Tải bản đầy đủ (.doc) (177 trang)

Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng miến dong nhằm đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập cho người nông dân sản xuất miến dong tại huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 177 trang )

ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG TUẤN VIỆT

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ
NGÀNH HÀNG MIẾN DONG NHẰM ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO
NGƯỜI NÔNG DÂN SẢN XUẤT MIẾN DONG
TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO
BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

DƯƠNG TUẤN VIỆT

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ
NGÀNH HÀNG MIẾN DONG NHẰM ĐỀ XUẤT
GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO
NGƯỜI NÔNG DÂN SẢN XUẤT MIẾN DONG
TẠI HUYỆN NGUYÊN BÌNH, TỈNH CAO
BẰNG


Ngành: Phát triển nông
thôn
Mã số: 60 62 01 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH NGỌC LAN

THÁI NGUYÊN - 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài "Phân tích chuỗi
giá trị ngành hàng miến dong nhằm đề xuất giải pháp nâng cao thu nhập cho người
nông dân sản xuất miến dong tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng" đều được thu
thập điều tra, khảo sát thực tế một cách trung thực, đánh giá thực trạng của địa
phương nơi nghiên cứu.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện nghiên cứu đã được cảm ơn, các thông tin
tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn và chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 12 năm 2015
Học viên

Dương Tuấn Việt



ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại huyện Nguyên Bình - Tỉnh Cao
Bằng, tôi đã hoàn thành xong luận văn tốt nghiệp của mình. Để có được kết quả này,
ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ chu đáo, tận tình của
nhà trường, các cơ quan, thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới:
Ban giám hiệu Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Phòng Đào Tạo,
cùng toàn thể các thầy cô đã tận tụy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập cũng
như thời gian hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lỏng biết ơn sâu sắc tới cô giáo PGS.TS. Đinh Ngọc
Lan
đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền cán bộ các
ban, cán bộ phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp, phòng Tài chính - Kế hoạch
huyện Nguyên Bình, các xã Phan Thanh, Thành Công, thị trấn Tĩnh Túc và các hộ
tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng miến dong tại huyện Nguyên Bình và thành
phố Cao Bằng nơi tôi nghiên cứu đề tài, đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời
gian thực
tập.
Trong thời gian nghiên cứu vì nhiều lý do chủ quan và khách quan cũng như
hạn chế về mặt thời gian cho nên không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận được
sự đóng góp của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 12 năm 2015
Học viên


Dương Tuấn Việt


3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC.........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ BIỂU ĐỒ................................................................... ix
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu .................................................................. 2
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................. 2
2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................... 2
3. Ý nghĩa của đề tài.............................................................................................
3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ........................................... 4
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 4
1.1.1. Những khái niệm cơ bản .......................................................................... 4
1.1.2. Nội dung phân tích chuỗi giá trị ngành hàng ........................................... 6
1.1.3. Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị .......................................................... 8
1.2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 9
1.2.1. Tinh hinh nghiên cứu và phát triển chuỗi giá trị trên thế giới ................. 9
1.2.2. Công tác nghiên cứu và phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp ở Việt Nam
... 13
1.2.3. Cơ sở thực tiễn ngành hàng miến dong ....................................................
16

1.2.4. Một số công trình nghiên cứu gần đây về chuỗi giá trị ngành hàng miến
dong ở Việt
Nam............................................................................................. 18
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 20
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 20
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu................................................................................ 20


4

2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài................................................................. 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 21


5

2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ...................................................... 21
2.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................. 23
2.3.3. Phương pháp chuyên gia ........................................................................ 24
2.3.4. Phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận trong chuỗi .............................
24
2.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................. 25
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THẢO LUẬN ................................ 28
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................................................... 28
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .................................................................. 28
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - Xã hội ...................................................................... 33
3.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu .................................. 42
3.2. Thực trạng chuỗi giá trị ngành hàng miến dong tại huyện Nguyên Bình và
tỉnh Cao Bằng ........................................................................................ 44

3.2.1. Chủ trương phát triển sản xuất, chế biến miến dong tại huyện
Nguyên
Bình........................................................................................................ 44
3.2.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm miến dong qua các
năm tại Nguyên Bình
.................................................................................... 45
3.2.3. Chuỗi giá trị ngành hàng miến dong tại địa bàn huyện Nguyên Bình Cao Bằng ............................................................................................... 50
3.3. Phân tích chi phí lợi nhuận của các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị
ngành hàng miến dong tại huyện Nguyên Bình
............................................... 54
3.3.1. Chi phí và lợi nhuận của các hộ kiêm trồng, chế biến bột và sản xuất miến
dong ....................................................................................................... 54
3.3.2. Chi phí và lợi nhuận của các hộ thu gom miến dong tính BQ/100kg
miến
dong .......................................................................................................................... 65
3.3.3. Chi phí và lợi nhuận của các hộ bán buôn miến dong tính BQ/100kg
miến
dong. ......................................................................................................................... 68


6

3.3.4. Chi phí và lợi nhuận của các hộ bán lẻ miến dong tính BQ/100kg miến
dong trên địa bàn huyện Nguyên Bình - Thành phố Cao Bằng ............
73
3.4. Phân tích sự phân chia lợi nhuận của các tác nhân tham gia trong chuỗi giá
trị miến dong ......................................................................................... 76


7


3.4.1. Kết quả và hiệu quả chung của ngành hàng miến dong huyện Nguyên
Bình năm 2014 ...................................................................................... 76
3.4.2. Chuỗi giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh tiêu thụ .................... 77
3.4.3. Sự hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh tiêu
thụ..... 80
3.5. Các yêu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ngành hàng sản xuất miến dong
trên địa bàn huyện Nguyên Bình - Cao
Bằng........................................................ 82
3.5.1. Dịch vụ cung ứng đầu vào ..................................................................... 82
3.5.2. Nhu cầu người tiêu dùng ........................................................................ 85
3.5.3. Ứng dụng phân tích SWOT chuỗi giá trị ngành hàng miến dong huyện
Nguyên Bình - Cao Bằng ...................................................................... 86
3.6. Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị
ngành hàng miến dong huyện Nguyên Bình
.................................................... 89
3.6.1. Những định hướng ................................................................................. 89
3.6.2. Nhóm giải pháp chung cho sự phát triển chuỗi ngành hàng miến dong
miến dong tại huyện Nguyên Bình - Tỉnh Cao Bằng............................ 90
3.6.3. Giải pháp cụ thể cho người nông dân sản xuất và chế biến miến dong
huyện Nguyên Bình - Cao Bằng ........................................................... 92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 98
1. Kết luận ........................................................................................................ 98
2. Khuyến nghị ................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 102
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 104


8


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải BQ

Bình quân BVTV

Bảo

vệ thực vật ĐVT

Đơn

vị tính
GDTH

Giáo dục tiểu học

GO

Gross output

GPr

Gross profit

GTSX

Giá trị sản xuất


HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

IC

Intermediate Cost

IFAD

Quỹ Nông nghiệp quốc tế

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

KHTSCĐ

Khấu hao tài sản cố định

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NNPTNT


Nông nghiệp phát triển triển nông thôn

PSARD

Chương trình cải thiện dịch vụ công trong nông nghiệp

SWOT

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức

SX

Sản xuất

THCS

Trung học cơ sở

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPCB

Thành phố Cao Bằng

TSCĐ

Tài sản cố định


TTNB

Thị trấn Nguyên Bình

VA

Value added

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

VTV

Truyền hình Việt Nam


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.

Số lượng mẫu điều tra .................................................................... 23

Bảng 2.2.
Morris

Phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận theo Kaplinsky và
(2001)...........................................................................................................24


Bảng 3.1.
-

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Nguyên Bình qua 3 năm 2012
2014 .............................................................................................................32

Bảng 3.3.

Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp huyện Nguyên Bình qua 3
năm 2012 - 2014. ............................................................................ 34

Bảng 3.4.

Tình hình chăn nuôi một số loại vật nuôi chính trên địa bàn huyện
Nguyên Bình trong 3 năm 2012 - 2014 .......................................... 36

Bảng 3.5.

Diện tích và các sản phẩm lâm nghiệp của huyện qua 3 năm. ....... 36

Bảng 3.6.

Diện tích, sản lượng ngành nuôi trồng thủy sản của huyện ........... 37

Bảng 3.7.

Tình hình dân số và lao động của huyện Nguyên Bình qua các năm
(2012 - 2014) .................................................................................. 40

Bảng 3.8.


Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm miến dong trên địa
bàn huyện Nguyên Bình qua 3 năm. .............................................. 46

Bảng 3.9.

Tình hình cơ bản của các hộ kiêm trồng, chế biến bột và sản xuất
miến dong ....................................................................................... 55

Bảng 3.10. Chi phí sản xuất bình quân: 1000m2 diện tích trồng dong của hộ trên
địa bàn huyện Nguyên Bình năm 2014 .......................................... 57
Bảng 3.11. Kết quả và hiệu quả kinh tế loại hình hộ trồng dong và bán của tươi
(tính BQ/ diện tích: 1000 m2) năm 2014 ........................................ 59
Bảng 3.12. Các tài sản cơ bản phục vụ quy trình chế biến bột và sản xuất miến
dong (BQ/hộ) năm 2014 ................................................................. 60
Bảng 3.13. Kết quả và hiệu quả kinh tế loại hình hộ trồng dong và chế biến bột
(tính BQ/ diện tích: 1000 m2) năm 2014. ....................................... 61
Bảng 3.14. Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất BQ/100kg miến tại huyện


vii
Nguyên Bình năm 2014.................................................................. 63


8

Bảng 3.15. Chi phí và lợi nhuận của các loại hình sản xuất cây dong trên địa bàn
huyện Nguyên Bình (BQ/1000m2) năm 2014 ................................ 64
Bảng 3.16. Đặc điểm chung của các hộ thu gom miến dong trên địa bàn huyện
Nguyên Bình - Cao Bằng ............................................................... 65

Bảng 3.17. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ thu gom miến dong huyện
Nguyên Bình năm 2014 (tính BQ/100kg miến dong). ................... 67
Bảng 3.18. Đặc điểm chung của các hộ bán buôn miến dong trên địa bàn huyện
Nguyên Bình - Cao Bằng ............................................................... 69
Bảng 3.19. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ bán buôn miến dong huyện
Nguyên Bình năm 2014 (tính BQ/100kg miến dong) .................... 72
Bảng 3.20. Đặc điểm chung của các hộ bán lẻ miến dong trên địa bàn huyện
Nguyên Bình và thành phố Cao Bằng. ........................................... 73
Bảng 3.21. Kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ bán lẻ miến dong huyện
Nguyên Bình năm 2014 (tính BQ/100kg miến dong) .................... 74
Bảng 3.22. Tổng hợp kết quả, hiệu quả kinh tế của các tác nhân tham gia trong
chuỗi giá trị (tính BQ/100kg miến dong) ....................................... 76
Bảng 3.23. Sự hình thành giá và giá trị gia tăng của các tác nhân theo kênh tiêu
thụ (tính bình quân cho 100 kg miến dong) ................................... 80


9

DANH MỤC HÌNH VẼ BIỂU ĐỒ

Hình 1.1.

Chuỗi giá trị của Porter (1985) .................................................... 11

Hình 1.2.

Hệ thống giá trị của Porter (1985) ................................................ 12

Hình 3.1.


Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp huyện Nguyên Bình qua 3
năm (2012 - 2014) ........................................................................ 35

Hình 3.2.
Nguyên

Tình hình tiêu thụ sản phẩm từ cây dong trên địa bàn huyện
Bình - Cao Bằng (2012 - 2014) .................................................... 47

Hình 3.3.

Sơ đồ chuỗi giá trị ngàng hàng miến dong trên địa bàn huyện
Nguyên Bình - Tỉnh Cao Bằng năm 2014 .................................... 52

Hình 3.4.

So sánh chi phí và lợi nhuận của các hình thức sản suất trồng
dong, chế biến bột và sản xuất miến dong
............................................. 64


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn, những năm qua Đảng bộ, chính
quyền các cấp huyện Nguyên Bình đã tập trung chỉ đạo phát triển những lĩnh vực
mà huyện có tiềm năng, phát huy tối đa mọi nguồn lực sẵn có của địa phương, tăng
cường mở rộng hợp tác phát triển kinh tế, thu hút các nguồn lực từ bên ngoài nhằm
đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, bên cạnh việc phát huy lợi thế về điều kiện tự
nhiên để phát triển các loài cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao trong đó đặc
biệt huyện chú trọng tới khôi phục và phát triển nghề trồng và chế biến miến dong.
Dong riềng là một trong những cây trồng có độ che phủ khá lớn, do cây được trồng
vào mùa xuân, thu hoạch vào cuối năm sẽ có tác dụng hạn chế dòng chảy, chống xói
mòn đất. Ngoài ra, dong riềng còn có giá trị trong y học, tr ong chăn nuôi, có năng
suất cao, thích hợp với đất đai thổ nhưỡng của huyện, là cây trồng được chọn để
xóa đói, giảm nghèo và tiến tới làm giàu cho người dân Nguyên Bình hôm nay và
mai
sau.
Nhận thấy hiệu quả to lớn của cây dong riềng về kinh tế và môi trường đồng
thời phát huy lợi thế sẵn có, trong những năm qua huyện Nguyên Bình đã tuyên
truyền vận động người dân mở rộng diện tích trồng, chăm sóc và chế biến miến
dong theo hướng áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Xây dựng chương
trình sản xuất hàng hóa theo hướng chuyên canh để tạo ra thu nhập cao cho người
dân góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống hộ nông dân, phát triển kinh tế
tại chỗ.
Đến năm 2015, nhãn hiệu tập thể "Miến dong Nguyên Bình" được xác lập,
bảo hộ bởi Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Sau khi được
công nhận, sản phẩm "Miến dong Nguyên Bình" sẽ khẳng định được vị thế của
mình trên thị trường tiêu thụ, trở thành một trong những sản phẩm đặc sản của
huyện. Sản phẩm miên dong Nguyên Binh có tính đặc trưng nên có ưu thế riêng
biệt so với sản phẩm cùng loại ở các địa phương khác. Bên cạnh đó nhu cầu về các


2

sản phẩm sạch, truyền thống trên thị trường hiện nay rất lớn nên cơ hội để sản xuất
chế biến miến dong của địa phương là rất lớn. Do vây, Đang bô, Hôi đông, Ủy ban
nhân dân huyên đa xac



3

đinh dong riêng la cây kinh tê mui nhon cua huyên, đưa nghê trông, chê biên miến
dong vao chương trinh san xuât hang hoa nông lâm nghiêp giai đoan 2011 - 2015.
Cấu trúc và hoạt động thị trường miến dong đã thay đổi theo hướng chuyên
môn hóa. Trên thị trường đã xuất hiện một số điểm thu mua , đại lý phân phối các
mặt hàng chế biến từ củ dong riềng. Cùng với sự phát triển của ngành nông nghiệp
nói chung và ngành hàng miến dong nói riêng trong thời gian qua đã vấp phải
những khó khăn thách thức lớn làm ảnh hưởng đến giá trị gia tăng của ngành hàng
nhất là phân phối lợi ích và chi phí giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành
hàng.
Để đánh giá, phân tích xác định lợi ích các tác nhân tham gia thị trường và đề
xuất những giải pháp cho việc phát triển bền vững của môi trường, ổn định các vấn
đề kinh tế - xã hội và cạnh tranh gay gắt trên thị trường nông sản. Trên cơ sở kết hợp
giữa lý luận và tình hình thực tiễn, nhằm nghiên cứu thực trạng chuỗi giá trị ngành
miến dong của huyện để tìm ra những điểm mạnh điểm yếu, góp phần nâng cao hiệu
quả sản xuất chế biến miến dong trong thời gian tới. Từ những vấn đề trên, việc
nghiên cứu đề tài "Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng miến dong nhằm đề xuất
giải pháp nâng cao thu nhập cho người nông dân sản xuất miến dong tại huyện
Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng" hiện nay là rất cần thiết.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu thực trạng chuỗi giá trị ngành hàng miến dong tại huyện Nguyên
Bình, để thấy được sự tham gia và phân chia lợi nhuận của các tác nhân, các yếu tố
ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ngành hàng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao
thu nhập cho người nông dân sản xuất miến dong tại địa bàn nghiên cứu.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Mô tả được thực trạng ngành hàng sản xuất miến dong trên địa bàn huyện

Nguyên
Bình, tỉnh Cao Bằng.
- Xác định được các tác nhân tham gia vào chuỗi miến dong trên địa bàn
Nguyên Bình - Cao Bằng.
- Xác định được sự phân chia lợi nhuận giữa các tác nhân tham gia chuỗi giá
trị ngành hàng miến dong.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

n


4

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ngành hàng miến dong. Xác
định những lợi thế và cơ hội, những cản trở và nguy cơ thách thức tác động đến
chuỗi giá trị ngành hàng.
- Đưa ra được một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho người sản xuất
miến dong tại huyện Nguyên Bình trong thời gian tới.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Bổ sung và hệ thống hóa một số kiến thức về chuỗi giá trị, các yếu tố ảnh
hưởng đến sự phát triển của chuỗi giá trị ngành hàng nông sản.
Cung cấp những dẫn liệu về thực trạng chuỗi giá trị ngành hàng miến dong
trên địa bàn huyện Nguyên Bình, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao thu nhập
cho người nông dân sản xuất miến dong nơi đây.
Là tài liệu tham khảo cho các độc giả quan tâm nghiên cứu khoa học về vấn
đề chuỗi giá trị sản xuất nông sản.
3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đề tài có thể góp phần khắc phục những vấn đề khó khăn mà các tác nhân

tham gia trong chuỗi giá trị ngành hàng miến dong tại huyện Nguyên Bình đang gặp
phải, nhất là tác nhân người sản xuất, cũng như chỉ ra những yếu tố cản trở đến sự
phát triển của chuỗi giá trị ngành hàng. Từ đó đưa ra những định hướng, giải pháp
cụ thể giúp người nông dân nâng cao thu nhập, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của
chuỗi giá trị ngành hàng miến dong trên địa bàn nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho các nhà quản lý, lãnh đạo các ban
ngành ở địa phương đưa ra phương hướng nhằm phát huy những tiềm năng thế
mạnh, giải quyết những khó khăn, trở ngại để phát triển kinh tế xã hội nói chung và
phát triển ngành nông nghiệp nói riêng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

n


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Những khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Chuỗi sản xuất - Cung ứng
Đây là khái niệm mới sử dụng trong kinh tế thị trường với mục tiêu là sản
xuất hàng hóa theo ngành hàng. Từ quan điểm của các nhà kinh tế khác nhau chúng
tôi cho rằng, một chuỗi sản xuất được hiểu đó là tất cả các bên tham gia vào một
hoạt động kinh tế có sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh
và chuyển giao sản phẩm đó tới người tiêu dùng cuối cùng [11].
Trong một chuỗi sản xuất - Cung ứng: Dòng luân chuyển thông tin thường
không phải là chủ yếu mà mục tiêu chính hướng đến là chi phí và giá. Chiến lược
sản xuất thường tập trung vào sản phẩm, hàng hóa cơ bản. Định hướng của chuỗi

sản xuất
- Cung ứng chủ yếu là hướng cung... Vấn đề trọng tâm của chuỗi sản xuất chính là
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và kết cấu tổ chức trong chuỗi là các tác nhân
tham gia độc lập [11].
1.1.1.2. Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị hàng hóa - Dịch vụ là nói đến những hoạt động cần thiết để biến
một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm khác nhau, đến khi phân
phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Một chuỗi giá trị
tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động và có trách nhiệm tạo
ra giá trị tối đa trong toàn chuỗi [6].
Chúng ta có thể hiểu khái niệm này theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng:
Nếu hiểu chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp thì chuỗi giá trị là một khối liên kết dọc
hoặc một mạng liên kết giữa một số tổ chức kinh doanh độc lập trong một chuỗi sản
xuất. Hay nói cách khác một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện
trong một đơn vị sản xuất để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các hoạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

.v
n


6

động này tạo thành một "chuỗi" kết nối người sản xuất với người tiêu dùng, mặt
khác mỗi hoạt động lại bổ xung giá trị cho sản phẩm cuối cùng [11].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

n



7

Nếu hiểu Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng thì đó là một phức hợp những hoạt
động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện để biến một nguyên liệu thô
thành sản phẩm được bán lẻ. Kết quả của chuỗi có được sản phẩm đã được bán cho
người tiêu dùng cuối cùng [11].
Như vậy, khái niệm về chuỗi giá trị đã bao hàm cả tổ chức và điều phối, các
chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi.
1.1.1.3. Ngành hàng
Theo Fabre "Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế quy tụ trực
tiếp vào việc tạo ra sản phẩm cuối cùng. Như vậy ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp
của các hoạt động, xuất phát từ điểm ban đầu đến điểm cuối cùng của một nguồn lực
hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế
biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn chỉnh ở mức độ người tiêu thụ" [20].
Nói cách khác: Ngành hàng là tập hợp những tác nhân kinh tế đóng góp trực tiếp
vào sản xuất, tiếp đó là gia công sản phẩm, chế biến và đi đến một thị trường hoàn
tất của các sản phẩm nông nghiệp.
Nói chung, ngành hàng bao gồm toàn bộ các hoạt động được gắn kết chặt chẽ
với nhau trong một quá trình từ sản xuất, vận chuyển, chế biến đến phân phối sản
phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Chúng ta thấy rằng ngành
hàng là một chuỗi tác nghiệp, chuỗi các tác nhân và cũng là một chuỗi những thị
trường, nó kéo theo những luồng vật chất và những bù đắp bằng giá trị tiền tệ.
1.1.1.4. Sản phẩm
Trong một ngành hàng, mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của mình, trừ
những sản phẩm bán lẻ cuối cùng. Sản phẩm của mọi tác nhân khác chưa phải là sản
phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả hoạt động kinh tế, là đầu ra quá
trình sản xuất của từng tác nhân. Do tính chất phong phú về chủng loại sản phẩm nên
trong phân tích ngành hàng thường chỉ phân tích sự vận hành của các sản phẩm
chính. Sản phẩm của ngành hàng thường lấy tên sản phẩm của tác nhân đầu tiên

[20].
1.1.1.5. Tác nhân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

.v
n


8

Tác nhân là một "tế bào" sơ cấp với các hoạt động kinh tế là trung tâm, hoạt
động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Tác nhân có thể là những hộ hay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

n


9

doanh nghiệp... tham gia trong các ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ
[20]. Có thể chia tác nhân làm 2 loại: Tác nhân là người thực hiện và tác nhân tinh
thần có tính tượng trưng. Nếu theo nghĩa rộng, người ta dùng tác nhân để nói một
tập hợp các đơn vị có cùng một hoạt động.
1.1.2. Nội dung phân tích chuỗi giá trị ngành hàng
Nội dung phân tích chuỗi giá trị gồm 8 nội dung hay còn được gọi là công cụ
dùng để phân tích. Trong đó 4 công cụ đầu tiên được coi là "Công cụ cốt yếu" cần
được thực hiện để đạt được phân tích tối thiểu về chuỗi giá trị. Bốn công cụ tiếp
theo là "các công cụ nâng cao" có thể tiến hành để có một bức tranh tổng thể hơn về

một số mặt của chuỗi giá trị.
1.1.2.1. Lựa chọn các chuỗi giá trị ngành hàng ưu tiên phân tích
Trước khi tiến hàng phân tích chuỗi giá trị, chúng ta cần phải quyết định xem
sẽ ưu tiên lựa chọn tiểu ngành nào, sản phẩm hay hàng hóa nào để phân tích. Vì
nguồn lực để tiến hành phân tích lúc nào cũng hạn chế nên cần phải lập ra phương
pháp để lựa chọn một số nhất định các chuỗi giá trị để phân tích trong số nhiều lựa
chọn chúng ta có thể đạt được.
1.1.2.2. Lập sơ đồ chuỗi giá trị
Để hiểu được chuỗi giá trị mà chúng ta muốn phân tích, cần thiết sử dụng các
mô hình, bảng, biểu đồ, số liệu và các hình thức khác để mô tả các tác nhân, đặc
điểm và kết quả hoạt động của từng tác nhân. Việc sử dụng các sơ đồ vẽ các chuỗi
giá trị sẽ giúp chúng ta dễ nhận thấy và dễ hiểu hơn trong quy trình nghiên cứu [6].
1.1.2.3. Xác định chi phí và lợi nhuận
Sau khi đã lập sơ đồ chuỗi giá trị bước tiếp theo là nghiên cứu sâu một khía
cạnh của chuỗi giá trị. Có rất nhiều khía cạnh có thể lựa chọn để nghiên cứu tiếp.
Nhưng xác định chi phí và lợi nhuận xác định số tiền mà một người tham gia trong
chuỗi giá trị bỏ ra và số tiền mà một người tham gia chuỗi giá trị nhận được có ý
nghĩa hơn cả [6].
Chi phí trong chuỗi giá trị ngành hàng miến dong tại huyện Nguyên Bình
được xác định bao gồm: Các khoản chi phí vật chất đầu tư trực tiếp và các khoản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

.v
n


10

chi phí dịch vụ đây chính là mức vốn đầu tư cần thiết trong quá trình kinh doanh. Để

làm rõ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

n


11

cách xác định chi phí, lợi nhuận của từng tác nhân trong chuỗi giá trị ngành hàng
miến dong huyện Nguyên Bình tác giả sẽ phân tích chi tiết hơn trong phần hệ thống
các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài.
1.1.2.4. Phân tích công nghệ, kiến thức
Công nghệ áp dụng trong sản xuất là nói đến công nghệ truyền thống, công
nghệ cao. Phân tích công nghệ và kiến thức nhằm phân tích hiệu quả và hiệu lực của
công nghệ, kiến thức dùng trong chuỗi giá trị. Trên cơ sở xác định loại hình công
nghệ đang áp dụng so với những đòi hỏi công nghệ, kiến thức của chuỗi giá trị để
thấy được mức độ hợp lý của công nghệ đang áp dụng. Từ đó đưa ra các giải pháp
cho sự lựa chọn cải tiếp nâng cấp công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu chất lượng sản
phẩm đầu ra, tiếp kiệm chi phí và nâng cao thu nhập cho chuỗi giá trị [6].
1.1.2.5. Phân tích thu nhập
Mục tiêu của phân tích thu nhập: Phân tích tác động, phân bổ thu nhập trong
và giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị theo cấp bậc. Phân tích tác động
của hệ thống quản trị chuỗi giá trị tới sự phân bổ thu nhập và giá sản phẩm cuối c ù
n g . Miêu tả sự đa dạng của thu nhập, rủi ro thường gặp và tác động đến chuỗi giá
trị.
1.1.2.6. Phân tích việc làm
Mục đích của phân tích việc làm trong chuỗi giá trị nhằm: Phân tích tác động
của chuỗi giá trị tới việc phân bổ việc làm giữa các tác nhân tham gia chuỗi. Miêu tả
sự phân bổ của việc làm theo chuỗi giá trị, miêu tả sự năng động của việc làm dọc

theo chuỗi giá trị. Phân tích tác động của hệ thống quản trị khác nhau của chuỗi giá
trị đến sự phân bổ việc làm. Phân tích sự tác động của các chiến lược khác nhau của
chuỗi giá trị lên sự phân bổ việc làm.
1.1.2.7. Quản trị và dịch vụ
Việc phân tích quản trị và các dịch vụ nhằm: Phân tích các nhà tham gia trong
chuỗi giá trị phối hợp với các hoạt động của họ như thế nào thông qua các nguyên
tắc chính thức và không chính thức. Hiểu sự tuân thủ nguyên tắc được giám sát như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN

.v
n


×