Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

PHIẾU mô tả hồ sơ dạy học lê THỦY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.75 KB, 9 trang )

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠYHỌC
1. Tên hồ sơ dạy học: LỊCH SỬ LỚP 7
BÀI 19 – TIẾT 37
CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427)
2. Mục tiêu dạy học:
a. Kiến thức:
Nắm vững được những nét chính về diễn biến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ
chỗ bị động đến chủ động tấn công giải phóng đất nước.
Nắm được những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi
nghĩa.
b. Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ trong luyện tập tham khảo các tài liệu lịch sử để
bổ sung cho bài học.
c. Tư tưởng:
Thấy được tinh thần hy sinh vượt qua gian khổ anh dũng bất khuất của nhân
dân Lam Sơn.
Giáo dục học sinh lòng yêu nước tự hào, tự cường dân tộc. Bồi dưỡng tinh
thần quyết tâm vượt khó để học tập và phấn đấu vươn lên.
d.Phát triển năng lực tư duy: Phát triển năng lực tự học, tự sáng tạo cho học sinh.
3. Đối tượng dạy học :
Đối tượng dạy học là các em học sinh lớp 7B .Trường THCS Phú Lộc –
Hậu Lộc – Thanh Hóa.
Đây là một tiết dạy trong chương trình lịch sử lớp 7, nên các em học sinh sẽ
thuận lợi tiếp thu kiến thức bài học cũng như liên hệ với kiến thức cơ bản của một
số môn khác để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học.
4. Ý nghĩa của bài học :
Việc vận dụng kiến thức liên môn trong một môn học, một giờ học là một
biện pháp rất hữu ích, nó không những giúp cho người thầy có thêm nhiều kiến
thức và phương pháp khác nhau trong một giờ dạy mà còn giúp cho các em học
sinh chủ động trong hoạt động học tập, giải quyết các vấn đề và tích hợp kiến
thức các môn học để thực hiện học tập tốt môn học đó và tạo hứng thú học tập


cho học sinh.
Cụ thể:
- Tích hợp kiến thức địa lý, văn học và giáo dục công dân trong việc tìm hiểu
kiến thức liên quan ở mỗi bộ môn.
- + Vận dụng kiến thức về địa lý để trình bày hiểu biết về tỉnh Thanh Hóa và
vị trí địa lí của vùng đất Lam Sơn.
+ Liên hệ những bài văn, thơ nói về khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc , trách nhiệm của
thế hệ trẻ với tương lai của đất nước.
1


5. Thiết bị dạy học, học liệu:
Giáo viên:
- Máy tính, máy chiếu, Giáo án.
- Tranh ảnh, băng hình; Bản đồ VN, Bản đồ Thanh Hóa
- Kiến thức từ các nguồn tư liệu SGK, STK,…
Học sinh:
- Soạn bài và tìm hiểu bài trước ở nhà;Tập vẽ bản đồ khởi nghĩa Lam Sơn
(1418 -1427).
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu theo yêu cầu của giáo viên.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
1, Ổn định tổ chức lớp : Kiểm tra sĩ số, tác phong học sinh.
2, Kiểm tra bài cũ:
? Vì sao cuộc kháng chiến của nhà Hồ, khởi nghĩa của quý tộc Trần chống
quân Minh lại nhanh chóng thất bại?
Trả lời: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ, khởi nghĩa của quý tộc Trần chống
quân Minh lại nhanh chóng thất bại vì:
- Nhà Hồ và quý tộc Trần không đoàn kết được sức mạnh của toàn dân, nội
bộ sớm bị chia rẽ.

- Đường lối kháng chiến chưa đúng đắn, quý tộc Trần không còn đủ vai trò
tập hợp nhân dân.
- Nhà Minh quyết tâm xâm chiếm nước ta.
(Hồ Nguyên Trừng đã từng nói: Tôi không sợ đánh mà chỉ sợ lòng dân
không theo)
3, Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu bài:
GV tích hợp với nội dung tiết trước:
Mặc dù cuộc kháng chiến của nhà Hồ và khởi nghĩa của quý tộc Trần chống
quân Minh thất bại, nhưng nhà Minh không thể dập tắt được tinh thần đấu tranh
kiên cường bất khuất của nhân dân ta. Ngọn lửa ấy, sau này được hội tụ tại vùng
đất Lam Sơn và trở thành một phong trào khởi nghĩa lớn đánh đuổi quân Minh giải
phóng đất nước. Cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn (1418 – 1427) – Tiết 37
Hoạt động 2. Tìm hiểu nội dung bài học:
I. Thời kì ở Miền Tây Thanh Hóa 1418-1423):
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa:
Hoạt động của thầy và trò
* HĐ1: HD học sinh tìm hiểu về Lê Lợi
và vùng đất Lam Sơn.
? Ai là người lãnh đạo khởi nghĩa ?
- Trả lời: Lê Lợi.
? Em đã học những tác phẩm văn học nào
liên quan đến nhân vật Lê Lợi. (Tích hợp
kiến thức môn Ngữ văn 6)

Nội dung cần đạt
* Lê lợi và vùng đất Lam Sơn.

- Lê Lợi (1385 - 1433) là một hào

trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn
(Thanh Hóa)
2


GV Giới thiệu 2 bức ảnh liên quan.
? Qua những tác phẩm văn học và phần
giới thiệu trong SGK cho em hiểu biết
những gì về Lê Lợi?
Trả lời:- Lê Lợi là một hào trưởng yêu
nước, thương dân, cương trực, khảng khái
và có uy tín lớn ở vùng đất Lam Sơn.
- Lê Lợi đã dốc hết tài sản để chiêu tập
nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt,
xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm
căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.
GV dùng lược đồ Thanh Hóa giúp HS xác
định vị trí vùng đất Lam Sơn.
? Tại sao Lê Lợi chọn Lam Sơn làm căn cứ
khởi nghĩa?( Tích hợp kiến thức môn Địa
lí)
Trả lời: Vùng đất Lam Sơn có các đặc
điểm: Là quê hương của Lê Lợi, có địa thế
hiểm trở, là nơi giao tiếp của các dân tộc
Việt, Mường, Thái, thuận tiện cho việc lập
căn cứ khởi nghĩa.
GV cho HS đọc đoạn in nghiêng trong
SGK về câu nói của Lê Lợi.
? Câu nói của Lê Lợi thể hiện điều gì?
Trả lời: Nói lên quyết tâm của Lê Lợi khi

dựng cờ khỏi nghĩa đánh đuổi quân Minh.
*HĐ 2: Tổ chức hoạt động đôi bạn cùng
tiến.
? Đôi bạn cùng tiến: Vì sao hào kiệt khắp
nơi tìm về Lam Sơn?
Trả lời: Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị
khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu
nước từ các địa phương đã tìm về tụ hội
ngày càng đông vì họ có cùng chung một
chí hướng đánh đuổi quân Minh giành độc
lập dân tộc.
? Qua những tác phẩm văn học em hãy cho
biết những nhân vật nào từng tham gia và
phục vụ đắc lực cho cuộc khởi nghĩa Lam
Sơn? (Tích hợp kiến thức môn Ngữ Văn 6
và Ngữ Văn 7)
Trả lời: - Lê Thận .... (Ngữ văn 6)
- Nguyễn Trãi ... (Ngữ Văn 7)
GV: Giới thiệu hình ảnh về Lê Thận,
Nguyễn Trãi.

- Lê Lợi dốc hết tài sản, chiêu tập
nghĩa sĩ, xây dựng lực lượng, liên lạc
với các hào kiệt chuẩn bị khởi nghĩa.

- Vùng đất Lam Sơn nằm bên tả ngạn
sông Chu, có địa thế hiểm trở, là nơi
giao tiếp của các dân tộc Việt,
Mường, Thái.


3


? Em biết gì về những việc làm, vai trò của
họ trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? (Tích
hợp kiến thức môn Ngữ Văn).
Trả lời:
- Lê Thận từ khi nhặt được gươm thần tham
gia tích cực trong cuộc khởi nghĩa.
- Nguyễn Trãi trở thành quân sư của Lê
Lợi: Bày mưu tính kế, thay Lê Lợi viết thư,
thảo hịch, giao thiệp quân Minh.
*HĐ 3: Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
GV: Được các hào kiệt kéo về ủng hộ, Lê
Lợi cùng với họ tích cực chuẩn bị cho cuộc
khởi nghĩa...
? Lê Lợi cùng với các hào kiệt tích cực
chuẩn bị những gì cho khởi nghĩa?
Trả lời:
- Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người
trong bộ chỉ huy tổ chức hội thề ở Lũng
Nhai (Thanh Hóa)
GV cho HS đọc một đoạn trong bài văn thề
và danh sách 19 người tham gia hội thề.
? Em có nhận xét gì về nội dung của bài
văn thề?
Trả lời:
- Tế cáo trời đất
- Kết nghĩa anh em
- Nguyện hợp sức chuẩn bị phát động khởi

nghĩa chống ách đô hộ nhà Minh
=> Hội thề là cơ sở cho việc tổ chức khởi
nghĩa Lam Sơn sau đó 2 năm.
? Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa vào ngày
tháng năm nào?
- Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-21418), Lê lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam
Sơn...
GV: Cờ khởi nghĩa được dựng, nghĩa quân
Lam Sơn bước vào những năm đầu hoạt
động với những khó khăn thử thách nào.
Chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.

* Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
- Đầu năm 1416, tổ chức hội thề ở
Lũng Nhai (Thanh Hóa)
- 7/2/1418, Dựng cờ khởi nghĩa ở
Lam Sơn, tự xưng là Bình Định
Vương.

2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn
2. GV yêu cầu HS theo dõi SGK.
* HĐ 4: Tìm hiểu những khó khăn của nghĩa * Khó khăn của nghĩa quân:
quân
4


? Trong buổi đầu khởi nghĩa, nghĩa quân Lam
Sơn gặp những khó khăn gì?
Trả lời:
- Lực lượng yếu.

- Lương thực, vũ khí còn nhiều thiếu thốn...
- Quân Minh nhiều lần tấn công bao vây căn cứ
Lam Sơn. Nghĩa quân 3 lần rút lên núi Chí
Linh...
GV: Giới thiệu ảnh về vùng đất Chí Linh.
? Quan sát hình ảnh và sự hiểu biết của bản
thân. Em hãy cho biết vì sao nghĩa quân chọn
Chí Linh làm vùng rút lui để bảo toàn lực
lượng?( Tích hợp kiến thức môn Địa lí).
Trả lời: Núi Chí Linh là ngọn núi thuộc huyện
Lang Chánh – Thanh Hóa, là ngọn núi cao, hiểm
yếu vào bậc nhất ở thượng du sông Chu.
*HĐ5: Cuộc chiến đấu ở Chí Linh
? Cuộc chiến đấu của nghĩa quân ở vùng núi Chí
Linh diễn ra như thế nào?
Trả lời:
- Giữa năm 1418, quân Minh huy động lực
lượng bao vây chặt căn cứ, quyết bắt giết Lê
Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cai
trang làm Lê Lợi, dũng cảm hi sinh để cứu nguy
cho nghĩa quân...
- Cuối năm 1421, Quân Minh huy động hơn 10
vạn quân lính mở cuộc vây quét. Nghĩa quân trải
quan muôn vàn khó khăn đến nỗi Lê Lợi phải
cho giết cả voi ngựa để nuôi quân.
GV chuyển ý: Trong những ngày khó khăn, gian
khổ ấy một hình ảnh tiêu biểu cho tinh thần….
? Hành động của Lê Lai thể hiện phẩm chất gì?
(Tích hợp kiến thức môn GDCD)
Trả lời: Một người dũng cảm sẵn sàng hi sinh vì

đại nghĩa rất đáng cho muôn đời sau ghi nhớ,
học tập và noi theo.
GV cho HS xem bức ảnh: Đền thờ Lê Lai.
? Việc lập đền thờ cho Lê Lai thể hiện truyền
thống gì của nhân dân ta? (Tích hợp kiến thức
môn GDCD)
Trả lời: Truyền thống uống nước nhớ nguồn,
ghi nhớ công lao của các anh hùng dân tộc.
GV mở rộng: Sau khi đánh tan quân xâm lược
Minh, để ghi nhớ công lao của Lê Lai, Lê lợi đã
phong cho Lê lai làm công thần hạng nhất và

- Lực lượng yếu.
- Lương thực, vũ khí còn thiếu
thốn.
- Quân Minh nhiều lần tấn công
bao vây căn cứ Lam Sơn. Nghĩa
quân 3 lần rút lên núi Chí Linh.

* Cuộc chiến đấu ở Chí Linh:

- Năm 1418, Lê Lai cùng toán
quân cảm tử đã hi sinh để bảo vệ
nghĩa quân.
- Năm 1421, Nghĩa quân vượt
qua nhiều khó khăn.

5



căn dặn con cháu nhà Lê làm giỗ Lê Lai trước
ngày giỗ Lê Lợi. Hàng năm ngày 21/8 âm lịch,
nhân dân ta đều tổ chức tế lễ Lê Lai, ngày 22/8
tổ chức tế lễ Lê Lợi. Lê lợi mất ngày 22/8/1433
(âm lịch). Ngày nay nhân dân ta vẫn truyền
nhau câu tục ngữ: “21 Lê Lai, 22 Lê Lợi”.
? Qua cuộc chiến đấu ở Chí Linh, em có nhận
xét gì về tinh thần chiến đấu của nghĩa quân?
Trả lời: Tinh thần chiến đấu của nghĩa quân:
Dũng cảm, kiên cường và chấp nhận mọi hi
sinh…
GV chuyển ý: Mùa hè năm 1423, Lê lợi đề nghị
tạm hòa và được quân Minh chấp thuận.
*HĐ6: Tổ chức thảo luận nhóm (Chia lớp
thành 2 hoặc 4 nhóm)
- Câu hỏi thảo luận:
1. Tại sao Lê lợi đề nghị tạm hòa với quân
Minh?
2. Tại sao lực lượng quân Minh rất mạnh nhưng
không tiêu diệt được nghĩa quân mà phải chấp
nhận tạm hòa của Lê Lợi?
Trả lời:
1. Lê Lợi muốn có thời gian hòa bình để xây
dựng lại lực lượng, căn cứ và mua sắm thêm vũ
khí...
2. Quân Minh không thể tiêu diệt được nghĩa
quân vì tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa
quân, nghĩa quân được nhân dân che trở. Quân
Minh muốn chuyển sang kế sách mua chuộc dụ
dỗ...

? Khi không thực hiện được kế sách, quân Minh
đã có hành động gì?
GV: Cuối năm 1424, thất bại trong âm mưu mua
chuộc Lê Lợi, quân Minh trở mặt tấn công.
=> Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang
giai đoạn mới.

- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề
nghị tạm hòa được quân Minh
chấp nhận.

- Cuối năm 1424, quân Minh trở
mặt tấn công.

6


“Lam Sơn trước đây là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do
Lê Lợi lãnh đạo đánh đuổi Minh xâm lược giành lại độc lập dân
tộc. Phát huy truyền thống anh hùng trong đấu tranh, nhân dân
Lam Sơn đã thực hiện công cuộc xây dựng đất nước ngày càng
giàu mạnh với những thành tựu rực rỡ trên mọi lĩnh vực: Chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội….”
(Dưới đây là một số hình ảnh về vùng đất Lam Sơn ngày nay.)
GV: Giới thiệu một số hình ảnh về Lam Sơn ngày nay.

* Củng cố - dặn dò:
1. Củng cố bài:
- Học sinh nắm được về Lê Lợi và vùng đất Lam Sơn.
- Quá trình chuẩn bị khởi nghĩa của Lê Lợi và các hào kiệt.

- Những hoạt động của nghĩa quân trong giai đoạn 1418 – 1423 ở miền Tây Thanh
Hóa.
* GVCC toàn bài: Sau khi cuộc kháng chiến nhà Hồ thất bại, Đại Việt rơi vào ách
đô hộ của nhà Minh. Chính sách cai trị hà khắc của nhà Minh đã thổi bùng lên
ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta. Ngọn lửa đấu tranh đấy đã được hội tụ về vùng
7


đất Lam Sơn và sau này phát triển thành một phong trào khởi nghĩa rộng khắp. Để
có được thắng lợi trong phong trào đấu tranh chống quân Minh, nghĩa quân Lam
Sơn đã trải qua không ít khó khăn gian khổ trong giai đoạn 1418 – 1423. Trong
cuộc đấu tranh đó, nhân dân Thanh Hóa đã đóng góp một phần không nhỏ, với
những tấm gương tiêu biểu như Lê Lợi, Lê Lai, đồng bào dân tộc Việt, Mường,
Thái
* Hướng dẫn học ở nhà:
- Sưu tầm những câu chuyện về các nhân vật Lê Lợi, Nguyễn Trãi và các danh
tướng Lam Sơn.
- Học thuộc bài cũ, làm bài tập và vẽ sơ đồ : “ Khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn
1418 - 1423”.
- Chuẩn bị phần II: “Giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa. Tiến quân ra Bắc mở rộng
vùng giải phóng” – Tiết 38
* Rút kinh nghiệm:
Cần cho học sinh sưu tầm một số truyện dân gian về Lê lợi và cuộc khởi nghĩa
Lam Sơn.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
* Giáo viên: Quá trình kiểm tra đánh giá được thực hiện dưới dạng bài viết ,với các
câu hỏi sau:
Câu 1: Em hãy tóm tắt diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1418- 1423?
Câu 2: Nêu những đóng qóp của nhân dân Thanh Hóa trong giai đoạn đầu của cuộc
khởi nghĩa?

* Học sinh:
- Học sinh đã liên hệ và vận dụng những kiến thức địa lí, lịch sử, văn học...để giải
quyết các vấn đề đặt ra trong bài.
- Có những hiểu biết sâu sắc hơn nội dung bài học và lịch sử dân tộc.
- Củng cố tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về những trang sử của xứ
Thanh, của dân tộc qua bài học và trong thực tiễn .
- Biết vận dụng kiến thức hoàn thành bài tập lịch sử.
8. Các sản phẩm của học sinh
Sau khi chấm bài chúng tôi nhận thấy đa số học sinh đã biết vận dụng kiến
thức liên môn để hoàn thành bài tập.Đặc biệt các em biết tích hợp kiến thức của
các môn học để làm bài.
- Kết quả:
Loại giỏi: 6 em
Loại khá: 12 em
Loại TB: 11 em

KẾT LUẬN
Từ kết quả học tập của các em, chúng tôi nhận thấy , việc tích hợp kiến thức
liên môn vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết , có kết quả rõ rệt
đối với học sinh. Cụ thể chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Lịch sử
lớp 7, năm học 2014-2015 và đạt được kết quả rất khả quan. Chúng tôi sẽ tiếp tục
vận dụng phương pháp dạy học này vào thực tiễn giảng dạy ở các khối lớp khác.
8


Bởi vì, việc tích hợp kiến thức liên môn giúp học sinh không chỉ giỏi một môn mà
còn biết kết hợp kiến thức của nhiều môn học để giải quyết vấn đề đặt ra trong bài
học và trong thực tiễn cuộc sống. Đồng thời cũng là cách giúp giáo viên không
ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để dạy tốt môn học của mình.
Phú Lộc , ngày 8 tháng 12 năm 2015

T/M. Nhóm giáo viên thực hiện

Lê Thị Thủy

9



×