Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ VINH TỪ MỘT SỐ MÔ HÌNH TƯƠNG TÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.39 MB, 133 trang )

~i~

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

HỌC VIÊN: NGUYỄN ANH TÀI

ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TÁC
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG
ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ VINH TỪ MỘT SỐ MÔ HÌNH TƯƠNG TÁC

Ngành: Đường ô tô và đường thành phố
Mã số: 60.58.02.0

LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
(PHẦN THUYẾT MINH)

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS VŨ HOÀI NAM

Hà Nội – 2014


~ ii ~

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Vũ Hoài Nam,
người Thầy đã luôn tận tình, trăn trở với đề tài em nghiên cứu; Thầy đã sát
cánh, hướng dẫn, trợ giúp trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để em
hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Quang Đạo cùng các Thầy


cô giáo đã và đang công tác tại trường Đại học Xây dựng Hà Nội đã đào tạo
và cung cấp những kiến thức, lời khuyên quý giá và những tài liệu trong quá
trình nghiên cứu học tập.
Em chân thành cảm ơn tới tập thể cán bộ trong Viện quy hoạch - Kiến
trúc xây dựng Nghệ An và Công ty NIKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING
LTD (NSC) của Nhật Bản đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình làm việc
và cung cấp số liệu cần thiết góp phần cho luận văn của em đạt kết quả như
hôm nay.
Em gửi lời cảm ơn tới các bạn bè, đồng nghiệp đã luôn luôn sát cánh
giúp đỡ, chia sẻ, khuyến khích động viên em trong thời gian học tập và thực
hiện luận văn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn./.
Hà nội, ngày 28 tháng 02 năm 2014
Học viên

Nguyễn Anh tài


~ iii ~

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. x
DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................xi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1

2.


Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 4

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 4

4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4

5.

Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 4

6.

Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 5

CHƯƠNG 1
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1 Quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch sử dụng đất đô thị ...................... 7
1.1.1 Khái niệm ................................................................................................ 7
1.1.1.1 Quy hoạch sử dụng đất đai ................................................................. 7
1.1.1.2 Quy hoạch sử dụng đất đô thị ............................................................. 8
a. Đất xây dựng đô thị ................................................................................. 8
b. Đất đô thị ................................................................................................. 8
c. Quy hoạch đô thị ..................................................................................... 8
d. Quy hoạch sử dụng đất đô thị ................................................................. 9
1.1.2 Nhiệm vụ và nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai các cấp .............. 9



~ iv ~

1.1.3 Nhận xét về những quy định trong công tác quy hoạch sử dụng đất ở
Việt Nam hiện nay ............................................................................................10
1.2 Tổng quan về phương pháp đánh giá tương tác sử dụng đất và giao
thông vận tải .......................................................................................................10
1.2.1 Giới thiệu mô hình hay được sử dụng trên thế giới ..............................10
1.2.2 Bốn bước trong mô hình tương tác sử dụng đất và giao thông vận tải .12
1.2.3 Dữ liệu yêu cầu......................................................................................14
1.2.4 Những mô hình chính ............................................................................16
1.2.5 Tổng quan về mô hình bốn bước trong dự báo nhu cầu giao thông .....19
1.2.5.1 Phát sinh hành trình (Trip generation) ..............................................20
1.2.5.2 Phân phối hành trình (Trip distribution) ...........................................22
1.2.5.3 Phương thức phân chia (Modal split) ...............................................24
1.2.5.4 Phân bổ giao thông (Traffic assignment) .........................................25
1.3 Nhận xét và kết luận chương 1 ..................................................................26

CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TÁC QUY HOẠCH SỬ DỤNG
ĐẤT ĐẾN MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ HIỆN NAY Ở
THÀNH PHỐ VINH VÀ MỘT SỐ VÙNG PHỤ CẬN
2.1 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................28
2.2 Công cụ hỗ trợ nghiên cứu .........................................................................28
2.3 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................29
2.4 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Vinh..31
2.4.1 Điều điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ...............................................31



~v~

2.4.1.1 Thành phố Vinh hiện hữu .................................................................31
2.4.1.2 Thị xã cửa Lò ....................................................................................31
2.4.1.3 Nghi Lộc ...........................................................................................32
2.4.1.4 Hưng Nguyên....................................................................................32
2.4.2 Dân số và phát triển kinh tế ...................................................................32
2.4.3 Hiện trạng sử dụng đất ..........................................................................33
2.4.4 Hiện trạng mạng lưới giao thông thành phố Vinh theo quy hoạch .......34
2.5 Công tác điều tra thu thập số liệu về hiện trạng giao thông Vinh .........36
2.6 Phân tích tác động của hiện trạng quy hoạch sử dụng đất đến mạng
lưới giao thông đường bộ thành phố Vinh .......................................................37
2.6.1 Phân vùng và xây dựng mạng lưới giao thông hiện trạng ....................37
2.6.2 Xác định số hành trình phát sinh và thu hút ..........................................41
2.6.2.1 Xác định số hành trình phát sinh và thu hút tại nội vùng .................41
2.6.2.2 Xác định số hành trình phát sinh và thu hút tại ngoại vùng .............46
2.6.2.3 Tổng hợp số hành trình phát sinh và thu hút tại tất cả các vùng. .....47
2.6.3 Phân phối hành trình .............................................................................50
2.6.3.1 Phương pháp .....................................................................................50
2.6.3.2 Trình tự phân tích .............................................................................50
2.6.3.3 Kết quả phân tích ..............................................................................51
2.6.4 Phân chia phương thức ..........................................................................51
2.6.5 Phân bổ giao thông lên mạng lưới hiện trạng .......................................52
2.6.5.1 Phương pháp .....................................................................................52
2.6.5.2 Kết quả phân tích ..............................................................................52


~ vi ~

2.6.6 Hiệu chỉnh OD hành trình .....................................................................53

2.6.6.1 Phương pháp .....................................................................................53
2.6.6.2 Trình tự tiến hành .............................................................................54
2.6.6.3 Kết quả hiệu chỉnh và đánh giá.........................................................57
2.6.7 Thiết lập mối quan hệ tương quan giữa số hành trình phát sinh và thu
hút với các dữ liệu kinh tế xã hội vùng phân tích ............................................60
2.6.7.1 Định nghĩa các biến phân tích ..........................................................60
2.6.7.2 Mối quan hệ giữa số hành trình phát sinh với các dữ liệu kinh tế - xã
hội vùng phân tích.........................................................................................61
a. Mối quan hệ tương quan giữa hành trình HBW (G1) với thông số vùng
...................................................................................................................61
b. Mối quan hệ tương quan giữa hành trình HBS (G2) với thông số vùng
...................................................................................................................62
c. Mối quan hệ tương quan giữa hành trình HBO (G3) với thông số vùng
...................................................................................................................63
d. Mối quan hệ tương quan giữa hành trình NHB (G4) với thông số vùng
...................................................................................................................64
2.6.7.3 Mối quan hệ giữa số hành trình thu hút với các dữ liệu kinh tế xã hội
vùng phân tích ...............................................................................................65
a. Mối quan hệ tương quan giữa hành trình HBW (A1) với thông số vùng
...................................................................................................................66
b. Mối quan hệ tương quan giữa hành trình HBS (A2) với thông số vùng
...................................................................................................................66
c. Mối quan hệ tương quan giữa hành trình HBO (A3) với thông số vùng
...................................................................................................................67


~ vii ~

d. Mối quan hệ tương quan giữa hành trình NHB (A4) với thông số vùng
...................................................................................................................68

2.7 Nhận xét và kết luận chương 2 ..................................................................69

CHƯƠNG 3
DỰ BÁO NHU CẦU GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ VINH
NĂM 2030 TRÊN CƠ SỞ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐÃ DUYỆT
NĂM 2009
3.1 Quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ thành phố Vinh năm 203071
3.2 Mô phỏng mạng lưới giao thông đường bộ thành phố Vinh năm 2030.72
3.3 Dự báo nhu cầu vận tải nội vùng của Vinh ..............................................73
3.3.1 Dự báo thông số các vùng của thành phố Vinh năm 2030....................73
3.3.2 Dự báo số hành trình nội vùng thành phố Vinh năm 2030 ...................73
3.4 Dự báo nhu cầu vận tải đối ngoại của Vinh .............................................75
3.5 Tổng hợp kết quả dự báo nhu cầu vận tải toàn vùng nghiên cứu năm
2030 ......................................................................................................................76
3.6 Kết quả phân tích mạng lưới giao thông thành phố Vinh năm 2030 ....82
3.7 Nhận xét và kết luận chương 3 ..................................................................84

CHƯƠNG 4
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TÁC ĐIỀU CHỈNH QUY
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2030 ĐẾN MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ Ở THÀNH PHỐ VINH VÀ MỘT SỐ VÙNG PHỤ CẬN


~ viii ~

4.1 Tổng quan về “Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Vinh
giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn 2050” .........................................................85
4.1.1 Mu ̣c tiêu đế n năm 2030 và tầ m nhìn đế n năm 2050 .............................85
4.1.1.1 Mu ̣c tiêu cơ bản ................................................................................85
4.1.1.2 Mu ̣c tiêu cu ̣ thể .................................................................................85

4.1.1.3 Dự báo phát triể n thành phố Vinh đến năm 2030.............................86
4.1.2 Cấu trúc đô thị thành phố Vinh năm 2030 ............................................87
4.1.3 Đinh
̣ hướng phát triể n đô thi ̣và phân khu chức năng ...........................87
4.1.4 Quy hoạch sử dụng đất ..........................................................................88
4.2 Những tác động của công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến
thông số vùng phân tích .....................................................................................89
4.2.1 Tác động của công tác điều chỉnh quy hoạch các khu ở đến các thông
số vùng phân tích ..............................................................................................89
4.2.1.1 Công tác điều chỉnh quy hoạch các khu ở thành phố đến năm 203089
4.2.1.2 Tác động của công tác điều chỉnh quy hoạch các khu ở đến dân số
trong vùng nghiên cứu ..................................................................................90
4.2.2 Tác động của công tác điều chỉnh quy hoạch khu kinh tế, khu công
nghiệp, khu nghiên cứu đến các thông số vùng phân tích ................................94
4.2.2.1 Công tác điều chỉnh quy hoạch khu kinh tế, khu công nghiệp, khu
nghiên cứu thành phố Vinh đến năm 2030 ...................................................94
4.2.2.2 Tác động của công tác điều chỉnh quy hoạch khu kinh tế, khu công
nghiệp, khu nghiên cứu đến số lượng lao động thu hút tới vùng .................97
4.2.3 Tác động của công tác điều chỉnh quy hoạch các trung tâm giáo dục
đào tạo đến các thông số vùng phân tích ..........................................................99


~ ix ~

4.2.3.1 Công tác điều chỉnh quy hoạch các trung tâm giáo dục đào tạo thành
phố Vinh đến năm 2030 ................................................................................99
4.2.3.2 Tác động của công tác điều chỉnh quy hoạch các trung tâm giáo dục
đào tạo đến số lượng học sinh, sinh viên thu hút tới vùng .........................100
4.2.4 Tác động của công tác điều chỉnh quy hoạch hệ thống các trung tâm
công cộng đến các thông số vùng phân tích ...................................................100

4.2.4.1 Công tác điều chỉnh quy hoạch hệ thống các trung tâm công cộng
thành phố Vinh đến năm 2030 ....................................................................100
4.2.4.2 Tác động của công tác điều chỉnh quy hoạch hệ thống các trung tâm
công cộng đến số lượng người thu hút tới vùng .........................................103
4.2.5 Tổng hợp thông số vùng phân tích dưới tác động của công tác điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất thành phố Vinh năm 2030 ...............................104
4.3 Dự báo nhu cầu vận tải thành phố Vinh dưới tác động của công tác điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất năm 2030 .........................................................105
4.4 Phân tích mạng lưới giao thông thành phố Vinh dưới tác động của công
tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất năm 2030 ..........................................109
4.5 Đánh giá tác động của công tác điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất
thành phố Vinh năm 2030 đến mạng lưới giao thông đường bộ .................111
4.6 Kết luận chương 4 .....................................................................................113

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.

Các kết quả đạt được của đề tài ..............................................................115

2.

Kết luận ......................................................................................................116

3.

Kiến nghị ....................................................................................................117


~x~


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Phân vùng hấp dẫn theo địa giới hành chính khu vực nghiên cứu ......38
Bảng 2.2: Bảng phân loại mục đích hành trình của mỗi cá nhân .........................43
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp số hành trình phát sinh và thu hút trong ngày tại vùng
phân tích ...............................................................................................................44
Bảng 2.4: Phần trăm số hành trình theo mục đích chuyến đi tại các ngoại vùng 46
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp số hành trình phát sinh và thu hút tại các ngoại vùng .47
Bảng 2.6: Bảng tổng hợp số hành trình phát sinh và thu hút trong ngày tại các
vùng ......................................................................................................................47
Bảng 2.7: Bảng thống kê hiện trạng lưu lượng xe ô tô qua các tuyến chính thành
phố Vinh ...............................................................................................................55
Bảng 2.8: Bảng so sánh kết quả lưu lượng trên các tuyến trước và sau khi hiệu
chỉnh OD hành trình .............................................................................................57
Bảng 2.9: Bảng hệ số hồi quy quan hệ giữa G1 và {X3, X4, X5} ......................62
Bảng 2.10: Bảng hệ số hồi quy quan hệ giữa G2 và {X3, X4, X6, X7} .............63
Bảng 2.11: Bảng hệ số hồi quy quan hệ giữa G2 và {X3, X4, X5, X6, X7} ......64
Bảng 2.12: Bảng hệ số hồi quy quan hệ giữa G3 và {X3, X4, X5, X6, X7} ......65
Bảng 2.13: Bảng hệ số hồi quy quan hệ giữa A1 và {X8, X9} ...........................66
Bảng 2.14: Bảng hệ số hồi quy quan hệ giữa A2 và {X13, X14} .......................67
Bảng 2.15: Bảng hệ số hồi quy quan hệ giữa A3 và {X9, X10, X11, X12} .......68
Bảng 2.16: Bảng hệ số hồi quy quan hệ giữa A4 và {X1, X9, X10, X11, X12} 69
Bảng 3.1: Dự báo nhu cầu phát sinh/thu hút chuyến đi năm 2030 ......................73
Bảng 3.2: Bảng số hành trình liên tỉnh đi – đến Vinh dự báo cho năm 2030 ......76


~ xi ~

Bảng 3.3: Bảng tổng hợp số hành trình phát sinh và thu hút tại các vùng phân
tích năm 2030 .......................................................................................................77
Bảng 3.4: Bảng hiệu chỉnh số hành trình thu hút tới các vùng phân tích ............80

Bảng 4.1: Bảng dân số dự báo tăng thêm trong các khu ở mới quy hoạch năm
2030 ......................................................................................................................91
Bảng 4.2: Bảng dân số dự báo trong các vùng nghiên cứu năm 2030 .................92
Bảng 4.3: Bảng số lao động dự báo thu hút tới vùng quy hoạch các khu kinh tế,
khu công nghiệp, khu nghiên cứu ........................................................................98
Bảng 4.4: Bảng số học sinh, sinh viên dự báo thu hút tới vùng quy hoạch các
trung tâm giáo dục đào tạo .................................................................................100
Bảng 4.5: Quy mô diện tích các trung tâm công cộng mới quy hoạch trong tương
lai ........................................................................................................................103
Bảng 4.6: Bảng dự báo số hành trình phát sinh và thu hút từng vùng phân tích
trong nội vùng thành phố Vinh dưới tác động của quy hoạch sử dụng đất

năm

2030 ....................................................................................................................105
Bảng 4.7: Bảng tổng hợp số hành trình phát sinh và thu hút tại tất cả các vùng
phân tích trong phạm vi nghiên cứu dưới tác động của quy hoạch sử dụng đất
thành phố Vinh năm 2030 đã được hiệu chỉnh ..................................................107

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 - Bốn bước trong mô hình tương tác sử dụng đất và giao thông vận tải
..............................................................................................................................14
Hình 1.2 - Mô hình tương tác sử dụng đất và giao thông vận tải – Mô hình
Lowry ...................................................................................................................16
Hình 1.3 - Trình tự thực hiện trong mô hình Lowry ............................................17


~ xii ~

Hình 1.4 - Mô hình tương tác sử dụng đất và giao thông vận tải – Mô hình

ITLUP...................................................................................................................17
Hình 1.5 - Mô hình tương tác sử dụng đất và giao thông vận tải – Mô hình
MEPLAN .............................................................................................................18
Hình 1.6 - Quy trình dự báo phân tích nhu cầu đi lại ..........................................19
Hình 1.7 - Sơ đồ phương pháp luận dự báo nhu cầu vận tải ................................20
Hình 1.8 - Phát sinh và hấp thu hành trình...........................................................21
Hình 1.9 - Sự phân phối hành trình ......................................................................22
Hình 1.10 - Phương thức phân chia .....................................................................24
Hình 1.11 - Tuyến đường nào sẽ được lựa chọn cho hành trình..........................25
Hình 1.12 - Tất cả hoặc không có gì (All or nothing) ..........................................26
Hình 2.1 - Các chức năng trong phần mềm STRADA ........................................29
Hình 2. 2 - Ranh giới, phạm vi khu vực nghiên cứu (đường nét đứt, màu đỏ)....30
Hình 2.3 - Biểu đồ gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế Thành phố Vinh .......33
Hình 2.4 - Hiện trạng sử dụng đất Thành phố Vinh năm 2011 ...........................34
Hình 2.5 - Mạng lưới giao thông hiện trạng thành phố Vinh ...............................35
Hình 2.6 - Hệ thống phân vùng khu vực thành phố Vinh ....................................38
Hình 2.7 - Mô phỏng hiện trạng mạng lưới giao thông thành phố Vinh .............40
Hình 2.8 - Biểu đồ thể hiện số hành trình phát sinh/ngày theo độ tuổi ...............41
Hình 2.9 - Khai báo thông số trong phần mềm JICA STRADA đối với phương
pháp phân tích cân bằng .......................................................................................52
Hình 2.10 - Kết quả phân tích hiện trạng mạng lưới giao thông Vinh ................53
Hình 2.11 - Kết quả hiệu chỉnh OD hành trình trên mạng lưới ...........................56


~ xiii ~

Hình 2.12 - Kết quả phân tích hiện trạng mạng lưới giao thông Vinh sau khi hiệu
chỉnh OD hành trình .............................................................................................58
Hình 2.13 - Sự chênh lệch số xe quy đổi trên các tuyến trước và sau hiệu chỉnh
OD hành trình .......................................................................................................59

Hình 3.1 - Phân cấp đường bộ mạng lưới giao thông thành phố Vinh năm 2030
..............................................................................................................................71
Hình 3.2 - Mô phỏng mạng lưới giao thông Vinh năm 2030 ..............................72
Hình 3.3 - Kết quả phân tích mạng lưới thành phố Vinh theo quy hoạch đến năm
2030 ......................................................................................................................83
Hình 4.1 - Dự báo dân số thành phố Vinh năm 2030 ..........................................86
Hình 4.2 - Dự báo dân số theo phân khu thành phố Vinh năm 2030...................86
Hình 4.3 – Cấu trúc đô thị thành phố Vinh năm 2030 .........................................87
Hình 4.4 – Định hướng phát triển đô thị và phân khu chức năng ........................87
Hình 4.5 – Bản đồ quy hoạch sử dụng dụng đất thành phố Vinh năm 2030 .......88
Hình 4.6 – Diện tích sử dụng dụng đất thành phố Vinh năm 2030 .....................88
Hình 4.7 - Phân bổ Khu kinh tế, Khu công nghiệp, Khu nghiên cứu ..................97
Hình 4.8 - Kết quả phân tích mạng lưới thành phố Vinh theo quy hoạch đến năm
2030 dưới tác động của quy hoạch sử dụng đất .................................................110
Hình 4.9 - Sự thay đổi số xe quy đổi trên các tuyến khi điều chỉnh quy hoạch 111


~1~

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quy hoạch là sự chuyển hóa ý chí, ý tưởng thành hành động nhằm tạo ra
những kết quả để đạt được những mục tiêu nhất định. Một cách khái quát, quy
hoạch được hiểu như là phương pháp tổ chức không gian các hoạt động kinh tế xã hội như tổ chức không gian lãnh thổ, hệ thống kế cấu hạ tầng, phân bổ các
điểm dân cư đô thị và nông thôn, bố trí các khu công nghiệp và các công trình
chủ yếu, phân bổ sử dụng đất, phát triển hệ thống đô thị, phát triển các ngành...
của một lãnh thổ nhất định cho một thời kì nhất định.
Trong quá trình công nghiệp, hóa hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, công
tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã và đang góp phần quan trọng về quản
lý và sử dụng đất nhưng vẫn còn nhiều vần đề cần tiếp tục giải quyết. Trên một

địa bàn, lãnh thổ theo đơn vị hành chính thường có nhiều loại quy hoạch, mà hầu
hết quy hoạch đó đều gằn liền với việc quản lý và sử dụng đất. Do đặc điểm,
chức năng và nhiệm vụ phát triển của từng ngành, lĩnh vực khác nhau, nên việc
lập quy hoạch ngành cũng có nội dung khác nhau. Việc khai thác, sử dụng đất
trong các quy hoạch của mỗi ngành đều tính đến việc bảo vệ môi trường sinh
thái và các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để đảm bảo được các mục tiêu
phát triển các ngành đề ra. Tuy nhiên, quy hoạch của các ngành thường chưa tính
toán đầy đủ những ảnh hưởng của việc sử dụng đất thuộc chức năng quản lý,
khai thác của mỗi ngành đến các loại đất thuộc chức năng quản lý, khai thác của
ngành khác.
Nghiên cứu cụ thể về hai lĩnh vực: quy hoạch sử dụng đất và giao thông
vận tải, có thể thấy chúng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. Những quyết định
về quy hoạch giao thông ảnh hưởng đến sự phát triển sử dụng đất, đồng thời
những điều kiện sử dụng đất lại tác động ngược trở lại các hoạt động giao thông.
Đã có nhiều nghiên cứu về sự tác động của giao thông vận tải tới quy hoạch sử
dụng đất cũng như quy hoạch sử dụng đất tác động tới giao thông vận tải. Những


~2~

nghiên cứu đó đã chỉ ra rằng sử dụng đất và giao thông vận tải có tác động tương
hỗ, chặt chẽ, làm thay đổi lẫn nhau. Chính vì vậy, khi xem xét lập quy hoạch hay
điều chỉnh thành phần nào cần thiết phải xét đến thành phần kia và có những
đánh giá cụ thể về những tác động gây ra đối với thành phần đó.
Hiện nay, trong các đồ án quy hoạch sử dụng đất của các địa phương nói
chung thường dựa vào những lập luận nhằm dự báo về nhu cầu sử dụng đất đai,
từ đó định hướng quy hoạch sử dụng đất cho từng khu vực cụ thể. Trong những
đồ án này dường như chưa có những nội dung đề cập tới mạng lưới giao thông
và đặc biệt là việc đánh giá những tác động từ việc quy hoạch sử dụng đất tới
mạng lưới giao thông để điều chỉnh mạng lưới phù hợp với yêu cầu của quy

hoạch sử dụng đất. Có chăng, “đó là việc dự báo quỹ đất dành cho giao thông
vận tải”. Điều này có thể dẫn đến việc thay đổi chức năng thiết kế của những
tuyến đường trong tương lai do thiếu những đánh giá và dự báo cụ thể. Những
tuyến đường được quy hoạch xây dựng mới trong tương lai có thể sẽ không đáp
ứng được nhu cầu về giao thông hoặc cũng có thể quá lãng phí bởi những đòi hỏi
về giao thông không quá cao. Một vấn đề khác cũng tác động rất mạnh trong
điều kiện hiện nay, đó là: khi một tuyến đường được xây dựng khang trang, hấp
dẫn thì kéo theo đó giá trị sinh lợi của các dải đất lân cận cũng thay đổi lớn và
“thường tăng lên nhiều” vv và vv..., dẫn đến chức năng của mảnh đất cũng có thể
thay đổi phần nào. Điều này cho thấy việc xem xét sự tương tác giữa quy hoạch
sử dụng đất và giao thông vận tải là hết sức quan trọng, đây là vấn đề mấu chốt
và là tiền đề cho sự phát triển đô thị theo hướng bền vững.
Thành phố Vinh là một Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của
tỉnh Nghệ An và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thành
phố Vinh tỉnh nghệ An trở thành Trung tâm văn hóa kinh tế vùng Bắc Trung bộ
(theo Quyết định 239/2005QĐ-TTg ngày 30/9/2005).
Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ
phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020. Nghị quyết khẳng định Nghệ An là trung


~3~

tâm về tài chính, thương mại, du lịch, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, y
tế, văn hóa, thể thao, công nghiệp công nghệ cao của vùng Bắc Trung Bộ; có hệ
thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hiện đại; đời sống vật chất và tinh thần
của nhân dân được nâng cao; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc xứ Nghệ;
quốc phòng, an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Trong những năm gần đầy, công tác quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử
dụng đất và quy hoạch giao thông vận tải ở thành phố Vinh đều đạt được những
kết quả nhất định, đóng góp cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành

phố. Hiện nay, thành phố Vinh đang triển khai công tác “điều chỉnh quy hoạch
chung xây dựng thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” (quy hoạch
điều chỉnh này do Công ty NIKEN SEKKEI CIVIL ENGINEERING LTD (NSC)
phối hợp với Viện Quy hoạch - Kiến trúc xây dựng Nghệ An thực hiện). Trong
đó, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch giao thông cũng có những thay đổi đáng
kể so với quy hoạch cũ (thực hiện năm 2009). Tuy nhiên, cũng giống như các đồ
án quy hoạch của các địa phương đã thực hiện, nghiên cứu sự tương tác giữa quy
hoạch sử dụng đất và giao thông vận tải cũng chưa được đề cập đúng mức. Hai
thành phần này trong đồ án hoàn toàn biệt lập với nhau và dường như việc lập
các quy hoạch này được dựa trên những cơ sở khác nhau, có chăng cũng chỉ là
những quan hệ định tính được chỉ ra.
Thành phố Vinh hiện tại có một mạng lưới giao thông tương đối tốt, tuy
nhiên, ở một tương lai không xa nếu không có những dự báo và định hướng cụ
thể thì hoàn toàn có thể gặp phải những bất cập về sử dụng đất và giao thông mà
các đô thị lớn (như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…) đang gặp phải.
Xuất phát từ những nhận định trên, việc thực hiện đề tài “Phân tích ảnh
hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất đến mạng lưới giao thông đô thị
thành phố Vinh từ một số mô hình tương tác” là rất cần thiết và có ý nghĩa
thực tiễn cao.


~4~

2. Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ những tác động của công tác quy hoạch sử dụng đất đến mạng
lưới giao thông đô thị trên cơ sở một số mô hình tương tác. Ứng dụng đánh giá
sự thay đổi lưu lượng giao thông dự báo trên mạng lưới giao thông thành phố
Vinh dưới tác động của việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Quy hoạch sử dụng đất, mạng lưới giao thông đường bộ trong đô thị nói

chung và lấy quy hoạch sử dụng đất, mạng lưới giao thông đường bộ thành phố
Vinh làm đối tượng áp dụng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích cơ sở lý luận và khoa học kết hợp với kinh nghiệm liên hệ vào
thực tế và đánh giá chuyên gia.
5. Nội dung nghiên cứu
Làm rõ mô hình tương tác sử dụng đất và mạng lưới giao thông vận tải,
chú trọng đến những tác động của công tác sử dụng đất tới giao thông vận tải.
Áp dụng vào phân tích mạng lưới giao thông thành phố Vinh dưới những
tác động cụ thể của công tác quy hoạch sử dụng đất trong đồ án điều chỉnh quy
hoạch chung xây dựng thành phố Vinh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
 Giới hạn của đề tài
Đề tài “Phân tích ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng đất đến
mạng lưới giao thông đô thị thành phố Vinh từ một số mô hình tương tác” là đề
tài mở, phạm vi tương đối rộng, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành
trong đời sống kinh tế - xã hội, có rất nhiều tiêu chí đánh giá tác động; chính vì
vậy trong đề tài nghiên cứu này chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu tác tộng từ
quy hoạch sử dụng đất đến mạng lưới giao thông thông qua việc sử dụng một số


~5~

chỉ tiêu nhất định liên quan đến kinh tế - xã hội như: “dân số, mật độ, việc làm,
diện tích đất…”.
6. Cấu trúc luận văn
Nội dung luận văn gồm có 3 phần:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung nghiên cứu gồm 4 chương:
Chương I: Nghiên cứu tổng quan.
Chương II: Nghiên cứu ảnh hưởng của công tác quy hoạch sử dụng

đất đến mạng lưới giao thông đường bộ hiện nay ở thành phố Vinh và một
số vùng phụ cận.
Chương III: Dự báo nhu cầu giao thông vận tải thành phố Vinh đến
năm 2030 trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất được duyệt năm 2009.
Chương IV: Nghiên cứu ảnh hưởng của công tác điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất năm 2030 đến mạng lưới giao thông đường bộ thành
phố vinh và một số vùng phụ cận.
- Phần kết luận và kiến nghị.
Sơ đồ cấu trúc luận văn được thể hiện dưới hình sau:


~6~


~7~

CHƯƠNG 1
NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1 Quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch sử dụng đất đô thị
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Quy hoạch sử dụng đất đai
Quy hoạch: "Quy hoạch" được hiểu chính là việc xác định một trật tự nhất
định bằng những hoạt động như: phân bố, xắp xếp, bố trí, tổ chức... nhằm nhắm
tới một mục đích tốt đẹp với một tinh thần lạc quan.
Đất đai: "Đất đai" là một phần lãnh thổ nhất định (vùng đất, khoanh đất,
vạc đất, mảnh đất, miếng đất...) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất
tự nhiên hoặc mới được tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa
chất, thuỷ văn, chế độ nước, nhiệt độ ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý
hoá tính...) tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng đất vào các mục
đích khác. Như vậy, để sử dụng đất đạt mục đích và có hiệu quả cần phải xây

dựng quy hoạch, đây là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác định ý
nghĩa mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất những phương hướng sử dụng
đất đai hợp lí, hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đối tượng của các mối quan hệ sản
xuất trong các lĩnh vực sử dụng đất. Nó giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội, nó gắn chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Đất đai
là địa điểm, là nền tảng, là cơ sở cho mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước. Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai sẽ là một hiện tượng kinh tế - xã
hội thể hiện đồng thời ở tính chất: kinh tế (bằng hiệu quả sử dụng đất), kỹ thuật
(các tác nghiệp chuyên môn kỹ thuật: điều tra, khảo sát, xây dụng bản đồ,
khoanh định, sử liệu số liệu...) và pháp chế (xác nhận tính pháp lý về mục đích
và quyền sử dụng đất nhằm đảm bảo sử dụng và quản lý đất đai theo pháp luật).


~8~

Qua phân tích ta có thể định nghĩa: Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống
các biện pháp của nhà nước (thể hiện đựơc đồng thời ba tính chất kinh tế, kỹ
thuật và pháp chế) về tổ chức sử dụng đất đai phải hợp lý, đầy đủ và tiết kiệm
nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất (khoanh định cho các mục đích và các
ngành) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo
vệ đất đai môi trường.
Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành
và ra các chuỗi quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững
để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉnh các
mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục
đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.
1.1.1.2 Quy hoạch sử dụng đất đô thị
a. Đất xây dựng đô thị
Đất xây dựng đô thị là đất xây dựng các khu chức năng đô thị (bao gồm cả

các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị).
b. Đất đô thị
Đất đô thị là đất nội thành phố, đất nội thị xã và đất thị trấn.
Đất ngoại thành, ngoại thị đã có quy hoạch và được cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt để phát triển đô thị được quản lý như đất đô thị.
Đất đô thị có thể hiểu là sự biến sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp
thành đất sử dụng đất ở đô thị, công nghiệp, giao thông, văn hóa, dịch vụ …
c. Quy hoạch đô thị
“Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị,
hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo
lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện
thông qua đồ án quy hoạch đô thị” [6].


~9~

d. Quy hoạch sử dụng đất đô thị
Quy hoạch sử dụng đất đô thị là việc bố trí, sắp xếp đất đai đô thị, là hệ
thống các biện pháp kinh tế - kỹ thuật, là các phương án khai thác sử dụng triệt
để nguồn tài nguyên đất đô thị để thỏa mãn những nhu cầu mới của con người,
xã hội, phục vụ tốt nhất cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Trong kinh tế đô thị, mức độ hợp lý của việc tổ chức sử dụng đất đô thị
tác động đến tỷ suất sử dụng đất, tỷ suất sinh sản đất và hiệu suất lao động. Vì
vậy, tổ chức sử dụng hợp lý đất đô thị là vấn đề hạt nhân của quy hoạch sử dụng
đất đô thị. Xoay quanh hạt nhân này, nhiệm vụ chủ yếu của sử dụng đất đô thị là
phân phối hợp lý quỹ đất đô thị và điều chỉnh kết cấu sử dụng đất đô thị theo yêu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của đô thị.
1.1.2 Nhiệm vụ và nội dung của quy hoạch sử dụng đất đai các cấp
Nhiệm vụ và nội dung quy hoạch sử dụng đất đai đối với mỗi quốc gia,
từng vùng trong một nước ở các giai đoạn lịch sử khác nhau rất khác nhau.

Trong giai đoạn hiện nay, nội dung cụ thể của quy hoạch sử dụng đất đai
là: Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp hiện trạng sử dụng đất; đánh giá tiềm năng
đất đai, đặc biệt là đất chưa sử dụng; đề xuất phương hướng, mục tiêu trọng
điểm và các nhiệm vụ cơ bản về sử dụng đất trong thời hạn lập quy hoạch; Xử
lý, điều hoà nhu cầu sử dụng đất giữa các ngành, đưa ra các chỉ tiêu khống chế
(chỉ tiêu khung) để quản lý vĩ mô đối với từng loại sử dụng đất; Phân phối hợp lý
nguồn tài nguyên đất đai, điều chỉnh cơ cấu và phân bố sử dụng đất đai; Tổ chức
một cách hợp lý việc khai thác, cải tạo, bảo vệ đất đai.
Như vậy, nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử dụng đất đai theo lãnh
thổ hành chính là: Phân phối hợp lý đất đai cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội; Hình thành hệ thống cơ cấu sử dụng đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế;
Khai thác tiềm năng đất đai và sử dụng đất đúng mục đích; Hình thành, phân bố


~ 10 ~

hợp lý các tổ hợp không gian sử dụng đất đai nhằm đạt hiệu quả tổng hoà cao
nhất giữa lợi ích kinh tế, xã hội và tối ưu về môi trường.
1.1.3 Nhận xét về những quy định trong công tác quy hoạch sử dụng đất ở
Việt Nam hiện nay
“Nghị định số: 181/2004/NĐ-CP” Về thi hành Luật Đất đai, tại Điều 12
nêu rõ 11 công tác trong quy hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, có thể thấy rõ trong
11 công tác cần thực hiện này không hề đề cập tới việc đánh giá những tác động
của sử dụng đất tới các ngành liên quan, đặc biệt là giao thông vận tải. Các công
tác quy định trong Nghị định chủ yếu quan tâm nhiều đến việc đánh giá hiện
trạng và phân bổ quỹ đất hợp lý mà chưa có những yêu cầu về đánh giá những
tác động có thể gây ra. Chính những hạn chế này có thể dẫn đến những bất cập
trong công tác quy hoạch sử dụng đất hiện nay và tương lai.
1.2 Tổng quan về phương pháp đánh giá tương tác sử dụng đất và giao
thông vận tải

1.2.1 Giới thiệu mô hình hay được sử dụng trên thế giới
Tương tác giữa sử dụng đất và giao thông vận tải là một quá trình động có
liên quan đến những thay đổi về cả không gian và thời gian giữa hai hệ thống.
Thay đổi trong hệ thống sử dụng đất có thể dẫn đến những thay đổi về nhu cầu đi
lại, mục đích đi lại và gây ra những thay đổi trong hệ thống giao thông vận tải.
Mặt khác, hệ thống giao thông phát triển làm tăng mức độ tiếp cận mới, mức độ
hấp dẫn cao hơn, từ đó khuyến khích những sự thay đổi về sử dụng đất.
Trong đô thị, quy hoạch giao thông là bộ khung chủ yếu giúp cho quy
hoạch xây dựng đô thị được thuận lợi hơn. Mạng lưới giao thông là yếu tố quan
trọng trong việc hình thành cấu trúc đô thị. Định hướng quy hoạch hệ thống giao
thông là tiền đề tất yếu cho chiến lược phát triển quy hoạch xây dựng đô thị. Quy
hoạch mạng lưới giao thông phù hợp với mục tiêu, tính chất và điều kiện thực
trạng đô thị sẽ đem lại hiệu quả tốt cho sự phát triển chung về kinh tế - xã hội.


~ 11 ~

Ngoài ra, mạng lưới đường giao thông còn gắn liền với hệ thống hạ tầng kỹ thuật
đô thị, do đó quy hoạch giao thông rất quan trọng trong thiết kế, tổ chức không
gian đô thị, cơ cấu sử dụng đất và mối quan hệ giữa các khu vực chức năng với
nhau.
Từ những năm 1960, nhiều lý thuyết và mô hình đã được sử dụng để
nghiên cứu sự tương tác qua lại giữa hai bộ phận gắn bó hữu cơ này, tương tác
giữa sử dụng đất và giao thông vận tải (Ví dụ, Alonso, 1964 [11], Anas, 1982
[12]; Anas và Duann, 1986 [13]; Boyce, 1980 [14], 1990 [15]; Hansen, 1959
[18]; Kim, 1983 [20]; Prastacos, năm 1986 [25], Kim và các cộng sự, 1989 [21];
Hirschman và Henderson, 1990) [19]. Giuliano (1995, p. 3) [17]. Hầu hết lập
luận rằng những mô hình này ''là những mô hình tĩnh, cân bằng từng phần" ngay
cả khi mô hình có sử dụng phương pháp lặp để đạt trạng thái cân bằng. Nếu
không có thời gian tích hợp một cách rõ ràng trong mô hình thì phương pháp lặp

chỉ cung cấp một giải pháp cân bằng cho một thời điểm nào đó. Ngoài ra, trong
các mô hình giữ một số biến cố định (như là hoạt động sử dụng đất là các biến số
nào đó trong mô hình dự báo nhu cầu đi lại), và tốt nhất, phương pháp tiếp cận
cân bằng từng phần nên được sử dụng.
Để có thể có những hiểu biết sâu hơn về những hoạt động của các vùng đô
thị khác nhau, những mô hình tương tác sử dụng đất và giao thông vận tải
(Transportation / Land Use Modeling - TLUM) đã được phát triển. Những lý do
đằng sau việc sử dụng mô hình TLUM là rất nhiều, chẳng hạn như khả năng dự
báo mô hình đô thị dựa trên một tập hợp các giả định về kinh tế để đánh giá
những tác động của các thể chế đến những tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường. Các
ứng dụng khác của TLUM liên quan đến những lý thuyết thực nghiệm, chính
sách và thực tiễn về hệ thống đô thị. Với một mô hình mô phỏng, có thể được
đánh giá được những lý thuyết đô thị và những tác động của các giải pháp chính
sách, chẳng hạn như quản lý tốc độ tăng trưởng và chi phí do tắc nghẽn giao
thông có thể được đo lường. Không quá ngạc nhiên kể từ khi mô hình TLUM ra


~ 12 ~

đời, đã trở thành công cụ trong quy hoạch của mỗi quốc gia. Ứng dụng và phát
triển mô hình này thường được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau liên quan
đến giao thông vận tải, quy hoạch vùng và đánh giá tác động môi trường.
Mô hình TLUM gồm có 4 mức độ phức tạp khác nhau liên quan đến mối
quan hệ giữa sử dụng đất và giao thông vận tải:
+ Mô hình tĩnh (Static modeling): thể hiện trạng thái của một hệ thống ở
một thời điểm nhất định nào đó thông qua việc phân loại và xử lý số học của các
biến đại diện. Đo lường khả năng tiếp cận có thể được coi là mô hình tĩnh.
+ Mô hình hệ thống (System modeling): thể hiện hoạt động của một hệ
thống với một tập các mối quan hệ nhất định giữa các biến số. Mô hình hấp dẫn
(Gravity model) là một ví dụ của mô hình hệ thống nhằm cố gắng đánh giá sự

thay đổi những hành trình phát sinh và thu hút.
+ Mô hình tương tác giữa những hệ thống (Modeling interactions between
systems): cố gắng tích hợp một số mô hình để tạo thành một hệ thống tổng hợp
(hệ thống rộng lớn và phức tạp). Một mô hình tương tác sử dụng đất và giao
thông vận tải được xem là một ví dụ của mô hình này.
+ Mô hình hóa trong môi trường ra quyết định (Modeling in a decisiontaking environment). Điều này không chỉ hàm ý việc áp dụng một mô hình tương
tác sử dụng đất và giao thông vận tải mà những phân tích và báo cáo kết quả của
nó còn được dùng để tìm ra những chiến lược và khuyến nghị. Hệ thống thông
tin địa lý (GIS) thường là công cụ được sử dụng cho mục đích như vậy, chúng có
thể bao gồm tất cả các mô hình và màn hình hiển thị đồ họa của nó là nền tảng
cho việc ra những quyết định cụ thể.
1.2.2 Bốn bước trong mô hình tương tác sử dụng đất và giao thông vận tải
Nền tảng cốt lõi của mô hình tương tác sử dụng đất và giao thông vận tải
bao gồm hai phần rõ ràng, sử dụng đất và giao thông vận tải. Các thành phần sử
dụng đất chủ yếu dựa trên vị trí nhà ở, những hoạt động công nghiệp và thương


×