhu cầu tất yếu của đời sống. Những giao dịch
giữa người thứ ba và vợ chồng được xác lập một cách thường xuyên, liên tục,
từ những giao dịch đơn giản có giá trị nhỏ như đi chợ phục vụ bữa ăn hàng
ngày đến những giao dịch phức tạp, có giá trị lớn chuyển nhượng nhà đất…
đều có thể có sự xuất hiện của người thứ ba. Tham gia vào các giao dịch này,
vợ chồng, những người xác lập giao dịch với họ có các cách xử sự khác nhau
và đều mong muốn đạt được những lợi ích riêng của mình. Những cách xử sự
này có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến các bên trong giao dịch, những người
xung quanh. Do vậy, trước đòi hỏi cách xử sự của con người trong các mối
quan hệ xã hội nói chung phải phát triển theo trật tự, cách thức nhất định được
đề ra từ trước, pháp luật nói chung và pháp luật hôn nhân và gia đình nói
riêng không chỉ điều chỉnh các mối quan hệ giữa vợ và chồng, mà còn phải có
cơ chế điều chỉnh các mối quan hệ giữa vợ chồng với những thành viên khác
của xã hội, các thành viên này chính là những người thứ ba.
Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản rằng, người thứ ba trong quan
hệ tài sản của vợ chồng là người không phải vợ, chồng và có quyền và lợi ích

hợp pháp liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chế độ tài sản của vợ chồng.
Sự liên quan này thể hiện ở việc quyền, lợi ích hợp pháp, nghĩa vụ của người
thứ ba bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với
tài sản chung, tài sản riêng trong thời kì hôn nhân. Trong đó, người thứ ba có
thể là cha, mẹ, con cái, các thành viên khác trong gia đình hoặc những người
trực tiếp hoặc gián tiếp xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến chế độ tài


13

sản của vợ chồng theo thỏa thuận, người thứ ba không chỉ được hiểu là cá
nhân con người cụ thể mà có thể là tổ chức, pháp nhân, các chủ thể khác trong
quan hệ dân sự. Với tính chất cộng đồng đặc thù của quan hệ hôn nhân, từ
hình thức sở hữu chung hợp nhất đối với tài sản chung được ghi nhận trong
BLDS và các quy định về chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật HN&GĐ
năm 2014, quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba được cả pháp luật dân
sự nói chung và pháp luật hôn nhân và gia đình nói riêng bảo đảm. Trong
phạm vi Luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu đến việc bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của người thứ ba là các cá nhân, tổ chức, chủ thể khác trực
tiếp hoặc gián tiếp xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến chế độ tài sản
của vợ chồng theo thỏa thuận.
1.2.2. Sự cần thiết của việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người thứ ba trong viêc thực hiện chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa
thuận
Không chỉ trong quan hệ hôn nhân gia đình, mà trong bất kỳ một mối
quan hệ nào trong cuộc sống, các giao dịch được xác lập giữa các chủ thể
không đơn thuần là chỉ liên quan đến quyền và lợi ích của chính các chủ thể
xác lập mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác. Do vậy, yêu cầu về việc bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người thứ ba liên quan đến việc thực hiện chế độ tài sản của vợ

chồng theo thỏa thuận luôn là một vấn đề rất được quan tâm, xuất phát từ
những lý do sau:
Thứ nhất, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba nhìn
một cách rộng hơn còn là bảo vệ những lợi ích chung của toàn xã hội. Đó là
bảo vệ sự ổn định và an toàn của các giao dịch dân sự đã được các chủ thể
tham gia giao dịch xác lập. Sự rõ ràng về chế độ tài sản thể hiện thông qua
văn bản thỏa thuận về tài sản của vợ chồng giúp bên thứ ba dễ dàng xác định
được nghĩa vụ vợ, chồng phải thực hiện, đồng thời sự ổn định về chế độ tài
sản khi vợ chồng theo thỏa thuận nếu được đảm bảo thì sẽ tạo ra môi trường


14

an toàn và ổn định cho các chủ thể khi quyết định thực hiện một giao dịch dân
sự để xác lập quyền sở hữu đối với tài sản của vợ chồng. Do đó, tạo sự thúc
đẩy các giao lưu dân sự, thương mại phát triển và sự phát triển kinh tế, xã hội
nói chung, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang chuyển mình
hội nhập của nước ta hiện nay.
Thứ hai, tính chất của mối quan hệ của vợ chồng là mối quan hệ bền
vững lâu dài để cùng xây dựng gia đình, vì thế, quan hệ tài sản của vợ chồng
có tính đặc thù. Trong chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, vợ chồng
có thể thỏa thuận các nội dung liên quan đến tài sản chung, tài sản riêng về cơ
chế xác lập, hình thành và cách thức thực hiện các giao dịch liên quan đến tài
sản. Tuy nhiên, mối quan hệ về tài sản giữa vợ và chồng có những ràng buộc
nhất định về các nghĩa vụ chung như nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ
chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của
gia đình... Do vậy, không có một cá nhân nào có sự tách bạch hoàn toàn về tài
sản khi tham gia quan hệ hôn nhân. Ngoài ra, do tính chất xã hội Việt Nam đề
cao tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân, khi xác lập giao dịch với người thứ
ba, việc cả hai bên vợ chồng với tư cách đại diện cho cả gia đình, hoặc mỗi

bên vợ hoặc chồng có thể đại diện cho nhau, hay chỉ mang tư cách cá nhân
mình sẽ dẫn đến sự khác biệt về chủ thể có quyền và nghĩa vụ trong giao dịch.
Trong một số trường hợp, bản chất của mối quan hệ chỉ có hai bên là người
đó và một bên vợ hoặc chồng do giao dịch được xác lập trên phần tài sản
riêng của vợ hoặc chồng. Trong một số trường hợp khác, họ là một bên của
giao dịch và bên còn lại có thể là vợ và chồng liên đới chịu trách nhiệm. Cũng
có khi, vợ hoặc chồng xác lập giao dịch với họ lại không có tư cách chủ thể
do xác lập trên tài sản riêng của người còn lại. Do tính chất phức tạp ấy, cần
thiết phải có quy định cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người
thứ ba khi xác lập giao dịch với vợ chồng.
Thứ ba, thực tiễn đã ghi nhận rất nhiều tranh chấp trong các giao dịch
được xác lập liên quan đến tài sản của vợ chồng với người thứ ba. Với sự phát


15

triển của nền kinh tế hiện nay, vợ chồng ngày càng tham gia rộng rãi vào các
giao dịch dân sự, làm cho các vấn đề về tài sản vợ chồng ngày càng phức tạp.
Các tranh chấp giữa vợ chồng, giữa vợ, chồng và người thứ ba ngày càng
nhiều. Nhiều trường hợp vợ, chồng xác lập giao dịch không đúng về chủ thể,
ví dụ trường hợp tài sản chung nhưng do một bên vợ hoặc chồng định đoạt,
đến khi xảy ra rủi ro thì ảnh hưởng đến quyền lợi của người thứ ba đã xác lập
giao dịch với bên vợ hoặc chồng đó. Vấn đề trách nhiệm được xác định là
trách nhiệm liên đới giữa hai vợ chồng hay trách nhiệm riêng rẽ của người
chồng. Dù thế nào thì quyền lợi của người thứ ba đều đã bị xâm phạm.
Bởi những lý do trên, xét về mặt lý luận và thực tiễn cần có những quy định
hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người thứ ba xác lập giao
dịch với vợ chồng. Việc quy định không những chỉ bảo vệ quyền lợi cho một
cá nhân cụ thể xác lập giao dịch mà còn góp phần làm ổn định các quan hệ xã
hội khi số lượng giao dịch xác lập liên quan đến tài sản của vợ chồng là tương

đối lớn và phổ biến.
1.3. Lƣợc sử quy định của pháp luật Việt Nam về chế độ tài sản của
vợ chồng theo thỏa thuận với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
ngƣời thứ ba.
1.3.1.Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám.
Lịch sử Việt Nam gắn liền với chế độ phong kiến tập quyền kéo dài
hàng nghìn năm, pháp luật chịu ảnh hưởng nhiều của tư tưởng triết học, Nho
giáo, Phật giáo … với quan niệm trọng nam khinh nữ, tam tòng tứ đức …
khiến cho người phụ nữ không được coi trọng trong gia đình, không được
quyền quyết định các vấn đề liên quan đến tài sản hay con cái. Nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng cổ luật Việt Nam không dự liệu về chế độ tài sản theo
thỏa thuận của vợ chồng như quan niệm của những nhà lập pháp tư sản và chế
độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận chưa hề được nhắc tới trong các văn bản
pháp luật thời kỳ này, điển hình như trong bộ Quốc triều hình luật được ban
hành dưới triều Lê trong khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) và bộ


16

Hoàng Việt luật lệ ban hành dưới triều Nguyễn (1982). Trong thời kỳ phong
kiến Việt Nam, chỉ tồn tại duy nhất một chế độ tài sản vợ chồng là chế độ
cộng đồng pháp định, chế độ cộng đồng toàn sản với quan điểm coi điền sản
là chính yếu, tất cả các loại tài sản được đặt dưới sự quản lý của người chồng
– người chủ gia đình. Điều này có nghĩa là toàn bộ tài sản vợ chồng có trước
khi kết hôn cũng như những tài sản vợ chồng tạo dựng được trong thời kỳ hôn
nhân đều là tài sản chung của vợ chồng.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, nước ta bị chia làm ba miền, mỗi miền có
một bộ Dân luật riêng. Những quy định về chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa
thuận lần đầu tiên được thừa nhận trong pháp luật của Việt Nam tại Bắc kỳ và
Trung kỳ, có lẽ đây là điểm thể hiện sắc thái mới của pháp luật nước ta trong

thời kỳ Pháp thuộc so với thời kỳ phong kiến. Tại Bắc kỳ, các quy định về
hôn nhân và gia đình trong bộ Dân luật Bắc Kỳ năm 1931 áp dụng tại Bắc kỳ
đã thừa nhận và dự liệu chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận Điều 104 Bộ
dân luật Bắc kỳ quy định: “Về đường tài sản, pháp luât chỉ can thiệp đến
đoàn thể vợ chồng là khi nào vợ chồng không có tùy ý lập ước riêng với nhau
mà thôi, miễn là ước riêng ấy không được trái với phong tục và không được
trái với quyền lợi người chồng là người chủ trương trong đoàn thể, phàm tư
ước về tài sản của vợ chồng khi đã làm giá thú thì không được thay đổi gì
nữa”.
Tại Trung Kỳ, Bộ Dân luật Trung kỳ năm 1936 được áp dụng tại Trung
kỳ là sự sao chép của bộ Dân luật Bắc kỳ nên cũng thừa nhận và dự liệu chế
độ tài sản ước định. Điều 102 Dân luật Trung kỳ quy định: “về đường tài sản
của vợ chồng chỉ khi nào vợ chồng không có tùy ý lập ước riêng với nhau thời
pháp luật mới can thiệp đến, lời nói riêng ấy cốt không trái với phong hỏa và
không trái với quyền lợi của người chồng, là người chủ chương gia thất”.
Có thể nhận định rằng pháp luật quy định về chế độ tài sản vợ chồng
theo thỏa thuận lần đầu tiên được dự liệu trong hệ thống pháp luật Việt Nam
tại Bắc kỳ và Trung kỳ. Vợ chồng có quyền lập hôn ước với điều kiện là hôn


17

ước đó không trái với phong tục và không được trái với quyền lợi của người
chồng là người gia trưởng, là người chủ trương đoàn thể gia đình. Hôn ước
phải được ghi chú vào chứng thực giá thú thì mới có hiệu lực với người thứ
ba. Tuy nhiên, các quy định về hôn ước còn sơ khai, mới chỉ dừng lại ở mức
độ mang tính dự liệu.
Pháp luật tại Bắc kỳ và Trung kỳ lúc bấy giờ mặc dù đã ghi nhận chế
độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận nhưng vấn đề bảo đảm quyền lợi cho
người thứ ba khi vợ chồng theo chế độ tài sản ước định vẫn chưa được nhắc

đến một cách rõ ràng. Quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba mới chỉ
được bảo đảm gián tiếp thông qua các quy định về hình thức và nội dung của
thỏa thuận về tài sản giữa vợ và chồng. Điều 105 BLDS Bắc kì quy định:
“Phàm tư ước về tài sản giá thú phải làm chứng thư tại trước mặt „no-te‟,
hoặc do Lý trưởng thị thực, mà phải làm trước khi khai giá thú. Đã khai giá
thú rồi thì không được thay đổi gì nữa. Hôn ước phải do các người có quyền
ưng thuận trong việc giá thú ký nhận cho mới được. Phàm tư ước về tài sản
giá thú, phải biện chú vào chứng thư giá thú thì mới có thể đem đối dụng với
người ngoài được. Ai muốn xin trích lục chứng thư giá thú về khoản biên chú
các tư ước ấy, thì sẽ do bộ lại cấp phát cho”.Tuy nhiên, việc quy định về
quyền tự do lập hôn ước trong pháp luật về chế độ tài sản ở hai miền Bắc –
Trung lúc bấy giờ lại không phải bắt nguồn tự sự cần thiết, sự đòi hỏi của nhu
cầu xã hội lúc bấy giờ mà là do sự sao chép gần như nguyên văn quy định của
BLDS Pháp. Do đó mặc dù chế độ tài sản này được thừa nhận và dự liệu
trong pháp luật nhưng hầu như không được các cặp vợ chồng lựa chọn, không
được áp dụng trên thực tế.
Tại Nam Kỳ, trong thời kỳ Pháp thuộc, các quy định pháp luật về hôn
nhân và gia đình trong tập Dân luật giản yếu Nam kỳ năm 1883 được áp dụng
tại Nam kỳ không thừa nhận chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận. Sở dĩ
không có sự thừa nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận như trên
vì thời kỳ này ở Nam Kỳ còn ảnh hưởng nặng nề bởi quan niệm của xã hội


18

phong kiến vẫn đang còn tồn tại và vẫn bị chi phối bởi Luật của nhà Lê và
nhà Nguyễn. Theo đó, người chồng là chúa tể tuyệt đối, chính vì quan niệm
bất bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng, người vợ phụ thuộc chồng về
mọi phương diện nên việc thừa nhận sự thỏa thuận giữa vợ chồng và tài sản là
điều không được thừa nhận. Như vậy, ở Nam kỳ trong thời kỳ Pháp thuộc,

chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận không được pháp luật thừa nhận, do
đó vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích của người thứ ba cũng không được đặt ra.
1.3.2. Thời kỳ từ năm 1945 đến nay
1.3.2.1. Từ năm 1945 đến năm 1975
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, do điều kiện lịch sử xã hội,
đất nước phải đối phó với thù trong giặc ngoài mà Nhà nước ta chưa thể ban
hành ngay một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để điều chỉnh. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ra sắc lệnh số 90-SL ngày 10/10/1945 cho phép áp dụng pháp luật cũ
một cách chọn lọc miễn sao không trái với lợi ích của chính thể Nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa và lợi ích của nhân dân lao động. Vì vậy, chế độ
tài sản của vợ chồng thời kỳ này ở mỗi miền vẫn được điều chỉnh bởi các Bộ
Dân luật khác nhau do thực dân Pháp ban hành trước năm 1945.
Mặc dù kháng chiến chống Pháp thắng lợi nhưng đất nước ta vẫn tạm
thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị khác biệt. Ở miền Bắc,
quan hệ hôn nhân và gia đình trong giai đoạn này chịu sự điều chỉnh của Luật
HN&GĐ năm 1959. Ở miền Nam, chế độ ngụy quyền Sài Gòn đã cho ban
hành và áp dụng ba văn bản pháp luật: Luật Gia đình ngày 02/01/1959 dưới
chế độ Ngô Đình Diệm, Sắc lệnh số 15/64 ngày 23/07/1964 dưới chế độ
Nguyễn Khánh, BLDS ngày 20/12/1972 dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu.
Ở miền Bắc, Luật HN&GĐ năm 1959 không thừa nhận chế độ tài sản
của vợ chồng theo thỏa thuận mà chỉ thừa nhận một chế độ tài sản pháp định
là chế động cộng đồng toàn sản: “Vợ chồng có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử
dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới” (Điều 15). Điều
này xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội ở miền Bắc thời kỳ này chưa phát


19

triển, dẫn đến tình trạng tài sản riêng của các gia đình, công dân cũng còn hạn
chế cả về số lượng và giá trị tài sản. Việc quy định tài sản chung của vợ

chồng bao gồm tất cả các loại tài sản của vợ, của chồng có trước và sau khi
kết hôn là phù hợp với tình hình thực tế này.
Ở miền Nam, chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận ở miền Nam
thời kỳ này được quy định lần lượt trong ba văn bản: Luật gia đình 1959 ngày
02/01/1959 quy định trong chương II từ Điều 45 đến Điều 54, Sắc luật số
15/64 ngày 23/07/1964 thay thế Luật gia đình 1959 quy định ở tiết 6 của
chương I từ Điều 49 đến Điều 61, BLDS ngày 20/12/1972 thay thế Sắc luật
15/64 tiếp tục quy định tại Chương VI, thiên thứ V, từ Điều 144 đến Điều
169. Cả ba văn bản đều thừa nhận chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa
thuận, cho phép vợ chồng được ký kết với nhau một hôn ước thỏa thuận về
vấn đề tài sản từ trước khi kết hôn. Hôn ước được quy định một cách tỉ mỉ
hơn so với quy định tại Bắc kỳ và Trung kỳ giai đoạn trước. Điều 45 Luật gia
đình 1959 quy định “Luật lệ chỉ quy định phu phụ tài sản khi nào vợ chồng
không có lập hôn ước mà họ muốn ra làm ra sao cũng được miễn là không
trái với phong hỏa, trật tự công cộng và quyền lợi của con người”và “hôn
ước phải làm bằng chứng thư trước mặt trưởng khế hay một viên chức có
thẩm quyền thị thực” (Điều 46). Quyền và lợi ích của người thứ ba được quan
tâm bảo vệ, thể hiện qua các quy định về việc hôn ước phải được lập trước khi
kết hôn và phải được ghi vào giấy giá thú, vì như thế mới đảm bảo cho hôn
ước có giá trị với người thứ ba. Riêng đối với những người buôn bán thì hôn
ước của họ phải được niêm yết tại tòa thương mại và chủ cước vào sổ thương
mại do phòng lục sự tòa này giữ. Luật gia đình năm 1959 cũng quy định về
tính bất di bất dịch của văn bản thỏa thuận, dự liệu các trường hợp thỏa thuận
bị vô hiệu và chế độ tài sản được áp dụng khi hôn ước bị vô hiệu là chế độ tài
sản pháp định.
Sắc luật số 15/64 tại Điều 49 thừa nhận: “Luật pháp chỉ quy định tài
sản phu phụ khi nào vợ chồng không lập hôn ước. Họ có thể lập hôn ước



×