BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ỦY BAN THỂ DỤC THỂ THAO
VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO
BÙI TRỌNG TOẠI
HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
SỨC MẠNH ĐỐI VỚI VẬN ĐỘNG VIÊN
BÓNG CHUYỀN NỮ TRÌNH ĐỘ CAO
Chuyên ngành : HUẤN LUYỆN THỂ THAO
Mã số : 62.81.02.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ GIÁO DỤC HỌC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2007
Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học TDTT
Người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: TS. Nguyễn Hiệp
Hướng dẫn 2: GS.TS. Chang Keun Kim
Phản biện 1: GS.TS. Lê Văn Lẫm.
Trường Đại học Thể dục Thể thao II.
Phản biện 2: PGS.TS. Trònh Trung Hiếu.
Trường Đại học Sư phạm TDTT TP. HCM.
Phản biện 3: PGS.TS Trần Đức Dũng
Trường Đại học Thể dục Thể thao I.
Luận án đã được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp nhà nước
họp tại: Trường Đại học Thể dục thể thao II – TP Hồ Chí Minh
vào hồi: 8 giờ 00 ngày 27 tháng 06 năm 2007.
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam.
2. Thư viện Viện Khoa học TDTT.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Bùi Trọng Toại (2000), “Bước đầu xác đònh hệ thống test
kiểm tra thể lực vận động viên bóng chuyền nữ”, Tạp chí Khoa học
Thể thao, số 4, tr.15-17.
2. Bùi Trọng Toại, Nguyễn Hiệp (2004), “Sử dụng các chương
trình huấn luyện khác nhau để phát triển sức bật cao cho vận động
viên bóng chuyền”, Tạp chí Khoa học Thể thao, số 1, tr.51-55.
3. Bùi Trọng Toại, Nguyễn Hiệp (2006), “Hiệu quả huấn luyện
sức mạnh cho nữ và nam ở một số môn thể thao khác nhau”, Thông
tin Khoa học Thể thao, số 3 (295), tr.16-21.
4. Bùi Trọng Toại, Chang Keun Kim (2006), “Thành phần cơ của
đội bóng chuyền năng khiếu nam Trung tâm Huấn luyện thể thao
quốc gia II”, Thông tin Khoa học Thể thao, số 3 (295), tr.40-46.
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Huấn luyện thể lực là một nhiệm vụ rất quan trọng trong toàn
bộ quá trình huấn luyện đối với tất cả các môn thể thao. Sức mạnh
(SM) được xem như tố chất nền tảng của năng lực vận động. Kết
quả nhiều công trình nghiên cứu và tổng kết của Bompa (1996),
Cardinal (1993), Fox (1968), Garhammer (1993), Jess (1997),
Luebbers (2003), Matsudaira (1974)… cho thấy huấn luyện sức mạnh
(HLSM) luôn gắn chặt với sự phát triển thành tích. Theo Bompa
(1996): Mục đích của HLSM theo chu kỳ là tối ưu hoá quá trình
huấn luyện, đặc biệt với vận động viên (VĐV) trình độ cao, huấn
luyện theo chu kỳ còn có mục đích đạt được trình độ chuẩn bò thể lực
tốt nhất vào thời điểm thi đấu. Việc nâng cao thành tích thi đấu của
môn bóng chuyền bằng cách nâng cao trình độ SM và thể lực cho
VĐV đang là nỗi bức xúc của các nhà chuyên môn. Do yêu cầu cấp
bách về lý luận cũng như thực tiễn của công tác huấn luyện thể thao
thành tích cao ở Việt Nam chúng tôi chọn đề tài:“Hiệâu quả ứng
dụng các bài tập phát triển sức mạnh đối với vận động viên bóng
chuyền nữ trình độ cao”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Xây dựng hệ thống các bài
tập SM và các thông số tập luyện phù hợp với đặc điểm môn bóng
chuyền. Đồng thời nghiên cứu sự phát triển, biến đổi các tố chất SM
và thể lực của đối tượng thực nghiệm qua các giai đoạn, chu kỳ tập
luyện khác nhau, nhằm góp phần nâng cao thành tích thi đấu cho
VĐV bóng chuyền nữ trình độ cao.
Để giải quyết mục đích trên, đề tài đề ra hai mục tiêu nghiên
cứu sau:
1. Xác đònh các test đánh giá SM và mối quan hệ giữa SM với các tố
2
chất thể lực chuyên môn của VĐV bóng chuyền.
2. Hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển SM đối với VĐV bóng
chuyền nữ trình độ cao.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1. Kết quả đóng góp mới vào khoa học huấn luyện VĐV bóng
chuyền nữ trình độ cao chính là hệ thống 38 bài tập SM đã được ứng
dụng trong thực tiễn huấn luyện của kế hoạch năm với 2 chu kỳ.
2. Giá trò ứng dụng mới của luận án là diễn biến của phát triển SM
theo quan điểm đặc trưng SM yếm khí của bóng chuyền hiện đại qua
các giai đoạn, chu kỳ huấn luyện trong 1 năm, bằng các test kiểm tra
của Liên đoàn bóng chuyền Mỹ và Liên đoàn bóng chuyền thế giới
trên đối tượng VĐV nữ trình độ cao nước ta.
3. Các cơ sở lý thuyết về hệ thống cung cấp năng lượng, huấn luyện
sức mạnh, phương pháp huấn luyện, hệ thống các bài tập SM và
thông số tập luyện SM cho VĐV bóng chuyền được phân tích, tổng
hợp từ nhiều kết quả nghiên cứu và thực tiễn có giá trò lý luận mới,
đóng góp thêm cho cơ sở lý luận huấn luyện chuyên môn đối với
môn bóng chuyền.
CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án được trình bày trong 129 trang bao gồm phần: Đặt vấn
đề; Các nội dung chính của luận án: Chương 1:Tổng quan vấn đề
nghiên cứu (42 trang), Chương 2: Phương pháp và Tổ chức nghiên
cứu (13 trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu (51 trang), Chương
4:Bàn luận (14 trang); Phần kết luận và kiến nghò (3 trang). Trong
luận án có 40 bảng, 13 biểu đồ. Ngoài ra, luận án đã sử dụng 114 tài
liệu tham khảo trong đó có 25 tài liệu viết bằng tiếng Việt, 89 tài
liệu tiếng Anh, và phần phụ lục.
3
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 CÁC CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HUẤN LUYỆN SỨC MẠNH
1.1.1 Một số cơ sở khoa học và quan điểm huấn luyện sức mạnh: Đề
tài đã tổng kết một số cơ sở khoa học sau làm nền tảng lý luận.
1.1.1.1 Tập luyện sức mạnh và sự thích nghi: Tập luyện SM theo hệ
thống sẽ dẫn đến những thay đổi về sinh lý và cấu trúc – hay là sự
thích nghi -trong cơ thể. Các thích nghi của cơ trong tập luyện SM
bao gồm: Phì đại cơ, Sự thích nghi về giải phẫu, Sự thích nghi của hệ
thống thần kinh và Sự thích nghi của sự phối hợp thần kinh cơ.
1.1.1.2 Thành phần cơ: Theo McArdle(2000): Trên quan điểm sinh
lý, thành phần cơ đóng vai trò quan trọng trong thành tích của các
môn công suất và sức bền. Các VĐV trình độ cao thuộc một số môn
thể thao khác nhau có khác biệt giữa tỉ lệ các loại sợi cơ. VĐV suất
xắc các môn cự ly ngắn… có nhiều cơ nhanh hơn cơ chậm, và ngược
lại ở các môn sức bền. Nam và nữ VĐV các môn cự ly trung bình
thường có tỷ lệ phân phối cơ nhanh và cơ chậm tương đương.
McArdle và cộng sự (2000) tổng kết: Kích thước cơ nhanh và cơ
chậm đều tăng khi tập luyện sức mạnh; khi tập luyện sức bền: kích
thước cơ nhanh không tăng. Việc tiến hành nghiên cứu thành phần
cơ của vận động viên thể thao có ý nghóa khoa học trong tuyển chọn
và đánh giá hiệu quả công tác huấn luyện thể thao.
1.1.1.3 Một số nguyên tắc chính trong tập luyện sức mạnh: Đề tài đề
cập đến 2 nguyên tắc chính: Nguyên tắc tăng dần lượng vận động và
Nguyên tắc chuyên môn hoá, trong đó chú trọng 3 nguyên tắc:
Chuyên môn hoá và quá trình tập luyện có phương pháp; Chuyên
môn hóa các bài tập trong HLSM; Chuyên môn hóa của các bài tập
SM và yêu cầu trong thích nghi chuyên môn.
4
1.1.1.4. Tập luyện sức mạnh và giới tính: Các công trình nghiên cứu
và tổng kết của Jess (1997), McArdle và cộng sự (2000), Oyster
(1979), The Late Fox (1993) cho thấy: khả năng phát triển SM của
nam và nữ như nhau, tuy nhiên nữ không có khả năng đạt đến giá trò
SM tuyệt đối cao như nam. Sau khi tổng kết kết quả của nhiều công
trình nghiên cứu về lónh vực HLSM trên các đối tượng nam nữ khác
nhau, McArdle (2000) kết luận: chương trình phát triển SM có thể áp
dụng cho các VĐV không phân biệt giới tính.
• 1.1.1.5. Tính chu kỳ của huấn luyện sức mạnh: là cơ sở quan trọng
trong việc xây dựng chương trình HLSM nhằm đạt được hiệu quả cao
nhất của quá trình huấn luyện. Theo Bompa (1996), huấn luyện theo
chu kỳ nhấn mạnh bản chất của việc phân chia các giai đoạn HLSM,
với các phương pháp, thông số tập luyện tối ưu trong từng giai đoạn
tập luyện nhằm mục đích đạt được thành tích tốt nhất trong các giải
thi đấu quan trọng của năm.
1.1.1.6 Một số quan niệm chính về vai trò của tập luyện sức mạnh
trong thể thao: Tập luyện SM có khả năng phát triển không chỉ SM
chung mà còn liên quan đến sự phát triển SM tốc độ, SM bền, phòng
tránh chấn thương, rèn luyện ý chí, năng lực tập trung góp phần
đáng kể phát triển thành tích thể thao. Tập luyện SM đóng vai trò
quan trọng trong phát triển năng lực vận động cần được tiến hành
thường xuyên theo một kế hoạch dài hạn và hệ thống ở các VĐV từ
năng khiếu đến trình độ cao. Để tập luyện hiệu quả, HLSM phải
theo quan điểm chu kỳ hóa sức mạnh. Khi xây dựng chương trình và
chọn lựa các phương pháp cần chú ý các hệ thống cung cấp năng
lượng chính và các cơ chính tham gia hoạt động trong môn thể thao.
1.1.2 Hiệu quả của các chương trình huấn luyện sức mạnh đối với
thành tích môn bóng chuyền: Qua phân tích kết quả nhiều công trình
5
nghiên cứu nhận thấy một số vấn đề nổi bật sau: Chương trình HLSM
kết hợp giữa 2 phương pháp HLSM cường độ cao và phương pháp
nhượng bộ-khắc phục là có hiệu quả nhất để phát triển SM tốc độ -
sức bật, là những tố chất SM quan trọng trong bóng chuyền; Vai trò
của SM tối đa trong huấn luyện phát triển và duy trì SM tốc độ, sức
bật còn nhiều tranh cãi, nhất là với VĐV trình độ cao; và hầu hết các
nghiên cứu đều thực nghiệm trên các đối tượng chưa phải là VĐV
thể thao. Do vậy, việc thực nghiệm nghiên cứu lónh vực này trên đối
tượng là VĐV và trong một thời gian kéo dài mang nhiều ý nghóa
thực tiễn hơn.
• 1.2 XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN BÓNG CHUYỀN VÀ MỘT SỐ
THỰC TRẠNG SỨC MẠNH BÓNG CHUYỀN VIỆT NAM.
1.2.1 Xu hướng phát triển bóng chuyền hiện đại: Phan Hồng Minh và
cộng sự (2005) tổng kết: Xu hướng chung phát triển bóng chuyền
hiện nay là toàn diện, cao, nhanh, biến, linh hoạt. Từ đặc điểm môn
bóng chuyền và tính chất dùng lực thì SM nhanh và SM bột phát là
cần nhất. Sử dụng huấn luyện SM trong đó nâng cao SM tối đa được
chú ý đặc biệt. Tố chất trội của bóng chuyền đã được xác đònh là sức
bật, di động nhanh, tốc độ vung tay, tính linh hoạt và sức bền linh
hoạt nhanh.
1.2.2 Thực trạng sức mạnh bóng chuyền Việt Nam:
1.2.2.1 Sức bật của một số đội bóng chuyền nữ Việt Nam và thế giới:
Phan Hồng Minh (2005) tổng kết: sức bật của bóng chuyền nữ Việt
Nam còn cách rất xa so với các cường quốc bóng chuyền thế giới và
thấp hơn đội đại biểu của khu vực Đông Nam Á (Thái Lan), đây là
một biểu hiện về chênh lệch đẳng cấp trong giải thi đấu quốc tế của
bóng chuyền nữ Việt Nam.
1.2.2.2 Kết quả thành phần cơ đội bóng chuyền nam TTHLTTQG II:
6
Tỉ lệ phần trăm cơ nhanh (IIa và IIb) của đối tượng thực nghiệm
(trung bình là 66%), Cao hơn % cơ nhanh của người bình thường (47-
53%), thấp hơn VĐV tài năng môn chạy tốc độ (70-75%) nhưng phù
hợp thành phần cơ của VĐV bóng chuyền Trung Quốc và Nhật Bản
(từ 56,5% đến 67,1%). Kết quả sự biến đổi của thành phần cơ VĐV
bóng chuyền nam Trung tâm HLTTQG II cho thấy: Tiết diện của sợi
cơ nhanh IIa tăng rõ rệt ở giá trò p < 0.05 (1-tailed) sau một năm tập
luyện, phù hợp với kết quả của nhiều công trình nghiên cứu đã công
bố.
1.3 CƠ SỞ XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG BÀI TẬP VÀ THÔNG SỐ TẬP
LUYỆN CHO VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG CHUYỀN:
1.3.1 Một trong những cơ sở nhằm xác đònh hệ thống bài tập SM là
mối quan hệ giữa các yếu tố thể lực và kỹ thuật của bóng chuyền
(Toyoda, 1980).
1.3.2 Các nhóm cơ chính tham gia hoạt động: là cơ sở để chọn lựa
các bài tập phù hợp cho chương trình HLSM cho bóng chuyền. Qua
tổng kết các công trình nghiên cứu, phân tích các hoạt động đặc thù
môn bóng chuyền, kết hợp với phân tích sinh cơ và giải phẫu tổng
kết được 9 nhóm cơ chính bao gồm: Nhóm cơ khép dài và ngắn, Cơ
sinh đôi, Cơ ngực bé, Cơ thẳng bụng, Cơ lưng rộng, Cơ dưới đòn, Tứ
đầu đùi, Cơ thang, Cơ khuỷu.
1.3.3 Các nguyên lý và cơ sở chung để xây dựng chương trình huấn
luyện sức mạnh: Qua công bố của Bompa (1996), Fleck và Kraemer
(1987) và một số tác giả, đề tài đã tổng kết được những yếu tố chủ
yếu để để xây dựng một chương trình HLSM cho môn bóng chuyền,
bao gồm: Khối lượng tập luyện, cường độ tập luyện, số lượng bài tập,
số lần lập lại và tốc độ động tác, số tổ, quãng nghỉ, xác đònh bài tập
và xác đònh mục đích tập luyện của chương trình.
7
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
2.1.1 Phương pháp tổng hợp và phân tích tư liệu.
2.1.2 Phương pháp kiểm tra sư phạm: Trong suốt quá trình nghiên
cứu, chúng tôi tiến hành 15 nội dung kiểm tra sau: Chiều cao đứng
(cm); Chiều cao với 1 tay (cm); Bật cao với tại chỗ (cm); Bật cao với
2 chân có đà (cm); Bật cao với 1 chân có đà(cm); Lò cò 5 bước (m);
Chạy 10 m (s); Di động biến hướng (s); Ném bóng 1 kg (m); Chạy
50m x 6 (phút); Gánh tạ 3RM (kg); Nằm đẩy tạ 3RM (kg); Bronco
Sqrare (s); Lăn ngã Bronco(s); Chắn bóng Bronco(s).
2.1.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: được thực hiện theo
phương pháp tự đối chiếu, so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm
trong từng chu kỳ, giai đoạn và 1 năm ở cùng đối tượng nghiên cứu.
2.1.4 Phương pháp phỏng vấn, trao đổi .
2.1.5 Phương pháp sinh thiết cơ (Biopsy): Mục đích của phương
pháp: Xác đònh thành phần sợi cơ và đánh giá sự biến đổi sau 1 năm
tập luyện qua các thông số: Tỉ lệ % số lượng sợi cơ nhanh (IIa và
IIb), cơ chậm(I); Tiết diện và tỉ lệ % tiết diện các loại sợi cơ; Số
lượng mao mạch trên từng loại sợi cơ, Tiết diện trung bình của mao
mạch.
2.1.6 Phương pháp toán thống kê.
2.2 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU – ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU:
Đối tượng thực nghiệm chính: Đội bóng chuyền nữ Bãi Bằng,
đại diện VĐV bóng chuyền nữ trình độ cao, được chia làm 2 nhóm:
nhóm 1 (nhóm tấn công) với n = 6; và nhóm 2 (nhóm chuyền 2,
Libero, VĐV dự bò hàng sau) với n = 5. Cả hai nhóm cùng thực hiện
chương trình thực nghiệm SM như nhau. Chương trình gồm 2 chu kỳ
chính phù hợp thời điểm thi đấu của 2 giải chính trong năm. Ở chu kỳ
8
2, do 2 giải thi đấu chính cận nhau, sẽ có thêm giai đoạn duy trì. Tiến
hành kiểm tra đối tượng thực nghiệm 5 lần: trước và sau từng chu kỳ
tập luyện, trước và sau giai đoạn duy trì, đầu và cuối năm để đánh
giá hiệu quả hệ thống bài tập SM và các thông số tập luyện (Xem
bảng 2.1).
Với Đội bóng chuyền nam năng khiếu Trung Tâm Huấn luyện
Thể thao Quốc gia II, thực nghiệm chương trình SM theo cùng
nguyên tắc và phương pháp. Tiến hành lấy mẫu cơ 2 lần (3/2002 và
2/2003) và phân tích một số các thông số sinh lý cơ nhằm tìm hiểu
thực trạng thành phần cơ của VĐV bóng chuyền Việt Nam, đồng thời
đánh giá sự biến đổi về các thông số cơ sau 1 năm tập luyện chương
trình SM.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 XÁC ĐỊNH CÁC TEST ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH VÀ MỐI
QUAN HỆ GIỮA SỨC MẠNH VỚI CÁC TỐ CHẤT THỂ LỰC
CHUYÊN MÔN CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG CHUYỀN.
3.1.1 Những căn cứ để chọn lựa test đánh giá sức mạnh ở vận động
viên bóng chuyền.
3.1.1.1 Căn cứ cơ sở lý thuyết:
Hệ thống cung cấp năng lượng trong môn bóng chuyền:
Qua tổng hợp và phân tích các kết quả nghiên cứu (Trước khi
thay đổi luật – năm 2000) của Cardinal (1993), Rivet (1980); Fox
(1974); Thomas Tait, Belyaev (1985), Phan Hồng Minh (1998) đặc
biệt là kết quả nghiên cứu của Baechle (1994); Belyanev
(1985);Black (1995); Dyba (1982); Fox (1993); Naar (1982);
Kuntslinger (1987); Miloslav, Viitasalo (1987); Weimin… về hệ
thống cung cấp năng lượng và các đặc thù hoạt động trong thi đấu
bóng chuyền cho thấy các kết quả nghiên cứu có sự khác biệt và còn
9
nhiều tranh cãi. Một số tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ
tuần hoàn và kết luận bóng chuyền là môn 50% ưa khí và 50% yếm
khí, kết quả của nhiều công trình khác và đi đến kết luận hệ thống
cung cấp năng lượng cho bóng chuyền bao gồm: 80% ATP-CP và
LA, 5% LA và Oxygen và 15% Oxygen. Từ năm 2000, luật bóng
chuyền đã có 2 thay đổi lớn là Hệ thống tính điểm trực tiếp và Luật
Libero, dẫn đến việc thời gian hiệp đấu, trận đấu rút ngắn đáng kể,
đồng thời VĐV (trừ chuyền hai) sẽ được nghỉ giữa nhiều hơn, thời
gian hồi phục nguồn năng lượng ATP – CP tốt hơn trong suốt hiệp
đấu, trận đấu. Qua tổng hợp và phân tích, chúng tôi nghiêng về quan
điểm: Bóng chuyền là môn thể thao công suất, hệ thống cung cấp
năng lượng chủ yếu là hệ thống yếm khí ATP-CP. Đây là căn cứ lý
luận đầu tiên hết sức quan trọng trong chọn lựa hệ thống các bài tập
và hệ thống test kiểm tra.
Đặc điểm sức mạnh của vận động viên bóng chuyền:
Qua phân tích, tổng kết nhiều công trình nghiên cứu về đặc thù
hoạt động của môn bóng chuyền của các tác giả Bompa (1996),
Bosco (1989), Brit (1984), Gauchik (1991), Gustav (1976),
Halaburda (1989), Nguyễn Thành Lâm (1998), Phan Hồng Minh
(2000), Phomin (1987), Black (1995), Cardinal (1993), Matsudaira
(1974), Powers (1996)… chúng tôi xác đònh: SM tốc độ (SM nhanh,
SM bột phát) trong đó sức bật cao là nổi trội, đồng thời cũng cần chú
ý phát triển sức nhanh- linh hoạt và SM bền (Công suất – bền). Huấn
luyện SM trong đó nâng cao SM tối đa được chú ý đặc biệt với VĐV
trình độ cao. Đây là căn cứ lý luận quan trọng thứ 2 trong cơ sở để
lựa chọn hệ thống bài tập SM và các test kiểm tra.
3.1.1.2 Căn cứ kết quả phỏng vấn – thống kê.
Về hệ thống cung cấp năng lượng trong thi đấu bóng chuyền:
10
Kết quả thống kê ý kiến nhận đònh về hệ thống cung cấp năng
lượng trong thi đấu bóng chuyền của 15 công trình nghiên cứu và
tổng kết của các tác giả trong nước và nước ngoài cho thấy: 86,66 %
ý kiến cho rằng nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho hoạt động
thi đấu bóng chuyền là nguồn yếm khí, 13,33% ý kiến cho rằng
nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động thi đấu bóng chuyền là
50% yếm khí và 50% ưa khí.
Về tố chất sức mạnh cần thiết của VĐV bóng chuyền:
Qua thống kê kết quả của 21 công trình nghiên cứu, tổng kết
cho thấy: 100% ý kiến cho rằng tố chất sức mạnh quan trọng nhất
của VĐV bóng chuyền là SM tốc độ, trong đó đặc biệt là sức bật cao,
và tố chất SM cần thiết của VĐV bóng chuyền là SM bền, công suất
bền. 57,1 % ý kiến cho rằng tố chất SM cần thiết của VĐV bóng
chuyền là SM tối đa. Kết luận: Các nhận đònh qua tổng hợp, thống kê
các ý kiến chuyên gia là phù hợp với kết quả và nhận đònh của đề tài
nghiên cứu.
3.1.2 Xác đònh các test đánh giá sức mạnh và tố chất thể lực chuyên
môn của vận động viên bóng chuyền.
3.1.2.1 Tham khảo, tổng hợp tài liệu: về các nội dung kiểm tra đánh
giá SM và thể lực chuyên môn cho VĐV bóng chuyền của các Liên
đoàn bóng chuyền của các nước Ba lan, Cu ba, Nhật bản, Hung-ga-
ry, Mỹ, Trung Quốc, CHLB Nga, Việt Nam, cũng như các test của
Liên đoàn bóng chuyền Mỹ và Liên đoàn bóng chuyền thế giới
(FIVB), đã xác đònh 15 nội dung kiểm tra: Chiều cao đứng (cm),
Chiều cao với 1 tay (cm), Test gánh tạ (kg)(3RM), Test nằm đẩy tạ
(kg) (3RM), Test bật cao với tại chỗ (cm), Test bật cao với có đà
(cm), Test bật cao với 1 chân (cm), Test ném bóng 1 kg (m), Test lò
cò 1 chân 5 bước (m), Test chạy 10m (s), Test di động biến hướng
11
(s), Chạy 50m x 6 lần (phút), Test Bronco square (s), Test Chắn bóng
Bronco(s), Test Lăn ngã Bronco (s).
3.1.2.2 Phỏng vấn chuyên gia, huấn luyện viên: Để tìm hiểu thực
trạng sử dụng hệ thống test đánh giá trình độ SM và thể lực cho
VĐV bóng chuyền, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 15 chuyên gia,
huấn luyện viên, giảng viên bóng chuyền về tính thực tiễn của hệ
thống test trên. Kết quả cho thấy Đa số các ý kiến ( > 80%) đều ủng
hộ sử dụng các test trên. Kết luận: Qua các cơ sở tham khảo tổng hợp
tài liệu, lấy ý kiến của các chuyên gia, huấn luyện viên, giảng viên
bóng chuyền… nhận đònh đây là các test có đủ độ tin cậy, tính thông
báo và thể hiện được tính đặc thù của các tố chất thể lực cần thiết
trong môn bóng chuyền.
3.1.3 Mối quan hệ giữa sức mạnh với các tố chất thể lực chuyên môn
ở VĐV bóng chuyền: dựa trên kết quả kiểm tra lần thứ 1 để tính hệ
số tương quan giữa các test SM và các test đánh giá tố chất thể lực
chuyên môn khác, kết quả cho thấy test gánh tạ (sức mạnh chân) có
tương quan với hầu hết các tố chất thể lực chuyên môn khác (Hệ số
tương quan r từ 0,609 đến 0,777). Qua đó nhận đònh: Huấn luyện
phát triển SM có thể và cần thiết đưa đến tác động tốt đối với sự phát
triển các tố chất thể lực chuyên môn khác, đặc biệt là tố chất sức bật,
là tố chất chuyên môn nổi trội của môn bóng chuyền.
3.2 HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC
MẠNH ĐỐI VỚI VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG CHUYỀN NỮ TRÌNH
ĐỘ CAO:
3.2.1 Xây dựng hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh: Căn cứ
trên các cơ sở khoa học để xác đònh hệ thống các bài tập SM kết hợp
với việc tham khảo, tổng hợp các tài liệu HLSM liên quan, tiến hành
4 bước sau trong việc chọn lựa hệ thống bài tập: Một là, phân tích kỹ
12
thuật động tác của VĐV bóng chuyền qua băng ghi hình kỹ thuật của
Liên đoàn bóng chuyền thế giới (FIVB), xác đònh hướng chuyển
động, góc độ các khớp, tư thế cơ thể của VĐV khi thực hiện các kỹ
thuật bóng chuyền; Hai là, xác đònh các nhóm cơ chính tham gia thực
hiện các kỹ thuật; Ba là, tiến hành xác đònh các bài tập SM có liên
quan đến các nhóm cơ chính, dựa trên sự tương đồng về hướng, góc
độ co cơ cho từng kỹ thuật; Bốn là, xác đònh các bài tập SM chủ yếu
thông qua việc xây dựng bảng tương quan giữa các bài tập SM với
cấu trúc các kỹ thuật bóng chuyền. Kết quả xác đònh được hệ thống
bài tập gồm 38 bài tập chính, phân loại theo từng nhóm như sau:
Chân: 6 bài; Vai: 6 bài; Ngực, lưng, tay: 9 bài; Bụng: 3 bài; Bài tập
đa khớp: 4 bài; Bài tập nhượng bộ-khắc phục: 10 bài.
Kết quả tổng hợp các công trình liên quan:
Để tìm hiểu thực trạng sử dụng hệ thống bài tập SM và thể lực
cho VĐV bóng chuyền, chúng tôi tiến hành tổng kết các công trình
nghiên cứu đã được công bố về hệ thống các bài tập SM trong 10
năm gần đây (từ 1996 đến 2005) của các tác giả: Bompa (1999), Chu
(1996), Phillip Moreland [2003], Hiệp hội Huấn luyện bóng chuyền
Mỹ (AVCA) (1999), Phan Hồng Minh và cộng sự (2005). Kết quả
cho thấy: 97,36% bài tập SM của đề tài đều trùng khớp với hệ thống
bài tập SM dành cho nhiều môn thể thao khác nhau của Chu và
Phillip Moreland. Đối chiếu với 3 hệ thống bài tập SM đặc thù dành
cho môn bóng chuyền cho thấy: Xét về các bài tập SM chính, hầu
hết các bài tập của các tác giả đều có sự tương đồng: Tỷ lệ % trùng
khớp là 97,36% so với hệ thống bài tập của Hiệp hội huấn luyện
bóng chuyền Mỹ (AVCA); 12 bài tập của tác giả Phan Hồng Minh
(100%) và 18/19 (94,74%) bài tập của tác giả Bompa đều nằm trong
38 bài tập của đề tài nghiên cứu. Qua đó có thể nhận đònh: Hệ thống
13
các bài tập SM của đề tài nghiên cứu là các bài tập SM phổ biến đã
được các chuyên gia, tổ chức có uy tín ứng dụng và tổng kết.
3.2.2 Ứng dụng các bài tập phát triển sức mạnh trong chu kỳ huấn
luyện năm.
Các thông số tập luyện SM trong các giai đoạn huấn luyện của
chương trình thực nghiệm được tổng hợp và trình bày ở bảng 3.11.
Bảng 3.11: Các thông số tập luyện sức mạnh trong từng giai đoạn huấn luyện.
Giai đoạn
Buổi
tập/
tuần
Số bài tập
Số lần
lập lại
Số tổ
Trọng
lượng tạ
(% 1RM)
Tốc độ
động tác
Thích nghi giải phẫu 3 9 – 12 6 – 12 3 30 – 60 Chậm-TB
SM tối đa 3 8 – 10 4 – 6 3 – 4 80 – 95 TB-nhanh
SM tốc độ 3 8 – 10 4 – 8
10 - 20
3 – 4
3 – 4
40 – 60
nhỏ
Bột phát
Bột phát
SM bền 2 – 3 4 – 6 20 – 30 3 50 – 70 Nhanh
Duy trì 2 – 3 4 – 6 4 - 8 2 – 3 40 – 60
80 – 95
Bột phát
Nhanh
3.2.3 Hiệu quả về tăng trưởng sức mạnh và các tố chất thể lực
chuyên môn.
3.2.3.1 Chu kỳ 1: Kết quả cho thấy SM tối đa, SM tốc độ, đặc biệt là
sức bật của các đối tượng thực nghiệm đã tăng tiến rõ rệt sau chương
trình tập luyện SM theo chu kỳ trong chu kỳ 1 (bảng 3.13)
14
Bảng 3.13: Sự tăng tiến của sức mạnh và thể lực chuyên môn sau chu kỳ 1
Test
Lần 1
X
1
± δ
Lần 2
X
1
± δ
Tăng tiến
X
1
± δ
Tăng
tiến (%)
Gánh tạ (kg) 101,33 ± 8,4 118,51 ± 8,16 17,18 ± 6,62* 15,6
Nằm đẩy tạ (kg) 31,5 ± 2,3 39,25 ± 2,32 7,75 ± 1,82* 21,9
Bật cao tại chỗ (cm) 51,0 ± 4,29 56,63 ± 4,49 5,64 ± 3,75* 10,5
Bật cao có đà 2 chân (cm) 58,18 ± 5,99 65,18 ± 5,06 7,00 ± 4,22* 11,3
Bật cao có đà 1 chân (cm) 55,45 ± 5,82 61,18 ± 4,71 5,72 ± 2,65* 9,8
Chạy10 m (s) 1,81 ± 0,05 1,76 ± 0,04 -0,04 ± 0,03* 2,8
Chạy biến hướng (s) 6,09 ± 0,19 5,94 ± 0,19 -0,15 ± 0,10 * 2,7
Ném bóng 1kg (m) 13,91 ± 1,17 14,9 ± 1,01 0,99 ± 0,65* 6,9
Bronco Square (s) 22,55 ± 0,90 21,54 ± 1,39 -1,03 ± 0,89* 4,6
Bronco Lăn ngã (s) 8,58 ± 0,61 8,29 ± 0,65 -0,30 ± 0,28* 3,6
Bronco chắn bóng (s) 11,33 ± 0,52 11,24 ± 0,57 -0,87 ± 0,14 0,8
* Có sự tăng tiến rõ rệt giữa hai lần kiểm tra (P < 0,05).
3.2.3.2 Chu kỳ 2: Kết quả kiểm tra các test ở chu kỳ 2 cho thấy xu
hướng tăng tiến tương tự như trong chu kỳ 1 (Bảng 3.14).
Bảng 3.14: Sự tăng tiến của sức mạnh và thể lực chuyên môn sau chu kỳ 2.
Test
Lần 1
X
1
± δ
Lần 2
X
1
± δ
Tăng tiến
X
1
± δ
Tăng
tiến %
Gánh tạ (kg) 104,19 ± 7,65 122,96 ± 8,60 18,77 ± 4,77* 16,5
Nằm đẩy tạ (kg) 34,35 ± 3,04 40,90 ± 2,68 6,55 ± 2,55* 17,4
Bật cao tại chỗ (cm) 53,045 ± 4,72 57,09 ± 4,85 3,64 ± 2,15* 6,6
Bật cao có đà 2 chân (cm) 60,82 ± 5,09 66,82 ± 4,70 6,00 ± 2,53* 9,4
Bật cao có đà 1 chân (cm) 58,27 ± 4,94 61,64 ± 4,50 3,36 ± 2,46* 5,6
Chạy10 m (s) 1,80 ± 0,05 1,76 ± 0,05 -0,04 ± 0,03* 2,2
Chạy biến hướng (s) 6,05 ± 0,18 5,85 ± 0,21 -0,20 ± 0,10* 3,4
Ném bóng 1kg (m) 14,4 ± 1,28 15,17 ± 1,09 0,77 ± 0,53* 5,2
Bronco Square (s) 22,26 ± 0,84 21,39 ± 1,36 -0,87 ± 0,86* 4,0
Bronco Lăn ngã (s) 8,36 ± 0,59 8,31 ± 0,59 -0,05 ± 0,10 0,6
Bronco chắn bóng (s) 11,30 ± 0,51 11,06 ± 0,60 -0,24 ± 0,20* 2,1
* Có sự tăng tiến rõ rệt giữa hai lần kiểm tra (P < 0,05).
3.2.3.3 Sau 1 năm tập luyện: Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy tất cả các
tố chất SM và các test thể lực chuyên môn đều tăng tiến đáng kể
15
(p<0,05). Cùng với tỉ lệ tăng tiến rõ rệt của SM tối đa qua 2 test gánh
tạ và Nằm đẩy tạ, tăng tiến 21,64 kg ± 7,17 (19,3%) và 9,40kg ± 1,96
(26%), tương ứng. Các test sức bật – tố chất quan trọng nhất trong
bóng chuyền đều tăng trên 10 %, test ném bóng 1 kg đánh giá SM
tay, lưng tăng 1,26 m± 0,54 (8,7 %). Các test chạy 10m, linh hoạt
tăng 2,8% và 4,0%, tương ứng, khác biệt đáng kể về mặt thống kê
(p<0,05). Các test thể lực chuyên môn tăng tiến từ 2,3% đến 5,3%,
có ý nghóa về thống kê.
Bảng 3.15: Sự tăng tiến của sức mạnh và thể lực chuyên môn sau 1 năm.
Test
Lần 1
X
1
± δ
Lần 4
X
1
± δ
Tăng tiến
X
1
± δ
Tăng
tiến %
Gánh tạ (kg) 101,33 ± 8,4 122,96 ± 8,60 21,64 ± 7,17* 19,3
Nằm đẩy tạ (kg) 31,5 ± 2,3 40,90 ± 2,68 9,40 ± 1,96* 26,0
Bật cao tại chỗ (cm) 51,0 ± 4,29 57,09 ± 4,85 6,09 ± 2,02* 11,3
Bật cao có đà 2 chân(cm) 58,18 ± 5,99 66,82 ± 4,70 8,64 ± 4,08* 13,8
Bật cao có đà 1 chân(cm) 55,45 ± 5,82 61,64 ± 4,50 6,18 ± 3,25* 10,6
Chạy10 m (s) 1,81 ± 0,05 1,76 ± 0,05 -0,05 ± 0,03* 2,8
Chạy biến hướng (s) 6,09 ± 0,19 5,85 ± 0,21 - 0,24 ± 0,14* 4,0
Ném bóng 1kg (m) 13,91 ± 1,17 15,17 ± 1,09 1,26 ± 0,54* 8,7
Bronco Square (s) 22,55 ± 0,90 21,39 ± 1,36 -1,16 ± 0,98* 5,3
Bronco Lăn ngã (s) 8,58 ± 0,61 8,31 ± 0,59 -0,27 ±0,17* 3,2
Bronco chắn bóng (s) 11,33 ± 0,52 11,06 ± 0,60 -0,26 ± 0,24* 2,3
* Có sự tăng tiến rõ rệt giữa hai lần kiểm tra (P < 0.05).
Sự biến đổi của các test sức mạnh và thể lực trong cả năm.
Các thông số ở bảng 3.16 thể hiện diễn tiến mức độ đạt được
của các test SM và thể lực ở 5 lần kiểm tra trong suốt năm. Trong đó,
các lần kiểm tra 2, 4 và 5 luôn đạt mức độ cao vì đây là thời gian
chuẩn bò thi đấu.
Test lò cò 5 bước: Mức chênh lệch trung bình giữa 2 chân ở 4
lần kiểm tra trong năm từ 0,28m đến 0,35m, đáp ứng tiêu chuẩn của
AVCA là nhỏ hơn 45cm, ít có nguy cơ chấn thương vùng hông, lưng.
Trình độ thể lực yếm khí chuyên môn (khả năng hồi phục) thể hiện
16
qua thành tích chênh lệch giữa 2 lần chạy con thoi 300m là 3,28 giây
ở lần 1, giảm dần còn 2,05 giây ở lần 4 trong kỳ kiểm tra cuối năm:
Đạt yêu cầu với VĐV bóng chuyền theo tiêu chuẩn của AVCA (từ 1
đến 4 giây).
Bảng 3.16: Kết quả của các test trong 5 lần kiểm tra.
TEST
Lần 1
X
1
± δ
Lần 2
X
1
± δ
Lần 3
X
1
± δ
Lần 4
X
1
± δ
Lần 5
X
1
± δ
Gánh tạ (kg) 101,33 ±
8,4
118,51 ±
8,16 *
104,19 ±
7,65 §
122,96 ±
8,60 * ‡
X
Nằm đẩy (kg) 31,5 ±
2,3
39,25 ±
2,32 *
34,35 ±
3,04 §
40,90 ±
2,68* ‡
X
BCTC (cm) 51,0 ±
4,29
56,63 ±
4,49 *
53,045 ±
4,72 §
57,09 ±
4,85 * ‡
57,18 ±
4,83 *
BCCĐ -2 (cm) 58,18 ±
5,99
65,18 ±
5,06 *
60,82 ±
5,09 §
66,82 ±
4,70 * ‡
67,09 ±
4,61 *
BCCĐ -1 (cm) 55,45 ±
5,82
61,18 ±
4,71 *
58,27 ±
4,94 §
61,64 ±
4,50 * ‡
61,82 ±
5,64 *
Chạy 10m (s) 1,81 ±
0,05
1,76 ±
0,04 *
1,80 ±
0,05 §
1,76 ±
0,05 * ‡
X
Chạy 5m x 6 (s) 6,09 ±
0,19
5,94 ±
0,19 *
6,05 ±
0,18 §
5,85 ±
0,21* ‡
5,84 ±
0,29 *
Ném bóng 1 kg (m) 13,91 ±
1,17
14,9 ±
1,01 *
14,4 ±
1,28 §
15,17 ±
1,09 * ‡
15,14 ±
1,11*
Bronco square (s) 22,55 ±
0,90
21,54 ±
1,39 *
22,26 ±
0,84 §
21,39 ±
1,36 * ‡
21,46 ±
1,36 *
Lăn ngã Bronco (s) 8,58 ±
0,61
8,29 ±
0,65 *
8,36 ±
0,59
8,31 ±
0,59 *
8,24 ±
0,52 *
Chắn bóng Bronco (s) 11,33 ±
0,52
11,24 ±
0,57
11,30 ±
0,51
11,06 ±
0,60 * ‡
11,02 ±
0,58 *
X: Không kiểm tra lần 5.
* Khác biệt đáng kể so với lần 1 (p < 0,05).
§ Khác biệt đáng kể so với lần 2 (p < 0,05).
‡ Khác biệt đáng kể so với lần 3 (p < 0,05).
3.2.3.4 Giữa 2 chu kỳ: Đặc điểm của thời giai đoạn này không tập
luyện SM, chủ yếu là thi đấu và hồi phục. Kết quả cho thấy, hầu hết
các tố chất SM và thể lực chuyên môn đều giảm đáng kể, đặc biệt là
các tố chất SM tối đa và sức bật. Qua đó có thể nhận đònh: để duy trì
17
trạng thái sung sức về SM tốc độ, sức bật cho VĐV bóng chuyền nữ,
cần duy trì mức độ kích thích hệ thống thần kinh cơ về SM tối đa và
SM tốc độ trong giai đoạn chuẩn bò thi đấu và trong các giai đoạn
duy trì giữa các giải thi đấu.
3.2.3.5 Giai đoạn duy trì: Trong thời gian duy trì giữa hai giải thi đấu
ở chu kỳ 2 khoảng 4 tuần, VĐV tiếp tục tập chương trình SM duy trì
2 lần / tuần, và ngưng tập SM 2 tuần trước khi bước vào thi đấu. Kết
quả cho thấy các test không biến đổi đáng kể (p > 0,05), hầu hết các
tố chất SM và thể lực chuyên môn đều được duy trì ở mức độ cao.
3.2.3.6 Sự khác biệt trong biến đổi sức mạnh và thể lực chuyên môn
giữa hai nhóm VĐV: Không có sự khác biệt đáng kể giữa 2 nhóm về
sự biến đổi của tất cả các test (p >0,05) sau chu kỳ 1, chu kỳ 2, giữa 2
chu kỳ và giai đoạn duy trì. Sau 1 năm tập luyện tất cả các test đều
thể hiện mức độ tăng tiến đáng kể (p<0,01) ở cả 2 nhóm. Qua đó
nhận đònh: chương trình huấn luyện phù hợp cho cả 2 nhóm VĐV.
Chương 4: BÀN LUẬN
4.1 VỀ CÁC TEST ĐÁNH GIÁ SỨC MẠNH VÀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA SỨC MẠNH VỚI CÁC TỐ CHẤT THỂ LỰC CHUYÊN
MÔN CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG CHUYỀN.
4.1.1 Về xác đònh đặc thù sức mạnh của môn bóng chuyền.
• Qua tổng hợp và phân tích kết quả của nhiều tác giả về đặc thù
SM của VĐV bóng chuyền, các hoạt động đặc thù trong thi đấu, xu
hướng phát triển bóng chuyền hiện đại… đồng thời tiến hành thống kê
kết quả của 21 công trình nghiên cứu, tổng kết về tố chất sức mạnh
cần thiết của VĐV bóng chuyền cho thấy: Các nhận đònh qua tổng
hợp, thống kê các ý kiến chuyên gia tuy có khác biệt, nhưng đa số là
phù hợp với kết quả phân tích và nhận đònh của đề tài nghiên cứu.
4.1.2 Về các test đánh giá sức mạnh và tố chất thể lực chuyên môn
18
của VĐV bóng chuyền: Qua tham khảo ý kiến của các chuyên gia,
huấn luyện viên, giảng viên bóng chuyền… có nhận đònh: Đây là hệ
thống các test có đủ độ tin cậy, tính thông báo và thể hiện được tính
đặc thù của các tố chất thể lực cần thiết trong môn bóng chuyền. Một
số test mới, tuy chưa phổ biến trong nước nhưng đã được sử dụng
rộng rãi ở một số cường quốc bóng chuyền trên thế giới, nên đưa vào
sử dụng nhằm tăng thêm sự đa dạng, hiệu quả trong việc đánh giá
trình độ SM và thể lực cho VĐV bóng chuyền trong nước, đồng thời
góp phần vào cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác HLSM và thể
lực cho VĐV bóng chuyền ở Việt Nam.
4.1.3 Về mối quan hệ giữa sức mạnh với các tố chất thể lực chuyên
môn của vận động viên bóng chuyền: Kết quả nghiên cứu cho thấy
sức mạnh chân (test gánh tạ) có tương quan khá chặt với hầu hết các
tố chất thể lực chuyên môn khác. Với sức mạnh tay, tương quan giữa
test Nằm đẩy tạ và Ném bóng 1 kg là đáng kể (p < 0,05). Qua đó
nhận đònh: Huấn luyện phát triển sức mạnh tối đa có thể và cần thiết
đưa đến tác động tốt đối với sự phát triển các tố chất thể lực chuyên
môn khác, đặc biệt là tố chất sức bật, là tố chất chuyên môn trội của
môn bóng chuyền. Nhận đònh này phù hợp với kết quả nghiên cứu
của Hakkinen (1993).
4.2 VỀ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN SỨC
MẠNH ĐỐI VỚI VẬN ĐỘNG VIÊN BÓNG CHUYỀN NỮ TRÌNH
ĐỘ CAO.
• 4.2.1 Về xây dựng hệ thống các bài tập phát triển sức mạnh: Việc
nghiên cứu xác đònh hệ thống các bài tập SM và các thông số tập
luyện trong từng chu kỳ, giai đoạn của luận án chủ yếu là dựa vào
các cơ sở lý luận khoa học, đặc biệt là các kết quả nghiên cứu về
HLSM và thể lực trên đối tượng là VĐV bóng chuyền của Bompa,
19
Baechle, Baker, Black, Cardinal, Costil, Fleck và Kraemer,
Hakkinen, Ioannis, Matsudaira, Yuan Weimin… Qua đối chiếu với hệ
thống SM của một số tác giả khác có thể nhận đònh: Hệ thống các bài
tập SM của đề tài nghiên cứu là các bài tập SM phổ biến và hiệu
quả, đã được các chuyên gia, tổ chức có uy tín ứng dụng và tổng kết.
4.2.2 Về ứng dụng các thông số tập luyện trong chu kỳ huấn luyện
năm: So sánh các thông số trong các giai đoạn huấn luyện của
chương trình thực nghiệm với các thông số tương ứng của Bompa và
của AVCA cho thấy: Các thông số của chương trình thực nghiệm ở
mức độ thấp và trung bình nhưng vẫn nằm trong giới hạn đã được
tổng kết là có hiệu quả.
4.2.3 Về hiệu quả tăng trưởng sức mạnh và các tố chất thể lực
chuyên môn trong chu kỳ năm.
4.2.3.1 Chu kỳ 1: Khi so sánh kết quả thực nghiệm với kết một số
công trình nghiên cứu trên đối tượng là VĐV của Brown (1986),
Duke (1992), Robert (1999), Decker (1996), Ioanis (2000)… mức độ
tăng tiến của sức bật của đối tượng thực nghiệm là khả quan. Với 2
test SM tối đa: So sánh với kết quả nghiên cứu của Baker (1996), Fry
(1991), Stone và Counlter (1994), Hoffman (1998) cho thấy: Mức
độ tăng tiến của test gánh tạ của VĐV nữ trình độ cao Việt Nam
chưa cao, tuy nhiên mức độ tăng tiến của test nằm đẩy rất khả quan.
So sánh với tiêu chuẩn đánh giá của Liên đoàn bóng chuyền Mỹ
(AVBF), trình độ thể lực chuyên môn của VĐV nữ trình độ cao Việt
Nam ở mức thấp. Nhìn chung, SM tối đa, SM tốc độ, đặc biệt là sức
bật của các đối tượng đã tăng tiến rõ rệt trong chu kỳ 1.
4.2.3.2 Chu kỳ 2: Kết quả kiểm tra các test ở chu kỳ 2 cho thấy có
xu hướng và mức độ tăng tiến tương tự như trong chu kỳ 1.
20
4.2.3.3 Sau 1 năm tập luyện: Kết quả cho thấy các tố chất SM và
các test thể lực chuyên môn đều tăng tiến đáng kể (p <0,05) và khả
quan khi so sánh với các công trình nghiên cứu khác, đây là một
trong những cơ sở để kết luận: Hệ thống bài tập và các thông số tập
luyện của chương trình thực nghiệm có hiệu quả và phù hợp với đối
tượng thực nghiệm.
Diễn biến kết quả của các test SM và thể lực ở 5 lần kiểm tra
trong năm cho thấy: các thông số của các lần kiểm tra 2, 4 và 5 luôn
đạt mức cao vì đây là thời gian chuẩn bò thi đấu các giải, qua đó nhận
đònh: kế hoạch huấn luyện năm theo các giai đoạn, chu kỳ là hợp lý
và hiệu quả, vì VĐV luôn đạt được trình độ chuẩn bò thể lực tốt ngay
trước các giải thi đấu chính.
4.2.3.4 Giữa 2 chu kỳ: Trong giai đoạn này VĐV ngưng tập SM, chỉ
thi đấu và tập điều chỉnh chuyên môn, kết quả thực nghiệm cho thấy
hầu hết các tố chất SM và thể lực chuyên môn đều giảm đáng kể ,
đặc biệt là các test SM tối đa và sức bật. Có thể kết luận: để duy trì
trạng thái sung sức về SM tốc độ, sức bật cho VĐV bóng chuyền nữ,
cần duy trì mức kích thích hệ thống thần kinh cơ cả về SM tối đa và
SM tốc độ trong giai đoạn chuẩn bò thi đấu và trong các giai đoạn
duy trì giữa các giải thi đấu. Kết quả này phù hợp với nhận đònh của
Hakkinen (1993).
4.2.3.5 Giai đoạn duy trì: Kết quả cho thấy hầu hết các tố chất SM và
thể lực chuyên môn được duy trì ở mức độ cao trong suốt giai đoạn
duy trì giữa 2 giải thi đấu. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên
cứu trên VĐV bóng chuyền nữ của Hakkinen (1993) và củng cố thêm
nhận đònh: Nội dung tập luyện SM tối đa và SM tốc độ rất cần thiết
để duy trì thành tích SM đặc thù cho VĐV bóng chuyền nữ trong giai
đoạn duy trì giữa các giải thi đấu.
21
4.2.3.6 Sự khác biệt trong biến đổi sức mạnh và thể lực chuyên môn
giữa hai nhóm VĐV: Kết quả cho thấy: Không có khác biệt đáng kể
về phát triển thành tích SM và thể lực chuyên môn giữa 2 nhóm, qua
đó nhận đònh: chương trình huấn luyện là phù hợp với đối tượng thực
nghiệm cho cả 2 nhóm với các vai trò, vò trí khác nhau trong thi đấu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu, rút ra những kết luận sau:
1. Hệ thống test đánh giá SM và thể lực chuyên môn cho VĐV
bóng chuyền gồm 15 test sau: Chiều cao đứng (cm); Chiều cao với 1
tay (cm); Gánh tạ (kg)(3RM); Nằm đẩy tạ (kg)(3RM); Bật cao với tại
chỗ (cm); Bật cao với có đà (cm); Bật cao với 1 chân (cm); Ném
bóng 1 kg (m); Lò cò 5 bước (m); Chạy 10m(s); Di động biến hướng
(s); Chạy 50m x 6 lần (p);Bronco square (s); Chắn bóng Bronco(s);
Lăn ngã Bronco (s).
1.1 Trong giới hạn đề tài, có thể nhận đònh: sự phát triển của SM
tối đa qua hai test gánh tạ (SM chân) và nằm đẩy tạ (SM tay) tác
động tích cực đến SM tốc độ, đặc biệt là sức bật. Hệ số tương quan
giữa thành tích gánh tạ (SM tối đa) và thành tích bật cao là rõ rệt (r =
0,769 với test bật cao tại chỗ, r = 0,777 với test bật cao có đà 2 chân
và r = 0,623 với test bật cao có đà 1 chân). Tương quan đáng kể (r =
0,680) giữa test nằm đẩy và ném bóng 1kg.
1.2 Bóng chuyền là môn thể thao công suất, hệ thống cung cấp
năng lượng chủ yếu là hệ thống yếm khí ATP-CP. SM đặc thù của
bóng chuyền là SM tốc độ (SM nhanh, SM bột phát) trong đó sức bật
cao là nổi trội, đồng thời cũng cần chú ý phát triển SM bền (công
22
suất-bền), huấn luyện SM trong đó nâng cao SM tối đa được chú ý
đặc biệt với VĐV trình độ cao.
2. Hệ thống bài tập SM cho VĐV bóng chuyền bao gồm 38 bài
tập chính, được phân loại theo từng nhóm như sau: 6 bài tập chân:
Ngồi đạp, Duỗi chân, Gập chân, Duỗi cổ chân, Gánh tạ bước bục,
Gánh tạ bước xoạc. 6 bài tập vai: Nằm sấp chống đẩy, Đứng đẩy vai,
Đứng kéo tạ lên cao trước ngực, Dạng khép cánh tay, Đứng gập thân
dạng khép vai, Dạng kép khủyu tay. 9 bài tập ngực, lưng, tay: Nằm
đẩy tạ, Nằm kéo tạ 2 tay qua đầu, Ngồi kéo tay xuống, Đứng gập
thân chèo thuyền, Duỗi lưng, Duỗi cơ tam đầu, Gập cơ nhò đầu, Duỗi
hông, Gập duỗi cổ tay. 3 bài tập bụng: Gập bụng, Nằm nâng chân,
Gập bụng bằng chuyển động chân. 4 bài tập đa khớp: Gánh tạ, Cử
đẩy, Cử giật, Đứng đẩy tạ đòn.10 bài tập nhượng bộ – khắc phục: Bật
díc – dắc, Lò cò 1 chân, Bật chắn, Bật lên xuống bục, Bật biến
hướng, Bật qua rào liên tục, Gánh tạ bật nhảy tại chỗ, Bắt và ném
bóng nhồi 1-3kg, Nằm đón và đẩy tạ đòn 10kg, Thả người chống
đẩy.
2.1 Qua kết quả tăng tiến rõ rệt về SM và thể lực chuyên môn
của đối tượng thực nghiệm qua chu kỳ 1, chu kỳ 2 và 1 năm tập
luyện, có thể kết luận: Hệ thống các bài tập SM và các thông số
HLSM của chương trình thực nghiệm là phù hợp và hiệu quả cho
VĐV bóng chuyền nữ trình độ cao.
2.2 Qua kết quả giảm sút đáng kể của hầu hết các test SM và thể
lực chuyên môn trong giai đoạn giữa 2 chu kỳ (thi đấu các giải-ngưng
tập SM) có thể kết luận: các bài tập SM tốc độ, các bài tập bật nhảy
trong huấn luyện chuyên môn bóng chuyền không đủ tạo ra kích
thích để phát triển và duy trì SM tối đa và các tố chất SM tốc độ-bột
phát khác cần thiết cho VĐV bóng chuyền. Để duy trì trình độ SM