Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Đề tài Triết học hiện sinh trong thơ Hồ Xuân Hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.63 KB, 33 trang )

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
- Triết học hiện sinh là một trong những trào lưu tư tưởng lớn của tư tưởng
phương Tây, ra đời sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất và phát triển hoàn chỉnh,
đạt tới đỉnh cao trong chùm triết học phi lý hiện đại. Đây là triết học về ý nghĩa
cuộc sống nhân sinh tức là triết học về con người, đã gây thành phong trào triết học
sâu rộng trong quần chúng.Có thể nói,sự xuất hiện của triết học hiện sinh đã tạo ra
một hiện tượng trong đời sống.Lần đầu tiên trong lịch sủ,triết học “xuống
đường”,đi vào quần chúng thông qua các tác phẩm văn học,tiểu thuyết,vở kịch,bài
báo cũng như những tác phẩm chuyên nghành.
Chủ nghĩa hiện sinh du nhập vào Việt Nam từ những năm 50 của thế kỉ XX
và đã tạo thành một trào lưu tư tuởng rất lớn, cùng với những ảnh hưởng tới sinh
hoạt văn hoá, chính trị, đặc biệt là ở miền Nam nước ta.
Mặc dù, triết học hiện sinh là một trào lưu triết học phương Tây hiện đại, ra đời
ở cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, nhưng những tư tưỏng mầm mống của nó thì đã
có từ trước đó.Sở dĩ như vậy có lẽ vì bất cứ nơi đâu trên thế giới còn trói buộc con
người vào những quy tắc khắt khe, còn kìm hãm con người trong những khuôn khổ
trật hẹp, còn bóp nghẹt tự do của con người thì ở đó khát vọng tự do, khát vọng
được là chính mình lại càng cháy bỏng.
Hồ Xuân Hương là một trong những đại diện tiêu biểu, một hiện tượng của
chủ nghĩa hiện sinh ở Việt Nam. Bà sống trong thời đại phong kiến của Việt Nam
vào giai đoạn cuối nhà Lê, đầu nhà Nguyễn.Đó là một giai đoạn lịch sử đầy biến
động.Con ngưòi trong xã hội đó phần đông phải chịu những bất công do sự áp bức
của bọn địa chủ phong kiến.Thời của bà, người phụ nữ là nạn nhân của chế độ gia
trưỏng nam nữ tôn ti, không được hoạt động xã hội,không được ở trong bộ máy
nhà nước, không được học hành thi cử,phải chịu muôn vàn thiệt thòi cả ngoài xã

1


hội cũng như trong gia đình : tại gia tòng phụ,xuất giá tòng phu, phu tử tòng


tử.Chính vì lẽ đó, trong giai đoạn này đã xó rất nhiều tác gia lên tiếng tố cáo sự
khắc nghiệt của lễ giáo phong kiến, đòi quyền sống, quyền bình đẳng.Hồ Xuân
Hương là một đại diện tiêu biểu.Thông qua phong cách sống và những tác phẩm
của mình, bà đã thể hiện điều đó một cách rất đặc biệt.Bà là một đại diện tiêu biểu
của tư tưởng triết học hiện sinh ở Việt Nam.Tuy nhiên đến nay chưa có một nghiên
cứu nào khai thác sâu về yếu tố triết học hiện sinh trong tư tưởng của bà. Việc khai
thác yếu tố này giúp nâng cao nhận thức về chủ nghĩa hiện sinh, đồng thời giúp ta
có cách tiếp cận mới đối với Hồ Xuân Hương.
2. Tình hình nghiên cứu
Những công trình nghiên cứu về Hồ Xuân Hương đến nay đã có rất
nhiều, có thể kể đến những cuốn sách được xuất bản bởi nhà xuất bản văn học
như:Hồ Xuân Hương – thơ và đời,tín ngưỡng phồn thực trong thơ Hồ Xuân
Hương…, song chúng tôi chưa tìm thấy một tài liệu chính thức nào khai thác sâu
về khía cạnh yếu tố triết học hiện sinh trong tư tưởng của bà. Đây là một đề tài khá
mới mẻ nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức với nhóm nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Sau Nguyễn Du với truyện kiều,Hồ Xuân Hương là nhà thơ cổ điển
được nhắc tới nhièu lần và gây nhiều tranh luận nhất.Đề tài không đi sâu nghiên
cứu tác giả Hồ Xuân Hương dưới góc độ là một nhà thơ mà tiếp cận bà dưới góc
độ là một nhà tư tưởng, mong muốn làm rõ yếu tố hiện sinh trong tư tưởng của
bà.Ai cũng biết Hồ Xuân Hương là một nhà thơ sắc sảo, tài hoa, giàu sức sống mà
luôn bị cuộc đời chèn ép về mọi phương diện, về tinh thần, về tình cảm, về cuộc
sống bản năng…Điều đó làm cho nhà thơ vưa khao khát lại vừa phẫn nộ.Chắc chắn
những phụ nữ khác ở vào cảnh ngộ của Hồ Xuân Hương cũng sẽ có những khao
khát như bà.Nhưng lễ giáo phong kiến hang nghìn đời trói buộc, dần dần họ quen
với sự nhận nhục chịu đựng, không dám ý thức về những khao khát của
2


mình.Nhưng Hồ Xuân Hưong, bằng sự táo bạo, bằng bản lĩnh của mình đã dám nói

lên điều đó.Cuộc đời bà, thơ của bà thể hiện sự vùng vẫy ra khỏi những quy tắc
luật lệ, cũng thể hiện sự bất lực của nữ sĩ trước thời cuộc. Đó vừa là tiếng nói của
khát khao vừa là tiếng kêu cứu của bà, mong được thoát khỏi hiện thực.Thơ bà là
hồn, là xác, là mắt nhìn, tay sờ, là chân đi, là nụ cười, là nước mắt, là cá tính, là số
phận của bà. Nói đến Hồ Xuân Hương có ai không biết bà là “bà chúa thơ Nôm”
nhưng nếu chỉ tiếp cận bà dưới tư cách một nhà thơ có lẽ chưa đủ.Vì vậy, chúng tôi
đi sâu vào nghiên cứu yếu tố hiện sinh trong tư tưởng của bà, để thấy bà còn là một
nhà tư tưởng, một nhà triết học hiện sinh ở Việt Nam.
4.

Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tư tưởng của Hồ Xuân Hương thông qua các tác phẩm

thơ ca, quan điểm sống và phong cách sống hết sức đặc biệt Đó là những câu đối,
những bài thơ Nôm, thơ chữ Hán, những mẩu chuyện của bà và về bà.
5.

Nét mới của đề tài

Đề tài đã khai thác đựơc yếu tố mới mẻ vể nữ sĩ Hồ Xuân Hương, khẳng định
bà không chỉ là một nhà thơ, nhà văn mà còn là một nhà tư tưởng . Trong tư tưởng
của bà đã chứa đựng mâm mống của triết học hiện sinh, một trào lưu tư tưởng hiện
đại ở phương Tây.
6.Phương pháp nghiên cứu
Đặt vấn đề nghiên cứu Hồ Xuân Huơng không chỉ để nghiên cứu quá
khứ,để phục cổ, hoài cổ mà là để tìm ra những giá trị tốt đẹp mà hiện tại cần trân
trọng và gìn giữ.
Khi nghiên cứu đề tài chúng tôi giữ thái độ khách quan, khoa học, không
tuyệt đối hoá quá khứ, cũng không xem thường, ngoảnh mặt lại quá khứ.Chúng tôi
luôn cố gắng tiếp thu có chọn lọc những giá trị văn hoá, phê phán với tinh thần

thận trọng, khoa học, tránh thái độ chủ quan tuỳ tiện.

3


Trong quá trình nghiên cứu đề tài này chúng tôi thấy được sự cần thiết phải
sử dụng phương pháp nghiên cứu của triết học Mac-Lênin là phương pháp duy vật
biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử.Sử dụng phuơng pháp này giúp chúng
tôi có khả năng giải quyết tốt các vấn đề :tư duy và tồn tại,logic và liạch sử, cá
nhân và xã hội, kế thừa và sáng tạo, bản địa và ngoại lai…
Khi nghiên cứu yếu tố triết học hiện sinh trong tư tưởng Hồ Xuân Hương
chúng tôi tập trung làm rõ những vấn đề thuộc triết học hoặc liên quan đến triết
học.Nhóm nghiên cứu đã cố gắng tránh việc trình bày theo những tư tưởng văn học
hay những tư tưởng thông sử tránh lan man, xa đề
Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp trong quá trình
nghiên cứu.Có phân tích mới thấy đựoc nội dung tư tưởng, yếu tố hiện sinh và giá
trị của nó trong tư tưỏng Hồ Xuân Hương.Khi trình bày chúng tôi luôn bám sát quy
luật của bản thân tư tưởng, thấy được tư tưởng, ý thức là cái phản ánh tồn tại xã
hội, chịu sự quy định tất yếu của kinh tế.
7.

Ý nghĩa của đề tài
Đề tài đã khai thác một khía cạnh mới mẻ về Hồ Xuân Hương, đó là yếu tố

hiện sinh trong tư tưởng của bà, góp phần làm phong phú thêm kho tàng lịch sử tư
tưởng Việt Nam.Bởi lẽ, tư tưởng Việt Nam vô cùng phong phú.Mỗi giai đoạn lịch
sử đều có các nhà tư tưởng của giai đoạn đó.Thời phong kiến đã có biết bao tác giả
lên tiếng tố cáo chế độ, thể hiện sự cảm thông đối với người phụ nữ:
Thủơ trời đất nổi cơn gió bụi
Khách má hồng nhiều nỗi chuân chuyên

(Chinh phụ ngâm-Đặng Trần Côn)
Oan chi những khách tiêu phòng
Mà xui phận bạc nằm trong má đào
(Cung oán ngâm khúc-Nguyễn Gia Thiều)
Đau dớn thay phận đàn bà
4


(Truyện kiều-Nguyễn Du)
Mỗi người một phong cách nhưng Hồ Xuân Hưong, từ những trải nghiệm
của bản thân đã nói lên tiếng nói của người trong cuộc, tiếng nói của người phụ nữ
khao khát tự do, hạnh phúc.Ở bà tư tưởng triết học hiện sinh thể hiện rõ nét nhất,
tạo nên một phong cách riêng, đặc biệt.
Đề tài đã chứng minh rằng không chỉ ở phương Tây mới có các yếu tố khởi
nguồn của triết học hiện sinh mà ở phương Đông mà cụ thể là ở Việt Nam, mầm
mống của triết học hiện sinh đã xuất hiện, tiêu biểu là tư tưởng Hồ Xuân
Hương.Bởi lẽ, ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh, có khát vọng bình đẳng, tự
do, hạnh phúc.Đó lại là mảnh đất của tư tưởng triết học hiện sinh.
Nội dung
Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chủ nghĩa hiện sinh.
1.1

Nguồn gốc của chủ nghía hiện sinh

Chủ nghĩa hiện sinh là khái niệm dùng để nói về nghiên cứu của một nhóm
các triết gia cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX - những người mà tuy khác nhau về
học thuyết nhưng có chung niềm tin rằng tư duy triết học xuất phát từ chủ thể con
người – không chỉ là chủ thể tư duy mà là cá thể sống, cảm xúc, và hoạt động.
Chủ nghĩa hiện sinh ra đời từ hai nguyên nhân trực tiếp sau đây:
Nguyên nhân thứ nhất là từ mâu thuãn của xã hội tư bản. PTSX TBCN chạy

theo lợi nhuận tối đa đã đẩy con người vào tình trạng tha hoá cùng cực, lấy đi của
họ cái vị trí làm người đích thực. Những tệ nạn xã hội cùng với sự tàn phá khủng
khiếp từ hai cuộc thế chiến do chủ nghĩa đế quốc gây ra đã đẩy con người vào một
cuộc khủng hoảng sâu sắc trong đời sống tinh thần. Nhiều luận điểm của chủ nghĩa
hiện sinh cùng với phong trào hiện sinh thể hiện sự nổi loạn trong lòng xã hội tư
bản nhằm lên án nó, chống lại nó, kêu gọi con người phải tự cứu lấy mình. Nhưng
dựa vào cái gì để cứu mình và cứu xã hội thì họ chưa rõ.
Nguyên nhân thứ hai là phản ứng trước việc các nước phương Tây tuỵêt đối
hoá vai trò của khoa học, sùng bái kỹ thuật đã hạ thấp, bỏ rơi con người hoặc chỉ
quan tâm đến mặt vật chất mà xem nhẹ mặt tâm hồn, đời sống tình cảm của họ.
Triết học duy lý đã từng có vai trò tích cực nhất định trong việc làm cho các nước
phương Tây đạt được những thành tựu vượt bậc trong chinh phục tự nhiên bằng
khoa học, công nghệ hiện đại. Đồng thời khoa học kỹ thuật cũng bắt con người
5


phải gánh chịu những hậu quả nặng nề về môi trường, xã hội, sinh thái, sức khoẻ.
Một xã hội phương Tây giàu có về vật chất lại nghèo nàn về văn hoá, tinh thần;
tăng trưởng nhanh về kinh tế lại suy thoái nhanh về văn hóa, đạo đức. Các nhà triết
học hiện sinh hoàn toàn có lý khi họ kịch liệt phê phán sự tuyệt đối hoá vai trò của
lý trí, của khoa học khi họ vạch rõ sự thiếu hụt tinh thần nhân đạo trong chính nền
tảng của văn minh phương Tây. Nhưng họ đã mắc sai lầm khi chỉ thừa nhận vai trò
của cảm giác, của xúc cảm cá nhân, tức là ngả sang phía chủ quan phi duy lý.
Chủ nghĩa hiện sinh đầu thế kỷ XX có cội nguồn sâu xa mà trực tiếp nhất là triết
học phi duy lý ở thế kỷ XIX
Chủ nghĩa hiện sinh, trường phái triết học chủ yếu trong trào lưu chủ nghĩa
nhân bản phi duy lý phương Tây hiện đại. Nó xuất hiện ở Đức sau đại chiến thứ
nhất, ở Pháp trong đại chiến thứ hai, ở Mỹ và một số nước khác sau đại chiến thứ
hai.
Nguyên nhân ra đời chủ nghĩa hiện sinh

Một là, phản ánh cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản hiện đại
Hai là, phản ứng lại sự sùng bái khoa học kỹ thuật
Vào đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phương Tây đã bỏ lại phía sau thời kỳ
cổ điển để bước sang thời kỳ hiện đại. Cuộc cách mạng công nghiệp và sau đó
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã làm biến đổi tận gốc nền sản xuất xã
hội. Bước vào thời kỳ hiện đại, công nghiệp cơ khí phát triển, quy mô sản xuất
tăng lên mạnh mẽ dẫn tới việc tích tụ sản xuất ở các xí nghiệp lớn, sản phẩm của
xã hội như tuôn trào khắp nơi. Tiến bộ khoa học kỹ thuật được ý thức hệ của xã hội
phương Tây miêu tả như thành quả của chủ nghĩa duy lý.
Quá độ từ chủ nghĩa phong kiến sang chủ nghĩa tư bản được gọi là thời kỳ Ánh
sáng tiếp nối và thay thế cho thời “trung cổ ảm đạm” đã hình thành quan niệm cho
rằng, tiến bộ dường như chỉ có thể có được trên cơ sở phát triển phồn vinh của
khoa học kỹ thuật và thông qua sự duy lý hoá chính trị, kinh tế cùng toàn bộ đời
sống xã hội. Sự lạc quan đối với trí tuệ và tri thức đã thể hiện một cách đầy đủ và
triệt để nhất trong ý thức lấy công nghệ làm nền tảng
Tính duy lý luôn luôn đối lập với tính phi duy lý như tâm linh, trực giác,
niềm tin tôn giáo….nó được người ta coi là phương sách vạn năng để hoàn thiện xã
hội. Tiến bộ được hiểu như kết quả của việc truyền bá những tư tưởng duy lý chân
thực để loại trừ mọi điều phi lý, bí ẩn, để toả ánh sáng trí tuệ trên khắp thế giới.
Người ta đưa lên tận mây xanh những quan niệm đầy tính khoa trương rằng, khoa
học kỹ thuật là chiếc đũa thần, là biện pháp duy nhất vạn năng để giải quyết mọi
vấn đề xã hội, là phương tiện tạo nên sự hài hoà xã hội trên con đường xây dựng
một cách duy lý trật tự xã hội ngày nay.
Cuộc cách mạng công nghệ bắt đầu vào giữa thế kỷ này đã làm nảy sinh một
ý tưởng cho rằng sự phát triển của khoa học kỹ thuật có thể cứu chủ nghĩa công
6


nghiệp khỏi cuộc khủng hoảng, loại trừ mọi ung nhọt và những mâu thuẫn xã hội
vốn có của xã hội đó. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, cuộc bùng nổ kinh tế. vào

những năm 50, 60 của thế kỷ làm hình thành một xu hướng duy lý cao gọi là chủ
nghĩa kỹ trị. Những quan niệm kỹ trị được bộc lộ rõ ràng trong những mô hình xã
hội của những nhà tương lai học về chủ nghĩa công nghiệp mang nhiều màu sắc
khác nhau.
Trong vô số biểu hiện của chủ nghĩa duy lý thuộc đời sống xã hội, trước đến
phải nói đến chủ nghĩa duy lý về nhà nước và thị trường, cái mà J. Habermas cho
là hai trụ cột của xã hội phương Tây hiện đại. Tính duy lý của nhà nước thể hiện ở
chỗ nó bị chi phối bởi những nhà kỹ trị, nhà quản lý chuyên nghiệp tạo thành một
nhà nước quan liêu ngày một trương phình đè lên con người. Ngày nay tính duy lý
đạt lên cao độ. Trong làn sóng thứ ba, A. Toffler nói về những nhóm ra quyết định
vô hình này kiểm soát đòn bẩy đầu tư trong xã hội công nghiệp cho nên những
người nổi loạn và những nhà cải cách đã cố gắng phá vỡ bức tường quyền lực để
xây dựng một xã hội mới dựa trên công bằng xã hội và bình đẳng chính trị. Thị
trường được người ta coi là một thành tựu vĩ đại sánh ngang với những thành tựu
trí tuệ khác của loài người. Sức mạnh của nó đẻ ra “xã hội tiêu thụ”, “xã hội dư
thừa” . Hiện tượng tiện nghi đại chúng đã được ý thức hệ hoá bởi vì nó trở thành
phương tiện hoà nhập, khóa chặt con người vào xã hội không còn một lối thoát.
Với chủ nghĩa duy lý, xã hội phương Tây đã đạt tới giai đoạn tột cùng của nó.
Nhưng chính ở điểm đỉnh của sự phồn vinh đó nó đã sa vào cuộc khủng hoảng.
Các nhà triết học phi duy lý như Spengler, Nietzche đã nói tới sự suy tàn, sự suy
đồi của phương Tây chính ở chủ nghĩa duy lý kỹ thuật của nó. Chính Mác đã sớm
chỉ ra hiệu quả tệ hại của xã hội kỹ trị rằng: “Trong thời đại chúng ta, mọi sự vật
đều tựa hồ như bao hàm mặt đối lập của nó. Chúng ta thấy rằng những máy móc có
một sức mạnh kỳ diệu trong việc giảm bớt lao động của con người làm cho lao
động của con người có kết quả hơn, thì lại đem lại nạn đói và tình trạng kiệt quệ
đến con người. Những nguồn của cải mới, từ xưa đến nay chưa ai biết, dường như
do một sức mạnh thần kỳ nào đó lại đang biến thành nguồn gốc của sự nghèo khổ.
Những thắng lợi của kỹ thuật dường mua được bằng cái giá của sự suy đồi về mặt
tinh thần.
Xã hội duy lý hoá ở phương Tây đã sa vào khủng hoảng suy đồi bởi vì nó

phi nhân vị hoá con người, con người chỉ còn là “một lực lượng vật chất đơn
thuần” một khi con người trở thành bần cùng và kiệt quệ trong bộ máy kỹ thuật
khổng lồ của xã hội hiện đại thì sự suy sụp của một cá nhân là một điều kiện hiển
nhiên. Thân phận con người như thế thì thành tựu kỹ thuật mà loài người giành
được tất không phải bằng giá trị người của loài người mà bằng “giá trị suy đồi của
đạo đức”.
F. Fromm nói về con người trong nền văn minh kỹ trị như sau: Vấn đề của
thế kỷ XIX là “Chúa đã chết”, (như Nietzsche đã nói), vấn đề của thế kỷ XX là con
7


người đã chết. Ở thế kỷ XIX sự tàn bạo chống lại con người; ở thế kỷ XX là sự tha
hoá có tính thần kinh phân liệt. Trong quá khứ tai họa là ở chỗ con người trở thành
nô lệ, trong tương lai con người có nguy cơ trở thành những rôbô. Con người
không còn là con người mà biến thành các máy không tư duy, không tình cảm. Con
người bị máy móc hoá, tự động hoá, trở thành một yếu tố đơn giản của khoa học
kỹ thuật cho nên đánh mất hết mọi đức tính riêng của mình và không tồn tại như
một nhân vị.một cá nhân nữa.
Chủ nghĩa hiện sinh là sự phản ứng đối lập lại chủ nghĩa duy lý thống trị
trong xã hội Tây phương hiện đại. Không chỉ có nó, mà cả một chùm triết học theo
xu hướng phi duy lý thường tập hợp dưới lá cờ nhân học, ( triết học đời sống, phân
tâm học, chủ nghĩa nhân vị, chú giải học….)và cả nền văn học hiện đại (chủ nghĩa
tượng trưng, chủ nghĩa ấn tượng, chú nghĩa nhân vị, chủ nghĩa đađa, chủ nghĩa
siêu thực…) đã thành một dàn nhạc Jazz chống lại chủ nghĩa duy lý.
Có người cho rằng cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc là nguồn gốc của chủ
nghĩa hiện sinh nên nó thấm nặng chủ nghĩa bi quan, thất bại. Không phải thế. Trên
thực tế, nhiều nơi không có chiến tranh , hoặc như ngày nay, chiến tranh đã lùi xa
vào dĩ vãng vậy sao chủ nghĩa hiện sinh và các xu hướng của chủ nghĩa phi duy lý
vẫn phát triển. Chiến tranh chỉ là một điều kiện. Nguồn gốc của chủ nghĩa hiện
sinh và các hình thức khác của chủ nghĩa phi duy lý hiện đại là sự khủng hoảng, sự

bại hoại tinh thần do chủ nghĩa duy lý gây nên trong xã hội phương Tây hiện đại.
Sự phản ứng của chủ nghĩa duy lý hơn nữa không chỉ diễn ra trên bình diện tinh
thần(triết học, nghệ thuật) mà còn nổi lên cả ở bình diện hiện thực với những
phong trào xã hội có lúc làm rung chuyển cả đời sống của nhiều nước. Chủ nghĩa
hiện sinh cũng không chỉ hiện diện trên lý thuyết mà nó còn thể hiện ra một lối
sống, một phong cách sống.
Người ta mô tả sự ra đời của chủ nghĩa hiện sinh ở Pháp như sau: “ấy là một
buổi sáng mùa đông (1946) , vừa thức giấc cả thành phố Paris thấy mình “ hiện
sinh” , sách báo đầy quyến rũ tràn khắp phố phường, những “đám thanh niên nam
nữ vui vẻ” kéo đến những căn nhà hầm ở Saint –Germain , ầm vang điệu nhạc Jazz
trong những trang phục mới lạ với mái tóc xõa, quần túm ống và ăn nói chào mời
phóng túng. Người ta bảo đó là một lối sống mới, là một phong trào mốt đã trở
thành một huyền thoại. Trong 4 năm từ 1945 , Paris trở thành thủ đô văn hóa của
thế giới nhờ sức hút của lối sống hiện sinh và danh tiếng của J.P.Satre, người được
mệnh danh là giáo hoàng của chủ nghĩa hiện sinh lan rộng, đến nỗi một khâủ hiệu
theo kiểu chủ nghĩa đađa được nêu lên rằng “ mỗi người hiện sinh là một người có
Satre ở răng”.
Chủ nghĩa hiện sinh không chỉ đi vào lối sống mà nó có mặt ở cả các cuộc
bạo loạn của sinh viên trong tháng Năm – Sáu 1958 tại Paris và ở cả phong trào
“Phản văn hoá” ở Mĩ . Trong “cuộc cách mạng vui vẻ” với những festival, những
Carnaval nổi lên chủ nghĩa siêu thực trong nghệ thuật , nhiều loại chủ nghĩa phi
8


duy lý kể cả chủ nghĩa hiện sinh, trong lối sống của những hippy. Người ta từ bỏ
tuyên ngôn của Descartes “tôi tư duy, vậy tôi hiện hữu” mà thay bằng sự sùng bái
lý trí: “tôi cảm giác vậy tôi hiện hữu”. Tư duy bằng lý trí và cảm giác bằng trái tim.
1.2

Lịch sử phát triển và các tác gia tiêu biểu

Chủ nghĩa hiện sinh trở thành phong trào văn học và triết học nổi bật của

thế kỉ XX, chịu ảnh hưởng của một số nhà triết học thế kỉ XIX Chủ nghĩa hiện sinh
là một trường phái triết học rất phức tạp. Quan điểm của những đại biểu triết học
này thường có sự khác nhau rất lớn. Ngoài sự phân biệt quốc gia như chủ nghĩa
hiện sinh Đức, chủ nghĩa hiện sinh Pháp và chủ nghĩa hiện sinh của Mỹ, còn có thể
phân biệt chủ nghĩa hiện sinh theo thái độ với tôn giáo như chủ nghĩa hiện sinh vô
thần và chủ nghĩa hiện sinh hữu thần. Trên những vấn đề chính trị lớn, giữa những
nhà triết học hiện sinh cũng có những khác biệt lớn. Nhưng tất cả những người
theo chủ nghĩa hiện sinh đều coi sự hiện sinh của cá nhân là nội dung cơ bản trong
triết học của mình, đều coi hiện sinh là sự cảm thụ chủ quan, sự thể nghiệm tâm lý
có tính chất phi lý tính của cá nhân.
Việc phân chia các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa hiện sinh chỉ mang tính
chất tương đối.Có thể thấy chủ nghĩa hiện sinh phát triển qua hai giai đoạn phát triển
cơ bản:
+ Giai đoạn từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến những năm 60, 70 của thế kỷ
XX.Chủ nghĩa hiện sinh ra đời từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và phát triển
đỉnh cao trong triết học phi lí hiện đại những năm 50-60 của thế kỉ XX.Trong giai
đoạn này chủ nghĩa hiện sinh đã đóng vai trò đặc biệt trong việc xác lập cơ sở tư
tưởng cho nhiều trào lưu cực tả, như phong trào “phản văn hoá” ở Mỹ.Nó đã góp
phần rất quan trọng trong trào lưu triết học phi lí của giai đoạn này.
+ Giai đoạn từ những năm 60, 70 của thế kỷ XX đến nay: Từ cuối những năm
60 đầu những năm 70 đến nay, khi mà chủ nghĩa tư bản đi vào thời kì tương đối ổn định
thì vai trò của chủ nghĩa hiện sinh tương đối mờ nhạt và bị thay thế bởi các triết học
khác. Nhưng vì chủ nghĩa tư bản không có cách nào căn bản thoát khỏi các mâu thuãn
9


xã hội vốn có của nó, nên chủ nghĩa hiện sinh tuy đã suy thoái nhưng những tư tưởng
chủ yếu của nó vẫn tiếp tục có ảnh hưởng đến khoa học nhân văn, triết học và khoa học

xã hội ở nhiều nước phương Tây. Giải pháp của chủ nghĩa hiện sinh đối với các vấn đề
xã hội cơ bản là tiêu cực.Nhưng các nhà hiện sinh đã đóng vai trò tích cực khi họ đặt ra
và đề cao nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề về bản chất con người, về sự tôn vinh các giá
trị con người, về tự do cá nhân, về sự tha hoá do sự thống trị của kĩ thuật v. v. cũng như
việc họ thức tỉnh mọi người phải trăn trở về ý nghĩa của cuộc sống và về các hiện tượng
bất hợp lý trong xã hội tư bản hiện đại.
Chủ nghĩa hiện sinh đã làm nổi bật các tên tuổi đã tạo ra nó.Các tác gia tiêu biểu,
những người đã đóng góp lớn cho trào lưu này có thể kể đến: Paul Sartre. Martin
Heidegeer, Fyodor Dostoevsky….
1. 3 Một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh
Chủ nghĩa hiện sinh ra đời phản ánh hiện thực xã hội châu Âu cuối thế kỷ XIX
đầu thế kỷ XX. Về mặt lí luận, chủ nghĩa hiện sinh tìm thấy những nét tương đồng
trong triết học Hi Lạp cổ đại , từ Socrat với câu nói nổi tiếng “Hãy tự biết chính
mình”. Tư tưởng đề cao con người này được thể hiện rất rõ trong quan niệm của
Ôguyxtanh thời Trung cổ . Ông là người bàn nhiều đến con người , đi sâu vào đời
sống nội tâm, tâm linh, thân phận con người . Đến thời kỳ hiện đại , triết gia
Kiếckơgơ, Haiđơgơ, Macxen…đã chịu nhiều ảnh hưởng của triết học tôn giáo của
Ôguyxtanh khi bàn về con người và các nhà hiện sinh đã tập trung bàn về vấn đề bản
thể người , tồn tại người - tồn tại hiện sinh. Nhìn chung, các nhà hiện sinh đều khai
thác tối đa tư tưởng hiện sinh chống duy lý của Kiếckơgơ và sử dụng phương pháp
hiện tượng học Hutxec làm công cụ chuyển tải tư tưởng của mình. Nói cách khác, chủ
nghĩa hiện sinh ra đời kế thừa phương pháp hiện tượng học Đức và triết học
Kiếckơgơ.
Về bản thể luận, các nhà hiện sinh lấy con người với hai mặt là hữu thể và hiện
sinh “bản chất và tồn tại” làm đối tượng. Hữu thể là những sự vật hiện tượng tồn tại
cảm tính , tồn tại hiện thực (cái cây, con , sự vật) nhưng chưa là một cái gì đó cụ thể
(chỉ có bản chất mà chưa tồn tại), chưa có diện mạo của riêng mình. Đó là một tồn tại
vô hồn, chưa hiện hữu, do đó chưa phân biệt được với sự vật hiện tượng khác. Còn
hiện sinh thì chỉ có ở con người với bản chất đích thực của nó tức là cái tinh thần ,cái
phi lý, phi duy lý thuộc nhân tố bên trong con người. Phi lí tính là cái mà con người

không phải bắt buộc tuân theo để khẳng định cái tôi của bản thân mình. Còn nếu chỉ
tuân theo cái duy lí , các nguyên tắc chung của con người sẽ trở nên đơn điệu và vô vị.
Bởi vậy, chỉ có vứt bỏ duy lý thì con người mới tìm thấy cuộc sống đích thực, mới tồn
10


tại theo dòng cảm xúc với những giây phút sống thực của mình. Như vậy, bản thể là
học thuyết về tồn tại người, là thế giới của cá nhân, với tinh thần ý thức riêng biệt của
cá nhân đó. Cái hữu thể chỉ là cái vỏ bề ngoài , là vô nghĩa đối với tồn tại người . Bản
chất đích thực của con người là cái tinh thần thế giới bên trong. Thế giới này là của
nó, vì nó và tồn tại đích thực của con người là tồn tại hiện sinh. Con người bao giờ
cũng lấy hiện sinh, mặt cơ bản của hiện hữu để làm nhân vị của mình. Bản tính con
người không có sẵn mà luôn được sáng tạo ra.Con người tự nhận thức được về mình,
tự tạo nên mình, làm cho mình trở thành mình. Đó là nhân vị, là tính chủ thể của con
người.
Tính chủ thể biểu hiện tính tự do của con người. Chỉ có con người mới có tự do, tự
do có trước bản chất của con người . Bản chất chỉ có khi con người bằng sự tự do của
mình hành động, dấn thân vào hoàn cảnh, vào đời sống để tạo ra mình . Vì vậy tự do
không có bản chất nào cả. Con người sống là có tự do, không thể tránh khỏi tự do.
Con người không phải được tự do mà bị tự do hay bị tự do kết án. Tự do là lựa chọn.
Mỗi người trong mỗi hoàn cảnh của mình buộc phải lựa chọn, lựa chọn là tự do,
không ai sống mà không tự do lựa chọn. Ví dụ, Sactơrơ cho rằng ngay cả khi con
người khăng khăng “không lựa chọn gì vẫn là lựa chọn rồi” . Mỗi người sống trong
những điều kiện hoàn cảnh khác nhau, do đó, không chỉ lựa chọn một lần mà phải lựa
chọn nhiều lần trong cuộc đời và chỉ sau khi lựa chọn người ta mới biết anh ta là
người thế nào. Con người theo chủ nghĩa hiện sinh| “sẽ không gì khác ngoài một chuỗi
những dự định , một tổng số, tập hợp những mối dây liên hiệp của những dự định “và
không có dự định cuối cùng”. Bản chất con người thay đổi theo hoàn cảnh, điều kiện
sống. Bởi vậy, “con người luôn luôn trong thời kỳ đang hoàn thành” (Sáctơrơ)
Con người hiện sinh là con người tồn tại với tư cách là bản thể - cái tinh thần bên

trong của mình. Bản chất đích thực của con người là dòng ý thức hệ liên tục chảy.
Dòng ý thức này không mang tính xã hội , lập lại người khác mà là những cảm xúc,
tình cảm đích thực vốn có của con người. Nó bao gồm những ước mơ riêng tư, những
khát vọng cá nhân… Tất cả điều này không giống những quy ước chung của xã hội.
Đó là phần tối, cái sâu thẳm trong con người hay còn gọi là những đam mê ban đêm.
Bản thân thế giới tinh thần đó là phi logic, khước từ lí trí, không có tính quy luật, tính
phổ quát ở tất cả mọi người. Mặt khác, con người sống trong xã hội lại bị ràng buộc
bởi những quy định chung như những thói quen, những thành kiến, những thể chế đạo
đức….đó là những quy pháp ban ngày. Hai mặt này trong con người luôn xung đột
nhau. Con người lại luôn muốn lấy mặt thứ nhất chống lại cái phổ quát, cái do xã hội
quy định. Từ đó con người đặt ra vấn đề tự do để đòi quyền thể hiện cái hiện sinh của
mình. Trong cuộc đấu tranh đó con người luôn gặp phải những thất bại, đó là nguồn
gốc của những bi kịch, sinh ra đau khổ,bất hạnh cho con người mà không thế lực nào
cứu vớt được. Vì thế, con người bị bỏ rơi một mình đi giữa đường đời, không trăng,
không sao, không có định hướng . Trên con đường đó con người gặp nhiều sự đe dọa
làm con người lo âu, sợ hãi . Nhiều thế lực đe doạ con người nhưng họ không thể cắt
11


nghĩa nổi mà buộc phải tuân theo làm cho nỗi lo âu trở nên bất tận. Trong ý thức con
người, cuộc đời, xã hội làm phi lí. Con người không muốn chấp nhận một xã hội như
vậy mà gọi nó là “buồn nôn” . Cái lo âu nhất của con người là cái chết và khi con
người không siêu việt. Siêu việt chính là thước đo chiều sâu của hiện sinh. Nhưng
muốn siêu việt con người phải có tự do, đạt tới tự do, có nghĩa là bất chấp cái phổ
quát. Tự do là bản chất lớn nhất của con người, là lí tưởng của con người
Như vậy tồn tại bản thể con người không phải là mặt sinh vật hay xã hội mà
là yếu tố chủ quan, cá nhân riêng biệt, yếu tố tinh thần, ý thức tồn tại trong con người.
Và giải phóng con người là giải phóng mặt hiện sinh đó. Với chủ nghĩa hiện sinh cá
nhân không phải là đối tượng của người khác, không có vấn đề của các cá nhân quan
hệ với nhau tạo nên xã hội. Mỗi cá nhân đều có một hiện sinh, một bản thể duy nhất

đích thực và “tôi chỉ hiện sinh khi tôi không còn hiện sinh nữa
Về nhận thức luận, các nhà hiện sinh cho rằng, tiến bộ khoa học kỹ thuật phá
hoại tự nhiên, gây chết chóc cho con người nên họ phủ nhận nhận thức khoa học đề
cao trực cảm cá nhân. Theo họ, những kết luận khoa học hoàn toàn mang tính duy lý
khô khan, nghèo nàn đánh mất cái hiện sinh. Mặt khác, nhận thức khoa học nhằm phát
hiện cái bản chất nhưng với chủ nghĩa hiện sinh, “bản chất có sau hiện sinh” do đó
nhận thức chỉ là cái đuôi, không đi sâu vào nguồn gốc, cội rễ con người. Nếu con
người sử dụng tri thức khoa học thì sẽ bị lệch lạc và đánh mất mình, bị tha hoá và
không còn hiện sinh nữa. Không quan tâm đến nhận thức về thế giới khách quan, chủ
nghĩa hiện sinh chỉ quan tâm đến nhận thức của chính bản thân con ngườimình, cái
đích thực của mình để khẳng định sự tồn tại hiện sinh. Con đường để nhận thức hiện
sinh là phi lý tính, phi khoa học, dựa vào cảm nhận trực giác với những lo âu, buồn
nôn, tuyệt vọng, sợ hãi…, nhận thức thế giới bên trong, những cảm xúc muôn hình
nhiều vẻ của mình. Muốn nhận thức được, con người phải dựa vào chính mình, tự
mình quyết định mình, tự nhận thức đó là chân lý.
Vấn đề đạo đức, xuất phát từ quan niệm hiện sinh, các nhà hiện sinh phủ nhận
mọi nguyên tắc và quy tắc đạo đức trong xã hội. Giá trị từng cá nhân thể hiện ở sự lựa
chọn của cá nhân trong hành động, hành vi của mình. Vì vậy, để khôi phục hiện sinh
chân chính, con người phải thoát khỏi mọi ràng buộc của xã hội và những người khác.
Điều này nói lên đạo đức của chủ nghĩa hiện sinh là sự thể hiện của chủ nghĩa cá
nhân, chủ nghĩa tự do cực đoan. Theo các nhà hiện sinh, tự do là vô bờ bến, vô cùng
tận, không có giới hạn, không bao giờ hết nên cuộc đời con người cũng là vô đích,
không có ý nghĩa. Con người với tư cách hiện sinh chỉ biết được hướng đi của cuộc
đời mà không thể biết được cái đích của nó. Mà cái gì không có đích là không có giới
hạn, là vô cùng tận, và như vậy sự khổ đau của con người cũng không có giới hạn, là
vô cùng tận, con người không bao giờ hết khổ. Dưới con mắt của nhà hiện sinh, mỗi
người phải tự mình đi vào cuộc đời, cô đơn đi giữa cuộc đời, không bấu víu ai, không
dựa vào cái gì.

12



Về lịch sử xã hội, từ quan niệm đạo đức, chủ nghĩa hiện sinh khuyến khích các
cá nhân thoát khỏi sự ràng buộc của xã hội. Xã hội đối với nhà hiện sinh chỉ là một sự
hỗn tạp ngẫu nhiên, không có quy luật. Động lực phát triển xã hội
Chương 2 Những biểu hiện của triết học hiện sinh trong tư tưởng Hồ Xuân
Hương
2. 1 Cuộc đời và sự nghiệp của của Hồ Xuân Hương
2.1.1 Hoàn cảnh kinh tế xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX
Hồ Xuân Hương sống vào cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn, đây là giai đoạn có
nhiều biến động chính trị.Đó là giai đoạn suy tàn của chế độ phong kiến, những cuộc
đấu tranh diễn ra liên tục của quần chúng nhân dân. “Gần 900 năm trôi qua,Ngô
Quyền đã đánh đuổi người Tàu để giành lại độc lập cho Việt Nam, dẫu sao đi nữa, vẫn
theo khuôn mẫu triều đình Trung Hoa và hệ thống quan lại của nó.Đến cuối thời Lê
trật tự xã hội theo Khổng Tử đã thoái hoá và bở vụn.Ở miền Bắc,phe cánh đầy uy
quyền của chúa Trịnh đã khống chế vua Lê và triều đình thời đó ở Hà Nội,đồng thời
chúa Trịnh tiến hành chiến tranh với nhà Nguyễn,vốn có triều đình tại phía Nam Huế
và được hỗ trợ bằng vũ khí của Bồ Đào Nha và quân Pháp do các nhà truyền giáo
thuộc địa tuyển mộ.Cuối cùng, sau vài thập kỉ hỗn loạn tàn bạo, năm 1771, ba anh
em,được biết tới với cái tên Tây Sơn, bắt đầu cuộc nổi dậy của nông dân đánh bại
chúa Trịnh, vua Lê và nhà Nguyễn,chiếm lấy thành Thăng Long (Hà Nội), Huế và Sài
Gòn,xây dựng nên một triều đại ngắn ngủi của mình (1788 - 1802) rồi cũng sớm mất
vào tay nhà Nguyễn…” (Jonh Balaban). Trong giai đoạn lịch sử ấy, con người không
tránh khỏi cảnh loạn li, đau khổ.Bản thân các nhà thơ giai đoạn đó đều bày tỏ tâm
trạng mất phuơng hướng, giống như Tố Hữu đã từng viết về thi hào Nguyễn Du:
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Trời đêm đâu biết gửi mình nơi nao
(Kính gửi cụ Nguyễn Du)

13



Đó là giai đoạn mà những sĩ phu yêu nước băn khoăn giữa việc lựa trọn về chữ
trung.Đối với cụ Nguyễn Du thì việc tiếp tục giữ chữ trung với nhà Lê đã mục nát hay
theo nhà Tây Sơn khỡi nghĩa là những trăn trở khó giải đáp nổi.Bên cạnh đó là hang
loạt những tên tuổi khác như : Phan Huy Ích, Ngô Thì Nhậm…Họ cũng lăn lộn với
chính trị, coi chính trị như cái nghiệp của mình.Còn Hồ Xuân Hương,phải chăng vì bà
là một phụ nữ, theo lễ giáo phong kiến thì phụ nữ không có quyền lực gì trong xã hội
cũng như trong gia đình nên cách bày tỏ nỗi lòng của bà cũng khác.Thơ Hồ Xuân
Hương không chỉ nói lên sự bất lực trước thời cuộc, mà còn nói lên tiếng nói của
người phụ nữ bị trói buộc trong xã hội cũ.
2.1.2 Tiểu sử Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi tiếng sống vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế
kỷ XIX. Hồ Xuân Hương thuộc dòng dõi họ Hồ, làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu,
tỉnh Nghệ An. Cha của Hồ Xuân Hương là ông Hồ Sĩ Danh (1706 - 1783) ở làng
Quỳnh Đôi, Nghệ An. Mẹ của Hồ Xuân Hương là vợ lẽ của Hồ Sĩ Danh , họ Hà, quê ở
Bắc Ninh.Hồ Xuân Hương sinh trương ở đất Bắc.Cha mẹ nhà ở phường Khán
Xuân,huyện Vĩnh Thuận, Hà Nội.
Trong bài viết “Đời tức là văn,văn tức là đời” của tác giả Xuân Diệu thì cuộc
đời Hồ Xuân Hương tạm chia thành các giai đoạn sau:
Thời con gái đi học chữ Nho.Theo một số cuốn sách thì sau khi cha mất, nàng
được mẹ nuôi ăn học.Đây có lẽ là giai đoạn quan trọng đối với sự nghiệp của bà.
Thời Tổng Cóc.Cứ nghe qua bài thơ Xuân Hương khóc Tổng có thì cũng đủ để
nhận định rằng thời gian này cuộc sống của bà không có hạnh phúc:
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi

14



Bài thơ này hiện nay vẫn gây ra nhiều tranh cãi vì có hai luồng ý kiến về
nó.Một số nhà phê bình cho rằng bài thơ được viết khi Tổng Cóc đã qua đời.Một số
khác lại khẳng định, Hồ Xuân Hương viết bài thơ này khi Tổng Cóc vẫn còn sống, bài
thơ như một lời từ biệt với người chồng nhu nhược, không bảo vệ nổi mình.Những
dẫu được viết trước hay sau khi Tổng Cóc qua đời thì bài thơ cũng không dấu nổi sự
đau khổ của bà khi lấy Tổng Cóc. “Xuân Hương phải khổ lắm mới người này thì mới
phải lấy cái tên “Cóc” ra mà đay nghiến. “Nòng nọc đứt đuôi”, Xuân Hương bảo Tổng
Cóc chết hẩn đi, chết không phản hồi; Xuân Hương muốn chôn Tổng Cóc hai lần, và
bôi vôi vào, đánh dấu vào, thật là đào sâu chôn chặt”.(Xuân Diệu)
Thời ông phủ Vĩnh Tường.Hồ Xuân Hương làm lẽ ông phủ Vĩnh
Tường.Trong cảnh lẽ mọn đó, bà cũng không tìm thấy hạnh phúc.Đến nỗi phải thốt
lên rằng :
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Thời Chiêu Hổ.Đây có lẽ là thời gian hạnh phúc nhất của bà.Trong dân gian có
rất nhiều giai thoại xoay quanh mối quan hệ này.Từ những giai thoại ấy có thể thấy
mối quan hệ đó bình đẳng lạ lùng. Những bài thơ xướng hoạ giữa hai người không hề
thể hiện sự khác biệt nào, Hồ Xuân Hương không cho mình là phận nữ nhi “đào tơ
liễu yếu” chịu thua cánh đàn ông, mà đối đáp từng câu từng chữ, quyết không chịu
thua.
Thời đi dạo.Sau khi thất bại trong tình yêu, Hồ Xuân Hương hay đi đây, đi đó,
từng trải nhiều danh lam thắng cảnh ở Bắc, Trung và tiếp xúc nhiều với khách văn
chương.
Cho đến nay, tiểu sử của nữ sĩ Xuân Hưong vẫn còn là vấn đề gây tranh
cãi.Có lẽ bởi Hồ Xuân Hương đặc biệt quá.Số phận của bà và số phận những bài thơ
tài hoa của nữ sĩ bị vùi dập trong khuôn khổ chật hẹp của chế độ phong kiến.Nhưng
nhân dân yêu bà, yêu thơ bà nên đã bảo vệ nữ sĩ, bảo vệ những bài thơ ấy.Vì vậy, rất ít
những dẫn chứng xác thực về Hồ Xuân Hương, trong khi giai thoại thì quá nhiều.Cách
15



tiếp cận tiểu sử Hồ Xuân Hương nói trên chủ yếu dựa vào các sáng tác của nữ sĩ và
các giai thoại dân gian truyền tụng.Do khuôn khổ của đề tài chúng tôi không tập trung
nghiên cứu những tiểu tiết trong cuộc đời bà mà chỉ tập trung vào lĩnh vực tư tưỏng ,
phong cách sống và những mốc quan trọng trong cuộc đời tác giả.Từ đời ấy, từ thơ ấy
có thể kết luận: Hồ Xuân Hương là một phụ nữ tài hoa, có cá tính mạnh mẽ nhưng đời
tư lại có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần đi lấy
chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc.
2.1.3 Sự nghiệp của Hồ Xuân Hương
Các tác phẩm của bà đã bị mất nhiều, đến nay còn lưu truyền chủ yếu là những
bài thơ chữ Nôm truyền miệng.Đến nay nhiều tác giả vì yêu mến tài năng của nữ sĩ
và bằng tâm huyết với nghề văn đã tập hợp những bài thơ Nôm của bà biên soạn
thành các cuốn sách tuyển tập, nhờ đó những người yêu thơ có thể tìm dọc dễ dàng
như: Hồ Xuân Hương – thơ và đời,Hồ Xuân Hương tuyển tập …
Năm 1962, ông Trần Văn Giáp đã công bố 5 bài thơ chữ Hán của Hồ Xuân
Hương trên báo Văn nghệ viết về vịnh Hạ Long. Đến năm 1983, giáo sư Hoàng
Xuân Hãn đã dịch và đặt tên cho 5 bài thơ này (bao gồm: Độ Hoa Phong, Hải ốc trù,
Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương) và công bố trong bài Hồ Xuân
Hương với vịnh Hạ Long, đăng trên tập san Khoa học xã hội, tại Paris vào năm
1984.
Kế đến, 1964, nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại phát hiện một tập thơ nữa tên là
Lưu hương ký ( 琉琉琉), theo những nghiên cứu đến nay nhiều người tán thành rằng
những bài thơ trong đó là của Hồ Xuân Hương.
Lưu Hương Kí là tập thơ có nội dung tình yêu gia đình, đất nước, nó không thể
hiện rõ cá tính mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương, cho nên, việc nghiên cứu giá trị thơ
Hồ Xuân Hương chủ yếu được thực hiện trên những bài thơ Nôm truyền tụng của
bà.
2.2 Những biểu hiện của triết học hiện sinh trong tư tưởng Hồ Xuân
Hương

2.2.1 Khát vọng tự do cá nhân

16


Tự do cá nhân là phạm trù trung tâm của triết học hiện sinh. Tự do được hiểu
là sự tự quyết, sự vươn lên và mang tính độc đáo của mỗi cá nhân riêng bịêt. Theo
các triết gia hiện sinh thì nguồn gốc đau khổ là do bản thân mỗi người không làm theo
ý mình, làm công việc của mình, tất cả mọi đau khổ là do người ta đã sống vì ý muốn
của người khác, vì người khác muốn họ phải làm như thế. Chính vì vậy triết học hiện
sinh cho rằng chỉ cần anh ta sống vì mình, anh hãy dám làm vì anh chứ đừng vì người
khác muốn anh phải làm như vậy. Con người phải biết vươn lên để làm chính mình.
Nói đến cuộc đời của Hồ Xuân Hương, ai lại không bùi ngùi cho người dàn bà
tai hoa ấy. Một người đẹp như bà, thông minh như bà mà lại phải lấy Tổng Cóc goá
vợ, phải làm lẽ ông phủ Vĩnh Tường.Nhưng có gì lạ đâu khi người ta ấn bà vào một
khuôn khổ chật hẹp đầy rẫy những nguyên tắc bất công cua xã hôi phong kiến.Đứng
từ thời đại ngày nay mà nhìn lại thời đại, nhìn lại cuộc đời bà thì thật chua sót.Con
người nay có được những điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện nhân cách, được tự
do yêu đương, tự do quyết định số phận của mình.Còn Hồ Xuân Hương với tài năng
hơn người của mình lại không thể tồn tại trong xã hội.Bởi vì đó là xã hội phong kiến
hà khắc đâu có chỗ cho những người phụ nữ.Dù trong thơ Xuân Hương không bao giờ
chịu an phận đàn bà một chút nào, không bao giờ bà chịu thua kém đàn ông.Thỉnh
thoảng còn xưng bà, xưng chị với họ.Thế nhưng trên hết bà vẫn là một người phụ
nữ.Bà khác với giới nữ cùng thời mình chỉ ở chỗ bà dám nói, nói một cách thẳng thắn
tư tưởng của mình, khát vọng của mình và nói lên một cách rất đặc biệt.Có lẽ bà cũng
không biết rằng những tư tưởng ấy lại chạm đến một học thuyết triết học trong tương
lai. Đó là triết học hịên sinh.
Xuân Hương là một người có khát vọng sống mạnh mẽ.Là một người phụ nữ bà
luôn ao ước, mong mỏi hạnh phúc và sự chung thuỷ trong tình yêu.Trong rất nhiều bài
thơ, xuân Hương đã thể hiện điều đó.bài “Vịnh ông chồng, bà chồng” nhân một cảnh

đá mọc và nhân dân đặt tên Xuân Hương viết:
Khéo khéo bày ra trận hoá công
17


Ông chồng đã vậy lại bà chồng
Từng trên tuyết điểm phơ đầu bạc
Thời dưới sương sa đượm má hồng
Gan nghĩa rãi ra cùng nhật nguyệt
Khối tình cọ mãi với non song
Đá kia còn biết xuân già giặn
Chắng trách người ta lúc trẻ trung
Xuân Hương thể hiện cái nhìn đầy rộng rãi với tuổi trẻ.Đến thiên nhiên tưởng như vô
tình còn biết “xuân già giặn” cớ sao tuổi trẻ lại không có khát vọng yêu đương và
không thể yêu hết mình? Ta cũng gặp cái nhìn như thế trong bài “Vịnh tranh tố nữ”:
Hỏi bao nhiêu tuổi hỡi cô mình
Chị cũng xinh mà em cũng xinh
………..
Còn thú vui kia sao chẳng vẽ
Trách người thợ vẽ khéo vô tình!
Có nhiều người cho rằng Xuân Hương tục quá,dâm quá nhưng chẳng qua cũng chỉ
nói lên lẽ tự nhiên của con người.Có điều ở thời của bà không một người phụ nữ nào
dám nói lên, thậm chí không dám ý thức về những khát khao của mình..Tác giả
Nguyễn Lộc đã từng có lần từng đề cập tới cái khao khát của nhà thơ về một tình yêu
vật chất,tình yêu thể xá.Và ông đã rất đúng khi cho rằng, đừng vội nghĩ nói tới tình
yêu thể xác, nói đến chuyện trong buồng kín vợ chồng là dâm đãng.Ông viết: “Ở Hồ
Xuân Hương có cái gì quá đà, nhưng đặt trong bối cảnh xã hội phong kiến chịu ảnh
hưởng nặng nề của Nho giáo, thì đó là sự chống trả quyết liệt.Hồ Xuân Hương nói
nhiều đến dục vọng nhưng bà thể hiện những dục vọng ấy một cách khoẻ khoắn và
lành mạnh”.Hồ Xuân Hương gần với bản lĩnh của người lao động, lại thêm tính cách

sắc sảo, bà không hiền lành ao ước hay chờ đợi như trong ca dao:
Bao giờ lão móm trầu trời
18


Thì em lại lấy một người trai tơ
Bà viết thẳng những cảnh ấy.Nhu cầu về cuộc sống bản năng cũng là nhu cầu
chân chính của con người, xã hội phong kiến phủ nhận nó nên con người mới phản
ứng lại.Có thể nói ít ai khao khát về quan hệ và tình nghĩa lứa đôi chân thành như Hồ
Xuân Hương.Đâu phải đơn thuần là chuyện mời trầu:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi
(Mời trầu)
Mà còn là mời tình mời nghĩa, cảnh giác với thói bạc tình, bạc nghĩa.Hồ Xuân
Hương đòi hỏi sự chân thành trong tình yêu. “Này” là một kiểu nói rất táo bạo.Gọi là
mời trầu mà lại dùng từ đó. Táo bạo hơn, nàng chẳng cần xưng khiêm với người ấy là
“thiếp” hay “em” mà đưa thẳng tên mình ra để đối thoại. Điều này cho thấy mức độ
thân tình đặc biệt giữa nàng và khách đồng thời cũng thấy được phong cách và bản sắc
Xuân Hương rõ rệt. “Cái tôi Xuân Hương” không cần e dè giấu diếm mà tự nhiên,
thoải mái và mạnh mẽ khi tự bộc lộ chính mình. Nàng không tuân theo những quy
phạm cứng nhắc của lễ giáo phong kiến, bứt phá khỏi cái vòng kềm toả của nó thật
mạnh bạo. Cái bản ngã riêng ấy khiến nàng phải sống thật với mình và người. Bởi thế,
nàng đã không ngần ngại mời khách miếng “trầu hôi”, “cau nho nhỏ” đã được “quệt”
rồi. Tất cả những thức ấy kết hợp với cách mời thân thiện, cá tính đã thể hiện sinh
động con người Xuân Hương. Nàng trọng chân tình, không ưa hào nhoáng hình thức,
đặc biệt là rất thẳn thắng, mạnh mẽ và cá tính trong tình yêu - một đức tính mà lễ giáo
phong kiến không bao giờ chấp nhận ở người phụ nữ. Bởi thế, từ cá tính độc đáo dẫn
đến sự lựa chọn riêng trong sáng tác, Xuân Hương đã gạt bỏ tất cả những quy tắc khắt

khe, cứng nhắc của xã hội phong kiến để bày tỏ ước mơ, khát khao cháy bỏng về một

19


tình yêu thủy chung thắm thiết.Hồ Xuân Hương đã nhiều lần chê trách thói bạc tình
bạc nghĩa của người nam giới.
Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa
Mảnh tình một khối thiếp xin mang
(Không chồng mà chửa)
Hồ Xuân Hưong có khát vọng yêu đương mạnh mẽ nhưng lại luôn bất hạnh
trong tình yêu.Ở bài thơ “Đánh đu” tác giả miêu tả một bức tranh xuân rất trong trẻo
thánh thiện:
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa long
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới
Hai hàng chân ngọc duỗi song song
Đó là một bức tranh ca ngợi tình yêu thông qua cuộc vui chơi đón xuân..Nhưng
nó cũng chứa đựng nỗi niềm của tác giả.Đó là cảm giác hụt hẫng khi tình yêu qua
đi.Hai câu cuối như một tiếng thở dài, như một lời trách ai đó quá vô tình.
Chơi xuân mới biết xuân chăng tá
Cọc nhổ đi rồi lỗ bỏ không.
Bà cũng đòi hỏi sự chung thuỷ trong tình yêu- điều mà ở xã hội phong kiến là
không thể. Khi đàn ông có quyền năm thê bảy thiếp.Tình yêu buộc phải chia năm sẻ
bảy.
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
( Làm lẽ)
Hồ Xuân Hương cảm thông với cái kiếp người đàn bà trong xã hội phong kiến,
khát khao về một tình yêu trọn vẹn không san sẻ. Và chính Xuân Hương cũng trải qua

cảnh lẽ mọn nên càng hiểu sâu sắc hơn nỗi niềm đó.Tha thiết với khát vọng yêu
đương nhưng bà lại gặp quá nhiều trắc trở trong tình yêu.Trong sự hụt hẫng của tình
20


yêu không thành còn xen lẫn sự chua chát..Phải chăng vì thế mà trong ba bài thơ “Tự
tình” của bà lại đều thể hiện tâm trạng phân vân,chiếc thuyền duyên phận không biết
sẽ ra sao,nửa như yêu đương dạt dào,nửa như dầy hiểm nguy
Chiếc bách buồn về phận nổi nênh
Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh
Lưng khoang tình nghĩa dường lai láng
Nửa mạn phong ba luống bập bềnh
(Tự tình I)
Người phụ nữ đáng lẽ phải làm chủ chiếc thuyền của mình, ấy thế mà lại phải
để cho người khác cầm lái.Vần “ênh” trong bài là một vần thể hiện sự chơi vơi ấy.Bài
thơ thứ hai cùng nhan đề cũng viết:
Cảnh khuay văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
Chén rươu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
……………..
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
Bài thơ sử dụng vần “on” như một sự đặc tả sự héo hon của người phụ nữ đang
cô đơn, thiếu vắng tình yêu, mệt mỏi rệu rã khi thời gian trôi đi.Xuân của đất trời cứ
đi qua rồi trở lại, còn lòng người không có mùa xuân nữa khi không có tình yêu như
vầng trăng khuyết chưa tròn, vầng trăng không viên mãn.Người phụ nữ ấy ngồi một
mình trong đêm suy tư về mình.Một mình giữa cảnh vật bao la mà gặm nhấm sự cô
đơn.Hoá ra người phụ nữ ấy,một người luôn thể hiện mạnh mẽ cá tính của mình, coi
thường mọi quy tắc trong xã hội cũng rất yếu mềm.Hoá ra bên trong cái vẻ mạnh mẽ

kia vẫn là một tâm hồn nhạy cảm.Nhưng cuối cùng Xuân Hương vẫn trở lại bản lĩnh
của mình, không chịu thua, thách thức đời. Trơ", "cái" gợi lên cái gì vừa đau đớn vừa
21


mạnh mẽ trong tâm hồn Xuân Hương, nó vừa là cái nhìn mỉa mai, chua chát, vừa là
yếu tố "nghịch di" đẩy cái đẹp của bản thân lên một tầm cao vừa nhận thức nỗi đau và
ngay lập tức phản kháng lại nó trong chỉ một câu thơ cũng là nét riêng của Hồ Xuân
Hương.
Xuân Hương đặc biệt khác, đặc biệt nổi trội so với những thi sĩ cùng thời chính bởi
bản lĩnh, cá tính, là con người cá nhân nổi bật qua từng chữ, từng câu mà những Đoàn
Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, công chúa Lê Ngọc Hân và thậm chí cả những bậc
nam nhi khác cũng không tài nào có được. Như ai đó đã nói, ở Hồ Xuân Hương,
chúng ta thấy sự nổi loạn. Chính sự nối loạn, chính cái đa đoan lệch chuẩn ấy làm cho
Hồ Xuân Hương trở thành kì nữ. Chuyện đời của bà cũng bình thường thôi, không
phải hiếm gặp. Nhưng chính vì con người XH quá cứng đầu, quá cách mạng mà cái
chuyện bình thường nhiều người cùng thời với bà gặp phải, với bà lại trở thành một bi
kịch lớn. Cũng trong bài tự tình đã dẫn ở trên, ta thấy cái năng lực bứt phá, một khát
vọng giải phóng đang bừng bừng như sắp đến hòi nổ tung trong những chữ: "xiên
ngang", "đâm toạc". Xuân Hương thổi vào sự vật khát vọng của chính bản thân mình,
và vì thế, dẫu phải chịu cảnh lẻ loi, quạnh quẽ, ta vẫn thấy Xuân Hương không hề yếu
đuối, đơn độc
Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ
Sau giận vì duyên để mõm mòm
Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom!

(Tự tình III)

22


Dù đường tình duyên còn lận đận nhưng Xuân Hương không bao giờ thôi khát
vọng yêu đương.Bà không bao giờ đầu hàng với hiện thực đau khổ.”Thân này đâu đã
chịu già tom” như một lời thách thức của nữ sĩ trưíưc cuộc đời.
Tư tưởng triết học hiện sinh, khát vọng tự do cá nhân của bà con được thể hiện
thông qua khát vọng bình đẳng trong giao tiếp.Bà luôn khẳng định vai trò to lớn của
người phụ nữ.
.Trong bài thơ “thân phận người đàn bà” Xuân Hương viết:
Hỡi chị em ơi có biết không?
Một bên con khóc một bên chồng
Bố cu lổm ngổm bò trên bụng
Thằng bé hu hơ khóc dưới hông
Tất cả những là thu với vén
Vội vàng nào những bống cùng bông
Chồng con cái nợ là như thế,
Hỡi chị em ơi có biết không?
Chỉ cần lấy một nét hiện thực Hồ Xuân Hương đã bày tỏ cao độ lòng yêu
thương của một người phụ nữ: nhiều khi tình yêu với nàng là sự chịu thương chịu
khó,chồng đòi quyền lợi của chồng,con đòi quyền lợi của con mà lại đòi cùng một
lúc.Tư tưởng vươn lên khỏi sự kìm giữ của lễ giáo phong kiên còn thể hiện ở câu : Bố
cu lổm ngổm bò trên bụng”.Người ta dễ nghĩ đây là câu thơ thô kệch và nông cạn
nhưng thật ra nó vô cùng sâu sắc.Người phụ nữ không chỉ là người vợ, người mẹ mà
còn là tạo hoá.Chính họ làm nên hạnh phúc gia đình.Họ mang đến cho người đàn ông
sự bình yên.Đứng trước sự chịu thương, chịu khó của người phụ nữ những người đàn
ông, những trang quân tử trở nên thật bé nhỏ.
Trong bài “Mời trầu”, tư tưởng bình đẳng trong giao tiếp thể hiện trong quan hệ

nam nữ yêu đương. “Này của Xuân Hương đã quệt rồi”.Câu thơ thể hiện rất rõ tư
tưởng ngang hàng giữa hai người.Có thể nói chế độ tư hữu đã đẩy con người đến chỗ
23


mất tự do cá nhân.Và đỉnh cao của sự trói buộc tự do của con người chính là xã hội
phong kiến.Con người bị ghìm chặt trong hàng mớ lễ nghi gò bó.Than ôi!Đối với phụ
nữ điều đó càng trở nên khủng khiếp.Xã hội phong kiến coi phụ nữ chỉ là “tiện
nhân”.Việc Xuân Hương xưng tên mình trong thơ là một hiện tượng.Phải rồi.Tôi là
Xuân Hương.Tôi là một cá thể đang tồn tại trong xã hội, tôi cũng có tâm hồn, có khát
vọng tình yêu . Dường như Hồ Xuân Hương muốn nói điều đó.Bà không chịu để mình
phải lép vế, thua kém ai, dù cho đó là những người quân tử.
Bài thơ bánh trôi nước được viết bằng một giọng điệu không bốp chat như
thường thấy trong thơ Hồ Xuân Hương:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dàu tay kẻ nặn
Nhưng em vẫn giữ tấm long son
Chiếc bánh trôi giống như thân phận người phụ nữ phải chịu long đong lận đận,
không thể tự mình quyết định cuộc sống của mình, mà phải dựa vào người khác, “mặc
dầu tay kẻ nặn”, nhưng người phụ nữ luôn giữ cho mình tấm long son sắt chung
thủy.Người phụ nữ ở xã hội nào cũng vậy, họ có vị trí vô cùng to lớn.Thế nhưng xã
hội ấy lại đẩy họ xuống vị trí tận cùng của xã hội.Than ôi, thật quá bất công cho họ.
Sự bất bình dẳng ấy còn thể hiện trong cả chốn phòng the.Bài thơ “trống thủng”
có viết:
Của em bưng bít vẫn bùi ngùi
Trống hỏng vì trưng kẻ nặng rùi
Nhắn nhủ ai về thương lấy với
Thịt da ai cũng thế mà thôi
Người đàn ông thật tệ bạc.Họ chỉ ích kỉ, muốn thỏa mãn những ham muốn của

mình mà không quan tâm đến người đầu ấp tay gối với mình. Là người trong cuộc,
Xuân Hương dũng cảm bênh vực cho quyền lợi của những người phụ nữ. Nàng công
24


khai giải quyết những vấn đề của phụ nữ, công khai đề cập quyền lợi và hạnh phúc ái
ân chăn gối chốn buồng the, xem đó là một hiện tượng tự nhiên bình thường, tất yếu,
là quy luật sinh tồn và phát triển của xã hội, và bởi vậy Xuân Hương căm ghét và lên
án tất cả những thế lực kìm hãm nó. Điều đó làm cho nàng hình như đi trước thời đại,
cũng là lý do mà độc giả phương Tây cảm thấy Xuân Hương trở nên thân thiết, gần
gũi với họ. Còn giai cấp phong kiến, trái lại thì thấy "thì trung hữu quỷ" và coi nàng
như một kẻ nổi loạn. Những ý tưởng mới lạ, táo bạo bất ngờ của nàng như một cơn
gió mát lành, thấm đẫm tinh thần nhân văn dân chủ, song cũng là ngọn roi sắt quất
thẳng vào chế độ phong kiến tàn bạo, góp phần làm rung chuyển tôn ti trật tự của nền
chuyên chế thối nát ấy.
Khi sự bình đẳng trong giao tiếp mà mong muốn không thể có được thì bà
chống đối.Bản tính của Xuân Hương là luôn luôn chống đối với những gì thối nát
trong cuộc sống. Các nhà nho đương thời động nói hay viết là dùng chữ Hán cho ra vẻ
thông thái. Thế là nàng dùng tiếng ta đối lại để diễn tả những điều tế nhị bóng bảy
chẳng kém gì chữ Hán: do đó nàng đã nâng tiếng nôm nàng của ta lên hàng thể thức
văn chương. Hành động chối bỏ lề lối của phần đông, cũng là một cử chỉ đáng
trọng.Chính điều đó cũng là một cách thể hiện vị trí của mình trong xã hội.Các người
luôn ví mình là người quân tử nhưng thực ra cũng chỉ là một lũ thích khoe mẽ mà
thôi.Bọn đàn ông trong xã hội đó luôn tự nhận mình là người quân tử, nhưng thực ra
chúng chỉ là bọn dốt nát học đòi mà thôi.Xuân Hương có hàng loạt bài thơ phê phán lũ
người đó.
.
Trong bài mời trầu, một lần nữa bà bày tỏ khát vọng ấy với hình ảnh trầu cau.
Canh khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non

……………………………...
Mảnh tình san sẻ tí con con
25


×