Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

tác động của dân số đến giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.88 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHÒNG SAU ĐẠI HỌC

(CHƯƠNG TRÌNH SAU ĐẠI HỌC)

TIỂU LUẬN TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ TỚI VẤN
ĐỀ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
Ngành:

Địa lí học

TP. Hồ Chí Minh, tháng 10/2018

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................2


2

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................4
1.1 Một số khái niệm cơ bản........................................................................4
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của giáo dục.......................5
1.3. Vai trò và tác động của dân số tới vấn đề giáo dục ở Việt Nam........5
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DÂN SỐ VÀ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM...6
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................18

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trên thế giới hiện nay, vấn đề dân số là vấn đề nóng bỏng, có tính thời sự và
là mối quan tâm của toàn nhân loại. Dân số tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự


phát triển bền vững về các mặt của con người và xã hội. Không chỉ là vấn đề nóng
bỏng của toàn thế giới mà Việt Nam dưới tình hình dân số hiện nay cũng đang đứng
trước cơ hội và thách thức nhiều mặt, trong đó phải kể đến mặt giáo dục. Vì vậy,
phát triển dân số hợp lí sẽ trở thành điều kiện thuận lợi cho phát triển GD hoặc
ngược lại, sự phát triển dân số không hợp lí sẽ kìm hãm sự phát triển GD trên mọi
phương diện.Con người là vốn quý nhất, là chủ nhân của thế giới, là động lực để
phát triển xã hội và cũng là mục tiêu hướng tới của mỗi quốc gia cũng như cả thế
giới. Ở Việt Nam, chiến lược phát triển KT – XH thời kì 2011 – 2020 của đảng ta đã
khẳng định “Phát triển con người phải được coi là chiến lược trung tâm của Việt
Nam”. Muốn phát triển con người thì phải chú trọng đến phát triển giáo dục. Giáo
dục được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất lượng dân


3

số, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiêp hoá - hiện đại hoá đất
nước. Giáo dục vừa là mục tiêu vừa là sức mạnh của nền kinh tế. Sự phát triển dân
số ngày càng nhanh chóng đã tạo động lực toàn diện tới tác vấn đề kinh tế - xã hội.
Nhận thấy đây là vấn đề cấp bách được xã hội rất quan tâm, tác giả đã chọn
đề tài nghiên cứu “Tác động của dân số đến vấn đề giáo dục ở Việt Nam” làm đề
tài tiểu luận của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích của tiểu luận là phân tích tác động của dân số tới giáo dục Việt
Nam từ đó đề ra những phương hướng và chiến lược cụ thể trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục nước nhà
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên thì tiểu luận cần phải thực hiện những nhiệm
vụ quan trọng sau:
- Một là: Tổng hợp tài liệu liên quan đến vấn đề dân số và giáo dục.

- Hai là: Tìm hiểu thực tiễn phát triển hệ thống quản lí giáo dục của các nước
trên thế giới.
- Ba là: Phân tích thực trạng phát triển và tác động của dân số đến nền giáo
dục Việt Nam
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp xuyên suốt mà tiểu luận sử dụng là phương pháp biện chứng
duy vật, ngoài ra tiểu luận còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp
phân tích tổng hợp tài liệu; phương pháp thống kê, logic lịch sử; phương pháp quy
nạp, diễn dịch; phương pháp mô hình hóa; phương pháp nghiên cứu thực địa…
4. Kết cấu tiểu luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của nội dung nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng dân số và giáo dục Việt Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển giáo dục Việt Nam


4

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1

Một số khái niệm cơ bản

- Dân số: Là dân cư được xem xét, nghiên cứu ở góc độ quy mô, cơ cấu.
- Phát triển dân số: Là quá trình phát triển số dân trên một lãnh thổ một quốc gia
hoặc trên toàn thế giới, trong một thời gian nhất định ( thường tính từ 1 năm trở lên)
- Giáo dục: Giáo dục là một quá trình tổ chức có mục đích, là hoạt động hướng tới
con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những
tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kĩ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo
đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân

cách phù hợp với mục đích mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động. Một
cách khái quát nhất có thể định nghĩa GD là tất cả các dạng học tập của con người.
- Phát triển GD: Là việc mở rộng quy mô của hệ thống GD trên các mặt nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển nhân cách, đáp ứng những
đòi hỏi phát triển của xã hội cũng như của mỗi thành viên.
1.2 Các chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của giáo dục
- Tỉ lệ người lớn biết chữ ( trên 15 tuổi )


5

- Số năm đi học trung bình hay tỉ lệ nhập học các cấp
- Số học sinh trên 1 vạn dân
- Chi phí cho giáo dục: % trong GDP hay so với tổng chi ngân sách
- Số lượng giáo viên / học sinh
- Trình độ trang thiết bị, đồ dùng,phương tiện dạy học
→Kinh tế càng phát triển thì các chỉ số càng cao
1.3. Vai trò và tác động của dân số tới vấn đề giáo dục ở Việt Nam
1.3.1 Vai trò
Giáo dục được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao chất
lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiêp hoá - hiện
đại hoá đất nước.
Giáo dục vừa là mục tiêu vừa là sức mạnh của nền kinh tế.
Giáo dục là nền tảng văn hoá, là điều kiện quan trọng cho một nền dân chủ,
chính trị ổn định.
Giáo dục là nền tảng xã hội của nền kinh tế tri thức (Nhiều quốc gia trong đó
có Việt Nam coi giáo dục là quốc sách hàng đầu.)
Muồn tiếp cận nền được nền kinh tế và kỹ thuật hiện đại, có trình độ dân trí
của nhân dân và trình độ chuyên môn nghề nghiệp của người lao động.
Trình độ giáo dục là một đại lượng đặc trưng để đánh giá trình độ phát triển

kinh tế xã hội của một quốc gia.
1.3.2 Tác động của dân số tới vấn đề giáo dục ở Việt Nam
DS và GD có mối liên hệ tác động lẫn nhau và chịu tác động của nhiều yếu
tố khác như kinh tế, chính trị, quan niệm, phong tục, truyền thống văn hóa, tôn
giáo... Sự thay đổi về quy mô và cơ cấu dân số sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về số
lượng và chất lượng của hệ thống giáo dục.


6

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DÂN SỐ VÀ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
2.1.

Ảnh hưởng của quy mô và tốc độ gia tăng dân số đến chất lượng

giáo dục
Việt Nam là nước có tỷ lệ gia tăng dân số cao. Quy mô và tốc độ tăng dân số
có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển của giáo dục. Ở nước ta do quy
mô dân số tăng nhanh nên số lượng học sinh cũng không ngừng tăng nên. Tốc độ
tăng dân số cao sẽ làm cho số học sinh trong độ tuổi đến trường tăng nhanh chóng.
Tuy nhiên, tác động gián tiếp của quy mô và tốc độ tăng dân số thể hiện thông qua
ảnh hưởng của sự tăng nhanh dân số đến chất lượng cuộc sống, mức thu nhập từ đó
ảnh hưởng đến quy mô giáo dục, đầu tư cho giáo dục, chất lượng giáo dục. Tốc độ
gia tăng dân số không tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế dễ dẫn đến tình
trạng đói nghèo, thiếu ăn, thiếu chỗ ở, thu nhập thấp, dẫn đến tình trạng những gia
đình đông con không có tiền đóng học cho con, nên con cái phải nghỉ học để phụ
giúp gia đình đi làm kiếm tiền. Như vậy, khi dân số tăng mà thu nhập thấp thì tỉ lệ
trẻ em đến trường thấp dẫn đến tỉ lệ mù chữ trong dân cư cao.
Việt Nam là một quốc gia có quy mô dân số lớn, tốc độ phát triển dân số
ngày càng nhanh, khoảng cách dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn. Năm 2014



7

Việt Nam đạt 90,7 triệu người, đứng thứ 3 ở Đông Nam Á, chỉ sau Indo-nêxia
(248,8 triệu người) và Philippin (99,4 triệu người) và xếp thứ 13 trong tổng số hơn
200 nước trên thế giới. Với quy mô dân số như vậy, nước ta đã tăng thêm 4,7 triệu
người sau 5 năm (trung bình mỗi năm tăng 940 nghìn người) kể từ năm 2009. Quy
mô dân số lớn còn thể hiện ở mối quan hệ giữa dân số và đất đai. Theo các nhà khoa
học tính toán mật độ dân số thích hợp chỉ nên dừng lại từ 35 đến 40 người/ 1km2,
thì ở Việt Nam gấp 5 đến 6 lần “mật độ chuẩn” và gần gấp 2 lần mật độ dân số của
Trung Quốc – nước đông dân nhất nhất thế giới.
Mặc dù tỷ lệ giảm sinh vừa qua đã giảm và còn tiếp tục giảm, nhưng kết qủa
giảm sinh chưa thật sự vững chắc, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng dân số nhanh
trở lại. Nếu không duy trì sự nỗ lực thì quy mô dân số nước ta vào giữa thế kỷ XXI
có thể nên tới 125 triệu người hoặc cao hơn, và sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển
kinh tế, xã hội của đất nước.
Ở nước ta, nhiều trường lớp cũng được mở ra và đội ngũ giáo dục cũng tăng
nhằm đáp ứng cho nhu cầu số lượng học sinh tăng lên. Trong giai đoạn 2001-2010,
tỷ lệ nhập học tinh tăng nhanh, trong đó mẫu giáo 5 tuổi tăng từ 72% lên 98%, tiểu
học từ 94% lên 97%, trung học cơ sở từ 70% lên 85%, trung học phổ thông từ 33%
lên 50%; quy mô đào tạo nghề tăng 3,08% lần, trung cấp chuyên nghiệp tăng 2,69
lần, cao đẳng và đại học tăng 2,32 lần; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đạt 43%, bước
đầu đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển
rộng khắp trong toàn quốc đã mở rộng cơ hội học tập cho mọi người; bước đầu xây
dựng xã hội học tập.
Tại thời điểm khai giảng năm học 2015-2016, cả nước có 4,5 triệu trẻ em đi
học mầm non; 15,2 triệu học sinh phổ thông đến trường, bao gồm 7,6 triệu học sinh
tiểu học, 5,2 triệu học sinh trung học cơ sở và 2,4 triệu học sinh trung học phổ
thông. Tính đến tháng 9/2015, cả nước có 32/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung

ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 63/63 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trong đó
10 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo


8

dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2. Theo kết quả Điều tra, số trẻ em đi học mẫu
giáo trước khi vào lớp 1 đạt tỷ lệ 96,8%; số trẻ em độ tuổi tiểu học đi học đúng tuổi
đạt tỷ lệ 97,9%, số trẻ em độ tuổi tiểu học không đi học là 1,5%. Số trẻ em độ tuổi
trung học cơ sở đi học đúng tuổi đạt tỷ lệ 90,4%; số trẻ em độ tuổi trung học cơ sở
không đi học là 6,0%. Số học sinh hoàn thành cấp trung học cơ sở tiếp tục đi học
trung học phổ thông đạt tỷ lệ 90%. Số trẻ em độ tuổi trung học phổ thông đi học
đúng tuổi đạt tỷ lệ 70,7%; số trẻ em độ tuổi trung học phổ thông không đi học là
24,1%.
2.1.1 Tác động của dân số đến việc giảng dạy
Dân số tăng nhanh đẫn đến số lượng học sinh trong 1 lớp tăng nhanh. Số
lượng học sinh trong 1 lớp mà Bộ giáo dục quy định là từ 35 – 40 học sinh. Thế
nhưng rất nhiều trường có số lượng học sinh trong 1 lớp là từ 40 – 50 học sinh,
thậm chí là 55 học sinh. Điều này nói lên một thực trạng đáng cảnh báo về việc lớp
học quá tải ở đa số các trường của nước ta hiện nay. Đây là thực trạng chung của
các thành phố lớn khi dân số ở đây quá đông và chật chội. Vì thế, điều này hưởng
không nhỏ đến việc giảng dạy của giáo viên. Đa số các giáo viên đều cho rằng họ
cảm thấy khó khăn trong việc dạy học một lớp có sĩ số đông, đó là việc truyền tải
kiến thức, ổn định nề nếp của lớp đông học sinh không được tốt bằng lớp có ít học
sinh hơn, do giáo viên không thể bám sát được từng em, làm cho chất lượng học
sinh không đều, có khi bị chênh lệch lớn. Đó là một trong những vấn đề nan giải
của giáo dục hiện nay khi tình trạng thiếu lớp, thiếu giáo viên đã ảnh hưởng rất
nhiều đến chất lượng dạy và học trong các trường của nước ta hiện nay.
2.1.2 Tác động của dân số đến việc học tập

Do số lượng học sinh trong 1 lớp đông nên không tránh khỏi tình trạng có
những em không hiểu bài. Do giáo viên không có thời gian quan tâm từng em một.
Việc trong một lớp mà có đến 50 -60 học sinh thì chắc chắn việc truyền thụ kiến
thức đầy đủ cho cả lớp là một việc vô cùng khó khăn, ngay với việc giữ trật tự ổn
định trong giờ đã là một việc vô cùng vất cả đối với các giáo viên. Hơn nữa, việc
các em tiếp thu được hết bài giảng của giáo viên thì đòi hỏi các em phải tập trung và


9

không mất trật tự. Ở lứa tuổi học sinh, đặc biệt là các em tiểu học vẫn còn rất
nghịch ngợm và ham chơi, đây cũng là một nguyên nhân lớn cản trở quá trình tiếp
thu bài giảng của một tập thể đông. Vì thế, dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học
thêm bên ngoài để bổ sung kiến thức. Việc quá tải này còn dẫn đến nhiều bất cập,
như phải chia thành nhiều ca học, học sinh phải học cả thứ 7, chủ nhật là hiện tượng
rất phổ biến hiện nay.
2.1.3 Tác động của dân số đến cơ sở vật chất
Dân số tăng nhanh cũng là gánh nặng đầu tư cho giáo dục. Ngân sách Nhà
nước dành cho giáo dục ngày một tăng: do ngân sách chưa lớn, nên đầu tư cho
ngành giáo dục chưa cao, cơ sở vật chất hạ tầng còn thiếu thốn, nhiều nơi còn chưa
xây dựng được trường lớp khang trang, bàn ghế sách vở đồ dùng còn thiếu. Điều
này thể hiện rõ nhất trong các trường học ở nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa.
Tại các môi trường như vậy, điều rõ nhận thấy là sự mất cân đối sâu sắc về chất
lượng giáo dục giữa các vùng nông thôn, miền núi còn nhiều khó khăn với các
thành phố lớn. Việc không được tiếp cận với các trang thiết bị học tập hiện đại sẽ
gây cản trở lớn tới việc hình thành và áp dụng những phương pháp học tập đổi mới
đối với cả giáo viên và học sinh. Điều này làm cho họ bị lạc hậu, do không được
tiếp cận với những kiến thức rộng lớn và giảm bớt kĩ năng cần thiết cho một xã hội
hiện đại.
2.2.


Cơ cấu dân số ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục.

Cơ cấu dân số nước ta thời gian qua không hợp lí cả về giới tính, nhóm tuổi,
giữa thành thị và nông thôn. Thực tế cho thấy tình trạng mất bình đẳng về giới ở
nước ta vẫn xảy ra nhất là khả năng tiếp cận giáo dục, đào tạo về chăm sóc sức khoẻ
sinh sản, kế hoạch hoá gia đình đối với phụ nữ và trẻ em gái còn nhiều hạn chế. Cơ
cấu dân số theo tuổi ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển giáo dục. Cơ cấu dân số theo
độ tuổi, giới tính ở nước ta chưa hợp lý và đang biến động. Cơ cấu dân số theo độ
tuổi và giới tính là những yếu tố xác định quy mô, cơ cấu của hệ thống giáo dục.
+Theo tuổi: dân số nước ta thuộc loại dân số trẻ, tuy vậy mức độ trẻ ngày
càng giảm. Nhóm 0-14 tuổi năm 2003 là 30% tổng dân số. Cơ cấu tuổi phụ thuộc


10

vào mức sinh, mức sinh càng cao thì cơ cấu tuổi càng trẻ. Thời gian gần đây do có
các biện pháp hạn chế mức sinh nên mức sinh đã giảm, vì vậy mức độ trẻ hiện nay
đã giảm so với thời kỳ trước. Dân số trong độ tuổi đến trường cao, thì quy mô giáo
dục tương ứng càng phải lớn. Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ, tháp dân số có
dạng hình tam giác, đáy rộng không đồng đều giữa các vùng, miền ảnh hưởng trước
tiên tới quy mô, cơ cấu khung và cơ cấu lãnh thổ ngành giáo dục. Nếu tất cả trẻ em
đến tuổi đi học đều đến trường thì hệ thống giáo dục cũng có dạng hình tháp giống
như tháp dân số trẻ.
+Theo giới tính: Tỷ lệ nữ trên tổng số dân ở nước ta không ổn định và biến
động thất thường, tư tưởng trọng nam khinh nữ có chuyển biến nhưng vẫn còn 16
tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh là 115 nam so với 100 nữ, vượt quá mức sinh sản tự
nhiên (ở những vùng nông thôn nghèo, vùng xa…tỷ lệ này còn cao hơn). Tuy nhiên,
hiện nay không có sự chênh lệch đáng kể. Do ngày nay sự bình đẳng giới đã được
nâng lên rất nhiều, hệ tư tưởng đã thay đổi mạnh mẽ. Đây là bước biến chuyển tốt

đẹp, không gây mất cân bằng giới. Hiện nay nữ chiếm khoảng 51% tổng dân số.
Bảng 1: Tỷ lệ nhập học ở cấp tiểu học phân theo giới tính (%)
Năm học
2006 – 2007
2007 – 2008
2008 – 2009
2009 – 2010
2010 – 2011
2011 – 2012
2012 – 2013
Tỷ lệ nhập học ở cấp tiểu

Nam
Nữ
Chung
92,24
94,15
95,96
92,84
98,82
96,07
94,16
97,26
96,95
95,43
97,11
97,54
95,39
98,68
97,58

95,58
99,35
97,67
96,92
96,38
98,31
học luôn ổn định ở mức cao, tăng dần từ 95,96%

năm học 2006-2007 lên 98,31% năm học 2012-2013. Số liệu ở Bảng 1 cũng cho
thấy tỷ lệ nhập học ở cấp tiểu học ít có sự chênh lệch giữa nam và nữ.
Bảng 2: Tỷ lệ tuyển mới thô cấp THCS phân theo giới tính
Năm học
2006 – 2007
2007 – 2008
2008 – 2009
2009 – 2010

Nam
84,64
89,83
91,56
92,45

Nữ
86,69
82,30
87,68
88,69

Chung

85,63
86,19
89,66
90,62


11

2010 – 2011
93,72
96,33
94,97
2011 – 2012
92,80
97,47
95,00
2012 – 2013
98,46
95,51
96,94
Tỷ lệ tuyển mới thô cấp THCS tăng ổn định qua từng năm nhưng vẫn còn có
sự chênh lệch giữa học sinh nam và học sinh nữ.
Tỉ lệ nữ nhiều có thể dẫn đến một số ngành đào tạo cao đẳng, đại học thay
đổi để phù hợp với cơ cấu dân số theo giới. Ví dụ: thường thì nam sẽ chọn những
ngành như công nghệ thông tin, xây dựng,… Nữ sẽ chọn những ngành như sư phạm
(đặc biệt là mầm non và tiểu học), thư kí văn phòng,
+Cơ cấu nghề: Do xuất phát điểm của Việt Nam là đi lên từ một nước nông
nghiệp nghèo nàn, lạc hậu nên dân số trong khu vực nông nghiệp vẫn luôn chiếm tỉ
trọng lớn nhất, mặc dù những năm gần đây có giảm nhưng tốc độ chậm. Tuy nhiên
không thể phủ nhận những bước chuyển mình theo hướng tích cực của cơ cấu

ngành nghề của Việt Nam trong những năm gần đây đó là giảm tỉ trọng nông
nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ. Kéo theo đó là tỉ số dân cư cũng dịch
chuyển theo tương ứng mặc dù sự xê dịch vẫn còn khá chậm. Do xuất phát điểm là
nông nghiệp nên trình độ dân trí còn thấp, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật chưa
cao. Gia đình làm nông thường không quan tâm đến việc học của con, hoặc không
đủ trình độ để dạy con học, dẫn đến tình trạng một số học sinh bỏ học, ở nhà làm
nông cùng gia đình.
+ Cơ cấu dân số thành thị và nông thôn: Cơ cấu theo trình độ học vấn còn
nhiều bất cập và có sự chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn. Dân số ở thành
thị thì có điều kiện thuận lợi cho học tập hơn ở nông thôn do đó ở thành thị dân số
có trình độ học vấn cao cả về số lượng và chất lượng.
2.3.

Phân bố dân cư và mật độ dân số ảnh hưởng tới giáo dục

Phân bố địa lý dân số cũng có ảnh hưởng đến giáo dục. Ở nước ta dân số
phân bố không đều giữa đồng bằng và miền núi; giữa thành thị và nông thôn. Ở
thành thị và các vùng đông dân kinh tế thường phát triển hơn, nên trẻ em có nhiều
cơ hội được đến trường hơn những vùng kém phát triển dân cư thưa thớt. Ngoài ra
do điều kiện kinh tế chưa có nên nước ta chưa quan tâm đúng mức đến sự phát triển


12

giáo dục ở các vùng hẻo lánh và nhiều giáo viên không muốn làm việc ở vùng này.
Mật độ dân số ở các khu vực thành thị quá lớn nên ảnh hưởng đến số lượng và chất
lượng giáo dục. Mật độ dân số quá lớn số trẻ em đến tuổi đi học cao gây quá tải,
học sinh phải học 3 ca, ví dụ như c ở các thành phố lớn như : Hà Nội , Thành Phố
Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Ngược lại ở nơi dân cư thưa thớt, ví dụ như các dân tộc
sống rải rác trên núi, số trẻ em trong độ tuổi đi học không nhiều, khoảng cách từ

nhà đến trường lớn cũng là một yếu tố gây khó khăn cho ngành giáo dục. Dân số
Việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng. Hai vùng Đồng
bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, là châu thổ của hai sông lớn, nơi có
đất đai màu mỡ và điều kiện canh tác nông nghiệp thuận lợi, có 43% dân số của cả
nước sinh sống. Ngược lại, hai vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây
Nguyên, là những vùng núi cao điều kiện đi lại khó khăn và là nơi các dân tộc thiểu
số sinh sống chủ yếu, chỉ chiếm dưới một phần năm (gần 19%) dân số của cả nước.
Dân số Việt Nam cũng phân bố không đều giữa các tỉnh, đặc biệt dân cư tập
trung ở các đô thị lớn : đông nhất là ở TP Hồ Chí Minh (3414 người/km2), tiếp đến
là Hà Nội (1935 người/km2), thứ ba là Bắc Ninh (1248 người/km2)
Bảng 3: Diện tích, dân số và mật độ dân cư của các vùng trong cả nước năm 2009

Vùng

Diện tích
(km2)

Dân số
(nghìn
người)

MĐDS
(Người/km2)

Cả nước
331051,4
86024,6
260
ĐB Sông Hồng
21063,1

19625,0
932
Trung du miền núi phía Bắc
95338,8
11095,2
116
Bắc trung bộ & DH miền Trung
95885,1
18870,4
197
Tây nguyên
54640,6
5124,9
94
Đông Nam Bộ
23605,2
14095,7
597
Đồng bằng sông Cửu Long
40518,5
17213,4
425
Chính sự phân bố không đồng đều trên đã ảnh hưởng rất lớn tới tình trạng
giáo dục của nước ta. Những vùng đông dân thường là những vùng có đất đai màu
mỡ, giao thông thuận lợi và kinh tế phát triển nên giáo dục ở những nơi này có điều
kiện phát triển tốt hơn, tốt hơn những nơi khác cả về chất và lượng.


13


Bảng 4: Tỷ lệ người lớn (15+) biết chữ phân theo các vùng địa lý (%)
Năm
Toàn quốc
Miền núi phía Bắc
Đồng bằng Sông Hồng
Bắc Trung bộ
Nam Trung bộ
Tây Nguyên
Đông Nam bộ
Đồng bằng Sông Cửu Long
Thành phố trực thuộc TW

2002
86,24
82,93
91,71
90,42
86,34
78,17
84,56
79,19
92,02

2004
87,89
86,04
92,63
91,26
87,28
80,80

86,23
81,84
93,10

2006
88,54
86,38
93,27
91,42
89,20
83,09
86,32
82,41
93,49

2008
88,96
86,21
94,24
92,00
88,84
84,08
87,79
82,78
93,46

2010
88,80
83,90
94,60

91,20
88,90
85,90
86,90
82,70
95,20

2012
89,10
84,00
94,90
91,90
89,00
86,20
88,40
83,10
94,30

Nhìn chung, tỷ lệ biết chữ ở các vùng địa lý đều tăng trong vòng 10 năm
(2002-2012). Tỷ lệ biết chữ của người lớn (15+) ở vùng đồng bằng sông Hồng và
các thành phố trực thuộc Trung ương luôn ổn định ở mức cao nhất. Vùng có tỷ lệ
biết chữ của người lớn (15+) thấp nhất là vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và
đồng bằng sông Cửu long, thấp hơn tỷ lệ trung bình của toàn quốc từ 5-6% (người
lớn 15+). Như vậy, có thể thấy rằng, số người mù chữ hiện nay chủ yếu là người
dân tộc thiểu số, sinh sống ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, giao thông cách
trở, địa bàn sinh sống rộng lớn, kinh tế - xã hội chậm phát triển.
Bảng 5: Tỉ lệ người lớn (15+) biết chữ phân theo nông thôn, thành thị (%)
Năm
2002
2004

2006
2008
2010
2012

Chung

DT thiểu số

Nông

Thành thị

thôn
86,24
67,81
84,13
92,57
87,89
72,34
85,98
93,38
88,54
73,39
86,79
93,13
88,96
74,11
87,14
93,54

88,80
73,00
86,70
93,60
89,10
73,10
86,90
94,10
Tính chung cả nước, tỷ lệ biết chữ của người lớn từ 15

Nam

Nữ

90,72
82,08
92,34
83,75
92,73
84,62
92,99
85,20
92,40
85,50
92,60
85,80
tuổi trở lên tiếp tục

được cải thiện; tăng dần từ 86,24% lên 89,10% (người lớn 15+). Tuy nhiên:
- Tỷ lệ biết chữ của người dân tộc thiểu số luôn thấp hơn so với tỷ lệ chung

của toàn quốc từ 15-18% đối với người lớn 15 tuổi trở lên
- Tỷ lệ biết chữ của nữ giới (từ 15 tuổi trở lên) tăng từ 2002 đến nay, tuy
nhiên luôn thấp hơn nam giới từ 7-8%.


14

- Tỷ lệ biết chữ của người lớn từ 15 tuổi trở lên giữa nông thôn và thành thị
chênh lệch đáng kể, ở nông thôn luôn thấp hơn từ 7-8% so với thành thị.
2.4.

Di cư và giáo dục

Việc di cư, nếu không có tổ chức, không có kế hoạch thì sẽ dẫn đến tình
trạng bị gián đoạn hoặc bỏ học ở trẻ; do đó, việc hoạch định chiến lược phát triển
giáo dục cần phải tính toán đến các yếu tố này. Theo Tổng điều tra Dân số và nhà ở
1/4/2009, dân số nước ta gần 86 triệu người, tăng 11,3% so với năm 1999. Cũng
theo kết quả cuộc Tổng điều tra này, trong 5 năm, từ 2004 đến 2009, gần 7 triệu
người di cư, tăng 50% so với giai đoạn 1994-1999. Năm 2013, cả nước có gần1,8
triệu người di cư, tăng 33% so với trung bình giai đoạn (2004-2009). Xét về cường
độ cũng có sự gia tăng khá mạnh. Di cư giữa các tỉnh, tăng từ 29 người di cư/1000
dân năm 1999 lên 43 người di cư/1000 dân năm 2009. Di cư giữa các vùng tăng từ
19 người di cư/1000 dân năm 1999 lên 30 người di cư/1000 dân năm 2009. Rõ ràng,
người di cư ngày càng nhiều và tăng mạnh hơn nhiều so với tăng dân số.
Bảng 6: Số dân di cư qua các thời kỳ ở nước ta
Thời kỳ
1984-1989 1994-1999 2004-2009
Số người di cư (nghìn người) 1.415
4.482
6.725

Do vốn đầu tư nước ngoài vào các vùng cũng rất khác nhau, cũng là nguyên
nhân dẫn đến tình trạng di cư giữa các vùng trong cả nước. So vùng Tây Nguyên,
mức đầu tư nước ngoài vào đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ gấp rất nhiều
lần. Thực trạng này chứa đựng nguy cơ di cư tự do lớn so với di dân theo dự án. Ở
TP. Hồ Chí Minh luồng di cư tự do đến không ngừng tăng lên. Nhìn chung tình
trạng di dân tự do và sự di chuyển của lực lượng lao động đó đã làm trầm trọng
thêm việc đáp ứng những dịch vụ xã hội cơ bản gây ô nhiễm môi trường sống, tàn
phá tài nguyên, gia tăng các tệ nạn xã hội và tạo sức ép cho giáo dục. Quy mô dân
số ở thành thị vượt quá khả năng đáp ứng của kết cấu hạ tầng (nhà ở, giao thông,
cấp thoát nước…) Tuy nhiên, di cư nông thôn - thành thị còn có tác dụng thúc đẩy
giáo dục phát triển ở khu vực thành thị: làm tăng số người có nhu cầu đi học, tăng


15

thêm giáo viên, cơ sở vật chất. Tạo sức ép cho giáo dục tại những thành phố có mật
độ dân cư đông.
2.5.

Ảnh hưởng của tuổi kết hôn tới hệ thống giáo dục

Tuổi kết hôn cao tạo cơ hội kéo dài thời gian học tập ở các trường học.
Thường thì ở khu vực miền núi, nông thôn khi các em học sinh đến tuổi trưởng
thành, những tình cảm nảy sinh là điều hoàn toàn tự nhiên và không tránh khỏi. Nếu
các em kết hôn sớm dẫn đến tình trạng bỏ học giữa chừng và ngược lại, các em bỏ
học thì có khả năng kết hôn sớm hơn.
2.6.

Chất lượng dân số ảnh hưởng đến giáo dục


Chất lượng dân số được thể hiện ở trình độ văn hóa, khả năng nhận thức học
hỏi và thể lực của người dân. Ở Việt Nam đã thực hiện xong phổ cập giáo dục tiểu
học nhưng đến năm 2009 có khoảng 1,7 triệu người mù chữ, điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến giáo dục Việt Nam. Làm giảm chất lượng của giáo dục vì chưa biết
chữ thì không thể nào mà thu nhận được các kiến thức khác và nhà nước cẩn phải
chi thêm nhiều tiền để dành cho việc xóa mù thay vì chi để nâng cao chất lượng
giáo dục.
Theo thống kê của UNDP năm 2011 thì số năm đi học trung bình của người dân là
5,5 năm. Rất thấp so với mức kì vọng là 10 năm. Năm 2011 cả nước có 14,8 triệu
học sinh phổ thông với tổng số 587,2 nghìn giáo viên. Điều đó cho thấy nước ta có
tỉ lệ dân số đi học khá cao, cùng với đội ngũ giáo viên đủ để đáp ứng nhu cầu học
tập. Nhưng số năm đi học trung bình lại thấp. Điều đó cho thấy người Việt Nam
không dành nhiều thời gian cho việc học và tình trạng bỏ học nửa chừng rất phổ
biến.
Với số lượng học sinh bậc phổ thông lớn sẽ là nguồn cung cấp đầu vào cho
các hệ đại học cao đẳng sau này, do đó để nâng cao thêm trình độ của dân số thì cần
phải có những biện pháp nâng cao số năm đi học trung bình của người dân.
Nhìn một cách tổng quát chất lượng dân số Việt Nam còn thấp, chưa đáp
ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lưc chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp


16

hoá, hiện đại hoá đất nước. Các yếu tố về thể lực của người Việt Nam nhất là chiều
cao cân nặng sức bền còn rất hạn chế.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở người lớn còn cao và số trẻ em thuộc diện thấp, còi
(thấp hơn so với lứa tuổi ) còn nhiều.
Ngoài ra có hàng triệu trẻ em bị tàn tật, mắc bệnh bẩm sinh, ảnh hưởng bởi
chất độc màu ra cam. Tội phạm, tiêu cực xã hội tăng, trong đó có cả trẻ em đang là
lỗi bức bối của xã hội.

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
3.1 Định hướng
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Mục tiêu là xây dựng nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và
thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người; các chỉ tiêu sẽ được cụ
thể hóa vào kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo hàng năm của các cấp, các
ngành để đến 2030 đạt các mục tiêu chung sau:
Thứ nhất, đảm bảo tất cả các trẻ em gái và trai hoàn thành giáo dục tiểu học,
giáo dục trung học cơ sở miễn phí, công bằng, có chất lượng.
Thứ hai, tất cả trẻ em trong độ tuổi mầm non được chăm sóc, giáo dục có
chất lượng để phát triển toàn diện, chuẩn bị sẵn sàng vào tiểu học.
Thứ ba, đảm bảo tất cả mọi người được tiếp cận giáo dục sau phổ thông có
chất lượng, với chi phí học tập phù hợp với mức sống và mức thu nhập.
Thứ tư, xóa bỏ bất bình đẳng giới trong giáo dục; đảm bảo quyền tiếp cận
bình đẳng trong giáo dục, đào tạo ở tất cả các cấp học cho người khuyết tật, người
dân tộc thiểu số và trẻ em trong những hoàn cảnh dễ bị tổn thương.
Thứ năm, tất cả thanh thiếu niên và hầu hết người trưởng thành, không phân
biệt giới tính, đều biết đọc, biết viết và biết tính toán.
Thứ sáu, tất cả người học đều được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần
thiết để thúc đẩy phát triển bền vững, bao gồm: giáo dục về lối sống bền vững,
quyền con người, bình đẳng giới, thúc đẩy một nền văn hóa hòa bình, không bạo


17

lực; thực hiện giáo dục công dân toàn cầu, thích ứng cao với sự đa dạng văn hóa,
nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc, thúc đẩy sự đóng góp của văn hóa
đối với phát triển bền vững.
3.2 Giải pháp

Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở và liên thông, chuẩn
hóa, hiện đại hóa, đa dạng hóa và hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho
phát triển kinh tế- xã hội trong đó đặc biệt coi trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao
ở tất cả các cấp trình độ. Xây dựng một hệ thống giáo dục đa dạng về phương thức,
đảm bảo “ai ai cũng được học hành”, học theo nguyện vọng của chính mình và
được học suốt đời trong xã hội học tập; một hệ thống giáo dục được chuẩn hóa với
những tiêu chí dân tộc, tiên tiến, hiện đại đảm bảo sự liên thông trong và ngoài nước
trên cơ sở chuẩn hóa với các yếu tố đảm bảo chất lượng trong từng trình độ đào tạo.
Hệ thống giáo dục mới sẽ là hệ thống giáo dục chất lượng cao và là tiền đề
cho phát triển khoa học, công nghệ, khai thác nhiều nhất và vận dụng có hiệu quả
nguồn tri thức của dân tộc, của nhân loại và làm nền tảng cho công cuộc xây dựng
nền kinh tế tri thức ở nước ta.
Xây dựng, phát triển nhanh đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giỏi.
Nguồn lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là vốn quý nhất, là
động lực, là nhân tố đảm bảo cho lợi thế giáo dục phát triển và cạnh tranh được với
các nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục giỏi là chìa khóa, là nhân tố trung tâm cho sự nghiệp giáo dục phát triển.
Suy đến cùng, chất lượng nền giáo dục cao hay thấp phần lớn phụ thuộc vào
chất lượng đội ngũ thầy, cô giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Do vậy, phải đặt trọng
tâm vào tạo bước chuyển biến chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục. Thực tiễn 25 năm đổi mới giáo dục đã khẳng định phải mở rộng, phát huy dân
chủ và thực hiện đồng bộ các khâu phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh
giá, luân chuyển, bố trí sử dụng, thực hiện chính sách đãi ngộ tương xứng.
Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong toàn
ngành là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài bởi vì sự nghiệp giáo dục nước ta luôn


18

phát triển đặt ra yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao về trình độ, chất lượng chuyên

môn, nghiệp vụ sư phạm của nhà giáo và năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ
quản lý giáo dục. Trách nhiệm của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục không chỉ là
trách nhiệm với hiện trạng giáo dục nước ta hôm nay mà còn là trách nhiệm với quá
khứ và tương lai. Ngành Giáo dục nước ta phải là nơi thu hút được những người
giỏi nhất, thông minh nhất và yêu nghề nhất để thực sự là đòn bẩy để nâng con
người Việt Nam lên vị trí hàng đầu trong khu vực và trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Tống Văn Đường, Giáo trình dân số và phát triển, nhà xuất bản Hà
Nội, 2001
2. Đô thị hóa và chính sách phát triển đô thị trong công nghiệp hóa, hiện

đại hóa ở Việt Nam, nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Tổng cục thống kê (2005), Niên giám thống kê 2005.
Tổng cục thống kê (2006), Niên giám thống kê 2006.
Tổng cục thống kê (2008), Niên giám thống kê 2008.
Tổng cục thống kê (2011), Niên giám thống kê 2011.
Tổng cục thống kê (2014), Niên giám thống kê 2014.
/> />
%C4%91%E1%BB%99ng&px_type=PX&px_language=vi
10. />11. />12. />13. />



×