Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT PHƯỜNG AN PHÚ – QUẬN 2 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.55 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT PHƯỜNG
AN PHÚ – QUẬN 2 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẾN NĂM 2010

SVTH
:
MSSV
:
LỚP
:: :
KHOA
:
NGÀNH :

THÁI THỊ BÍCH LIÊN
04124037
ĐH04QL
2004 – 2008
Quản Lý Đất Đai

-TP.Hồ Chí Minh. 4/2008-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN
BỘ MÔN QUY HỌACH
THÁI THỊ BÍCH LIÊN

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHI TIẾT PHƯỜNG AN
PHÚ – QUẬN 2 - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẾN NĂM 2010

Giáo viên hướng dẫn: KS.PHAN VĂN TỰ
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh

Ký tên : ………………………………

- Tháng 4 năm 2008 -


LỜI CẢM ƠN

Trong gian học tập, nghiên cứu và thực tập đề
tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo,
gia đình và bạn bè.Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành
đến:
Cha mẹ đã sinh thành nuôi dưỡng và tận tụy
suốt đời vì con, tạo mọi điều kiện vật chất và tinh thần
giúp con trong quá trình học tập; Ông bà, cô chú, cậu
dì đã động viên và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học
tập
Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp
Hồ Chí Minh, Quý thầy cô giảng viên Khoa Quản lý
đất đai và Bất động sản đã trang bị kiến thức, kinh

nghiệm trong những năm em theo học lớp Quản lý đất
đai 30.
Giáo viên hướng dẫn Thầy Phan Văn Tự đã
tận tình giúp đỡ, chỉ bảo những kinh nghiệm, kiến thức
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Các cô chú, anh chị làm việc tại Phòng Tài
Nguyên và Môi Trường Quận 2 đã giúp đỡ tôi trong
quá trình thực hiện đề tài, đã tận tình chỉ dẫn, cung
cấp tư liệu, bản đồ cũng như tạo mọi điều kiện giúp
hoàn thành tốt trong thời gian thực hiện đề tài.
Đồng thời, gửi lòng biết ơn đến các bạn bè tôi,
anh chị khóa trước, những người đã giúp đỡ tôi rất
nhiều trong suốt quá trình học tập và thời gian thực
hiện luận văn.
Sinh viên

Thái Thị Bích Liên


NỘI DUNG TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Thái Thị Bích Liên, Khoa Quản lý Đất đai & Bất động sản,
Trường Đại Học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh
Đề tài:“Quy hoạch sử dụng đất chi tiết phường An Phú – Quận 2 – Thành
Phố Hồ Chí Minh Đến năm 2010”
Giáo viên hướng dẫn: KS.Phan Văn Tự
An Phú là một trong những phường trung tâm của Quận 2, có nhiều điều kiện
thuận lợi về vị trí địa lý, trên địa bàn phường ngày càng có nhiều dân nhập cư từ nơi
khác đến đây để làm ăn, sinh sống. Từ đó đã làm cho tình hình sử dụng đất đai diễn ra
ngày càng phức tạp .Hiện nay quỹ đất chưa sử dụng không còn nữa. Vì vậy Quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết phường An Phú là cần thiết,cấp bách để sử dụng

đất hiệu quả đảm bảo việc sử dụng tài nguyên đất đai một cách có hiệu quả, đòi hỏi địa
phương phải tăng cường việc quản lý một cách chặc chẽ hơn, hợp lý hơn và nhằm cụ
thể hoá các chỉ tiêu định hướng sử dụng đất đai phường An Phú và là căn cứ để giao
đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất ..
Trên cơ sở đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng đất và kết quả đánh
giá khả năng thích nghi của đất đai,kết hợp quan điểm sử dụng đất và dự báo nhu cầu
sử dụng đất của địa phương, để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2010
Ngành nông nghiệp sẽ thu hẹp dần về diện tích trong quá trình đô thị hóa, chủ
yếu là chuyển mục đích sang xây dựng các công trình trong đô thị. Như vậy chủ
trương của địa phương là sẽ không đầu tư mạnh vào khu vực này; tuy nhiên chỉ
khuyến khích phát triển một số ngành nông nghiệp theo mô hình chuyển đổi cây trồng
vật nuôi mới kết hợp du lịch sinh thái, nông nghiệp phục vụ kết hợp vui chơi giải trí
trong đô thị.
Diện tích đất nông nghiệp của phường An Phú đến năm 2010 là 2,12 ha, giảm
200,44 ha so với năm 2007. Phương án quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp giảm để
chuyển sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp 424,85 ha
Về đất phi nông nghiệp: Đến năm 2010 diện tích đất phi nông nghiệp của phường
là: 1.019,12 ha, thực tăng 200,44 ha so với năm 2007. Diện tích quy hoạch tăng thêm
được lấy từ đất trồng lúa 181,52 ha; lấy từ đất trồng cây lâu năm 18,42 ha, lấy từ đất
trồng nuôi trồng thủy sản 0,50 ha. Với vị trí rất thuận lợi để phát triển, trong tương lai
địa bàn sẽ trở thành trung tâm thương mại dịch vụ bậc nhất của quận 2 và là cửa ngõ
quan trọng về phía Đông Nam của thành phố.


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

I.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
I.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài nghiên cứu
I.1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu
I.2. Khái quát địa bàn nghiên cứu
I.3. Nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quy trình
thực hiện
I.3.1 Nội dung nghiên cứu
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu
I.3.3 Các bước thực hiện
I.4. Kết quả đạt được
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan
môi trường
II.1.1. Điều kiện tự nhiên
II.1.1.1 Vị trí địa lý
II.1.1.2 Địa hình, địa mạo
II.1.1.3 Khí hậu
II.1.1.4 Thuỷ văn
II.1.2. Các nguồn tài nguyên
II.1.2.1 Tài nguyên đất
II.1.2.2 Tài nguyên nước
II.1.2.3 Tài nguyên nhân văn
II.1.3. Thực trạng môi trường và cảnh quan thiên nhiên
II.1.3.1 Thực trạng môi trường
II.1.3.2 Cảnh quan thiên nhiên
II.2. Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội
II.2.1.Tăng trưởng kinh tế
II.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
II.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
II.2.3.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp

II.2.3.2. Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ
II.2.4. Thực trạng phát triển xã hội
II.2.4.1. Dân số

1
3
3
3
3
4
4
5
5
5
6
6
7
7
7
7
8
8
9
9
9
10
10
11
11
11

11
11
12
12
12
12
13
12


II.2.4.2. Lao động và việc làm
II.2.4.3. Thực trạng phát triển đô thị
II.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
II.2.5.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
II.2.5.2. Cơ sở hạ tầng xã hội
II.2.6 Quốc phòng, an ninh
II.2.7. Nhận xét chung
II.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất
II.3.1 Tình hình quản lý đất đai
II.3.2. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai
II.3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
II.3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
II.3.2.3. Đất chưa sử dụng
II.3.3. Đánh giá biến động đất đai
II.3.3.1 Biến động đất đai từ 2005-2006
II.3.3.2 Biến động đất đai từ 2006 – 2007
II.3.4 Đánh giá hiệu quả, kinh tế - xã hội, môi trường của việc sử dụng
đất; tính hợp lý của việc sử dụng đất, những tồn tại trong việc sử dụng đất
II.3.4.1 Cơ cấu sử dụng đất
II.3.4.2 Mức độ thích hợp của từng loại đất so với yêu cầu phát triển

kinh tế - xã hội
II.3.4.3 Tập quán khai thác sử dụng đất
II.3.4.4 Hiệu quả sử dụng đất
II.3.4.5 Những tác động môi trường đất trong quá trình sử dụng đất
II.3.4.6 Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất, nguyên nhân chính
và giải pháp khắc phục
II.4. Đánh giá tiềm năng đất đai
II.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá tiềm năng đất đai
II.4.2. Tiềm năng đất đai theo từng loại đất, mục đích sử dụng
II.4.2.1. Tiềm năng đất đai để phát triển nông nghiệp
II.4.2.2. Tiềm năng đất phi nông nghiệp
II.4.3. Khái quát chung tiềm năng quỹ đất đai

13
13
13
13
14
15
15
16
16
19
20
21
23
23
23
26


II.5 Quy hoạch sử dụng đất

30

II.5.1 Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010

30

II.5.1.1 Chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội
II.5.1.2 Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất

30
30

II.5.1.3 Phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch

33

27
27
27
27
27
28
27
28
29
29
29
29

30


II.5.1.4 Các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010
II.5.2 Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010

38
45

II.5.2.1 Cụ thể hoá các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2006 – 2010

45

II.5.2.2 Cụ thể hoá kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất giữa các loại đất
kỳ đầu theo từng năm

46

II.5.2.3 Cụ thể hoá kế hoạch thu hồi đất đến từng năm
II.6 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất khi Quy Hoạch
II.6.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế
II.6.2 Đánh giá hiệu quả xã hội
II.6.3 Đánh giá hiệu quả môi trường

48
51
51
51
51


II.7 Các biện pháp, giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch kế hoạch
sử dụng đất

51

II.7.1 Tính khả thi của dự án
II.7.2 Các biện pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường
II.7.3 Các giải pháp thực hiện quy hoạch

51
51
52

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

53


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
QHKHSDĐ
TT
BTNMT

CP

UBND
UB-ĐT
CD

PNN
TP.HCM
TDTT
NXB

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:

Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất
Thông tư
Bộ tài nguyên môi trường
Nghị định
Chính phủ
Quyết định
Uỷ ban nhân dân
Uỷ ban đô thị
Chuyên dùng
Phi nông nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh

Thể dục thể thao
Nhà xuất bản


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng II.1: Thống kê và Phân loại đất phường An Phú
Trang
Bảng II.2: Dân số chia theo các ấp, khu phố
Bảng II.3: Hiện trạng giáo dục phường An Phú
Bảng II.4: Cơ cấu sử dụng đất 2006 phường An Phú
Bảng II.5: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp phường An Phú
Bảng II.6: Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp
Bảng II.7: Biến động ba nhóm đất chính giai đoạn 2000-2005
Bảng II.8: Biến động nhóm đất nông nghiệp giai đoạn 2000-2005
Bảng II.9: Biến động nhóm đất phi nông nghiệp giai đoạn 2000-2005
Bảng II.10: Biến động đất đai giai đoạn 2005-2007
Bảng II.11: Diện tích, cơ cấu đất đai đến năm 2010

9
12
13
18
19
21
22
24
25
26

41

Bảng II.12: Tổng hợp phân kỳ kế hoạch sử dụng đất

44

Bảng II.13 Kế hoạch thu hồi đất từng năm của phường An Phú

47

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình sơ đồ vị trí phường An Phú
Biểu đồ 1: Cơ cấu sử dụng đất phường An Phú
Biểu đồ 2: Cơ cấu sử dụng đất năm 2006 phường An Phú
Biểu đồ 3: Cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2006
phương An Phú
Biểu đồ 4: Biến động 3 nhóm đất chính giai đoạn 2000-2005
Bản đồ Hiện trạng sử dụng đất Phường An Phú năm 2007
Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất Phường An Phú năm 2010

Trang 8
18
19
21
23
26
50


ĐẶT VẤN ĐỀ

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia. Nó vừa là tư liệu sản
xuất vừa là đối tượng sản xuất của nông nghiệp và cũng là nơi xây dựng các công trình
phục vụ phát triển kinh tế, dân sinh và an ninh quốc phòng. Xã hội càng phát triển thì
nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, trong khi đất đai lại giới hạn về diện tích nên càng
trở nên khan hiếm.
Chính vì lẽ đó nên việc sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả bền vững luôn là nhu cầu
cấp thiết, đòi hỏi có sự cân nhắc và quản lý khoa học. Vì thế mà công tác lập
QHKHSDĐ trở thành vấn đề cấp bách của các cấp, các ngành hiện nay. Thật vậy, tại
điều 6 Luật Đất Đai 2003 quy định rõ công tác lập QHKHSDĐ là một trong 13 nội
dung quản lý nhà nước về đất đai, cũng tại điều 21, 22, 23 mục 2 Luật Đất Đai 2003 có
nhiều Thông Tư và Nghị Định hướng dẫn cụ thể về công tác này như TT 30/2004/TTBTNMT về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định QHKHSDĐ và các điều 12,
13, 14, 15, 16, 17, 18, 26 của NĐ 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ
về thi hành Luật Đất Đai.
An Phú là một trong những phường được xác định là đô thị hóa mạnh của quận 2.
Những năm qua việc triển khai các dự án đã tác động rất lớn đến đời sống của người
dân trên địa bàn. giá trị sản xuất nông nghiệp giảm đáng kể, quỹ đất nông nghiệp thu
hẹp dần và đòi hỏi người dân phải chuyển ngành nghề. Cơ cấu kinh tế phải chuyển
dịch theo hướng phù hợp hơn với tiến trình đô thị hóa. Ngoài ra An Phú làm địa bàn
rất lợi thế về phát triển kinh tế. Do vậy để phát huy tiềm năng này thì cần phải xác
định hướng phát triển thích hợp đồng thời góp phần thực hiện chủ trương phát triển
kinh tế của quận được đồng bộ và đúng hướng.
Thật vậy, để điều hòa lợi ích và giải quyết mâu thuẩn luôn nảy sinh và tồn tại trong
quá trình sử dụng đất, đảm bảo sử dụng đất một cách tiết kiệm, có hiệu quả và bền
vững thì công tác điều tra, đánh giá và quy hoạch đất đai là công việc cần thiết phải
được tiến hành trước tiên.
Được sự đồng ý của Khoa Quản lý đất và Bất động sản, để đánh giá hiệu quả và
nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch sử dụng đất, tôi tiến hành thực hiện đề
tài: “ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT PHƯỜNG AN PHÚ - QUẬN 2 – THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2008 – 2010”.
Mục đích, yêu cầu của đề tài:

Đáp ứng được nhu cầu đất đai để phát triển các ngành, các mục đích dân sinh và
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của phường đến năm 2010.
Đảm bảo sử dụng tài nguyên đất đai tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả trên cơ sở đánh
giá thực trạng và tiềm năng đất đai của phường. Đồng thời bảo vệ cải tạo môi trường
sinh thái nhằm phát triển và sử dụng đất đai lâu bền.
Đối tượng nghiên cứu:
Đất đai: bao gồm tất cả các loại đất theo mục đích sử dụng ( đất nông nghiệp, đất
phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng) có trong địa giới hành chính phường An Phú.
Đối tượng sử dụng, các qui luật phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên,tài
nguyên thiên nhiên.


Phạm vi nghiên cứu :
Địa bàn nghiên cứu: toàn bộ diện tích tự nhiên theo ranh giới hành chính phường
An Phú, Quận 2, TP Hồ Chí Minh.
Thời gian nghiên cứu : 4 tháng (từ 01/04/2008 đến 30/07/2008 ).


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Thái Thị Bích Liên

PHẦN I: TỔNG QUAN
I.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

I.1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
- Động thái biến đổi điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi
trường.
- Quy luật phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu.
Bên cạnh đó, còn một số cơ sở khoa học mang tính thuyết phục như sau:

Đất đai: là một vùng không gian đặc trưng có giới hạn, theo chiều thẳng đúng (gồm
khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt
nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất), theo chiều nằm ngang trên
mặt đất( là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn, thảm thực vật cùng các
thành phần khác). Ngoài ra còn hoạt động của con người từ quá khứ đến hiện tại và
triển vọng trong tương lai.
Quy hoạch: là việc xác định một trật tự nhất định bằng những hoạt động phân bổ,
bố trí, sắp xếp, tổ chức.
Quy hoạch sử dụng đất: quy hoạch sử dụng đất là hệ thống các biện pháp kinh tế,
kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và quản đất đai đầy đủ, hợp lý,
khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua việc phân bố quỹ đất cho các mục đích và
cho các ngành và tổ chức sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội tạo
điềkuiê nj bảo vệ đất đai và môi trường.
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải bảo đảm các nguyên tắc sau
đây:
1. Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội, quốc phòng, an ninh;
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp
dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử
dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền quyết định, xét duyệt;
3. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng
đất của cấp dưới;
4. Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;
5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường;
6. Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
7. Dân chủ và công khai;
8. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định, xét duyệt
trong năm cuối của kỳ trước đó.
I.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài nghiên cứu

- Hiến pháp nuước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1992;
- Luật đất đai năm 2003 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các văn
bản dưới Luật có liên quan đến đất đai;
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 19/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật
Đất đai;


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Thái Thị Bích Liên

- Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng
đất;
- Hệ thống biểu mẫu lập quy hoạch sử dụng đất của cả nước, thành phố, huyện, xã
(kèm theo thông tư số 30/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất);
- Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/06/2005 của Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường về việc ban hành Quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
I.1.3 Cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Kế hoạch số 4595/UB-ĐT ngày 06/08/2004 của UBND TP. Hồ Chí Minh về Kế
hoạch lập và triển khai thực hiện Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn TP.
Hồ Chí Minh;
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010,
lập kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ cuối (2006-2010) của Thành phố Hồ Chí Minh đã
được Chính phủ phê duyệt tại Nghị quyết số 10/2007/NQ-CP ngày 13/02/2007 của
Chính phủ.
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận 2 đến năm 2010;
- Báo cáo Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010, định hướng đến năm

2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm (2006 – 2010) quận 2–Tp HCM.
- Quyết định số 30/QĐ - UB ngày 09/01/2006 của UBND quận 2 về việc phê duyệt
đề cương và tổng dự toán kinh phí Quy hoạch sử dụng đất đất chi tiết đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất chi tiết 5 năm (2006 - 2010) của
phường An Phú – quận 2 – Tp Hồ Chí Minh;
- Tài liệu, số liệu thống kê đất đai năm 2007 phường An Phú;
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 của phường An Phú;
- Các tài liệu điều tra cơ bản ở địa phương.
I.2 Khái quát địa bàn nghiên cứu
An Phú là phường nằm phía Bắc Quận 2, có tổng diện tích tự nhiên là 1.021,24 ha.
Phía Bắc giáp Phường Trường Thọ - Quận Thủ Đức, Phường Phước Long A và Phước
Bình - Quận 9. Phía Tây giáp phường Thảo Điền, Bình An và Bình Khánh – Quận 2.
Phía Nam giáp phường Bình Trưng Đông và Bình Trưng Tây - Quận 2. Phía Đông
giáp Phường Phú Hữu - Quận 9. Địa hình trên địa bàn tương đối thấp và có các tuyến
giao thông lớn đi qua do vậy rất thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là
phát triển đô thị. Khí hậu trên địa bàn phường luôn ôn hoà, dễ chịu và ít thiên tai. Với
đặc điểm khí hậu như vậy rất thuận lợi để phát triển đô thị theo hướng không gian mở,
đồng thời là khu vực mở rộng đô thị của Thành phố Hồ Chí Minh nói chung cũng như
Quận 2 nói riêng. Mạng lưới thủy văn gồm có 2 sông là sông Rạch Chiếc ở phía Bắc
và sông Giồng ở phía Nam. Được bao bọc bởi sông rạch Chiếc và sông Giồng cùng
với hệ thống kênh rạch chằng chịt, địa bàn rất có tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên,
có thể phát triển các loại hình dịch vụ sinh thái, văn hoá, TDTT …
I.3 Nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, quy trình thực hiện
I.3.1 Nội dung nghiên cứu


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Thái Thị Bích Liên


- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, tình hình quản lý, hiện trạng sử dụng
và biến động đất đai, tiềm năng đất đai, xác định các mục tiêu cụ thể gắn với đất cần
đạt được trong thời kỳ quy hoạch.
- Xác định nhu cầu và cân đối quỹ đất cho từng mục đích sử dụng, gắn với các dự
án phát triển kinh tế - xã hội, các mục tiêu phấn đấu trong thời kỳ quy hoạch và từng
giai đoạn kế hoạch.
- Định rõ vị trí phân bố, diện tích và cơ cấu sử dụng cho các ngành, khu dân cư, hệ
thống cơ sở hạ tầng (giao thông, bưu chính viễn thông, y tế, văn hoá, giáo dục ...).
I.3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra nhanh : thông qua hai phương pháp RRA và PRA để thu
thập thông tin số liệu, tài liệu có liên quan. Và phương pháp SWOT để đánh giá 4 yếu
tố là mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, thách thức về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của
địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp kế thừa : kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu có liên quan đến
quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn.
- Phương pháp thống kê : phương pháp này sử dụng thống kê tuyệt đối và tương đối
để phân tích và đánh giá biến động đất đai, là cơ sở đánh giá chu chuyển đất đai hiện
trạng, chu chuyển đất đai kế hoạch,…
- Phương pháp bản đồ: là phương pháp dùng bản đồ thể hiện 1 thực trạng hay 1 kết
quả của đối tượng mà ta muốn đề cập đến.
- Phương pháp GIS: ứng dụng công nghệ tin học xây dựng các bản đồ chuyên đề,
bản đồ đơn tính,tiến hành chồng xếp trên cơ sở mối quan hệ giữa các bản đồ để đưa ra
một bản đồ thành quả chung.
- Phương pháp dự báo: dùng để dự báo tiềm năng trong tương lai về mặt số lượng
như: dự báo dân số, dự báo nhu cầu sử dụng đất đối với từng loại đất.
- Phương pháp chuyên gia : được thể hiện từ công tác tổ chức, báo cáo chuyên đề
đóng góp ý kiến,… đều thông qua các chuyên gia có kinh nghiệm.
- Phương pháp định mức: Sử dụng các tiêu chuẩn định mức, tổng hợp và xử lý
thống kê kết hợp với các dự báo đưa ra các loại đất chiếm dụng trong giai đoạn thực
hiện.

- Phương pháp tổng hợp: dùng phần mềm Excel để xử lý và dự báo các số liệu điều
tra.
- Phương pháp đa phương án: là phương pháp đưa ra nhiều phương án thích hợp,
sau đó lựa chọn phương pháp tối ưu nhất
I.3.3 Các bước thực hiện
- Bước 1: Khảo sát thực địa, điều tra cơ bản, thu thập số liệu, tài liệu, bản đồ có liên
quan.
- Bước 2: Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội tác
động đến việc sử dụng đất.
- Bước 3: Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất.
- Bước 4: Đánh giá tiềm năng đất đai.
- Bước 5: Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất và các giải pháp thực hiện.


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Thái Thị Bích Liên

- Bước 6: Xây dựng báo cáo tổng hợp, hoàn chỉnh số liệu, tài liệu, bản đồ.
I.4 Kết quả đạt được
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai thời kì 2008 - 2010 tỷ lệ 1:5000
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp
- Hệ thống bảng biểu Quy hoạch – Kế hoạch sử dụng đất đai theo thông tư
30/2004/TT_BTNMT ngày 01/11/2004.
- Đĩa CD lưu trữ dữ liệu.

PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
II.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường:
II.1.1 Điều kiện tự nhiên



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Thái Thị Bích Liên

II.1.1.1 Vị trí địa lý
An Phú là phường nằm phía Bắc quận 2, có tổng diện tích tự nhiên là 1.021,24 ha
(chiếm 26,40% so với diện tích tự nhiên toàn quận) vị trí được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp phường Trường Thọ - quận Thủ Đức, phường Phước Long A và
Phước Bình - quận 9;
- Phía Tây giáp phường Thảo Điền, Bình An và Bình Khánh – quận 2;
- Phía Nam giáp phường Bình Trưng Đông và Bình Trưng Tây - quận 2;
- Phía Đông giáp phường Phú Hữu - quận 9.
Với địa thế có tuyến xa lộ Hà Nội và đại lộ Đông Tây chạy qua là các tuyến giao
thông đối ngoại quan trọng nối kết trung tâm quận với bên ngoài, đồng thời là khu vực
đô thị hoá rất mạnh mẽ với các dự án lớn của thành phố nên phường An Phú có nhiều
điều thuận lợi để hoà nhập vào mạng lưới đô thị của quận cũng như của Thành phố.
Sơ đồ vị trí Phường An Phú

Nguồn: Phòng Tài Nguyên và Môi Trường
II.1.1.2 Địa hình, địa mạo
Địa hình bằng phẳng và thấp so với một số khu vực khác trên địa bàn quận như:
Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây và Cát Lái. Hướng đổ dốc địa hình không rõ, cao
độ mặt đất bình quân thấp hơn 1m và chịu ảnh hưởng theo chế độ thuỷ triều của các
con sông lớn.


Ngành Quản Lý Đất Đai


SVTH: Thái Thị Bích Liên

Tóm lại, địa hình trên địa bàn tương đối thấp và có các tuyến giao thông lớn đi qua
do vậy rất thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là phát triển đô thị. Nền
đất có chất lượng khá tốt và phù hợp để xây dựng công trình quy mô lớn.
II.1.1.3 Khí hậu
Địa bàn mang đặc trưng của khí hậu Nam Bộ với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa
khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau.
- Nhiệt độ trung bình là 27,90C (dao động 160C - 340C);
- Lượng mưa cao nhất: 2.178 mm/năm;
- Lượng mưa trung bình: 1.895 mm/năm;
- Lượng mưa thấp nhất: 1.329 mm/năm;
Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa, chiếm hơn 90% lượng mưa trong năm,
tuy lượng mưa nhiều nhưng không bị ngập nước vì trên địa bàn có nhiều tuyến kênh
rạch là hệ thống tiêu thoát nước khá hiệu quả.
Hướng gió chủ đạo: Tây Nam (tháng 4 - 9); Tây Bắc (tháng 11 - 12); Đông Nam
(tháng 1- 3).
Khí hậu trên địa bàn phường luôn ôn hoà, dễ chịu và ít thiên tai. Với đặc điểm khí
hậu như vậy rất thuận lợi để phát triển đô thị theo hướng không gian mở, đồng thời là
khu vực mở rộng đô thị của thành phố Hồ Chí Minh nói chung cũng như quận 2 nói
riêng. Ngoài ra cũng rất phù hợp để phát triển kinh tế nông nghiệp như: ngành trồng
hoa kiểng và một số loại thuỷ cầm có giá trị kinh tế cao (cá sấu, cá điêu hồng, cá tai
tượng….).
II.1.1.4 Thuỷ văn
Mạng lưới thủy văn gồm có 2 sông là sông Rạch Chiếc ở phía Bắc và sông Giồng ở
phía Nam. Đây là 2 nhánh sông nhận dòng chảy trực tiếp từ sông Sài Gòn nên chịu
ảnh hưởng rất lớn của chế độ bán nhật triều của con sông này.
Mạng lưới kênh, rạch trên địa bàn khá chằng chịt và phân bố đều khắp do vậy
nguồn nước mặt chi phối bởi các tuyến kênh rạch này cũng rất thuận lợi để sản xuất

nông nghiệp và phục vụ phát triển đô thị.

II.1.2 Các nguồn tài nguyên
II.1.2.1 Tài nguyên đất

Tài nguyên đất trên địa bàn được phân loại theo nguồn gốc phát sinh, hình
thành chủ yếu là trên nền phù sa cổ và được chia ra thành 2 nhóm đất chính sau:
Bảng II.1:Thống kê và Phân loại đất phường An Phú
Tên Đất Việt Nam
Ký Tên theo FAO/UNESCO


Diện

Tỷ


Ngành Quản Lý Đất Đai

1.Nhóm Đát Xám
2.Nhóm Đất Phèn
Đất Phèn Tiềm Tàng
Đất Phèn Phát Triển
Tổng Diện Tích

SVTH: Thái Thị Bích Liên

hiệu
X
S

Sp
Sj

hiệu
AC
FLt
GLtp
Flto

tích(ha)
lệ(%)
Acrisols
219,98 21,54
Thionic Fluvisols
801,26 78,46
Proto- thionic gleysols
524,1 51,32
Orthi- thionic fluvisols
277,16 27,14
1.021,24
100
( Nguồn: Điều tra và tính toán)

* Nhóm đất xám:
Nhóm đất xám chiếm rất ít, phân bố tập trung chủ yếu về phía Nam ở khu vực
tiếp giáp với sông Giồng Ông Tố của phường (khu giáp ranh với phường Bình Trưng
Tây). Trong đó chủ yếu là đất xám mùn Gley trên phù sa cổ với tính chất có lẫn nhiều
cát và có thành phần cơ giới nhẹ. Loại đất này hình thành trên nền địa hình tương đối
cao hơn nên ít bị ngập nước và đất có chất lượng khá, thích hợp trồng cây ngắn ngày
và một số loại cây dài ngày chịu hạn.

Do có tầng đất dày, cấu trúc chặt và khả năng chịu lực cao nên loại đất này có tiềm
năng trong bố trí xây dựng công trình phục vụ phát triển đô thị.
* Nhóm đất phèn: Nhóm đất phèn chiếm tỷ lệ khá cao so với nhóm đất xám, phân
bố đều khắp toàn địa bàn phường.
Nhóm đất có thành phần cơ giới nặng, giàu sét hữu cơ, độ co rút lớn, đất hơi chua,
độ PH từ 5,3 đến 5,7 nghèo lân. Loại đất này có tầng dày lớn và bên dưới có tầng đất
phèn, ở điều kiện ngập nước do có chứa nhiều sét nên có độ phân giải không cao vì
vậy không có lợi cho cây trồng.
Cấu trúc đất chặt, hạt nhỏ, cường độ chịu lực của đất cũng không cao, khi bố trí xây
dựng công trình cần tiến hành gia cố nền móng cẩn thận và đúng kỹ thuật.
II.1.2.2 Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Hệ thống sông rạch trên địa bàn khá dày nên nguồn nước mặt
có trữ lượng lớn và khả năng khai thác cũng rất thuận lợi, tuy nhiên chịu ảnh hưởng
lớn bởi chế độ thuỷ triều thống sông Sài Gòn – Đồng Nai. Những năm qua nguồn
nước mặt phục vụ cho phát triển nông nghiệp trên địa bàn khá hiệu quả.
- Nguồn nước ngầm: Địa hình thấp và nằm trên nền đất phù sa nên nguồn nước
ngầm của phường có trữ lượng và chất lượng khá tốt. Hiện nay nguồn nước sinh hoạt
chủ yếu của người dân là khai thác từ các giếng bơm tại gia đình, tuy có hệ thống nước
máy nhưng chưa được người dân sử dụng phổ biến do chí phí lắp đặt và giá nước cao.
Việc sử dụng giếng bơm của người dân hiện nay chưa được quản lý chặt chẽ và thiếu
tập trung đã làm nguồn nước ngầm bị ô nhiễm và giảm chất lượng. Vì vậy, địa phương
cần quan tâm hơn trong việc khai thác nguồn tài nguyên vô giá này.
I.1.2.3 Tài nguyên nhân văn
Công tác vận động quần chúng nhân dân luôn được Đảng bộ quan tâm chăm lo mà
trọng tâm là cuộc vận động “ Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.
Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở các khu phố, ấp được nhân dân góp ý, bàn bạc,
hiến kế cho Đảng và chính quyền xây dựng địa bàn dân cư lành mạnh, thực sự là ngày
hội của dân. Hội nghị nhân dân, tổ dân phố được nhân dân đồng tình ủng hộ qua việc
phát huy dân chủ. Sự đoàn kết thống nhất giữa Đảng, chính quyền và nhân dân địa



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Thái Thị Bích Liên

phương tạo nên một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương ngày
càng đi lên vững mạnh. Đây chính là yếu tố rất to lớn làm cơ sở để phát huy các nguồn
tài nguyên về tự nhiên, kinh tế....và quan trọng nhất đó là yếu tố về con người
II.1.3 Thực trạng môi trường và cảnh quan thiên nhiên
II.1.3.1 Thực trạng môi trường
Nhìn chung, phường có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để
phát triển kinh tế - xã hội. Phát triển không đúng khoa học và thiếu đồng bộ là nguyên
nhân gây ra ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước và đất đai do khối
lượng chất thải chưa xử lý thải trực tiếp ra sông, rạch lớn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ
cộng đồng và mất cân bằng sinh thái.
Xu hướng trong những vùng đô thị hoá cao thì vấn đề về môi trường phải được
quan tâm hàng đầu, cụ thể ở các mặt như: môi trường nước, đất, không khí và đô thị.
II.1.3.2 Cảnh quan thiên nhiên
Được bao bọc bởi sông rạch Chiếc và sông Giồng cùng với hệ thống kênh rạch
chằng chịt, địa bàn rất có tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, có thể phát triển các loại
hình dịch vụ sinh thái, văn hoá, TDTT …
II.2 Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội
II.2.1Tăng trưởng kinh tế
An Phú là một trong những phường được xác định là đô thị hóa mạnh của quận 2,
với 2/3 diện tích tự nhiên nằm trong các dự án quy hoạch. Do vậy những năm qua việc
triển khai các dự án đã tác động rất lớn đến đời sống của người dân trên địa bàn. Đất
sản xuất nông nghiệp giảm mạnh làm cho tỷ trọng đóng góp ngành nông nghiệp giảm
đáng kể, thay vào đó ngành thương mại dịch vụ có xu hướng tăng mạnh đáp ứng quá
trình đô hóa đang diễn ra.
So với năm 2005 thì số cơ sở sản xuất kinh doanh đã tăng lên thêm 185 cơ sở, đây

xem là bước chuyển mình của cơ cấu kinh tế theo hướng đô thị hóa của phường. Tuy
ngành nông nghiệp giảm mạnh về diện tích nhưng nhu cầu phát triển các mô hình
trồng hoa kiểng phục vụ đô thị cũng rất cần thiết và chiếm nhiều ưu thế. Lĩnh vực này
đã và đang phát triển thuận lợi trong tình hình kinh tế hiện nay của địa phương.
II.2.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ làm cho giá trị sản xuất nông nghiệp giảm
đáng kể, quỹ đất nông nghiệp thu hẹp dần và đòi hỏi người dân phải chuyển ngành
nghề. Cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch theo hướng phù hợp hơn với tiến trình đô thị
hóa. An Phú là địa bàn rất lợi thế về phát triển kinh tế do vậy để phát huy tiềm năng
này thì cần phải xác định hướng phát triển thích hợp đồng thời góp phần thực hiện chủ
trương phát triển kinh tế của quận được đồng bộ và đúng hướng.
Hướng phát triển kinh tế của phường được xác định là phát triển thương mại dịch vụ
và tiểu thủ công nghiệp, trong đó thương mại dịch vụ đóng vai trò là ngành chủ đạo.
Phát triển kinh tế song song với tiến trình đô thị hóa nhằm phát huy tích cực những tiềm
năng của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ các thành phần kinh tế, đảm bảo
quyền lợi hợp pháp cho nhân dân và đảm bảo môi trường sinh thái.
II.2.3 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
II.2.3.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Thái Thị Bích Liên

Quá trình đô thị hóa diễn ra dẫn tới hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp
mở rộng, phát triển các khu công nghiệp, các khu dân cư mới làm diện tích đất sản
xuất nông nghiệp đang bị thu hẹp rất nhiều. Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù
hợp với điều kiện mới hiện nay, tổ chức lại sản xuất cho hợp lý, xây dựng lại loại hình
nông nghiệp đô thị có hiệu quả kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập và cải thiện đời
sống người dân là nhiệm vụ rất cần thiết và hết sức quan trọng. Bước đầu mô hình

phát triển sản xuất nông nghiệp theo hình thức kinh tế hộ trên địa bàn đạt được những
kết quả rất khả quan và hiệu quả.
Năm 2007 tình hình ngành nông nghiệp trên địa bàn đã có bước thay đổi đáng kể,
diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh và việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng
diễn ra nhanh. Do việc thực hiện quy hoạch còn chậm nên ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt
động sản xuất, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ chưa đạt
được kết quả cao.
Về chăn nuôi: diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh làm cho việc chăn nuôi cũng
phải thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế, cụ thể là số lượng gia súc, gia cầm
giảm thay vào đó là việc tận dụng nguồn nước tự nhiên để phục vụ nuôi trồng thủy sản
ngọt vì vừa phù hợp với tình hình địa phương và vừa mang lại hiệu quả kinh tế.
Về trồng trọt: Diện tích lúa giảm nhanh so với năm 2005, chỉ còn khoảng 4ha với
năng suất 2,3 tấn/ha; việc sản xuất không đạt hiệu quả kinh tế nên các hộ nông dân
không muốn đầu tư vào sản xuất dẫn đến tình trạng đất để hoang hóa ngày càng
nhiều... Đến nay diện tích lúa hầu như không còn, đất sản xuất lúa đa phần nằm trong
các dự án đã có quy hoạch; người dân chỉ trồng một số loại cây như sen lấy hạt, rau
muống ... nằm rải rác trong khu dân cư.
Người dân đã chủ động chuyển đổi cây trồng từ lúa sang các loại cây khác có hiệu
quả kinh tế cao hơn và phù hợp với tình hình phát triển của địa phương, cụ thể tính
đến năm 2007 đã có 185,57 ha đất nông nghiệp được chuyển sang đất phi nông nghiệp
và cho đến năm 2007 cơ bản đã chuyển đổi chuyển đổi toàn bộ diện tích đất lúa.
II.2.3.2 Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ
Hiện toàn phường có 404 cơ sở sản xuất kinh doanh với tổng số vốn đăng ký hơn
10 tỷ đồng, chủ yếu là các cơ sở thương mại dịch vụ với quy mô nhỏ, thiếu định
hướng. Những năm qua cơ cấu kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ sang các lĩnh vực phi
nông nghiệp, đây là bước tiền đề quan trọng nhằm đẩy mạnh việc đô thị hóa đang diễn
ra nhanh chóng và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế hiện nay trên địa bàn.
II.2.4 Thực trạng phát triển xã hội
II.2.4.1 Dân số
Tính đến tháng 12/2006 tổng dân số trên địa bàn phường là 13.460 người, trong đó

có 7.155 nam và 6.305 nữ; mật độ dân số là : 1.150 người/km 2; An Phú là địa bàn có
mật độ dân số tương đối cao so với mật độ trung bình của quận và các phường trên địa
bàn quận. Dân số được phân theo các khu phố, ấp như sau:
Bảng II.2: Dân số chia theo các ấp, khu phố
STT
1

Tên Ấp , Khu phố
Ấp 1

Số hộ
645

Số người
2.689


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Thái Thị Bích Liên

2

Ấp 2

676

3.655

3


Ấp 3

748

3.922

4

Khu phố 4

734

3.194

2.803

13.460

Tổng

(Nguồn: Ban Công an phường )
II.2.4.2 Lao động và việc làm
Xuất phát điểm từ kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp do vậy nguồn lao động
đa phần là lao động nông nghiệp. Tổng số người trong độ tuổi lao động là 8.211 người,
chiếm 61% tổng số dân; qua đó cho thấy nguồn lao động trên địa bàn là khá dồi dào
nhưng trình độ tay nghề ở mức thấp (kết quả điều tra năm 2007 cho thấy 2/3 số lao
động có trình độ văn hóa chưa đến cấp 3). Tỷ lệ lao động chưa có việc làm trên địa
bàn hiện chiếm khoảng 10%, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 300
lao động.

II.2.4.3 Thực trạng phát triển đô thị
Các khu dân cư hình thành và phát triển theo dọc tuyến đường chính như Lương
Định Của và dọc tuyến xa lộ Hà Nội. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tuy còn
hạn chế nhưng cơ bản là giải quyết được nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn
về hệ thống điện, giao thông, nước, thoát nước......
Dự án khu nhà ở 131 ha và 87 ha đã triển khai hình thành khu dân cư mới tập trung
với cơ sở vất chất rất hiện đại, khang trang và hoàn chỉnh công trình hạ tầng kỹ thuật
đã đáp ứng một diện tích đất ở đáng kể cho nhân dân trên địa bàn.
II.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
II.2.5.1 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
a. Giao thông
Toàn phường có hơn 22,26 km đường giao thông các loại, trong đó có 6,53km giao
thông do Thành phố quản lý, còn lại là các tuyến do quận và phường quản lý với mật
độ giao thông là 2,18 km/km2 cho thấy mạng lưới giao thông trên địa bàn là chưa phát
triển, những cũng đáp ứng phần nào nhu cầu đi lại cho người dân; tuy nhiên vẫn còn
một số tuyến nhỏ trong khu dân cư là đường đất do đó vào mùa mưa các con đường
này trở nên lầy lội rất khó vận chuyển và đi lại.
b. Thủy lợi – thoát nước
Hệ thống sông rạch trên địa bàn khá dày nên rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp
và tiêu thoát nước trong mùa mưa lũ; hệ thống sông rạch này có dòng chảy ra các con
sông lớn của Thành phố nên ảnh hưởng ít nhiều đến chế độ nhật triều của các con sông
này.
II.2.5.2 Cơ sở hạ tầng xã hội
a.Giáo dục - đào tạo
Bảng II.3: Hiện trạng giáo dục phường An Phú
Chỉ tiêu

Tổng số

Nhà trẻ Mẫu giáo


Cấp I

Cấp II

Cấp
III

Bậc học
khác


Ngành Quản Lý Đất Đai

Số trường
Số học
sinh

SVTH: Thái Thị Bích Liên

4

1

1

1

-


2372

270

509

1593

-

1
-

Trong những năm qua chất lượng giáo dục đào tạo các trường trên địa bàn phường
không ngừng được nâng lên qua các niên khóa. Số học sinh khá giỏi, tỷ lệ tốt nghiệp ở
các cấp đều tăng. Phường đã được Thành phố công nhận hoàn thành xóa mù chữ và
phổ cập tiểu học, không còn tình trạng học 3 ca. Năm 2002 trường THCS An Phú
được Thành phố công nhận là trường trọng điểm chất lượng cao. Về cơ sở vật chất
trường lớp tương đối đảm bảo phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập của học sinh trên
địa bàn.
Bậc học mầm non: hiện có 01 trường với 270 học sinh;
Bậc học tiểu học: hiện có 01 trường với 509 học sinh;
Bậc học THCS: hiện có 01 trường với 1.593 học sinh;
Bậc học khác: hiện có 01 trường bồi dưỡng giáo dục.
b. Y tế

Năng lực chăm sóc sức khỏe của nhân dân được nâng cao. Công tác chăm sóc sức
khỏe, khám chữa bệnh đã được tập trung đầu tư về cả cơ sở vật chất lẫn nghiệp vụ
chuyên môn, trạm y tế phường luôn hoàn thành nhiệm vụ sơ cấp cứu cấp khu vực,
không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn.

Các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu được thực hiện tốt, chỉ tiêu tiêm
chủng mở rộng đạt từ 83 – 85%. Các chỉ tiêu kế hoạch hóa gia đình đều vượt so với kế
hoạch được giao.
c. Văn hóa thể thao
Các hoạt động văn hóa văn nghệ đã được Đảng bộ và chính quyền quan tâm
lãnh đạo, phường đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ phong phú
trong các dịp lễ, tết nhằm nâng cao mức hưởng thụ văn hóa tinh thần của nhân dân.
d. Cấp nước
Hiện nay trên địa bàn chưa có hệ thống cấp nước sinh hoạt cho người dân hoàn
chỉnh, đại đa số người dân sử dụng giếng bơm tại nhà và khai thác một cách tự phát;
với điều kiện địa hình thấp, nhiều kênh, rạch, sông, suối và nguồn nước ngầm nông
cho nên nước rất dễ khai thác phục vụ sinh hoạt. Nhìn chung chất lượng nước cũng
tương đối tốt, một số nơi bị nhiễm phèn. Việc khai thác nguồn nước hiện nay còn bừa
bãi, chưa đảm bảo hiệu quả do vậy rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp chính
quyền nhằm khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên quí giá này.
II.2.6 Quốc phòng, an ninh
Quán triệt phương châm quốc phòng – an ninh là nhiệm vụ thường xuyên, an ninh
chính trị luôn được tăng cường và giữ vững. Đảng uỷ xác định nhiệm vụ giữ gìn an
ninh chính trị và trật tự toàn xã hội là nhiệm vụ của của hệ thống chính trị. Qua đấu
tranh kéo giảm tội phạm củng cố xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh tổ
quốc.
Công tác quân sự quốc phòng luôn có bước phát triển tốt, luôn được các cấp quan
tâm chăm lo; công tác quân sự địa phương luôn bảo đảm, lực lượng dân quân đã được


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Thái Thị Bích Liên

củng cố và xây dựng, đảm bảo các đầu mối theo quy định và hoạt động có hiệu quả.

Trang thiết bị phục vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu huấn luyện, phương tiện làm việc
được trang bị đầy đủ hơn đồng thời tuyên tuyền và giáo dục nhân dân sống và làm việc
theo pháp luật.
II.2.7 Nhận xét chung
Qua đánh giá tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn cho thấy mức tăng trưởng kinh tế
hàng năm vào loại khá, cơ cấu kinh tế chuyến dịch mạnh mẽ và tích cực, theo đúng
hướng đã đề ra. Giá trị kinh tế không ngừng tăng lên góp phần cải thiện, nâng cao chất
lượng cuộc sống cho người dân. Là địa bàn đô thị hóa mạnh song ít nhiều bị ảnh
hưởng rất lớn đến việc sản xuất nông nghiệp nhưng chính quyền địa phương đã kịp
thời chỉ đạo và đến nay cơ bản tình hình đã ổn định, đây là những thành quả rất đáng
được khích lệ mà nhân dân và chính quyền phường An Phú đạt được trong những năm
qua.
Trong tương lai, xác định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương là tiếp tục
khai thác tiềm năng sẵn có đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế nhằm phát huy
tốt thế mạnh của mình thông qua việc đánh giá các mặt thuận lợi và khó khăn của địa
phương như sau:
- Thuận lợi:
+ Địa bàn có tuyến xa lộ Hà Nội đi qua nên thuận lợi cho việc phát triển thương mại
dịch vụ quan trọng cũng như kết nối quận với khu vực lân cận.
+ Được sự quan tâm lãnh đạo rất nhiệt tình của Đảng và chính quyền địa
phương là điều kiện rất thuận lợi và là động lực lớn để phát triển kinh tế - xã hội.
+ Đoàn kết, thống nhất, dân chủ trong nội bộ chính quyền và được sự hưởng ứng
tích cực của nhân dân vì mục tiêu phát triển chung.
+ Có vị thế rất thuận lợi để phát triển kinh tế theo đúng hướng và hiệu quả, tiềm
năng để phát triển còn nhiều không chỉ về đất đai mà cả về con người. Đây là điều
kiện để thu hút đầu tư hiệu quả.
+ Là phường trọng điểm đô thị hóa, đây là cơ sở để phường xây dựng, phát triển và
hình thành một đô thị hiện đại và văn minh với đầy đủ cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ
tầng xã hội.
- Khó khăn:

+ Tình hình di dời giải tỏa chậm, cơ sở hạ tầng kém và quy mô kinh doanh nhỏ lẻ là
những trở ngại lớn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội của phường.
+ Nguồn nhân lực dồi dào nhưng trình độ còn thấp là sự khó khăn trong việc
thúcđẩy phát triển kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ. Thông qua đó cho thấy
việc đầu tư hơn nữa vào lĩnh vực này là điều rất cần thiết.
II.3 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai
II.3.1 Tình hình quản lý đất đai
II.3.1.1 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trước khi có luật đất đai 2003
Thực hiện công tác quản lý theo luật đất đai 1993 và luật đất đai sửa đổi bổ sung
1998, 2001, cùng với một số văn bản pháp luật về đất đai dược ban hành nên công tác


Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Thái Thị Bích Liên

quản lý đất đai của phường từng bước đi vào nề nếp, hạn chế những tiêu cực phát sinh
trên địa bàn. Tuy nhiên việc cập nhật biến động đất đai chưa được quan tam thường
xuyên; các hiện tượng tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tranh chấp lấn chiếm vẫn
thường xuyên xảy ra.
II.3.1.2 Tình hình quản lý Nhà Nước về đất đai khi có luật đất đai 2003 ra đời
Từ khi Luật đất đai 2003 ra đời thay thế Luật đất đai trước đây thì công tác quản lý
nhà nước về đất đai ở phường từng bước đi vào nền nếp. Công tác này đã được sự
quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ, UBND cùng với sự giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ
của phòng Quản lý đô thị quận (nay là phòng Tài Nguyên và Môi Trường) nên Luật
đất đai đã đi vào cuộc sống; về cơ bản đã hoàn thành tốt công tác quản lý nhà nước về
đất đai theo 13 nội dung quản lý nhà nước đúng theo Luật đất đai.
a. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, phường
đã quản lý sử dụng đất theo đúng quyền hạn và nhiệm vụ của mình. Các chủ trương

đường lối, chính sách của nhà nước luôn được triển khai thực hiện một cách đồng bộ,
hiệu quả và phổ biến đến với từng người dân; góp phần cho công tác quản lý sử dụng
đất trên địa bàn được thống nhất và đúng pháp luật.
b. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính,
lập bản đồ hành chính
Thực hiện Chỉ thị 364/CP ngày 6/11/1991 của Thủ tướng Chính phủ, địa giới hành
chính của phường An Phú với các phường lân cận đã được xác định. Qua công tác lập
sổ mục kê, cập nhập, chỉnh lý những số liệu mới nhất từ công tác đo đạc địa chính
phường đã xác định được tổng diện tích tự nhiên của phường là: 1.021,24 ha.
c. Khảo sát đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện
trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Hiện nay trên địa bàn quận 2 nói chung và phường An Phú nói riêng, hệ thống bản
đồ địa chính đã được đo đạc thành lập hoàn chỉnh là cơ sở để cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và thực hiện công tác quản lý Nhà Nước về đất đai. Công tác lập
bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đã được hoàn thành và đưa vào sử
dụng.
Phường đã và đang tích cực tham gia thực hiện nhiều hoạt động điều tra, khảo sát,
đánh giá đất để làm cơ sở để đề ra và thực thi nhiều chương trình mục tiêu phát triển
kinh tế- xã hội Việc Quy hoạch sử dụng đất đai còn khá mới mẻ đối với phường, các
cuộc điều tra trước đây mới chỉ tiến hành ở những khu vực cụ thể phục vụ cho kế
hoạch phát triển ngành. Hiện tại phường An Phú mới chỉ có quy hoạch sử dụng đất đai
cấp thành phố thời kỳ 2003 - 2010 của TP.HCM, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000,
1/500 các khu dân cư và các công trình khác liên quan đến sử dụng đất.
d. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Trên địa bàn chưa có quy hoạch sử dụng đất cấp phường mà chỉ có quy hoạch chi
tiết các dự án ở một số khu vực với tỷ lệ 1/2.000, 1/1.000 và 1/500.
Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch được thực hiện trên cơ sở các đồ án quy
hoạch chi tiết đã được phê duyệt, bộ phận địa chính phường đã thực hiện việc theo dõi
đánh giá kết quả và tiến độ thực hiện các dự án khá chặt chẽ và đồng bộ; kịp thời phối



Ngành Quản Lý Đất Đai

SVTH: Thái Thị Bích Liên

hợp với các ban, ngành trên địa bàn điều chỉnh phương án quy hoạch và xử lý các vi
phạm trong việc triển khai thực hiện theo quy định của Luật đất đai .
đ. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Thực hiện Nghị định 64/CP, Nghị định 88/CP, Nghị định 60/CP về giao đất, Nghị
định 85/CP và Chỉ thị 245/TTg về cho thuê đất... đến nay theo sự chỉ đạo của Sở và
phòng Tài nguyên Môi trường quận, diện tích đất đã giao, cho thuê trên địa bàn như
sau:
Tổng diện tích đất đã giao, cho thuê trên toàn phường là: 733,48 ha, chiếm 71,82 %
so với tổng diện tích toàn phường, cụ thể như sau:
- Các tổ chức kinh tế: 198,14 ha, chiếm 19,40 % tổng diện tích đã giao;
- Các tổ chức khác: 19,38 ha, chiếm 1,90 % tổng diện tích đã giao;
- Tổ chức liên doanh : 8,97 ha chiếm 0,88 % tổng diện tích đã giao;
- Tổ chức 100 % vốn nước ngoài: 2,60 ha chiếm 0,25% tổng diện tích đã giao;
- UBND phường: 5,41 ha, chiếm 0,53 % tổng diện tích đã giao;
- Hộ gia đình và cá nhân: 498,98 ha, chiếm 48,86 % tổng diện tích đã giao.
Diện tích đất đã giao để quản lý là: 287,76 ha, chiếm 21,18 % so với tổng diện tích
toàn phường
e. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất.
Nhìn chung công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của phường
đã cơ bản hoàn thành. Tính đến nay, trên địa bàn phường đã cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nông nghiệp cho 486 hộ với tổng diện tích đất đã cấp là 184,96 ha;
trong đó cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nuôi trồng thuỷ sản là 9 hộ với diện
tích đã cấp là 2,62 ha; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở là 824 hộ với diện
tích đã cấp là 32,18 ha, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuyên dùng là 2 hộ

với diện tích 0,92 ha. Trong những năm tới phường tiếp tục xét cấp cho những hộ còn
lại, theo đúng chủ trương của Nhà Nước.
f. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Thực hiện Thông tư số 28/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản
đồ hiện trạng sử dụng đất, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Sở và Phòng Tài Nguyên Môi
Trường quận, phường đã tiến hành kiểm kê quỹ đất đai trên địa bàn toàn phường. Phục
vụ trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai nguồn tài liệu và phương pháp tiến hành
kiểm kê, xử lý số liệu khá phong phú và chuẩn xác. Số liệu kiểm kê được phân tích,
đánh giá rõ ràng và đầy đủ tất cả các loại đất, nguyên nhân biến động cũng như tình
hình triển khai các dự án trên địa bàn. Kết quả thống kê năm 2007 là những số liệu, tài
liệu (hệ thống biểu mẫu, báo cáo thuyết minh) và bản đồ có giá trị pháp lý cao, phục
vụ tốt cho công tác theo dõi, quản lý sử dụng đất.
g. Quản lý tài chính về đất đai
Thực hiện cơ chế một cửa trong công tác quản lý đất đai tại địa phương làm cho
việc thu chi tài chính từ nguồn đất trở nên rất thuận lợi và nhanh chóng.
h. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động


×