Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

GIAO AN DHTH NGA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 17 trang )

GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
MÔN NGỮ VĂN
Tiết 66 +67:

Lặng lẽ Sa Pa
(Nguyễn Thành Long)

I.
MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp của những con người cống hiến, quên mình vì Tổ quốc trong tác
phẩm.
- Nghệ thuật kể chuyện; miêu tả sinh động, hấp dẫn.
- Chất thơ trong một truyên ngắn.
- Qua tiết học các em biết vận dụng những kiến thức liên môn để giải quyết các vấn
đề của bài học.
+ Môn Địa lí: Lớp 9: Tiết 19 - Trung du miền núi Bắc Bộ: Biết được vị trí địa lí,
khí hậu và điều kiện tự nhiên của Sa Pa.
+ Môn Lịch sử: Lớp 9 : Bài 29 - Cả nước trực tiếp chiến đấu chống mĩ cứu nước:
Nắm được bối cảnh lịch sử đất nước trong những năm 1970.
+ Môn Giáo dục công dân: Lớp 7 Bài 14 - Bảo vệ môi trường và tài nguyên TN;
Lớp 9 bài 10 : Lí tưởng sống của Thanh niên.
- Khái niệm lí tưởng sống và những biểu hiện của con người có lí tưởng.
- Hiểu cách phấn đấu, rèn luyện lí tưởng sống của thanh niên trong thời đại ngày
nay.
- Vai trò, trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
- Sống và làm việc có kế hoạch.
- Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
+ Môn Mĩ thuật: Cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên của Sa Pa và vẻ đẹp chân
dung nhân vật từ đó biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu để vẻ tranh minh họa.
+ Môn Âm nhạc: Cảm nhận sâu sắc hơn về lí tưởng sống cống hiến cho đời qua


ca khúc "Một đời người, một rừng cây" của nhạc sĩ Trần Long Ẩn
2. Kĩ năng:
+ Môn Ngữ văn:
- Nắm bắt diễn biến truyện và tóm tắt được truyện.
- Phân tích được nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Cảm nhận được một số chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.
- Tích hợp với phần Tập làm văn để viết bài văn nghị luận xã hội
1


+ Kĩ năng sống:
+ Kĩ năng tự lập.
+ Kĩ năng lao động có kỉ luật và kỹ thuật.
+ Kĩ năng giao tiếp.
+ Kĩ năng ra quyết định.
3. Thái độ:
- Có thái độ trân trọng, yêu quý những con người đã hi sinh thầm lặng cho
quê hương và qua đó sống có lí tưởng vì đất nước.
- Biết yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên; có ý thức bảo vệ cảnh
quan thiên nhiên.
4. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh:
- Năng lực giải quyết vấn đề; làm việc độc lập; sáng tạo; tự quản bản thân
5. Phương pháp – kỹ thuật dạy hoc tích cực có thể sử dụng
- Sử dụng kỹ thuật dạy học KWL
- Minh họa : Tranh ảnh minh họa về phong cảnh Sa Pa và các phong trào thi đua
của thanh niên ngày nay.
- Động não: Phân tích vấn đề, suy nghĩ rút ra kiến thức
- Viết sáng tạo về lí tưởng sống của Thanh niên ngày nay.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Giáo viên:

- Tìm hiểu kĩ văn bản, chuẩn kiến thức, giáo án soạn giảng, các tài liệu hổ trợ bài
dạy, tranh ảnh về phong cảnh Sa Pa và ảnh tư liệu Phong trào thanh niên “ Ba sẳn
sàng” những năm 70 và ảnh tự liệu các hoạt động của Thanh niên ngày nay.
- Lược đồ tỉnh Lào Cai
- Thiết bị dạy dọc: máy chiếu đa năng, bảng , phấn
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
2. Học sinh
- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên- địa lí của Sa Pa
- Tìm hiểu tinh thần phong trào thanh niên “ Ba sẳn sàng” những năm 70 và lí
tưởng sống của thanh niên ngày nay.
- Vẻ tranh về phong cảnh Sa Pa
III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
2


a. Kiểm tra bài cũ: ? Em hãy nêu nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện
ngắn Làng của Kim Lân? Nhân vật Ông Hai để lại cho em suy nghĩ gì ?
b. Giới thiệu bài:
Giáo viên chiếu hình ảnh cho học sinh quan sát tạo tâm thế để các em tiếp thu
bài mới.

Hình ảnh: Sa pa – Thành phố trong sương

Giáo viên giới thiệu:
Sa Pa là một trong những khu nghỉ mát nổi tiếng của miền núi phía Bắc.
Thiên nhiên nơi đây luôn là điều kì bí bởi cảnh sắc thơ mộng, đồi núi xanh ngắt hài
hòa tạo nên một bức tranh đầy hấp dẫn. Đến với SaPa mọi người sẽ được thưởng

thức những đồi núi cao ngút cùng với những lớp sương mù mờ ảo, từ trên cao nhìn
xuống bạn sẽ thấy thung lũng, những ruộng bậc thang đầy thơ mộng. Mảnh đất
tươi đẹp ấy từng là điểm đến của nhà văn Nguyễn Thành Long trong mùa hè năm
1970 và được ông tái hiện trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa". Qua tác phẩm, nhà
văn cho chúng ta hiểu rằng: "Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự
cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi,
có những con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước". Để hiểu rõ hơn điều ấy
hôm nay cô trò chúng ta cũng tìm hiểu qua tác phẩm: Lặng lẽ Sa Pa
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung.
? Hãy trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn
Thành Long?
- HS trả lời, GV chốt.

Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nguyễn Thành Long
(1925-1991). Quê huyện
3


- Chiếu chân dung tác giả.

Duy Xuyên, tỉnh Quảng
Nam, viết văn từ kháng
chiến chống Pháp.
- Ông là cây bút chuyên về
truyện ngắn và kí.
- Sáng tác của ông giàu

chất thơ, trong trẻo, nhẹ
nhàng mà sâu sắc.

2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác: Là
Hình ảnh: Chân dung tác giả.
kết quả của chuyến đi Lào
? Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ tác Cai mùa hè 1970. - Truyện
phẩm?
rút từ tập “Giữa trong
* Tích hợp kiến thức lịch sử:
xanh” 1972.
? Em biết gì về bối cảnh đất nước trong những năm
1970?
- HS trả lời, GV chốt ý, từ hoàn cảnh sáng tác tác
phẩm gắn với bối cảnh đất nước để liên hệ với tư
tưởng, chủ đề của tác phẩm.
Cả nước trực tiếp đấu tranh chống đế quốc Mĩ cứu
nước. Miền Bắc tiếp tục thực hiện công cuộc xây
dựng CNXH, làm hậu phương vững chắc cho miền
Nam.
- Tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” phần nào phản ánh
công cuộc xây dựng XHCN của nhân dân miền
Bắc.
- GV nêu yêu cầu giọng đọc.( - Đọc chậm, cảm xúc b. Đọc, kể tóm tắt:
lắng sâu, đọc kết hợp kể)
- Đọc:
- GV đọc từ đầu -> Kìa, anh ta kia.
- Tóm tắt:
- Gv cho hs đọc đoạn yêu thích. Giải thích vì sao

em lại thích đoạn ấy?
- GV gọi 01 HS tóm tắt ngắn gọn văn bản.
? Văn bản thuộc thể loại nào? Nêu phương thức c. Thể loại, phương thức
biểu đạt ?
biểu
- Thể loại: Truyện ngắn.
- Phương thức biểu đạt: Tự
4


sự kết hợp với miêu tả, biểu
cảm và nghị luận.
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?
e. Ngôi kể, cốt truyện và
? Em có nhận xét gì về cốt truyện và tình huống cơ tình huống truyện:
bản của truyện?
- Ngôi kể: Ngôi thứ ba.
- Cốt truyện đơn giản.
- Tình huống: Cuộc gặp gỡ
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân tích.
tình cờ giữa ông họa sĩ già,
* Tích hợp KT môn Địa lí:
cô kĩ sư và anh thanh niên.
- GV chiếu Lược đồ: Yêu cầu HS xác định vị trí địa
lí của huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai trên lược đồ:
II. Đọc – Hiểu văn bản
1. Khung cảnh Sa Pa

Lược đồ tỉnh Lào Cai


? Quan sát lược đồ và xác định vị trí địa lí của
huyện Sa Pa trên lược đồ tỉnh Lào Cai? ? Em biết
gì điều kiện tự nhiên, khí hậu của Sa Pa?
- HS trả lời, GV giới thiệu:
Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sa Pa là một
huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai. Địa hình Tây
Bắc hiểm trở, có nhiều dãy núi cao chạy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sa Pa có độ cao
trung bình từ 1.200m đến 1.800m, địa hình ghiêng
và thoải dần theo hướng Tây - Tây Nam đến Đông
Bắc. Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa
mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý
đặc biệt, nhiệt độ trung bình hàng năm ở Sa Pa là
15,40C. Có thể nói đây là một vùng đất khiêm
5


nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu
của cảnh sắc thiên nhiên.
? Tìm trong phần đầu và phần cuối truyện những
câu văn miêu tả cảnh Sa Pa?
- Chiếu một số hình ảnh về phong cảnh thiên - Sa Pa bắt đầu vơi những
nhiên Sa Pa.
rặng đào....hai bên đường.
- Nắng bây giờ bắt đầu len
tới, đốt cháy rừng cây...các
vòm lá ướt sương.
- Nắng đã mạ bạc cả con
đèo...một bó đuốc lớn
? Em có nhận xét gì về thiên nhiên nơi đây?

->Phong cảnh thiên nhiên
(HS nêu cảm nhận về vẻ đẹp của phong cảnh).
tươi đẹp, thơ mộng.
? GV: Vởi vẻ đẹp kì bí nhưng đầy thơ mộng ấy
chúng ta cần làm gì đề Sa Pa luôn là điểm du dịch
hấp dẫn của VN? (Tích hợp Giáo dục bảo vệ môi
trường)
HS: Chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường:
Không xả rác bừa bãi, không chặt phá rừng,..v.v
Mỗi người đều nâng cao ý thức bảo vệ ngôi nhà
chung của chúng ta không bị ô nhiễm. Những hành
động bảo vệ môi trường sẽ làm cho mảnh đất Sa
Pa luôn giữ được vẻ đẹp tự nhiên. Sapa mãi là nơi
thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
- GV chuyển ý: Sa Pa không chỉ đẹp bởi khung
cảnh thiên nhiên thơ mộng, hấp dẫn mà còn đẹp ở
tâm hồn của những con người đang sống và làm
việc ở nơi đây.
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
? Truyện có những nhân vật nào? Nhân vật chính
của truyện là ai?
Hs trả lời.
? Anh thanh niên - nhân vật chính trong truyện có 2. Nhân vật anh thanh
vị trí như thế nào?
niên:
- Xuất hiện trong cuộc gặp gỡ bất ngờ, chốc lát với
các nhân vật khác nhưng đủ để các nhân vật khác
kịp ghi nhận một ấn tượng; có những cảm nhận
6



sâu sắc về con người, mảnh đất Sa Pa
? GV: Trước khi để cô gái và ông họa sĩ gặp mặt, a. Hoàn cảnh sống và làm
anh thanh niên được bác lái xe giới thiệu như thế việc:
nào ?
- 27 tuổi, làm nghề khí
tượng thủy văn kiêm vật lí
địa cầu sống trên đỉnh Yên
Sơn cao 2600m. Bốn bề chỉ
có cây cỏ, gió tuyết , rét,
mây mù, lạnh lẽo
- Từng hạ cây chặn đường
? Gv: Cách giới thiệu ấy có tác dụng gì?
vì “ thèm người” quá.
Hs trả lời
-> Gây ấn tượng mạnh về
nhân vật chính, làm cho
mọi người thích thú, tò mò
khi tiếp xúc với nhân vật.
? GV: Qua cuộc đối thoại giữa anh thanh niên với - Công việc: đo gió, đo
cô kĩ sư và ông họa sĩ em biết gì về công việc của mây, đo nắng, tính mây, đo
anh ?
chấn động mặt đất, dự báo
Hs trả lời
thời tiết hằng ngày -> Phục
Yêu cầu cần đạt:
vụ sản xuất, phục vụ chiến
Gv chiếu hình ảnh trạm khí tượng.
đấu


Hình ảnh: Trạm khí tượng

-> Công việc nhiều gian
? GV: Em có nhận xét gì về tính chất công việc khổ, đòi hỏi phải tỉ mỉ, sự
ấy?
chính xác, có tinh thần
* Tích hợp kĩ năng sống: GV hướng HS đến kĩ năng trách nhiệm cao.
lao động có kỷ luật và kỹ thuật.
- Hs trả lời
7


? GV: Theo em, cái gian khổ trong công việc của - Nửa đêm, đúng giờ "ốp"
thanh niên là gì ?
dù rét buốt hay mưa tuyết
Hs trả lời
vẫn phải vùng dậy ra ngoài
trời để làm việc đã quy
định.
GV: Công việc và hoàn cảnh sống như vậy nhưng - Gian khổ nhất là phải
anh vẫn hoàn thành xuất sắc công việc. Điều gì vượt qua được sự cô đơn,
giúp anh vượt qua khó khăn ấy chúng ta sẽ tìm vắng vẻ.
hiểu ở tiết học sau.
- GV Sử dụng kỹ thuật dạy học KWL để củng cố
kiến thức ở tiết 66, tạo tâm thế cho học sinh tiếp
thu kiến thức tiết 67.
- GV giới thiệu mục tiêu tiết học, trên cơ sở đó, HS
điền nội dung vào phiếu.
- GV phát phiếu, hướng dẫn HS đặt câu hỏi và điền
vào cột K (những điều đã biết), W (những điều

muốn biết), cột L (những điều học được) HS có thể
điền trong quá trình tiếp thu bài học và sẽ hoàn
thành vào cuối tiết học.
- Sau 5-7 phút, HS hoàn thành cột K, W giáo viên
chuyển sang tìm hiểu nội dung phần tiếp theo của
bài học.
Hết tiết 66, chuyển sang tiết 67
- GV nêu câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời:
? Điều gì đã giúp anh thanh niên vựơt lên hoàn b. Vẻ đẹp trong tính cách
cảnh ấy?
và phẩm chất của anh
thanh niên.
- Ý thức được công việc
thầm lặng mà mình làm có
ích cho cuộc sống. Yêu
nghề, hăng say, tận tụy với
công việc có tinh thần trách
nhiệm cao.
? Anh đã có những suy nghĩ như thế nào về công - “Khi ta làm việc, ta với
việc?
công việc là đôi...mất việc
buồn chết mất”
8


? Em có nhận xét gì về những suy nghĩ ấy?

-> Suy nghĩ đẹp, đúng đắn
và sâu sắc.


*Tích hợp KT môn GDCD 9: Lí tưởng sống

Đó chính là lí tưởng và trách nhiệm sống của một
người thanh niên trong công cuộc xây dựng
XHCN
? Bằng kiến thức GDCD em hiểu như thế nào về lí
tưởng sống?
- Lí tưởng sống là cái đích của cuộc sống mà mỗi
người khát khao muốn đạt được.
Gv: Đó cũng là lí tưởng chung mà các chàng trai ,
cô gái những năm 70 luôn hướng tới.
? Vậy hãy cho biết phong trào thi đua yêu nước
của thanh niên trong những năm kháng chiến
chống Mĩ?
- Phong trào "Ba sẵn sàng".
*Tích hợp môn Lich sử:

Các phong trào thi đua yêu nước trong những năm
1970, phong trào thanh niên “Ba sẵn sàng”.
- GV chiếu hình ảnh về phong trào thanh niên "Ba
sẵn sàng".

\

Thanh niên miền Bắc hướng ứng phong trào "Ba sẵn
sàng".
9


GV: Trong công cuộc cách mạng giải phóng dân

tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt
Nam, đã có hàng triệu người con ưu tú , hầu hết ở
tuổi thanh xuân, sẳn sàng xả thân vì nước. Trong
những năm 70 hưởng ứng phong trào 3 sẳn sàng
và tinh thần “ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước –
Mà lòng phới phới dậy tương lai”.Những chàng
trai cô gái mười tám đôi mươi sẳn sàng đi bất cứ
nơi đâu, sẳn sàng làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc
kêu gọi.
? Vậy em thấy lí tưởng và trách nhiệm sống của
người thanh niên ngày nay như thế nào?
- GV giảng, bình và chiếu một số hình ảnh về
những việc làm tốt đẹp của thanh niên ngày nay.

Những việc làm tốt đẹp của thanh niên ngày nay

Hình ảnh: Di ảnh liệt sĩ Trần Hữu Hiệp
Người anh hùng tuổi trẻ - Thạch Long – Thạch Thành
10


GV mở rộng liên hệ :
Bên cạnh một bộ phận không nhỏ thanh niên
sống hờ hững, vô cảm với những gì diễn ra xung
quanh, chìm đắm trong ăn chơi hưởng lạc, bạo
lực, vi phạm pháp luật.. Thì phần lớn thế hệ trẻ
thanh niên ngày nay sống có lí tưởng đúng đắn,
trí tuệ sáng suốt, tâm hồn lành mạnh, hành động
hướng thiện. Hàng năm có rất nhiều các phong
trào thanh niên như: Thanh niên tình nguyện,

Mùa hè xanh.. . Họ không ngần ngại khó khăn,
tích cực tình nguyện lên các huyện vùng cao xa
xôi hẻo lánh hay các vùng nông thôn nghèo khó
để dạy học cho các em nhỏ, làm đường, giúp các
gia đình neo đơn...tình nguyện hăng hái tham gia
các hoạt động xã hội. Hẳn chúng ta còn nhớ tấm
gương người thanh niên Trần Hữu Hiệp- Người
con của Thạch Long – Thạch Thành. Lúc đối đầu
với sóng dữ nguy hiểm nhất, Trần Hữu Hiệp đã
dũng cảm cởi chiếc áo phao trên người, trao cho
một người phụ nữ đang hấp hối giữa dòng nước,
nhường sự sống cho người phụ nữ kia mà không
một giây mảy may đắn đo, suy nghĩ, để rồi chính
anh kiệt sức, bị cuốn trôi giữa dòng nước xoáy.
Hành động dũng cảm của Trần Hữu Hiệp mãi là
tâm gương cho thế hệ trẻ học tập noi theo.
?GV: Sống 1 mình nơi hoang vắng anh đã tạo cho
mình 1 cuộc sống đẹp để yên tâm công tác, cuộc
sống ấy là gì?
? Gv: Ngôi nhà của anh dưới con mắt của ông họa
sĩ giúp ta biết thêm gì về anh?
Hs trả lời
Gv: Anh biết tổ chức cuộc sống của mình một
cách ngăn nắp, khoa học. Thế giới riêng của anh
là một căn nhà ba gian sách sẽ, với bàn nghế, sổ
sách, biểu đồ thống kê, máy bộ đàm.. Cuộc đời anh
thu dọn lại một góc trái gian nhà với chiếc giường
con, một chiếc bàn học, một giá sách.

- Tự tạo ra nguồn vui: đọc

sách, trồng hoa, chăn nuôi,
trồng cây thuốc, trồng rau...
- Sống ngăn nắp, gọn gàng,
giản dị.

11


? Gv: Trong cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh
niên với ông họa sĩ , cô kĩ sư ta thấy anh thanh
niên còn có những phẩm chất đáng quý nào? Chi
tiết nào nói lên điều đó?
* Tích hợp môn Giáo dục công dân : Sống chan hòa
với mọi người
Hs trả lời

? Gv: Khi ông họa sĩ có ý mốn vẻ chân dung anh,
thái độ của anh như thế nào? Qua đó thể hiện phẩm
chất gì ở anh?
Hs trả lời
? Gv: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả
nhân vật anh thanh niên trong truyện?
Hs trả lời

- Hồ hởi, cởi mở, chu đáo,
thích giao tiếp, quý trọng
tình cảm, khao khát được
gặp gỡ, trò chuyện.
+ “ Cháu thèm nghe chuyện
dưới xuôi lắm”

+ Gửi quà, tặng hoa, tặng
làn trứng.
+ Quý từng phút gặp gỡ:
“Trời ơi chỉ còn 5 phút!”
- Từ chối khi ông họa sĩ
muốn vẻ chân dung, giới
thiệu những người khác
cảm phục hơn -> Khiêm
tốn
- Nghệ thuật miêu tả nhân
vật :
+ Miêu tả gián tiếp qua
nhận xét của bác lái xe,
ông họa sĩ.
+ Miêu tả trực tiếp thông
qua ngôn ngữ đối thoại
của nhân vật .
-> Một chàng trai có phẩm
chất tốt đẹp, dễ mến, giàu
nghị lực, tận tụy với công
việc

? GV: Qua cách miêu tả ấy em có ấn tượng và suy
nghĩ gì về nhân vật anh thanh niên?
Hs trả lời
GV tiểu kết:
Với cách dựng truyện như thế, anh thanh niên chỉ
xuất hiện trong khoảnh khắc . Nhưng qua sự nhìn
nhận, suy nghĩ và đánh giá của các nhân vật khác,
tác giả đã phác họa được bức chân dung nhân vật

với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách
sống , những suy nghĩ giản dị mà cao đẹp về công
việc, về quan niệm sống khiến chúng ta càng khâm
phục và cảm mến anh.
? GV: Ngoài chàng trai, trong truyện còn có những 3. Các nhân vật khác.
nhân vật nào khác ở Sa Pa. Họ có điểm gì chung?
3.1. Những con người ở

12


Hs trả lời

Sa Pa
- Ông kĩ sư vườn rau
- Anh bạn ở đỉnh Pan xi
păng
- Anh cán bộ nghiên cứu
sét.
- Ông bô
-> Yêu nghề, sống làm
việc lặng lẽ, quên mình vì
công việc, vì mọi người, vì
đất nước.

? GV: Nhân vật ông họa sĩ có vị trí gì trong truyện? 3.2. Những vị khách của
Ông được giới thiệu ntn?
Sa Pa
Hs trả lời
a. Nhân vật ông Họa sĩ

- Vừa là nhân vật, là điểm
nhìn trần thuật vừa là
- Là một nghệ sĩ đam mê nghệ thuật, luôn khao người thể hiện tình cảm,
khát đi tìm đối tượng nghệ thuật, luôn trăn trở về suy nghĩ của tác giả
nghệ thuật.
? GV: Dưới cái nhìn của ông , Sa Pa hiện lên như
thế nào? Qua đó cho thấy năng lực gì của ông?
- Người có tâm hồn nhạy
Hs trả lời
cảm, tha thiết với vẻ đẹp
- Quan sát tỉ mỉ, tưởng tượng phong phú
của thiên nhiên
? Gv: Tình cảm và thái độ của ông khi tiếp xúc trò
chuyện với anh thanh niên như thế nào ?
- Xúc động mạnh, ngạc
Hs trả lời
nhiên, cảm động, cảm giác
? GV: Vì sao ông lại có cảm giác bối rối? Em hiểu bối rối.
“ Nhọc quá” của ông họa sĩ như thế nào? Tại sao
họa sĩ lại cho rằng gặp một người như anh Thanh
niên là cơ hội hạn hữu trong sáng tác?
Hs trả lời, GV khái quát
“ Bối rối: Bắt gặp đối tượng nghệ thuật mà ông
hằng ao ước, ông biết đây là cơ hội hạn hữu của
nghệ thuật.
“ Nhọc quá “ vì vẻ đẹp của anh thanh niên khơi
dậy trong ông bao suy nghĩ cảm xúc. Đó là cái
13



nhọc của tinh thần cần cho sáng tạo nghệ thuật
? GV: Qua đó em thấy người họa sĩ có quan điểm
nghệ thuật như thế nào?
- Quan điểm nghệ thuật :
Hs trả lời
Đời sống cung cấp sẳn mẫu
hình cho nghệ thuật, đi vào
đời sống với tấm lòng tin
yêu sẽ giúp nghệ sĩ có cảm
? Gv: Từ đó hãy cho biết nhân vật ông họa sĩ có vai hứng sáng tạo.
trò như thế nào trong truyên ?
-> Làm cho nhân vật chính
Hs trả lờitrở nên sáng đẹp, có chiều
GV: Từ những cảm xúc, suy tư của ông về anh sâu tư tưởng
thanh niên và những điều khác nữa đã làm cho
chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp, và chứa
đựng chiều sâu tư tưởng.
? GV: Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên đã
tác động đến cô kĩ sư trẻ như thế nào?
b. Nhân vật cô kĩ sư
* Tích hợp GDKN sống: Kĩ năng ra quyết định –
- Tin tưởng vào con đường
quyết định đúng đắn con đường mình đã lựa chọn.
mình đã lựa chọn
Hs trả lời
- Khơi dậy tình cảm, suy
GV: Cuộc gặp gỡ tình cờ này đã giúp cô hiểu thêm nghĩ mới mẽ ở cô về con
về ý nghĩa cao quý của những con người lao động người lao động thầm lặng
thầm lặng như anh. Vững tin hơn về con đường như anh .
mà cô đã lựa chọn (từ bỏ mối tình nhạt nhẽo, quyết

định lên công tác ở miền núi).
? GV: Tác giả đưa nhân vật này vào câu chuyện có
tác dụng gì?
Hs trả lời
Yêu cầu cần đạt
- Mềm hoá câu chuyện, thoát khỏi dáng dấp của
một bút kí đi đường, có dáng dấp một câu chuyện
tình yêu. Góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của
tác phẩm
GV: Câu nói của anh thanh niên: Cũng đoàn viên
phỏng? Cho thấy sự đồng cảm về lí tưởng sống
của thế hệ Đoàn viên” Ba sẳn sàng” họ sẳn sàng
đi bất cứ nơi đâu làm bất cứ việc gì khi tổ quốc
cần. Giữa họ có sự đồng điệu về tâm hồn và lí
14


tưởng.
? GV : Bác lái xe là người như thế nào? Có vai trò
gì trong truyện?

c. Nhân vật bác lái xe.
- Vui tính, hồ hởi
? Gv: Theo em vì sao các nhân vật đều không có - Giúp câu chuyện sinh
tên?
động hấp dẫn, kích thích sự
Gv nhấn mạnh:
tò mò của ông họa sĩ, cô kĩ
Các nhân vật không có tên riêng, họ chỉ là: bác lái sư và người đọc về sự xuất
xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư, anh thanh niên. Đây là hiện của anh thanh niên.

dụng ý của tác giả muốn nói về những con người
vô danh đang ngày đêm lặng lẽ, say mê cống hiến
cho đất nước. Họ ở mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp,
ở nhiều nơi trên đất nước, ở cả những miền xa
xôi hẻo lánh. Họ đã lặng lẽ dâng cho đời tình yêu
và phần công sức nhỏ bé của mình. Họ có cuộc
sống âm thầm mà cao đẹp.
? GV: Có ý kiến cho rằng truyện đậm chất trữ tình,
ý kiến em thế nào? Chất trữ tình thể hiện qua chi 4. Chất trữ tình của
tiết nào?
truyện:
Hs trả lời
Gv tiểu kết: Với những yếu tố ấy truyện có dáng - Bức tranh thiên nhiên thơ
dấp như một bài thơ, chất thơ bàng bạc trong toàn mộng
truyện, từ phong cảnh đẹp hết sức thơ mộng của - Vẻ đẹp của cuộc sống một
thiên nhiên vùng núi cao đến những hình ảnh con mình giữa thiên nhiên của
người sống và làm việc trong cái lặng lẽ mà không anh thanh niên
hề cô độc . Tác giả đã tạo được một không khí trữ - Cuộc gặp gỡ tình cờ của
tình cho tác phẩm làm cho chủ đề và tư tưởng của ba nhân vật
truyện được rõ nét và sâu sắc hơn.
- Toát lên từ cốt truyện
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết.
? Nhan đề truyện là “Lặng lẽ Sa Pa” theo em có III. Tổng kết
đúng là Sa Pa lặng lẽ không ? Vì sao?
1. Nội dung:
GV: Sa Pa không lặng lẽ vì trong cái lặng im của - Truyện ca ngợi những con
Sa Pa có những con người đang miệt mài lo nghĩ, người lao động như anh
làm việc cho đất nước.
thanh niên làm công tác khí
? Nêu chủ đề từ tưởng của của truyện?

tượng và cái thế giới những
- HS trả lời, HS khác bổ sung, GV nhận xét, nhấn con người như anh.
mạnh chủ đề của truyện.
- Tác phẩm còn gợi ra
15


những vấn đề về ý nghĩa và
niềm vui của lao động tự
giác, vì những mục đích
chân chính đối với con
? Em có nhận xét gì về cách xây dựng tình huống, người.
cách kể chuyện, sự kết hợp giữa các phương thức 2. Nghệ thuật:
biểu đạt trong truyện?
- Xây dựng tình huống hợp
lí.
- Cách kể chuyện tự nhiên.
- Có sự kết hợp giữa tự sự,
trữ tình với bình luận.
- Nhân vật không được đặt
tên
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
IV. Luyện tập
- GV cho HS điền vào cột L (những điều học được)
để kiểm tra mức độ tiếp thu nội dung bài học của
học sinh.
- HS điền nội dung thông tin.
- GV thu phiếu, nhận xét.
Hoạt động 5: Củng cố:
* Gv Chiếu sơ đồ tư duy


* Tích hợp KT Âm nhạc: Cho HS nghe bài hát "Một đời người, một rừng cây " của

nhạc sĩ Trần Long Ẩn để bồi đắp, giáo dục lẽ sống cao đẹp.
16


IV. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ
- Đọc diễn cảm tác phẩm, nắm vững ý nghĩa nội dung, giá trị nghệ thuật của
tác phẩm.
- Viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về một trong hai nhân vật:
anh thanh niên, ông họa sĩ.
- Chuẩn bị ôn tập Viết bài tập làm văn số 3
NHÓM GIÁO VIÊN

1. Nguyễn Thị Nga

2. Phạm Văn Nam

17



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×