Tải bản đầy đủ (.docx) (268 trang)

Nghiên cứu và ứng dụng các bài tập phát triển sức bền cho vđv đội tuyển bóng đá nữ thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.5 MB, 268 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ , THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO TP.HCM
*******************

DƯƠNG VĂN HIỀN

NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP
PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHO VẬN ĐỘNG VIÊN
ĐỘI TUYỂN BÓNG ĐÁ NỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Giáo dục học
Mã số: 9140101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS Dương Nghiệp Chí
2. PGS.TS Lê Thiết Can

TP.HỒ CHÍ MINH - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa tác giả nào
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận án

Dương Văn Hiền



MỤC LỤC
Trang
Trang bìa
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, các hình và biểu đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................Error! Bookmark not defined.
Chương I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................4
1.1. Cơ sở pháp lý, thể chế, chính sách về phát triển thể thao thành tích cao
và chuyên nghiệp hoá thể thao.....................................................................4
1.2. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu......7
1.3. Đặc điểm phát triển tâm - sinh lý phụ nữ............................................10
1.3.1. Cơ quan vận động......................................................................10
1.3.2. Hệ tuần hoàn - Hô hấp................................................................11
1.3.3. Lượng mỡ và thân nhiệt.............................................................12
1.3.4. Các yếu tố tâm lý đặc thù của nữ với tập luyện bóng đá...........13
1.3.5.Huấn luyện trong thời kỳ kinh nguyệt........................................17
1.4. Cơ sở lý luận về bài tập sức bền và huấn luyện sức bền cho vận động
viên nữ........................................................................................................21
1.4.1. Đặc điểm huấn luyện sức bền (VO2max) cho các cầu thủ nữ:...21
1.4.2. Bài tập sức bền và huấn luyện sức bền cho VĐV nữ.................23
1.5. Cơ sở lý luận huấn luyện sức bền cho VĐV bóng đá [93].................36
1.5.1. Huấn luyện sức bền ưa khí cho VĐV bóng đá...........................36
1.5.2. Huấn luyện sức bền yếm khí cho VĐV bóng đá........................39
1.5.3. Tập luyện sức bền yếm khí cho VĐV bóng đá..........................40



1.6. Các công trình nghiên cứu liên quan...................................................43
1.6.1.Tình hình nghiên cứu ngoài nước...............................................43
1.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước...............................................46
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN
CỨU...........................................................................................................52
2.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................52
2.2. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................52
2.2.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu...............................52
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn.............................................................53
2.2.3. Phương pháp kiểm tra y sinh......................................................53
2.2.4. Phương pháp kiểm tra huyết học:..............................................58
2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm..................................................59
2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...........................................65
2.2.7. Phương pháp toán học thống kê.................................................66
2.3.Tổ chức nghiên cứu..............................................................................67
2.3.1. Thời gian nghiên cứu.................................................................67
2.3.2. Địa điểm nghiên cứu..................................................................68
Chương 3...................................................................................................69
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN..........................................69
3.1. Đánh giá thực trạng sức bền vận động viên đội tuyển bóng đá nữ
Thành phố Hồ Chí Minh.............................................................................69
3.1.1. Xác định những yếu tố cần thiết đánh giá sức bền cho nữ VĐV
đội tuyển bóng đá TP.HCM:.................................................................70
3.1.2. Hệ thống hoá các test đánh giá sức bền cho nữ VĐV bóng đá. .73
3.1.3. Phỏng vấn bằng phiếu các chuyên gia về lựa chọn chỉ số, test
đánh giá sức bền cho nữ VĐV bóng đá:..............................................78
3.1.4. Kiểm nghiệm độ tin cậy các test sư phạm đánh giá sức bền nữ
VĐV bóng đá TP.HCM........................................................................81



3.1.5. Thực trạng sức bền của nữ VĐV đội tuyển bóng đá thành phố
Hồ Chí Minh........................................................................................83
3.1.6. Thực trạng sử dụng phương pháp và phương tiện huấn luyện sức
bền cho Nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM.....................................88
3.1.7. Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá sức bền của nữ VĐV đội tuyển
bóng đá TP.HCM..................................................................................90
3.1.8. Bàn luận thực trạng sức bền VĐV đội tuyển bóng đá nữ Thành
phố Hồ Chí Minh.................................................................................93
3.2. Xây dựng và ứng dụng một số bài tập phát triển sức bền cho Nữ VĐV
đội tuyển bóng đá TP.HCM........................................................................99
3.2.1. Quan điểm huấn luyện sức bền cho VĐV đội tuyển bóng đá nữ.
..............................................................................................................99
3.2.2. Lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức bền cho VĐV Đội bóng đá
nữ TP.HCM........................................................................................106
3.2.3. Xây dựng chương trình nâng cao sức bền cho VĐV đội tuyển
bóng đá nữ TP.HCM...........................................................................119
3.2.4. Ứng dụng thực nghiệm hệ thống bài tập huấn luyện sức bền cho
nữ VĐV bóng đá sau một năm tập luyện...........................................129
3.2.5. Kiểm nghiệm hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập huấn luyện
sức bền cho nữ VĐV bóng đá sau một năm tập luyện.......................130
3.2.6. Kiểm nghiệm đánh giá phân loại sức bền của nữ VĐV đội tuyển
bóng đá TP.HCM sau một năm tập luyện...........................................135
3.2.7. Bàn luận ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức bền cho nữ
VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM sau 1 năm tập luyện.....................137
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................145
Kết luận:...................................................................................................145
Kiến nghị:.................................................................................................146



DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
VIẾT TẮT

THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT

CĐT
HCB
HCV
HL
HLTT
HLV
LVĐ
PPHL
SBCM
TĐTL
TL
TDTT
TP.HCM
TTHLTT
VĐV
XPC

Cường độ thấp
Huy chương bạc

Huy chương vàng
Huấn luyện
Huấn luyện thể thao
Huấn luyện viên
Lượng vận động
Phương pháp huấn luyện
Sức bền chuyên môn
Trình độ tập luyện
Tập luyện
Thể dục thể thao
Thành phố Hồ Chí Minh
Trung tâm huấn luyện thể thao
Vận động viên
Xuất phát cao


DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng 1.6
Bảng 2.1
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5

Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11

Nội dung tên bảng
Trang
Sự biểu hiện khả năng vận động và sức mạnh tuyệt đối
của cơ bắp VĐV nam-nữ
Sự biểu hiện chức năng của máu-tim-phổi
Năng lực vận động của nữ vận động viên trong thời kỳ
kinh nguyệt
Phân loại sức bền
Các nguyên tắc tập luyện ưa khí cường độ trung bình
cho VĐV bóng đá
Các nguyên tắc tập luyện sức bền tốc độ cho VĐV bóng
đá.
Tiêu chuẩn đánh giá test Cooper
Kết quả khảo sát về yếu tố cần thiết đánh giá sức bền
nữ vận động viên Đội tuyển bóng đá TP.HCM (n = 25)
Kết quả phỏng vấn lựa chọn các chỉ số vàtest đánh giá
sức bềnnữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM (n=23)
Hệ số tương quan cặp (r) các test qua 2 lần kiểm tra
Kết quả kiểm tra thực trạng sức bền của nữ VĐV đội
tuyển bóng đá thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng thang điểm 10 các test thể lực của nữ VĐVđội
tuyển bóng đá TP.HCM
Bảng phân loại tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá sức bền

nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM
Kết quả vào điểm đánh giá sức bền nữ VĐV đội tuyển
bóng đá TP.HCM.
Kết quả tổng hợp tỷ lệ % phân loại thực trạng sức bền
nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM
Kết quả phóng vấn về vai trò và thời điểm huấn luyện
sức bền cho nữ VĐV bóng đá (n=30)
Hệ thống hoá bài tập phát triển sức bền nữ VĐV đội
tuyển bóng đá TP.HCM
Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập phát triển sức bền
cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM (n=30)

73


Kết quả phỏng vấn lựa chọn phương pháp huấn luyện
Bảng 3.12 sức bền bóng đá nữ ở các giai đoạn trong chu kỳ huấn
luyện năm (n=30)
Kết quả phỏng vấn lựa chọn tỷ lệ tổ hợp sử dụng
Bảng 3.13 phương pháp huấn luyện sức bền ở các giai đoạn trong

Bảng 3.14
Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17
Bảng 3.18
Bảng 3.19

chu kỳ huấn luyện năm (n=30)
Kết quả xác định số buổi tập/tuần trong huấn luyện sức

bền theo các giai đoạn huấn luyện (n = 30)
Kết quả xác định thời gian huấn luyện sức bền trong
một buổi tập qua phỏng vấn (n = 30)
Phân bổ bài tập phát triển sức bền trong chu kỳ huấn
luyện năm của đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM (2016)
Hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập huấn luyện sức bền
cho VĐV bóng đá nữ sau một năm tập luyện
Kết quả vào điểm sức bền nữ VĐV đội tuyển bóng đá
TP.HCM sau 1 năm tập luyện.
Kết quả tổng hợp tỷ lệ % phân loại sức bền nữ VĐV đội
tuyển bóng đá TP.HCM sau 1 năm tập luyện

Sau
122


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TT

Nội dung tên biểu đồ

Biểu đồ 3.1

Thông tin về trình độ chuyên gia được khảo sát

Biểu đồ 3.2

Thông tin về thâm niên công tác

Biểu đồ 3.3


Tỷ lệ % về trình độ chuyên môn đối tượng phỏng vấn.

Biểu đồ 3.4

Tỷ lệ % về trình độ học vấn của đối tượng phỏng vấn.

Trang

Phân bổ tỷ lệ nội dung phát triển sức bền trong chương
Biểu đồ 3.5

trình huấn luyện của chu kỳ I và II năm 2016 của đội
tuyển bóng đá nữ TP.HCM

Biểu đồ 3.6

Biểu đồ 3.7

Biểu đồ 3.8

Nhịp tăng trưởng W% về chức năng sinh lý của nữ
VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM sau 1 năm tập luyện
Nhịp tăng trưởng W% về chức năng sinh hóa của nữ
VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM sau 1 năm tập luyện
Nhịp tăng trưởng W% về sức bền của nữ VĐV đội
tuyển bóng đá TP.HCM sau 1 năm tập luyện

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ

Sơ đồ 3.1

Nội dung tên sơ đồ
Mô hình tổ hợp PPHL

Trang



DANH MỤC HÌNH VẼ
TT

Nội dung tên hình vẽ
Khả năng hấp thụ oxy tối đa (theo giá trị

Hình 1.1

ml/ph/kg) của các cầu thủ nam đỉnh cao của Đan
Mạch
Khả năng hấp thụ oxy tối đa (theo giá trị

Hình 1.2

ml/ph/kg) của các cầu thủ nữ đỉnh cao của Đan
Mạch

Hình 1.3

Tập luyện ưa khí cường độ cao


Hình 1.4

Các thành phần huấn luyện yếm khí trong bóng đá
Nhịp tim và nồng độ lactat trong máu của cầu thủ

Hình 1.5

trong và sau thờ gian tập trong buổi tập luyện sức
bền tốc độ duy trì

Hình 2.1

Minh họa hệ thống MetaMax 3B

Hình 2.2

Hình minh họa Yo-Yo IR1 test

Hình 2.3

Hình minh họa test chạy gập khúc 7 x 30m (s)

Hình 2.4

Hình minh họa Dẫn bóng luồn cọc

Trang


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bóng đá nữ bắt đầu phát triển ở Pháp từ thế kỷ XIX, nhưng mãi tới giữa
thế kỷ XX mới được phổ biến rộng rãi trên thế giới. Những năm gần đây, bóng
đá nữ đã phát triển mạnh ở Châu Á, với 19 câu lạc bộ bóng đá nữ trong đó có,
400 – 460 cầu thủ bóng đá nữ tham gia các giải vô địch bóng đá nữ thế giới và
Châu Á. Bóng đá nữ được tổ chức thi đấu và giành cúp vô địch thế giới vào năm
1991, được đưa vào chương trình thi đấu Đại hội thể thao Olympic từ năm 1996.
[1]
Bóng đá là một trong những môn thể thao sớm được du nhập vào Việt
Nam. Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển, bóng đá đã trở thành môn thể
thao phổ cập và đón nhận sự quan tâm rộng rãi của toàn xã hội. Người dân Việt
Nam rất yêu thích bóng đá, luôn nhiệt thành cổ vũ và giành sự quan tâm đặc biệt
đối với bóng đá. Thành tích bóng đá ở cấp độ đội tuyển có ý nghĩa quan trọng
trong việc phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, góp phần nâng cao
vị thế của đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế. Vượt ra ngoài vai trò của
một môn thể thao thuần túy, bóng đá đã hội tụ những yếu tố chính trị, xã hội và
trở thành môn thể thao có ảnh hưởng sâu, rộng nhất. Nhằm thực hiện mục tiêu
trên, đồng thời góp phần thực hiện “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, ban hành kèm theo Quyết định số 419/QĐTTg, ngày 8/3/3013 của Thủ tướng Chính phủ. Chính vì thế, việc xây dựng một
nền bóng đá phát triển, có thứ hạng ở châu lục không chỉ là mục tiêu của ngành
Thể dục thể thao mà còn là kỳ vọng chung của toàn xã hội, trong đó có bóng đá
nữ. [63]
Riêng ở nước ta, bóng đá nữ phát triển mạnh trong những năm gần đây,
hàng năm có giải vô địch bóng đá nữ quốc gia, tham gia thi đấu giải vô địch
bóng đá nữ Đông Nam Á, Châu Á. Bóng đá nữ nước ta xếp loại đứng đầu Đông
Nam Á và loại khá của Châu Á. Theo “Chiến lược phát triển bóng đá Việt Nam


2
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” bóng đá nữ đặt chỉ tiêu đứng thứ 6

Châu Á vào năm 2020. [63]
Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những địa phương góp
phần quan trọng phát triển bóng đá nữ nước nhà; Luôn đóng góp tích cực và cũng
là “cái nôi” của bóng đá nữ nước nhà. Đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM nhiều lần
nằm trong top 3 và đoạt vô địch vào các năm 2002 và 2010. Tuy nhiên, trong vài
năm gần đây, đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM không giữ được vị trí nhất, nhì toàn
quốc mà rớt xuống hạng ba. Hiện nay điểm yếu nhất của đội bóng đá nữ TP.HCM
về thể lực đặc biệt là về sức bền.
Theo thống kê của các nhà chuyên môn, Đội tuyển bóng đá nữ của Thành
phố thường thua đối thủ trong thời gian nửa cuối hiệp 2. Điều đó chứng tỏ sức
bền của đội tuyển kém, không đảm bảo duy trì suốt trận đấu. Đây cũng là một
điểm yếu cần khắc phục trong thời gian tới.
Huấn luyện nâng cao thành tích thi đấu bóng đá nữ so với Đông Nam Á,
Châu Á, thế giới là nhiệm vụ tất yếu của thể thao thành tích cao Việt Nam. Huấn
luyện nâng cao thành tích thi đấu của bóng đá nữ không thể không chú trọng
phát triển tố chất thể lực, đặc biệt là phát triển sức bền chuyên môn, nếu sức bền
yếu sẽ không thể thực hiện kỹ- chiến thuật trong suốt 90 phút thi đấu chính, hiệu
quả thi đấu đương nhiên bị giảm sút nghiêm trọng.
Chính vì vậy, phát triển sức bền đối với nữ vận động viên (VĐV) đội
tuyển bóng đá Thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề mang tính cấp thiết cần được
nghiên cứu. Như vậy, nghiên cứu nâng cao thành tích thi đấu bóng đá nữ
TP.HCM là một hướng nghiên cứu mới và cần thiết triển khai đề tài: “Nghiên
cứu và ứng dụng các bài tập phát triển sức bền cho vận động viên đội tuyển
bóng đá nữ thành phố Hồ Chí Minh”.
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở đánh giá thực trạng trình độ phát triển sức bền của vận động
viên đội tuyển bóng đá nữ TP.HCM, xây dựng và ứng dụng các bài tập sức bền


3

cho phù hợp với điều kiện thực tiễn, đặc điểm thể chất, nhằm nâng thành tích thi
đấu cho nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sức bền TP.HCM VĐV đội tuyển bóng
đá nữ TP.HCM.
Lựa chọn hệ thống test đánh giá sức bền của VĐV bóng đá nữ;
Ứng dụng các test đánh giá thực trạng sức bền của nữ VĐV đội tuyển
bóng đá TP.HCM năm 2016.
Thực trạng sử dụng bài tập huấn luyện sức bền cho nữ VĐV đội tuyển
bóng đá TP.HCM;
Mục tiêu 2: Xây dựng và ứng dụng một số bài tập phát triển sức bền cho
nữ VĐV đội tuyển bóng đá TP.HCM.
Cơ sở ứng dụng hệ thống bài tập phát triển sức bền cho vận động viên Đội
tuyển bóng đá nữ TP.HCM;
Lựa chọn hệ thống bài tập phát triển sức bền cho vận động viên đội tuyển
bóng đá nữ TP.HCM;
Xây dựng chương trình huấn luyện sức bền theo chu kỳ giai đoạn huấn
luyện;
Ứng dụng thực nghiệm hệ thống bài tập huấn luyện sức bền cho VĐV
bóng đá nữ sau một năm tập luyện;
Kiểm nghiệm hiệu quả ứng dụng hệ thống bài tập huấn luyện sức bền cho
VĐV bóng đá nữ sau một năm tập luyện.
Giả thuyết khoa học của đề tài:
Sức bền là tố chất vận động cơ sở, là nền tảng của mọi hoạt động sống và
hoạt động thể lực, vì vậy trong quá trình huấn luyện nếu chú trọng phát triển sức
bền, sẽ góp phần nâng cao trình độ tập luyện và kết quả thi đấu cho nữ VĐV đội
tuyển bóng đá TP.HCM.


4

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở pháp lý, thể chế, chính sách về phát triển thể thao thành tích cao
và chuyên nghiệp hoá thể thao
Thực hiện đường lối của Đảng ta về phát triển công tác thể dục thể thao
trong thời kỳ đổi mới, Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm
2020 đề ra những nhiệm vụ, bước đi cụ thể nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ
trương của Đảng ta đối với sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao Việt Nam thời
kỳ hội nhập quốc tế trong 10 năm tới là cần thiết, góp phần tạo dựng đội ngũ
nhân lực có đủ trí tuệ và sức lực đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Nhiệm vụ phát triển thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp:
Đổi mới cơ chế tổ chức và nội dung tuyển chọn và đào tạo tài năng thể thao
thành tích cao theo định hướng chuyên nghiệp. Tăng cường nguồn nhân lực có
trình độ chuyên môn cao cho công tác đào tạo tài năng thể thao thành tích cao;
Đào tạo khoảng 2000 – 2500 huấn luyện viên (giai đoạn 2011 - 2015) và 2500 –
3000 huấn luyện viên (giai đoạn 2016 - 2020); kết hợp sử dụng số lượng hợp lý
huấn luyện viên nước ngoài đối với các môn thể thao trọng điểm loại 1 và 2.
Đào tạo, bồi dưỡng khoảng 200 – 250 trọng tài quốc tế và 2500 – 3000 trọng tài
quốc gia. Tuyển chọn và đào tạo khoảng 30.000 vận động viên; Đẩy mạnh công
tác đào tạo, huấn luyện vận động viên thể thao thành tích cao tham dự các kỳ
Đại hội thể thao Olympic (2012, 2016, 2020), ASIAD (2011, 2015, 2019), Đại
hội thể thao Olympic trẻ (2010, 2014, 2018), Đại hội thể thao Đông Nam Á
(2011, 2013, 2015, 2017, 2019) [62].
Quy hoạch vùng, ngành trọng điểm tuyển chọn, đào tạo tài năng cho các
môn thể thao trọng điểm (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Cần Thơ, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Trường Đại học Thể


5

dục thể thao Bắc Ninh, Trường Đại học Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí
Minh, Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng…).
Các môn thể thao trọng điểm bao gồm: 10 môn thể thao trọng điểm loại I
(điền kinh, bơi, cử tạ, Taekwondo, vật (hạng cân nhẹ), bắn súng, Karatedo,
boxing (nữ), cầu lông, bóng bàn; 22 môn thể thao trọng điểm loại 2 (bóng đá,
bóng chuyền, Judo, Wushu, cầu mây, đấu kiếm, thể dục dụng cụ, Pencak Silat,
bắn cung, xe đạp, cờ vua và cờ tướng, bi sắt, lặn, bóng ném, Dance Sport, Sport
Aerobic, quần vợt, thể hình, Canoe-Kayak, Rowing, Billiard-Snooker và
Vovinam);
Các môn thể thao cần tiếp tục khuyến khích phát triển ở các tỉnh, thành
phố, ngành và các tổ chức xã hội về thể dục, thể thao bao gồm: bóng rổ, golf,
bowling, bóng nước, bóng ném, võ cổ truyền, bơi nghệ thuật, đá cầu, đua thuyền
truyền thống và một số môn trong nội dung thi đấu của Đại hội thể thao bãi biển,
Đại hội thể thao giải trí và Đại hội võ thuật trong nhà như: E-sport, Muay, Kickboxing, thể thao mạo hiểm, Kurash, B-boy, Jujitsu và Belt Wrestling…
Quy hoạch các Trung tâm trọng điểm huấn luyện nâng cao thành tích thể
thao bao gồm: Trung tâm huấn luyện thể thao (TTHLTT) quốc gia Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ. Các Trung tâm phụ trợ: TTHLTT thành
phố Hà Nội, TTHLTT thành phố Đà Nẵng, TTHLTT thành phố Hồ Chí Minh,
TTHLTT thành phố Hải Phòng, TTHLTT thành phố Cần Thơ, các Trường đại
học thể dục, thể thao TTHLTT Quân đội nhân dân, TTHLTT Công an nhân dân.
Tăng cường giáo dục đạo đức thể thao đối với vận động viên thể thao
thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp.
Ưu tiên đầu tư cho các môn thể thao, vận động viên thể thao trọng điểm,
xây dựng trường năng khiếu thể thao ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Khuyến khích phát triển các môn thể thao có kết hợp với hoạt động kinh
doanh dịch vụ thể thao.
Tiến hành chuẩn hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ thi đấu


6

thể thao quốc gia và quốc tế, tập huấn đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia, đào tạo
vận động viên cấp cao, vận động viên trẻ cấp tỉnh và ngành.
Ưu tiên ứng dụng nghiên cứu khoa học, y học thể thao cho công tác huấn
luyện, ứng dụng công nghệ cao trong công tác huấn luyện kỹ thuật, tăng cường
ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dữ liệu về vận động viên thể thao
thành tích cao và vận động viên trẻ kế cận; tăng cường năng lực chữa trị chấn
thương và phòng chống Doping; thực hiện giám định khoa học đối với quá trình
huấn luyện 40- 50 vận động viên trọng điểm loại 1; ban hành chế độ dinh dưỡng
và áp dụng biện pháp hồi phục sức khỏe đối với 50-60 vận động viên trọng
điểm. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về thông tin, khoa học, công nghệ và huấn
luyện thể thao đối với các môn thể thao trọng điểm loại 1 và 2.
Củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về thể thao thành tích cao:
Bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống chính sách đãi ngộ đối với vận động viên thể thao
thành tích cao, các vận động viên trọng điểm loại 1 (lương, thưởng, bảo hiểm,
các danh hiệu vinh dự, chế độ ưu đãi về học tập, việc làm, chữa trị chấn thương
và bệnh tật trong và sau quá trình tập luyện, thi đấu, đào tạo và chuyển đổi
nghề nghiệp…); Đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ và y học thể thao
trong tuyển chọn tài năng bóng đá và bóng đá thành tích cao; Ban hành các quy
định về việc chuyển giao một số hoạt động sự nghiệp về thể thao thành tích cao
cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp về thể thao; ban hành chính sách khuyến
khích các tổ chức xã hội tham gia hỗ trợ các hoạt động đào tạo, huấn luyện và
thi đấu; Ban hành chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập câu lạc bộ
thể thao chuyên nghiệp và tổ chức các giải thể thao chuyên nghiệp; ban hành các
quy định khuyến khích hoạt động tài trợ và kinh doanh dịch vụ thi đấu thể thao
chuyên nghiệp; tiến hành thành lập câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp và tổ chức
các giải thể thao chuyên nghiệp đối với các môn: bóng chuyền, quần vợt,
Golf…; Củng cố và phát triển bóng đá nam chuyên nghiệp và bóng đá nữ theo
hướng phát triển ổn định, lành mạnh; khắc phục tình trạng bạo lực, tiêu cực



7
trong thi đấu bóng đá; tăng cường đầu tư xây dựng bóng đá nữ trẻ. Đẩy mạnh
công tác quản lý, giáo dục tư tưởng, đạo đức chuyên nghiệp đối với đội ngũ cán
bộ quản lý, huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên; Ban hành các quy định
khuyến khích hoạt động tài trợ và kinh doanh dịch vụ thi đấu thể thao chuyên
nghiệp phù hợp với quy định hiện hành; phát triển kinh doanh dịch vụ thi đấu
bóng đá nam chuyên nghiệp. Chấn chỉnh ý thức và đưa vào nề nếp đối với hoạt
động cổ động của cổ động viên bóng đá [62], [63].
Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các Liên đoàn – Hiệp hội
thể dục, thể thao: Đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện chuyển giao từng bước
các hoạt động tác nghiệp trong lĩnh vực thể dục, thể thao cho các Liên đoàn –
Hiệp hội thể dục, thể thao; Tiếp tục phát triển hệ thống Liên đoàn – Hiệp hội thể
dục, thể thao; Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức này để
phát huy vai trò tích cực của hệ thống Liên đoàn – Hiệp hội thể dục, thể thao
trong sự nghiệp phát triển thể dục, thể thao Việt Nam giai đoạn 10 năm tới [63].
1.2. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu.
Trình độ thể lực: là mức độ phát triển về sức mạnh, sức nhanh, sức bền
mềm dẻo và các tố chất thể lực khác của VĐV [69].
Trình độ thể lực là nền móng để VĐV nắm vững kỹ thuật và chiến thuật
phức tạp. Trình độ phát triển thể lực có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình huấn
luyện và đạt thành tích thể thao.
Trình độ tập luyện: Trình độ tập luyện (TĐTL) của VĐV được xác định
thông qua các phương pháp sư phạm, tâm lý, y sinh học. Tuy nhiên, TĐTL là
một khái niệm tổng hợp đặc trưng cho khả năng của toàn bộ cơ thể. Đặc điểm cơ
bản của TĐTL là thời gian tập luyện càng lâu dài, liên tục thì TĐTL càng cao.
Ngược lại, nếu gián đoạn tập luyện thì TĐTL bị giảm sút. Mỗi môn thể thao
khác nhau, cấu trúc của TĐTL sẽ khác nhau.
Từ các quan điểm về TĐTL của VĐV được trình bày ở trên, cho thấy các
nhà khoa học đã nhìn nhận dựa trên các luận điểm chính sau: TĐTL được xem



8
xét trong trạng thái động; TĐTL chủ yếu là những biến đổi thích nghi về hình
thái và chức năng sinh lý diễn ra trong cơ thể dưới tác động của lượng vận động
tập luyện và thi đấu mà biều hiện là sự nâng cao khả năng chức phận và năng
lực vận động của VĐV; TĐTL là thước đo hiệu quả các quá trình huấn luyện
phụ thuộc vào quá trình huấn luyện; TĐTL gồm nhiều mặt, nhiều thành phần,
trong đó yếu tố đặc trưng cơ bản nhất của nó là thành tích thể thao; TĐTL được
thông qua con đường tập luyện và thi đấu thể thao [2],[9],[73].
Đánh giá trình độ tập luyện:Đánh giá TĐTL được xác định bởi các yếu
tố đặc trưng: hình thái, chức năng sinh lý, thể lực, kỹ thuật, chiến thuật và tâm
lý.
Hình thái phản ánh cấu trúc cơ thể được xác định bởi sự tăng trưởng,
những giá trị tuyệt đối về nhân trắc và tỷ lệ của những chỉ số đó. Thông qua sự
biến đổi về hình thái trong quá trình giáo dục thể chất và HLTT để đánh giá trình
độ chuẩn bị thể lực. Các yếu tố chức năng sinh lý quy định hoạt động thể lực của
cơ thể. Khả năng chức phận của các cơ quan trong cơ thể là năng lực tiềm ẩn
của mỗi người được phát triển, hoàn thiện nhờ quá trình giáo dục, rèn luyện và
bộc lộ ra bên ngoài bằng tố chất thể lực, năng lực vận động của cơ thể.
Trong quy trình đào tạo VĐV nhiều năm, việc đánh giá TĐTL của các
VĐV các cấp theo độ tuổi, giới tính và môn thể thao chuyên sâu rất có ý nghĩa
về mặt thực tiễn và lý luận, đặc biệt trong tuyển chọn và huấn luyện VĐV. Về
kiểm tra, đánh giá trình độ tập luyện, các học giả nước ngoài có một số khái
niệm khái quát sau [9],[73]:
Đánh giá là một quy trình gồm hai công đoạn kiểm tra và đánh giá. Trong
đó kiểm tra là việc sử dụng phương pháp chuẩn mực để thu thập được các số
liệu đủ độ tin cậy. Sau đó tiến hành so sánh đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá
nhằm xác định mức độ phân loại kết quả kiểm tra.
Kiểm tra đánh giá trình độ tập luyện là quá trình kiểm tra nhằm thu thập
số liệu đánh giá và sau đó là quá trình so sánh với tiêu chuẩn đánh giá đã được



9
xây dựng một cách khoa học để xác định mức độ phân loại kết quả kiểm tra từng
chỉ tiêu và cuối cùng là đánh giá tổng hợp chung quá trình đánh giá TĐTL
Kiểm tra chức năng sinh lý nhằm nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo và chức
năng của các cơ quan bên trong cơ thể VĐV, có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với việc đánh giá TĐTL và năng lực hoạt động thể lực của VĐV. Bởi vì, quá
trình phát triển TĐTL có liên quan chặt chẽ với sự phát triển các cơ quan và hệ
cơ quan của cơ thể. Ví dụ như tần số hô hấp, dung tích sống, tấn số mạch đập là
những chỉ tiêu sử dụng đánh giá chức năng hô hấp, tuần hoàn. Những chỉ số này
được biến đổi dưới tác động của quá trình tập luyện TDTT và nó là chỉ số quan
trọng không những để đánh giá TĐTL mà còn có giá trị trong tuyển chọn VĐV.
Phát triển tố chất thể lực: Phát triển tố chất thể lực là một bộ phận hợp
thành của quá trình huấn luyện thể thao. Ngoài trình độ kỹ chiến thuật, tâm lý,
phẩm chất đạo đức, ý chí thì thể lực là một trong những yếu tố quyết định tới
thành tích thể thao.
Thể lực của mỗi người phụ thuộc vào năng lực vận động và tố chất thể
lực, gọi chung là năng lực vận động. Năng lực thể lực càng cao thì hoạt động
vận động càng hoàn thiện và thành tích thể thao càng cao.
Tố chất cơ thể là tên gọi chung của các năng lực sức mạnh, sức bền, tốc
độ, mềm dẻo, linh hoạt, biểu hiện trong quá trình hoạt động của con người. Tố
chất cơ thể có thể chia thành tố chất cơ thể toàn diện và tố chất chuyên môn.Nếu
như mức độ căng thẳng về thể lực ưu tiên phát triển của cơ kéo dài khi thực hiện
một hoạt động vận động thì gọi sức bền như là một tố chất hoạt động vận động
của con người [89],[98].
1.3. Đặc điểm phát triển tâm - sinh lý phụ nữ
1.3.1. Cơ quan vận động
Cơ bắp của nữ nhỏ hơn so với nam, trọng lượng của cơ chỉ chiếm 35% so
với trọng lượng cơ thể, còn ở nam giới tỷ lệ này chiếm tới 70-90% trọng lượng



10
cơ thể. Sức mạnh tuyệt đối của cơ nữ chỉ chiếm tỷ lệ từ 60-90% so với nam
giới[23],[60],[101].
Chính do đặc trưng này của phụ nữ nên khi chị em thực hiện những động
tác yêu cầu các tố chất thể lực sức mạnh thì phái nữ tỏ ra yếu hẳn. Qua tình hình
thi đấu bóng đá của chị em ngày nay ta thấy rằng, khi thực hiện các động tác
không có bóng như: xuất phát đột ngột, dừng đột ngột, chuyển thân, thay đổi
hướng di động, góc độ chuyển thân… và thực hiện các kỹ thuật có bóng, như độ
vững chắc của chân trụ khi đá bóng, động tác nhảy lên đánh đầu, động tác đá
bóng, động tác khống chế bóng ngoài ra còn tốc độ xô đẩy sức mạnh va chạm…
Trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Sự biểu hiện khả năng vận động và sức mạnh
tuyệt đối của cơ bắp VĐV nam-nữ [23]
Tỷ lệ giữa
Tỷ lệ giữa
Cơ bắp
Khả năng vận động
nam - nữ %
nam -nữ %
Cơ chi trên
52 - 59
Khả năng ném
50- 70
Cơ chi dưới
67
Khả năng nhảy
75- 95
Cơ co cánh tay trước

49 - 53
Sức bền vận động
60- 90
Cơ ngón tay
57 - 61
Cự ly trung bình
60 - 90
Cơ lưng co, giãn
73 - 76
Cự ly ngắn
50 - 95
(Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên, 2003)

Chính vì vậy, căn cứ trên đặc điểm này của nữ tuyển thủ bóng đá, nên
trong quá trình tuyển chọn cũng như trong huấn luyện cần đặc biệt chú ý tới tố
chất thể lực sức mạnh. Trong quá trình huấn luyện sức mạnh cho nữ VĐV bóng
đá cần hết sức lưu ý đến tính toàn diện, không được phiến diện ở một mặt nào,
như chỉ chú ý các chi dưới. Bởi vì do sức mạnh của các nhóm cơ vai, cơ chi
dưới, cơ bụng, cơ mông rất yếu. Mà các nhóm cơ này có ảnh hưởng rất lớn đến
động tác, bởi vì sức mạnh của chúng có liên quan mật thiết trong việc hoàn thiện
các kỹ xảo vận động của môn bóng đá. Do đó trong quá trình huấn luyện sức
mạnh cho một số nhóm cơ yếu kém nêu trên phải được đặc biệt quan tâm.
Sức mạnh bộc phát là một tố chất thể lực rất cần cho VĐV bóng đá, do đó
trong quá trình huấn luyện tố chất sức mạnh VĐV bóng đá nữ phải luôn nhớ đặt


11
mục tiêu nhằm phát triển sức mạnh mang tính chất bộc phát. Trong huấn luyện
tố chất sức mạnh cho nữ VĐV bóng đá cần chú ý huấn luyện kết hợp giữa tố
chất tốc độ và tố chất linh hoạt, bởi vì hai tố chất này có sự quan hệ mật thiết với

lực bộc phát. Huấn luyện hai tố chất này cũng là đồng thời phát triển các tố chất
thể lực khác một cách độc lập và việc làm đó cũng là cải thiện lực bộc phát.
Hệ xương của nữ so với nam giới thì nhỏ hơn, mảnh hơn, trọng lượng
xương của chị em chỉ bằng 90% của nam giới. Khả năng chịu đựng về áp lực,
chống cong (độ dẻo) và chống gẫy so với nam yếu hơn. Nhưng cột xương chậu
và xương chậu thì dày hơn nam giới, nhưng các khớp xương rộng, dây chằng
đều mảnh hơn nam giới nên phạm vi hoạt động của khớp rất rộng, độ đàn hồi
dẻo dai tương đối tốt.
Nắm bắt đặc điểm này, trong quá trình tập luyện kỹ- chiến thuật và nhất
là thể lực - mà chủ yếu là các động tác nhảy, cần chú ý tính hợp lý các khâu của
động tác, nhằm tránh những sai lầm có thể mắc phải khi rơi xuống đất. Ở phụ nữ
có một ưu thế là độ dẻo của lưng và bụng rất tốt, giúp cho họ thực hiện một cách
hết sức hoàn hảo các động tác gập bụng hay ưỡn bụng[98].
1.3.2. Hệ tuần hoàn - Hô hấp
Đối với hệ tim - mạch - lượng máu, lượng hồng cầu và hàm lượng
hemoglobin của phái nữ đều thua nam giới. Trọng lượng, dung tích, lực co bóp
của quả tim nữ đều nhỏ hơn nam giới. Chính do những đặc điểm này mà nhịp
tim nhanh và lưu lượng máu lưu thông ít hơn nam.
Đối với hệ hô hấp: Phụ nữ chủ yếu thở bằng ngực là chính, nhịp thở tương
đối nhanh, nhưng rất nông (không thở sâu được) do đó thông khí phổi của nữ chỉ
chiếm 70-90% so với nam giới. Ở nữ giới không những thông khí phổi nhỏ mà
tổng khối lượng oxy thông qua phổi cũng ít [45], trình bày ở bảng 1.2.

Máu

Bảng 1.2. Sự biểu hiện chức năng của máu-tim-phổi [45]
CHỈ TIÊU
NỮ
NAM
Lượng máu

Chiếm 7% thể trọng
Chiếm 9% thể trọng
3
Hồng cầu
3,9 - 4,2 triệu/mm
4,5 - 5,5 triệu/mm3


12

Tim

Phổi

Hêmôglôbin
Trọng lượng quả tim
Dung lượng quả tim
Nhịp đập quả tim
Lượng
máu
lưu
thông một lần tim
đập
Dung lượng phổi
Lượng oxy hấp thụ
Lượng
oxy
ml/kg/phút

11 -14 g%

250 g
455 - 500ml
70 - 90 lần/ phút
30 -50 ml

12 - 15g%
295 g
600 -700ml
60 - 70 lần/ phút
50 -70 ml

3,460 ml
2,500 - 3,500ml
30 - 40 ml/kg/phút

5020 ml
3.500 - 4000ml
45 - 59 ml/kg/phút

(Lê Nguyệt Nga và cộng sự, 2006)

Chính do đặc điểm này của hệ thống tim phổi của phái nữ khiến họ yếu
kém hơn phái nam ở tố chất sức bền tốc độ. Thực tế trong thi đấu bóng đá ta
thường thấy đối với VĐV bóng đá nữ là số lần chạy tốc độ được lặp lại tốt hơn
nam; dựa trên đặc điểm về chức năng tim phổi của phụ nữ, muốn nâng cao khả
năng thi đấu, nhằm tăng cường tính quyết liệt của trận đấu, nhất thiết phải chú ý
huấn luyện sức bền tốc độ.Trong quá trình huấn luyện sức bền tốc độ cần lưu ý
là phải kiên trì tiến dần dần, phải thực sự chịu khó chịu khổ, nghiêm khắc với
bản thân thì mới có kết quả.
Trong quá trình tập luyện khả năng chạy với tốc độ cao cũng cần lưu ý: tư

thế động tác và nhịp thở đều làm thế nào để có thể tiết kiệm năng lượng nhất, do
đó chỉ có con đường là huấn luyện có hệ thống thì nhất định sức bền tốc độ của
chị em hoàn toàn có thể nâng cao lên được.
1.3.3. Lượng mỡ và thân nhiệt
Lượng mỡ trong cơ thể phụ nữ tương đối nhiều. Tỷ lệ lượng mỡ của phụ
nữ so với trọng lượng cơ thể giữa nam và nữ, thì nữ nhiều gấp hai lần nam giới.
Mỡ có tác dụng tích lũy và cố định các cơ quan nội tạng và tồn trữ năng lượng;
khi cần thiết thì lấy ra sử dụng. Thông qua thí nghiệm và qua thực tiễn, thấy
rằng ở phụ nữ có một thế mạnh về khả năng tồn trữ một lượng mỡ nhiều làm
nguồn năng lượng rất lớn. Chính vì lẽ đó mà trong hai giờ huấn luyện với cường
độ trung bình và nhỏ thì sức chịu đựng của chị em hơn hẳn nam giới [23],[24].


13
Nhưng trong huấn luyện có cường độ kéo dài trong hai giờ, do mỡ rất khó
chuyển hóa thành năng lượng vật chất vì vậy nó luôn luôn là gánh nặng trong
tập luyện. Ngoài ra nếu tích trữ nhiều mỡ làm cho tính linh hoạt, tính nhanh
nhẹn vốn có của cơ thể nữ bị ảnh hưởng và họ trở nên chậm chạp, nặng nề, xoay
trở khó khăn.
Căn cứ đặc điểm này, một mặt khi huấn luyện sức bền chạy với một
cường độ nhất định và trong khoảng thời gian thích đáng; trong huấn luyện nhất là chạy cự ly ngắn trong thi đấu và các biện pháp khác làm sao giảm được
lượng mỡ (kể cả việc ăn uống có lựa chọn) làm cơ sở tốt nhất cho việc phát triển
tố chất linh hoạt. Ngoài ra, lợi dụng tính ưu việt về sức bền về thời gian của phụ
nữ, thông qua việc huấn luyện với thời gian kéo dài, phối hợp giữa kỹ thuật cơ
bản và chiến thuật cơ bản sẽ làm giảm trọng lượng mỡ trong cơ thể phụ nữ [19],
[32],[65].
Sự điều tiết thân nhiệt của phụ nữ so với nam giới có hiệu quả hơn. Trong
huấn luyện hoặc thi đấu thân nhiệt tăng lên. Sự bài tiết mồ hôi là thủ đoạn có lợi
trong việc giảm thân nhiệt. Ở nam, mồ hôi ra nhiều lãng phí tương đối lớn. Ở
phụ nữ, việc ra mồ hôi và việc giảm thân nhiệt tỷ lệ thuận. Ngoài ra ở nữ có kích

thích tố làm huyết quản nở rộng, do đặc điểm này trong hoạt động, số lượng
mao quản tăng lên ở lớp da tương đối nhiều, thông qua lớp da sự tản nhiệt rất tốt
có thể làm hạ nhiệt độ trong cơ thể phụ nữ.
1.3.4. Các yếu tố tâm lý đặc thù của nữ với tập luyện bóng đá
Sự hiếu thắng: Một trong những khác biệt về tâm lý giữa VĐV nữ và
VĐV nam là mức độ khát khao chiến thắng trong sự tranh giành chiến thắng và
sự dũng cảm ngoan cường trong việc giành chiến thắng thì phái nữ thua phái
nam. Qua nghiên cứu một số vấn đề có liên qua thấy rằng: nam hay háo đấu
(ham chiến đấu) sự ham mê chiến đấu thường làm cho phái nam tìm kiếm sự
kích động, sự tranh đấu, sự khiêu chiến trong thi đấu, còn nữ thì không như vậy.
Sự khác biệt này chủ yếu có liên quan đến một chất kích thích tố ở phái nam.


×