Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

GIÁO án DHTH văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.22 KB, 14 trang )

GIÁO ÁN
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN (NGỮ VĂN 9)
Người thực hiện:
- Nguyễn Thị Châm
- Trịnh Phương Anh
Trường: THCS Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành
Tiết 141, 142 - Văn bản:

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
(Lê Minh Khuê)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được sự khốc liệt của chiến tranh. Cảm nhận được tâm hồn trong
sáng tính cách dũng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu gian khổ, hi sinh nhưng
vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trên cao điểm Trường Sơn
thời chống Mỹ.
- Thấy được nét đặc sắc trong cách miêu tả nhân vật (đặc biệt là miêu tả tâm lí phụ
nữ) và nghệ thuật kể chuyện của tác giả (giọng kể thủ thỉ tâm tình, sử dụng ngôi kể
thứ nhất - Nhân vật Phương Định tự kể về mình và công việc của tổ).
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu một tác phẩm truyện, phân tích nhân vật: Cảm nhận được sự hi sinh mất
mát, sự kiên cường bất khuất, anh dũng của những cô gái thanh niên xung phong thời
chống Mỹ.
- Tích hợp với phần Tập làm văn: Viết bài giới thiệu về những cựu TNXP ở địa
phương; Trình bày cảm nhận về bài hát Cô gái mở đường (Xuân Giao), Đường
Trường Sơn xe anh qua (Văn Dung).
- Tích hợp kiến thức liên môn:
+ Môn Địa lí: Xác định được vị trí địa lí của tuyến đường Trường Sơn – con đường
huyền thoại trong lịch sử dân tộc (từ Thạch Quảng – Thanh Hóa đến Khe Sanh –
Quảng Trị). Hiểu được tầm quan trọng của con đường huyết mạch trong kháng chiến


chống Mỹ của dân tộc.
+ Môn Lịch sử: Xác định được thời điểm ra đời của tác phẩm - năm 1971. Đây là giai
đoạn cam go, ác liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đế quốc Mỹ điên cuồng
càn quét ở miền Nam, leo thang phá hoại miền Bắc.
+ Môn Toán học: Học sinh kết hợp với kiến thức toán học để giải quyết các vấn đề
trong trò chơi ô chữ.
+ Môn Âm nhạc: Cảm nhận giai điệu hào hùng của những bài hát về thế hệ trẻ Việt
Nam thời chống Mỹ như Cô gái mở đường (Xuân Giao), Đường Trường Sơn xe anh
qua (Văn Dung), Cô gái Pa Cô (Huy Thục), Bước chân trên dãy Trường Sơn (Vũ
Trọng Hối),....
+ Môn Mỹ thuật: Qua những bức vẽ về Trường Sơn và từ nội dung bài học, học sinh
tham gia hoạt động ngoại khóa phác họa lại khung cảnh sống và làm việc của các nữ
thanh niên xung phong thời chống Mỹ.


+ Môn GDCD: Học sinh hiểu được giá trị của cuộc sống hòa bình hôm nay. Biết ơn
những thế hệ đi trước; trân trọng thành quả mà cả dân tộc đã đổ máu xương mới
giành được. Từ đó có thái độ và hành động xứng đáng với lịch sử, với hôm nay và
mai sau.
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường: Học sinh thấy được sự hủy hoại nặng nề của
chiến tranh đối với môi trường sống của thiên nhiên, con người để từ đó có thái độ,
hành vi ứng xử thân thiện với môi trường. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ
môi trường.
3. Thái độ:
- Có thái độ tiếp thu bài học nghiêm túc, đúng đắn
- Có ý thức hướng về cội nguồn; biết sống có trách nhiệm với quá khứ, hiện tại và
tương lai.
- Có thái độ mạnh mẽ đối với chiến tranh; Tích cực tham gia các hoạt động đấu tranh
cho một thế giới hòa bình.
4. Năng lực: (Giúp học sinh phát triển các năng lực)

- Năng lực giải quyết vấn đề: Từ nội dung bài học, học sinh vận dụng để giải quyết
các vấn đề liên quan thuộc lĩnh vực lịch sử, địa lý, âm nhạc, toán học,.v.v.
- Năng lực hoạt động nhóm: Học sinh kết hợp để làm bài tập trong hoạt động ngoại
khóa
- Năng lực sáng tạo: Ngoài những chi tiết cơ bản, phát hiện thêm các chi tiết khác thể
hiện sự cảm nhận của bản thân về văn bản, nhân vật
- Năng lực tự quản bản thân: Bản thân có thái độ đúng về lịch sử, về chiến tranh,.v.v,
có hành động thiết thực trong cuộc sống.
B. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Máy chiếu đa năng, bài hát "Cô gái mở đường", video clip Mỹ ném
bom bắn phá và clip phá bom của các nữ TNXP; sản phẩm tích hợp của HS (ảnh HS
lao động, chăm sóc bảo vệ môi trường).
2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi sgk và tìm hiểu về hoàn cảnh đất nước những năm
1970, 1971 của Thế kỉ XX; sản phẩm tích hợp của học sinh.
C. PHƯƠNG PHÁP

- Đọc sáng tạo, vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp nghiên cứu bài học.
- Dạy học hợp tác: Thảo luận theo cặp, theo nhóm,....
D. TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ (5')
? Truyện Bến quê chứa đựng những suy ngẫm triết lý gì của tác giả về con người và
cuộc đời? Qua câu chuyện em hiểu gì về nhà văn Nguyễn Minh Châu?
- Những suy ngẫm triết lí:
+ Cuộc sống và số phận của con người chứa đầy những điều bất thường,
những nghịch lí ngẫu nhiên vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, cả những
hiểu biết và toan tính của con người.
+ Cuộc đời con người thường khó tránh khỏi những điều vòng vèo, nhất là khi

còn trẻ. Chỉ có những người từng trải hoặc ở trong một cảnh ngộ khác thường nào
đó người ta mới hiểu được giá trị đích thực, những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong
những gì gần gũi của quê hương và gia đình.
-> Nguyễn Minh Châu nâng niu, trân trọng những vẻ đẹp, những giá trị bình
dị, gần gũi quen thuộc của cuộc sống, của quê hương.


- Kiểm tra vở chuẩn bị bài của học sinh
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động (3’)
GV: Cho HS xem một số hình ảnh về thanh niên xung phong thời chống Mỹ, video
bài hát “Cô gái mở đường”
GV hỏi: Những hình ảnh trên nói về ai? Họ làm công việc gì? Trong hoàn cảnh nào?Ở
đâu?
GV: Đó là hình ảnh những cô gái TNXP trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ.
Những cô gái trẻ ấy đã được Lê Minh Khuê (1 cây bút suất sắc của Thanh Hóa) khắc
họa qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”. Vậy họ làm công việc gì, họ có phẩm
chất như thế nào? Mời các em cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. (GV: Ghi bảng
đồng thời đưa thông tin trên máy chiếu: Tiết 141 – Văn bản Những ngôi sao xa xôi)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY - TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 2 (15’): Hướng dẫn học sinh I. TÌM HIỂU CHUNG:
tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả: Lê Minh Khuê (1949)
? Trình bày những hiểu biết của em về - Quê ở Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa.
nhà văn Lê Minh Khuê?
- Cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn với
- GV cho HS xem ảnh và các tư liệu nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo,
khác về cuộc đời, sự nghiệp của tác đặc biệt tâm lí nhân vật phụ nữ.
giả.

GV (giới thiệu): là nhà văn nữ trưởng
thành trong kháng chiến chống Mỹ và
từng là thanh niên xung phong.
- Chuyên viết truyện ngắn, nhiều truyện
ngắn nổi tiếng như : Tôi đã không
quên; Những ngôi sao trái đất dòng 2. Tác phẩm:
sông; một mình qua đường,.v.v.
* Hoàn cảnh ra đời
? Em hãy nêu hoàn cảnh ra đời của tác - Sáng tác năm 1971.
phẩm ?
- Thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ
? Em hiểu gì về hoàn cảnh lịch sử đất diễn ra ác liệt.
nước lúc bấy giờ ?
- Truyện được viết năm 1971, khi cuộc
kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra gay
go và ác liệt.
GV: Sau khi thất bại trong“chiến tranh
đặc biệt” và “chiến tranh cục bộ” đế
quốc Mỹ chuyển sang thực hiện “Việt
Nam hoá chiến tranh”. Chúng đổ hàng
ngàn, hàng vạn tấn bom nhằm phá huỷ
con đường huyết mạch của đất nước để
ngăn chặn sự chi viện của Miền Bắc
cho Miền Nam. Lúc bấy giờ Miền Bắc
vừa chiến đấu chống chiến tranh phá
hoại vừa phải chi viện cho Miền Nam.
Cả nước sôi sục không khí đánh Mỹ và
thế hệ trẻ Việt Nam hăng hái lên đường



tham gia kháng chiến.
Và hiện thực của lịch sử đã được phản * Tóm tắt văn bản:
ánh phần nào trong truyện ngắn này.
? Dựa vào các sự việc chính trong
truyện hãy tóm tắt văn bản.
- Sau khi HS tóm tắt, GV chiếu phần
tóm tắt truyện cho HS quan sát.
Truyện kể về một tổ trinh sát nữ phá
bom trên cao điểm. Họ gồm ba người: Chị
Thao, Nho và Phương Định. Công việc của họ
là theo dõi việc ném bom của địch, đo khối
lượng đất lấp vào hố bom và phá bom chưa
nổ. Nơi họ ở rất vắng vẻ và công việc rất vất
vả, cái chết rình rập nhưng họ vẫn yêu đời lạc
quan. Đặc biệt Phương Định có một tâm hồn
lãng mạn, thích hát, thích làm điệu…
Một lần, theo sự phân công của chị Thao,
Định ở hang trực máy điện thoại, còn chị
Thao và Nho đi trinh sát. Định lo lắng cho các
bạn nhưng rồi họ cũng về. Sau đó, họ cùng đi
phá bom. Nho bị thương trong lần phá bom
đó. Cô được Định và Thao đưa về chăm sóc
cẩn thận. Không ai khóc trong hoàn cảnh ấy,
họ cố giữ vẻ cứng cỏi để làm yên lòng đồng
đội.
Một cơn mưa đá bất chợt ập xuống, Định
chạy ra nhặt những viên đá và đem vào cho
Nho mấy viên. Họ say sưa với những niềm vui
thời con trẻ và trận mưa ấy cũng gợi về trong
tâm trí Định bao hình ảnh quê nhà.


* Giải thích từ khó:
+ Cao điểm: Chỗ cao hơn mặt đất, như
gò, đồi núi hoặc trên nóc công trình kiến
GV: Lưu ý HS 2 từ khó (cao điểm, trúc cao -> Ở đây chỉ chỗ của ba cô
trọng điểm)
TNXP.
+ Trọng điểm: điểm, nơi được xác định là
có vai trò quan trọng so với những điểm,
những nơi khác -> Ở đây chỉ chỗ làm
việc của ba cô TNXP.
? Truyện được kể qua nhân vật nào? - Ngôi kể: ngôi thứ nhất, xưng “tôi”
Theo ngôi thứ mấy? Việc chọn ngôi kể (Phương Định)
như vậy có tác dụng gì trong việc thể
hiện nội dung?
GV: Ngôi thứ nhất, xưng “tôi”. Nhân
vật kể chuyện cũng chính là nhân vật
chính: Phương Định -> Phù hợp nội
dung truyện; tác giả miêu tả, biểu hiện
thế giới tâm hồn, cảm xúc, suy nghĩ của
nhân vật; làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn
của con người Việt Nam trong chiến
tranh.
* Bố cục: 3 phần:
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? - P1: “Đầu… trên mũ”: Phương Định kể
Giới hạn và nội dung của từng phần?


về công việc, cuộc sống của bản thân và
tổ trinh sát mặt đường.

- P2: “Tiếp…chị Thao bảo”.: Một lần phá
bom, Nho bị thương, 2 chị em lo lắng và
chăm sóc.
- P3: Còn lại: Sau phút hiểm nguy, niềm
vui của 3 người trước trận mưa đá bất
chợt.
II. TÌM HIỂU CHI TIẾT:
Hoạt động 3 (22’): Hướng dẫn đọc1. Hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba
hiểu văn bản. (PHẦN 1)
nhân vật nữ TNXP:
- Gọi HS đọc đoạn văn đầu.
- Nơi ở: Trong hang, dưới chân cao điểm
? Hãy tìm những chi tiết nói về nơi ở và trên tuyến đường Trường Sơn.
làm việc của tổ trinh sát mặt đường?
? Các em đã học Lịch sử, được xem
phim, được nghe kể. Vậy em hiểu gì về
tuyến đường Trường Sơn trong thời kì
chống Mĩ. (minh họa hình ảnh con
đường Trường Sơn thời chống Mỹ)
GV: Vị trí con đường từ đông sang tây
theo chiều dài đất nước (Từ Thạch
Quảng, Thanh Hóa đến Khe Sanh,
Quảng Trị). Là con đường rừng, con
đường chiến lược, vận chuyển vũ khí
lương thực chi viện cho mặt trận. Nó
đã trở thành con đường huyết mạch,
con đường huyền thoại trong lịch sử
dân tộc. Hàng ngàn thanh niên đã có
mặt trên con đường như: bộ đội, công
binh, kĩ sư, cán bộ về ngành cầu đường

và TNXP chiếm 1 phần trong số đó – họ
đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi
của dân tộc. (Tích hợp lịch sử, địa lý)
GV: Đưa hình ảnh minh họa nơi ở của
các cô gái tổ trinh sát mặt đường lên
máy chiếu cho học sinh quan sát.
GV: Nơi ở của các cô gái, đó là trong
hang. Ở đây tác giả không chỉ rõ là
hang nào? Ở đâu? Nhưng chúng ta có
thể hình dung là một trong muôn vàn
những hang đá mà nhà văn đã đi qua,
đã đặt chân đến, bởi bà cũng là một
người lính Trường Sơn. Một trong
những hang mà các cô TNXP, những
người lính Trường Sơn đã sống, chiến
đấu và hi sinh ở đó là hang Tám Cô ở


Quảng Bình….(Tích hợp lịch sử, địa lý)
GV: Đưa hình ảnh Hang Tám Cô, đài
tưởng niệm trên máy chiếu cho HS
quan sát
GV (bổ xung): Ngược thời gian 41 năm
về trước, ngày 14.11.1972, máy bay
giặc ập đến dội bom bắn phá ác liệt
trên tuyến đường 20 nhằm ngăn cản sự
chi viện cho miền Nam. Lúc đó, 8
TNXP cùng quê Hoằng Hóa, Thanh
Hóa gồm 4 nam và 4 nữ đang làm
nhiệm vụ giữ huyết mạch giao thông đã

vào hang Tám Cô trú ẩn; không may
bom đánh 1 khối đá khổng lồ rơi xuống
lấp miệng hang. Những ngày sau đó,
đồng đội đã dùng mọi cách để kéo khối
đá ra nhưng đành bất lực và 8 TNXP
đã ra đi mãi mãi. Mãi đến năm 1996,
người ta mới phá đá cửa hang, tìm thấy
nhiều di vật cũng như hài cốt của các
TNXP anh hùng. Địa phương đã xây
cất 1 ngôi đền bên cạnh để hương khói,
thờ cúng các anh hùng liệt sĩ trên tuyến - Công việc:
đường Trường Sơn huyền thoại..
+ Chạy trên cao điểm giữa ban ngày, phơi
? Công việc của 3 nữ TNXP là gì?
mình ra giữa trọng điểm đánh phá của
máy bay địch.
+ Đo, ước tính khối lượng đất đá để san
lấp hố bom; đếm bom chưa nổ, dùng
thuốc nổ để phá những quả bom nổ chậm.
-> Khó khăn, gian khổ, nguy hiểm
? Qua đó em hiểu gì về hoàn cảnh sống
và làm việc của họ?
HS: Công việc gian khổ, nguy hiểm. Sự
nguy hiểm thể hiện ở tính chất của công
việc. Họ phải lao ra mặt đường mỗi khi
máy bay ném bom để đếm những quả
bom chưa nổ, phá bom, đảm bảo cho
tuyến đường luôn thông suốt.
GV (bình): Công việc nguy hiểm,
nhưng nó lại là công việc thường ngày

của ba cô gái. Không khí căng thẳng,
sự sống và cái chết cách nhau gang tấc,
tạo dựng khung cảnh chiến tranh chính
là cách nhà văn làm nổi bật lên vẻ đẹp
tâm hồn của ba cô gái.
? Cuộc sống, làm việc của các cô gái ở


cao điểm diễn ra ở hai vị trí theo em đó
là những vị trí nào?
HS: Ngoài mặt đường và trong hang đá
? Không gian mặt đường được miêu tả
qua những chi tiết nào?
? Âm thanh họ thường phải nghe là âm
thanh gì?
? Em có nhận xét gì về không gian
ngoài mặt đường ?

* Ngoài mặt đường:
- Con đường bị đánh lở loét
- Cây cối…
- Máy bay re rè gầm gầm
- Bom nổ vang óc ..
→ Căng thẳng, ác liệt, nguy hiểm, đe dọa
sự sống của con người. Thiên nhiên, môi
trường bị tàn phá nghiêm trọng bởi bom
đạn.. (Không gian chiến tranh)
* Trong hang đá:
- Nghỉ ngơi, mát lạnh, im ắng
? Không gian trong hang đá được kể, tả - Nghe hát

như thế nào?
- Uống nước suối
GV (bình): Bình yên, yên tĩnh nhưng → Khung cảnh yên bình ....
chỉ là tạm thời so với không gian chết (Không gian bình yên)
chóc ngoài mặt đường. Đây là nơi đang
diễn ra cuộc chiến tranh tàn khốc, nơi
tập trung bom đạn và sự nguy hiểm ác
liệt. Máy bay Mĩ đánh phá dữ dội, sự
sống bị huỷ diệt, có biết bao thương
tích vì bom đạn, con người luôn phải
đối mặt với cái chết..
=> Vô cùng khó khăn, nguy hiểm, gian
? Từ những chi tiết trên, em có nhận xét khổ, thiếu thốn,..
gì về hoàn cảnh sống và làm việc của
các nhân vật nữ TNXP ?
- Nơi diễn ra cuộc chiến tranh tàn phá ác
? Từ đó em hiểu gì về hiện thực chiến liệt của giặc Mỹ: Không quân Mỹ " leo
tranh trên tuyến đường Trường Sơn thang" ra bắn phá miền Bắc, ngày đêm
trong những năm chống Mĩ?
ném bom xuống con đường huyết mạch
GV: Cho HS quan sát môi trường bị chở vũ khí, đạn dược từ miền Bắc vào
bom đạn tàn phá...
chiến trường miền Nam.
HS: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm - Nơi quân và dân ta dũng cảm đương
trình bày
đầu với giặc Mỹ để giải phóng miền Nam
Nhóm 1: Qua các hình ảnh vừa quan thống nhất đất nước.
sát, hãy cho biết chiến tranh có ảnh
hưởng gì tới môi trường thiên nhiên và
cuộc sống của con người?

Nhóm 2: Thái độ của em đối với chiến
tranh như thế nào? Hành động của em
trong cuộc sống hiện nay?
THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm 3: Chỉ ra những hành động cụ
thể của học sinh trong việc bảo vệ môi Nhóm 1:
trường, tri ân những anh hùng, liệt sĩ ở - Đối với thiên nhiên: Môi trường bị tàn
quê hương?
phá nghiêm trọng. Cây xanh bị phá hủy,
GV: Quan sát học sinh hoạt động, điều nguồn nước, không khí bị ô
hành hoạt động của cả lớp.
nhiễm,.v.v...sự sống bị hủy hoại ghê gớm


HS: Đại diện các nhóm lần lượt trình - Đối với con người: Để lại những di
bày theo kết quả thảo luận nhưng cần chứng nghiêm trọng cho con người.
đảm bảo các ý sau:
Nhiều mất mát hi sinh cho dân tộc Việt
Nam nói riêng và các nước xảy ra chiến
tranh nói chung. Có những cô gái TNXP,
cựu chiến binh được may mắn trở về thì
phần lớn mất đi thiên chức của người mẹ,
hoặc sinh con ra bị dị tật do nhiễm chất
độc da cam, (nhiều thế hệ bị nhiễm chất
độc da cam – hình ảnh minh chứng),..v.v
Nhóm 2:
- Căm ghét chiến tranh, lên án những thế
lực gây chiến tranh, hủy hoại môi trường,
hủy hoại tương lai nhân loại.v.v.….
- Ra sức học tập, tu dưỡng, rèn luyện để

làm những việc có ích cho gia đình, quê
hương và xã hội. Trân trọng cuộc sống,
yêu chuộng hòa bình. Tích cực tham gia
các hoạt động bảo vệ hòa bình,.v.v.
Nhóm 3: Tích cực trồng, chăm sóc và bảo
GV: Cho HS quan sát các hình ảnh vệ cây xanh; vệ sinh trường lớp, khu
minh họa việc làm của mình ở trường phố,.v.v... làm xanh, sạch môi trường.
và địa phương.
Chăm sóc, quét dọn đài tưởng niệm, tri ân
(Bình) Trên đây là những việc làm thiết các anh hùng liệt sĩ có công với đất
thực của các em trong việc bảo vệ môi nước,.v.v
trường và thể hiện sự đền ơn đáp nghĩa * Tiểu kết:
đối với thế hệ cha anh.
- Nghệ thuật: Ngôi kể thứ nhất, cách kể tả
GV: Yêu cầu HS khái quát giá trị nội
cụ thể, chân thực, nghệ thuật tương phản
dung và nghệ thuật của tiết 1 (Tiết 141) đối lập,..v.v.
HS: Khái quát
- Nội dung:
GV: chốt, chuyển ý
+ Phản ánh sự khốc liệt của chiến tranh
Những cô gái TNXP đã sống và làm + Khắc họa hoàn cảnh sống vô cùng khó
việc trong hoàn cảnh vô cùng ác liệt khăn gian khổ, nguy hiểm và ác liệt của 3
của chiến tranh, phải đối mặt với bom nữ TNXP.
đạn, với cái chết, nhưng họ vẫn kiên
cường vượt qua và hoàn thành nhiệm
vụ. Vậy sức mạnh nào giúp họ vượt qua
những khó khăn, gian khổ đó mời các
(TIẾT 142)
em tiếp tục tìm hiểu ở tiết 142.

2. Những nét chung và riêng của 3 nhân
Hoạt động 4 (25’): Hướng dẫn đọc
vật nữ TNXP:
-hiểu văn bản. (PHẦN 2)
a. Những nét chung:
? Trong hoàn cảnh sống và làm việc với - Họ còn rất trẻ, là những chiến sĩ thanh
nhiều gian khổ nguy hiểm đó giữa các niên tình nguyện.
cô gái TNXP đã hội tụ những nét - Có tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác
chung, riêng đáng quý. Hãy quan sát cao trong công việc, quyết tâm hoàn
văn bản và chỉ ra những nét chung ở thành nhiệm vụ.


họ?
- HS trả lời, GV nhận xét, kết luận.

? Hãy nêu một vài dẫn chứng, chứng
minh tinh thần dũng cảm, không sợ hy
sinh của ba cô gái?
Dẫn chứng: Chúng tôi bị bom vùi
luôn..; chạy trên cao điểm cả ban
ngày..; Thần chết là một tay không
thích đùa, chúng lẩn trong ruột những
quả bom..; Tim đập bất chấp cả nhịp
điệu, chân chạy mà vẫn biết chung
quanh có nhiều quả bom chưa nổ,...
? Qua những nét chung hội tụ trong
những cô gái TNXP, em có nhận xét gì
về họ?
GV: Bên cạnh những điểm chung đó,
mỗi người lại có những đặc điểm riêng.

? Hãy chỉ ra những nét riêng của họ?
- Phương Định là một cô gái như thế
nào?
- Nét nổi bật ở nhân vật Thao là gì?
- Nho có điểm gì nổi bật?
? Việc kể, tả những đặc điểm riêng của
3 cô gái TNXP của tác giả có tác dụng
gì?
? Nhân vật chính trong truyện là ai?
Nhân vật đó tự giới thiệu về mình như
thế nào?
? Qua lời tự kể của nhân vật, em hãy
giới thiệu về quê quán, ngoại hình và sở
thích của nhân vật Phương Định?
GV: Vậy một cô gái Hà Nội có ngoại
hình “khá” như Phương Định đã sống
và làm việc trên tuyến đường Trường
Sơn như thế nào. Các em hãy quan sát
và điền vào phiếu học tập các thông tin
sau:
? Tìm các chi tiết thể hiện hành động,
lời nói, suy nghĩ và diễn biến tâm trạng
của Phương Định qua các sự việc: Khi

- Can đảm, dũng cảm, vượt qua khó khăn
gian khổ, hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh.
- Tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó.
- Hay xúc động, lãng mạn mơ mộng, hồn
nhiên, lạc quan...


-> Họ có những phẩm chất vừa cao đẹp,
vừa bình dị của thế hệ trẻ Việt Nam trong
chiến tranh chống Mĩ.
b. Những nét riêng:
- Phương Định: Sống nội tâm nhạy cảm,
lãng mạn, thích hát, hay sống với những
kỷ niệm của tuổi thiếu nữ vô tư.
- Chị Thao: Tổ trưởng, lớn tuổi, từng trải
hơn, chăm chép bài hát; trong công việc
bình tĩnh, táo bạo nhưng lại rất sợ máu và
sợ vắt.
- Nho: là cô gái trẻ, xinh xắn, hồn nhiên,
hay làm nũng, thích thêu thùa,...
-> Khắc họa sinh động, chân thật những
đặc điểm riêng đáng yêu của 3 cô TNXP
3. Nhân vật Phương Định:
- Quê quán: là cô gái gốc Hà Nội
- Ngoại hình: Là cô gái khá, hai bím tóc
dày, một cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa
loa kèn, đôi mắt dài màu nâu ...
- Sở thích: thích ngắm đôi mắt của mình
trong gương và mê hát, sáng tác lời bài
hát ...thích làm điệu một chút trước các
chàng trai trẻ.
Khi ở
trong hang
đá

Khi phá bom


Khi cơn
mưa đá
ào đến.

Chi tiết:
nói như gắt
vào máy,

Chi tiết: Đến gần
quả bom, không đi
khom, đào đất ...

Chi tiết:
Kêu lên
thích thú,


cẩn thận bỏ gói
tâm trạng
ở trong hang đá chờ Thao và Nho đi sôt ruột,
thuốc vào lỗ đào,
thẫn thờ,
phá bom về; khi cô trực tiếp tham gia chạy ra
ngoài,
lo
châm
ngòi,
chạy
nuối tiếc...
phá bom nổ chậm và khi cơn mưa đá

lắng ... la
đến chỗ ẩn nấp...,
nhớ mẹ,
bất ngờ ào đến.
toáng lên
hồi hộp, căng
nhớ nhà,
GV: phát phiếu học tập cho HS
vì thích
thẳng, có nghĩ tới
nhớ quê ...
HS: Thảo luận theo nhóm bàn, điền thú...
cái chết nhưng mờ
nhạt không cụ thể,
thông tin vào phiếu...
cái chính là liệu
? Quan sát phiếu học tập và các chi tiết
mìn có nổ, bom có
khác trong văn bản và cho biết: Các chi
nổ không ...
tiết đó đã thể hiện những nét đẹp nào
- Đối với đồng đội:
của Phương Định?
+ Tình cảm chân thành dành cho đồng đội
- Trong tình cảm đối với đồng đội?
+ Yêu mến, gắn bó với đồng đội, cảm
phục những chiến sĩ mà cô đã gặp trên
đường ra trận.
- Trong công việc: Có tinh thần trách
nhiệm cao, hành động cẩn trọng, chính

- Trong công việc?
xác, không sơ xuất... rất dũng cảm và bản
lĩnh kiên cường.
- Tâm hồn:
- Vẻ đẹp tâm hồn?
+ Trong sáng, hồn nhiên, nhiều mơ
mộng...
+ Nhạy cảm nhưng kín đáo giữa đám
đông tưởng như kiêu kì.
-> Nghệ thuật: Kể tả chân thực, miêu tả
? Qua cách kể, tả về Phương Định. Em
tâm lý sâu sắc
có nhận xét gì về nghệ thuật khắc họa
-> Khắc họa vẻ đẹp duyên dáng, tâm hồn
nhân vật của tác giả?
trong sáng, hồn nhiên, ý thức trách nhiệm
? Tác dụng của nghệ thuật khắc họa
và tinh thần dũng cảm của Phương Định.
nhân vật?
GV (bình): Tâm lý nhân vật được miêu
tả rất tỉ mỉ: hồi hộp, lo lắng, căng
thẳng. Đó là diễn biến tâm lý rất thực
mà chỉ có người trong cuộc mới có thể
tả rõ như vậy. Đây chính là nét chân
thực mà Lê Minh Khuê thấu hiểu, cảm
III. TỔNG KẾT:
nhận được khi ở chiến trường.
1. Nghệ thuật:
Hoạt động 5 (5’): Hướng dẫn tổng kết
- Xây dựng nhân vật, miêu tả tâm lí nhân

giá trị nội dung, nghệ thuật
vật, cách chọn ngôi trần thuật (ngôi thứ
? Từ các chi tiết đã phân tích trong tác
nhất).
phẩm, em hãy khái quát giá trị nghệ
- Câu văn linh hoạt, cách kể xen kẽ miêu
thuật và nội dung của truyện ngắn
tả, ngôn ngữ tự nhiên gần với khẩu ngữ.
“Những ngôi sao xa xôi” ?
2. Nội dung:
- Vẻ đẹp của những nữ TNXP:
+ Tâm hồn, trong sáng, mơ mộng.
+ Tinh thần dũng cảm, hồn nhiên, lạc
quan


Hoạt động 6 (10’): Hướng dẫn luyện
tập
? Nêu ý nghĩa của nhan đề truyện ngắn
“Những ngôi sao xa xôi”?

? Các nhân vật trong tác phẩm có thực
ngoài đời không? Hãy nêu một số nhân
vật cụ thể mà em biết?
GV: Chiếu hình ảnh về Ngã ba Đồng
Lộc, bác sĩ Đặng Thùy Trâm; video về
nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển,.. cho HS
quan sát.
GV: Những cô thanh niên xung phong,
những người lính lái xe, những chiến sĩ

trực tiếp cầm súng chiến đấu, họ đã
từng tham gia chiến trường, họ đến từ
khắp nơi trên cả nước. Trong đó có
những người con của quê hương Thạch
Cẩm, em hãy nêu một vài nhân vật là
TNXP hoặc CCB ở địa phương?
HS: Nêu tên theo hiểu biết của mình
GV: Trình chiếu hình ảnh cựu chiến
binh ở địa phương đã từng tham gia
kháng chiến chống Mỹ.
? Bằng kiến thức đã tìm hiểu trong văn
bản và tư duy toán học các em hãy giải
mã các ô chữ trong trò chơi?
(Tích hợp Toán học)
? Hãy kể tên một số bài thơ, bài hát viết
về thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng
chiến chống Mỹ.
HS: Kể tên các bài thơ, bài hát thời
chống Mỹ
- Học sinh và giáo viên cùng vỗ tay hát
bài Cô gái mở đường (Xuân Giao).

- Họ tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam thời
chống Mỹ.
VI. LUYỆN TẬP:
1. “Những ngôi sao xa xôi” là tên gọi
mang ý nghĩa ẩn dụ. Hình ảnh Những
ngôi sao gợi liên tưởng về những tâm hồn
hồn nhiên đầy mơ mộng và lãng mạn của
những nữ TNXP trẻ tuổi chiến đấu trên

tuyến đường Trường Sơn trong những
năm kháng chiến chống Mỹ. Họ như
những ngôi sao xa xôi toả ánh sáng lấp
lánh trên bầu trời.
- Là những nhân vật có thực ngoài đời:
Chúng ta đã từng biết đến sự hi sinh anh
dũng của 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc, sự
hi sinh cao cả của cô bác sĩ trẻ Đặng Thùy
Trâm, nữ anh hùng Ngô Thị Tuyển
(Thanh Hóa) gắn liền với những chiến
tích cầu Hàm Rồng,.v.v...

- Bà Nguyễn Thị Núi, Trịnh Thị Sang
(TNXP), ông Nguyễn Trường Sơn (CCB)
ở thôn Thạch Yến 1, Thạch Cẩm
2. Trò chơi ô chữ (có minh họa trên phiếu
mô tả và slide trong bài giảng)

3. Kể tên một số bài thơ, bài hát viết về
thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ
+ Thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
(Phạm Tiến Duật), Khoảng trời hố bom
(Lâm Thị Mỹ Dạ),.v.v
+ Bài hát: Cô gái mở đường (Xuân Giao),
Đường Trường Sơn xe anh qua (Văn
Dung), Cô gái Pa Cô (Huy Thục), Bước
chân trên dãy Trường Sơn (Vũ Trọng
Hối),.v.v.
* Hoạt động ngoại khóa:
- Học sinh: Hoạt động theo nhóm lớn ở

Hoạt động 7 (5’): Hướng dẫn hoạt nhà và nạp lại sau 2 ngày (có minh họa


động ngoại khóa
kèm theo bằng bài làm của học sinh)
Nhóm 1: Từ những hiểu biết về văn bản - GV: Chấm điểm và nhận xét từng nhóm,
“Những ngôi sao xa xôi”, hãy vẽ một
chỉ ra ưu, nhược
bức tranh mô phỏng khung cảnh sống
và làm việc của ba nhân vật nữ TNXP.
(Tích hợp mỹ thuật)
Nhóm 2: Trình bày cảm nhận về bài hát
“Cô gái mở đường” (Xuân Giao),
“Đường Trường Sơn xe anh qua” (Văn
Dung). (Tích hợp âm nhạc)
Nhóm 3: Tìm hiểu về một số nhân vật
tiêu biểu là các nữ TNXP đã từng tham
gia kháng chiến chống Mỹ ở địa
phương em. Viết bài giới thiệu về một
trong các nhân vật đó. (Tích hợp lịch
sử, Giáo dục công dân)
Nhóm 4: Qua tác phẩm em có suy nghĩ
gì về đất nước, con người Việt Nam
trong kháng chiến chống Mỹ và trách
nhiệm của tuổi trẻ hiện nay?
Hoạt động 7 (5’): Hướng dẫn học bài ở nhà
1. Hoàn thành bài tập ngoại khóa
2. Chuẩn bị: tiết 143 - Chương trình địa phương phần Tập làm văn: Khắc sâu lý
thuyết, kỹ năng nghị luận về một sự việc, hiện tượng ở Thanh Hóa



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH
TRƯỜNG THCS THẠCH CẨM

GIÁO ÁN
DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN
(MÔN NGỮ VĂN 9)

Người thực hiện:
1. Nguyễn Thị Châm
2. Trịnh Phương Anh
Tổ khoa học: Tổ xã hội
Đơn vị công tác: Trường THCS Thạch Cẩm,
Huyện Thạch Thành, Tỉnh Thanh Hóa


Năm học: 2014 - 2015



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×