Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.55 KB, 88 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH NHƯ THOA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO
CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐINH NHƯ THOA

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO
CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Ngành: Chính trị
Mã số: 8.31.02.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. PHẠM XUÂN HOÀNG



HÀ NỘI, 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận văn
hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Xuân Hoàng. Các tài liệu được

trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy.
Hà Nam, tháng 8 năm 2018

Tác giả luận văn

Đinh Như Thoa


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCV

: Báo cáo viên

CNH

: Công nghiệp hóa

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội


DBHB

: Diễn biến hòa bình

HĐH

: Hiện đại hóa

KHXH

: Khoa học xã hội

MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

TTV

: Tuyên truyền viên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO
VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
TUYÊN GIÁO CẤP HUYỆN....................................................................... 11


1.1. Một số khái niệm cơ bản....................................................................... 11
1.2. Công tác tuyên giáo cấp huyện và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng
công tác tuyên giáo cấp huyện ..................................................................... 17
1.3. Chất lượng công tác tuyên giáo cấp huyện ........................................... 21
1.4. Tính tất yếu và vai trò của việc nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo
cấp huyện trong giai đoạn hiện nay ............................................................. 27
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ
HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM TRONG THỜI GIAN QUA...... 33

2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tuyên giáo của đảng bộ huyện
Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.............................................................................. 33
2.2. Thực trạng công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà
Nam trong thời gian qua.............................................................................. 39
2.3. Những ưu điểm, hạn chế của công tác tuyên giáo huyện Kim Bảng tỉnh
Hà Nam ....................................................................................................... 48
2.4. Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế trong công tác tuyên giáo ở huyện
Kim Bảng hiện nay...................................................................................... 52
Chương 3. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN KIM BẢNG,
TỈNH HÀ NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.............................................. 57

3.1. Bối cảnh tác động đến công tác tuyên giáo của đảng bộ huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam trong thời gian tới ....................................................... 57
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện
Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong thời gian tới ............................................... 66
KẾT LUẬN .................................................................................................... 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 79



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong suốt 88 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, Đảng ta luôn coi công tác
tuyên giáo là một bộ phận cấu thành đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động của
Đảng, là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp nền tảng tư tưởng chính trị của Đảng và

của chế độ, là phương tiện cốt yếu trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, để khẳng định và nâng cao vai trò tiên phong của Đảng về chính trị, lý luận,
văn hóa, đạo đức, thể hiện vai trò định hướng, dẫn dắt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc.
Trong những năm qua, nhất là từ khi có Nghị quyết Trung ương 5, khoá IX về
“nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới” và gần đây là Nghị

quyết Trung ương 5 khóa X về "Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới",
cùng với các văn kiện của Đại hội Đảng khóa XI, XII, công tác tuyên giáo đã được các cấp
uỷ đảng, Ban Tuyên giáo các cấp quan tâm, chỉ đạo sâu sát hơn, đầu tư lực lượng cán bộ,
cơ sở vật chất,… ngày càng tốt hơn. Nhờ đó, công tác tuyên giáo của Đảng có nhiều đổi

mới cả về nhận thức và hoạt động, cả về nội dung và phương thức, tiếp tục góp phần tích
cực vào thành công của công cuộc đổi mới.
Trong giai đoạn hiện nay, cả nước đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH. Bên

cạnh những thuận lợi, công tác tuyên giáo của Đảng cũng gặp không ít khó khăn, thử
thách: tình hình tranh chấp Biển Đông đang tác động đến tình hình chính trị an ninh khu
vực và quốc gia; Mỹ thay đổi chiến lược ở Châu Á-Thái Bình Dương khiến nhiều nước
lớn có những động thái mới về an ninh khu vực; vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên
đang từng bước được giải quyết với nhiều bất ngờ khó lường; Xung đột vũ trang, sắc tộc,

tôn giáo xảy ra ở nhiều nơi, chủ nghĩa khủng bố, Hồi giáo cực đoan đe dọa nghiêm trọng

đến hòa bình thế giới. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 bên cạnh những thuận lợi cũng
đang đặt nước ta trước những thách thức mới về quản trị xã hội, về ứng dụng công nghệ

vào giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội với đòi hỏi ngày càng cao.
Đại hội lần thứ XII của Đảng có chỉ rõ: “nền kinh tế đất nước vẫn đứng trước nhiều
khó khăn, thách thức. Thâm hụt ngân sách và nợ công vẫn còn ở mức cao. Nợ xấu ngân

1


hàng vẫn còn lớn; xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và nợ xấu chưa căn bản và triệt để.
Phân bổ và giải ngân vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, nhất là vốn trái phiếu chính phủ,
vốn ODA còn chậm. Nhiều dự án, doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, thất thoát. Trật tự, an
toàn, tệ nạn xã hội, vi phạm về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn giao thông
và tội phạm trên nhiều lĩnh vực còn diễn biến phức tạp, nhất là ở các đô thị lớn. Quản lý
báo chí, thông tin truyền thông, nhất là các mạng xã hội còn nhiều bất cập”.[45, tr. 207].
Hiện nay, tình hình kinh tế-xã hội ở nước ta đã có những dấu hiệu phục hồi, phát
triển, nhưng vẫn còn đối mặt với không ít thách thức về tăng trưởng. Thiên tai, các vấn nạn
môi trường khiến đời sống nhân dân nhiều nơi còn gặp khó khăn. Nhiều vấn đề văn hóa xã

hội nổi cộm như giáo dục đào tạo khiến người dân bất an, các thế lực thù địch lợi dụng
chiêu bài dân chủ, nhân quyền tôn giáo để xuyên tạc kích động gây chia rẽ khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ ta, nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và chế độ
xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta đang xây dựng. Một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống đang làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng,
Nhà nước và chế độ. Trước yêu cầu đó, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên

giáo là vô cùng cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước.


Phát biểu tại buổi làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương về kết quả công tác kể
từ sau Đại hội lần thứ XII của Đảng, phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, Tổng bí
thư Nguyễn Phú Trọng Tổng Bí thư cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế, yếu kém chậm
được khắc phục như công tác nghiên cứu lý luận vẫn chưa được quan tâm đúng mức, công

tác thông tin tuyên truyền có lúc chưa sinh động, kịp thời, công tác đấu tranh tư tưởng, phê
phán, bác bỏ quan điểm sai trái, phản động của thế lực thù địch mặc dù đã có nhiều cố
gắng nhưng có lúc còn bị động, hiệu quả thấp.
Tổng Bí thư chỉ rõ, tình hình trong nước, quốc tế sắp tới còn nhiều biến động, đặc
biệt là sự tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự chống phá của các thế lực thù
địch, cơ hội ngày càng tinh vi, phức tạp, sự tác động của cách mạng khoa học, công nghệ,

Internet, mạng xã hội… Bối cảnh đó đặt ra cho công tác tuyên giáo trong thời gian tới

2


nhiều khó khăn thách thức. Tổng Bí thư yêu cầu ngành Tuyên giáo thời gian tới cần phải
tiếp tục làm tốt công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng. Điều này thể hiện sự quan
tâm của Người đứng đầu Đảng đối với công tác tuyên giáo và cũng đặt ra những đòi hỏi
tiếp tục cho công tác tuyên giáo trong bối cảnh hiện nay. Điều này cho thấy, công tác tuyên
giáo ở các cấp các ngành, trong đó có cấp huyện phải đổi mới để nâng cao, chất lượng hiệu
quả để thực hiện tốt những nhiệm vụ chính trị quan trọng trước những yêu cầu và thách
thức mới.
Huyện Kim Bảng là 1 trong 6 đơn vị huyện, thị của tỉnh Hà Nam. Trong những
năm qua, công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng đã góp phần quan trọng vào

sự phát triển của Đảng bộ huyện, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đã

và đang triển khai hiệu quả việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,

thực sự trở thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng bộ huyện.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên giáo của đảng bộ huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam còn một số hạn chế, như: Tính định hướng, tính thuyết phục, sự hấp
dẫn của công tác tuyên giáo chưa cao, có biểu hiện n tránh những vấn đề bức xúc mà dư
luận quan tâm. hương thức hoạt động còn nặng tuyên truyền một chiều từ trên xuống, ít
chú trọng nắm bắt thông tin hai chiều, thiếu khả năng chủ động lắng nghe, đối thoại trong
hoạt động tuyên truyền. Nội dung, hình thức, phương thức tuyên truyền còn đơn điệu,
thiếu tính sáng tạo, hiệu quả tuyên truyền tác động chưa lớn. Việc đấu tranh, phản bác các
thông tin, quan điểm sai trái, thù địch còn thụ động, chưa có sức thuyết phục, chưa phát
huy được trí tuệ, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống cán bộ làm công tác tuyên
giáo…Việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp khả thi nhằm phát huy những thành tựu đã
đạt được, khắc phục các hạn chế tồn tại của công tác tuyên giáo, nâng cao hiệu quả hơn

nữa công tác tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác
tuyên giáo của Đảng bộ huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong giai đoạn hiện nay”, làm
luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học.

3


2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, bài viết, luận văn, luận án đề cập dưới

nhiều góc độ, phạm vi khác nhau về công tác tuyên giáo, đáng chú ý là:
* Những nghiên cứu về các vấn đề lý luận của việc nâng cao hiệu quả công tác
tuyên giáo của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
Cuốn Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng do PGS. Hà

Học Hợi và TS. Ngô Văn Thạo biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia [30], Hà Nội
xuất bản 2002, hình thành trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học cấp nhà nước
“Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng” mã số KHXH 05-02, đã
trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác tư tưởng, dự báo tình hình tư tưởng xã hội của nước ta đến năm 2020, giới thiệu nội

dung, giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả của công tác tư tưởng và nhấn mạnh được
một số nhiệm vụ trước mắt của công tác tư tưởng như: đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và
nghiên cứu lý luận, tiếp tục làm sáng tỏ hơn về lý luận chủ nghĩa xã hội; tiếp tục hoàn thiện
bộ máy, tập trung cho hoạt động công tác tuyên truyền từ Trung ương tới địa phương đạt
hiệu quả, thâm nhập sâu vào quần chúng nhân dân; công tác tư tưởng đưa ra những kế
hoạch giải quyết được những vấn đề cấp thiết mà xã hội đặt ra, nâng cao tinh thần chống
thù trong giặc ngoài; thực hiện đầy đủ những quy định mà Đảng đặt ra trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ, chống mọi hành động bêu xấu chính phủ, nói xấu Đảng, thực hiện tốt công
tác tư tưởng trên mọi mặt trận như báo chí, khoa giáo, văn nghệ…Cuốn sách này đã đưa ra
được những giải pháp thiết thực trong việc thực hiện công tác tư tưởng của Đảng ta trong
giai đoạn hiện nay.

Cuốn Học tập phương pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh do TS. Hoàng
Quốc Bảo biên soạn [6], Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản, 2006. Cuốn sách
đã nghiên cứu nguồn gốc, những đặc trưng cơ bản của phương pháp tuyên truyền cách mạng

Hồ Chí Minh, thực trạng phương pháp tuyên truyền của đội ngũ cán bộ tư tưởng và đặc biệt đề
xuất được những giải pháp cơ bản nhằm đổi mới, nâng cao hiệu quả tuyên truyền theo phương
pháp tuyên truyền cách mạng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ làm cách mạng tuyên truyền.
Cuốn sách đã nêu rõ được công tác xây dựng lực lượng cán bộ làm cách mạng tuyên

4



truyền. Người cán bộ làm cách mạng tuyên truyền phải là người có phẩm chất đạo đức
cách mạng, có ý thức, có niềm tin vào lý tưởng XHCN, tin vào con đường cách mạng của
Đảng đã chọn; có trình độ lý luận cách mạng, chuyên môn công tác, đủ khả năng hoạt
động chính trị-xã hội, thực hiện nhiệm vụ của công tác tuyên truyền; nắm vững và thành

thạo các kĩ năng làm cách mạng, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc Cách mạng.
Cuốn Công tác tư tưởng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do
PGS.TS Trần Thị Anh Đào biên soạn [7], Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất
bản, 2009. Cuốn sách trình bày khái niệm công tác tư tưởng và bản chất công tác tư tưởng
của Đảng Cộng sản; sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và công tác tư tưởng của Đảng ta
những năm qua. Cuốn sách đã đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản đổi mới,
nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng hiện nay như: Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển lý
luận cách mạng, tổng kết thực tiễn Cách mạng, ngăn chặn và đẩy lùi sự suy thoái về đạo
đức, lối sống của cán bộ Đảng viên, đánh giá, dự báo những tác động biến đổi chính trị-xã

hội trong nước và quốc tế để định hướng tư tưởng, đạo đức cho cán bộ đảng viên; đổi mới
công tác tư tưởng, cổ động về đạo đức, lối sống, thực hiện tiết kiệm chống lãng phí, phát
huy được sức mạnh tổng hợp, đề cao trách nhiệm cả hệ thống chính trị và toàn dân; kiên

quyết đấu tranh, chống mọi âm mưu phản động DBHB của các thế lực thù địch trên lĩnh
vực tư tưởng, đạo đức, lối sống.
Cuốn Một số vấn đề lý luận nghiệp vụ công tác tư tưởng, do Phạm Quang Nghị
biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia [33], Hà Nội xuất bản, 2002, đã cung cấp
những tri thức cơ bản về nghiệp vụ, kỹ năng trong công tác tư tưởng của Đảng. Cuốn sách
cho thấy được vai trò của lý luận cách mạng, việc nghiên cứu dư luận xã hội trong công tác
tư tưởng; vai trò của văn hóa, văn nghệ trong công tác tư tưởng và những khía cạnh tâm lý

xã hội trong công tác tư tưởng. Bên cạnh đó cuốn sách cũng đã đề cập đến vấn đề lãnh
đạo, quản lý hoạt động báo chí, tuyên truyền cổ động.


Cuốn Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng ở cơ sở, do PGS.TS Ngô
Huy Tiếp và GS.TS Đinh Ngọc Giang biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội xuất bản, 2010, đã trình bày những vấn đề lý luận chung về công tác tư tưởng; phân
tích thực trạng và đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng ở cơ

5


sở như: Các cấp ủy, lãnh đạo cần xây dựng chương trình, kế hoạch lãnh đạo, hoạt động có
hiệu quả công tác tư tưởng; nhạy cảm với tình hình quốc tế và trong nước, lắng nghe phản
ánh tình hình tư tưởng, hoạt động chính trị - xã hội trong đội ngũ cán bộ đảng viên và toàn

thể nhân dân; kết hợp nhiều hình thức công tác tư tưởng phong phú, sinh động, tập trung
giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đội ngũ BCV, TTV đầy đủ trình độ, năng lực nghiệp
vụ chuyên môn phục vụ cho công tác tư tưởng trước những yêu cầu bức thiết đặt ra.
Cuốn Những vấn đề lý luận về công tác tư tưởng của Đảng hiện nay, do PGS.TS
Ngô Huy Tiếp biên soạn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội xuất bản, 2011, đã
trình bày và làm rõ một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về công tác tư tưởng
của Đảng trong giai đoạn hiện nay, trong đó có đề cập đến khái niệm, các hình thức,
phương pháp trong đó nhấn mạnh vai trò của công tác tuyên truyền miệng như: thông qua

công tác tuyên truyền miệng những thông tin nội bộ quan trọng không đưa trên các
phương tiện thông tin đại chúng đến được các đối tượng và chủ thể cần được tuyên truyền;

trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, công tác tuyên truyền
miệng góp phần định hướng thông tin, làm cho đối tượng tiếp nhận thông tin được truyền
tải những thông tin chính xác, mang tính thời sự và từ đó định hướng dư luận xã hội, tạo cơ
sở xây dựng khối đoàn kết trong Đảng, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị mà cách
mạng đề ra.
Nhìn chung, công trình của các tác giả nêu trên đều khẳng định: công tác tư tưởng,

tuyên giáo luôn là một trong những hoạt động có vai trò quan trọng hàng đầu trong sự
nghiệp cách mạng của Đảng; dự báo yếu tố tác động và sự cần thiết phải tăng cường công
tác tư tưởng, tuyên giáo; luận giải nhiều vấn đề về công tác tư tưởng, tuyên giáo như quan

niệm, nội dung hoạt động, các hình thức, biện pháp công tác tư tưởng, tuyên giáo…Đây là
những công trình có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, có giá trị tham khảo sâu sắc đối với
luận văn.
* Những nghiên cứu về thực trạng công tác tuyên giáo ở Đảng bộ tỉnh, quận/huyện
nói chung trong thời gian qua, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp đổi mới, nâng cao chất
lượng công tác tuyên giáo, đáng chú ý là các luận văn thạc sĩ được thực hiện ở nhiều cơ sở
đào tạo trên phạm vi cả nước.

6


“Chất lượng công tác tư tưởng của các Đảng bộ quận mới thành lập ở Thành phố

Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay”, của tác giả Nguyễn Hoàng Năng, Luận văn Thạc sĩ
Khoa học chính trị. Luận văn đã phân tích vị trí vai trò, đặc điểm của quận mới thành lập
tác động đến tình hình tư tưởng và công tác tư tưởng của các đảng bộ cũng như vai trò của
các Đảng bộ quận tăng cường lãnh đạo thực hiện công tác tư tưởng và đặc điểm về tổ

chức, bộ máy, con người làm công tác tư tưởng của các Đảng bộ quận mới thành lập ở
thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn cũng làm rõ quan niệm chung về tư tưởng, công tác tư
tưởng và đi vào quan niệm chất lượng công tác tư tưởng, các tiêu chí đánh giá và sự cần

thiết phải nâng cao chất lượng công tác tư tưởng; phân tích tình hình tư tưởng, chất lượng
về ưu, khuyết điểm, những nguyên nhân tác động cũng như một số kinh nghiệm ban đầu
và những vấn đề đặt ra, qua đó dự báo xu hướng diễn biến tư tưởng, để làm cơ sở cho việc
đề ra mục tiêu, phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công

tác tư tưởng của các đảng bộ quận mới thành lập ở thành phố Hồ Chí Minh.
“Nâng cao chất lượng công tác tư tưởng trong Đảng bộ tỉnh Tiền Giang giai đoạn

hiện nay”, của Nguyễn Minh Tân (2003) [38], Luận văn Thạc sĩ Khoa học chính trị, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài có nêu lên phương hướng củng cố và nâng
cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên nhằm đảm bảo tuyên truyền có
hiệu quả đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước đến cơ sở,
thông tin định hướng tư tưởng kịp thời về các sự kiện quan trọng của đất nước, của tỉnh

Tiền Giang và thế giới đến đảng viên và nhân dân. Luận văn cũng nêu được tình hình hoạt
động công tác tư tưởng trong Đảng bộ tỉnh Tiền Giang: một số các cơ quan, tổ chức Đảng
chưa thực sự coi trọng đến công tác tư tưởng của Đảng, đội ngũ cán bộ Đảng viên làm
công tác tư tưởng còn yếu kém về trình độ và nghiệp vụ chuyên môn; nội dung các
chương trình đào tạo cho cán bộ còn mang nặng tính lý thuyết, thiếu tính thực tiễn; ý thức

tự giác và tinh thần kỷ luật của một số cán bộ Đảng viên còn chưa cao, chưa nghiêm túc
trong quá trình công tác; một số nơi chưa được trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất kỹ thuật
thiết yếu phục vụ cho công tác tư tưởng.
“Chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các đảng bộ huyện ở tỉnh Hải
Dương” của Vũ Văn Vở [50], Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí

7


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full















×