Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

CTXH với ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới quá trình hình thành nhân cách của trẻ vị thành niên tại xã bạch long, huyện giao thủy, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.1 KB, 30 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................
I . Lí do chọn đề tài...........................................................................1
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG................................................................1
1. Khái niệm trẻ em..........................................................................1
2. Khái niệm trẻ vị thành niên..........................................................2
2.1. Khái niệm..................................................................................2
2.2. Sự phát triển tâm – sinh lý của trẻ tuổi vị thành niên...............2
3. Bạo lực gia đình............................................................................3
3.1. Khái niệm..................................................................................3
3.2. Các hình thức bạo lực gia đình..................................................5
3.3. Bạo lực gia đình đối với trẻ vị thành niên:.................................5
4. CTXH trong bạo lực gia đình với trẻ vị thành niên........................6
4.1 Khái niệm...................................................................................6
4.2. Vai trò của NVXH trong bạo lực gia đình với trẻ vị thành niên. .6
II, Thực trạng bạo lực gia đình với trẻ vị thành niên.........................6
1. Sơ lược về vấn đề nghiên cứu......................................................6
1.1. Sơ lược về xã Bạch Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định......6
1.2. Sơ lược về trẻ vị thành niên tại xã Bạch Long, huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định.........................................................................8
2. Thực trạng về bạo lực gia đình đối với trẻ vị thành niên tại xã
Bạch Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định...................................8
3. Nguyên nhân gây nên bạo lực gia đình tại xã Bạch Long, huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định..............................................................10
4. Những tác động của bạo lực gia đình làm ảnh hưởng đến quá
trình hình thành nhân cách của trẻ vị thành niên tại xã Bạch Long,
huyện Giao Thủy, tình Nam Định...................................................12
5. Nguyên nhân và hậu quả của việc bạo hành gia đình đối với trẻ
vị thành niên..................................................................................14
5.1. Nguyên nhân gây ra bạo hành gia đình đối với trẻ vị thành niên
.......................................................................................................14


5.2. Hậu quả của bạo lực gia đình tới quá trình hình thành nhân
cách của trẻ vị thành niên..............................................................15
6. Đánh giá hoạt động CTXH trong bạo lực gia đình với trẻ vị thành
niên tại xã Bạch Long.....................................................................18
6.1 Điểm mạnh...............................................................................18
6.2 Hạn chế....................................................................................19
III. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT..................................................................19
KẾT LUẬN...............................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

CTXH

Công tác xã hội

NVXH

Nhân viên xã hội

THPT

Trung học phổ thông



LỜI MỞ ĐẦU
Bạo lực gia đình là một hiện tượng xã hội tồn tại dai dẳng từ xưa
đến nay ở mọi quốc gia, mọi dân tộc, mọi vùng miền. Bạo lực gia
đình là những hành vi mang tính chất bạo lực được các thành viên
trong gia đình dùng để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn, xung đột
trong gia đình. Hành vi này không chỉ để lại hậu quả tiêu cực trong
thời điểm hiện tại mà còn để lại những tổn thương tâm lý lâu dài cho
người chịu bạo lực. Đặc biệt, sự ảnh hưởng của bạo lực gia đình đối
với trẻ em là rất nghiêm trọng. Công tác xã hội là một chuyên ngành
để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục
việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện
thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó và trẻ em bị bạo lực gia
đình cũng là một đối tượng của công tác xã hội. Trẻ em như búp trên
cành, chính vỉ thế những ảnh hưởng từ bạo lực gia đình đối với trẻ
em, nhất là với trẻ vị thành niên – thế hệ tương lai của đất nước,
đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Công tác xã hội trong
bạo lực gia đình với trẻ vị thành niên sẽ là một vấn đề nổi trội và cấp
thiết trng xã hội hiện nay.


I . Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây tình trạng bạo lực trẻ em trong gia
đình ngày một gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ. Đây không còn là
một vấn đề của riêng gia đình mà là vấn nạn của xã hội. Trẻ em non
nớt cả về thể chất lẫn tinh thần rất cần được chăm sóc, yêu thương
và bảo vệ song thực tế không như vậy. Điều khiến chúng ta sửng sốt,
đau buồn hơn cả chính là nhiều vụ bạo hành dã man trẻ em lại do
chính những người làm cha làm mẹ, những người thân thích ruột thịt
trong gia đình gây ra. Nó chính là hổ dữ ăn thịt con, khi mà nhẹ thì
mắng chửi nặng thì dùng lời lẽ để đay nghiến, xúc phạm các em.

Nặng nề hơn là dùng vũ lực đòn roi, thậm chí là các biện pháp dã
man, tra tấn tựa thời trung cổ với các vật dụng nguy hiểm như: Nước
sôi, roi sắt ...
Theo khảo sát của Tổng cục Thống kê với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi
đồng Liên hợp quốc (UNICEF), có gần 80% số trẻ em Việt Nam từ 2 –
15 tuổi bị cha mẹ hoặc người chăm sóc hay những người khác trong
gia đình trừng phạt bằng bạo lực. Tổng cục Cảnh sát Phòng chống tội
phạm Bộ Công an cũng cho biết, mỗi năm trung bình có từ 1.600 –
1.800 vụ xâm hại trẻ em nghiêm trọng được phát hiện (kể cả xâm
hại tình dục). Và với xã Bạch Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
số lượng trẻ em bị bạo lực gia đình cũng khá cao, hành vi bạo lực
diễn ra rất phổ biến và đa dạng. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến
thể chất, tâm lý cũng như quá trình hình thành nhân cách của trẻ,
nhất là trẻ lứa tuổi vị thành niên. Hiểu được sự nguy hại đó, nên em
đã chọn chủ đề “CTXH với ảnh hưởng của bạo lực gia đình tới
quá trình hình thành nhân cách của trẻ vị thành niên tại xã
Bạch Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” làm chủ đề chính
cho bài tiểu luận của mình.
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
1. Khái niệm trẻ em
Công ước quốc tế về Quyền trẻ em quy định trẻ em là người dưới
18 tuổi. Còn theo Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm
2004, thì trẻ em Việt Nam là công dân dưới 16 tuổi. Quy định này

1


của Việt Nam không có gì trái với Công ước quốc tế vì việc xác định
độ tuổi của trẻ em được căn cứ vào các yếu tố nhân chủng học, các
chỉ số phát triển tâm sinh lí, thể lực, trí lực của con người nói chung,

cũng như các điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia. Vì thế,
ngay tại Điều 1 của Công ước quốc tế quyền trẻ em quy định: “trừ
trường hợp pháp luật quốc gia áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi
thành niên sớm hơn”.
Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ, mà chúng vận động,
phát triển theo quy luật khác với người lớn, có cách nhìn, cách suy
nghĩ và cảm nhận riêng; và đặc biệt trẻ em là những người phát triển
chưa đầy đủ về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức và xã hội. Hay
nói cách khác, trẻ em là những người còn non nớt về thể chất, trí
tuệ, đạo đức và xã hội. Chính vì vậy, trẻ em chưa có khả năng tự
chăm sóc và bảo vệ mình nên đòi hỏi phải có sự chăm sóc và bảo vệ
đặc biệt của người lớn.
2. Khái niệm trẻ vị thành niên
2.1. Khái niệm
Quá trình phát triển của một đứa trẻ từ khi sinh ra tới khi trưởng
thành trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau với các đặc điểm
tâm sinh lý đặc trưng. Tuổi vị thành niên là giai đoạn cuối cùng trong
quá trình phát triển của trẻ em. Đó là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ
em thành người lớn.
Việc xác định tuổi bắt đầu và kết thúc của tuổi vị thành niên là
không đơn giản. Mỗi tác giả có những quan niệm khác nhau. Chẳng
hạn E. Spranger cho rằng tuổi vị thành niên từ 14 tới 17 tuổi; Đ. B.
Enconhin cho rằng lứa tuổi vị thành niên là từ 11 cho tới hết 15 – Vũ
Dũng, Tâm lý học tuổi vị thành niên, Tạp chí tâm lý học, số 4/1998, tr
17 – 21.
Theo các nhà Tâm lý học Việt Nam thì tuổi vị thành niên gồm
hai giai đoạn là: giai đoạn học sinh THCS (hay thiếu niên) và giai
đoạn học sinh PTTH (hay giai đoạn đầu tuổi thanh niên)
Như vậy, Trẻ vị thành niên là khái niệm dùng để chỉ những trẻ có
đội tuổi tù 11 tới 15, là lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ em lên người lớn.


2


2.2. Sự phát triển tâm – sinh lý của trẻ tuổi vị thành niên
Giai đoạn đầu tuổi vị thành niên tức là ở độ tuổi từ 11 – 15 tuổi.
Ở độ tuổ này, các em đang là học sinh lớp 5, 6, 7, 8, 9

 Những đặc điểm về mặt sinh lý:
Ở giai đoạn này, trẻ có một sự thay đổi về mặt cơ thể, đó là hiện
tượng dậy thì. Dậy thì gồm 2 giai đoạn là tiền dậy thì và dậy thì đầy
đủ. Trẻ em ở lứa tuổi đầu tuổi vị thành niên là lứa tuổi mới bước vào
giai đoạn tiền dậy thì. Trong sự phát triển về thể chất và phát dục,
các em gái sớm hơn các em trai 1- 2 năm nên ở giai đoạn đầu, một
số em gái cao hơn, đầy đặn hơn em trai. Thân hình thấp lúc 12, 13
tuổi thường gây cho các em trai cảm giác khó chịu, đó là cảm giác
thua kém bạn bè, còn các em nữ đôi khi vì chưa quen với sự thay đổi
của bản thân nên các em luôn có cảm giác ngại ngùng, khó khăn
nhất là những em có chiều cao, thân hình vượt hẳn so với các bạn
cùng tuổi. Lúc này, hệ thần kinh của trẻ phát triển khá hoàn chỉnh về
chất lượng nhưng các quá trình hưng phấn thường mạnh hơn các quá
trình ức chế nên trẻ dễ bị kích động, khó kiềm chế hành động và tình
cảm của bản thân.
Ở đầu tuổi bị thành niên các quá trình thần kinh hưng phấn của
vỏ não mạnh và chiếm ưu thế, nên nhiều khi thiếu niên không làm
chủ được bản thân, không kiềm chế được cảm xúc mạnh. Sự cải tổ
của các cơ quan nội tiết với mối tương quan của hệ thần kinh là cơ sở
gây ra tính mất cân bằng chung, tính dễ bị kích thích, dễ nổi nóng,
gây gổ, tính hiếu động, tính uể oải và thờ ơ có chu kỳ ở tuổi vị thành
niên. Điều này do những yếu tố của tuổi dậy thì chi phối, nó sẽ gây

ra sự mất cân bằng tạm thời và một số khó khăn trong hoạt động
của trẻ.

 Những đặc điểm về mặt tâm lý:
So với sự phát triển về mặt sinh học thì sự phát triển về tâm lý –
xã hội châm hơn một bước. Đặc biệt là trong kinh tế xã hội hiện nay:
Số con trong mỗi gia đình ít, đời sống kinh tế khá giả hơn, các em
được bố mẹ và người thân lo cho đầy đủ, thời gian học tập nhiều
hơn, tuổi lao động chậm lại nên sự phát triển tâm lý ngày càng

3


chậm. Tuy nhiên, cái “tôi” của các em phát triển thêm một bước,
tương đối hoàn thiện. Ở tuổi này, các em có xu hướng tách ra, ít phụ
thuộc vào cha mẹ. Các em có tâm lý “muốn làm người lớn, coi mình
là người lớn”. Các em không còn đòi hỏi đi chung với bố mẹ, muốn tự
chọn bạn, muốn tự ăn mặc theo ý mình thích, muốn được thức
khuya. Các em cảm thấy hình như cha mẹ chưa nhận thấy mình đã
lớn và không hiểu được tâm tư tình cảm của mình. Các em không
còn hay tâm sự với cha mẹ, muốn độc lập trong suy nghĩ và hành
động nên nhiều khi chống đối lại cha mẹ và chuyển từ sinh hoạt gia
đình sang sinh hoạt bạn bè, ngưỡng mộ thần tượng. Nhu cầu tự
khẳng định mình rất cao, lòng tự trọng và dnah dự của bản thân dễ
bị tổn thương. Một đặc điểm nổi bật của lứa tuổi này là hoạt động
học tập và giao tiếp với bạn bè cùng độ tuổi là chủ đạo.
3. Bạo lực gia đình
3.1. Khái niệm
a.Khái niệm bạo lực
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là “sức mạnh dùng để cưỡng

bức, trấn áp hoặc lật đổ” . Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng
tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như
một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung.
Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây
thương vong, tổn hại một ai đó.
b. Khái niệm gia đình
Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau
bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết
thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục. Gia đình có
lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài.
Gia đình là tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình
thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và
phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, phòng, chống bạo lực gia
đình và ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình, tạo
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2010 định nghĩa: Gia
4


đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ
huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các nghĩa
vụ và quyền giữa họ với nhau theo qui định của Luật này (Chương 1 –
Điều 8 – Khoản 10 – Những qui định chung).
c. Khái niệm bạo lực gia đình
Định nghĩa Bạo lực gia đình của Liên Hợp Quốc thông qua năm
1993 được các tổ chức cũng như các nhà khoa học trên thế giới chấp
nhận rộng rãi. Theo đó Bạo lực gia đình bao gồm bất kỳ một hành
động bạo lực dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn
đến những tổn hại về thân thể, tình dục hay tâm lý, hay những đau
khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy,

sự cưỡng bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra
nơi công cộng hay cuộc sống riêng tư.
Theo Bộ Luật Georgia (Mỹ) số 19 – 13 – 1, định nghĩa “Bạo lực
gia đình là một số hành vi tội phạm thực hiện giữa người với người có
quan hệ với nhau. Các hình thức tội phạm bao gồm hành vi hành
hung, dọa nạt, rình rập phá hoại tài sản mang tính tôi phạm, cấu
thúc bất hợp pháp, xâm phạm mang tính tội phạm và bất cứ tọi hình
sự nào khác. Các hành vi diễn ra giữa những con người có liên hệ với
nhau như vợ chồng hiện tại hay quá khứ, là cha mẹ chung của 1 đứa
trẻ, cha mẹ và con cái, cha mẹ kế và con kế hoặc ngay cả những
người ngoài hiện đang hoặc đã sống chung trong 1 gia đình”.
Ở Việt Nam, theo Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007
định nghĩa “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia
đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần,
kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình.”
3.2. Các hình thức bạo lực gia đình
Theo tác giả Lê Thị Qúy, thì bạo lực gia đình có thể phân chia
thành các dạng khác:
-

Bạo lực thể xác: là những hành vi ngược đãi, đánh đập hoặc

sỉ nhục của một hay nhiều thành viên trong gia đình, làm tổn thương
tới nhân phẩm, sức khỏe tâm thần, tính mạng của một hay nhiều
thành viên khác.

5


-


Bạo lực tinh thần: là những lời nói, thái dộ, hành vi ngược đĩa

hoặc sỉ nhục của một hay nhiều thành viên làm tổn thương tới nhân
phẩm, sức khỏe tâm thần của một hay nhiều thành viên khác. Bạo
lực tinh thần cũng còn là sự áp đặt, chỉ đọa hoặc xâm phậm tới
nguyện vọng, ý thức thị hiếu riêng của mỗi người.
-

Bạo lực tài chính, kinh tế: là viêc dùng sức mạnh để đe dọa,

áp đặt hoặc lừa mị bóc lột lao động, chiếm giữ và kiểm soát tài chính
của một hoặc một nhóm người khác trong gia đình.
-

Bạo lực tình dục: là những hành vi cưỡng ép hoặc dùng bạp

lực để thỏa mãn tình dục của một hay một nhóm người đối với một
người hoặc một nhóm người khác. Hành vi có thể diễn ra một lần
hoặc lặp lại nhiều lần.
3.3. Bạo lực gia đình đối với trẻ vị thành niên:
Bác sĩ Nguyễn Khắc Việt đã viết trong cuốn từ điểm tâm lý: “Gia
đình gồm bố, mẹ, con và có hay không một số người khác ở chung
một nhà. Tính chất của gia đình thay đổi theo biến động của xã hội.
Phương thức sane xuất và các chế kỳ cương xã hội chi phối mạnh mẽ
tâm lý của các thành viên trong gia đình. Trước đây, gia đình gắn liền
với một cấu trúc xã hội chặt chẽ, sự bền vững của gia đình ít tùy
thuộc vào tình hình hay ý muốn củ quan của từng cá nhân. Còn sự
bền vững gia đình ngày nay tùy thuộc chủ yếu vào tình hình và ý
muốn chủ quan của từng thành viên, đặc biệt là của hai bố mẹ. Dù

xưa và nay, gia đình vẫn là nơi để cho mỗi thành viên có thể từ tấm
bé bồi dưỡng về vật chất và tinh thần, là chỗ dựa khi cuộc sống
ngoài xã hội gặp khó khăn, gia đình vẫn là tổ ấm. Nhưng trong nhiều
hoàn cảnh xảy ra, gia đình không còn là tổ ấm nữa mà mẫu thuẫn
nội bộ biến gia đình thành “mụn ung nhọt” gây ra hiện tượng bệnh lý
về thể chất cũng như tinh thần.
Để trở thành một con người có nhân cách độc lập trong xã hội,
trẻ em phải được phát triển cả về 3 phương diện: thể chất, trí tuệ,
tình cảm, sự phát triển của 3 mặt này có quan hệ khăng khít và hỗ
trợ thúc đẩy nhau. Chính vì vậy trẻ cần được chăm sóc, bảo vệ và
giáo dục trong một môi trường an toàn, lành mạnh, gia đình là tỏ
chức xã hội đầu tiên có khả năng nhất trong việc chăm lo sự phát
6


triển cả 3 phương diện của trẻ. Thế nhưng, hiện nay có không ít trẻ
em phải sống trong sự sợ hãi, lo lắng ngay chính trong gia đình của
mình, đó là bạo lực gia đình và các em có thể là nạn nhân trực tiếp
hoăc gián tiếp của nó. Nhiều gia đình có những biện pháp giáo dục
thô bạo và những hành vi trừng phạt trẻ diễ ra có thể để lại những
hậu quả lâu dài theo suốt cuộc đời của trẻ nhỏ.
Bạo hành trẻ em trong gia đình là những hành vi bạo hành thể
chất , tinh thần do một thành viên lớn tuổi trong gia đình thực hiện
mà nạn nhân là trẻ em.
4. CTXH trong bạo lực gia đình với trẻ vị thành niên
4.1 Khái niệm
-

CTXH là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc


cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng
xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các
mục tiêu đó và trẻ em bị bạo lực gia đình cũng là một đối tượng của
công tác xã hội.
4.2. Vai trò của NVXH trong bạo lực gia đình với trẻ vị thành
niên
-

Hỗ trợ pháp luật

-

Hỗ trợ y tế

-

Hỗ trợ giáo dục

-

Tham vấn tâm lý

-

Thăm hỏi

-

Hỗ trợ tài chính


-

Kết nối công an

II, Thực trạng bạo lực gia đình với trẻ vị thành niên
1. Sơ lược về vấn đề nghiên cứu.
1.1. Sơ lược về xã Bạch Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định.
Bạch Long là một xã thuộc vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ,
nằm ở Phía Nam của Huyện Giao Thủy. Bao gồm 11 xóm: Tân Phú,

7


Liên Hoan, Hoành Tiến, Hải Yến, Thành Tiến, Hải Ninh, Nam Hải,
Trung Đường, Xuân Ninh, Nông trường. Có tổng diện tích tự nhiên là
1.010,45 ha. Có vị trí địa lý:
-

Phía Bắc giáp xã Giao Yến

-

Phía Nam giáp biển Đông

-

Phía Tây giáp Giao Phong

- Phía Đông giáp xã Giao Long, Giao Châu.

Năm 1965 nghe theo tiếng gọi của Đảng, hơn 1.600 lao động
thuộc 28 xã của 4 huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Xuân Trường và Trực
Ninh đã đến Bạch Long để khai hoang, lập nghiệp trên vùng sình lầy
sú vẹt. Ngày 8/6/1966 Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành
lập xã Bạch Long.Trải qua 50 năm kể từ ngày đầu thành lập với
muôn vàn khó khăn thử thách, Đảng bộ và nhân dân Bạch Long đã
kiên cường chống chọi với thiên tai, bão gió, vừa tham gia chiến đấu
bảo vệ Tổ quốc vừa xây dựng, kiến thiết quê hương. Trong mỗi giai
đoạn lịch sử của cách mạng, cùng với tập trung xây dựng, củng cố
hệ thống chính trị vững mạnh, Bạch Long luôn coi trọng thực hiện
nhiệm vụ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống
nhân dân. Là xã mép biển nên ngay từ đầu sản xuất muối được coi là
nghề mưu sinh của người dân trong xã. Bạch Long vinh dự từng là
đơn vị có sản lượng muối đạt cao nhất miền Bắc trong những năm
70, 80 của thế kỷ trước. Đến nay diện tích sản xuất muối của địa
phương là hơn 230ha. Sản lượng bình quân đạt từ 21 đến 25 nghìn
tấn mỗi năm. Nhằm khai thác hiệu quả lợi thế trong phát triển kinh
tế, những năm gần đây diện tích nuôi trồng thủy sản của Bạch Long
đã không ngừng được mở rộng với diện tích gần 300ha, mang lại
nguồn thu đáng kể cho nhân dân. Ngoài ra các ngành nghề kinh
doanh, dịch vụ, thương mại phát triển, góp phần đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân. Tỷ
lệ hộ nghèo của địa phương đến nay đã giảm còn dưới 3%, gần 75%
hộ dân có nhà xây kiên cố; hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn đã
được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đặc biệt, trong
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới Bạch Long
8



là một trong 3 xã đầu tiên của huyện được tỉnh thẩm định công nhận
đạt chuẩn NTM vào năm 2014. Cùng với đó, sự nghiệp y tế, giáo
dục, văn hóa, xã hội cũng có những bước phát triển mạnh mẽ; an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định
(Nguồn: UBND xã Bạch Long, 2015)
Có thể thấy xã Bạch Long, huyện Giao Thủy là một xã có nền
kinh tế tăng trưởng khá nhanh, mặc dù những yếu tố vật chất tạo
điền kiện cho sự phát triển phần lớn vẫn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của
Trung ương, nhưng cũng góp phần dần đưa Bạch Long – Giao Thủy
thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn và rút ngắn khoảng cách với
các huyện phát triển, tạo lập các yếu tố cơ bản làm tiền đề phát
triển trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên bên cạnh những thành
tựu đã đạt được, ở Bạch Long – Giao Thủy mặt bằng dân trí vẫn còn
thấp và trình độ phát triển không đều. Người dân thuộc tầng lớp lao
động chân tay là chủ yếu, chất phác đậm sắc người dân vùng ven
biển mặn mòi. Vì vậy còn nhiều hủ tục lạc hậu đặc biệt là tư tưởng
phân biệt nam nữ, quan niệm sống về cách giáo dục con cái. Mặc dù
đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử với những cuộc cách mạng to lớn
thì người dân xã Bạch Long, huyện Giao Thủy, nhất là trẻ em vẫn
chịu thiệt thòi về nhiều mặt, vẫn là đối tượng yếu thế, vẫn phải chịu
sự bất bình đẳng nam nữ trong đời sống xã hội và trong gia đình.
1.2. Sơ lược về trẻ vị thành niên tại xã Bạch Long, huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định.
Toàn xã Bạch Long có 2588 hộ khẩu với 8825 nhân khẩu; số trẻ
trong độ tuổi vị thành niên là 831 người. Chiếm hơn 1/10 số nhân
khẩu của toàn xã, trong đó 743 người đang theo học tại trường THCS
và THPT, 88 người còn lại hiện không còn đi học
(Nguồn: UBND xã Bạch Long, 2015)
2. Thực trạng về bạo lực gia đình đối với trẻ vị thành niên tại
xã Bạch Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Theo cuộc khảo sát, phỏng vấn của sinh viên thì 90% các bậc
phụ huynh cho rằng họ chưa bao giờ có hành vi bạo lực với con
mình. Hành vi họ làm với con cái không được coi là bạo lực. Đó chỉ là

9


những roi vọt bình thường mà bố mẹ vẫn thường làm với con cái. Và
không ít người khẳng định rằng: Ngày xưa, khi còn bé, bố mẹ đã
từng làm điều đó với họ, và nó hết sức bình thường. Còn đối với trẻ
tuổi vị thành niên có đến 96% cũng cho rằng bố mẹ chưa từng bạo
lực với mình. Nhưng đến khi xét đến các biểu hiện thì ta lại nhận lại
được một kết quả hoàn toàn khác:

10


Bảng tần suất việc cha mẹ thể hiện hành vi được coi là
bạo lực tới trẻ tại Xã Bạch Long, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định
Thỉn
h
thoả
ng

Bình
thườ
ng

Hoàn

toàn
Thườ
thườ
ng
ng
xuyên
xuyê
n

20%

14%

11%

0%

10%

17%

64%

9%

15%

41%

36%


8%

0%

12%

41%

47%

0%

0%

11%

14%

22%

53%

45%

9%

13%

0%


Các biểu hiện hành vi/
Hiế
lời nói của cha mẹ
m
thường xuyên tác động
khi
tới bản thân bạn
Đánh vào người đến bầm
tím, nổi lươn khi bạn mắc
lỗi hoặc thậm chí là khi

55%

bạn không có lỗi
Luôn luôn bắt ép bạn học
thật giỏi mặc dù sức học 0%
của bạn hạn chế
Luôn muốn bạn làm theo
ý muốn của cha mẹ, bạn
không có quyền được bày 0%
tỏ quan điểm riêng của
mình.
Cha mẹ yêu cầu bạn hạn
chế các mối quan hệ với
bạn



của


bạn,

luôn

muốn bạn ở nhà, không
được đi chơi nếu cha mẹ
không cho phép.
Cha mẹ luôn nhắc đi nhắc
lại về một lỗi mà bạn mắc
phải trong quá khứ trước
mặt bạn bè người thân
Khi cha mẹ cãi nhau, bạn

thường bị bố mẹ trút giận: 33%
đánh, chửi…

11


Cha

mẹ

luôn

chê




không hài lòng về những
gì bạn đã làm, luôn có sự 0%

4%

15%

61%

20%

so sánh với bạn bè, hàng
xóm, anh chi em ruột…
Như theo bảng số liệu ta có thể thấy, với tần suất thể hiện các
hành vi trên, đa phần trẻ đều cho rằng các hành vi đó được diễn ra
thường xuyên và liên tục nhưng lại không ai dám khẳng định đó là
hành vi bạo lực gia đình. Cụ thể, đối với các hành vi bạo lực liên quan
đến thể chất, tuy không nhiều nhưng cũng tồn tại. Với các hành vi
làm tổn thương về mặt tinh thần của trẻ lại thường xuyên xảy ra
trong gia đình, như việc bắt ép trẻ phải học thật giỏi trong khi sức
học của chúng còn hạn chế, cha mẹ luôn nhắc đi nhắc lại về lỗi của
trẻ trong quá khứ với bạn bè, hàng xóm…đôi khi còn là sự so sánh
giữa anh/ chị/ em ruột với nhau trong gia đình.
Tại Xã Bạch Long, đối với hành vi bạo lực của cha mẹ tới con cái
vẫn diễn ra như một điều tất yếu, họ cho rằng, đó không phải là
hành vi bạo lực với con cái, và con cái cũng không cho rằng mình đã
từng bị cha mẹ bạo hành. Mọi người coi đó đó là điều tất lẽ trong
việc giáo dục con cái. Vì thế, hiện nay, trong số liệu về dân số xã hội
của xã chưa có bất kỳ một con số thống kê nào nói về tình trạng bạo
hành của cha mẹ đối với trẻ vị thành niên.

Điều đáng mừng là ở xã Bạch Long đến thời điểm hiện tại vẫn
không để xảy ra một trường hợp nào bố mẹ bạo lực con cái gây ra
những tổn thương nặng nề về thể xác và mặt tinh thần (sốc tâm lý,
rối nhiễu tâm lý, tâm thần). Tuy nhiên theo cuộc khảo sát nhỏ của
nhóm sinh viên thì hiện nay bố mẹ đang có xu hướng bạo lực tinh
thần tới con cái là rất cao. Với lứa tuổi trẻ vị thành niên, lứa tuổi
đang học cách làm người lớn thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng tới
tâm lý và quá trình hình thành nhân cách của trẻ sau này nếu không
có biện pháp giải quyết kịp thời.
3. Nguyên nhân gây nên bạo lực gia đình tại xã Bạch Long,
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

12


Thứ nhất, do nhận thức của người dân địa phương chưa cao. Là
một xã mới thành lập được hơn 50 năm thuộc vùng ven biển, con
người đang chỉ tập trung vào việc phát triển kinh tế, chưa chú trọng
vào các yếu tố mang tính xã hội như là vấn đề về bạo lực gia đình
đối với trẻ vị thành niên hiện nay. Trình độ văn hóa thấp, họ không
được tiếp cận nhiều với tri thức, chưa hiểu về bạo lực gia đình là như
thế nào, công ước về quyền của trẻ em ra sao, các phương thức
truyền thông về vấn đề về bạo lực gia đình còn hạn chế. Họ chỉ làm
và hành động như đúng những gì ông cha ta vẫn làm từ bao nhiều
đời nay. Vì vậy họ cho rằng việc họ đánh con khi con mắc lỗi, việc họ
uống rượu và chẳng may có những hành vi làm tổn thương con cũng
chỉ là những điều tất yếu, vì họ là cha mẹ và họ có quyền được làm
như vậy với con của mình.
Về phía trẻ, có đến 96% trẻ dễ dàng chấp nhận việc bố mẹ có
những hành vi/ lời nói bạo lực hay xúc phạm với mình. Đôi khi trẻ

cũng tỏ ra bực tức, khó chịu nhưng sau cùng trẻ vẫn nghĩ theo 1
chiều hướng tích cực hơn đó là “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt
cho bùi”, bố mẹ có thương, có muốn mình tốt hơn mới làm như thế
với mình. Bản thân người dân nơi đây chất phác, đậm chất mặn mòi
của biển cả nên họ hành động theo những gì họ nghĩ, không có sự
tính toán, cân nhắc một cách cẩn trọng, nhất là với con cái của họ,
vô tình họ lại đang bạo lực với con của mình mà họ không hề hay
biết
Thứ hai, do cha mẹ chưa hiểu suy nghĩ, nhu cầu cũng như
nguyện vọng của trẻ. Luôn áp đặt suy nghĩ của mình vào con, rằng:
“Ngày xưa, ông bà không có điều kiện cho bố mẹ đi học nên bây giờ
mới khổ, giờ bố mẹ cho con ăn học đàng hoàng tử tế thì cố mà bằng
bạn bằng bè”, “Chúng mày chỉ có ăn mới học mà không học được thì
không cần phải ăn cơm nữa đâu” và việc cha mẹ liên tục nhắc đi
nhắc lại về những điều này khiến trẻ cảm thấy áp lực, lo lắng. Nhất
là với lứa tuổi vị thành niên, chuyển giao giữa 2 cấp học THCS – THPT
càng khiến trẻ áp lực. Theo cuộc khảo sát nhỏ thì 90% cha mẹ cho
rằng việc họ luôn đưa ra dẫn chứng so sánh với bạn bè, hàng xóm
hay cả việc lặp đi lặp lại một câu nói chỉ là để nhắc nhở trẻ biết cố

13


gắng phấn đấu học tập thoát khỏi cái nghèo của quê hương, chứ
không hệ có mục đích xúc phạm danh dự hay cố ý làm tổn hại tinh
thần của trẻ. Bạn N.T.V.A có chia sẻ: “Bố mẹ em cứ ép em học để
vào được trường THPT Giao Thủy B, có những đêm e học đến kiệt
sức, e mệt ngủ thiếp đi thì bố mẹ bắt gặp lại bảo là em không cố
gắng, chỉ lo chơi không, thực sự sức của em chỉ cố học được trường
THPT Quất Lâm thôi, nhiều khi em không muốn về nhà nữa, về là chỉ

toàn học và học; đã thế mẹ em hay so sánh em với bạn N gần nhà,
tại sao cùng cơm đấy, gạo đấy bố mẹ cho ăn mà nó học giởi hơn
mày, em chỉ ước qua nhanh đi cái giai đoạn này”. Thiết nghĩ, ở một
xã mới thành lập, khoảng thời gian mà các bậc phụ huynh chu toàn
cơm áo gạo tiền, xây dựng cơ ngơi nhà cửa đất đai đã khiến họ vất
vả quá nhiều và họ muốn con họ sẽ không phải vất vả như thế nữa
nhưng cách mà họ thể hiện lại chưa đúng, việc họ đang làm lại đang
ẩn chứa mối lo về bạo hành tinh thần tới chính những đứa con mà họ
yêu quý nhất.
Thứ ba, do mâu thuẫn xung đột của cha mẹ. Có rất nhiều lý do
để cha mẹ xung đột với nhau nhưng riêng ở xã Bạch Long, với vị trí
địa lý khá thuận lợi, xã Bạch Long nằm cách bãi tắm Quất Lâm của
thị trấn Quất Lâm khoảng 5km về phía Tây Nam. Bãi tắm Quất Lâm
không những nổi tiếng với khu du lịch bãi biển dài bát ngát mà nơi
đây còn nổi tiếng là nơi “tụ điểm” của “gái làng chơi” và chắc chắn
không thể tránh khỏi việc “chán cơm thèm phở” của các ông bố, kèm
theo sự tức giận của người mẹ khiến xung đột giữa hai bố mẹ và bạo
lực gia đình xảy ra, những đứa con sẽ là nạn nhân trong cuộc cãi vã
đó của cha mẹ; do cờ bạc rượu bia; những muộn phiền do làm ăn
kinh tế, những năm gần đây người dân xã Bạch Long có xu hướng
chuyển đổi ruộng muối thành khu nuôi trồng thủy hải sản, khi thuận
lợi thì kinh tế gia đình ổn định, nhưng nếu chẳng may tôm cá thất
thu, kèm theo khoản nợ lớn, áp lực kinh tế cũng khiến cha mẹ “giận
cá chém thớt” mà đánh đập hay chửi mắng con cái. Điều này gây tổn
hại lớn về mặt thể chất cũng như tinh thần của trẻ là rất lớn.
Nếu như phụ nữ chỉ là nạn nhân của nam giới thì trẻ em không
những là nạn nhân của nam giới mà còn là nạn nhân của nhiều phụ

14



nữ. Tình trạng này thường xảy ra khi người phụ nữ đang phải sống
trong hoàn cảnh khó khăn, không thể chống trả được những người
đang hành hạ họ. Họ chỉ còn cách trút hết những nỗi đau, nỗi khổ,
nỗi hận cho con cái. Những đứa trẻ đáng thương này không những
không được bảo vệ từ cha mẹ mà còn bị đánh đập, giết hại.
4. Những tác động của bạo lực gia đình làm ảnh hưởng đến
quá trình hình thành nhân cách của trẻ vị thành niên tại xã
Bạch Long, huyện Giao Thủy, tình Nam Định
Có rất nhiều tác động tiêu cực mà Bạo lực gia đình làm ảnh
hưởng tới quá trình hình thành nhân cách của trẻ lứa tuổi vị thành
niên, nhưng với xã Bạch Long hiện nay, nổi cộm nhất có 2 tác động
lớn:
Thứ nhất, những đứa trẻ thường có xu hướng bắt chước các hành
vi bạo lực từ cha mẹ. Trẻ vị thành niên có xu hướng bắt chước rất
nhanh. Khi được hỏi, đa phần các bậc cha mẹ đều cho rằng việc họ
đang làm với con cái là rất bình thường và bố mẹ họ ngày xưa cũng
đã từng như thế với họ. Đây như là một nhân chứng hùng hồn cho
việc hành vi bạo lực ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách
của trẻ vị thành niên. Bố mẹ bắt chước hành vi bạo lực của ông bà
để lặp lại với trẻ, sẽ chẳng có điều gì chắc chắn rằng trẻ sẽ không
lặp lại điều này với con của chúng sau này, thậm chí là trẻ còn sử
dụng hành vi bạo lực để đánh các bạn ở trên lớp, hàng xóm, hay bất
kỳ một mối quan hệ nào mà trẻ quen biết.
Thực tế đã cho thấy hiện nay vẫn còn khá nhiều ông bố bà mẹ
không hiểu được rằng việc dùng bạo lực với con cái là hoàn toàn
đồng nghĩa với việc dạy dỗ, tập cho chúng quen dần với việc dùng
bạo lực với người khác.

Những năm trở lại đây, có rất nhiều vụ ẩu


đả của các học sinh bậc THCS trên địa bàn xã Bạch Long xảy ra, với
năm 2012 có 19 vụ, năm 2013 có 22 vụ, năm 2014 có 24 vụ. Một
đứa trẻ không thể tự nhiên làm một điều gì đó mà chúng không biết,
qua quá trình quan sát học hỏi, tìm tòi thì chúng mới có thể bắt
chước theo, và việc những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong không khí
của bạo lực gia đình thường dùng bạo lực trong việc xử lý các mối
quan hệ xã hội, bạn bè thậm chí cả anh em, họ hàng.
15


Thứ hai, Những đứa trẻ có xu hướng tỏ ra bất cần về cuộc đời dễ
sa đà vào các tệ nạn xã hội.
Từ sự xa lánh cuộc sống gia đình đến tâm lý không tôn trọng gia
đình, coi thường các mối quan hệ gia đình thường không có một ranh
giới nào thật rõ rệt. Những điều tra của chúng tôi cũng cho thấy,
phần lớn những đứa trẻ phải trốn tránh bạo lực gia đình đều không
tôn trọng cuộc sống gia đình. Khi mà cái khuôn mẫu về cuộc sống
gia đình chỉ là những lời qua tiếng lại, những nắm đấm và roi vọt thì
niềm vui, hạnh phúc phải là một chỗ nào khác chứ không thể ở trong
chính gia đình.
Không tìm thấy niềm yêu thương an ủi từ phía gia đình, những
đứa trẻ sinh ra trong hoàn cảnh bạo lực gia đình đã không chỉ ghê sợ
cuộc sống gia đình mà còn khinh ghét và coi thường nó. Cuộc sống
không cần có sự nâng đỡ và niềm an ủi từ phía gia đình cũng dẫn
người ta đến chỗ có thói quen quay lưng lại với gia đình, quay lưng
lại với tất cả các mối quan hệ gia đình. Nhất là với lứa tuổi đang lớn,
trẻ dễ có sự nổi loạn trong suy nghĩ và hành động.
Là một xã nằm tiếp giáp với bãi tắm Quất Lâm, một địa điểm vui
chơi khá nổi tiếng của giới trẻ trong huyện Giao Thủy, đi đôi với

nhứng thú vui xa hoa đó là sự có mặt của các tệ nạn xã hội. Chẳng
có khó khăn gì khi mà lứa tuổi mới lớn muốn thử sức với những thứ
mà chúng đang tò mò, cái siêu tôi mất đi bởi tác động của bạo lực
gia đình, cái bản năng – cái tôi trỗi dậy, một đứa trẻ mới lớn sẽ
chẳng thể nào kiềm được những lời thách thức mời mọc từ bạn bè
xung quanh. Thử một lần, hai lần rồi ba lần trở thành con nghiện lúc
nào không hay, vui thú vào gái mại dâm, quan hệ tập thể…
Theo số liệu người nghiện ma túy trên địa bàn xã Bạch Long có
143 người nghiện ma túy, trong đó 5 – 7% trẻ vị thành niên là người
nghiện ma túy. Một con số đáng báo động. Hiện tượng học sinh, sinh
viên nghiện hút và tiêm chính là rất nghiêm trọng. Trong năm học
2014, trường THCS Bạch Long phát hiện được 2 học sinh lớp 9 hút
ma túy ngay tại trường. Đó là những vụ việc nhìn thấy được còn
nhiều những bạn trẻ mới lớn khác được gia đình giấu kín hoặc chưa
được mọi người phát hiểna. Đây là một tình trạng báo động về tệ nạn
16


xã hội với lứa tuổi trẻ vị thành niên mà trực tiếp hoặc gián tiếp có
những nguyên nhân từ phía bạo lực gia đình.
Những xã lân cận tỷ lệ trẻ vị thành niên nghiện ma túy cũng khá
nhiều. Khoảng cách về vị trí địa lý của các xã cũng không xa nhau do
đó đây cũng là một trong những môi trường dễ lôi kéo, dụ dỗ các bạn
trẻ mới lớn, khi rơi vào trạng thái chán nản, đi theo các tệ nạn xã hội:
trộm cắp, lừa đảo…
Rõ ràng bạo lực gia đình đã không chỉ gây hậu quả tiêu cực cho
xã hội hiện tại mà còn cho tương lai khi những đứa trẻ bị tổn thương
về thể xác và tâm lý thì sự hình thành nhân cách của trẻ cũng không
được hoàn thiện. Những công dân này không chỉ đáng thương mà
còn đáng lo ngại cho một xã hội mới.

5. Nguyên nhân và hậu quả của việc bạo hành gia đình đối
với trẻ vị thành niên
5.1. Nguyên nhân gây ra bạo hành gia đình đối với trẻ vị
thành niên
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo hành trong gia đình đối với
trẻ em đầu vị thành niên. Tuy nhiên, hai nguyên nhân dễ nhận thấy
nhất đó là hệ tư tưởng Nho giáo đã ăn sâu vào trong tiềm thức của
người Việt và bắt nguồn từ những xung đột của các thành viên trong
gia đình:
Thứ nhất, Theo quan niệm của Nho giáo – Một hệ tư tưởng đã
bắt rễ khá sâu trong đời sống của người dân Việt Nam – cha mẹ có
quyền “dạy con từ thủa còn thơ” bằng mọi hình thức, kể cả roi vọt.
Dân gian có câu “yêu cho roi cho vọt” và cho rằng đó là cách giáo
dục hiệu quả nhất để cho con cái phục tùng moi ý kiến của cha mẹ
và có thể sửa chữa được sai lầm. Cho đến ngày nay thì nhiều người
làm cha mẹ vẫn coi việc hành hạ, đánh đập hoặc sử dụng các hình
phạt dã man đối với trẻ là quyền của họ. Khi trẻ có lỗi, họ đánh. Khi
họ đang có những điều không vui vì các mối quan hệ xã hội, họ
đánh. Những cái tát xảy ra thường xuyên trong gia đình được coi là
hợp pháp. Chỉ có những vụ việc nghiêm trọng, gây thương tật hoặc
làm chết trẻ mới bị trừng trị pháp luật. Tuy nhiên không phải lúc nào

17


pháp luật cũng xử đúng người đúng tội.
Thứ hai, trẻ bị hành hạ, ngược đãi vì những bế tắc hoặc xung đột
của cha mẹ. Với những gia đình mà cha mẹ không còn thương yêu
nhau thì trẻ em thường xuyên phải chịu áp lực từ phía một người
hoặc cả hai bởi chính chúng thuộc thành phần “ăn bám”, “ăn theo”.

Hơn nữa, với cơ thể yếu đuối, nhỏ bé, với vị trí thấp kém, chúng luôn
trở thành cái gai hoặc trở thành chỗ chút giận, là cái thớt khi xay ra
những xung đột. Trong những trường hợp này, trẻ hầu như không có
khả năng tự vệ. Điều đáng chú ý hơn là nhiều trẻ lúc bị đánh không
phải do lỗi của chúng mà chỉ vì chúng là con của cha mẹ chúng,
nghĩa là khi cha mẹ chúng nó có nhu cầu cần được giải tỏa những ẩn
ức, tức giận, xung đột, những mâu thuẫn phức tạp của mình thì họ
trút hết vào đứa trẻ. Đã không có ít trường hợp, một trong hai người
cảm thấy bế tắc, họ muốn tìm đến cái chết, họ cũng tìm cách buộc
cho con mình chết theo.
5.2. Hậu quả của bạo lực gia đình tới quá trình hình thành
nhân cách của trẻ vị thành niên.
Nhân cách của con người được hình thành cùng với khoảng thời
gian cơ thể phát triển và hoàn chỉnh. Giống như cây non được trồng
ở nơi đất đai màu mỡ, không khí, ánh sáng đầy đủ sẽ trở thành cây
cổ thụ xum xuê, khỏe mạnh. Nếu trẻ đượbc sống trong một không
khí gia đình hòa thuận êm ấm, một môi trường xã hội trong sáng,
văn minh con người sẽ phát triển tốt, khỏe mạnh về cơ thể và tinh
thần. Nhưng ngược lại, đối với những đứa trẻ là nạn nhân của bạo lực
gia đình, hoăc là người thường xuyên phải chứng kiến bạo lực gia
đình thì ít nhiều nhân cách của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng và phát
triển theo hướng tiêu cực:
a.Những đứa trẻ sẽ là bản sao của cha mẹ chúng trong
tương lai hay là những đứa trẻ bắt chước. Hành vi bạo lực
được lặp lại
Học theo các khuôn mẫu từ cuộc sống xung quanh là một đặc
điểm chung của trẻ em. Người xưa thường cho rằng nếu muốn con
cái trở thành thương nhân thì nên sống gần chợ, muốn con hay chữ
thì nên sống gần trường học, còn nếu ở gần trộm, gần cướp thì sớm
18



muộn cũng sẽ phải ở tù, ở tội. “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng”,
câu tục ngữ mang tính giáo dục đó cho đến nay vẫn hoàn toàn đúng
đắn. Sống trong môi trường gia đình bạo lực, trẻ em cũng không thể
tránh khỏi việc phải tiếp xúc, làm quen và tiêm nhiễm nếp sống bạo
lực. Người Ấn Độ có câu châm ngôn rằng một cái tát vào mặt con
anh có thể trở thành một nắm đấm vào mặt cháu anh, tức là anh đã
truyền cái tát cho những thế hệ con cháu với cường độ mạnh hơn.
Bạo lực gia đình đã biến nhiều đứa trẻ hiền lành trở nên hung dữ
và trong nhiều trường hợp cũng dùng cả những hình thức tàn bạo, dã
man để đối xử với người khác. Theo một số cuộc điều tra xã hội học
ở Mỹ, người ta nhận thấy rằng 80% phạm nhân Mỹ lớn lên trong
những gia đình bố mẹ chúng đánh lộn như cơm bữa. 63% nam thiếu
niên phạm tội giết người là chúng giết kẻ đã đánh đập mẹ chúng.
Trong khi đó có khoảng 50% trường hợp các cô gái bị chồng đánh lại
lặp lại số phận của mẹ các cô.
b.

Những đứa trẻ sẽ thường có tính cách đặc biệt như

thiếu tự tin, rụt rè, lo sợ và hay làm hỏng việc
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học thì trẻ em cũng có
những sợ hãi như người lớn nhưng không phải lúc nào các em cũng
mô tả được sự sợ hãi đó. Chẳng hạn vào lúc 8 tháng tuổi các cháu bé
thường thét lên khi thấy người lạ hoặc mẹ đi ra khỏi tầm nhìn của bé.
Từ 1-3 tuổi nỗi khiếp sợ của các em xảy ra chủ yếu khi ở trong phòng
một mình và trong bóng tối. Từ 2-5 tuổi những sợ hãi có quan hệ đến
những nguy hiểm thực tế hơn như sợ gia súc, sợ giông bão, ánh
chớp, nước, lửa... Giữa 4 - 7 tuổi những sợ sệt tăng lên mang tính

chất xã hội như sợ phải đến trường, sợ cô giáo, sợ những đứa trẻ
khác và thế giới mới mà em phải tiếp xúc. Khoảng 6 - 11 tuổi, trẻ bắt
đầu phát triển những ưu tư gần như những ưu tư của người lớn.
Những năm sau đó là các chuỗi lo lắng kéo dài trước những vấn đề
của cuộc sống. Chẳng thế mà Nguyễn Gia Thiều đã coi nỗi đau khổ
và sự sợ hãi của con người như một định mệnh khiến họ ngay từ khi
sinh ra đã chào đời không phải bằng nụ cười mà bằng tiếng khóc và
khi chết đi cũng kết thúc bằng tiếng khóc.
Nỗi thống khổ và sự sợ hãi bản năng đó sẽ còn đeo đẳng và lớn
19


lên gấp nhiều lần đối với một con người nếu người đó luôn phải sống
trong một gia đình ít tình yêu thương mà nhiều bạo lực. Thực tế đã
cho thấy nếu trẻ em được sống trong môi trường gia đình êm ấm,
lành mạnh mà trong đó cha mẹ luôn có phương pháp giáo dục tế nhị,
hiểu và thông cảm thì chúng sẽ vượt qua được những mặc cảm sợ
hãi ban đầu và trở thành những công dân can đảm, mạnh mẽ. Còn
ngược lại - người công dân tương lai sẽ bị méo mó đi rất nhiều bởi
những sự trầm cảm, tính nhu nhược và sau này, sự khốn khổ và hèn
kém sẽ còn tăng lên nhiều lần cùng với những vấp váp không thể
vượt qua nổi trong đường đời. Trong nhiều trường hợp nỗi khiếp sợ
thái quá của trẻ sẽ trở thành tính cách suốt đời của chúng. Nghiêm
trọng hơn nữa, nhiều trẻ còn vì thế mà mắc chứng tâm thần.
Ngày nay, chúng ta có thể bắt gặp ở nhiều nơi, nhiều trang báo
những câu chuyện về cuộc đời của nhiều em nhỏ do bị người lớn
đánh mắng, hành hạ tàn bạo dã man mà đã trở nên trì độn, học
hành sút kém, hay lo sợ, thiếu tự tin. Khi tiếp xúc, gặp gỡ các em nhỏ
vì không chịu nổi các hình thức bạo lực trong gia đình mà bỏ nhà ra
đi, phải lao động đủ nghề để kiếm sống, những người nghiên cứu đã

nhận thấy rằng hầu hết những em nhỏ này đều trầm lặng, ít nói,
sống xa lánh mọi người và trong lòng chứa đầy những mặc cảm.
Nhiều em nhỏ làm nghề bưng bê, rửa chén bát tại các quán ăn bình
dân mặc dù luôn phải tiếp xúc với đông người nhưng ngày này qua
ngày khác chỉ biết sống lặng thầm, không oán trách ca thán cũng
chẳng hề nói năng, chia sẻ với ai. Những đứa trẻ có xu hướng rời xa
gia đình nên chúng dễ dàng tiếp thu những ảnh hưởng tiêu cực của
xã hội hoặc trở thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội.
Phản ứng thường thấy ở những đứa trẻ phải sống trong môi
trường gia đình lục đục luôn có bạo lực là lảng tránh tất cả. Ban đầu
thì lảng tránh sự lục đục của người lớn, xa lánh những cuộc cãi vãi,
gây lộn thường xuyên và gần như vô bổ của cha mẹ. Khi những cuộc
cãi vã và gây lộn ngày càng nhiều lên và nặng nề tới mức không thể
chịu đựng nổi thì chúng sẽ lảng tránh cả cuộc sống gia đình.
c. Những đứa trẻ có xu hướng tỏ ra bất cần về cuộc đời:
bỏ nhà đi lang thang, sa đà vào các tệ nạn xã hội.
20


Các cuộc điều tra xã hội học về trẻ lang thang ở Hà Nội đã cho
thấy trong số trẻ em bỏ nhà ra đi là do những nguyên nhân từ phía
gia đình, trẻ không nói là chúng thấy nhẹ người khi cha mẹ bỏ nhau
mà ngược lại hầu hết chúng đều tỏ ra đau khổ và ước muốn cha mẹ
lại trở về sống hòa thuận bên nhau. Tuy nhiên, chúng cũng hiểu rằng
đó là những giấc mơ không tưởng và chúng buộc phải rời bỏ gia đình.
Bỏ nhà ra đi cũng là giải pháp tối ưu và cuối cùng của nhiều đứa
trẻ đã sinh ra trong hoàn cảnh cha mẹ vẫn còn chung sống nhưng có
bạo lực gia đình. Chúng muốn tránh phải tiếp tục chịu đựng những
ngày tháng nặng nề và đáng sợ, những trận đòn roi tàn nhẫn, những
nỗi căm hận và cả sự ngột ngạt của không khí gia đình. Kinh nghiệm

thực tế đã cho thấy, trong nhiều trường hợp, các em đã không có
được một sự lựa chọn nào khác.
Mặt khác cuộc sống xa lánh gia đình của những đứa trẻ sinh ra
và lớn lên từ bạo lực gia đình cũng khiến cho chúng buộc phải tìm
đến với những niềm an ủi khác từ bên ngoài xã hội rộng lớn. Chúng
ta đều biết, môi trường xã hội cho cuộc sống của trẻ hiện nay có quá
nhiều yếu tố không có lợi cho sự phát triển nhân cách. Sự tồn tại của
các loại tệ nạn xã hội, nhiều chuẩn mực và giá trị bị đảo lộn, vàng
thau lẫn lộn, nhiều loại văn hóa phẩm đồi trụy; nạn video đen, sách
báo khiêu dâm, bạo lực, các ổ tiêm chích, các ổ mại dâm, đã là
những cám dỗ tuy thấp hèn nhưng đầy ma lực. Trong nhiều trường
hợp ngay cả người lớn còn không đủ sức mạnh để vững vàng và xa
lánh được các tệ nạn xã hội thì việc các em nhỏ yếu đuối, bị tổn
thương sa vào cũng là chuyện dễ hiểu. Chúng không có đủ nghị lực
và lý trí để tự bảo vệ được mình.
Hiện nay theo thống kê chính thức thì có khoảng 130.000 đến
200.000 gái mại dâm trong cả nước, trong đó số trẻ em tuổi vị thành
niêm chiếm tới 12%. Tỷ lệ gái mại dâm vị thành niên ở thành phố Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh còn lên đến 34%.
Nếu trong năm 1990 - 1992 tỷ lệ thanh thiếu niên phạm tội giết
người, hiếp dâm, trộm cắp... chỉ chiếm trên dưới 15% số tội phạm thì
nay tỷ lệ này đã tăng lên gấp đôi. Chẳng hạn, năm 1990 số thanh
thiếu niên phạm tội giết người chỉ chiếm 3,96% thì đến năm 1995 tỷ
21


×