Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

CHIẾN LƯỢC KINH DOANH của CJ CGV VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.88 MB, 21 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

BÀI TẬP LỚN
QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
ĐỀ TÀI: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA
CJ CGV VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: T.S Nguyễn Thị Việt Hà
Nhóm thực hiện: VICTORY
Nhóm tín chỉ: MGT02A- 04

Hà Nội, 2018


MỤC LỤC
A. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP................................................................................2
1. Giới thiệu chung.....................................................................................................................2
2. Tầm nhìn và sứ mệnh............................................................................................................2
3. Nguyên tắc kinh doanh.........................................................................................................2
4. Đối tượng khách hàng...........................................................................................................3
5. Đối thủ cạnh tranh.................................................................................................................3
B. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH...........................................................................................3
I. Khái niệm................................................................................................................................3
II. Phân tích chiến lược kinh doanh........................................................................................3
1. Chiến lược áp dụng................................................................................................................3

1.1. Chiến lược marketing...............................................................3
1.2. Chiến lược sản phẩm.................................................................5
2. Chất lượng phục vụ...............................................................................................................9


3. Quy mô thị trường...............................................................................................................10
4. Áp dụng công nghệ tiên tiến, phòng chiếu đặc biệt.........................................................11
5. Hiệu quả từ chiến lược kinh doanh...................................................................................14
C. ĐÁNH GIÁ, GỢI Ý CHIẾN LƯỢC.................................................................................17
I. Đánh giá................................................................................................................................17

1. Tiềm năng....................................................................................17
2. Thách thức..................................................................................17
II. Gợi ý chiến lược..................................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................20

1


A. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1. Giới thiệu chung
- CJ CGV là chuỗi rạp chiếu phim multiplex lớn nhất tại Hàn Quốc, có chi nhánh
ở Việt Nam, Trung Quốc và Mỹ, là đơn vị thuộc CJ Group - một trong những tập đoàn
kinh tế đa ngành lớn nhất của Hàn Quốc có mặt ở 21 quốc gia trên thế giới. CJ CGV
có trụ sở chính đặt tại Seoul, chiếm hơn 50% thị phần tại xứ sở Kim Chi và 8 năm liên
tiếp được người tiêu dùng công nhận là thương hiệu rạp chiếu phim tốt nhất.
- CGV là 3 chữ cái viết tắt của cụm từ “Culture – Great – Vital” (Văn hóa – Vĩ đại –
Thiết yếu). CGV đã mở ra quan niệm độc đáo về rạp chiếu phim với ý tưởng tổ hợp
văn hóa “Cultureplex” nơi khán giả không chỉ đến xem phim công nghệ cao mà còn
có thể thưởng thức ẩm thực đa dạng, mua sắm các sản phẩm liên quan đến văn hóa
giải trí, tạo nên những trải nghiệm Vượt xa điện ảnh theo đúng phương châm mà CGV
đã đề ra.
- Tháng 7 năm 2011, tại Việt Nam, CJ mua lại MegaStar với giá 73,6 triệu USD
nhưng đến 15/1/2014, CJ mới chính thức chuyển đổi thương hiệu MegaStar tại Việt
Nam thành CGV. MegaStar được biết tới là cụm rạp có quy mô hoạt động lớn nhất tại

thị trường Việt Nam. Rạp chiếu phim đầu tiên của MegaStar tại Hà Nội ra mắt vào
năm 2006, và đã phát triển hệ thống rạp chiếu lên đến bảy cụm rạp và 54 phòng chiếu
tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Hải Phòng và Đồng Nai.
2. Tầm nhìn và sứ mệnh
a) Tầm nhìn:
- Sáng tạo nét văn hóa mới nhằm đóng góp vào cuộc sống them sức khỏe, niềm
vui và tiện lợi
“Create a New Culture for Healthy, Happy and Convenient Lifestyles”
- Trở thành điểm đến số 1 cho các hoạt động xem phim và giải trí
b) Sứ mệnh:
- Mang đến những sản phẩm, dịch vụ văn hóa chất lượng cao nhất theo tiêu
chuẩn quốc tế cho các khán giả Việt Nam.
- Trở thành hình mẫu công ty điển hình đóng góp cho sự phát triển không ngừng
của ngành công nghiệp điện ảnh Việt Nam.
c) Nhiệm vụ: Đóng góp vào cộng đồng Quốc tế thông qua việc cung cấp giá trị tốt
nhất đến khách hàng bằng sản phẩm và dịch vụ hàng đầu duy nhất.
3. Nguyên tắc kinh doanh
1) ONLY ONE: Số 1 với năng lực cốt lõi là Đầu tiên, Tốt nhất, Khác biệt
2) Giá trị cốt lõi: Trung thực, nhiệt tình, sáng tạo
3) Nhân tài, văn hóa: Nhân tài hàng đầu – Văn hóa hàng đầu

2


4. Đối tượng khách hàng
- CJ CGV Việt Nam đáp ứng nhu cầu và phục vụ mọi đối tượng khách hàng.
Ngoài ra, cũng tập trung quan tâm đến đối tượng khán giả ở các khu vực không có
điều kiện tiếp cận nhiều với điện ảnh, bằng cách tạo cơ hội để họ có thể thưởng thức
những bộ phim chất lượng cao thông qua các chương trình vì cộng đồng như Trăng
cười và Điện ảnh cho mọi người.

- Thêm vào đó, nhằm hướng tới đối tượng khách hàng đông đảo của mình là học
sinh sinh viên, các cặp đôi, CGV còn có những ưu đãi dành riêng cho đối tượng khách
hàng này.
5. Đối thủ cạnh tranh
- Đối thủ cạnh tranh lớn nhất: Lotte
- Các đối thủ cạnh tranh khác: BHD Star, Galaxy Cinema, Rạp chiếu phim quốc
gia, Beta Cineplex,…
- Việc tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ như phòng chiếu, chính sách ưu đãi
khách hàng, giá cả, cũng như mở rộng hệ thống rạp chiếu trên toàn quốc đầu tư chiến
lược vào công nghệ chiếu phim là chiến lược cạnh tranh đặc biệt của CJ CGV để thu
hút khách hàng.
B. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
I. Khái niệm
- Chiến lược kinh doanh là tổng hợp các mục tiêu dài hạn, các chính sách và giải
pháp lớp về sản xuất kinh doanh, về tài chính và về giải quyết nhân tố con người
nhằm đưa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển lên một trạng thái cao
hơn về chất.
- Các loại chiến lược kinh doanh
 Chiến lược kinh doanh cơ bản
+ Chiến lược tăng trưởng
+ Chiến lược ổn định
+ Chiến lược suy giảm
+ Chiến lược hỗn hợp
 Chiến lược cạnh tranh cơ bản
+ Chiến lược dẫn đầu về chi phí
+ Chiến lược khác biệt hoá sản phẩm
+ Chiến lược tập trung
II. Phân tích chiến lược kinh doanh
1. Chiến lược áp dụng
1.1. Chiến lược marketing


* Trước khi phát hành
- CGV luôn luôn hoạt động tích cực trên các trang mạng xã hội (Facebook,
Instagram, Youtube) để cập nhật các thông tin mới về bộ phim sắp phát hành, trailer
3


phim, thời gian công chiếu. Trailer của các bộ phim sắp khởi chiếu được đưa lên
nhanh chóng với số lượng người xem và chia sẻ lên đến hàng ngàn, hàng triệu. Đặc
biệt là các chương trình minigame xoay quanh những bộ phim đang hot, những hình
ảnh chế hài hước nhằm tăng tương tác cũng như gây tò mò đối với khán giả.
- Treo các poster, những hình mô phỏng sinh động ngập tràn nơi công cộng và
điểm trình chiếu.
=> Điều này đem đến cho CGV một lượng tương tác rất lớn trên social media.

CGV dẫn đầu về lượng thảo luận, nhất là ở các bài đăng trailer phim sắp công chiếu
ở Việt Nam
* Khi sản xuất phim
- Tổ chức các chương trình như tích cực tổ chức các buổi họp báo ra mắt phim
mới để thu hút sự tham gia của cánh báo chí.
- Hiện nay, hai mảng hoạt động chính của CGV là phát hành và trình chiếu phim.
CGV đang phát triển kế hoạch hợp tác chiến lược để cùng tham gia trực tiếp với các
đối tác trong cả 3 hoạt động: sản xuất, phát hành và trình chiếu phim. Đối với các
hãng phim có nhu cầu ra mắt tác phẩm của mình đến với công chúng, CGV sẵn lòng
hợp tác với họ, kể cả các cụm rạp khác. Trong khi tại các quốc gia khác trong khu vực,
các nhà phát hành phim lớn thường “kén cá chọn canh” trong việc hợp tác với các
cụm rạp khác. Những bộ phim mà CGV phát hành luôn dành cho tất cả các cụm rạp
trong cả nước. Đó chính là mang cơ hội tới cho khán giả xem phim khắp cả nước với
những tác phẩm điện ảnh chất lượng cao, công nghệ hiện đại.
- Bên cạnh đó, CGV sẽ tiếp tục hợp tác và thu hút các nhà sản xuất phim

Hollywood đến Việt Nam để thực hiện thêm nhiều bộ phim có tầm ảnh hưởng trên
toàn thế giới, hay phối hợp trực tiếp với họ để sản xuất những bộ phim Việt Nam. Qua
đó, góp phần hỗ trợ quảng bá điện ảnh, du lịch và văn hóa Việt Nam với thế giới hiệu
quả hơn.

4


1.2. Chiến lược sản phẩm

a) Vé xem phim

- Với sản phẩm chính là vé xem phim, CGV sử dụng chiến lược giá bám chắc thị
trường. Cụ thể là từ tháng T4/2018 CGV giảm giá vé xuống từ 10.000 - 15.000đ. Tuy
nhiên chất lượng các cụm rạp vẫn đảm bảo chất lượng tốt nhất. CGV đã sử dụng chiến
lược này nhằm theo đuổi mục tiêu dài hạn là giành được thị phần lớn và lợi nhuận
trong lâu dài hơn. Đồng thời tạo sức ép đến các đối thủ nhỏ hơn như BHD, Lotte.
- Đối với mỗi rạp có vị trí địa lý khác nhau, CGV lại thay đổi mức khác nhau. Cụ
thể cùng trong thành phố Hà Nội, rạp phim CGV Tràng Tiền có giá vé đắt hơn
20.000đ so với rạp tại TTTM Artemis và đắt hơn 10.000đ so với rạp Times City. Các
rạp tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì luôn luôn đắt hơn các tỉnh
thành phố khác như Hải Phòng, Hạ Long….
- Ngoài ra đối với thị trường khách hàng nhạy cảm về giá như đối tượng học sinh,
sinh viên CGV áp dụng chiến lược đồng giá 45.000đ từ thứ 2 đến thứ 6. Người già và
trẻ nhỏ cũng được giảm giá. Ngoài ra còn có những chương trình giảm giá khác cho
đối tượng lớn hơn 22 tuổi (như Culture Day, Happy Wednesday) nhằm mục đích luôn
luôn kích thích khách hàng đến xem phim.
=> Có thể thấy chiến lược giá vé xem phim của CGV rất linh hoạt, ngoài chiến lược
bám chắc thị trường, CGV chủ động có sự điều chỉnh giá vé cho từng rạp khác nhau
cho phù hợp với thu nhập của người dân ở khu vực quanh rạp, có chiến lược giá thấp

cho đối tượng khách hàng nhạy cảm về giá, và các chiến lược giảm giá khuyến mãi
khác nhằm kích thích tiêu dùng.
b) Dịch vụ ăn uống
- Thông thường, doanh thu từ kinh doanh rạp chiếu đến từ 3 nguồn chính gồm:
bán vé, bán bắp nước, và chạy quảng cáo. Nguồn thu quan trọng nhất là bán vé.
Nhưng nếu chỉ trông chờ vào vé bán để có lãi thì không bao giờ lãi cả, phải có thêm
nguồn thu bổ sung nữa. Kinh doanh thành công thì bắp nước phải bán tốt.
=> Rõ ràng, kinh doanh thực phẩm tại rạp chiếu mang về nguồn thu không nhỏ và là
phần lợi nhuận quan trọng, bên cạnh doanh thu bán vé xem phim và quảng cáo. Ước

5


tính, việc kinh doanh thực phẩm mang lại cho rạp chiếu nguồn lợi nhuận tăng thêm
khoảng 40-50% lợi nhuận từ việc bán vé xem phim.
- Với loại sản phẩm là đồ ăn thức uống, công ty CGV đang áp dụng chiến lược giá
hớt phần ngọn. Với chiến lược này doanh nghiệp định giá sản phẩm ở mức cao nhất,
cho những đoạn thị trường người mua sẵn sàng chấp nhận, khi mức tiêu thụ giảm
xuống mới giảm giá để thu hút những khách hàng nhạy cảm về giá. Đặc biệt đối với
các khách hàng U22 (dưới 22 tuổi) có độ nhạy cảm về giá cao hoặc sau 22h khi nhu
cầu ăn uống của khách hàng giảm thấp, CGV áp dụng 1 combo cho 2 người với giá
giảm còn khoảng 1 nửa (chỉ từ 70.000-85.000 đồng).
- CGV đem đến cho khách hàng các sản phẩm và các combo khuyến mại đa dạng
như sau:

STT SẢN PHẨM

GIÁ

1


MY COMBO:
1 NƯỚC+ 1 BỎNG

OFFLINE: 79.000Đ
ONLINE: 70.000Đ

2

CGV COMBO:
2 NƯỚC+ 1 BỎNG

OFFLINE: 105.000Đ
ONLINE: 90.000Đ

3

COMBO U22:
1 NƯỚC+ 1 BỎNG

45.000Đ

4

POPCORN VỊ MẶN/NGỌT

SIZE NHỎ: 58.000Đ
SIZE LỚN: 59.000Đ

5


POPCORN VỊ CHEESE/ CARAMEN SIZE NHỎ: 73.000Đ
SIZE LỚN: 74.000Đ

6

SPECIAL MIXED POPCORN

MẶN + NGỌT: 66.000Đ
CHEE+ CARA: 81.000Đ

=> Với mức giá cao hơn các rạp trên địa bàn, nhưng đồ ăn ở CGV vẫn được đánh
giá cao do đa dạng và hương liệu hấp dẫn người dùng.
- Có thể thấy, giá bắp rang bơ và nước ngọt cao hơn rất nhiều so với bên ngoài.
Trung bình với 2 người đi xem phim sẽ phải chi thêm khoảng 100.000-150.000 đồng
cho 2 ly nước ngọt và 1 gói bắp rang bơ. Khoản chi phí này có thể gần ngang với giá
6


vé xem phim. Trong khi nếu mua ở bên ngoài, giá có thể chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3. Đây
cũng là lý do CGV cấm người xem mang đồ ăn bên ngoài vào phòng chiếu.
- CGV còn thực hiện chiến lược tăng số lượng danh mục sản phẩm và nâng cao
chất lượng sản phẩm. Với đồ ăn như bỏng ngô trước kia chỉ có 2 vị bỏng mặn và ngọt,
nay đã bổ sung thêm 2 vị mới là caramel và phô mai. Về loại bỏng cũng được nâng
cấp từ bắp bướm sang bắp nấm tại các cơ sở ở Hà Nội và tp HCM. Ngoài ra còn có
menu đồ ăn đa dạng như khoai tây, bánh bao, xúc xích, hot dog, pizza để phục vụ nhu
cầu nhiều đối tượng khách hàng. Dịch vụ ăn uống tại CGV chủ yếu là các thức ăn
nhanh và các món đồ ăn vặt nhằm đáp ứng nhu cầu “ăn chơi” chứ không phải ăn no
của khách hàng.


Sản phẩm đồ ăn đa dạng tại CGV
- Với các sản phẩm đồ uống, CGV cũng tích cực bắt theo trend đồ uống trà sữa,
tuy nhiên loại đồ uống này chỉ có một loại duy nhất là hồng trà với 3 loại topping khác
nhau. Có lẽ do thói quen tiêu dùng của khách hàng thường uống nước ngọt khi xem
phim, nên CGV không đưa ra các sự đa dạng các loại trà sữa như các quán trà sữa
thông thường.
- Ngoài các combo bình thường như vừa nêu trên, KH sẽ có thêm nhiều sự lựa
chọn với các combo bỏng nước đặc biệt, có giá trị sưu tầm, được thiết kế theo từng bộ
phim bom tấn. Mặc dù có những combo này giá bán cao hơn hẳn, nhưng bù lại tạo sự
thu hút bởi đánh trúng vào tâm lý khách hàng muốn sở hữu những đồ lưu niệm liên
quan đến bộ phim mình thích. Đồng thời tạo thành điểm nhấn cho CGV mà không có
bất kì một cụm rạp nào khác làm được.

7


Combo The Dragon CGV kèm các vật lưu niệm trên nắp cốc
c) Chính sách ưu đãi khách hàng
- Ngoài giá vé và danh mục đồ ăn uống đa dạng, CGV thu hút khách hàng bởi
các chính sách ưu đãi, chăm sóc tốt nhất trên thị trường:
+ Chương trình điểm thưởng: Chương trình bao gồm 4 đối tượng thành viên
U22, CGV Member, CGV VIP và CGV VVIP, với những quyền lợi và mức ưu đãi
khác nhau. Mỗi khi thực hiện giao dịch tại hệ thống rạp CGV, bạn sẽ nhận ngay một
số điểm thưởng nhất định.
+ Quà tặng sinh nhật: 1 CGV Combo miễn phí (1 Bắp & 2 Nước) hoặc 1 vé
xem phim 2D/3D miễn phí hoặc cả 2 tùy cấp độ thẻ. Khách hàng sẽ nhận được ưu đãi
này trong tháng sinh nhật của mình (tháng sinh nhật được tính từ ngày sinh nhật đến
hết 30 ngày sau đó). Ví dụ: Sinh nhật KH là ngày 01/01/2018 vậy thời gian để KH
nhận quà là từ ngày 01/01/2018 đến hết ngày 30/01/2018.
- Suất chiếu đầu tiên: Một số rạp của CGV có chương trình ưu đãi giảm giá vé

cho suất chiếu đầu tiên trong ngày (Thường khoảng 7h35 – 9h sáng tùy theo ngày và
tùy rạp). Đây là những ca chiếu mà số lượng khách không nhiều, nên CGV có chương
trình khuyến mãi, giảm giá vé.
- Giá vé ưu đãi dành cho HSSV: Chương trình ưu đãi, giảm giá vé cho học
sinh, sinh viên cũng là một chương trình giảm giá khá tốt của CGV. Tuy nhiên, ngày
thường thì CGV chỉ giảm giá cho HSSV vào các ca chiếu trước 12h, còn cuối tuần là
trước 17h. Người già và trẻ em cũng được ưu đãi như là HSSV với mức giá rẻ hơn so
với mức giá bán cho người lớn.
- Giá vé U22: Chương trình khuyến mãi này có cách áp dụng gần giống với
chương trình cho HSSV. Tuy nhiên, CGV yêu cầu khách hàng phải là thành viên của
CGV (tức có thẻ member hoặc thẻ U22) và dưới 23 tuổi. Đây là một cách nhằm lôi
kéo khách hàng đăng kí gia nhập trở thành thành viên của họ. Mức giá cho khách
hàng u22 là 55000 đồng / vé áp dụng các ngày trong tuần từ thứ 2-thứ 6, không áp
dụng suất chiếu đặc biệt.
- Giá vé ưu đãi ngày thứ 4: Vào Thứ 4 hàng tuần, CGV thường giảm giá vé một
chút so với các ngày khác. Trung bình khoảng 10% giá vé được giảm vào mỗi Thứ 4.
- Giá vé Culture Day: Áp dụng cho khách hàng là thành viên CGV vào thứ 2 cuối
cùng mỗi tháng cho tất cả các loại ghế không bao gồm Sweetbox, phòng chiếu đặc
biệt, suất chiếu sớm, với mức giá đồng giá là 50000/ đồng/ vé 2D.
8


- Ngoài ra, CGV còn thực hiện những ưu đãi đặc biệt và quà tặng cho các nhóm
khách hàng đặc biệt là VIP và VVIP như tặng Movie Pass đổi lấy vé xem tại phòng
chiếu đặc biệt kèm combo hoặc xem suất chiếu sớm, suất chiếu đặc biệt và xem ngày
cuối tuần.
- Với các khách hàng, đối tác quan trọng và nghệ sĩ, ngôi sao nổi tiếng, phóng
viên và nhà báo CGV cũng tặng riêng họ thẻ Royal Vip Exclusive, Star, Press nhằm
cảm ơn những đóng góp của họ cho sự phát triển của công ty.
- Đặc biệt, CGV còn phát hành các loại voucher cho các nhóm khách hàng khi sử

dụng dịch vụ mà CGV liên kết với các thương hiệu như ticket voucher hoặc tặng
honor voucher cho những trường hợp khách hàng gặp phải sự cố ngoài ý muốn.
=> Có thể thấy, CGV rất hiểu tâm lý khách hàng, tinh tế trong việc đưa ra các mức
ưu đãi riêng cho từng nhóm đối tượng khác nhau nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu
của tất cả mọi người, mọi khách hàng.
d) Ứng dụng trên smartphone
- CGV đã phát triển ứng dụng “CGV Cinemas” cho riêng thị trường Việt Nam
trên 2 hệ điều hành Android và IOS để hỗ trợ tối đa người dùng, từ bước chọn phim,
chọn rạp, chọn đồ ăn thức uống và thanh toán. Trên cả 2 hệ điều hành, ứng dụng đều
nhận được lượt đánh giá khá cao 4/5*

- Với bước thanh toán vé xem phim ngoài các lựa chọn như thẻ ATM và thẻ Credit
Card, còn có thêm 2 sự lựa chọn là ví điện tử MOMO và Zalo Pay.

9


2. Chất lượng phục vụ
- CGV có đội ngũ nhân viên được training bài bản, niềm nở, thân thiện mang lại sự
hài lòng trên cả mong đợi với khách hàng. CGV hiện là thương hiệu duy nhất sở hữu
trung tâm đào tạo riêng có tên gọi CGV University. Đây là nơi mà đội ngũ nhân viên
được đào tạo theo một chương trình đạt chuẩn toàn cầu không chỉ được áp dụng tại
Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác như Hàn Quốc, Trung Quốc và Indonesia.
- CGV Cinemas là rạp phim nhận được nhiều đánh giá tích cực về chất lượng dịch
vụ; ngoài ra, các yếu tố phim chất lượng cao, âm thanh tốt, rạp sạch đẹp cũng nhận
được nhiều phản hồi tốt; đặc biệt, CGV Cinemas được khách hàng khuyên bạn bè
chọn lựa là vì có chiếu đầy đủ after credit, tua nhanh đến đoạn credit để người xem
không phải chờ đợi.

3. Quy mô thị trường

- Theo báo cáo năm 2017, CGV cho biết đang quản lý và kinh doanh 47% rạp chiếu
tại Việt Nam. So với năm 2011, khi đó vẫn là cụm rạp Megastar, hệ thống rạp chiếu
này mới chỉ có 10 rạp, với 68 phòng chiếu. Như vậy, sau 6 năm kể từ khi chi 73,6
triệu USD mua 80% cổ phần Megastar, quy mô hệ thống rạp CGV đã tăng tới 5 lần.
- Chiến lược của CGV tại Việt Nam là phát triển theo bề ngang khi liên tục đổ tiền
gia tăng số lượng rạp phim. Đầu năm 2017, sau khi Platinum rút lui khỏi một số trung
tâm thương mại, CGV đã lập tức nhảy vào thay thế.

10


- Ngày càng nhiều đơn vị chú trọng đầu tư hơn vào cơ sở hạ tầng, phát triển điện
ảnh… nhằm mở rộng quy mô thị trường, mang điện ảnh chất lượng cao đến nhiều
người dân hơn trên toàn quốc. Tính đến tháng 02/2018, CGV hiện có:

- Bên cạnh việc được thừa hưởng lợi thế có sẵn từ thị trường đã được khởi động bởi
đơn vị đầu tư trước đây, CGV còn có nhiều quan hệ chiến lược khác nhau, từ hệ thống
các tòa nhà, siêu thị, trung tâm thương mại, khách sạn... nên có thể xác định được
những địa điểm, mặt bằng phù hợp, thuận lợi cho mô hình giải trí của CGV. Hầu hết
các cụm rạp đều nằm tại vị trí đắc địa, trong tổ hợp trung tâm mua sắm giải trí lớn,
đông dân cư.
- Hơn thế nữa, CGV tập trung xây dựng hệ thống các cụm rạp mang tiêu chuẩn
quốc tế trên toàn quốc, để không chỉ khán giả ở thành phố lớn, mà người hâm mộ điện
ảnh ở các tỉnh thành khác cũng có cơ hội được thưởng thức các bộ phim chất lượng
cao. Hệ thống rạp CGV rất nhiều, trung bình cứ 1km² lại có 1 rạp CGV, mỗi quận tại
các thành phố lớn như Hà Nội và tp Hồ Chí Minh đều có ít nhất 1 cụm rạp.
4. Áp dụng công nghệ tiên tiến, phòng chiếu đặc biệt
CJ CGV đã tạo nên khái niệm độc đáo về việc chuyển đổi rạp chiếu phim truyền
thống thành tổ hợp văn hóa “Cultureplex”, nơi khán giả có thể đến thưởng thức điện
11



ảnh đa dạng thông qua các công nghệ tiên tiến như SCREENX, IMAX, STARIUM,
4DX, Dolby Atmos, cũng như thưởng thức ẩm thực hoàn toàn mới và khác biệt trong
khi trải nghiệm dịch vụ chất lượng nhất tại CGV.

 SCREENX:
ScreenX - phòng chiếu phim 270 độ đầu tiên trên thế giới - công nghệ chiếu phim
đa diện đầu tiên tại Việt Nam. Sự kiện khai trương Screen X vào năm ngoái đánh dấu
chiến lược phát triển mới về công nghệ rạp chiếu CGV trong giai đoạn 2017 – 2020.
CGV Hùng Vương Plaza (TP HCM) và CGV Aeon Long Biên (Hà Nội) là hai cụm
rạp có phòng chiếu ScreenX đầu tiên tại Việt Nam, với sức chứa từ 160-250 khán giả.

 IMAX
IMAX là công nghệ chiếu phim khủng nhất thế giới hiện nay. Một bộ phim được
định dạng ở IMAX sẽ xuất sắc hơn phim thông thường vì có độ "nét căng" với độ
phân giải lớn. Thông thường các bộ phim nhựa hiện nay được quay với định dạng
phim 35-mm và hình ảnh với độ phân giải 6K (chiều ngang). Trong khi đó công nghệ
IMAX sử dụng định dạng phim lên tới 70-mm, có thể cho hình ảnh với độ phân giải
18K.

 STARIUM
Ngày 1/7/2016, CGV Việt Nam đã khai trương cụm rạp mới ở Aeon Mall Bình
Tân (HCM) và đây cũng là rạp đầu tiên ở Việt Nam có phòng chiếu phim Starium
Laser. Starium Laser là một tiêu chuẩn phòng chiếu phim do CGV tạo ra như một sản
phẩm để cạnh tranh với phòng chiếu IMAX và áp dụng riêng cho các cụm rạp của
mình trên thế giới. Hiện nay họ có tổng cộng 8 phòng chiếu này trên toàn thế giới.




4DX

12


Ghế 4D chuyển động đa chiều: xoay (giật lùi/ đẩy tới), rung lắc (trái/ phải) và
nâng (lên/ xuống) và các chuyển động này được kết hợp với nhau trong suốt bộ phim
để tạo ra cảm giác sống động vượt trội cùng các hiệu ứng: mùi hương, bong bóng,
sương mù, cảm giác bay bổng và rượt đuổi tốc độ, mưa, tia chớp…



DOLBY ATMOS

Dolby Atmos sử dụng thiết kế phân lớp tân tiến để tạo nên các rãnh âm thanh. Lớp
nền bao gồm các dải âm thanh môi trường tĩnh được phối theo phương pháp âm thanh
phân luồng quen thuộc. Các lớp trên trần bao gồm các yếu tố âm thanh động được
định hướng và thay đổi một cách chính xác theo hình ảnh hiển thị trên màn hình trong
rạp. Bằng cách lắp đặt hệ thống loa ở trên đầu và xung quanh, Dolby Atmos có thể
khiến khán giả trải nghiệm những âm thanh trung thực và tự nhiên như thật của bộ
phim.

 PREMIUM CINEMA
Đây là phòng chiếu có ghế da sang trọng, có thể di chuyển ghế ngồi theo yêu cầu
riêng của khách hàng, hiện có tại CGV Vincom Đồng Khởi.

 GOLD CLASS
Phòng chiếu “hạng thương gia” đẳng cấp, trang bị công nghệ âm thanh Dolby
Atmos, màn hình tráng bạc, âm thanh hiện đại, ghế bọc da.


 LAMOUR
13


Với màn hình tráng bạc, giường đôi kèm gối và chăn, được phục vụ trà và cà phê
miến phí trong suốt thời gian xem phim, phòng chiếu giường nằm này ngày càng được
khách hàng muốn tận hưởng cảm giác xem phim như tại gia ưa chuộng.

5. Hiệu quả từ chiến lược kinh doanh
a) Thành tựu chung đạt được
- Nhờ hoạt động quảng bá phim và các chương trình khuyến mãi ngày càng rộng
rãi trên website, mạng xã hội, poster, ti vi…CGV ngày càng thu hút nhiều khách hàng
ở nhiều độ tuổi khác nhau. Chất lượng dịch vụ: hình ảnh chất lượng cao, âm thanh tốt,
rạp sạch đẹp và thái độ nhân viên lịch sự, vui vẻ đã để lại nhiều ấn tượng tốt cho
khách hàng. Khi khách hàng hài lòng họ sẽ giới thiệu thêm nhiều khách hàng khác,
đây chính là thành công trong việc tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ của CGV.
- Theo báo cáo của CJ CGV, CGV Việt Nam đã đón tiếp 10 triệu lượt khách chỉ
sau nửa năm 2018, đây là tỷ lệ nhanh nhất kể từ khi gia nhập thị trường Việt Nam vào
năm 2011 của đơn vị này.
- CGV Việt Nam lần đầu tiên đạt mốc 10 triệu lượt khách vào tháng 12/2015. Sau
đó tiếp tục đạt một lần nữa vào tháng 9/2016 và tháng 8/2017. Như vậy, với con số
lượt khách ghi nhận đến giữa năm 2018, chỉ trong vòng 3 năm, quy mô khách hàng
của cụm rạp này đã tăng gấp đôi.
- Hiện đến cuối tháng 8/2018, CGV đã và đang vận hành 64 cụm rạp tại 22 tỉnh,
thành trên cả nước. Trừ các thành phố trực thuộc trung ương như Hà Nội, TP.HCM,
Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng, CGV hiện có 23 rạp tại 17 tỉnh với tổng cộng 103
phòng chiếu và 13.904 ghế, công ty dự kiến sẽ gia tăng số lượng cụm rạp phim tại
Việt Nam lên con số 70 vào cuối năm nay.
- Theo số liệu từ Hiệp hội phát hành và Phổ biến phim Việt Nam, năm 2017 CGV
tiếp tục dẫn đầu thị phần chiếu phim với hơn 45%, cao hơn cả 4 doanh nghiệp đứng

sau cộng lại gồm Lotte, Galaxy, BHD và Trung tâm chiếu phim Quốc gia. Ngoài ra,
thị phần phát hành phim của CGV lên tới hơn 60%.

14


- Ngoài ra, CJ CGV Việt Nam cũng là đơn vị đứng đầu về đại lý phát hành cho
các studio tại Mỹ như UPI, Pixar, Disney hay Warner Bros. Công ty cũng được hai
hãng phát hành phim lớn nhất Hollywood là United International Pictures và Buena
Vista International ủy thác phát hành độc quyền tại Việt Nam.
- Song song đó, CGV là đơn vị tiên phong tập trung hỗ trợ tối đa cho phim Việt
thông qua chiến lược “3 trong 1” khi đồng hành cùng các đạo diễn, nhà sản xuất từ
quá trình phát triển nội dung, phát hành cho tới trình chiếu phim tại các cụm rạp. Lợi
nhuận thu về từ những bộ phim Việt chính là nguồn động lực lớn để các nhà sản xuất
tiếp tục tái đầu tư và sáng tạo nên những tác phẩm mới, thử sức với thể loại phim mới,
từ đó góp phần mở rộng thị phần của phim Việt và xây dựng nền móng vững chắc cho
nền điện ảnh.

- Trong nhiều năm qua, CGV luôn là thương hiệu được hàng triệu khán giả Việt
Nam yêu mến và chọn lựa. Lợi thế đó đã kết nối các nhà sản xuất trong và ngoài nước
với ngày càng nhiều khán giả thông qua những bộ phim hay. Các cụm rạp của CGV
không chỉ trở thành địa điểm trải nghiệm điện ảnh mà còn là nơi giải trí và gắn kết
tình thân lý tưởng dành cho nhiều đối tượng khán giả trên cả nước.

- Ngoài những thành tích trên, việc CGV chú trọng đến các hoạt động trách
nhiệm xã hội và đóng góp cho cộng đồng cũng đang là một điểm cộng lớn dành cho
doanh nghiệp này.

15



=> Có thể thấy, nếu không có những số liệu kể trên, rất ít người có thể hình dung
được những đóng góp đáng kể của CGV cho nền điện ảnh Việt Nam. Đặc biệt, khi
doanh nghiệp này đã mạnh dạn đầu tư 400 triệu USD vào thị trường từ nguồn vốn
vay và các chương trình hợp tác với đối tác trong suốt hơn 10 năm qua.
b) Lợi nhuận đạt được tại Việt Nam của CJ CGV
- Trong 3 năm gần đây, lợi nhuận của cụm rạp CGV tại Việt Nam liên tục tăng
trưởng 2 con số từ 54 tỷ đồng năm 2015, lên 107 tỷ năm 2016 và qua ngưỡng 140 tỷ
đồng vào năm 2017.

- Về kết quả kinh doanh, CJ CGV Việt Nam đạt 2.800 tỷ đồng năm 2017. Trung
bình, mỗi ngày chuỗi rạp này thu về hơn 7,6 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh đạt xấp xỉ 140 tỷ đồng và tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2016. Cuối
2017, tổng tài sản của CGV Việt Nam cũng đạt xấp xỉ 3.100 tỷ đồng.
- Tuy chưa công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2018 nhưng theo báo cáo
giải trình kết quả kinh doanh quý II của Phương Nam (cổ đông sở hữu 20% vốn tại
CGV Việt Nam), thì 6 tháng vừa qua khoản lãi từ công ty liên kết Phương Nam tăng
chủ yếu do lợi nhuận của Công ty CJ CGV Việt Nam tăng.

16


- Theo đó, 6 tháng qua, Phương Nam ghi nhận gần 13 tỷ đồng lợi nhuận từ công
ty liên kết. Với việc mở rộng cụm rạp nhanh chóng cùng với cổ đông ghi nhận lợi
nhuận được chia tăng, có thể khẳng định 6 tháng đầu năm 2018, cụm rạp CGV cũng
đang có lãi tăng trưởng so với cùng kỳ.
c) Hạn chế
- CGV cũng nhận nhiều phản hồi tiêu cực nhất là về mức giá khá. So với các cụm
rạp khác, CGV được xem là rạp chiếu phim có giá vé cao nhất hiện nay, do đó giá vé
là yếu tố hàng đầu được nhắc đến khi khách hàng cân nhắc lựa chọn rạp này, trong đó

nhiều câu hỏi được đặt ra về mức giá.
+ Kinh doanh thực phẩm ở rạp chiếu phim gần như là một thị trường độc quyền
khiến khách hàng chỉ có thể lựa chọn mua với giá cao hoặc ngồi xem phim 1-2h đồng
hồ không ăn uống gì.
+ Đối với một số sản phẩm đồ ăn ít được khách hàng quan tâm thì CGV sẽ
không công khai giá bán của sản phẩm đó. Cách duy nhất để biết giá bán là order đồ
ăn tại quầy và nhân viên sẽ thông báo giá tiền. Ví dụ như với các đồ ăn là pizza, khoai
tây lắc, bánh mì. Đây là một thiệt thòi và bất lợi lớn cho khách hàng của CGV.
- Bên cạnh đó, vẫn còn có nhiều ý kiến không hài lòng với thái độ phục vụ của
nhân viên: không nhiệt tình và không giới thiệu về các chương trình khuyến mãi, ưu
đãi của rạp.
- Nhiệt độ điều hòa phòng chiếu không ổn định (quá lạnh/nóng) ảnh hưởng đến
trải nghiệm xem phim của khách hàng.
- Với ứng dụng trên điện thoại thông minh, CGV chỉ cho phép khách hàng chọn
chỗ trên ứng dụng của họ và thanh toán trên các ví điện tử. Đây chính xác là một điểm
trừ với CGV, bởi các rạp chiếu phim khác, KH có thể chọn chỗ ngồi và bỏng nước
ngay trên ứng dụng ví điện tử.

C. ĐÁNH GIÁ, GỢI Ý CHIẾN LƯỢC
I. Đánh giá
1. Tiềm năng
- Việt Nam là một nước có quy mô dân số lớn và thậm chí hội tụ được nhiều yếu tố
tăng trưởng tốt như nhu cầu giải trí lớn, số lượng dân số trẻ đông, nền kinh tế vĩ mô,
chính trị và xã hội rất ổn định, mức độ đầu tư trên thị trường chưa bão hòa. Nhu cầu
đến rạp xem phim của khán giả ngày một tăng lên được thể hiện bằng doanh thu “
khủng” của các rạp chiếu hằng ngày nên có thể nói tiềm năng phát triển của thị trường
Việt Nam là rất tốt. So với các nước có nền điện ảnh lớn mạnh như Mỹ, Hàn Quốc...,
tỷ suất người xem phim trên dân số là 4. Nghĩa là một người dân có thể xem phim 4
lần/năm, trong khi con số đó tại Việt Nam là 0,2. Vì vậy, Việt Nam được đánh giá là
thị trường tiềm năng nhất. Với đà phát triển khoảng hơn 20% như hiện nay thì tỷ suất

17


người xem phim trên dân số tại Việt Nam sẽ còn tăng nhanh chóng. Vì vậy CGV tiếp
tục chiến lược mở rộng sự hiện diện của CGV Cimemas tại nhiều nơi ở Việt Nam.
- Tạp chí Hollywood Reporter đánh giá, Việt Nam nằm trong danh sách “thị trường
điện ảnh nhiều hơn 100 triệu USD”. Rõ ràng thị trường điện ảnh Việt Nam đang
chứng kiến một giai đoạn thực sự “bùng nổ”. Với mức tăng trưởng doanh thu bình
quân 20-25%, dự báo thị trường sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.
2. Thách thức
- Thị trường Việt Nam được coi là “một miếng bánh ngon” khiến các nhà đầu tư
trong và ngoài nước không thể ngó lơ, tạo ra cuộc cạnh tranh phát triển hệ thống rạp
vừa rầm rộ vừa ngấm ngầm.
- Một trong những thách thức lớn cũng như đầu tiên của việc phát triển và mở rộng
hệ thống rạp chiếu phim là vấn đề mặt bằng đáp ứng đủ điều kiện để xây dựng các rạp
chiếu tiêu chuẩn quốc tế:
+ Các nhà đầu tư rạp chiếu phim luôn muốn tìm được mặt bằng có vị trí lý tưởng
và có lượng khách ổn định. Việc tìm kiếm mặt bằng đắc địa cho rạp phim ngày càng
khó khăn vì phải thỏa mãn các yêu cầu kĩ thuật về diện tích sàn, chiều cao, tải
trọng...Theo nghiên cứu của đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản CBRE Việt
Nam, giá thuê mặt bằng tại Việt Nam thuộc loại đắt đỏ ở Đông Nam Á. Đặc biệt, giá
thuê mặt bằng bán lẻ trung tâm tại các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh.
Chính vì vậy, sau khi tìm được mặt bằng các nhà đầu tư lại phải nghiên cứu và đàm
phán với chủ đất để có được giá thuê hợp lý.
+ Tuy nhiên, để thu được lợi nhuận cao nhất, hầu hết chủ đầu tư có mặt bằng cho
thuê đều hiểu rằng, sự có mặt của CGV sẽ góp phần đáng kể cho việc gia tăng giá trị
dự án mà họ đầu tư. Một phần vì tính chất của ngành dịch vụ giải trí mà CGV đang
khai thác, cùng chất lượng cụm rạp mà họ đang sở hữu sẽ giúp mang lại lượng khách
hàng đáng kể cho những dự án bán lẻ này.
- Thủ tục xin giấy phép còn khá rườm rà dù CGV đã nhận được sự hỗ trợ từ địa

phương. Chi phí CGV đầu tư rạp chiếu tại Việt Nam theo đúng chuẩn hệ thống CGV
các nước nhưng chính sách giá thì phải phù hợp với thu nhập của người Việt cũng
phần nào ảnh hưởng đến thời hạn đầu tư các dự án kế tiếp.
- Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một trong năm quốc gia có nền điện ảnh
phát triển toàn cầu vào năm 2025 CGV đã đầu tư thêm 200 triệu USD đến năm 2020.
Tuy nhiên hầu hết nguồn vốn đầu tư là nguồn vốn đi vay. Với việc đầu tư mạnh mẽ,
thách thức lớn nhất mà CGV cần đối mặt là việc huy động và sử dụng vốn. Trong 10
năm qua CGV đã đầu tư 4-5 lần so với lợi nhuận đạt được tại Việt Nam. Từ năm
2016-2017 doanh nghiệp đã đầu tư hơn 200 triệu USD vào thị trường Việt Nam và dự
kiến đầu tư thêm 200 triệu USD từ nay cho đến năm 2020. Toàn bộ số tiền khủng
“400 triệu USD” có là toàn bộ từ đi vay và các trương trình hợp tác đối tác. Do đó rủi

18


ro về mặt tài chính là một bài toán rất khó, trong khi người tiêu dùng Việt Nam vẫn
còn rất e dè trong việc chi tiêu vào giải trí.
- Bên cạnh đó thị trường điện ảnh là một thị trường tiềm năng nhưng cũng không
kém phần khắc nghiệt. CGV là một doanh nghiệp đầu ngành nên việc tìm ra những
giải pháp về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường cũng là một thách
thức lớn đối với doanh nghiệp.
- Nếu so sánh với các ngành khác, kinh doanh rạp phim có chi phí đầu tư lớn
nhưng doanh thu đạt được lại rất khó bù đắp khoản phí này. Tùy vào từng quy mô, vị
trí, cách thiết kế và số lượng phòng chiếu, mỗi cụm rạp sẽ có chi phí đầu tư ban đầu
vào khoảng 3-8 triệu USD (60-180 tỷ đồng) và phải mất từ 3-5 năm, thậm chí lâu hơn
nữa mới thu hồi được vốn.
- Dù vậy, khi đầu tư ở thị trường này, CGV cũng như các nhà đầu tư khác gặp phải
thách thức như thu nhập người dân Việt Nam chưa thực sự cao để đại đa số người dân
sẵn sàng chi tiêu cho giải trí.


II. Gợi ý chiến lược
- Cung cấp nhiều chương trình khuyến mãi hơn nữa với khách hàng thường xuyên
sử dụng dịch vụ của CGV và chính sách giá cho các đối tượng không có dư thừa về
thu nhập.
- Tổ chức các mini game thu hút khán giả giúp tăng sự tương tác với fan và gợi ý
đến rạp xem những bộ phim đình đám đang chiếu.
- Đầu tư đem đến những công nghệ tiên tiến từ nước ngoài đi đôi cùng với việc
đảm bảo chất lượng dịch vụ cao cho khách hàng.
- Hợp tác chặt chẽ với các nhà bất động sản để hóa giải một trong những thách thức
lớn nhất về chi phí đầu tư chọn địa điểm.
- Kiến nghị lên các cơ quan chính phủ về việc tìm giải pháp cho vấn đề cạnh tranh
không lành mạnh trên thị trường.
- Cân bằng chiến lược đầu tư tại các thành phố lớn và nhiều tỉnh, đồng thời nỗ
đóng góp cho sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh trong nước cũng như phát
triển tài năng điện ảnh của Việt Nam. Tăng cường phát hành và trình chiếu phim Việt
làm tăng trưởng mạnh mẽ thị trường phim nội địa.

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Cafef.vn
- Brandsvietnam.com
- Enternews.vn

20




×