Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại phường cửa ông, thành phố cẩm phả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.61 KB, 21 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

1

Lý do chọn chủ đề
NỘI DUNG

1

3

I. Cơ sở lý luận 3
1. Khái niệm và thuật ngữ liên quan

3

1.1. Khái niệm gia đình.........................................................................................3
1.2. Khái niệm bạo lực..........................................................................................3
1.3. Khái niệm bạo lực gia đình............................................................................3
1.4. Khái niệm bạo lực gia đình đối với phụ nữ....................................................3
1.5. Khái niệm công tác xã hội..............................................................................4
2. Khái quát chung về bạo lực gia đình, đặc điểm của gia đình có bạo lực. 4

2.1. Khái quát chung về bạo lực gia đình.............................................................4
2.2. Đặc điểm của gia đình có bạo lực.................................................................5
3. Đặc điểm tâm sinh lý của người gây ra bạo lực và nạn nhân bị bạo lực 6

3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của người gây ra bạo lực.............................................6
3.2. Đặc điểm tâm sinh lý của nạn nhân bị bạo lực...............................................7


4. Các hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ 7

4.1. Bạo lực thể chất.............................................................................................7
4.2. Bạo lực tinh thần............................................................................................8
4.3. Bạo lực tình dục.............................................................................................8
4.4. Bạo lực kinh tế..............................................................................................9
5. Một số phương pháp của Công tác xã hội sử dụng trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình 10

5.1. phương pháp tham vấn.................................................................................10
5.2. phương pháp công tác xã hội cá nhân..........................................................11
5.3. phương phác công tác xã hội nhóm..............................................................11
6. Các hoạt động, dịch vụ trong phòng chống bạo lực gia đình

11


II. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả 12
1. Mô tả chủ đề nghiên cứu

12

2. Khái quát tình hình, kinh tế - xã hội phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả

13

2.1. Vị trí địa lý...................................................................................................13
2.2. Địa hình........................................................................................................13
2.3. Tổ chức hành chính......................................................................................14
2.4. Kinh tế - Xã hội...........................................................................................14
3. Đánh giá thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả 15

4. Hoạt động công tác xã hội tại địa phương
5. Đề xuất giải pháp
KẾT LUẬN

16

18

DANH MỤC THAM KHẢO

19

16


LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn chủ đề
Trong thời đại phát triển của hiện nay, cùng với sự tăng trưởng kinh tế
cuộc sống con người ngày càng được cải thiện. Đặc biệt sự bình đẳng giới, quan
hệ vợ chồng được nhìn nhận trên nhiều khía cạnh tích cực. Tuy nhiên vẫn còn
đâu đó rất nhiều các vấn nạn trong đó có bạo lực gia đình, một vấn đề đang gây
nhức nhối và là vấn đề nan giải trong toàn xã hội.
Gia đình là tổ ấm thân yêu, là nơi chứa đựng niềm vui, sự ấm áp thiêng
liêng của mỗi con người. Như Bác Hồ đã từng nói: "Nhiều gia đình cộng lại mới
thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt
nhân của xã hội là gia đình”. Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống,
là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con
người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã
hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, vấn đề hiện nay tiềm ẩn trong mọi gia đình là vấn nạn vi phạm

pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Những năm gần đây bạo lực
gia đình đang là một trong ba vấn đề của toàn cầu (nghèo đói, môi trường suy thoái,
bạo lực) . Bạo lực gia đình đã vượt qua ranh giới văn hóa, giai cấp xã hội, trình độ,
tuổi tác, thu nhập tác động đến mọi thành viên trong gia đình đặc biệt là người già,
trẻ em và hơn hết là phụ nữ. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ là vấn đề mang
tính lịch sử, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho
con người, nhất là đối với phụ nữ. Ở nước ta tình hình bạo lực gia đình là một
hiện tượng phổ biến, diễn ra phức tạp từ trước đến nay với nhiều hình thức đang
làm tổn hại đến sức khỏe và đời sống của phụ nữ.
Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc phòng
chống bạo lực gia đình, để các quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia
đình được thực thi trong đời sống xã hội nhưng trên thực tế, tình trạng bạo lực
gia đình vẫn diễn ra thường xuyên ở nhiều nơi. Thống kê của Bộ Văn hoá - Thể
1


thao và Du lịch, Tổng cục thống kê và Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc công bố
cho biết, với điều tra của 93 nghìn hộ gia đình trên khắp mọi miền đất nước thì
có tới 21,2% cặp vợ chồng đã trải qua một hình thức bạo lực gia đình như đánh,
mắng, nhục mạ, ép quan hệ tình dục và như vậy cứ 5 cặp vợ chồng thì đã có một
cặp đã có hình thức bạo lực gia đình.
Chúng ta đều biết bạo lực gia đình đối với phụ nữ là một hiện tượng xã
hội không mới, nhưng lại nổi lên như một căn bệnh xã hội hết sức nan giải trong
giai đoạn hiện nay. Qua các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng phụ nữ
bị chồng mình lạm dụng nhiều hơn gấp 3 lần so với khả năng bị người khác lạm
dụng. Bạo lực gia đình đối với phụ nữ đã gây hậu quả hết sức nghiêm trọng đối
với thể chất và tinh thần của người phụ nữ.
Trong những năm qua Đảng và nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm đến
công tác đấu tranh phòng chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ . Từ năm 1980,
chính phủ Việt Nam đã ký kết gia nhập Công ước về loại bỏ các tất cả các hình

thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW). Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình đã được Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua vào tháng
11/2007 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2008. Quá trình thực hiện đã đạt đươc những
kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên tình trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ vẫn
diễn biến phức tạp cả về số vụ và mức độ nghiêm trọng và việc phòng chống bạo
lực gia đình đối với phụ nữ và vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết.
Trước những tác động của bạo lực gia đình, vai trò của công tác xã hội
trong việc phòng chống bạo lực gia đình là vô cùng cần thiết. công tác xã hội có
vài trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội, tư vấn pháp luật,
tuyên truyền nâng cao nhận thức,…để can thiệp kịp thời, ngăn chạn và giảm
thiểu tình trạng bạo lực cũng như các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Với những lí do nêu trên và mong muốn góp một phần công sức nhỏ bé
của mình vào công cuộc phòng chống bạo lực gia đình, em đã chọn chủ đề
“Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại phường Cửa Ông, thành phố
Cẩm Phả” làm chủ đề tiểu luận của mình.

2


NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm và thuật ngữ liên quan
1.1. Khái niệm gia đình
Theo Luật hôn nhân và gia đình: Gia đình là tập hợp những người gắn bó
với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát
sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này (khoản
2 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014).
1.2. Khái niệm bạo lực
Theo WTO: bạo lực là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền
lực đối với bản thân người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộng

đồng người mà gây ra hay làm gia tăng khả năng gây ra tổn thương, tử vong, tổn
hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển hay gây ra sự mất mát.
1.3. Khái niệm bạo lực gia đình
Bạo lực gia đình: là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc
có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên
khác trong gia đình (theo Điều 1, Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007).
1.4. Khái niệm bạo lực gia đình đối với phụ nữ
Tuyên bố của Liên hợp quốc về việc loại bỏ bạo lực đối với phụ nữ, ngày
20/12/1993, đã định nghĩa: “Bạo lực đối với phụ nữ là bất kỳ hành động bạo lực
nào dựa trên cơ sở giới gây ra hậu quả hoặc có thể gây ra hậu quả, làm tổn hại
hoặc gây đau khổ cho phụ nữ về thân thể, tình dục hay tâm lý, kể cả những lời
đe doạ hay độc đoán tước quyền tự do, dù xảy ra ở nơi công cộng hay trong đời
sống riêng tư”. Theo định nghĩa trên, bạo lực gia đình đối với phụ nữ bao gồm:
các hành vi bạo lực trên cơ sở giới gây ra hậu quả hoặc có thể gây ra hậu quả,
làm tổn hại hoặc gây đau khổ cho phụ nữ về thân thể, tình dục và tâm lý xảy
ra trong gia đình.
1.5. Khái niệm công tác xã hội
3


Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp nhằm trợ giúp
các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng
cường chức năng xã hội đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách,
nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết và
phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm bảo an sinh xã hội (theo giáo trình
nhập môn công tác xã hội).
2. Khái quát chung về bạo lực gia đình, đặc điểm của gia đình có bạo lực.
2.1.

Khái quát chung về bạo lực gia đình

Trong vài năm trở lại đây bạo lực gia đình được xem là một vấn đề có tính

toàn cầu, là mối quan tâm lớn trong toàn xã hội. Bạo lực gia đình là vấn nạn của
xã hội, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con
người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Hiện nay, trên các phương tiện thông tin
đại chúng, không ít các trường hợp bệnh nhân nhập viện vì chấn thương do các
tác nhân bạo lực gia đình gây ra, có những trường hợp rất đáng thương tâm.
Nhiều vụ ly hôn ra toà là nguyên nhân của nạn bạo hành gia đình.
Theo thống kê của tòa án nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả
nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do bạo lực gia đình. Cũng theo số
liệu thống kê của bệnh viện, các trung tâm, phòng cấp cứu lớn của cả nước, có
trên 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng
hàng năm do nguyên nhân bạo lực gia đình. Qua phân tích của các chuyên gia,
nguyên nhân của tình trạng bạo lực gia đình này do những nguyên nhân chủ
quan và khách quan sau:
Nguyên nhân chủ quan: Do nhận thức về giới và sự bình đẳng giới còn
hạn chế. Do quan niệm phong kiến “trọng nam khinh nữ”, tư tưởng gia trưởng,
gia quyền còn nặng. Do sự nhìn nhận, đấu tranh của người phụ nữ trước nạn bạo
hành gia đình còn hạn chế, thiếu thẳng thắn, thiếu tự tin, còn cam chịu.
Nguyên nhân khách quan: Trình độ học vấn, năng lực nghề nghiệp, đặc
biệt là tình trạng chênh lệch về nghề nghiệp giữa vợ và chồng là một trong
những yếu tố khách quan gây nên nạn bạo hành trong gia đình. Năng lực tự chủ
4


tài chính của người đàn ông trong gia đình bị hạn chế, hình thành ở họ tư tưởng
tự ty, hẹp hòi. Đây cũng là nguyên nhân gây nên nạn bạo hành gia đình đối với
người phụ nữ. Tác động của các chất kích thích, của men bia, rượu, ma túy, của
thói trăng hoa...
Bạo lực gia đình đã gây ra biết bao hậu quả bất hạnh cho người phụ nữ về

thể chất như: bị thương, tàn tật vĩnh viễn, nặng nhất là tử vong. Bạo lực còn gây
ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe sinh sản, tâm lý của nạn nhân. Người phụ nữ
thường xuyên bị bạo lực thường trong tâm trạng hoảng hốt, trầm cảm, sang trấn
tâm lý, mất trí nhớ, nặng hơn có thể là tự tử,…
Ở Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều
sự quan tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình và đã ban hành nhiều đạo
luật trực tiếp và gián tiếp như: Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật
Dân sự,..và đặc biệt Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007. Nghị định quy
định xử phạt hành chính trong bạo lực gia đình được ban hành. Nghị định được
đưa vào trong giáo dục nếp sống, sinh hoạt gia đình, thông qua các phương tiện
thông tin truyền thông gắn với phương châm giáo dục đối với tác nhân chính
trong hành vi bạo lực gia đình là người chồng “mình là đàn ông, mình chống
bạo lực gia đình”. Biện pháp này đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp cho tác
nhân chính trong bạo lực gia đình hành xử ngày càng văn hóa với gia đình, với
cộng đồng và xã hội. Những văn bản này đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực
trong đời sống xã hội trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Nhưng đánh
giá một cách khách quan thì các quy phạm pháp luật này chưa thực sự đi vào
cuộc sống, sự quan tâm và hiểu biết về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình
trạng bạo lực trong gia đình chưa có nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực và thế
nữa nó dần trở thành như một hiện tượng của xã hội.
2.2.

Đặc điểm của gia đình có bạo lực
Gia đình có tình trạng bạo lực là gia đình trong đó có một hoặc nhiều

thành viên có hành vi bạo lực với một hoặc nhiều thành viên khác, có thể là cha
mẹ hoặc con cái đánh đập, xúc phạm, kiểm soát tài chính với con cái hoặc cha
5



mẹ, hay vợ chồng đối với bạo hành thể xác, tinh thần, tình cảm và cả tình dục,..
Các hành vi bạo lực gia đình có thể là:
 Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý xâm hại đến sức khỏe, tính
mạng.
 Lăng mạ hoặc hành vi cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm
 Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả
nghiêm trọng
 Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông bà
và cháu, giữa cha mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh chị em với nhau
 Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản
riêng của thành viên khác trong gia đình,…
 Cưỡng ép quan hệ tình dục, ly hôn, …
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực trong gia đình, có thể
là do thiếu thốn về kinh tế, gây áp lực trong cuộc sống, cũng có thể là những vấn
đề liên quan đến nhận thức và khả năng kiểm soát của cá nhân. Ngoài ra cũng có
thể do tiểu sử tâm lý của người có hành vi bạo lực, hay khả năng giao tiếp hạn
chế giữa các thành viên trong gia đình. Khi giúp đỡ gia đình có bạo lực nhân
viên công tác xã hội cần thu thập thông tin, xác định yếu tố dẫn đến hành vi bạo
lực để từ đó có các biện pháp can thiệp và tác động phù hợp.
3. Đặc điểm tâm sinh lý của người gây ra bạo lực và nạn nhân bị bạo lực
3.1. Đặc điểm tâm sinh lý của người gây ra bạo lực
Những người gây ra bạo lực thường có một số điểm giống nhau về cách
suy nghĩ, thái độ và hành vi và thường được biểu hiện ở một số đặc điểm chung
như:
 Không chịu trách nhiệm về hành vi bạo lực: tìm cách đổ lỗi
 Tìm lý do để làm giảm nhẹ mức độ bạo lực
 Thể hiện và sử dụng thái độ bực bội để biện minh cho hành vi bạo lực
 Thể hiện và sử dụng quyền lực để kiểm soát người bị bạo lực

6



 Tự xem mình là nạn nhân
3.2. Đặc điểm tâm sinh lý của nạn nhân bị bạo lực
Lo sợ, sợ hãi: lo sợ cho an toàn của bản thân, con cái hoặc thành viên
khác trong gia đình,…
Cảm thấy xấu hổ: xấu hổ, ngượng ngùng khi nói về chuyện bạo lực gia đình
Cam chịu, tự đổ lỗi cho bản thân và số phận
Giao tiếp bị hạn chế, xa lánh mọi người
Không tin tưởng vào sự can thiệp, trợ giúp của cộng đồng và chính quyền
Cảm thấy giá trị của bản thân bị hạ thấp
4. Các hình thức bạo lực gia đình đối với phụ nữ
4.1. Bạo lực thể chất
Bạo lực về thể chất: đâylà hình thức bạo lực bao gồm bất cứ hành vi bạo
lực thể chất gây ra thương tích về thể chất hoặc tổn thương thân thể ở bất kì mức
độ nào.
Bạo lực thể chất bao gồm một số các hành vi sau:


Sử dụng hung khí, vũ lực thể chất đánh đập gây thương tích cho thành viên

gia đình


Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân

cần được cấp cứu kịp thời, không chăm sóc nạn nhân trong thời gian điều trị
chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.



Bắt thành viên gia đình: nhịn ăn, nhịn uống, chịu rét,…



Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là phục nữ có thai, nuôi con

nhỏ, người tàn tật,..


Thường xuyên dọa nạt thành viên gia đình bằng các hình ảnh, con vật, đồ

vật mà người đó sợ.


Thường xuyên đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi

chỗ ở hợp pháp của họ.
4.2. Bạo lực tinh thần

7


Bạo lực tinh thần: là việc thường xuyên đe dọa nạn nhân hoặc có hành vi
lăng nhục, hạ thấp nhân phẩm đối với nạn nhân. Thường xuyên ghen tuông có
hành vi cưỡng bức hoặc kiểm soát nạn nhân, cách ly nạn nhân với gia đình, bạn
bè và các thành viên khác trong cộng đồng.
Bạo lực thể chất bao gồm một số các hành vi sau:


Dùng lời nói để mắng nhiếc, lăng mạ, chì chiết, xúc phạm nhân phẩm, hạ


thấp uy tín


Cấm đoán ( quyền được chăm sóc con cái, người thân,được làm việc, được

tham gia vào công tác xã hội, quyền được giao tiếp, quyền được quyết định...).


Xua đuổi, quấy rối hoặc gây áp lực thường xuyên về mặt tâm lý gây hậu

quả nghiêm trọng;


Buộc tội, nghi ngờ, theo dõi;



Phớt lờ cảm xúc của người khác, không quan tâm, đối xử lạnh nhạt;



Chê bai, chế nhạo, hạ thấp giá trị trước mặt người khác…
Với bạo lực thể xác, nỗi đau đớn thể hiện rõ ràng trên cơ thể người phụ nữ

nhưng với bạo lực về tinh thần thì vết thương ấy nông sâu như thế nào không ai
có thể đo đếm được. Bạo lực tinh thần đối với phụ nữ trong gia đình là hình thức
bạo lực không nhìn thấy được, trong nhiều trường hợp, nó là nguyên nhân trực
tiếp cướp đi sinh mạng của người phụ nữ.
4.3. Bạo lực tình dục

Bạo lực tình dục: nhìn chung là việc cưỡng bức giao cấu hoặc bất kỳ hành
vi nào xâm phạm tình dục đối với nạn nhân, bao gồm cả hiếp dâm và các hành
vi tình dục khác trái với ý của nạn nhân.
Một số hành vi bạo lực tình dục cụ thể sau:


Có hành vi bạo lực trong sinh hoạt tình dục của vợ chồng mà người vợ

hoặc chồng không muốn


Sờ mó bộ phận sinh dục của nạn nhân khi nạn nhân không đồng ý



Sử dụng những hình thức quan hệ tình dục gây đau đớn

8




Cưỡng ép thực hiện hành vi khiêu dâm, các thuốc kích dục, ép buộc quan

hệ tình để làm nhục, gây đau


Ép buộc thành viên gia đình phải xem, nghe, đọc những văn hóa phẩm

đồi trụy, kinh dị.

Hiện nay, có thể nói nạn bạo lực tình dục đã và đang trở thành vấn nạn
của các gia đình và toàn xã hội. Bạo lực tình dục không chỉ gây đau đớn về mặt
thể xác đối với phụ nữ mà còn gây ra hậu quả về mặt tinh thần hết sức nghiêm
trọng, là nỗi kinh hoàng trong đêm của nhiều phụ nữ.
4.4. Bạo lực kinh tế
Bạo lực kinh tế: là hành vi làm cho hoặc có ý đồ làm cho nạn nhân phải
phụ thuộc vào thủ phạm về mặt kinh tế, bao gồm cả việc ngăn cản nạn nhân có
nghề nghiệp hợp pháp, kiểm soát tiền và tài sản trong gia đình, cố ý phá hoại
hoặc hủy hoại tài sản gia đình.
Một số hành vi về bạo lực kinh tế trong gia đình như sau:


Không cho thành viên trong gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích

chính đáng.


Kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia đình hoặc nguồn tài

chính chung của gia đình nhằm tạo cho thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài
chính


Buộc thành viên gia đình đóng góp tài chính vượt quá khả năng của họ



Đập phá tài sản riêng của mình nhằm gây áp lực về tâm lý đối với thành

viên gia đình



Có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên gia đình hoặc tài

sản chung của gia đình


Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình



Chiếm đoạt tài sản chung của gia đình để sử dụng vào mục đích cá nhân



Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng

nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái

9


với quy định của pháp luật về lao động


Ép buộc thành viên trong gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống;
Bạo lực về kinh tế cũng là một trong những loại hình bạo lực gây nhiều

sức ép cho phụ nữ, đặc biệt là sức ép về mặt tinh thần, khiến cho họ luôn luôn
rơi vào tình trạng căng thẳng và mệt mỏi.

Như vậy, chúng ta có thể thấy bạo hành gia đình là con sóng ngầm có sức
tàn phá rất lớn hạnh phúc của mỗi gia đình, nó để lại rất nhiều hậu quả, mà dễ
thấy nhất là hạnh phúc gia đình bị đổ vỡ, con cái thiếu sự quan tâm dễ xa ngã
vào các tệ nạn xã hội...Qua những hình thức bạo lực gia đình nói trên chúng ta
đã có những cách nhìn khách quan về đặc điểm cũng như tính nguy hiểm của
từng loại hình. Từ đó cần phải có những giải pháp nhằm đấu tranh chống lại nạn
bạo lực gia đình đối với phụ nữ đang ngày một phát triển trong giai đoạn hiện
nay.
5. Một số phương pháp của Công tác xã hội sử dụng trong lĩnh vực phòng
chống bạo lực gia đình
5.1. phương pháp tham vấn
Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó nhà thamvaasn sử
dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối
quan hệ tương tác tích cực với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh
vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ, hành vi và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề
của mình.
Nhân viên công tác xã hội có thể sử dụng phương pháp tham vấn để giảm bớt
các cảm xúc tiêu cực trong hoàn cảnh khó khăn, tăng cường hiểu biết về bản
thân và nguồn lực của mình, giải quyết các vấn đề tâm lý xã hội đang tồn tại.
Ngoài ra còn nâng cao sự tự tin, giúp thân chủ biết cách đưa ra quyết định lành
mạnh và thực hiện các quyết định đó. Đồng thời tăng cường khả năng ứng phó
với hoàn cảnh có vấn đề tại thời điểm đó cũng như trong tương lai cho thân chủ.
5.2. phương pháp công tác xã hội cá nhân
10


Phương pháp công tác xã hội cá nhân giúp cá nhân và gia đình hoạt động
có hiệu quả hơn trong các mối quan hệ tâm lý xã hội. Ở đây mọi nhu cầu cơ bản
của thân chủ đều phải được chấp nhận cho dù họ là ai. Nhân viên công tác xã
hội phải tôn trọng giá trị của thân chủ và không thể mong đợi thân chủ đối xử

với chúng ta theo cách mà mình mong muốn. Khi giúp đỡ những gia đình có bạo
lực nhân viên công tác xã hội cần thu thập thông tin, xác định yếu tố chủ yếu
dẫn đến hành vi bạo lực gia đình để từ đó đưa ra các biện pháp tác động cho phù
hợp
5.3. phương phác công tác xã hội nhóm
Trong công tác xã hội nhóm, nhân viên công tác xã hội cần lấy tiến trình
sinh hoạt làm công cụ để giúp đỡ đối tượng là nhóm bạo lực. Công cụ giúp đỡ là
các hoạt động nhóm, mối quan hệ tương tác giữa các cá nhân trong nhóm. Nhân
viên công tác xã hội cần xác định rõ vấn đề để giải quyết tâm lý cho nhóm bạo
lực và từ đó đưa ra các cách can thiệp cho nhóm
6. Các hoạt động, dịch vụ trong phòng chống bạo lực gia đình
Với quan điểm “công tác xã hội thúc đẩy sự phát triển xã hội, giải quyết
các vẫn đề trong các mối quan hệ, tạo khả năng và giải phóng con người nhằm
thúc đẩy phúc lợi. Sử dụng các học thuyết về hành vi con người và các hệ thống
xã hội, công tác xã hội can thiệp vào những thời điểm khi con người tương tác
với các môi trường của mình. Nhân quyền và những công lý trong xã hội là
những nguyên tắc nền tảng của công tác xã hội”. Đối với nạn nhân của bạo lực
gia đình đặc biệt là phụ nữ, nhân viên công tác xã hội có thể cung cấp một số
dịch vụ xã hội để hỗ trợ nạn nhân như: lập kế hoạch trợ giúp, điều phối các dịch
vụ hỗ trợ dựa trên nguyên tắc ưu tiên và đáp ứng nhu cầu của họ, đảm bảo giải
quyết tất cả các vấn đề khó khăn mà thân chủ gặp phải. Đánh giá mức độ tổn
thương tâm lý, xác định phương pháp tham vấn và trị liệu, cung cấp dịch vụ trị
liệu tâm lý để phục hồi sang chấn cho nạn nhân. Những trường hợp có vấn đề về
tâm lý quá lớn, nhân viên công tác xã hội không đủ khả năng giải quyết thì sẽ
được kể nối, chuyển giao đến các cơ quan và tổ chức có khả năng, đủ thẩm
11


quyền.
Nhân viên công tác xã hội can thiệp để đảm bảo từng thành viên của gia

đình và toàn thể gia đình có thể sống cùng nhau một cách an toàn và hòa thuận,
giải quyết các bất hòa và xử lý các vấn đề. Nhân viên công tác xã hội cũng có
thể hỗ trợ những gia đình nghèo và thu nhập thấp tiếp cận các dịch vụ, thực hiện
các quyền về phúc lợi. Hiện nay các trung tâm công tác xã hội đã thực hiện các
hoạt động hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình như: cung cấp các dịch vụ khẩn cấp,
tham vấn, trị liệu rối nhiễu tâm trí, khủng hoảng tâm lý và phục hồi thể chất cho
thân chủ. Tư vấn và trợ giúp thân chủ thụ hưởng các chính sách trợ giúp xã hội,
phối hợp với các cơ quan, tổ chức phù hợp khác để bảo vệ, trợ giúp thân chủ,
tìm kiếm sắp xếp các hình thức chăm sóc. Xây dựng kế hoạch can thiệp, trợ giúp
thân chủ, thực hiện các biện phòng ngừa thân chủ rơi vào các hoàn cảnh khó
khăn và bị xâm hại, bạo lực, ngược đãi, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng.
Nhân viên công tác xã hội có các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ thân chủ của
bạo lực gia đình, đồng thời tìm ra các giải pháp tối ưu khăc phục và đi đến xóa
bỏ vấn đề này.
II. Thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại phường Cửa Ông, thành
phố Cẩm Phả
1. Mô tả chủ đề nghiên cứu
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo Công tác gia đình tỉnh Quảng Ninh, năm
2017 trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 182 vụ bạo lực gia đình, trong đó nạn nhân bị
bạo lực gia đình chủ yếu là nữ giới, chiếm 81,3%. Thống kê cho thấy, năm 2017
tỉnh Quảng Ninh có 121 vụ bạo lực về tinh thần, 56 vụ bạo lực về thân thể, 5 vụ
bạo lực về tình dục. Nạn nhân bị bạo lực gia đình chủ yếu là nữ giới, chiếm
81,3%; trong đó, nạn nhân nữ từ 16 - 59 tuổi chiếm 83,5%; nạn nhân dưới 16
tuổi chiếm 14,8%.
Thực trạng bạo lực gia đình nói chung, bạo lực gia đình tại phường Cửa
Ông nói riêng ngày càng có xu hướng gia tăng. Đối với địa bàn phường Cửa
Ông vấn đề bạo lực gia đình luôn là vấn đề cấp thiết và luôn là chủ đề được nhắc
12



tới. Vì thế phường Cửa Ông luôn tìm hiểu và nắm được tình hình về tình trạng
bạo lực tại địa bàn.
Bạo lực gia đình xảy ra giữa vợ, chồng với nhau có thể thấy là dạng bạo
lực phổ biến nhất trong gia đình. Hành vi người chồng gây ra chủ yếu và lớn
nhất là bạo lực về thể chất, đây là dạng bạo lực dễ nhận thấy và bị lên án mạnh
mẽ nhất. Hầu như người đàn ông sử dụng “nắm đấm” để dạy vợ là do họ không
nhận thức được rằng hành vi của mình là đang vi phạm pháp luật. Tuy nhiên,
không phải tất cả hành vi bạo lực của người chồng đều là bạo lực về thể chất mà
có những lúc, họ dùng tới nhiều cách khác để gây ra những tổn thương về tâm lý
cho người vợ như: mắng mỏ, chửi bới, xúc phạm danh dự… hoặc có những
hành vi cưỡng bức về tình dục, kiểm soát về kinh tế… Nhìn chung bạo lực gia
đình có thể xuất phát từ cả hai phía vợ và chồng nhưng phổ biến hơn cả vẫn là
tình trạng người vợ bị bạo lực là nạn nhân của bạo lực gia đình.
2. Khái quát tình hình, kinh tế - xã hội phường Cửa Ông, thành phố Cẩm
Phả
2.1. Vị trí địa lý
Phường Cửa Ông là phường công nghiệp và du lịch có vị trí địa lý về phía
Đông Nam giáp với vịnh Bái Tử Long, phía Tây Nam giáp phường Cẩm Thịnh,
Phía Tây Bắc giáp phường Cẩm Phú, phía Đông Bắc giáp phường Mông Dương.
Phường có tổng diện tích tự nhiên là 1.533,8ha, có Quốc lộ 18A chạy dọc từ
Cẩm Thịnh đến phường Mông Dương dài trên 7 km, có đường tuyến tránh dài
trên 3 km, là nơi phân luồng các xe trọng tải lớn chuyên chở hàng hoá thông
thương ra cửa khẩu Móng Cái và ngược lại. Có đường dẫn và cầu Vân Đồn nối
liền với khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn. Vùng giáp biển trên vịnh Bái Tử Long
có chiều dài bờ biển trên 8km, có cảng biển Quốc gia thuận tiện cho việc xuất
nhập khẩu hàng hoá chủ yếu là than đi các nước và nội địa.
2.2. Địa hình
Địa hình Cửa Ông là dải thung lũng hẹp chạy dài theo đường 18, nằm
giữa hai dãy đồi núi cao. Từ xa xưa, con đường bộ đi qua Cửa Ông là con đường
13



độc đạo đi ra vùng biên giới phía Đông Bắc và ngược lại. Cửa Ông như là cái
yết hầu nối miền Đông chập trùng đồi núi với vùng mỏ giàu có và miền Tây
rộng lớn của tỉnh Quảng Ninh. Cách bờ từ 1 đến 2km là dãy đảo đá nhấp nhô tạo
hình vòng cung chắn sóng gió, khiến cho vùng biển luôn luôn tĩnh lặng, thuận
tiện cho tàu thuyền neo đậu.
2.3. Tổ chức hành chính
Dân số phường Cửa Ông khoảng 17.008 người, có gần 5000 hộ được
phân bố 16 khu dân cư, có 114 tổ nhân dân. Thành phần dân tộc chủ yếu là dân
tộc Kinh, số ít là dân tộc Sán dìu, dân tộc Tày và người Hoa.
2.4. Kinh tế - Xã hội
Phường Cửa Ông có dân số khá đông , trình độ dân trí khá cao, đời sống
của nhân dân đa phần là ổn định. Các thành phần kinh tế ở địa phương chủ yếu
là phát triển công nghiệp khai thác chế biến tiêu thụ than (trong các đơn vị
ngành than), kinh tế dịch vụ, vận tải, du lịch, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản và
trồng rừng gắn với công nghệ chế biến đồ gỗ. Cửa Ông là phường có cảnh thiên
nhiên đẹp, có đền Cửa Ông được xếp hạng cấp Quốc gia, hằng năm thường mở
hội vào tháng Giêng thu hút và đón tiếp hàng chục vạn khách trong và ngoài
nước đến tham quan, chiêm bái thực hiện nghi lễ văn hóa tâm linh. Có nhà thờ
xứ Đạo Cửa Ông là nơi giáo dân sinh hoạt tín ngưỡng sống “tốt đời, đẹp đạo”
tạo nên các hoạt động sinh hoạt của người dân Cửa Ông thêm đa dạng, phong
phú hơn. Phía Nam Cửa Ông là vịnh Bái Tử Long không chỉ là một cảnh đẹp nổi
tiếng, một vùng biển trù phú các giống loài hải sản mà còn tạo cho Cửa Ông một
lợi thế về cảng biển. Vùng vịnh phía Nam Cửa Ông nước sâu, lượng phù sa bồi
hàng năm không đáng kể. Với vị trí và địa hình thuận lợi để xây dựng cảng biển,
từ xa xưa, nơi đây đã là một bến thuyền giao thương trên con đường thủy từ
đồng bằng sông Hồng với vùng biên cương Đông Bắc Việt Nam và Đông Nam
Trung Quốc. Bến thuyền Cửa Ông thời ấy gọi là Cửa Suốt...Hiện tại, Ban quản
lý khu di tích đền Cửa Ông đang cùng với các ngành liên quan đang hoàn hiện

đề án quy hoạch khu di tích đền Cửa Ông (quy hoạch tổng thể từ đường giao
14


thông, các phân khu như dịch vụ ăn uống, để xe, nghỉ ngơi cho khách, đúc
chuông, dịch chuyển vị trí tượng...). Cho tới thời điểm hiện tại phường cũng
đang đẩy mạnh khuyến khích đầu tư, khai thác các điểm du lịch, nhằm từng
bước phát triển Cửa Ông thành điểm đến hấp dẫn trong chuỗi du lịch của thành
phố Cẩm Phả
3. Đánh giá thực trạng bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại phường Cửa
Ông, thành phố Cẩm Phả
Trên địa bàn phường Cửa Ông có khoảng 17.008 người, theo số liệu
thống kê chưa đầy đủ số vụ bạo lực gia đình trung bình hằng năm trên địa bàn
phường cũng khá cao. Riêng trong năm 2014 toàn phường có tới 48 vụ bạo hành
trong đó về thân thể là 25 vụ, về tinh thần là 14 vụ, kinh tế là 7 vụ và về tình dục
là 2 vụ. chính vì vậy các vụ ly hôn trên địa bàn tăng lên rõ rệt qua từng năm,
trong tổng số các vụ ly hôn có tới 75 % đến 80% là do phụ nữ đứng đơn ly hôn.
Từ các số liệu thống kê vừa nêu trên cho thấy số vụ bạo lực về thân thể là
chiếm ưu việt hơn cả, đây là loại hình phổ biến nhất được sử dụng chủ yếu trong
bạo lực gia đình bằng cách sử dụng vũ lực tay, chân, cơ bắp,… gây tổn hại trực
tiếp lên thân thể người bị bạo lực. Số vụ bạo lực thể xác là 25 vụ chiếm hơn
54% tổng số vụ bạo lực gia đình. Hình thức bạo lực thứ hai thường gặp phải là
loại hinh bạo lực tinh thần, tuy không gây thương tích nhìn thấy được trên thân
thể nhưng lại để lại những chấn động về tâm lý, stress thông qua việc chửi
mắng, chì chiết, lăng mạ, xỉ nhục… Điều này tác động trực tiếp đến tâm lý, hệ
thần kinh của người bị bạo lực, gây ra các hậu quả xấu, nặng hơn có thể là tự tử
và số vụ bạo lực tinh thần của phường Cửa Ông là 14 vụ chiếm 23% tổng số vụ.
Ngoài ra còn có hình thức bạo lực về kinh tế và bạo lực về tình dục. Đây là 2
hình thức có thể nói là ít xảy ra hơn sơ với bạo lực thể chất và tinh thần. Ở
phường Cửa Ông thì số vụ về bạo lực kinh tế là 7 vụ và tình dục là 2 vụ.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì có thể thấy đây là một con số cũng
đáng lưu tâm. Nếu quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền có thể thấy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
15


trong phòng, chống bạo lực gia đình còn nhiều hạn chế và chưa thật hiệu quả.
Mà nguyên nhân chính là do các cơ quan này chưa thật sự ý thức được tầm quan
trọng, ý nghĩa của công tác này, cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ đã được pháp
luật quy định cho họ. Trong khi đó, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
cũng chưa có một quy định chặt chẽ để ràng buộc trách nhiệm của các cơ quan
này.
Bạo lực gia đình luôn là mối lo của toàn xã hội, được tất cả mọi người
quan tâm đến không chỉ ở đời thường mà còn phản ánh qua phim ảnh. Có khá
nhiều bộ phim Việt Nam mà đạo diễn lồng ghép các tình tiết bạo lực vào trong
phim,vừa để tạo tình tiết trong phim vừa khắc họa phản ánh vấn nạn bạo lực.
4. Hoạt động công tác xã hội tại địa phương
Hiện nay trên địa bàn phường Cửa Ông vẫn chưa có hoạt động công tác
xã hội can thiệp vào vấn đề bạo lực gia đình. Mặc dù Cửa Ông là một phường có
nền kinh tế khá phát triển cũng như trình độ dân chí khá cao nhưng tình trạng
bạo lực xảy ra vẫn khá phổ biến mà chưa có sự can thiệp hỗ trợ nào từ nhân
viên công tác xã hội. Có thể nói công tác xã hội là một ngành mới, chính vì vậy
việc đón nhận vẫn còn hạn chế ở nước ta nói chung và ở phường Cửa Ông nói
riêng. Vì vậy việc đưa công tác xã hội vào hoạt động chính trong các lĩnh vực
đặc biệt là vấn đề can thiệp bạo lực là chưa có. Tuy chưa có công tác xã hội
nhưng Đảng và Nhà nước ta cũng đã có sự quan tâm tới vấn đề này, cũng đã đẩy
cao phong trào phòng chống bạo lực gia đình, ban hành nhiều văn bản pháp luật
trực tiếp và gián tiếp về vấn đề trên nhất là Luật phòng chống bạo lực gia đình.
Không những vậy, ở các cấp phường xã, huyện còn đẩy cao các chương trình
phòng chống bạo lực, đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức, tổ

chức các hoạt động hội thi, hội diễn nhằm mục đích tuyên truyền tới người dân.
5. Đề xuất giải pháp
-

Cần phải nhanh chóng đưa hoạt động công tác xã hội vào lĩnh vực phòng

chống bạo lực gia đình để có các can thiệp kịp thời.
-

Cần có các biện pháp xử lý nghiêm hơn nữa đối với các đối tượng có hành
16


vi bạo lực.
-

Cung cấp các kiến thức cần thiết cho mọi người về phòng chống bạo lực

gia đình
-

Hỗ trợ, hướng dẫn tới mọi người một số kỹ năng ứng phó, để chủ động

đối phó trong mọi tình huống khi có bạo lực xảy ra.
-

Tổ chức tập huấn, nâng cao trình độ, kỹ năng của cán bộ cấp phường

trong phòng chống, can thiệp khi có bạo lực xảy ra.
-


Cung cấp một số dịch vụ hỗ trợ cần thiết khi có bạo lực xảy ra.

-

Các hoạt động tuyên truyền cần được diễn ra với tần suất nhiều hơn, hình

thức đa dạng và phong phú hơn.
-

Xây dựng thêm các mô hình, câu lạc bộ và địa chỉ tin cậy.

-

Tuyên truyền về xây dựng đạo đức, lối sống trong gia đình, phổ biến

những chính sách pháp luật liên quan đến Luật Hôn nhân gia đình…
-

Đề xuất mở các trung tâm chăm sóc sức khỏe cho các nạn nhân bị bạo lực

gia đình.
-

Đề xuất thành lập các tổ hòa giải, các trung tâm bảo vệ nạn nhân bị bạo

hành để nạn nhân có thể tìm đến sự giúp đỡ những lúc bị bạo hành.
-

Đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình:


 Không nên trốn tránh sự giúp đỡ của các cơ quan khi bị bạo lực
 Kiên quyết phản đối những hành vi bạo lực và tìm đến sự giúp đỡ của các cơ
quan khi bị bạo lực
 Mạnh dạn chia sẻ và nói ra khi bị bạo lực
 Tham gia các hội nhóm để nâng cao kiến thức để bảo vệ bản thân như hội
phụ nữ và các hoạt động khác

17


KẾT LUẬN
Có thể nói nạn bạo lực gia đình là vấn đề nhức nhối của toàn cầu để lại
những hậu quả hết sức nặng nề và nghiêm trọng không chỉ với nạn nhân bị bạo
lực mà còn có ảnh hưởng không nhỏ tới trật tự xã hội. Ngày nay xã hội đã có
những thay đổi vượt bậc, nhưng vấn đề về giới, sự bình đẳng giữa nam và nữ
vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Sự bất bình đẳng giới vẫn nghiêng
phần nhiều hơn về phía người phụ nữ, họ phải đối mặt với sự phân biệt đối xử
và hàng loạt các rào cản khác về kinh tế, văn hóa, xã hội,… Tình trạng bất bình
đẳng giới là một thực tế đáng quan tâm đặc biệt là tình trạng bạo lực đối với phụ
nữ trong gia đình ngày càng phổ biến và gia tăng. Đặc biệt ở phường Cửa Ông
tình trạng bạo lực diễn ra cũng khá cao so với một số các vùng khác trong toàn
tỉnh, vấn đề được rất nhiều người quan tâm tới. Trong thực tế đã chứng minh
vai trò vô cùng quan trọng của phụ nữ dù trong bất kỳ cương vị nào, phụ nữ
cũng luôn tỏ rõ năng lực của mình. Do đó, việc bảo vệ người phụ nữ, tạo mọi
điều kiện để phụ nữ phát triển, lôi cuốn phụ nữ tham gia vào quá trình quản lý
nhà nước, quản lý xã hội là cần thiết và không thể thiếu trong một xã hội hiện
đại, văn minh và phát triển. Có thể nói gia đình là tổ ấm mang lại giá trị hạnh
phúc, là sự hài hòa cho đời sống của mỗi thành viên trong gia đình, mỗi cá nhân
trong xã hội. Gia đình êm ấm, hạnh phúc sẽ là hành trang, là nền tảng để mỗi cá

nhân phát huy hết năng lực của mình, góp phần xây dựng xã hội ổn định, phồn
vinh. Từ xa xưa các cụ đã nói: “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”
câu nói bất hủ ấy vẫn còn nguyên giá trị. Tất cả vì mục tiêu xây dựng “Gia đình
no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”, hãy nói không với bạo lực gia đình và
cùng chung tay xây dựng, gìn giữ gia đình một cách bền vững.

18


DANH MỤC THAM KHẢO
1. Tài liệu hướng dẫn thực hành Công tác xã hội với phòng chống bạo lực gia
đình.
2. TS. Bùi Thị Xuân Mai, giáo trình nhập môn công tác xã hội , nhà xuất bản
Lao động- Xã hội.
3. Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh
4. Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
5. Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007
6. />
19



×