Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

cong tac xa hoi truong hoc van de co ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 77 trang )

CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỜNG HỌC: VẤN ĐỀ CƠ BẢN
1.Lịch sử hình thành công tác xã hội trong trường học
Theo các tài liệu đã được công bố năm 1871 Vương quốc Anh là nước đầu
tiên trên thế giới triển khai các dịch vụ công tác xã hội vào trong hệ thống các
trường học, trong đó các nhân viên công tác xã hội học đường có nhiệm vụ giúp đỡ
học sinh vượt qua những khó khăn về tâm lý xã hội, giúp các em học sinh phát huy
tối đa tiềm năng và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ học tập. Sau đó là các trường
học tại New York, Boston và Hartfort vào năm 1906 trong nỗ lực hỗ trợ chương
trình xóa mù chữ trong các gia đình ở Mỹ. Tiếp đó là sự phát triển công tác xã hội
học đường ở Thụy Điển năm 1950, các nước Canada, Autralia vào những năm
1940, các nước châu Âu như Phần Lan, Đức vào những năm 1960, New Zeland,
Singgapore, Trung Quốc (Đài Loan, Hồng Kong) vào thập kỉ 70, cho đến những
năm 80 và 90 tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Mông Cổ, Ả Rập Xê ut…
Như vậy, công tác xã hội trong trường học đã xuất hiện từ rất sớm, bắt đầu ở
các nước phương Tây có nền an sinh xã hội phát triển rồi lan rộng sang các nước
châu Á, châu Úc.
Tuy nhiên, đến nay, ngành công tác xã hội học đường phát triển hơn cả vẫn
là ở Mỹ, mô hình công tác xã hội học đường ở Mỹ có thể gọi là nền móng vững
chắc để phát triển ngành công tác xã hội học đường nói chung. Trong khuôn khổ
cuốn sách này, chúng tôi sẽ giới thiệu về lịch sử hình thành công tác xã hội học
đường ở Mỹ, để bạn đọc có cái nhìn tổng quan hơn về công tác xã hội học đường.
a) Lịch sử công tác xã hội học đường/trường học ở Mỹ
Lịch sử công tác xã hội học đường ở Mỹ bắt đầu từ hơn 100 năm trước. Đầu
thập niên 1900, tại 3 thành phố lớn của Mỹ là Hathfod, Boston và New York, nhân
viên phúc lợi xã hội của các cơ quan trong cộng đồng địa phương đã bắt đầu đến
thăm trường học để hỗ trợ cho những trẻ em cần bảo hộ ở địa phương. Những nhân
1


viên này được gọi là ‘giáo viên thăm hỏi’ (visiting teacher) và đó chính là mô hình
tiền thân để ngày nay nhân viên công tác xã hội học đường được công nhận là nhân


lực chuyên môn hoạt động bên trong nhà trường. Trong 100 năm qua công tác xã
hội học đường ở Mỹ đã, đang và sẽ không ngừng biến đổi theo hoàn cảnh xã hội và
môi trường giáo dục.
Thời kỳ giáo viên thăm hỏi (Nửa đầu thập niên 1900~ thập niên 1930)
Nửa đầu thập niên 1900 nhân viên công tác xã hội thuộc các cơ quan xã hội
địa phương ở 3 thành phố của Mỹ là Hathfod, Boston và New York đã thăm hỏi
các trường học ở địa phương với tư cách là giáo viên thăm hỏi. Công việc của giáo
viên thăm hỏi ở đây chủ yếu hỗ trợ các em học sinh cần bảo hộ để các em thích
nghi với trường học và nâng cao thành tích học tập, cung cấp dịch vụ liên kết giữa
cộng đồng địa phương-trường học-gia đình và hỗ trợ để trường học có thể thực
hiện chính sách giáo dục theo sự biến đổi của môi trường xã hội.
Năm 1913 lần đầu tiên Sở giáo dục New York đã tuyển dụng giáo viên thăm
hỏi vào vị trí giáo viên chính thức và điều này là tiền đề để nhân viên công tác xã
hội trong trường học được công nhận là nhân lực chuyên môn của chế độ trường
học. Năm 1919 Hiệp hội giáo viên thăm hỏi Mỹ (National Association of Visiting
Teachers) được thành lập.
Như vậy, chỉ trong thời gian ngắn đưa nhân viên công tác xã hội vào học
đường, Mỹ nhận thấy có sự thay đổi tích cực với các vấn đề trong trường học và
nhân viên công tác xã hội đã được tuyển dụng vào vị trí chính thức trong trường
học, không còn là cán bộ chuyên trách đứng ngoài hệ thống nhà trường. Vai trò
quan trọng nhất của nhân viên công tác xã hội trường học thời kỳ này là liên kết
cộng đồng địa phương-trường học-gia đình và hỗ trợ để trường học thực hiện chính
sách giáo dục tùy theo sự biến đổi của môi trường xã hội và điều chỉnh chính sách
trường học có ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ em.
Thời kỳ chuyên môn hóa (Thập niên 1940~ nửa đầu thập niên 1980)
2


Từ nửa sau thập niên 1920, xã hội Mỹ quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe tinh
thần.Chính từ ảnh hưởng đó, vai trò của nhân viên công tác xã hội trong trường

học cũng bắt đầu thay đổi. Vai trò người liên kết giữa cộng đồng xã hội - trường
học - gia đình như lúc ban đầu đã chuyển dần thành vai trò của chuyên gia sức
khỏe tinh thần và nhấn mạnh phòng ngừa và điều trị sức khỏe tinh thần.
Nhân viên phúc lợi xã hội dần dần được công nhận là nhân lực chuyên môn
trong chế độ học đường thì tên gọi của giáo viên thăm hỏi cũng được đổi thành
nhân viên Công tác xã hội học đường,và vào năm 1945 Hiệp hội giáo viên thăm
hỏi Mỹ (National Association of Visiting Teachers) đổi tên thành Hiệp hội nhân
viên CTXHHĐ Mỹ (National Association of School Social Workers).
Trong thời gian này, nhân viên công tác xã hội học đường quan tâm chủ yếu
đến sức khỏe tinh thần của học sinh. Tuy nhiên trong thập niên 1960 diễn ra cuộc
vận động nhân quyền có bàn về các vấn đề bất bình đẳng cơ hội giáo dục trên toàn
xã hội, sự thiếu hi vọng của giáo viên với trẻ em thuộc giai cấp thu nhập thấp và sự
xa lánh từ nhà trường của phụ huynh học sinh. Vì những lý do đó, Nhân viên công
tác xã hội học đường đã hỗ trợ để tái cơ cấu chức năng của nhà trường một lần nữa
và nhấn mạnh sự can thiệp tích cực vào môi trường xã hội gây ảnh hưởng lên
trường học và học sinh.
Trong thời điểm đó, Luật giáo dục trẻ em khuyết tật (Education for All
Handicapped Children Act) thông qua năm 1975 đã đưa ra căn cứ hợp pháp chứng
minh học sinh khuyết tật được xem là đối tượng dịch vụ chủ yếu của nhân viên
công tác xã hội học đường.
Thời kì dịch vụ tổng hợp liên kết trường học (Nửa sau thập niên 1980 đến nay)
Từ sau thập niên 1980 ở Mỹ đặt ra câu hỏi về chất lượng giáo dục nhà
trường và các cuộc vận động cải cách giáo dục được triển khai từ đó. Như vậy,
ngoài chức năng giáo dục, trường học còn được hiểu là hệ thống xã hội cung cấp
các dịch vụ phúc lợi phổ quát và được hiểu là trung tâm liên kết và cung cấp các
3


dịch vụ y tế xã hội đa dạng cần thiết cho học sinh. Từ nhu cầu đó dịch vụ liên kết
trường học (school- linked services) được ra đời và xem như là mô hình mới của

công tác xã hội học đường. Trong mô hình này, nhân viên công tác xã hội học
đường được nhấn mạnh ở vai trò người quản lý tình huống cụ thể không chỉ cung
cấp trực tiếp các dịch vụ công tác xã hội học đường cho học sinh mà con liên kết
và quản lý các nguồn lực đa dạng trong cộng đồng địa phương. Và Nhân viên công
tác xã hội học đường được nhấn mạnh hơn ở vai trò liên kết và điểu chỉnh gia đình,
trường học và cộng đồng địa phương.
Học sinh khuyết tật vẫn là đối tượng dịch vụ chủ yếu của nhân viên công tác
xã hội học đường và nhân viên công tác xã hội học đường thực hiện vai trò tích
cực hơn nữa khi can thiệp giai đoạn đầu với trẻ em khuyết tật.
Ngoài ra, do nhu cầu đa dạng của dân số học sinh cũng như đói nghèo, lạm
dụng thuốc và bạo lực tăng lên nên tính cần thiết của việc nhân viên công tác xã
hội học đường phải can thiệp tích cực vào các dịch vụ giải quyết triệt để đói nghèo,
lạm dụng chất độc hại và bạo lực được nhấn mạnh hơn. (Allen-Meares et al.,
2000).
Tiêu chuẩn công tác xã hội học đường của Hiệp hội nhân viên công tác
xã hội Mỹ năm 2002.
1.Nhân viên CTXHHĐ tuân thủ giá trị và luân lý của nghề chuyên môn CTXH và làm
theo chỉ dẫn luân lý của hiệp hội nhân viên CTXH Mỹ khi đưa ra quyết định mang
tính luân lý.
2. Nhân viên CTXHHĐ phải chú ý đến thứ tự trước sau của trách nhiệm khi thực hiện
trách nhiệm và vai trò được giao để tổ chức thời gian, năng lượng và nhiệm vụ.
3. Nhân viên CTXHHĐ tư vấn để nhân viên các cơ quan xã hội địa phương, thành
viên Ủy ban điều hành nhà trường và các đại biểu của cộng đồng địa phương có thể
hiểu rõ và ứng dụng hiệu quả hơn các dịch vụ CTXHHĐ.

4


4. Nhân viên CTXHHĐ cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho học sinh và gia đình học sinh
giúp họ hiểu tính đa dạng của văn hóa.

5. Mở rộng các dịch vụ CTXHHĐ theo hướng tham gia tối đa nhằm nâng cao năng lực cá
nhân của học sinh và giúp học sinh tự lên kế hoạch học tập cho mình.
6. Nhân viên CTXHHĐ củng cố khả năng để học sinh và gia đình học sinh có thể sử
dụng hiệu quả các nguồn lực chính thức và phi chính thức trong cộng đồng địa phương.
7.Nhân viên CTXHHĐ tuân thủ các điều lệ bảo hộ cuộc sống riêng và giữ bí mật.
8. Nhân viên CTXHHĐ ủng hộ học sinh và gia đình học sinh có hoàn cảnh đa dạng.
9.Nhân viên CTXHHĐ làm việc với tư cách vừa là người lãnh đạo vừa là thành viên
của nhóm đa chuyên môn, hợp lực để huy động các nguồn lực trong cộng đồng địa
phương và các cơ quan giáo dục thuộc địa phương có tác dụng đáp ứng nhu cầu của
học sinh và gia đình học sinh.
10.Nhân viên CTXHHĐ xây dựng và cung cấp các chương trình tập huấn và giáo dục
phù hợp với mục đích và sứ mệnh của giáo dục.
11.Nhân viên CTXHHĐ bảo quản tài liệu chính xác liên quan đến kế hoạch, điều
hành và đánh giá các dịch vụ CTXHHĐ.
12.Nhân viên CTXHHĐ cung cấp thông tin hỗ trợ trực tiếp khi thực hiện kế hoạch can
thiệp các hành vi có vấn đề và giải quyết nhu cầu của từng cá nhân học sinh.
13. Nhân viên CTXHHĐ cụ thể hóa các kế hoạch đánh giá có ích cho việc triển khai
và thi hành can thiệp trên cơ sở hoàn cảnh và nâng cao năng lực học tập.
14.Nhân viên CTXHHĐ với tư cách là người trung gian biến đối hệ thống, xây dựng
các dịch vụ mà họ có thể xác định và thúc đẩy các nhu cầu mà các cơ quan giáo dục
địa phương và cộng đồng địa phương không thể nắm bắt.
15.Nhân viên CTXHHĐ được tập huấn các chiến lược hòa giải hay giải quyết mâu
thuẫn và áp dụng nó giúp học sinh có thể giải quyết những xung đột mang tính phi
sản xuất bên trong trường học hay cộng đồng địa phương, và phát triển quan hệ

5


mang tính sản xuất.
16. Nhân viên CTXHHĐ tuân theo quy định thực hành của Hiệp hội nhân viên CTXH Mỹ.

17. Nhân viên CTXHHĐ lĩnh hội và hiểu biết các tri thức chuyên môn về CTXHĐ.
18.Nhân viên CTXHHĐ hiểu bối cảnh gây ảnh hưởng đến học tập của học sinh và có
kinh nghiệm rộng lớn.
19. Nhân viên CTXHHĐ biết và hiểu tổ chức và cơ cấu của các cơ quan giáo dục địa phương.
20.Nhân viên CTXHHĐ biết và hiểu lực ảnh hưởng lẫn nhau giữa gia đình, nhà
trường và cộng đồng địa phương.
21.Nhân viên CTXHHĐ duy trì và bồi dưỡng các kỹ năng cần thiết cho điều tra mang
tính hệ thống.
22.Nhân viên CTXHHĐ hiểu trách nhiệm và mối quan hệ với quản lý gây ảnh hưởng
đến học sinh.
23.Nhân viên CTXHHĐ chọn lựa và áp dụng phương pháp ngăn ngừa và can thiệp có
tính khả năng cao hoặc được kiểm chứng thực tế bằng việc nâng cao kinh nghiệm
giáo dục cho học sinh.
24. Nhân viên CTXHHĐ đánh giá thực hành và thông báo các phát hiện đó cho người
tham gia, cơ quan giáo dục địa phương, cộng đồng địa phương và nhóm chuyên gia.
25.Nhân viên CTXHHĐ có kỹ năng liên hiệp các đơn vị địa phương, vùng , quốc gia
hỗ trợ cho học sinh thành công.
26.Nhân viên CTXHHĐ phát huy sự hợp tác với người cung cấp dịch vụ y tế tinh thần
và y tế cộng đồng địa phương, và giúp đỡ để học sinh dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ
này.
27. Nhân viên CTXHHĐ với tư cách là chuyên gia có trách nhiệm liên tục nghiên cứu
phương án phát triển tuân theo tiêu chuẩn và điều kiện của bộ chủ quản về giáo dục
chuyên môn liên tục của Hiệp hội CTXH Mỹ.
28.Nhân viên CTXHHĐ góp phần vào sự phát triển của nghề chuyên môn thông qua

6


giáo dục và hướng dẫn thanh tra nơi làm việc CTXHHĐ.
29.Bộ giáo dục hay các cơ quan của bộ chủ quản có trách nhiệm công nhận các

nguồn lực liên quan đến giáo dục quy định việc thực hành CTXHHĐ.
30.Bộ giáo dục hay các cơ quan của bộ chủ quản có trách nhiệm công nhận các nguồn lực
liên quan đến giáo dục phải tuyển dụng nhân viên CTXHHĐ đúng chuyên môn và có kinh
nghiệm vào vị trí chuyên gia CTXHHĐ của cơ quan dưới bộ chủ quản.
31. Nhân viên CTXHHĐ đúng chuyên môn được cơ quan giáo dục địa phương tuyển
dụng phải cung cấp các dịch vụ CTXHHĐ.
32.Cơ quan giáo dục địa phương phải tuyển dụng nhân viên CTXHHĐ có tiêu chuẩn
tư cách cao nhất.
33. Nhân viên CTXH trong nhà trường được gọi là ‘nhân viên CTXHHĐ’.
34.Lương và thưởng của nhân viên CTXHHĐ phải tuân thủ đúng theo giáo dục, trách
nhiệm và kinh nghiệm của họ, và bình đẳng với các chuyên gia có tư cách tương ứng
được cơ quan giáo dục địa phương tuyển dụng.
35.Cơ cấu hành chính của cơ quan giáo dục địa phương đưa ra mục tiêu tương lai
phù hợp của CTXHHĐ.
36.Cơ cấu hành chính của cơ quan giáo dục địa phương đưa ra chính sách rõ ràng về
nguồn gốc và trách nhiệm cho các chương trình CTXHHĐ.
37.Cơ quan giáo dục địa phương cung cấp môi trường làm việc chuyên môn để nhân
viên CTXHHĐ có thể thực hiện các dịch vụ một cách hiệu quả.
38.Cơ quan giáo dục địa phương tạo cơ hội cho nhân viên CTXHHĐ tham gia vào
các hoạt động phát triển chuyên môn có ích cho việc thực hành CTXHHĐ.
39.Mục đích, mục tiêu và nhiệm vụ của dịch vụ CTXHHĐ phải rõ ràng nhưng cũng phải
liên quan trực tiếp đến sứ mệnh và quá trình đào tạo của cơ quan giáo dục địa phương.
40. Cơ quan giáo dục địa phương hỗ trợ để nhân viên CTXHHĐ có thể hợp tác với
người cung cấp các dịch vụ xã hội, y tế tinh thần và y tế cộng đồng địa phương liên quan

7


đến trường học nhằm tìm ra kế hoạch cho sự thành công về giáo dục của học sinh.
41. Phải đánh giá liên tục tất cả các chương trình của dịch vụ CTXHHĐ để phán

đoán liệu nó có góp phần vào sự thành công giáo dục học sinh.
42.Cơ quan giáo dục địa phương giải thích và hiểu tỷ lệ học sinh so với nhân viên
CTXHHĐ để đưa ra số lượng công việc phù hợp.
b) Lịch sử Công tác xã hội trường học ở Việt Nam
Công tác xã hội được coi là ngành khoa học khá mới ở Việt Nam, do vậy
công tác xã hội trường học được hình thành và phát triển dần dần với sự tác động
của ngành khoa học này đến các lĩnh vực của đời sống xã hội và với các đối tượng
khác nhau, tuy nhiên, ở Việt Nam, công tác xã hội trường học được phát triển hơn
cả ở miền Nam. Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo về công tác
xã hội tiên phong trong cả nước khi mở mã ngành đào tạo công tác xã hội học
đường. Trong quá trình hình thành, để thúc đẩy sự phát triển của công tác xã hội
học đường trường Đại học Mở đã triển khai dự án thí điểm công tác xã hội học
đường tại hai trường Chu Văn An (Quận1) và Hưng Phú (Quận 8) từ năm 19992001. Tại mỗi trường học này, có một nữ nhân viên công tác xã hội làm việc
thường xuyên với học sinh để giải quyết các vấn đề liên quan đến học hành, tình
cảm, tâm sinh lý, mối quan hệ thầy cô, vấn đề gia đình. Các em học sinh ở các
trường học này có thể đến các trung tâm công tác xã hội đặt trong trường gặp nhân
viên công tác xã hội để tìm kiếm sự giúp đỡ - các nhân viên công tác xã hội sẽ sử
dụng kiến thức, kĩ năng, phương pháp công tác xã hội phù hợp để giải quyết vấn đề
của học sinh đạt hiệu quả. Có thể thấy rằng từ những ngày đầu triển khai, mặc dù
nguồn nhân lực còn hạn chế, đối tượng mà nhân viên công tác xã hội tiếp cận trong
trường học chỉ là học sinh nhưng kết quả của dự án thí điểm công tác xã hội học
đường đã được đánh giá thành công, đã cải thiện được mối quan hệ giữa học sinh
với học sinh, học sinh với thầy cô giáo và các vấn đề cá nhân của học sinh.

8


Từ thành công của dự án thí điểm trên, tổ chức SCS (tổ chức cứu trợ trẻ em
Thụy Điển) đã phối hợp với ngành dân số gia đình và trẻ em thành phố Hồ Chí
Minh xây dựng 8 điểm tư vấn học đường tại 8 trường thuộc các quận 3,8,10, Tân

Bình và Gò Vấp và đã cũng đã mang lại hiệu quả rõ nét trong công tác xã hội học
đường hiện nay.
Và đến thời điểm này, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu trong
việc quan tâm đẩy mạnh mô hình tư vấn học đường. Các trường và các tổ chức
tham vấn học đường coi mô hình này như là biện pháp giúp học sinh hạ nhiệt
những vấn đề thuộc khuôn khổ tâm lý chứ chưa thực sự là công tác xã hội.
Ở các địa phương khác trong cả nước cũng thực hiện mô hình này ở trường
dưới hình thức có các trung tâm tư vấn học đường hay tham vấn học đường.Có thể
thấy rằng so với mạng lưới công tác xã hội thế giới, đặc biệt là nhìn từ mô hình
công tác xã hội Mỹ, chúng ta có thể nhận ra mô hình của Việt Nam chưa thật sự là
công tác xã hội trong trường học – Bởi chúng ta chỉ mới chú trọng mảng tư vấn
hay tham vấn học đường. Trong khi đó nhân viên công tác xã hội học đường là
những người được huấn luyện đặc biệt để giải quyết các vấn đề liên quan đến trẻ
em, học sinh và gia đình cũng như các thầy cô giáo của các em ở trong trường học.
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, khi công tác xã hội là ngành mới
đang được quan tâm và phát triển, đã có hơn 40 trường Đại học – Cao đẳng trong
cả nước được mở mã ngành đào tạo Công tác xã hội – có thể thấy rõ rằng đội ngũ
nhân viên công tác xã hội đang được bổ sung và lớn mạnh, mạng lưới công tác xã
hội chuyên nghiệp đang hình thành trên khắp cả nước. Và thiết nghĩ, để nghề công
tác xã hội trong trường học được phát triển hơn đòi hỏi dự quan tâm của các nhà
quản lý ở các Bộ, ngành để đưa vào chiến lược phát triển giáo dục của nước nhà.
2. Khái niệm công tác xã hội trong trường học
Công tác xã hội được ra đời bắt nguồn từ các hoạt động chăm sóc nhân đạo,
hoạt động từ thiện, sự trợ giúp xã hội, dần dần chuyển từ các hoạt động nghiệp dư
9


thành các hoạt động chuyên nghiệp trên cơ sở được đào tạo một cách khoa
học.Hiện nay, công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ
giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và

tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách,
nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và
phòng ngừa các vấn đề xã hội đảm bảo an sinh xã hội.
Công tác xã hội hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y tế, trẻ em,
người cao tuổi, người tàn tật, người nghèo, gia đình và trường học… Trong mỗi
một lĩnh vực khác nhau, công tác xã hội đều có cách thức tiếp cận, kĩ năng làm
việc khác nhau cho từng đối tượng cần được giúp đỡ.
Công tác xã hội trong trường học hay còn gọi là công tác xã hội học đường
là một lĩnh vực trong công tác xã hội được thực hành trong trường học để giúp đỡ
học sinh, giáo viên hay cán bộ quản lý nhà trường tăng cường hoặc phục hồi năng
lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo ra những điều kiện thích hợp nhằm
đạt được những mục tiêu trong dạy và học.
Công tác xã hội trong trường học là một lĩnh vực được thực hành thông qua
việc Nhân viên công tác xã hội vận dụng kiến thức, kĩ năng, nguyên tắc, phương
pháp của chuyên biệt của ngành làm việc cụ thể với các đối tượng trong trường
học.
Như vậy, đối tượng được xác định cụ thể trong trường học là học sinh, giáo
viên, cán bộ quản lý trong nhà trường và phụ huynh học sinh. Có thể thấy rằng các
đối tượng trong trường học là khác nhau, mỗi thân chủ là một cá thể riêng biệt với
những vấn đề khác nhau. Chính vì vậy đòi hỏi Nhân viên công tác xã hội cần mềm
dẻo, linh hoạt trong việc áp dụng các kiến thức, kĩ năng khi thực hiện hoạt động
can thiệp và trợ giúp.
Mục đích chính của việc trợ giúp là tăng cường hoặc phục hồi chức năng xã
hội và tạo những điều kiện thích hợp trong việc dạy và học. Như vậy, dù hoạt động
10


trợ giúp của Nhân viên công tác xã hội đối với đối tượng nào thì cũng đi đến đích
cuối cùng là tạo môi trường giáo dục thuận lợi nhất cho học sinh. Cố nhiên có thể
thấy rằng dù hoạt động trợ giúp đó là gì nhân viên công tác xã hội cũng cần kết nối

các đối tượng kể trên để hỗ trợ nhau giải quyết những vấn đề liên quan trong
trường học.
3. Vai trò của CTXH trong trường học
Trong quá trình phát triển của CTXHTH trên thế giới và đặc biệt là trong
các đại hội quốc tế lần thứ nhất vào năm 1999 và lần thứ hai vào năm 2003, vai trò
của công tác xã hội học đường đã dần được củng cố và khẳng định, cụ thể là sự tác
động vào 4 đối tượng ở học đường là học sinh, phụ huynh, thầy cô giáo và các cán
bộ quản lý giáo dục
Với học sinh
- Giúp giải quyết những căng thẳng và khủng hoảng thần kinh
- Tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm trí
- Giúp học sinh khai thác và phát huy những điểm mạnh và thành công trong học
tập
- Có được năng lực cá nhân và xã hội, cụ thể là giúp các em giảm những hành vi
như: không hoàn thành việc học tập; hung hăng, gây gổ với bạn, không kiểm
soát được mình; không có quan hệ với bạn đồng lứa và người lớn; bị lạm dụng
thể chất; chán học; bị trầm cảm; có những dấu hiệu, hành vi tự tử.
Với các bậc phụ huynh
- Hỗ trợ tham gia một cách có hiệu quả vào giáo dục con cái
- Hiểu được những nhu cầu phát triển và giáo dục của trẻ
- Tiếp cận các nguồn lực của trường học và cộng đồng
- Hiểu các dịch vụ giáo dục đặc biệt
- Tăng cường kỹ năng làm cha mẹ.
Với các thầy cô giáo
11


- Giúp cho quá trình làm việc với phụ huynh của học sinh tiến hành hiệu quả
- Tìm hiểu những nguồn lực mới
- Tham gia vào tiến trình giáo dục, nhất là với các em cần sự giáo dục đặc biệt

-

Hiểu hơn về gia đình, những yếu tố văn hoá và cộng đồng ảnh hưởng đến trẻ

Với các nhà quản lý giáo dục
- Hỗ trợ và tham gia vào việc xây dựng các chính sách và chương trình phòng
ngừa
- Đảm bảo thực hiện đúng một số luật
Trên đây là các vai trò chung của CTXHTH, nhấn mạnh đến đối tượng làm việc
của nhân viên CTXHTH, dưới đây là một số vai trò cụ thể hay nói cách khác là
nhiệm vụ mà người nhân viên CTXH hoạt động trong trường học thực hiện
Phòng ngừa và can thiệp các vấn đề sau:
- Căng thẳng
- Vấn đề gia đình:
o Ly hôn
o Bạo hành
o Tài chính
o Cách nuôi dạy con
- Đau đớn và mất mát
- Vấn đề y tế
- Sức khỏe tâm thần
- Sao nhãng
- Lạm dụng thể xác, tinh thần và tình dục
- Mang thai vị thành niên
- Quan hệ xã hội, cá nhân
- Vấn đề tình dục
12


- Lạm dụng chất kích thích

- Các vấn đề liên quan đến học tập
o Trốn học
o Thành tích học tập
o Bắt nạt
o Sợ đến trường
o Giáo dục đặc biệt
o Quấy rối
o Hành vi lệch chuẩn
Trực tiếp: Trực tiếp can thiệp để giải quyết những vấn đề của học sinh
- Đánh giá vấn đề tâm lý-xã hội và hành vi-cảm xúc
- Can thiệp khủng hoảng
- Tư vấn gia đình
- Hòa giải mâu thuẫn
- Tham vấn/trị liệu cá nhân/nhóm
- Giáo dục đặc biệt
• Đánh giá sinh học - tâm lý xã hội
• Đánh giá hành vi chức năng
• Kế hoạch can thiệp hành vi
• Huy động các các nguồn lực giúp cho trẻ em học một cách hiệu quả nhất
trong chương trình giáo dục
Gián tiếp: Làm việc với nhân viên, giáo viên và cán bộ quản lý trong nhà
trường, cộng đồng và các cơ quan để giải quyết những vấn đề của học sinh
- Xây dựng nhóm hỗ trợ học sinh
- Giới thiệu, kết nối dịch vụ
- Phối hợp giữa cộng đồng, gia đình, nhà trường

13


- Quản lý trường hợp

- Xây dựng các chương trình phòng chống và can thiệp
Làm việc với các cơ quan, tổ chức cộng đồng về các vấn đề sau:
- Sự hợp tác trong cộng đồng
- Nhóm giải quyết vấn đề liên ngành
- Chính sách và chương trình phát triển
- Quan hệ công chúng
- Nghiên cứu và xuất bản
- Kế hoạch cải thiện trường học
-

Phát triển NVCTXHTH chuyên nghiệp

- Tư vấn giáo viên và nhân viên trường học
Như vậy, người NVCTXHTH có rất nhiều vai trò khác nhau trong việc trợ
giúp các vấn đề trong trường học, tựu chung lại, có thể khái quát mấy điểm về vai
trò của NVCTXHTH như sau:
- Xây dựng các kỹ năng xã hội mới hoặc năng lực cho giáo viên, phụ huynh và
học sinh
- Xác định các nguồn tài nguyên mới và các cơ sở dịch vụ xã hội hỗ trợ trẻ em và
gia đình cũng như triển khai các chương trình mới tại trường và tại cộng đồng
- Thay đổi quan điểm người lớn ( như các giáo viên thường có các quan điểm
tiêu cực về học sinh )
- Nâng cao kiến thức và sự thông hiểu ( như tập huấn tại chức cho giáo viên về
trẻ bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi)
- Tái cấu trúc các hoạt động ( như phụ đạo cho các học sinh gặp khó khăn trong
học tập )
- Phát triển các mối liên kết với các cơ quan tại cộng đồng ( cơ sở dịch vụ cho trẻ
và sức khỏe tâm thần )
- Phát triển các vai trò mới cho giáo viên, phụ huynh ( nguồn tài nguyên hỗ trợ )
14



- Triển khai các chương trình mới khi có nhu cầu ( như chương trình sau giờ học
cho các trẻ có bố mẹ phải làm việc, chương trình giáo dục thể chất…)
- Biện hộ cho học sinh khi học sinh phải ra trước Hội đồng kỷ luật của nhà
trường
4. Một số nguyên tắc đạo đức hướng dẫn hành độngtrong công tác xã hội
trường học
Cũng giống như các ngành nghề khác trong xã hội, như nghề y người bác sĩ
cũng phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức của nghề, nghề luật sư cũng có những
nguyên tắc đạo đức của nghề, công tác xã hội hiện nay cũng được coi là một nghề
trong xã hội, do vậy, nó cũng không nằm ngoài qui luật chung của một nghề, khi
làm nghề công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội cũng phải dựa vào những
nguyên tắc đạo đức của nghề. Nguyên tắc đạo đức trong công tác xã hội là hệ
thống các quy tắc dựa trên nền tảng triết lý, giá trị nghề nghiệp. Những nguyên tắc
này được nhân viên công tác xã hội sử dụng trong quá trình tiến hành trợ giúp thân
chủ. Khi làm việc với các đối tượng trong trường học nhân viên công tác xã hội
cũng đều phải tuân thủ các nguyên tắc của ngành.
a) Chấp nhận thân chủ
Chấp nhận thân chủ là chấp nhận mọi điểm tốt, xấu, điểm mạnh, điểm yếu
của thân chủ và không xem xét đến hành vi của thân chủ. Chấp nhận thân chủ đòi
hỏi nhân viên công tác xã hội tiếp nhận thân chủ không được tính toán và không
được phán xét hành vi của thân chủ.
Trong môi trường học đường, nhân viên công tác xã hội sẽ phải tiếp cận với
nhiều đối tượng và nhiều vấn đề xã hội khác nhau. Chấp nhận thân chủ ở đây có
nghĩa là nhân viên công tác xã hội cần chấp nhận con người học sinh, giáo viên,
cán bộ quản lý trong nhà trường cho dù họ có thực hiện các hành vi dù tốt, dù xấu
nhưng việc chấp nhận ở đây không đồng nghĩa với việc chấp nhận hành vi, việc
15



làm của họ mà đòi hỏi người nhân viên công tác xã hội không được đồng tình, bao
che hay tha thứ cho những hành vi mà xã hội không thừa nhận đối với họ.
Ở mỗi trường học đều có những hệ thống quy tắc kỉ luật cho từng hành vi vi
phạm. Nhân viên công tác xã hội không thể đánh giá hành vi đó của các đối tượng
trong trường học thông qua hệ thống kỉ luật mà cần nhìn nhận vấn đề của các đối
tượng trong trường học một cách khách quan nhất, để họ cảm nhận thấy rằng mình
được tôn trọng hoàn toàn và dễ dàng bộc lộ vấn đề của mình.
Ví dụ: trong lớp học A tại trường Tiểu học B, có em học sinh C có hành vi trộm cắp
vặt các đồ tư trang cá nhân của các học sinh khác. Khi được tiếp nhận ca trợ giúp
học sinh này, nhân viên công tác xã hội luôn phải chấp nhận học sinh không được
lên án, phê phán, gán nhãn, kết án hay có định kiếnđối với học sinh này mà phải
khẳng định em đó là một con người bình thường, có phẩm giá đầy đủ. Tuy nhiên,
chấp nhận học sinh đó bằng thái độ, hành động cụ thể của nhân viên công tác xã
hội: đón nhận học sinh vui vẻ, cởi mở, không dùng lời phê phán mà luôn động viên
học sinh sửa lỗi và cũng thể hiện sự không đồng tình về hành vi, việc làm của học
sinh theo phương châm yêu người - ghét tội.
b) Tôn trọng quyền tự quyết của thân chủ
Nguyên tắc này cho rằng cá nhân có quyền quyết định những vấn đề thuộc
về cuộc đời của họ và người khác không được áp đặt quyền quyết định của mình
lên cá nhân ấy. Nhân viên công tác xã hội không nên là người vạch kế hoạch, lựa
chọn giúp thân chủ mà chỉ là người hướng dẫn và giúp đỡ để thân chủ đưa ra
những quyết định cuối cùng.
Tuy nhiên, nguyên tắc quyền thân chủ tự quyết cũng có những điểm cần lưu
ý khi làm việc trong trường học. Trong trường hợp nếu như thân chủ đưa ra quyết
định không nằm trong quy định của xã hội và gây tổn hại đến người khác cũng
như bản thân thì nhân viên công tác xã hội cần có sự can thiệp.

16



Thân chủ trong trường học có thể là những học sinh đang ở trong độ tuổi
mẫu giáo, tiểu học, không có sự hiểu biết rõ ràng về vấn đề của mình, không tự đưa
ra quyết định của bản thân thì nhân viên công tác xã hội có thể hỗ trợ để thân chủ
có quyết định tốt, hoặc có thể kết nối thân chủ với gia đình để gia đình cùng tham
gia vào quá trình giải quyết vấn đề của thân chủ.
Ví dụ, có cô giáo do bức xúc về công việc, áp lực từ phụ huynh và nhà trường cô
giáo đã nói với nhân viên công tác xã hội rằng, em sẽ tự tử để chứng minh sự trong
sạch của mình. Nhân viên công tác xã hội thực hiện nguyên tắc tôn trọng quyền
tựquyếtcủa thân chủ như thế nào?
Sự tự quyếtcũng như sự tự do, đều phải nằm trong giới hạn riêng của nó. Quyết định
mà thân chủ đưa ra phải nằm trong phạm vi qui định của xã hội có nghĩa, những
quyết định mà thân chủ đưa ra phải nằm trong những chuẩn mực hành vi mà xã hội
có thể chấp nhận được, hậu quả của quyết định không gây tổn hại đến người khác và
cũng không có hại cho chính bản thân thân chủ. Với tình huống trên, nhân viên công
tác xã hội phá vỡ nguyên tắc tôn trọng quyền tựquyết của thân chủ.
->Nhân viên công tác xã hội phải có ý kiến, hướng dẫn cô giáo từ bỏ những ý nghĩ
và quyết định tự tử.
->Nhân viên công tác xã hội giúp cô giáo nhận thức được quyết định của cô giáo
đưa ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tâm lý của cô giáo và những
người thân trong gia đình.
->Nhân viên công tác xã hội thông báo về ý định của cô giáo tới gia đình, nàh
trường, bạn bè để phòng ngừa.
c) Khuyến khích thân chủ tham gia giải quyết vấn đề
Nguyên tắc khuyến khích thân chủ tham gia giải quyết vấn đề là nguyên tắc
cơ bản trong công tác xã hội, đây cũng là nguyên tắc nhằm phân biệt rõ ràng công
tác xã hội và các hoạt động từ thiện khác.

17



Khuyến khích thân chủ tham gia giải quyết vấn đề có nghĩa là nhân viên
công tác xã hội không làm hộ, làm thay, làm cho mà để thân chủ trực tiếp tham gia
giải quyết vấn đề của mình nhằm giúp thân chủ phát huy tinh thần độc lập và các
năng lực tiềm ẩn để tự quyết định hành động, giải quyết vấn đề của mình.
Nguyên tắc này có ý nghĩa hơn khi vấn đề của thân chủ được giải quyết
bằng chính sự cố gắng của bản thân thì hiệu quả sẽ mang tính bền vững hơn. Lúc
này, vai trò của nhân viên công tác xã hội chỉ là người kết nối và tạo điều kiện
thuận lợi cho thân chủ.
Nguyên tắc này sử dụng trong trường học nhằm giúp các đối tượng chủ động
tham gia giải quyết vấn đề của mình
Ví dụ: Trường hợp giáo viên yêu cầu học sinh viết đơn xin hỗ trợ đồ dung học tập,
hỗ trợ giảm học phí… nhưng học sinh không biết viết đơn. Trong trường hợp này,
nhân viên công tác xã hội có được làm hộ, làm cho, làm thay cho em học sinh đó
không? vì sao?
Không nên, nhân viên công tác xã hội có thể kết nối với giáo viên, gia đình hoặc
trực tiếp hướng dẫn em học sinh viết đơn theo sự tư vấn của nhân viên công tác xã
hội, hoặc hỗ trợ giáo viên, gia đình trong việc hướng dẫn học sinh viết đơn.
d) Cá nhân hóa
Nguyên tắc cá nhân hóa có ý nghĩa coi mỗi con người như là một cá nhân
độc nhất, với cá tính riêng biệt. Cá nhân ấy có thể có cùng những nhu cầu cơ bản
giống nhau, tuy nhiên cá nhân ấy lại có tính cách khác nhau, nguyện vọng không
giống nhau. Điều này đòi hỏi nhân viên công tác xã hội không nên đồng nhất các
cá nhân với nhau. Nhìn nhận mỗi cá nhân đều có sự khác biệt sẽ giúp cho quá trình
trợ giúp của nhân viên công tác xã hội có tính hiệu quả khi tìm hiểu những nét đặc
thù của mỗi cá nhân đó để có sự linh hoạt trong giải quyết vấn đề và không áp
dụng các cách giải quyết giống nhau cho các trường hợp. Nhân viên công tác xã

18



hội sẽ trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề của họ trên cơ sở nhu cầu, đặc điểm, khả
năng và nguồn lực mà họ có.
Trong trường học, nguyên tắc cá nhân hóa cần được coi là nguyên tắc quan
trọng then chốt trong quá trình làm việc của Nhân viên công tác xã hội. Mỗi thân
chủ có thể có cùng chung vấn đề, tuy nhiên nguyên nhân của vấn đề đó có thể khác
nhau, vì vậy đòi hỏi nhân viên công tác xã hội cần phải tìm hiểu và trợ giúp khác
nhau.
Ví dụ: Trong một lớp học có 2 học sinh cá biệt hay gây hấn với bạn và bỏ học
không lý do.Rõ ràng vấn đề của cả 2 em học sinh đó là giống nhau: hành vi gây
hấn và bỏ học. Tuy nhiên, nhân viên công tác xã hội không thể đồng nhất hai em
học sinh này vào cùng 1ca để giải quyết mà cần có sự tìm hiểu về từng cá nhân.
Các hành vi chung ấy có thể xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau của các cá
nhân khác nhau.
e) Giữ bí mật cho thân chủ
Nguyên tắc giữ bí mật cho thân chủ yêu cầu nhân viên công tác xã hội giữ bí
mật thông tin mà họ chia sẻ. Tuy nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ như bí
mật đó có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thân chủ hay người khác thì Nhân viên
công tác xã hội có thể phá vỡ nguyên tắc nhằm đảm bảo sự an toàn cho mọi người.
Trong trường học, các vấn đề của thân chủ có thể có liên quan nhiều đến các
đối tượng khác trong môi trường đó. Không dễ dàng mà thân chủ tìm đến nhân
viên công tác xã hội chia sẻ vấn đề của mình. Việc thân chủ chia sẻ và hi vọng sẽ
được bảo mật thông tin là nhu cầu chính đáng. Giữ bí mật thông tin là thể hiện sự
tôn trọng đối với thân chủ.
Thông thường, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm sẽ là những nhân tố có
thể được biết thông tin về học sinh mà họ quản lý. Nhưng đôi khi vấn đề của học
sinh đó liên quan trực tiếp đến nhà trường và thầy cô giáo thì nhân viên công tác xã
hội cần xem xét đến tính bảo mật thông tin cho thân chủ. Trong quá trình làm việc
19



với thân chủ đó có thể kiểm chứng lại thông tin mà em học sinh đó cung cấp để xác
thực lại tính chính xác của thông tin.
Cần lưu ý đến nguyên tắc bảo mật thông tin khi làm việc trong trường học.
Nếu vấn đề đó có ảnh hưởng đến chính thân chủ hoặc người khác, Nhân viên công
tác xã hội cần xác định xem thông tin đó sẽ được tiết lộ với ai và dưới hình thức
nào.

5. Một số kĩ năng công tác xã hội trong trường học
a) Kĩ năng giao tiếp
Giao tiếp là một quá trình tiếp xúc qua đó các đối tác trao đổi và chia sẻ
những hiểu biết ý tưởng và tình cảm, thông tin cho nhau hay nói cách khác giao
tiếp là sự tiếp xúc qua lại, là cùng trao đổi, bàn luận thông qua các kĩ năng nghe,
nói, viết và kĩ năng nhìn nhận.
Giao tiếp được coi là chiếc chìa khóa để mở mọi cánh cửa. Trong công tác
xã hội, kĩ năng giao tiếp được sử dụng như là một kĩ năng tổng hợp và xuyên suốt
quá trình làm việc gồm rất nhiều các kĩ năng đã kể trên nhằm mục đích tiếp cận
thân chủ, làm việc với thân chủ, hiểu vấn đề thân chủ.
Giao tiếp trong công tác xã hội không phải là giao tiếp xã hội thông thường,
thông qua giao tiếp với đối tượng mà nhân viên công tác xã hội có thể tạo được ấn
tượng nhất định, khai thác thông tin, nắm vấn đề và tác động làm thay đổi suy
nghĩ, cảm xúc, hành vi của thân chủ.
Đặc thù của công tác xã hội trong trường học là làm việc với nhiều đối
tượng khác nhau như giáo viên, học sinh, lãnh đạo quản lý nhà trường và cả phụ
huynh học sinh. Nhân viên công tác xã hội không thể đồng nhất tất cả các đối
tượng trên với cùng 1 cách giao tiếp. Điều này đòi hỏi Nhân viên công tác xã hội

20



cần phải có khả năng hiểu về thân chủ của mình, hiểu mình đang đứng trong hoàn
cảnh nào và tiếp xúc với ai để có cách làm việc hiệu quả nhất.
b) Kĩ năng lắng nghe
Lắng nghe là kĩ năng cơ bản của công tác xã hội. Lắng nghe là hoạt động
tâm lý tích cực có sự tham gia của ý thức, đòi hỏi người nghe phải tập trung chú ý
cao độ để tiếp nhận và hiểu được ý nghĩa thông tin. Lắng nghe đòi hỏi Nhân viên
công tác xã hội cần phải có ý thức khi làm việc với thân chủ của mình, nó là một
khía cạnh thực hành nguyên tắc chấp nhận.
Ở trong trường học, lắng nghe trở thành một kĩ năng vô cùng quan trọng bởi
các đối tượng làm việc của nhân viên công tác xã hội trong trường học là rất đa
dạng. Có thể là giáo viên, học sinh, cán bộ quản lý, và phụ huynh học sinh. Đôi khi
bởi những yếu tố tác động chủ quan và khách quan khiến nhân viên công tác xã hội
sao nhãng và không lắng nghe thân chủ của mình sẽ dẫn đến việc dễ áp đặt ý kiến
chủ quan của mình vào vấn đề của thân chủ bởi những thành kiến đã có sẵn. Việc
lắng nghe không tích cực sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình can thiệp giải quyết vấn
đề của thân chủ.
Mỗi thân chủ trong trường học của chúng ta đều có những vấn đề riêng
khác nhau, chúng ta chấp nhận , lắng nghe thân chủ để hiểu về lời nói, cảm nghĩ và
sự sẻ chia của thân chủ. Từ đó chúng ta mới có thể nhận diện được vấn đề của thân
chủ và có những cách thức can thiệp phù hợp nhất.
Một giáo viên đến văn phòng CTXH học đường trong nhà trường có phàn nàn
về việc cô đang rất chán nản về việc làm công tác chủ nhiệm. Tuy nhiên, trước
đó NVCTXH có được biết những thông tin ngoài lề rằng cô giáo đó không muốn
làm công tác chủ nhiệm vì mất thời gian, ảnh hưởng đến việc cô làm thêm bên
ngoài trường. Từ định kiến đó, NVCTXH tỏ ra thờ ơ với cô giáo, bỏ qua những
chia sẻ của cô giáo trong buổi trò chuyện đó.
c) Kĩ năng quan sát
21



Quan sát là chú ý đến những đặc điểm của người, vật hay tình huống, mục
đích là sử dụng những dữ liệu quan sát được để hiểu về thân chủ và hoàn cảnh của
thân chủ.
Kĩ năng quan sát rất quan trọng khi nhân viên công tác xã hội làm việc trong
trường học, đặc biệt là đối với những thân chủ là học sinh. Không dễ dàng gì mà
nhân viên công tác xã hội có thể tiếp cận được với các em học sinh, và có thể khi
tiếp cận rồi, cũng không dễ để các em chia sẻ vấn đề của mình. Trong thời điểm
đó, quan sát là kĩ năng tốt nhất mà nhân viên công tác xã hội có thể sử dụng, có
quan sát chúng ta mới hiểu được những biểu hiện qua nét mặt, những dấu hiệu của
sự lo lắng bất an qua hành vi, thái độ của thân chủ.
d) Kĩ năng biện hộ
Biện hộ là việc nhân viên công tác xã hội đứng trên tư cách của thân chủ,
đứng về phía thân chủ để tranh luận, giúp đỡ thân chủ nhưng cũng không hẳn là
chống đối một tổ chức khác.
Muốn biện hộ thành công nhân viên công tác xã hội cần xác định được thân
chủ cần biện hộ là ai, vấn đề cần biện hộ cho thân chủ là gì, và biện hộ nhằm mục
tiêu gì. Nhân viên công tác xã hội cũng cần phải có khả năng thuyết phục, thương
lượng với các tổ chức khác để tìm ra biện pháp tốt nhất hỗ trợ cho thân chủ.
Biện hộ được sử dụng trong trường học cho tất cả các đối tượng có vấn đề.
Tuy nhiên, có thể nhận thấy đối tượng cần được biện hộ nhiều nhất là học sinh.
Bởi có những vấn đề của các em học sinh không thuộc khả năng tự giải quyết
được, như vấn đề liên quan đến chính sách hay pháp luật, thì nhân viên công tác xã
hội sẽ đứng ra bảo vệ quyền lợi cho các em. Biện hộ nhằm tạo điều kiện để các em
có thể tham gia vào tiến trình học tập một cách tốt nhất.
e) Kĩ năng thuyết phục
Thuyết phục là việc làm cho người khác thay đổi hành vi, hành động của
mình theo hướng mình mong muốn để đạt được mục tiêu của mình.
22



Thuyết phục trong công tác xã hội là việc nhân viên công tác xã hội tác động
để thân chủ thay đổi hành vi và hành động theo hướng mà nhân viên công tác xã
hội mong muốn nhằm mang lại những lợi ích tốt nhất cho thân chủ.
Trong trường học, ở môi trường cần tiếp cận với nhiều đối tượng khác nhau
như: học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý trường học và phụ huynh học sinh và mỗi
đối tượng cần có cách tiếp cận làm việc khác nhau.
Trình tự cơ bản của việc thuyết phục đối tượng bao gồm: Tạo sự tin tưởng,
gần gũi (qua lập luận, qua cử chỉ, qua sự tự tin, hòa đồng, cảm thông với đối tượng
mà nhân viên công tác xã hội thể hiện) để tạo ra sự hấp dẫn, thích thú khiến đối
tượng phải quan tâm đến vấn đề mà nhân viên công tác xã hội nêu ra nhằm tăng
cường sức thuyết phục, dẫn dắt đối tượng tới các hành vi, hành động mà nhân viên
công tác xã hội mong muốn.
Do đó, nhân viên công tác xã hội cần phải tìm hiểu được nhu cầu của đối
tượng thuyết phục, tìm hiểu môi trường xã hội, tính cách của đối tượng qua đó nắm
bắt được sở thích, tâm lý, hoàn cảnh của đối tượng cần thuyết phục.
Đối với giáo viên, cán bộ quản lý trường học, phụ huynh học sinh cần phải
phân tích được sự hợp lý trong phương pháp làm việc mà nhân viên công tác xã
hội đề xuất để cùng thống nhất các biện pháp tác động lên học sinh cũng như tìm
kiếm được sự ủng hộ của họ trong việc thực hiện các biện pháp trên.
Đối với học sinh cần tránh việc cứng nhắc ép trẻ vào khuôn khổ, quy định
hay rao giảng cho trẻ về các nguyên tắc. Trước tiền cần phải tạo cho trẻ cảm giác
thân thiện, hòa đồng. Qua đó tìm hiểu được tâm tư, nguyện vọng của trẻ, các sở
thích của trẻ. Từ đó từng bước dẫn dắt trẻ thay đổi các hành vi lệch chuẩn.
f) Kĩ năng tìm kiếm nguồn lực
Tìm kiếm nguồn lực trong công tác xã hội là việc Nhân viên công tác xã hội
kết nối thân chủ với các nguồn lực để họ có thêm nguồn hỗ trợ giải quyết những
vấn đề khó khăn của bản thân.
23



Khi làm việc trong trường học, Nhân viên công tác xã hội cần xác định mỗi
đối tượng khác nhau sẽ có những vấn đề, mong muốn và nhu cầu khác nhau vì vậy
để mang lại hiệu quả tốt nhất khi giới thiệu các nguồn tài nguyên khác nhau đến
với thân chủ, Nhân viên công tác xã hội cần phải chú ý các điểm sau:
- Cần xác định nhu cầu mong muốn của thân chủ
- Thảo luận với thân chủ về những nguồn tài nguyên có thể hỗ trợ thân chủ:
nhằm tìm ra nguồn tài nguyên tốt nhất có thể hỗ trợ thân chủ
- Biện hộ để thân chủ được tiếp cận với nguồn tài nguyên đó.
6. Một số phương pháp công tác xã hội trong trường học
a) Phương pháp Công tác xã hội cá nhân
Công tác xã hội cá nhân được coi là phương pháp ra đời sớm nhất trong hệ
thống các phương pháp được sử dụng trong công tác xã hội. Công tác xã hội cá
nhân là phương pháp can thiệp giúp đỡ cá nhân giải quyết các vấn đề khó khăn của
họ mà chính bản thân họ không tìm ra lối thoát. Phương pháp này được thực hiện
thông qua mối quan hệ 1-1 giữa nhân viên công tác xã hội và thân chủ được giúp
đỡ với mục đích là thiết lập mối quan hệ tốt với thân chủ, phục hồi, củng cố và
phát triển các chức năng xã hội cá nhân và gia đình. Và để thực hiện được mục
đích trên, nhân viên công tác xã hội sẽ giúp thân chủ tiếp cận với các nguồn tài
nguyên cần thiết về nội tâm, về quan hệ giữa người với người và kinh tế xã hội.
Trong trường học, phương pháp công tác xã hội cá nhân được sử dụng để
làm việc với học sinh, cấp quản lý và thầy cô, giải quyết những vấn đề, những khó
khăn của các cá nhân đó.
Với các vấn đề nảy sinh trong trường học với từng đối tượng, cần sử dụng
phương pháp cá nhân. Thông qua phương pháp này, nhân viên công tác xã hội sẽ
biết được cá nhân đó thiếu hụt chức năng gì? Cần phục hổi hay chữa trị hay phát
triển nhằm đưa cá nhân đó hòa nhập với môi trường học đường tốt nhất.

24



Ví dụ: Trong trường học có những trường hợp có học sinh bỏ học,học sinh có
hành vi bạo lực học đường, học sinh bị quấy rối tình dục, học sinh nghèo, học
sinh mâu thuẫn với thầy cô, bạn bè. Mỗi học sinh là một cá thể riêng biệt với
những vấn đề khác nhau, những mong muốn nguyện vọng và mục đích khác
nhau, phương pháp công tác xã hội cá nhân sẽ là phương pháp tốt nhất để nhân
viên công tác xã hội có thể tiếp cận và can thiệp với cá nhân đó.Khi làm việc với
từng cá nhân, hiểu được nhu cầu, điểm mạnh, điểm yếu, mong muốn, nguyện
vọng của cá nhân, nhân viên công tác xã hội có thể trợ giúp để thân chủ (học
sinh) khám phá được bản thân, tự lực và tự đương đầu và quyết định vấn đề của
mình.
b) Phương pháp công tác xã hội nhóm
Công tác xã hội nhóm là một phương pháp công tác xã hội, trong đó nhân
viên xã hội sử dụng các tiến trình sinh hoạt nhóm nhằm giúp các cá nhân tương tác
nhau, chia sẻ kinh nghiệm suy nghĩ với nhau, tạo sự thay đổi thái độ, hành vi, tăng
cường khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của các thành viên trong
nhóm.
Công tác xã hội nhóm được sử dụng khi có nhiều đối tượng có vấn đề tương
tự nhau. Qua sinh hoạt nhóm nhân viên công tác xã hội giúp các thành viên trong
nhóm có vấn đề học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong cách giải quyết vấn đề; sử
dụng áp lực của nhóm để thay đổi hành vi; thiết lập mục tiêu hợp tác, tạo môi
trường các thành viên được sinh hoạt cùng nhau để thêm động lực.
Công tác xã hội nhóm đặc biệt mang lại hiệu quả khi làm việc trong môi
trường giáo dục đối với nhóm học sinh. Bởi trong môi trường học đường, học sinh
là đối tượng dễ kết nhóm nhất ( Nhóm chính thức, nhóm không chính thức), các
nhóm bạn bè này có ảnh hưởng đến hành vi của nhau rất nhiều.

25



×