Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tỉnh tuyên quang giai đoạn 2015 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.39 KB, 26 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG
THAM GIA BHXH BẮT BUỘC..........................................................................1
1. Khái niệm.......................................................................................................1
1.1. Khái niệm BHXH........................................................................................1
1.2. Khái niệm BHXH bắt buộc.........................................................................1
1.3. Khái niệm quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.............................1
2.Vai trò..............................................................................................................2
2.1. Đối với người lao động...............................................................................2
2.2. Đối với NSDLĐ..........................................................................................2
2.3 Đối với xã hội...............................................................................................2
3. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc..............................................................2
4. Nội dung của công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.............5
5.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt
buộc....................................................................................................................5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM
GIA BHXH BẮT BUỘC TẠI TỈNH TUYÊN QUANG......................................7
1.Khái quát chung về tỉnh Tuyên Quang và BHXH tỉnh Tuyên Quang.............7
1.1 Khái quát chung về tỉnh Tuyên Quang.........................................................7
1.2. BHXH tỉnh Tuyên Quang............................................................................7
2. Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tỉnh Tuyên
Quang giai đoạn 2015 -2017..............................................................................8
2.1. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015
– 2017.................................................................................................................8
2.2. Quản lý hồ sơ tham gia BHXh bắt buộc tỉnh Tuyên Quang......................13
2.3. Quản lý cấp sổ BHXH bắt buộc tỉnh Tuyên Quang..................................13
2.4 Quản lý chốt sổ BHXH bắt buộc tỉnh Tuyên Quang..................................14


3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc


tại tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015 -2017.....................................................15
3.1 Kết quả đạt được........................................................................................15
3.2 Hạn chế và nguyên nhân............................................................................16
3.2.1 hạn chế....................................................................................................16
3.2.2. Nguyên nhân..........................................................................................16
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC TẠI TỈNH TUYÊN
QUANG...............................................................................................................18
1.Định hướng quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc............................18
2. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tỉnh
Tuyên Quang....................................................................................................18
3.Một số kiến nghị với Nhà nước, cơ quan BHXh Việt Nam, và BHXH tỉnh
Tuyên Quang....................................................................................................19
3.1.Đối với Nhà nước:......................................................................................19
3.2 Kiến nghị đối với BHXH Việt Nam...........................................................19
3.3Kiến nghị đối với BHXH tỉnh Tuyên Quang..............................................20
KẾT LUẬN.............................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của NLĐ trên địa bàn
Tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015 -2017
Bảng 2: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của NSDLĐ trên địa bàn
Tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015 -2017
Bảng 3: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của NLĐ, NSDLĐ theo
khối nghành trên địa bàn Tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015 -2017
Bảng 4: Quản lý hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc tỉnh Tuyên Quang
giai đoạn 2015 -2017
Bảng 5 : Quản lý cấp sổ BHXH bắt buộc tỉnh Tuyên Quang giai đoạn

2015 -2017
Bảng 6 : Quản lý chốt sổ BHXH bắt buộc tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2015 -2017


LỜI NÓI ĐẦU
Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước
ta. Hiện nay, bảo hiểm xã hội đã trở thành một công cụ hữu hiệu mang tính nhân
văn sâu sắc, giúp con người vượt qua được những khó khăn rủi ro phát sinh
trong cuộc sống và trong quá trình lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp, tuổi già,… Vì thế bảo hiểm xã hội ngày càng trở
thành nền tảng cơ bản cho an sinh xã hội của mỗi quốc gia và được thựchiện ở
hầu hết các nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu mới thành lập Nhà nước Việt Nam
thì chế độ chính sách BHXH đã được ban hành và quan tâm thực hiện. Với mục
tiêu của Đảng và Nhà nước ta là mở rộng phạm vi bao phủ của bảo hiểm xã hội
để hướng tới công bằng, an sinh xã hội và phát triển bền vững hệ thống BHXH.
và phát triển bền vững hệ thống bảo hiểm xã hội. Để thực hiện được mục tiêu ấy,
việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là rất quan trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản lý đối tượng tham gia
BHXH trong hoạt động của hệ thống BHXH em đã chọn đề tài “ Thực trạng
công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tỉnh Tuyên Quang giai
đoạn 2015-2017” để biết them về công tác quản lý đối tượng tham gia, những
khó khăn hạn chế của công tác này là như thế nào và để dựa vào những kiến
thức đã học đưa gia một số giải pháp và kiến nghị của cá nhân nhằm hoàn thiện
hơn chế độ BHXH.
Do kinh nghiệm còn ít và sự hạn chế trong tìm kiếm tài liệu nên khi viết đề
tài này em không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của
coo để em có thể rút kinh nghiệm và hoàn thiện bài viết của mình hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô!



CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN LÝ ĐỐI
TƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC
1. Khái niệm
1.1. Khái niệm BHXH
BHXH là loại hình bảo hiểm do nhà nước tổ chức và quản lý nhằm thỏa
mãn các nhu cầu vật chất ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ
khi gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động.
Theo ILO: BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình
thông qua một loạt các biện pháp công cộng để đối phó với khó khăn về kinh tế
xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm nhiều về thu nhập, gây ra bởi ốm đau, mất khả
năng lao động, tuổi già và chết, việc cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các
gia đình đông con.
Ở Việt Nam, theo luật BHXH 2014 thì BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc
bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất tơhu
nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp, hết tuoir lao động
hoặc chết trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH.
1.2. Khái niệm BHXH bắt buộc
Theo luật BHXH 2014, BHXH bắt buộc là loại hình bảo hiểm do nhà nước
tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia
1.3. Khái niệm quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Quản lý là sự tác động có kế hoạch, xắp xếp có tổ chức, chỉ huy điều khiển,
kiểm tra các chủ thể quản lý với các quá trình xã hội và hoạt độn của con người
để chúng phát triển phù hợp với quy luật ddatj tới mục đích đề ra của tổ chức và
đúng với ý chí của nhà nước quản lý và chi phí thấp nhất
Theo giáo trình Quản trị BHXH của Đại học Lao động – Xã Hội thì Quản
lý đối tượng tham gia BHXH là sự tác động có kế hoạch, có tổ chức của cơ quan
BHXH đối với quá trình tham gia BHXH của các đối tượng thong qua việc quản
lý danh sách tham gia, hồ sơ tham gia, sổ BHXH, mức hưởng, tổng quỹ lương,

mức đóng góp và quỹ BHXH nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các đối
tượng tham gia theo luật định

1


2.Vai trò
2.1. Đối với người lao động
Đảm bảo thu nhập cho NLĐ và gia đình họ khi gặp những khó khăn trong
cuộc sống làm giảm hoặc mất thu nhập
Chia sẻ rủi ro giữa những người may mắn không gặp rủi ro với những
người không may gặp rủi ro
Tham gia BHXH còn giúp NLĐ nâng cao hiệu quả trong chi tiêu cá nhân,
giúp họ tiết kiệm những khoản nhỏ, đều đặn để có nguồn dự phòng cần thiết khi
già cae, mất sức lao động
Tạo tâm lý an tâm cho NLĐ, giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống
2.2. Đối với NSDLĐ
Khi NLĐ không may gặp rủi ro BHXH sẽ chi trả như vậy khoản chi trả của
NSDLĐ sẽ giảm đi
Củng cố mối quan hệ giữa NLĐ và NSDLĐ
Thể hiện trách nhiệm của NLĐ với NSDLĐ
Giúp NLĐ yên tâm làm việc, nâng cao năng suất lao động và chất lượng
công việc khi đó sẽ làm tăng lợi nhuận cho NSDLĐ
2.3 Đối với xã hội
BHXH có tác dụng với xã hội là việc tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro, nâng cao
tính cộng đồng xã hội, củng cố truyền thống đoàn kết, gắn bó giữa các thành
viên trong xã hội. Góp phần ổn định xã hội ( khi đời sống NLĐ được cải thiện
thì tệ nạn xã hội sẽ giảm…)
BHXH còn là kênh huy động vốn cho nền kinh tế
Góp phần giảm chi cho Ngân sách nhà nước

Phản ánh trình độ quản lý văn minh của xã hội
3. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc


Theo Luật BHXH năm 2006:

a. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt
Nam, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp

2


đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm
công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân
dân phục vụ có thời hạn;
- Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm
xã hội bắt buộc.
b.Người sử dụng lao động:
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế
hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá
thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho
người lao động.



Theo luật BHXH năm 2014:

a. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp
đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo
pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến
dưới 03 tháng(bắt đầu từ 1/1/2018);
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác
trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
3


nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người
làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân
dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được
hưởng sinh hoạt phí;
-Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có
hưởng tiền lương;
-Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

b. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có
giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
theo quy định của Chính phủ.
* Người sử dụng lao động
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế
hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá
thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho
người lao động.
Có thể thấy so với luật cũ thì Luật BHXH năm 2014 sửa đổi bổ sung thêm
đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.Luật BHXH 2014 mở rộng thêm
ba nhóm đối tượng như sau:
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thời hạn từ đủ 1 tháng
đến dưới 3 tháng, áp dụng từ ngày 1/1/2018;
+ Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có
giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018;
+ Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường, thị trấn.
=> Như vậy, theo Luật BHXH 2014, đối tượng tham gia BHXH bắt
4


buộc đã bao phủ gần như toàn bộ người lao động có quan hệ lao động.
4. Nội dung của công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
- Quản lý danh sách đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
- Quản lý hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc
Hồ sơ tham gia BHXH là tất cả giấy tờ có lien quan đến người tham gia
BHXH khi đăng ký tham gia BHXH, việc quản lý hồ sơ có ý ngĩa rất lớn trong

công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH. Bời lẽ đây là cơ sở căn cứ để tiên
hành cấp sổ giải quyết các chế độ cũng như vướng mắc của người tham gia
- Quản lý cấp sổ BHXH bắt buộc
Cấp sổ BHXH lần đầu : Người tham gia BHXH được cơ quan BHXH cấp
sổ BHXH
Cấp lại sổ BHXH:
- Cấp lại sổ trong các trường hợp : mất, hỏng, thay đổi số sổ, họ, tên, chữ
đệm, ngày tháng năm sinh
- Cấp lại bìa sổ trong các trường hợp: Sa[I giới tính, quốc tịch, người đã
hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng chế độ HXH có
điều chỉnh quá trình đóng BHXH
- Quản lý chốt sổ BHXH bắt buộc
5.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH
bắt buộc
- Chính sách BHXH: Đây là yếu tố không thể thiếu trong quá trình quản lý
nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý đối
tượng tham gia BHXH. Thông qua các chính sách BHXH, các đối tượng thể
hiện được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, đồng thời giúp cho công tác quản lý
đối tượng tham gia được dễ dàng công bằng và văn minh hơn
- Bộ máy tổ chức và trình độ quản lý rủi ro: Một cơ cấu tổ chức bộ máy
BHXH được thiết kế khoa học có sự phân cấp hợp lý cụ thể, rõ rang cùng với sự
phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng thống nhất sẽ là một yếu tố để thực
hiện công tác quản lý đối tượng tham gia đạt hiệu quả
- Nhận thức của đối tượng tham gia và công tác tuyên truyền: Nhận thức sẽ
tác động trực tiếp đến hành động. Nếu không có nhận thức tốt sẽ là trở ngại lớn
trong công tác quản lý đối tượng tham gia dẫn đến tình trạng trốn đóng BHXH
5


ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ tham gia BHXH của NLĐ. Công tác tuyên

truyền có vai trò lớn trong việc nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của
BHXH trong đời sống. ngoài ra công tác tuyên truyền còn có vai trò cổ vũ NLĐ
cùng các đơn vị sử dụng lao động tự giác tích cực thực hiện đúng quyền và
nghĩa vụ khi tham gia BHXh loại bỏ các hành vi gian lận, trái pháp luật nhằm
trục lợi
- Cơ cấu dân số và lực lượng lao động: một quốc gia có cơ cấu dân số trẻ
thì lực lượng lao động trong xã hội sẽ tăng lên, sẽ có nhiều người tham gia vào
quá trình lao động , làm tăng số đối tượng tham gia BHXH
- Điều kiện kinh tế xã hội: Khi đời sống kinh tế xã hội phát triển thì thu
nhập bình quân đầu người cũng tăng từ đó ý thức đảm bảo cuộc sống của người
than và gia đình tăng tác động đến công tác quản lý đối tượng tham gia

6


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI
TƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT BUỘC TẠI TỈNH
TUYÊN QUANG

1.Khái quát chung về tỉnh Tuyên Quang và BHXH tỉnh Tuyên Quang
1.1 Khái quát chung về tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang là tỉnh miền núi phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng
165 km, phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông giáp tỉnh Bắc Kạn, Thái
Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
Nằm ở Trung tâm lưu vực song Lô và sông Gâm. Khí hậu được chia thành 4
mùa rõ rệt. Với 7 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố và 6 huyện,có diện tích:
5.867,9 Km2, dân số: 760.289 người
Đây là một tỉnh miền núi, có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong
phú, trong đó các loại khoáng sản phân bố tập trung một số khu vực, mỗi khu
vực có nhiều loại khoáng sản có thể khai thác kết hợp như: quặng sắt, ba rít, cao

lanh, thiếc, mangan, chì - kẽm, Vonfram... thuận lợi cho phá triển công nghiệp
khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng..
1.2. BHXH tỉnh Tuyên Quang
Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội
Việt Nam đặt tại tỉnh Tuyên Quang, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo
hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội;
quản lý và sử dụng các quỹ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và quy
định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của
Tổng Giám đốc và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh của Ủy
ban nhân dân tỉnh.
Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài
khoản và trụ sở riêng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Tuyên Quang

7


Giám Đốc

Nhận,
K.thác, Cấp sổ,
CNTT
ktkq
thu nợ
thẻ

TP. Tuyên
Quang


H. Yên
Sơn

P.Giám Đốc

P.Giám Đốc

P.Giám Đôc

Q.lý
Thu

H.Sơn
Dương

Kiểm
Tra

H.Hàm
Yên

Giám
TC cán Văn Chế độ
Định KHTC
bộ
Phòng BHXH
bhyt

H.Chiêm
Hóa


H. Na
Hang

H. Lâm
Bình

2. Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc tỉnh
Tuyên Quang giai đoạn 2015 -2017
2.1. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại tỉnh Tuyên Quang giai đoạn
2015 – 2017
Với nguyên tắc mọi người lao động đều có quyền tham gia và hưởng
BHXH, Đảng và nhà nước ta đang từng bước hoàn thiện hơn về lợi ích cho
những đối tượng đang thuộc đối tượng tham gia BHXH cũng như thực hiện mở
rộng đối tượng tham gia BHXH.

8


Xác định được điều này tỉnh Tuyên Quang cùng với sự phat triển của các
nghành dịch vụ cũng đã chú trọng tới những biện pháp nhằm tăng sự hiểu biết
của NLĐ, NSDLĐ về BHXH để họ hiểu và tham gia BHXH, vừa đảm bảo
quyền và lợi ích cho NLĐ vừa thể hiện trách nhiệm của NSDLĐ với NLĐ để họ
yên tâm trong cuộc sống, nâng cao hiệu quả công việc. Cơ quan BHXH tỉnh
Tuyên Quang đã nỗ lực để nhằm nhận diện, xác định các đơn vị thuộc diện bắt
buộc nhưng chưa đăng ký tham gia, nhờ có sự phối hợp của các cơ quan quản lý
mà công tác đăng ký tham gia đã được thực hiện ngày một hiểu quả hơn. Số
lượng tham gia cũng tăng qua từng năm
Bảng 1: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của NLĐ trên địa bàn
Tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015 – 2017

Năm

2015
2016
2017

Số lao động thuộc diện
tham gia
Số lao
Tốc độ
động
tăng liên
(người)
hoàn (%)
64.326
69.100
77.751

7,4216
12,5195

Số lao động đã tham gia
Số lao
động
(người)
46.142
48.971
51.960

Tốc độ

tăng liên
hoàn
(%)
6,1311
6,1036

Tỉ lệ (%)

71,7315
70,8697
66,8287

Nguồn : BHXH tỉnh Tuyên Quang
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy, Nhìn chung số lao động thuộc diện
tham gia và số lao động đã tham gia đều tăng qua các năm. Nhưng tỉ lệ tham gia
lại có xu hướng giảm. năm 2015 số lao động thuộc diện tham gia là 64.326
người, số lao động đã tham gia là 46.142 người tương ứng với tỉ lệ 71,7315%
trong 3 năm thì đây là năm có tỉ lệ tham gia cao nhất. Năm 2016 số NLĐ thuộc
diện tham gia tăng 7,4216% so với năm 2015 (69.100 người), cùng với đó là số
lao động đã tham gia cũng tăng lên 48.971 người tăng 6,1311% so với năm
2015. Năm 2017 số lao động thuộc diện tham gia là 77.751 người tăng 12,5197
% so với năm 2016, cùng với đó là sự ra tăng về số lao động đã tham gia 51.960
người tăng 6,1036% so với 2016, tuy số người tham gia tăng nhưng so với số
thuộc diện tham gia thì con số này khá là khiêm tốn nó chỉ chiếm 66,8287%
Mặc dù để đảm bảo quyền lợi cho mọi đối tượng trong xã hội đều có thể
9


hưởng BHXH , số đối tượng thuộc diện tham gia đã ngày được mở rộng, nhưng
một bộ phận NLĐ lại chưa ý thức được sự ích lợi đó dẫn đến họ không tự đòi

được những quyền lợi lẽ ra phải có của bản than
Bang 2: Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của các đơn vị trên địa
bàn Tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015 – 2017
Năm

2015
2016
2017

Số đơn vị thuộc diện
tham gia
Số đơn vị Tốc độ tăng
liên hoàn
(%)
2374
2651
11,6681
2818
10,6299

Số đơn vị đã tham gia
Số đơn vị
1845
1938
2048

Tốc độ
tăng liên
hoàn (%)
5,0407

5,7659

Tỉ lệ

77,7169
73,1045
72,6757

Nguồn : BHXH tỉnh Tuyên Quang
Từ bảng số liệu ta có thể thấy, số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc đều
tăng nhẹ qua các năm. Nếu năm 2015 số đơn vị tham gia là 1845 đơn vị thì đến
2016 đã tăng lên 1938 đơn vị tăng 5,0407% so với 2015, nhưng nếu so với số
đơn vị thuộc dện tham gia thì con số này vẫn thấp nó chỉ chiếm 73,1045% của
2651 đơn vị thuộc diện tham gia. Đến năm 2017 số đơn vị tham gia tiếp tục
tăng thêm 110 đơn vị tương ứng với 5,7659% so với năm 2016, số lao động
thuộc diện tham gia tăng khá mạnh nhưng số lđ thực tế tham gia chỉ nhỉnh hơn
năm trước một phần nhỏ dẫn đến tỉ lệ tham gia của 2017 thấp hơn so với 2 năm
trước chỉ 72,6757%
Thực trạng trên đòi hỏi các cán bộ công chức toàn ngành BHXH Tuyên
Quang cần phải tích cực tuyên truyền vận động các đơn vị sử dụng lao động tham
gia đầy đủ BHXH cho người lao động. Đồng thời nên tổ chức các hoạt động thanh
tra kiểm tra một cách thường xuyên liên tục nhằm phát hiện các sai phạm trong quá
trình thực hiện BHXH cho người lao động.

10


Bảng 3 : Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của NLĐ, NSDLĐ theo khối,
nghành trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015-2017
Khối,

ngành

DNNN

Số
đơn
vị
SDL
Đ
387

2015
Số lao
động
(người
)
9.637


cấu
(%)

Số
đơn
vị
SDL
Đ
427

10.897


473

11.198


cấu
(%)

457

11.33
9

804

42,7
5
7,02

21.683

137

20.99
3
3.438

835


2.804

42,5
9
6,08

148

3.690

41,7
3
7,10

65
58

1.589
1.378

3,44
2,99

78
67

1.935
1.345

3,95

2,75

90
75

2.497
1.995

4,81
3,84

1845

46.142

100

1938

48971

100

2048

51.960

100

431


11.081

785

19.653

Xã,
phường,T
T
HTX
Ngoài
công lập
Tổng

119

9.981


cấu
(%)

2017
Số lao
động
(người
)

20,3

8
23,1
5

DN ngoài
quốc
doanh
HCSN

20,8
9
24,0
1

Số
đơn
vị
SDL
Đ
395

2016
Số lao
động (
người
)

20,9
7
21,5

5

Nguồn : BHXH tỉnh Tuyên Quang
Từ bảng số liệu trên cho thấy, đối tượng tham gia BHXH nhìn chung có xu
hướng tăng, nhưng lại không đồng đều giữa các khối.
Khối DNNN là khối có đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khá nhiều, vì
trong khu vực này hầu hết là những người có việc làm ổn định. Số đối tượng
tham gia BHXH bắt buộc ở khu vực này tăng nhẹ qua các năm. Năm 2015 có
387 đơn vị SDLĐ với 9.637 người tham gia chiếm 20,89% số người tham gia
của năm đó. Năm 2016 số đơn vị và số lao động đều tăng nhẹ nhưng cơ cấu với
các khối nghành khác so với năm 2015 lại giảm nhẹ ở là 20,38% số lao động
tham gia của năm. Năm 2017, cả số đơn vị (427 đơn vị), số lao động tham gia
(10.897 người) và cơ cấu (20,97%)đều tăng so với 2016
Khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh là khối có đối tượng tham gia BHXH
11


bắt buộc đông thứ hai. Với doanh nghiệp và người lao động tham gia tăng qua
các năm nhưng chỉ ở mức tăng nhẹ và không đồng đều. Năm 2015 có 431 doanh
nghiệp tham gia với 11.081 người chiếm 24,01% trên tổng số người tham gia
BHXH của các khối khác năm 2015. Đến năm 2016 , với 457 doanh
nghiệp,11.339 người tham gia chiếm 23,15% . Nhưng đến năm 2017 số lượng
người tham gia đã giảm chỉ còn 11.198 người trên 473 doanh nghiệp và chiếm
21,55%. Xã hội phát triển, kinh tế cũng đang phát triển, các công ty, doanh
nghiệp được thành lập ngày một nhiều nhưng số lượng NLĐ tham gia BHXH lại
giảm, cho thấy có khá nhiều doanh nghiệp chưa tham gia BHXH cho NLĐ điều
này đòi hỏi cơ quan BHXH phải kiểm tra, rà soát lại khối DN này để xem những
đối tượng nào thuộc phạm vi tham gia mà chưa được tham gia để đảm bảo
quyền lợi của họ.
Khối Hành chính sự nghiệp, đây là khối có số lượng người tham gia BHXh

đông đảo nhất bởi ngay từ những năm đầu thực hiện chính sách BHXH thì chủ
yếu thực hiện cho những người làm công ăn lương (công chức nhà nước làm
việc trong khối HCSN) vì khối này có thu nhập ổn định, tổ chức chặt chẽ nên dễ
quản lý. Số lượng người tham gia BHXH khu vực này tăng đều qua các năm
(2015-2017) cùng với đó tỉ trọng của khối này so với các khối tham gia BHXH
cũng lại tăng ở mức nhẹ, năm 2015 là 42,59%, đến năm 2016 con số là 42,75%,
năm 2017 giảm nhẹ so với 2016 là 41,73%.
Khối xã, phường, thị trấn, có thể nói đây là khối có số lượng người tham
gia BHXH đều tăng qua các năm và tăng khá nhanh. Nếu năm 2015 với 119
đơn vị, 2.804 người tham gia và chiếm 6,08% thì đến năm 2016 số đơn vị tăng
lên là 137 số người tham gia tăng lên 3.438 người, số người tham gia BHXH
năm 2017 ở khối này đã tăng thêm gần 300 người với tỉ trọng 7,1%
Đối với khối HTX, qua 3 năm cả số đơn vị và số người tham gia đều tăng
và tăng khá đồng đều. năm 2015 có 65 HTX với 2.804 người tham gia chiếm
3,44% cả năm. năm 2016,2017 con số này đã tăng lên lần lượt là 137 đơn vị,
3.438 người chiếm 3,95% và 90 đơn vị, 2.497 người chiếm 4,81% số ng tham
gia BHXH của cả năm
Khối ngoài công lập, đây là khối có ít đơn vị nhất nhưng số người tham gia
lại khá là đông. Với 58 đơn vị nhưng có đến 1.378 người tham gia chiếm 2,99%
trong năm 2015,đến năm 2016 số đơn vị vẫn tăng nhưng số người tham gia lại
giảm nhẹ còn 1.345 người tham gia chiếm 2,75% của cả năm. Năm 2017 tăng
12


khá mạnh so với 2016, với số đơn vị là 75 và sô NLĐ tham gia là 1.995 người
chiếm 3,84% tổng cả năm
-> Qua bảng số liệu ta có thể thấy,mặc dù đối tượng tham gia đã được mở
rộng và quy định rõ trong Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn khác, nhưng
trên thực tế tính tuân thủ pháp luật về BHXH của nhiều đơn vị và người lao
động trong diện bắt buộc chưa cao (chủ yếu là lao động làm việc trong khu vực

ngoài nhà nước). Nguyên nhân là do chế tài xử lý các trường hợp vi phạm
còn phức tạp và chưa đủ mạnh, công tác tuyên truyền còn chưa được đẩy
mạnh,sự hiểu biết của NLĐ về BHXH còn thấp, ý thức của một bộ phận
NSDLĐ còn chưa cao làm ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ…..
2.2. Quản lý hồ sơ tham gia BHXh bắt buộc tỉnh Tuyên Quang
Quản lý hồ sơ tham gia là công tác quan trọng, giúp cho các cán bộ trong
quá trình giải quyết nghiệp vụ có đầy đủ hồ sơ làm căn cứ khoa học để giải
quyết công việc.Kết quả thực hiện công tác quản lý hồ sơ tham gia BHXH của
BHXH Tuyên Quang được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4: quản lý hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc giai đoạn 2015 -2017
Năm
Hồ sơ đã tham gia
Hồ sơ tham gia mới

2015
372.950
250

2016
2017
395.611
403.278
267
295
Nguồn : BHXH tỉnh Tuyên Quang

Qua bảng số liệu ta có thể thấy số hồ sơ tham gia tăng qua các năm, năm
2015 là 372.950 hồ sơ thì đến năm 2016 tăng lên là 395,611 hồ sơ , tức là tăng
them 6,08% so với 2015. Năm 2017 số hồ sơ tham gia cũng tăng lên là 403.278
hồ sơ

Đối với hồ sơ tham gia mới qua các năm có tăng nhưng khá ít, mỗi năm chỉ
tăng them vài chục người
2.3. Quản lý cấp sổ BHXH bắt buộc tỉnh Tuyên Quang
Trong quá trình tham gia BHXH thì việc cấp sổ BHXh là vô cùng quan
trọng bởi vì đây là công cụ cần thiết để quản lý đối tượng tham gia chặt chẽ và
hiệu quả nhất, đó là cơ sở để giải quyết các chế độ BHXH theo quy định của
Luật BHXH.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cấp, quản lý và sử dụng sổ
BHXH Tỉnh Tuyên Quang đã phối kết hợp với UBND Tỉnh, Huyện và các cơ
13


quan ban ngành, các đơn vị sử dụng lao động trong huyện mở hội nghị triển
khai, hướng dẫn bằng văn bản về công tác cấp và quản lý sổ BHXH cho người
lao động; Tổ chức tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn cấp và ghi sổ BHXH cho cán
bộ làm công tác BHXH trong và ngoài ngành, các chủ sử dụng lao động theo
từng khối, loại hình tham gia BHXH trên địa bàn Tuyên Quang; Tiến hành chỉ
đạo điểm tại một số đơn vị về việc cấp và ghi sổ BHXH từ đó rút kinh nghiệm
để mở rộng triển khai công tác cấp, ghi, quản lý sổ BHXH cho các đơn vị khác;
Thành lập các tổ thẩm định hồ sơ cấp sổ BHXH cho người lao động. Bên cạnh
đó, BHXH Tuyên Quang luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần trách nhiệm, vừa làm,
vừa học hỏi rút kinh nghiệm của BHXH các tỉnh bạn để đưa công tác cấp, quản
lý, ghi sổ BHXH cho người lao động vào nề nếp, khoa học theo đúng quy định
của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Sau khi cấp sổ BHXH cho người lao động, BHXH huyện đã tiến hành kiểm
tra, rà soát lại việc ghi sổ, ký chốt sổ BHXH của các huyện, thị xã để nhằm kịp
thời uốn nắn, sửa chữa, khắc phục những sổ BHXH ghi sai, hỏng. Sau đây
chúng ta xem xét tiến độ cấp sổ BHXH cho người lao động trong những năm
gần đây.
Bảng 5: Quản lý công tác cấp sổ BHXH bắt buộc tỉnh Tuyên Quang

giai đoạn 2015 - 2017
Năm
Số lao động tham gia(người)
Số lao động được cấp sổ(người)
Tỉ lệ lao động được cấp sổ (%)

2015
46.142
46.017
99,73

2016
2017
48.971
51.960
48.379
51.956
98,79
99.97
Nguồn : BHXH tỉnh Tuyên Quang

Số người lao động được cấp sổ luôn tăng qua các năm, để có được kết quả
này là do sự nỗ lực rất lớn của tập thể các cán bộ trong quá trình tuyên truyền,
hướng dẫn làm thủ tục và quản lý hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc. những trường
hợp chưa được cấp chủ yếu là do những nguyên nhân như: lao động mới tham
gia BHXH bắt buộc, sự hiểu biết về thủ tục, hồ sơ của cán bộ làm công tác
BHXH tại doanh nghiệp còn hạn chế gây chậm trễ trong việc cấp sổ, thong tin
cung cấp chưa chính xác, thiếu giấy tờ cần thiết
2.4 Quản lý chốt sổ BHXH bắt buộc tỉnh Tuyên Quang
Chốt sổ bảo hiểm xã hội là ghi quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm


14


thất nghiệp trên sổ bảo hiểm xã hội của người tham gia dừng đóng bảo hiểm xã
hội tại một đơn vị. Việc này được thực hiện khi người lao động không còn làm
việc ở công ty nữa, khi lao động nghỉ việc hoặc khi công ty ngừng hoạt động.
BHXH tỉnh đã luôn cố gắng trong việc chốt sổ BHXH cho NLĐ. Cụ thể được
thể hiện qua bảng số liệu sau
Bảng 6: Quản lý chốt sổ BHXH bắt buộc tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015
– 2017
Năm
Số sổ phải chốt
Số sổ đã chốt

2015
3098
2781

2016
1377
1069

2017
1525
1421
Nguồn : BHXH tỉnh Tuyên Quang

Qua bảng số liệu ta thấy, số sổ đã chốt chiếm tỉ lệ khá cao so với số sổ phải
chốt trong năm. năm 2015 số sổ phải chốt bằng gần như gấp đôi 2 năm còn lại là

3098 sổ
Có thể thấy công tác chốt sổ BHXh cho NLĐ đã được quan tâm và thực
hiện tương đối nhanh chóng
3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
tại tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015 -2017
3.1 Kết quả đạt được
- Trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: Đối tượng
tham gia BHXH bắt buộc đều tăng qua các năm. đó là do BHXH tỉnh đã nắm bắt
được tương đối chặt chẽ số lượng các đơn vị sử dụng lao động, NLĐ thuộc diện
tham gia và đã tham gia BHXH nhờ việc theo dõi sát sao các đơn vị thành lập
mới, sát nhập, giải thể, phá sản hay di chuyển sang địa bàn khác vì thế tỷ lệ đối
tượng tham gia luôn chiếm tỷ lệ cao và ngày một tăng lên
- Trong công tác quản lý sổ BHXH bắt buộc: tỉ lệ sổ được cấp luôn chiếm tỉ
lệ rất cao trong năm. đó là do BHXH tỉnh Tuyên Quang luôn cố gắng hoàn
thành nhanh chóng việc thẩm định hồ sơ tham gia và cấp sổ BHXH cho NLĐ,
giúp NLĐ sớm được hưởng quyền lợi đầu tiên khi tham gia BHXH bắt buộc là
được cấp sổ BHXH. Đồng thời giải quyết kịp thời những tồn đọng, vướng mắc
trong quá trình thực hiện, tạo thành thể thống nhất trong hệ thống quản lý đối
tượng tham gia BHXH bắt buộc.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đã được sử
15


dụng một cách phổ biến, giúp cho cơ quan BHXH Tỉnh quản lý đối tượng tham
gia dễ dàng hơn. Đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất, cung
cấp thông tin cho những bộ phận chức năng có liên quan.
Sự phát triển của BHXh tỉnh Tuyên Quang là bền vững thể hiện kết quả
các mặt công tác năm sau đều tăng hơn năm trước, giải quyết chế độ BHXh cho
NLĐ ngày càng nhanh hơn, tiện ích hơn.
3.2 Hạn chế và nguyên nhân

3.2.1 hạn chế
Mọi việc thì luôn có tính hai mặt của nó, có tích cực thì phải có hạn chế.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, BHXh tỉnh Tuyên Quang cũng tồn tại
nhiều mặt hạn chế cần phải được sửa chữa và khắc phục. đó là:
Trong công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Mặc dù có xu
hướng tăng nhưng trên địa bàn tỉnh tỷ lệ lao động đã tham gia trên tổng số lao
động thuộc diện tham gia còn chưa đạt được con số tiềm năng của Tỉnh. Nhiều
đơn vị sử dụng lao động thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc nhưng chưa tham
gia BHXH cho NLĐ
Một trong những tồn tại lớn nhất trong việc thực hiện những quy định về
BHXH bắt buộc hiện nay là công tác quản lý chưa đồng bộ, cơ quan BHXH
cũng như các ban ngành chức năng chưa nắm chắc hoạt động sản xuất và tình
hình sử dụng lao động sử dụng lao động của các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào
sự kê khai đăng ký của các đơn vị sử dụng lao động.
Nhận thức của NSDLĐ cũng như NLĐ còn chưa cao
Việc cấp sổ tuy đã được chú trọng nhưng vẫn chưa đạt được mức tối đa vẫn
còn một bộ phận nhỏ chưa có sổ
-Trong công tác quản lý hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc: Số lượng đơn vị
tham gia trên địa bàn tỉnh lớn, tuy nhiên số cán bộ BHXH còn hạn chế nên trong
một số trường hợp việc hướng dẫn đơn vị hoàn thiện hồ sơ còn gặp nhiều vướng
mắc. Bên cạnh đó cán bộ đảm nhận công tác còn yếu về chuyện môn nghiệp vụ
dẫn đến tình trạng làm chậm trễ, phải làm lại giấy tờ. Số lượng hồ sơ đã tham
gia rất lớn nên việc lưu trữ hồ sơ còn gặp nhiều khó khăn.
Trình độ của cán bộ, công nhân viên trong BHXH tỉnh vẫn còn hạn chế.
3.2.2. Nguyên nhân

16


Do áp lực về việc làm nên một bộ phận không nhỏ NLĐ không nắm bắt

được hoặc không dám đấu tranh đòi hỏi những quyền lợi chính đáng của mình.
Vì lợi nhuận, một số chủ sử dụng lao động sẵn sang bất chấp các quy định của
pháp luật, chiếm dụng tiền BHXH bắt buộc của NLĐ gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và nhà nước. Sự kết
hợp kiểm tra, thanh tra của các cơ quan chức năng còn chưa triệt để.
Công tác thanh kiểm tra của các cơ quan chức năng còn hạn chế, chưa có
biện pháp mạnh xử lý kiên quyết các vi phạm, việc phối hợp hoạt động với cơ
quan hữu quan dù đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa thường xuyên và chặt
chẽ. Một số cấp ủy Đảng thì chưa thực sự quan tâm đến việc lãnh, chỉ đạo và
phối hợp trong công tác quản lý, thực hiện chế độ này cho NLĐ.
Đội ngũ cán bộ làm công tác BHXH bắt buộc ở một số doanh nghiệp
không ổn định và phải kiêm cùng lúc nhiều công việc khác nên chưa hiểu thật rõ
về chính sách và chế độ BHXH bắt buộc.
Công tác tuyên truyền còn chưa được chú trọng và đẩy mạnh

17


CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH BẮT
BUỘC TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
1.Định hướng quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Tổ chức quản lý đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH theo Luật
BHXH số 58/2014/QH13 trên địa bàn, đảm bảo tất cả các đối tượng thuộc diện
bắt buộc tham gia BHXH đầy đủ.
Tổ chức cấp phát và quản lý sổ BHXH cho đối tượng tham gia đầy đủ, kịp
thời, theo dõi ghi sổ bổ sung đúng, đủ và nhanh chóng những thay đổi về tiền
lương làm căn cứ đóng BHXH của từng đối tượng.
Vai trò của công nghệ thông tin đã không thể phủ nhận trong công tác quản
lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nói riêng và quản lý BHXH nói chung.

Do đó, BHXH tỉnh Tuyên Quang cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
vào các hoạt động nghiệp vụ. Tăng cường học tập nâng cao trình độ, để xử lý và
bảo quản máy móc, thiết bị đáp ứng nhiệm vụ được giao. Đảm bảo an ninh
mạng và dữ liệu được an toàn.
2. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
tỉnh Tuyên Quang
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách BHXH bắt buộc.
Kiểm tra, rà soát các đơn vị hoạt động trên địa bàn tỉnh xem những đối
tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc đã được tham gia chưa.
Cần có sự thống nhất quản lý trong nội bộ để công việc được tiến hành
một cách nhanh và hoàn thiện nhất.
Tăng cường, mở rộng về phạm vi, hình thức và nội dung thông tin tuyên
truyền về các chính sách, chế độ BHXH đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội.
Phương pháp tuyên truyền dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với từng loại đối tượng
Phối hợp với thanh tra lao động, liên đoàn lao động và thanh tra nhà nước
để tổ chức việc kiểm tra thực hiện Luật lao động, Luật BHXH tại các đơn vị sử
dụng lao động. Trên cơ sở thanh tra phát hiện những nhân tố tích cực và nhân tố
yếu kém để đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm gây sức ép cho
các đơn vị thực hiện. Thực hiện xử lý nghiêm minh đối với các chủ sử dụng lao
động cố tình khai báo không đầy đủ về số lao động và quỹ lương của đơn vị.
18


Trong công tác xử lý cần thiết phải phân định rõ trách nhiệm của từng người và
xử lý theo luật định đối với chủ sử dụng lao động.
Nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ trên các phương diện: chuyên môn
nghiệp vụ, nghệ thuật tiếp cận cơ sở, cơ sở khoa học của việc hoạch định các
chính sách về BHXH, công nghệ thông tin .v.v..
Làm tốt công tác quản lý chính sách, chế độ không ngừng cải thiện thủ tục
giải quyết chế độ chính sách theo phương châm nhanh chóng thuận tiện, đúng,

đủ nhằm tạo lòng tin của đơn vị và NLĐ với cơ quan BHXH.
3.Một số kiến nghị với Nhà nước, cơ quan BHXh Việt Nam, và BHXH tỉnh
Tuyên Quang
3.1.Đối với Nhà nước:
Cần có thêm chính sách về mở rộng đối tượng tham gia BHXH để đảm bảo
quyền lợi cho NLĐ.
Quốc hội cần phải có những chủ trương chính sách cụ thể đến từng tỉnh
trong cả nước về việc thống nhất trong hoạt động quản lý, phối hợp nhịp nhàng
trong công việc, tránh sự chồng chéo.
Chính phủ cần chỉ đạo các bộ ngành chức năng, các tỉnh thành phố, để
tăng cường công tác quản lý nhà nước về BHXH ở địa phương.
Củng cố bộ máy tổ chức và nâng cao năng lực cho cán bộ, viên chức, cải cách
thủ tục hành chính…
Chỉ đạo các cơ quan chức năng, rà soát các văn bản hướng dẫn, thi hành
pháp luật về BHXH, khắc phục sớm những bất cập trong việc thực hiện chính
sách BHXH bắt buộc, đồng thời xem xét tính khả thi của các văn bản luật mà
chính phủ và các bộ ngành đã quy định.
3.2 Kiến nghị đối với BHXH Việt Nam
Cần có sự thống nhất trong các quy định của luật BHXH, hướng dẫn về
quy trình, thủ tục cụ thể trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và phát
hiện, xử lý triệt để nhằm bảo đảm tăng cường pháp chế của Luật.
Phối hợp cùng các cơ quan chức năng: ban kiểm tra, Sở lao động thương
binh xã hội, UBND để xử lý các đơn vị thực hiện không nghiêm túc chính sách
BHXH.

19


3.3Kiến nghị đối với BHXH tỉnh Tuyên Quang
Tăng cường công tác kiểm tra, quản lý định kỳ các đơn vị hoat động trên

địa bàn tỉnh thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Tăng cường đội ngũ cán bộ về số lượng và chất lượng.
Nâng cao trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học và trình độ sử dụng công
nghệ thông tin cho tất cả các các bộ trong BHXH tỉnh.

20


KẾT LUẬN
BHXH là một trong những chính sách xã hội cơ bản của mối quốc gia, thể
hiện trình độ văn minh, tiềm lục và sức mạnh kinh tế cũng như khả năng quản lý
của một quốc gia. Trong việc thực hiện chế độ BHXH nói chung công tác quản
lý đối tượng tham gia nói riêng chắc hẳn sẽ gặp không ít những khó khan, nhưng
từ những khó khăn này lại là yếu tố giúp cho BHXH ngày càng phát triển và
hoàn thiện hơn đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Thông qua tìm hiểu thực trạng của BHXH tỉnh Tuyên Quang, em đã phần
nào thấy vai trò của BHXH còn chưa được phát huy một cách đầy đủ, còn gặp
một số vướng mắc, cần có sự chung sức của các cán bộ, NLĐ, NSDLĐ thì công
tác này mới hoàn thành tốt đạt được mục tiêu mà BHXH Việt Nam đề ra
Trong thời gian tới hy vọng rằng BHXH sẽ phát triển toàn diện hơn để đáp
ứng nhu cầu của người lao động trong nền kinh tế quốc dân. Muốn làm được
điều đó thì phải dựa trên những tính toán chính xác, cân nhắc thận trọng và phải
được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước cũng như các bộ ngành liên quan và
các bên tham gia BHXH. Có như vậy công tác quản lý đối tượng tham gia
BHXH mới có những bước đi đúng đắn phù hợp với tình hình hiện tại và định
hướng phát triển trong tương lai.
Là một sinh viên đang theo học nghành bảo hiểm, ngoài việc học kiến thức
cơ bản trên sách vở, chúng ta lên tìm hiểu, tham gia, thực hành kỹ năng tại bảo
hiểm xã hội tỉnh để vững bước hành trang cho tương lai.



×