Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Bài tập lớn Kiểm toán tài chính 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.56 KB, 29 trang )

I.TỔNG QUÁT CÔNG TY
1. Giới thiệu
Tên giao dịch: HP CTT
Mã số thuế: 0200577563
Địa chỉ:Số 290 đường Hà Nội, Phường Sở Dầu, Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng
Đại diện pháp luật: Khoa Năng Tuyên
Ngày cấp giấy phép: 24/02/2004
Ngày hoạt động: 01/03/2004 (Đã hoạt động 15 năm)
Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Vận tải Xi măng Hải Phòng là doanh nghiệp
được cổ phần hóa từ Xí nghiệp Vận tải và Sửa chữa Thủy thuộc Công ty Xi măng Hải
Phòng theo.Quyết định số 1753/QĐ-BXD ngày 29 tháng 12 năm 2003.của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng. Công ty hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0203000727 ngày 24 tháng 02 năm 2004 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải
Phòng cấp.Trong quá trình hoạt động Công ty đã 02 lần được Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố Hải Phòng cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi do tăng vốn
điều lệ.Vốn điều lệ theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 20.163.850.000 VND.
Cổ đông Nhà nước Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam góp 10.860.400.000
tương 53.86 %,Cổ đông là người trong và ngoài doanh nghiệp góp 9.303.450.000
VNĐ tương ứng 46,14 %
2. Lịch sử hình thành
Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ - Vận tải Xi măng Hải `Phòng tiền thân là
phân xưởng Cơ Giới, phân xưởng Sửa chữa sà lan, Đoàn vận tải thuỷ của Nhà máy xi
măng Hải Phòng và Liên đội vận tải thuỷ, bộ thuộc Công ty cung ứng vật tư thiết bị số
3 - Bộ Xây dựng, lịch sử phát triển của Công ty gắn liền vơí sự phát triển của Nhà máy
xi măng Hải Phòng.
 Giai đoạn từ 10/9/1899 đến 6/1955
Ngày 10/9/1899 Công ty Xi măng Poóclan nhân tạo Đông Dương được thành lập
cũng chính là ngày ra đời của Nhà máy xi măng Hải Phòng và của Đoàn vận tải thuỷ,
Đoàn vận tải bộ. Công ty Xi măng Poóclan nhân tạo Đông Dương độc quyền khai thác
nguyên liệu tại khu núi đá vôi Tràng Kênh nằm ở vùng hữu ngạn sông Đá Bạc cách
Hải Phòng 17km theo đường chim bay và khai thác đất sét tại bãi sông cửa Cấm, toàn


1


bộ khối lượng khai thác được đoàn vận tải thuỷ vận chuyển về Nhà máy là nguyên liệu
chính để sản xuất xi măng.
 Giai đoạn từ ngày 6/11/1955 đến ngày 10/3/1997
Hoà bình được lập lại trên miền Bắc, Nhà máy Xi măng Hải Phòng phát động nhiều
phong trào thi đua như phong trào thi đua “ Ba nhất “ , phong trào thi đua “ Bốn ngọn
cờ hồng “ với khẩu hiệu hành động “ Hãy sản xuất nhiều xi măng cho Tổ quốc “,
trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc, Nhà máy xi măng Hải
Phòng nhanh chóng chuyển mọi hoạt động từ thời bình sang thời chiến đảm bảo duy
trì và đã sản xuất nhiều chủng loại xi măng để xây dựng các công trình quan trọng như
công trình Lăng Bác, Bảo tàng Hồ Chí Minh, nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy
Kính đáp cầu, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, cầu Thăng Long… Cán bộ công nhân viên
đơn vị vận tải luôn hoàn thành nhiệm vụ tiếp nhận vận chuyển hàng triệu tấn sản phẩm
đầu ra để đảm bảo cho sản xuất được thường xuyên liên tục , ngoài ra đơn vị còn tiếp
nhận và vận chuyển hàng triệu tấn hàng hoá thiết bị từ cảng Hải Phòng đến chân các
công trình xây dựng nhà máy xi măng Bỉm Sơn Thanh Hoá, nhà máy Kính Đáp Cầu,
nhà máy bê tông Đạo Tú, bê tông Xuân Mại, Cung văn hoá Lao động Hữu nghị Việt
Tiệp, nhà máy xi măng Bút Sơn, tham gia chiến dịch giải toả cảng Hải Phòng đưa
hàng đến các tỉnh phía Bắc.
Sau giải phóng miền Nam theo sự chỉ đạo của Chính phủ, đơn vị đã tập trung
toàn lực để cùng các ngành đường sông, đường biển vận chuyển tiêu thụ hàng chục
triệu tấn xi măng cho các tỉnh phía nam để bình ổn giá cả thị trường và xây dựng đất
nước.
 Giai đoạn từ ngày 1/4/1997 đến ngày 28/2/2004
Theo định hướng phát triển của ngành xi măng và từng bước chuẩn bị các điều kiện
cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn cho các đơn vị thành viên trong Tổng công ty xi
măng Việt Nam không ngừng trưởng thành về mọi mặt để cạnh tranh thắng lợi trên
thương trường với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành. Chủ tịch HĐQT Tổng công

ty xi măng Việt Nam đã ký quyết định số 110/XMVN - HĐQT ngày 1/4/1997 trên cơ
sở sáp nhập 4 đơn vị là đoàn vận tải thuỷ, đoàn vận tải tiêu thụ sản phẩm, phân xưởng
cơ giới, phân xưởng sửa chữa thuỷ thành xí nghiệp Vận tải và Sửa chữa thuỷ trực
thuộc công ty Xi măng Hải Phòng.
Sau 7 năm hoạt động theo mô hình xí nghiệp trực thuộc công ty xi măng Hải
Phòng, tập thể CBCNV của đơn vị từng bước trưởng thành về mọi mặt quản lý, điều
hành sản xuất kinh doanh, với đội ngũ 420 CBCNV có trình độ chuyên môn nghiệp vụ
từ công nhân kỹ thuật, trung cấp, kỹ sư đến thạc sỹ, quản lý trên 8.520 tấn phương tiện
2


thuỷ, 420 tấn phương tiện bộ, Xí nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển các
nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất xi măng và vận chuyển xi măng đến các
công trình xây dựng, sản lượng vận chuyển thuỷ bộ đạt trên 1,2 triệu tấn/ năm, thực
hiện tốt công tác bảo dưỡng sửa chữa phương tiện thuỷ bộ, đảm bảo việc làm đời sống
cho người lao động ngày càng được cải thiện…
 Giai đoạn từ 1/3/2004 đến 30/6/2007
Thực hiện chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về việc cổ phần hoá
các doanh nghiệp Nhà nước trong xu thế nền kinh tế nước ta đang hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế khu vực và thế giới, các doanh nghiệp quốc doanh quản lý theo cơ chế
quan liêu bao cấp không còn phù hợp, đòi hỏi các doanh nghiệp nhà nước phải chuyển
đổi mạnh mẽ để tồn tại và phát triển. Theo lộ trình cổ phần hoá của Tổng công ty xi
măng Việt Nam, công ty xi măng HảI Phòng đã lập phương án cổ phần hoá từng bộ
phận của công ty trước mắt cổ phần hoá Xí nghiệp vận tải và sửa chữa thuỷ . Phương
án cổ phần hoá đã được Tổng công ty xi măng Việt Nam và Bộ Xây dựng chấp nhận.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ra quyết định số 1753/ QĐ - BXD ngày 29/12/2003 về
việc: Chuyển Xí nghiệp Vận tải và sửa chữa thuỷ là đơn vị hạch toán phụ thuộc Công
ty xi măng Hải Phòng thành Công ty cổ phần thương mại dịch vụ vận tải xi măng Hải
Phòng và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/3/2004.
3. Lĩnh vực hoạt động












Vận chuyển bằng phương tiện vận tải thủy bộ
Sửa chữa phương tiện vận tải
Kinh doanh xi măng, xăng dầu, vật tư, vật liệu xây dựng.
Kinh doanh kho bến bãi
Dịch vụ xây dựng, san lấp mặt bằng.
Cung ứng vật tư đầu vào( than, phụ gia...) cho nghành xi măng.
Dịch vụ lưu trú ngắn ngày, khách san, nhà nghỉ , nhà khách.
Khai thác cát, đá, sỏi, đất sét.
Cho thuê máy móc thiết bị xây dựng, và các đồ dùng hữu hình khác.
Đại lý và điều hành các tua du lịch.

4. Năng lực vật chất


Bến quỳnh cư: với diện tích 2.324,4 m2 (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

số: AI210440 ngày 10/11/2008) và 100m kè hiện đang cho thuê bốc xếp hàng hoá.
 Mặt bằng số 290 Sở Dầu-Hồng Bàng –HP diện tích 9.026,9m2 (Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất số: AĐ789754 ngày 6/3/2009) làm trụ sở chính của công ty và

bãi đỗ xe, nhà để xe kinh doanh.
3




Mặt bằng khu vực triền đà 62.000m2 nằm trong quy hoạch của dự án khu đô thị

XMHP.
 Phương tiện vận tải thuỷ: 5 đầu kéo loại 135CV và 5 Sà lan loại 200T, 6 sà lan
loại 250T, 2 tàu tự hành 680T và 580T máy 305CV, tổng cộng 3.760 tấn phương tiện.
 Phương tiện vận tải biển: tàu Hồng Bàng 68 trong tải 2.000T.
 Phương tiện vận tải bộ: 10 xe vận tải bằng 85 tấn phương tiện.
 Xe ca: 14 chiếc: trong đó 3 xe loại 46 chỗ, 11 xe loại 34 chỗ.
 Pông tông: 01 chiếc.
 Nhà hàng VicemHCT diện tích trên 300m2
5.Sơ đồ công ty

4


II.KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.Đối tượng kiểm toán báo cáo tài chính
a. Tổng quan về kiểm toán BCTC
Kiểm toán là quá trình các kiểm toán vên (KTV) độc lập và có năng lực tiến hành
thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin được kiểm toán nhằm xác nhận
và báo cáo về mức độ phù hợp giữa các thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết
lập.
 Đối tượng của kiểm toán BCTC
Kiểm toán BCTC là loại kiểm toán nhằm kiểm tra và xác nhận về tính trung thực,

hợp lí của các BCTC được kiểm toán cũng như BCTC có được trình bày phù hợp với
các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán được thừa nhận hay không.
Tiêu chuẩn, chuẩn mực cho việc đánh giá kiểm toán BCTC thường là các chuẩn
mực kế toán, các quy định pháp lí về kế toán và những định khác có liên quan.
Đối tượng của kiểm toán BCTC là các BCTC (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC) và các
bảng khai thác theo luật định.
 Mục tiêu của kiểm toán BCTC
Mục đích của kiểm toán BCTC là đánh giá tính trung thực, hợp lí của các BCTC so
với luật, chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành cho các bên quan tâm.
Các mục tiêu của kiểm toán BCTC bao gồm:
- Sự tồn tại và phát sinh
- Quyền sở hữu và nghĩa vụ
- Sự ghi chép đầy đủ
- Sự đánh giá
- Sự ghi chép chính xác
- Trình bày và khai báo
b. Các giai đoạn của kiểm toán BCTC công ty HCT
Các loại kiểm toán khác nhau có những quy trình kiểm toán đặc thù khác nhau. Tuy
nhiên trên một phạm vi chung, tất cả các loại kiểm toán đều có quy trình kiểm toán

5


tương tự nhau, đó là quy trình ba giai đoạn: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giai
đoạn thực hiện kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán.



Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán


Lập kế hoạch chiến lược: KTV tìm hiểu thông tin sơ bộ về Công ty cổ phần Thương
mại Dịch vụ Vận tải Xi măng Hải Phòng (HCT) qua thông tin đại chúng, qua hồ sơ
kiểm toán, qua các KTV tiền nhiệm…Trong bước này KTV thực hiện các công việc
sau:
+ Đánh giá kiểm soát và xử lí rủi ro cuộc kiểm toán. Việc đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ (KSNB) để xác minh tính hiện hữu của hệ thống KSNB và làm cơ sở cho
việc xác định phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của
khách hàng. Được thực hiện qua các bước sau: Thu thập hiểu biết về KSNB của KH;
Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát; Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát và lập bảng
đánh giá KSNB.
Câu hỏi đánh giá hệ thống kế toán, thuế, chính sách kế toán áp dụng, chu trình…
+ Lập thảo luận và kí kết hợp đồng kiểm toán: Sau khi chấp nhận KH, hai bên tiến
hành thảo luận và kí kết hợp đồng kiểm toán.
+ Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán: Đội ngũ nhân viên kiểm toán được lựa
chọn là nhữn nhân viên kiểm toán có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao.
-Kế hoạch tổng thể (chi tiết thêm phần khoanh vùng rủi ro, chỉ dẫn cụ thể cho công
tác kế toán). Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tổng thể được chia làm các bước
nhỏ sau:
+ Thu thập thông tin cơ sở của KH: Gồm các thông tin về bộ máy quản lí, nghành
nghề và hoạt động kinh doanh, quy trình kế toán…
 Công ty cổ phần thương mại dịch vụ vận tải xi măng Hải Phòng có cơ cấu tổ
chức quản lí bao gồm: đại hội đông cổ đông, hội đồng quản trị, ban kiểm soát, giám
đốc điều hành.
 Loại hình kinh tê: cổ phần
 Lĩnh vực kinh tế: kinh tế tư nhân
 Loại hình tổ chức: Tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh dịch vụ, hàng hóa
 Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính: Vận chuyển bằng phương tiện vận
tải thủy bộ; Sửa chữa phương tiện vận tải; Kình doanh xi măng, xăng dầu, vật tư, vật
liệu xây dựng; Kinh doanh kho bến bãi; Dịch vụ xây dựng san lắp mặt bằng; Cung ứng

vật tư đầu vào (than, phụ gia,..) cho ngành xi măng; Dịch vụ lưu trú ngắn ngày, khách
6


sạn, nhà nghỉ, nhà khách; Khai thác đá sỏi đất sét; Cho thuê máy móc thiết bị xây dựng
và các đồ dung hữu ích khác; Đại lí và điều hành các tua du lịch.
 Chu kì sản xuất, kinh doanh thông thường: được thực hiện không quá 12 tháng
+ Các thủ tục phân tích đánh giá trọng yếu và rủi ro: KTV phân tích sơ bộ về trọng
yếu và rủi ro kiểm toán. Đánh giá và khoanh vùng trọng yếu đối với từng phần hành,
khoản mục để chuẩn bị cho chương trình kiểm toán.
- Chương trình kiểm toán: Trên cơ sở kế hoạch tổng thể, KTV xây dựng chương
trình kiểm toán cụ thể đối với từng phần hành kiểm toán. Trong quá trình thực hiện
kiểm toán, các KTV sẽ phải tuân theo các quy trình kiểm toán và chỉ được thay đổi
trong các trường hợp đặc biệt.
- Xác định và phân bổ mục trọng yếu: việc xác định trọng yếu của từng công ty dựa
trên hai mặt là quy mô và tính hệ trọng của thông tin tài chính. Sau khi xác định được
mục tiêu trọng yếu các KTV thực hiện phân bổ trọng yếu cho từng khoản mục làm căn
cứ để thực hiện kiểm toán.



Giai đoạn thực hiện kiểm toán

- Mẫu giấy làm việc kiểm tra thực hiện các thủ tục kiểm soát
- Khoanh vùng rủi ro: Rủi ro kiểm toán là khả năng mà KTV đưa ra ý kiến không
xác đáng về đối tượng được kiểm toán và rủi ro kiểm toán là điều không thể tránh khỏi
trong bất cứ cuộc kiểm toán nào. Khi bắt đầu thực hiện kiểm toán, KTV cần thực hiện
khoanh vùng rủi ro kiểm toán nhằm hạn chế và kiểm soát mức rủi ro có thể xảy ra
trong một mức độ cho phép. Việc khoanh vùng rủi ro đòi hỏi rất nhiều ở kinh nghiệm
và trình độ của KTV, điều này cũng cần căn cứ nhiều vào hệ thống KSNB của Công ty

KH, quy trình kế toán và đặc điểm ngành nghè kinh doanh.
- Thực hiện chương trình kiểm toán: Chương trình kiểm toán gồm 2 bước là quy
trình phân tích và kiểm tra chi tiết, với nguồn dữ liệu lấy từ KH. Thông thường đối với
bất kì một khoản mục nào đó, KTV cũng cần thực hiện xem xét qua hệ thống KSNB,
kiểm tra số liệu tổng hợp, thực hiện thủ tục phân tích soát xét, và cuối cùng là đi đến
kiểm tra chi tiết trên chứng từ kế toán.
- Quy trình phân tích
Thực hiện phân tích biến động của các chỉ tiêu kế toán, xem xét các biến động bất
thường từ đó tiến hành kiểm tra các khoản mục nghi ngờ sai phạm.

7


Trong tổ chức thực hiện thủ tục phân tích đòi hỏi nhiều ở trình độ và sự phán đoán,
kinh nghiệm của KTV. Thông thường trong thủ tục phân tích đòi hỏi những giai đoạn
như sau:
+ Phát triển mô hình: kết hợp với các biến tài chính và hoạt động. Khi phát triển mô
hình cần xác định các biến tài chính và hoạt động và nghiên cứu trong mối quan hệ của
chúng. Khi kết hợp được những biến độc lập có liên quan, mô hình sẽ cho ta nhiều
thông tin hơn và kết quả dự đoán sẽ chính xác hơn. Và nếu mô hình và dự đoán đơn
giản háo quá nhiều cũng đồng nghĩa với đơn giản hóa các phép so sánh và mức hạn
của bằng chứng kiểm toán.
+Xem xét các chỉ tiêu kế toán cần phân tích xem mức độ độc lập và tin cậy để đảm
bảo mục tiêu phân tích: Tính độc lập và tin cậy của dữ liệu tài chính và nghiệp vụ sử
dụng trong mô hình có ảnh hưởng trực tiếp đến tính chính xác của dự đoán và tới bằng
chứng thu được của thủ tục phân tích.
+ Nguồn của dữ liệu; Những dữ liệu nào có nguồn gốc từ bên ngoài sẽ có độ tin cậy
cao hơn những dữ liệu có nguồn gốc từ bên trong Doanh nghiệp. Các dữ liệu từ bên
trong Doanh nghiệp chỉ có độ tin cậy cao hơn nếu chúng độc lập với người chịu trách
nhiệm cho giá trị được kiểm toán. Những dữ liệu đã được kiểm toán có độ tin cậy cao

hơn dữ liệu chưa được kiểm toán...
+ Tính kế thừa và phát triển của thủ tục kiểm toán dữ liệu trước đó. Đây là một nội
dung khá quan trọng trong cuộc kiểm toán, việc kế thừa và phát triển dựa trên các thủ
tục kiểm toán trước đó sẽ làm giảm chi phí kiểm toán và tăng chất lượng cuộc kiểm
toán lên nhiều hơn.
- Kiểm tra chi tiết là việc áp dụng trắc nghiệm tin cậy và trắc nghiệm trực tiếp số dư
để kiểm toán từng khoản mục (nghiệp vụ) tạo nên số dư trên khoản mục, thực hiện
kiểm tra chi tiết trên các tài khoản, chứng từ kế toán và tài liệu khác có liên quan. KTV
phải xem xét từ sổ tổng hợp, theo dõi các nghiệp vụ bất thường, phát sinh lớn hay
không bình thường và dựa trên phương pháp chọn mẫu phù hợp để từ đó đưa đến kiểm
tra trên chứng từ.
- Mẫu các bảng biểu, chỉ tiêu phân tích:KTV áp dụng các mẫu bảng biểu để kiểm
tra và phân tích các chỉ tiêu tài chính kế toán, bao gồm: sơ đồ biến động của các chỉ
tiêu cần phải phân tích trong kì phân tích, sơ đồ biến động của các chỉ tiêu phân tích
giữa các kì với nhau…

8




Giai đoạn kết thúc kiểm toán

- Các kết luận kiểm toán viên đưa ra chịu sự soát xét của ba cấp quản lí gồm trưởng
nhóm kiểm toán, trưởng phòng và cuối cùng là của Ban giám đốc. Mục đích của các
cấp soát xét là đảm bảo Báo cáo kiểm toán đưa ra không bị sai lệch, trình bày đúng với
thực trạng của Công ty được kiểm toán.
- Ý kiến kiểm toán; được nêu ra sau khi cuộc kiểm toán kết thúc. Có thể là ý kiến
chấp nhận toàn phần, chấp nhận từng phần hoặc từ chối đưa ra ý kiến tùy thuộc vào
bằng chứng kiểm toán thu được.

Theo báo cáo kiểm toán độc lập của bên kiểm toán sau khi đã kiểm toán BCTC kèm
theo Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ vận tải Xi măng Hải Phòng được lập ngày
09/03/2018, kiểm toán viên đã đưa ra ý kiến của mình: “Theo ý kiến của chúng tôi,
báo cáo tài chính kèm theo đã phản ánh trung thực và hợp lí, trên các khía cạnh trọng
yếu, tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ vận tải Xi măng
Hải Phòng tại ngày 31/12/2017 cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình
lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với Chuẩn mực kế
toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh nghiêp va các quy định pháp lí có liên quan tới
việc lập và trình bày Báo cáo tài chính.”
- Báo cáo kiểm toán và BCTC cùng các chỉ dẫn: Báo cáo kiểm toán được lập sau
khi kết thúc cuộc kiểm toán, trong đó nêu ra kết luận cuộc kiểm toán, những sai phạm
và tồn tại của KH, ý kiến của KTV, BCTC trước khi kiểm toán và BCTC sau khi đã
được kiểm toán.
c. Phân tích đối tượng của kiểm toán BCTC tại Công ty HCT
Đối tượng của kiểm toán BCTC của Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ vận tải
Hải Phòng bao gồm:






Bảng cân đối kế toán tại ngày 31 tháng 12 năm 2017
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính.
Theo mục 6 của Báo cáo của Hội đồng Quản trị có xác nhận:

“Theo ý kiến của Hội đồng Quản trị, chúng tôi xác nhận rằng Báo cáo Tài chính bao
gồm Bảng cân đối kế toán tại ngày 31 tháng 12 năm 2017, Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các Thuyết minh đính kèm đươc soạn thảo
đã thể hiện quan điểm trung thực và hợp lý về tình hình tài chính cũng như kết quả
hoạt động kinh doanh và các lường lưu chuyển tiền tệ của Công ty cho năm tài chính
kết thức ngày 31 tháng 12 năm 2017.
9


Báo cáo tài chính của Công ty được lập phù hợp với chuẩn mực và hệ thống kế toán
Việt Nam.”


Theo Báo cáo của Kiểm toán có xác nhận:

“Chúng tôi đã kiểm toán báo cáo tài chính kèm theo của Công ty Cổ phần Thương
mại Dịch vụ vận tải Hải Phòng, được lập ngày 9 tháng 3 năm 2018, Bao gồm Bảng
cân đối kế toán tại ngày 31 tháng 12 năm 2017, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày và Bản thuyết minh
báo cáo tài chính”
Phân tích bảng cân đối kế toán giai đoạn 2016-2017
Trong giai đoạn năm 2016-2017, tổng tài sản hay tổng nguồn vốn có xu hướng tăng.
Năm 2016, tổng tài sản (tổng nguồn vốn) của Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ
Vận tải Xi măng Hải Phòng là 48,728 tỷ VNĐ. Tuy nhiên đến hết năm 2017 đã có sự
gia tăng nhẹ với mức 50 tỷ VNĐ lên 48,778 tỷ VNĐ, tăng 1% so với năm 2016.
+ Về tài sản
Chiều hướng tăng tổng tài sản đến từ nhiều nguyên nhân, hầu hết các khoản mục tài
sản đều cho thấy chiều hướng tăng. Chủ yếu nhất là tiền và tương đương tiền tăng, các
khoản phải thu ngắn hạ và dài hạn tăng và hàng tồn kho tăng khá mạnh.
Về cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỷ trọng khá cao, cụ thể năm 2016 là
22,282 tỷ VNĐ chiếm 45.72% trên tổng tài sản, và năm 2017 tài sản ngắn hạn chiếm
51.38% trên tổng tài sản..

+ Về nguồn vốn
Nguồn vốn trong giai đoạn 2016 – 2017 tăng do:
Nợ phải trả năm 2017 giảm 253 triệu VNĐ so với năm 2016 tương ứng với mức
giảm 3,53%.
Về cơ cấu: Tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn chiếm khá cao. Cụ thể trong
năm 2016 nợ phải trả bằng 15,19% tổng nguồn vốn, đến năm 2017 nợ phải trả giảm
còn 14,67%, ở mức 7,159 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu có một sự tăng nhẹ là 1% so với
năm 2016
Nhìn chung, tỷ trọng của vốn chủ sở hữu tăng cho thấy mức độ phụ thuộc về tài
chính của đơn vị đã giảm đi, tuy nhiên do tăng không đáng kể nên nhìn chung đơn vị
vẫn phụ thuộc nhiều từ nguồn vốn vay bên ngoài.
Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu tài chính của
10


CHỈ
TIÊU

Năm 2017

Năm 2016

Chênh lệch tuyệt
đối

Chênh lệch tương
đối (%)

Doanh
số


116,234,790,492

99,184,087,206

17,050,703,286

17.19096658

Các
khoản
giảm trừ

-

-

-

-

Doanh
số thuần

116,234,790,492

99,184,087,206

17,050,703,286


17.19096658

Giá vốn
-106,189,885,252
hàng bán

-90,425,984,141

-15,763,901,111

17.43293287

Lãi gộp

10,044,905,240

8,758,103,065

1,286,802,175

14.69270418

Thu
nhập tài
chính

223,339,319

261,299,763


-37,960,444

-14.52754628

Chi phí
tài chính

-108,137,744

-139,319,442

31,181,698

-22.38144049

Chi phí
tiền lãi

-108,137,744

-139,319,442

31,181,698

-22.38144049

Chi phí
-4,007,963,020
bán hàng


-3,448,004,777

-559,958,243

16.24006575

Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp

-4,117,959,136

-3,762,569,129

-355,390,007

9.445408039

Lãi/(lỗ)
từ hoạt
động
kinh
doanh

2,034,184,659

1,669,509,480

364,675,179


21.84325297

Thu
nhập
khác

337,563,966

740,705,561

-403,141,595

-54.42670019

11


Chi phí
khác

-21,108,464

-206,533,124

185,424,660

-89.77962295

Thu

nhập
khác,
ròng

316,455,502

534,172,437

-217,716,935

-40.75780028

Lãi/(lỗ)
từ công
ty liên
doanh

-

-

-

-

Lãi/(lỗ)
ròng
trước
thuế


2,350,640,161

2,203,681,917

146,958,244

6.668759355

Thuế thu
nhập
doanh
nghiệp –
hiện thời

-479,868,032

-451,416,383

-28,451,649

6.302750647

Thuế thu
nhập
doanh
nghiệp –
hoãn lại

-


-

-

-

Chi phí
thuế thu
nhập
doanh
nghiệp

-479,868,032

-451,416,383

-28,451,649

6.302750647

Lãi/(lỗ)
thuần
sau thuế

1,870,772,129

1,752,265,534

118,506,595


6.763050046

Lợi ích
của cổ
đông
thiểu số

-

-

12


Cổ đông
của
Công ty
mẹ

1,870,772,129

1,752,265,534

118,506,595

6.763050046

Lãi cơ
bản trên
cổ phiếu


928

869

59

6.789413119

Lãi trên
cổ phiếu
pha
loãng

-

-

Nhận xét:
Tổng doanh thu thuần của năm 2017 tăng so với với năm 2016 là 17.050 triệu đồng
tức là tăng 17,19%. Doanh thu tăng chủ yếu là do sự tăng lên trong lĩnh vực cung cấp
xi măng, xăng dầu, vật tư xây dựng.. và sự tăng lên của các dịch vụ như xây dựng, san
lắp măt bằng.
Tổng lợi nhuận trước thuế của năm 2017 là 2.350 triệu đồng tăng so với năm là 146
triệu đồng do sự tăng lên của việc cung ứng hàng hóa dịch vụ cho khách hàng và cung
ứng hàng hóa dịch vụ, sự tăng lên của giá vốn hàng bán tương ứng nhỏ hơn so với sự
tăng lên của doanh thu, thêm vào đó là các hoạt động kinh doanh bên ngoài cũng đem
lại một khoản thu nhập đáng kế cho công ty.
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản
Chỉ tiêu


Năm 2017

Năm 2016

6 (vòng)

5.29576 (vòng)

Số ngày 1 vòng quay kpt =

65.41511(ngày)

67.97882 (ngày)

Vòng quay HTK=

72.25565 (vòng)

48.44488 (vòng)

4.9823 (ngày)

7.43112 (ngày)

Vòng quay KPT =

Số ngày 1 vòng quay HTK =

13



Vòng quay khoản phải thu của năm 2017 tăng 0.70424 vòng so với năm 2016 dồng
thời số ngày 1 vòng quay khoản phải thu của năm 20117 thấp hơn năm 2016 là
2.56309 ngày => tốc độ luân chuyển vốn khâu sản xuất nhanh, hiệu suất sử dụng vốn
của năm 2017 cao hơn so với năm 2016 tuy nhiên không đáng kể.
Vòng quay hàng tồn kho của năm 2017 cao hơn năm 2016 là 23.81077 vòng đồng thời
số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho thấp hơn 2.44882 ngày => như vậy, có thể cho thấy
được rằng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho nhanh hơn, bán tốt hơn, hàng hóa không bị
ứ đọng.
Phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời (Đơn vị:%)
Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2016

ROE = = **

4.495

4.24

ROS =

1.609

1.766

ROA =


3.835

3.596

Năm 2016 ROE bằng 4.24% tức là cứ 100 đồng VCSH thì tạo ra 4.24 đồng lợi nhuận
sau thuế. Sang tới năm con số này tăng lên là 4.495%. Như vậy so với năm 2016 thì
năm 2017, tăng thêm 0.255% tức là 100 đồng VCSH tạo ra thêm được so với năm
trước là 0.255 đồng lợi nhuân sau thuế.
Năm 2016 ROS bằng 1.766% tức là cứ 100 đồng DTT thì tạo ra được 1.766 đồng lợi
nhuận sau thuế. Sang năm 2017 thì 100 đồng DTT tạo ra được 1.609 đồng lợi nhuân
sau thuế, ít hơn năm 2016 là 0.157 đồng.
Với chỉ tiêu ROA, năm 2016 thì 100 đồng tài sản tạo ra được 3.596 đồng lợi nhuận sau
thuế, còn năm 2017 thì 100 đồng tổng tài sản tao ra được hơn năm 2016 là 0.239 đồng
lợi nhuận sau thuế.
Nhìn chung là mức độ sinh lời của năm 2017 có tăng so với năm 2016 nhưng mức độ
tăng thì chưa đáng kể.

14


2.Tính trọng yếu
a.khái niệm
Trọng yếu: Là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số
liệu kế toán) trong báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu
thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các
quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính;
Mức trọng yếu: Là một mức giá trị do kiểm toán viên xác định tùy thuộc vào tầm
quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể.
Mức trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của

thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét cả trên phương
diện định lượng và định tính;
Mức trọng yếu thực hiện: Là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do kiểm toán
viên xác định ở mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính nhằm
giảm khả năng sai sót tới một mức độ thấp hợp lý để tổng hợp ảnh hưởng của các sai
sót không được điều chỉnh và không được phát hiện không vượt quá mức trọng yếu
đối với tổng thể báo cáo tài chính. Trong một số trường hợp, “mức trọng yếu thực
hiện” có thể hiểu là mức giá trị hoặc các mức giá trị do kiểm toán viên xác định thấp
hơn mức hoặc các mức trọng yếu của một nhóm các giao dịch, số dư tài khoản hoặc
thông tin thuyết minh trên báo cáo tài chính.
b. Xác định mức trọng yếu và mức trọng yếu thực hiện khi lập kế hoạch
kiểm toán
Khi lập chiến lược kiểm toán tổng thể, kiểm toán viên phải xác định mức trọng yếu
đối với tổng thể báo cáo tài chính. Trong những trường hợp cụ thể của đơn vị được
kiểm toán, nếu có một hoặc một số nhóm các giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin
thuyết minh (nếu xét riêng lẻ) có sai sót với mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng
thể báo cáo tài chính nhưng có thể ảnh hưởng (nếu xét tổng thể) đến quyết định kinh tế
của người sử dụng báo cáo tài chính, thì kiểm toán viên phải xác định mức trọng yếu
hoặc các mức trọng yếu áp dụng cho từng nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông
tin thuyết minh (xem hướng dẫn tại đoạn A2 - A11 Chuẩn mực này).
Kiểm toán viên phải xác định mức trọng yếu thực hiện cho mục đích đánh giá các
rủi ro có sai sót trọng yếu và xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục
kiểm toán tiếp theo trong quá trình kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A12 Chuẩn
mực này).

15


Sửa đổi mức trọng yếu trong quá trình kiểm toán




Kiểm toán viên phải sửa đổi mức trọng yếu đối với tổng thể báo cáo tài chính và
mức trọng yếu hoặc các mức trọng yếu cho các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay
thông tin thuyết minh trong trường hợp kiểm toán viên có thêm thông tin trong quá
trình kiểm toán mà có thể dẫn đến việc thay đổi mức trọng yếu hoặc các mức trọng
yếu so với mức xác định trước đó (xem hướng dẫn tại đoạn A13 Chuẩn mực này).
Nếu kiểm toán viên kết luận rằng việc áp dụng một mức trọng yếu thấp hơn mức
trọng yếu đã xác định trước đó đối với tổng thể báo cáo tài chính và mức trọng yếu
hoặc các mức trọng yếu cho các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết
minh là phù hợp thì kiểm toán viên phải xác định xem có cần phải sửa đổi lại mức
trọng yếu thực hiện, và xem nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán
tiếp theo có còn phù hợp hay không.
c.Đánh giá Công Ty HCT

Bảng cân đối kế toán
Đơn vị:VNĐ
Chỉ
tiêu
TÀI
SẢN
NGẮN
HẠN
Tiền
và tương
đương
tiền
Giá trị
thuần
đầu tư

ngắn hạn
Các
khoản
phải thu
Hàng
tồn kho,
ròng
Tài
sản lưu
động

Năm 2017

Năm 2016

Năm 2015

Năm 2014

25,062,537,4

22,282,450,7

20,470,443,1

15,045,945,3

31

96

2,197,209,28

4

78
1,293,854,85

9

71
2,643,186,60

9

2,930,886,10
9

-

-

-

-

21,120,866,0

18,728,937,0

15,981,350,6


11,095,506,8

67

89
1,469,641,16

8

31
1,866,574,41

2
274,820,912

18
1,633,161,66

467,391,460

212,744,276

552,160,984

2
393,084,436

16



khác
TÀI
SẢN
DÀI
HẠN
Phải
thu dài
hạn
Tài
sản cố
định
Giá trị
ròng tài
sản đầu

Đầu
tư dài
hạn
Lợi
thế
thương
mại
Tài
sản dài
hạn khác
TỔN
G
TÀI
SẢN

NỢ
PHẢI
TRẢ
Nợ
ngắn hạn
Nợ dài
hạn
Vốn
CSH
Vốn
và các
quỹ
Vốn
Ngân
sách nhà
nước và
quỹ khác
Lợi

23,715,957,0
31

26,445,153,1
15

28,258,668,0
15

27,163,229,8
79


500,500,000

500,000

500,000

500,000

23,208,384,1

26,336,366,4

28,010,920,5

26,919,675,2

56

33

51

61

-

-

-


-

-

-

-

-

-

-

-

-

7,072,875

108,286,682

247,247,464

243,054,618

48,778,494,4

48,727,603,9


48,729,111,1

42,209,175,2

62

11
7,159,032,32

2

93
7,401,874,92

0
7,059,032,32

2

50
7,787,337,93

7
7,301,874,92

0

1,807,699,11
6


7,787,337,93
7

1,807,699,11
6

100,000,000

100,000,000

-

-

41,619,462,1

41,325,728,9

40,941,773,2

40,401,476,1

40

91
41,619,462,1

40


56
41,325,728,9

91

34
40,941,773,2

56

40,401,476,1
34

-

-

-

-

-

-

-

-

17



ích của
cổ đông
thiểu số
TỔN
G
NGUỒN
VỐN

48,778,494,4

48,727,603,9

62

11

48,729,111,1
93

42,209,175,2
50

Báo Cáo kết quả hoạt động kinh doanh

CHỈ
TIÊU
Doan
h số

Các
khoản
giảm trừ
Doan
h số
thuần
Giá
vốn hàng
bán
Lãi
gộp
Thu
nhập tài
chính
Chi
phí tài
chính
Chi
phí tiền
lãi
Chi
phí bán
hàng
Chi
phí quản
lý doanh
nghiệp
Lãi/
(lỗ) từ


Năm 2017

Năm 2016

Năm 2015

Năm 2014

116,234,790,4

99,184,087,2

91,115,736,9

64,179,789,8

92

06

53

28

-

-

-


-

116,234,790,4

99,184,087,2

91,115,736,9

64,179,789,8

92

06

53

28

106,189,885,252

90,425,984,141

81,106,008,553

58,662,729,332

10,044,905,24
0

8,758,103,06

5

10,009,728,4
00

5,517,060,49
6

223,339,319

261,299,763

199,010,346

291,415,461

-108,137,744

-139,319,442

-14,194,444

-

-108,137,744

-139,319,442

-14,194,444


-

4,007,963,020

3,448,004,777

3,002,912,360

2,205,474,254

4,117,959,136

3,762,569,129

4,895,726,127

3,454,503,489

2,034,184,659

1,669,509,48
0

2,295,905,81
5

18

148,498,214



hoạt
động
kinh
doanh
Thu
nhập
khác
Chi
phí khác
Thu
nhập
khác,
ròng
Lãi/
(lỗ) từ
công ty
liên
doanh
Lãi/
(lỗ) ròng
trước
thuế
Thuế
thu nhập
doanh
nghiệp –
hiện thời
Thuế
thu nhập

doanh
nghiệp –
hoãn lại
Chi
phí thuế
thu nhập
doanh
nghiệp
Lãi/
(lỗ)
thuần
sau thuế
Lợi
ích của
cổ đông
thiểu số
Cổ
đông của

337,563,966

740,705,561

161,169,646

1,424,319,40
4

-21,108,464


-206,533,124

-254,729,505

-72,167,023

316,455,502

534,172,437

-93,559,859

1,352,152,38
1

-

-

2,350,640,161

-

2,203,681,91
7

-

2,202,345,95
6


1,500,650,59
5

-479,868,032

-451,416,383

-497,956,570

-336,558,331

-

-

-

-

-479,868,032

-451,416,383

-497,956,570

-336,558,331

1,870,772,129


1,752,265,53

1,704,389,38

1,164,092,26

4

6

4

-

-

-

-

1,870,772,129

1,752,265,53

1,704,389,38

1,164,092,26

4


6
19

4


Công ty
mẹ
Lãi cơ
bản trên
cổ phiếu
Lãi
trên cổ
phiếu
pha
loãng

928

869

845

-

-

-

400


Là một công ty cổ phần thương mại dịch vụ,căn cứ vào đặc điểm kinh doanh và báo
cáo tài chính năm 2017 của HCT,chúng ta có thể đưa ra các khoản mục trọng yếu
trong báo cáo tài chính như sau:







Doanh thu:
Lợi nhuận:

+ Lãi/(lỗ) từ hoạt động kinh doanh

116,234,790,492.
2,034,184,659

+Lãi/(lỗ) ròng trước thuế

2,350,640,161

+Lãi/(lỗ) thuần sau thuế

1,870,772,129

Tổng tài sản :
Vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả


4,877,849,446
41,619,462,140
7,159,032,322

d.Mức trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty HCT
Phương pháp xác định mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC:
Mức trọng yếu = Tiêu chí (Benchmark) x Tỷ lệ %.
Doanh thu được áp dụng khi đơn vị chưa có lãi ổn định nhưng đã có doanh thu ổn
định và doanh thu là một trong những nhân tố quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt
động. Tỷ lệ được các công ty kiểm toán lựa chọn thường từ 0,5% - 3% doanh thu - Lợi
nhuận trước thuế được áp dụng khi đơn vị có lãi ổn định.
Lợi nhuận là chỉ tiêu được nhiều KTV lựa chọn, vì đó là chỉ tiêu được đông đảo
người sử dụng BCTC quan tâm, nhất là cổ đông của các công ty. Tỷ lệ được lựa chọn
thường từ 5% - 10% lợi nhuận trước thuế.
Tổng tài sản được áp dụng đối với các công ty có khả năng bị phá sản, có lỗ lũy kế
lớn so với vốn góp. Người sử dụng có thể quan tâm nhiều hơn về khả năng thanh toán
thì việc sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản là hợp lý. Tỷ lệ được lựa chọn thường nằm trong
khoảng từ 0,5% - 1% tổng tài sản.
20


Vốn chủ sở hữu được áp dụng khi đơn vị mới thành lập; doanh thu, lợi nhuận chưa
có hoặc có nhưng chưa ổn định. Tỷ lệ được lựa chọn từ 1% -2% vốn chủ sở hữu. Mức
trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục là mức sai lệch tối đa của khoản mục đó
3.Các loại ý kiến của kểm toán
a. Các loại ý kiến của kiểm toán viên và công ty kiểm toán
Theo Chuẩn mực số 700 "Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính" ban hành theo
Quyết định số 120/1999/QĐ-BTC ngày 27 tháng 9 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính, báo cáo kiểm toán là loại báo cáo bằng văn bản do kiểm toán viên và công ty

kiểm toán lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về báo cáo tài chính
của một đơn vị đã được kiểm toán. Trong ý kiến đánh giá của kiểm toán viên phải xác
định mức độ phù hợp của báo cáo tài chính với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
hoặc được chấp nhận, cũng như xác định sự tuân thủ theo các quy định pháp lý có liên
quan khi lập báo cáo tài chính. Đồng thời, báo cáo kiểm toán phải nêu rõ ý kiến của
kiểm toán viên về các báo cáo tài chính trên phương diện phản ánh (hoặc trình bày)
trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, trên phương diện tuân thủ các chuẩn
mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), và việc tuân thủ các quy định
pháp lý có liên quan. "Phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu"
được hiểu là ý kiến của kiểm toán viên đưa ra trong báo cáo kiểm toán là một sự đảm
bảo chắc chắn rằng báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía
cạnh trọng yếu; nhưng không đảm bảo tuyệt đối rằng không có bất kỳ một sai sót nào
trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán. Kiểm toán viên chỉ quan tâm đến các yếu
tố trọng yếu của báo cáo tài chính.
Ngoài các nội dung chung như: Tên và địa chỉ công ty kiểm toán; số hiệu báo cáo
kiểm toán; tiêu đề báo cáo kiểm toán; người nhận báo cáo kiểm toán; mở đầu của báo
cáo kiểm toán, phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán, ..., nội dung chủ yếu của
báo cáo kiểm toán là ý kiến đánh giá của kiểm toán viên về báo cáo tài chính đã được
kiểm toán. Đồng thời, báo cáo kiểm toán phải nêu rõ là cuộc kiểm toán đã cung cấp
những cơ sở hợp lý để làm căn cứ cho ý kiến của kiểm toán viên. Căn cứ kết quả kiểm
toán, kiểm toán viên đưa ra một trong các loại ý kiến về báo cáo tài chính như: Ý kiến
chấp nhận toàn phần; ý kiến chấp nhận từng phần; ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không
thể đưa ra ý kiến) và ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược).
Ý kiến chấp nhận toàn phần được đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên cho rằng
báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình
tài chính của đơn vị được kiểm toán, và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt
Nam hiện hành (hoặc được chấp nhận). Ý kiến chấp nhận toàn phần cũng có hàm ý
21



rằng tất cả các thay đổi về nguyên tắc kế toán và các tác động của chúng đã được xem
xét, đánh giá một cách đầy đủ và đã được đơn vị nêu rõ trong phần thuyết minh báo
cáo tài chính. Ý kiến chấp nhận toàn phần được áp dụng cho cả trường hợp báo cáo tài
chính được kiểm toán có những sai sót nhưng đã được kiểm toán viên phát hiện đơn vị
đã điều chỉnh theo ý kiến của kiểm toán viên và đã được kiểm toán viên chấp nhận.
Ngoài ra, ý kiến chấp nhận toàn phần còn được áp dụng cho cả trường hợp báo cáo
kiểm toán có một đoạn nhận xét để làm sáng tỏ một số yếu tố ảnh hưởng không trọng
yếu đến báo cáo tài chính, nhưng không có ảnh hưởng đến báo cáo kiểm toán. Cũng
cần lưu ý rằng: ý kiến chấp nhận toàn phần không có nghĩa là báo cáo tài chính được
kiểm toán là hoàn toàn đúng, mà có thể có sai sót nhưng sai sót đó là không trọng yếu.
Ý kiến chấp nhận từng phần được đưa ra trong trường hợp kiểm toán viên cho rằng
báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình
hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tuỳ thuộc (hoặc ngoại
trừ) mà kiểm toán viên đã nêu ra trong báo cáo kiểm toán. Điều này cũng có nghĩa là
nếu các yếu tố do kiểm toán viên nêu ra trong báo cáo kiểm toán có ảnh hưởng trọng
yếu đến báo cáo tài chính thì báo cáo tài chính đó đã không phản ánh trung thực và
hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. Ý kiến chấp nhận từng phần cũng được đưa ra
trong trường hợp kiểm toán viên cho rằng không thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn
phần, và những phần không chấp nhận do không đồng ý với Giám đốc hay do công
việc kiểm toán bị giới hạn là quan trọng nhưng không liên quan tới một số lượng lớn
các khoản mục tới mức có thể dẫn đến “ý kiến từ chối, hoặc ý kiến không chấp nhận”.
Ý kiến chấp nhận từng phần còn được thể hiện bởi thuật ngữ “ngoại trừ” ảnh hưởng
của các vấn đề không được chấp nhận, bằng mẫu câu: “ngoại trừ những ảnh hưởng
(nếu có) của những vấn đề nêu trên, báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý
trên các khía cạnh trọng yếu...” .
Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến) được đưa ra trong trường hợp
hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên
quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà kiểm toán viên không thể thu
thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về báo cáo tài
chính, bằng mẫu câu: “Theo ý kiến của chúng tôi, vì các lý do nêu trên, chúng tôi

không thể đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính...”.
Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược) được đưa ra trong trường hợp các
vấn đề không thống nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng
lớn các khoản mục đến mức độ mà kiểm toán viên cho rằng ý kiến chấp nhận từng
phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của báo cáo tài
chính, bằng mẫu câu: "Theo ý kiến của chúng tôi, vì ảnh hưởng trọng yếu của những
22


vấn đề nêu trên, báo cáo tài chính phản ánh không trung thực và không hợp lý trên các
khía cạnh trọng yếu...".
b. Phân tích và đánh giá ý kiến kiểm toán của Kiểm toán viên trên Báo
cáo kiểm toán công ty HCT
Báo cáo tài chính đã được kiểm toán và Báo cáo kiểm toán độc lập của Công ty Cổ
phần Thương mại Dịch vụ vận tải Xi măng Hải Phòng được lập ngày 09/03/2018.


Ý kiến của Kiểm toán viên (Báo cáo của kiểm toán độc lập, trang 3)

“Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính kẻm theo đã phản ánh trung thực và
hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Thương
mại Dịch vụ vận tải Xi măng Hải Phòng tại ngày 31/12/2017 cũng như kết quả kinh
doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp
với Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các qui
định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày Báo cáo tài chính.”


Phân tích ý kiến kiểm toán của KTV trên BCTC

KTV đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần cho thấy BTCT của Công ty Cổ phần

Thương mại Dịch vụ vận tải Xi măng Hải Phòng đã được lập trên các khía cạnh trọng
yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.
Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng ở đây là các chuẩn mực
kế toán Việt Nam và các quy định pháp luật có liên quan đến việc lập và trình bày báo
cáo tài chính. Điều này đồng nghĩa với việc các khoản mục trọng yếu trong BCTC của
công ty được trình bày một cách trung thực, hợp lý theo đúng quy định về các chuẩn
mực có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC.
Ngoài ra tất cả các thay đổi về nguyên tắc kế toán và các tác động của chúng đã
được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ và đã được đơn vị nêu rõ trong phần thuyết
minh báo cáo tài chính.
Để đưa ra được ý kiến kiểm toán như trên, KTV đã đưa ra kết luận về tính đầy đủ,
hợp lý của bằng chứng kiểm toán đã thu thập. KTV phải xem xét tất cả các bằng chứng
kiểm toán liên quan, bất kể bằng chứng này chứng thực hay mâu thuẫn với cơ sở dẫn
liệu của BCTC.
Báo cáo tài chính được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài
chính được áp dụng:
- BCTC của công ty đã chỉ ra được các chuẩn mực và chế độ kế toán được áp dụng
đồng thời tóm tắt được các chính sách kế toán chủ yếu được sử dụng khi trình bày các
khoản mục trên báo cáo tài chính
23


- Bảng cân đối kế toán của công ty được lập theo đúng mẫu số B01 – DN/HN (Ban
hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính).
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập đúng theo mẫu B02-DN/HN (Ban
hành theo QĐ số 48/2006 /QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC).
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo đúng mẫu B03-DN/HN (Ban hành theo
Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính).
- Thuyết minh báo cáo tài chính được lập theo đúng mẫu B09-DN/HN (Ban hành
theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính).

- BCTC đã thuyết minh được các chính sách kế toán quan trọng được lựa chọn và
áp dụng như:
 Cơ sở trình bày: Hình thức sổ kế toán áp dụng, kỳ kế toán năm, đơn vị tiền tệ
trong kế toán.

Các chính sách kế toán chủ yếu:
 Tiền
 Hàng tồn kho: Nguyên tắc ghi nhận HTK, phương pháp tính giá trị HTK cuối
kỳ, phương pháp kê khai thường xuyên được sử dụng khi hạch toán HTK, dự phòng
giảm giá HTK
 Các khoản phải thu và dự phòng phải thu khó đòi
 Tài sản cố định hữu hình và vô hình: Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ, Phương pháp
khấu hao được sử dụng khi tính khấu hao và hao mòn (Phương pháp đường thẳng)
 Chi phí đi vay
 Chi phí trả trước
 Nguyên tắc ghi nhận các khoản đầu tư
 Các khoản phải trả và chi phí trích trước
 Các giao dịch bằng ngoại tệ: Nguyên tắc ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh bằng
các đơn vị tiền tệ khác với đơn vị tiền tệ kế toán của Công ty, đánh giá lại các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.
 Ghi nhận doanh thu
 Phân chia lợi nhuận
 Thuế

24


Các chính sách kế toán được lựa chọn và áp dụng đã nhất quán với khuôn khổ về
lập và trình bày BCTC được áp dụng.
Các ước tính kế toán của Ban Giám Đốc đưa ra về dự phòng giảm giá hàng tồn kho,

dự phòng phải thu khó đòi, khấu hao, hao mòn,… hợp lý.
Các thông tin được trình bày trong BCTC phù hợp, đáng tin cậy, dễ hiểu và có thể
dùng để so sánh được với các kỳ kế toán trước của doanh nghiệp.
BCTC cung cấp đầy đủ thuyết minh giúp người sử dụng BCTC hiểu được ảnh
hưởng của các giao dịch và sự kiện trọng yếu đối với các thông tin được trình bày
trong BCTC.
Các thuật ngữ được sử dụng trong BCTC của doanh nghiệp tuân thủ đúng theo các
quy định về các chuẩn mực có liên quan đến việc lập và trình bày BCTC.
 Đánh giá ý kiến của KTV
KTV đã xác định được mức độ phù hợp của báo cáo tài chính với chuẩn mực và chế
độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, cũng như xác định sự tuân thủ theo các
quy định pháp lý có liên quan khi lập báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Thương
mại Dịch vụ vận tải Xi măng Hải Phòng.
Đồng thời, KTV đã nêu rõ được trên báo cáo kiểm toán ý kiến của kiểm toán viên
về các báo cáo tài chính trên phương diện phản ánh (hoặc trình bày) trung thực và hợp
lý trên các khía cạnh trọng yếu, trên phương diện tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế
toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), và việc tuân thủ các quy định pháp lý có liên
quan.

25


×