Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Vận dụng phương pháp dạy học dự án, phương pháp trong giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.29 KB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi:
Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình;
Trường THPT Ninh Bình – Bạc Liêu.
Chúng tôi ghi tên dưới đây:

TT

1

2

Tỷ lệ (%)
Trình độ đóng góp
Chức vụ chuyên vào việc
môn
tạo ra
sáng kiến

Họ và tên

Ngày
tháng năm Nơi công tác
sinh

Vũ Văn Nam

Trường THPT
19/8/1979 Ninh Bình –


Bạc Liêu

Hiệu
trưởng

Thạc sỹ

50%

Trường THPT
Lương Thị Hiền 03/02/1981 Ninh Bình –
Bạc Liêu

TTCM

Cử nhân

50%

1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến “Vận dụng phương pháp
dạy học dự án, phương pháp dạy học tích hợp, trải nghiệm sáng tạo và một số kỹ
thuật dạy học tích cực trong chủ đề Tuần hoàn máu và một số bệnh hệ tuần
hoàn đang gia tăng, trẻ hóa ở người dân thành phố Ninh Bình – Hệ lụy trong lối
sống của giới trẻ ngày nay” Sinh học 11 ban cơ bản.
Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy cho HS khối lớp 11, ban cơ bản, nhằm phát
triển năng lực HS THPT.
2. Nội dung
a) Giải pháp cũ thường làm
Dạy học đơn môn Sinh học theo phương pháp vấn đáp với các câu hỏi tự

luận ngắn, giảng giải, thuyết trình, hoạt động nhóm, trực quan tìm tòi,…
* Ưu điểm
- Tạo điều kiện để HS bộc lộ khả năng diễn đạt, suy luận sáng tạo của mình
một cách không hạn chế, do đó có điều kiện để đánh giá đầy đủ HS.
1


- Giúp HS tái hiện được kiến thức vừa học, lí giải được các khía cạnh của
kiến thức, từ đó hiểu bài sâu sắc hơn.
- Có thể thấy quá trình tư duy của HS đi đến đáp án.
- Đơn giản, dễ dạy cho GV, dễ nhớ cho HS.
* Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục
Dạy học đơn môn, các bài học theo một khung phân phối chương trình đã
định sẵn với đúng số tiết theo quy định; đa số GV vẫn là người chủ động, là người
lập kế hoạch hướng dẫn HS nắm bắt kiến thức. HS được lĩnh hội kiến thức, rèn
luyện kỹ năng thông qua các hoạt động của GV và HS ngay trên lớp.
- Thời gian tổ chức các hoạt động học tập chỉ trong phạm vi tiết học, hình
thức tổ chức chưa đa dạng.
- Chương trình dạy còn nặng về định hướng nội dung, chú trọng nhiều hơn
đến truyền thụ hệ thống kiến thức khoa học.
- HS học tập ít hứng thú vì nội dung kiến thức chưa được gắn liền với thực
tiễn cuộc sống.
- Có những đơn vị kiến thức được dạy trong nhiều môn học khác nhau gây
trùng lặp, nhàm chán với HS.
- HS học tập thụ động, các kiến thức đã sắp đặt sẵn nên tạo thói quen nghe,
ghi chép, học thuộc, do đó chưa phát huy năng lực tư duy sáng tạo, khả năng tự
học, tự tìm tòi, tự xử lý thông tin ở HS.
- Phần nhiều HS chưa hứng thú với môn học, không biết được bản chất
những sự vật hiện tượng nơi mình sinh sống mặc dù những sự vật, hiện tượng đó
rất gần gũi, gắn bó hàng ngày với HS ảnh hưởng đến cuộc sống của bản thân, gia

đình và cộng đồng dân cư nơi mình sinh sống.
- Hạn chế việc hình thành tình yêu, trách nhiệm của bản thân đối với quê
hương đất nước và con người.
- Kết quả học tập thấp, HS sẽ chán học, uể oải, ngại đến trường, luôn coi
Sinh học chỉ là môn học phụ, kết quả học lực khá giỏi bộ môn còn nhiều hạn chế.
- HS chưa kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với
thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm giải quyết hiệu quả một nhiệm
vụ cụ thể trong bối cảnh thực.
- Kiểm tra, đánh giá nặng về tái hiện tri thức không thúc đẩy được việc dạy
học, kiểm tra, đánh giá HS theo hướng tích cực, không phát huy được tính tích cực
chủ động khai thác kiến thức của HS, chưa đánh giá về mặt năng lực vận dụng thực
tế.
- GV không chủ động phân chia được thời gian, ngại tích hợp kiến thức của
các bài học khác và của các môn học khác trên một bối cảnh thực nên thường bỏ
qua những kiến thức liên quan rất gần gũi, sinh động.
2


- GV chưa dạy được cách học - Hình thành và phát triển năng lực cho
HS.
- GV chưa quan tâm đến việc HS nhớ được/học được những gì?
- GV chưa quan tâm đến việc HS làm được gì, giải quyết được vấn đề thực
tiễn gì từ những kiến thức, kĩ năng đã được học?
- Hạn chế việc tìm tòi, sáng tạo của GV.
b) Giải pháp mới cải tiến:
* Nội dung cơ bản của giải pháp mới
- Dạy học theo phương pháp tích hợp, phương pháp dạy học dự án, hoạt
động trải nghiệm sáng tạo và một số kỹ thuật dạy học tích cực như kỹ thuật động
não, kỹ thuật mảnh ghép,... đã phát huy được khả năng chủ động sáng tạo ở HS.
Đồng thời khắc phục được những vấn đề mà giải pháp cũ chưa làm được.

Tìm hiểu về mặt lí luận chương trình dạy học và kiểm tra đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực HS; cơ sở lí luận của phương pháp dạy học theo dự án.
Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó người học dưới sự chỉ đạo
của GV thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp mang tính thực tiễn, có sự kết
hợp giữa lí thuyết và thực hành, với hình thức làm việc nhóm là chủ yếu. Nhiệm vụ
này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ
việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều
chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện, tạo ra những sản phẩm có thể trình
bày, giới thiệu.
Xây dựng dự án học tập trong phần tuần hoàn máu. Gồm các bước: Xây
dựng ý tưởng, lập kế hoạch thực hiện, xây dựng bộ câu hỏi định hướng, tổ chức
thực hiện, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS. Cụ thể:
Bước 1: Lựa chọn chủ đề, xác định mục tiêu của dự án
GV tạo điều kiện để HS đề xuất ý tưởng, quyết định chủ đề, lựa chọn mục
tiêu của dự án. Dự án phải chứa đựng một nhiệm vụ cần giải quyết, phù hợp với
các HS, trong đó có sự liên hệ nội dung học tập với hoàn cảnh thực tiễn và đời sống
xã hội. GV cũng có thể giới thiệu một số hướng đề tài để HS lựa chọn.
Bước 2: Xây dựng đề cương dự án và kế hoạch thực hiện
Dưới sự hướng dẫn của GV, HS xác định những công việc cần làm, thời gian
dự kiến, kinh phí, vật liệu, phương pháp tiến hành và phân công công việc trong
nhóm.
Bước 3: Thực hiện dự án
HS thu thập và xử lí thông tin, làm việc nhóm và cá nhân theo kế hoạch đã
đề ra. Các hoạt động trí tuệ và hoạt động thực hành, thực tiễn được thực hiện xen
kẽ và tác động qua lại với nhau, từ đó tạo ra sản phẩm của dự án. Như vậy, kiến
thức được tích lũy qua quá trình làm việc và được thử nghiệm qua thực tiễn.
3


Bước 4: Thu thập kết quả và công bố sản phẩm

Kết quả dự án có thể được trình bày dưới dạng các báo cáo, bản thu hoạch,
trình chiếu trên Power Point, các mô hình, các video clip, vở kịch ...Tất cả HS (theo
nhóm hoặc cá nhân) cần được tạo điều kiện để trình bày kết quả cùng với kiến thức
mới mà mình đã tích lũy thông qua dự án.
Bước 5: Đánh giá dự án
GV và HS đánh giá quá trình thực hiện và kết quả dự án dựa trên những sản
phẩm thu được, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự án tiếp
theo.
Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính đúng đắn và tính khả thi của sáng kiến.
* Tính mới và sáng tạo của giải pháp
- Dạy học theo dự án đạt được các yêu cầu của đổi mới, đó là: định hướng
vào người học, định hướng vào thực tiễn và định hướng vào sản phẩm.
- Bảng mô tả và minh họa tính mới, tính sáng tạo, tính ưu việt của giải
pháp mới so với giải pháp cũ:
+ Về nội dung kiến thức:
GIẢI PHÁP CŨ

GIẢI PHÁP MỚI

- Đơn môn: Sinh
học.
- Nêu được ý
nghĩa của tuần
hoàn máu, liên hệ
thực tế chưa
nhiều.
- Trình bày khái
quát cấu tạo của
hệ tuần hoàn
máu.

- Phân biệt được
hệ tuần hoàn hở
với hệ tuần hoàn
kín.
- Nêu được ưu
điểm của hệ tuần
hoàn kín so với
hệ tuần hoàn hở,
hệ tuần hoàn kép
với hệ tuần hoàn

- Tích hợp: Sinh học 8; 10; 11, Hóa học 11; Vật lý, Tin học,
Công nghệ, Giáo dục công dân 10; Thể dục 11, Giáo dục bảo
vệ sức khỏe, Giáo dục kỹ năng sống, …
- HS nhận thức sâu sắc vấn đề bảo vệ sức khỏe trong cuộc
sống và trong học tập, làm việc; biết tư vấn mọi người thực
hiện việc bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng
cũng như có ý thức vận động mọi người sử dụng hợp lí các
chất kích thích, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Tìm hiểu sâu sắc về vai trò của tim và hệ mạch, giải thích
được tính tự động của tim. Xác định được mối liên quan giữa
nhịp tim và kích thước cơ thể. Giải thích được mối liên hệ
giữa nhịp tim với huyết áp...
- Nêu được các quy luật hoạt động của tim: tim có tính tự
động, tim hoạt động nhịp nhàng theo chu kì.
- Giải thích được tại sao tim lại hoạt động theo các quy luật
đó.
- Trình bày được cấu trúc của hệ mạch và các quy luật vận
chuyển máu trong hệ mạch.
- Tìm hiểu sâu về hoạt động của các cơ quan tuần hoàn,

những nguyên nhân tác động xấu tới hoạt động tuần hoàn.
4


đơn.
- Trình bày được
hoạt động của tim
và hệ mạch.

- HS có cái nhìn tổng quát và sâu sắc về vấn đề những áp lực
cuộc sống cùng với lối sống không lành mạnh dẫn đến bệnh
hệ tuần hoàn đang gia tăng, trẻ hóa ở người dân TP Ninh
Bình và các biện pháp phòng tránh bệnh hệ tuần hoàn bằng
chế độ ăn uống, làm việc khoa học và tập luyện thể dục thể
thao hợp lý.

+ Về tổ chức dạy học:
GIẢI PHÁP CŨ

GIẢI PHÁP MỚI

* Nơi tổ chức:
Trong lớp học.
* Cách thức:
- GV: Đóng vai trò
trung tâm, truyền
thụ kiến thức áp đặt
một chiều.
- HS:
+ HS thảo luận

trong giới hạn lớp
học để không ảnh
hưởng lớp bên cạnh.
+ Hoạt động chủ
yếu của HS là nghe,
nhớ, ghi chép và
học thuộc.

* Nơi tổ chức: Trong và ngoài lớp học.
* Cách thức:
- GV: Có vai trò định hướng, giám sát hoạt động học tập.
GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ HS tự lực và tích cực
lĩnh hội tri thức. Chú trọng sự phát triển khả năng giải
quyết vấn đề, khả năng giao tiếp.
Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và kỹ
thuật dạy học tích cực; các phương pháp dạy học thí
nghiệm, thực hành.
Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các họat động xã
hội, ngoại khoá, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng
tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông trong dạy và học của GV và HS.
- HS:
+ Bước 1: HS được cùng GV đề xuất ý tưởng, xác định
mục tiêu, xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề.
+ Bước 2: Tìm hiểu thực tế, trong quá trình này các em
được đóng vai nhà báo, chuyên gia về cán bộ y tế, chuyên
gia dinh dưỡng…để khảo sát, thu thập, phỏng vấn người
dân những thông tin cần thiết.
+ Bước 3: HS thu thập và xử lí thông tin, làm việc nhóm và
cá nhân theo kế hoạch đã đề ra. Các hoạt động trí tuệ và

hoạt động thực hành, thực tiễn trải nghiệm sáng tạo được
thực hiện xen kẽ và tác động qua lại với nhau, từ đó tạo ra
sản phẩm của dự án. Như vậy, kiến thức được tích lũy qua
quá trình làm việc và được thử nghiệm qua thực tiễn.
+ Bước 4: Báo cáo sản phẩm của nhóm mình trước lớp,
trước toàn trường trong buổi ngoại khóa.
Tất cả HS (theo nhóm hoặc cá nhân) cần được tạo điều

+ Trong giờ học chỉ
tổ chức được 1, 2
hoạt động nhóm từ
3-5 phút, chỉ có
những HS tích cực
tham gia, không huy
động được cả nhóm.
+ Do quá đề cao
người dạy nên HS
thụ động tiếp thu
kiến thức làm cho

5


giờ dạy dễ đơn điệu,
buồn tẻ ít chú ý đến
kỹ năng thực hành
của HS.
* Đánh giá: Khi
đánh giá chỉ có GV,
HS không được

tham gia.

kiện để trình bày kết quả cùng với kiến thức mới mà mình
đã tích lũy thông qua dự án.
+ Bước 5: Đánh giá: HS được tham gia cùng GV đánh giá;
tự đánh giá bản thân; đánh giá chéo các bạn trong nhóm và
các nhóm khác.

+ Về hiệu quả dạy học:
NỘI DUNG

GIẢI PHÁP CŨ

GIẢI PHÁP MỚI

- Kết quả kiểm
tra đánh giá: Tỉ
lệ HS đạt điểm
khá giỏi chiếm tỉ
lệ thấp (30,5%)
KẾT QUẢ và không ổn định,
HỌC TẬP HS đạt điểm yếu
CỦA HỌC kém cao (8,5%).
SINH
- Không khí lớp
học: đơn điệu,
buồn tẻ, HS thụ
động tiếp thu
kiến thức.


- Kết quả kiểm tra đánh giá: Tỉ lệ HS đạt
điểm khá giỏi chiếm tỉ lệ cao (60,5%) và
có xu hướng tăng dần qua các lần kiểm tra,
điểm dưới trung bình chiếm tỉ lệ thấp
(2,3%) và có xu hướng giảm dần.

PHÁT
TRIỂN
NĂNG LỰC
HỌC SINH

- Năng lực giải quyết các vấn đề thực tế: HS
đạt được các kỹ năng, năng lực đã đề ra, tự
tin trình bày ý kiến trước đám đông; biết vận
dụng kiến thức Sinh học vào thực tế phục vụ
cho đời sống.
- Năng lực tích hợp kiến thức liên môn.
- Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn mang
tính tích hợp.
- Năng lực linh hoạt sáng tạo.
- Năng lực nghiên cứu khoa học.
- Năng lực tự điều chỉnh.
- Năng lực tự đáng giá.
Ngoài ra phương pháp này còn hướng tới
phát triển kĩ năng sống cho HS như: Hợp tác,

- Năng lực giải
quyết các vấn đề
thực tế: Năng lực
giải quyết và vận

dụng kiến thức
vào thực tế còn
hạn chế.
Năng lực sử dụng
ngôn ngữ Sinh
học.

- Không khí lớp học: HS chủ động, say mê
tìm hiểu kiến thức, thảo luận sôi nổi, đồng
thời mạnh dạn trình bày kết quả. Các giờ học
hào hứng và hiệu quả.

6


giao tiếp, quản lí, tổ chức, điều hành, ra
quyết định, tích hợp công nghệ thông tin vào
giải quyết công việc và thực hiện các sản
phẩm.
* Đánh giá: HS được tham gia cùng GV đánh
giá; tự đánh giá bản thân; đánh giá chéo các
bạn trong nhóm và các nhóm khác.

- Thường là các
bài kiểm tra trên
lớp.
- Tùy vào phương
SẢN PHẨM pháp giảng dạy
CỦA HỌC đôi khi cũng có
SINH

sản phẩm là các
phiếu học tập
nhưng
ít

không
thường
xuyên.

* Số lượng, chất lượng câu hỏi, tình huống
đặt ra cho nhóm bạn, chất lượng trả lời của
các nhóm trong hoạt động thảo luận.
* Bản trình chiếu power point về các vấn đề
cụ thể:
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của
các cơ quan tuần hoàn đặc biệt phân tích ảnh
hưởng của các chất kích thích.
- Đột quỵ và thực trạng vấn đề đột quỵ đang
gia tăng, trẻ hóa ở người dân TP Ninh Bình,
dấu hiệu đột quỵ và hậu quả của đột quỵ.
- Nguyên nhân của vấn đề đột quỵ đang gia
tăng trẻ hóa.
- Cách phòng tránh bệnh đột quỵ trong giới
trẻ.
- Tuần hoàn máu kém và thực trạng vấn đề
tuần hoàn máu kém đang gia tăng, trẻ hóa ở
người dân TP Ninh Bình, dấu hiệu tuần hoàn
máu kém và hậu quả của tuần hoàn máu
kém.
- Nguyên nhân của vấn đề tuần hoàn máu

kém đang gia tăng trẻ hóa.
- Cách phòng tránh bệnh tuần hoàn máu kém
trong giới trẻ.
- Bài tuyên truyền kêu gọi giới trẻ cần thay
đổi lối sống khoa học để phòng bệnh hệ tuần
hoàn.

* Mô tả chi tiết giải pháp mới (phần phụ lục)
3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được
3.1. Hiệu quả kinh tế
7


- Kiến thức về Hệ tuần hòan và vấn đề bệnh hệ tuần hoàn đang gia tăng trẻ
hóa ở người dân TP Ninh Bình nằm ở nhiều bài học, nhiều môn học nằm rải rác ở
nhiều quyển sách khác nhau. Do đó để GV và HS nắm được một cách có hệ thống
thường phải đọc, mua nhiều tài liệu có liên quan, giá thành cao (khoảng 600.000
đồng).
- Sáng kiến này sẽ là tài liệu súc tích, ngắn gọn, khá đầy đủ về tuần hòan
máu và vấn đề bệnh hệ tuần hoàn đang gia tăng trẻ hóa. Giúp tiết kiệm được nhiều
chi phí, giảm thiểu thời gian tìm tòi, nâng cao kiến thức bảo vệ sức khỏe cho GV,
HS và cộng đồng dân cư (chi phí vài chục nghìn đồng, GV, HS có thể photo được
tài liệu).
- Sáng kiến tương đương với một cuốn sách tham khảo. Giá tính bình quân
mỗi cuốn sách tham khảo trên thị trường TP Ninh Bình là 25.000 VNĐ. Như vậy
với số lượng HS khối 11 của một trường khoảng 250 HS sẽ tiết kiệm được: 250 x
25.000 = 6.250.000 VNĐ.
- Nếu áp dụng trong toàn tỉnh Ninh Bình với số HS gần 8500 em, thì số tiền
làm lợi là: 8500 x 25000 = 212.500.000 VNĐ (Hai trăm mười hai triệu năm trăm
nghìn đồng) .

- Với vai trò là tuyên truyền viên các em HS có thể đem những kiến thức
khoa học này tới mọi người dân nơi mình sinh sống để giúp họ giảm đi những thiệt
hại do bệnh hệ tuần hoàn gây ra có thể giảm chi phí cho xã hội và người dân hàng
trăm triệu đồng.
3.2. Hiệu quả xã hội
- Góp phần quan trọng trong định hướng nội dung, phương pháp dạy học
chương trình, sách giáo khoa mới sắp được triển khai đại trà.
- Giải pháp góp phần đổi mới phương pháp dạy học, tạo nên không khí học
tập hăng say, hứng thú và hiệu quả, HS thấy được kiến thức thiết thực với cuộc
sống và nghề nghiệp trong tương lai.
- Giải pháp mới góp phần rèn luyện, phát triển các năng lực, kỹ năng làm
việc nhóm của HS, đây là năng lực cần thiết cho sự hội nhập quốc tế.
+ Giải pháp mới góp phần giúp HS có niềm đam mê hứng thú trong học tập,
hình thành và phát triển thế giới quan, nhân sinh quan.
+ Giải pháp mới góp phần hình thành cho HS tình yêu quê hương đất nước;
con người có ý thức trách nhiệm tuyên truyền giúp cho người dân trên địa bàn TP
Ninh Bình thấy được những kiến thức khoa học về hệ tuần hoàn máu và bệnh hệ
tuần hoàn, tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp bảo vệ và hạn chế căn bệnh nguy
hiểm này để xây dựng quê hương giàu mạnh có chất lượng cuộc sống tốt.
+ Nâng cao kết quả học tập của HS, nâng cao tỉ lệ HS khá giỏi, hình thành và
bồi dưỡng được đội tuyển HS giỏi cấp tỉnh, tỉ lệ HS thi đỗ vào các trường Đại học Cao đẳng.
8


+ Xếp loại học lực môn sinh khối 11 đạt 98% trung bình trở lên.
- Đối với GV:
+ Nâng cao hiệu quả đào tạo, chất lượng bài dạy.
+ Thiết thực góp phần đổi mới hình thức dạy học, kiểm tra đánh giá chất
lượng của HS theo hướng phát huy năng lực tự học, tự khám phá tri thức cho HS.
+ Củng cố niềm tin, sức mạnh, gắn bó với sự nghiệp trồng người.

+ Khi áp dụng phương pháp này thầy và trò nhà trường đã đạt nhiều giải cao
cấp tỉnh và cấp quốc gia trong cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp và thi vận
dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống thực tiễn góp phần đưa thành
tích của nhà trường lên thứ hạng cao (thứ 4/24 trường THPT công lập) mặc dù chất
lượng tuyển sinh đầu vào của trường thấp (xếp thứ 21/24 trường THPT công lập),
năm học 2017-2018 nhà trường đã đạt cờ khuyến khích toàn đoàn trong hội thi giáo
viên dạy giỏi cấp trung học phổ thông lần thứ VII (xếp thứ 10/24 trường THPT
công lập) (trích nguồn Sở giáo dục và đào tạo Ninh Bình).
- Đối với các cơ quan quản lý giáo dục:
+ Góp phần nâng cao chất lượng đại trà cho HS.
+ Thúc đẩy đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá ở các cơ sở giáo dục.
+ Tạo ra niềm tin đối với xã hội trong sự nghiệp giáo dục.
4. Điều kiện và khả năng áp dụng
4.1. Điều kiện áp dụng
Sáng kiến là nguồn tư liệu hữu ích, dễ dàng sử dụng; không đòi hỏi yêu cầu
kĩ thuật hỗ trợ (máy chiếu, tranh ảnh, video clip,…). Những kiến thức về tuần hoàn
máu và vấn đề bệnh hệ tuần hoàn đang gia tăng, trẻ hóa ở người dân TP Ninh Bình,
đã được tích hợp vào nội dung bài học nên thuận lợi cho GV và HS tham khảo, tra
cứu; góp phần thiết thực đổi mới dạy học, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng
giáo dục.
4.2. Khả năng áp dụng
- Đối với trường THPT sau một năm áp dụng sáng kiến đã đạt được nhiều kết
quả khả quan.
- Những nội dung kiến thức về tuần hoàn máu và vấn đề bệnh hệ tuần hoàn ở
người dân TP Ninh Bình được tích hợp rất gần gũi, sinh động với những hiện tượng
đời thường. Vì vậy mọi đối tượng HS, không phân biệt trình độ nhận thức, không
phân biệt loại hình trường lớp đều dễ dàng sử dụng, tra cứu.
- Sáng kiến là nguồn tư liệu tham khảo hữu ích cho GV và HS, có thể sử
dụng thường xuyên vào giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đại trà; hoàn thiện
nhân cách cho HS.

- Mọi đối tượng khác quan tâm tới tuần hoàn máu và vấn đề bệnh hệ tuần
hoàn đều dễ dàng sử dụng, tra cứu.
9


- Đây là hoạt động dạy học tích hợp, liên môn thông qua các bài học trong
chương trình sinh học THPT để phát triển năng lực HS. Do đó có thể áp dụng
thường xuyên trên tất cả HS THPT và tất cả các GV bộ môn Sinh học – THPT đều
có thể sử dụng được giải pháp này trong điều kiện cơ sở vật chất hiện có của tất cả
các nhà trường.
Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN
VỊ CƠ SỞ

Ninh Bình, ngày 02 tháng 05 năm 2018
Người nộp đơn

Vũ Văn Nam

Lương Thị Hiền

10



×