Tải bản đầy đủ (.pptx) (23 trang)

7Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật thực hiện pháp luật, vi phạm pl

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 23 trang )

HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT
CỦA VIỆT NAM VI PHẠM PHÁP LUẬT
Ths Phạm Minh Thy Vân


1. Khái niệm và đặc điểm Văn bản quy phạm
pháp luật
1.1 Khái niệm:
VBQPPL là một hình thức văn bản do cơ quan nhà
nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền,
hình thức, trình tự, thủ tục luật đinh, trong đó có các quy
tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, được nhà nước bảo
đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản
và được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội.


1.2 Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật
Thứ nhất, VBQPPL là một hình thức văn bản do cơ
quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo
thẩm quyền, cách thức nhất định.
Thứ hai, VBQPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục
do pháp luật quy định.
Thứ ba, VBQPPL chứa đựng các quy tắc xử sự mang
tính bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần trong đời
sống xã hội.
Thứ tư, VBQPPL được nhà nước bảo đảm thực hiện.


1.3 Phân loại văn bản quy phạm pháp luật
a. Văn bản luật: Hiến pháp, Các Bộ luật, Đạo luật; Nghị


quyết


b. Văn bản quy phạm pháp luật dưới luật (Văn bản
dưới luật):
Pháp lệnh thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội ban hành, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội ban hành, Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
ban hành, Nghị định của Chính phủ ban hành, Quyết định
của Thủ tướng Chính phủ ban hành, Thông tư của Bộ
trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành…
Ví dụ:
- Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 ngày 14 tháng 7 năm
2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Biểu thuế bảo vệ
môi trường
- Lệnh của Chủ tịch nước số 19/2013/L/CTN ngày 8 tháng
12 năm 2013 về việc công bố Nghị quyết của Quốc hội quy
định một số điểm thi hành Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam


IV. Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật
và trách nhiệm pháp lí
1. Thực hiện pháp luật
a. Khái niệm THPL

Thực hiện pháp luật là
một quá trình hoạt động
có mục đích làm cho
những quy định của pháp
luật đi vào cuộc sống, trở

thành những hành vi thực
tế hợp pháp của các chủ
thể pháp luật.

Hành vi thực tế
hợp pháp

Quy định của
pháp luật


b. Đặc điểm của thực hiện pháp luật
• Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ
thể pháp luật
Ví dụ: Hành vi không xả rác bừa bãi nơi công cộng. Đây là
hành vi thực hiện pháp luật phù hợp với Luật Bảo vệ môi
trường.
• Thực hiện pháp luật là hoạt động đưa các quy phạm
pháp luật được thực hiện trên thực tế
Các quy định của pháp luật trên giấy tờ sẽ được hiện thực
hóa trong đời sống thông qua hành vi hợp pháp của các
chủ thể.
• Thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể khác nhau tiến
hành với nhiều cách thức khác nhau


2. Vi phạm pháp luật
a. Khái niệm vi phạm pháp luật, các dấu hiệu của vi
phạm pháp luật
• Khái niệm:

Vi phạm pháp luật (VPPL) là hành vi nguy hiểm cho xã
hội, trái pháp luật, do người có năng lực trách nhiệm
pháp lí thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại
hoặc đe dọa xâm hại đến các quan hệ xã hội được nhà
nước xác lập và bảo vệ.

Hành vi

Quan hệ XH
được PL bảo
vệ


• Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật
• Dấu hiệu thứ nhất: trước hết phải là hành vi xác định

của chủ thể (được thể hiện ra thế giới khách quan dưới
dạng hành động và không hành động của con người),
mang tính nguy hiểm cho xã hội (gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được nhà
nước
lập và tố
bảogiác
vệ). tội phạm” theo khoản 1,
Tội xác
“Không
Ví dụ:

điều 314 Bộ luật hình sự.


Khoảng 19g ngày 15-10-2009, Tiến lái xe máy chở Kính và Giang,
còn Vũ chở Dũng đi từ huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) về huyện
Tân Hiệp. Khi đến cầu Kinh Tràm, thấy một người đi đường đang
dừng xe để nói chuyện qua điện thoại, Kính kêu Tiến dừng xe lại.
Như ngầm hiểu ý nhau, cả ba cùng xông đến đánh nạn nhân để
cướp điện thoại di động trị giá 2,5 triệu đồng. Lúc đó, Vũ chở
Dũng vừa chạy đến, đứng nhìn. Sau đó cả năm người tiếp tục
chạy về Tân Hiệp.


• Dấu hiệu thứ hai: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp

luật.
Chủ thể làm một việc mà pháp luật cấm;
Ví dụ: A thực hiện hành vi trộm cắp, giết người
Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn mà
pháp luật cho phép;
Ví dụ: Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng
Chủ thể không thực hiện nghĩa vụ mà nhà nước bắt
buộc.
Ví dụ: Chủ thể là DNTN không thực hiện nghĩa vụ đóng
thuế


• Dấu hiệu thứ ba: vi phạm pháp luật phải chứa đựng lỗi

của chủ thể
Người thực hiện hành vi trái pháp luật chỉ bị xem là có lỗi
khi hành vi mà chủ thể đã thực hiện là kết quả của sự lựa

chọn, quyết định của họ, trong khi người đó có đủ điều
kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn một cách xử sự
khác phù hợp với pháp luật.

• Dấu hiệu thứ tư: vi phạm pháp luật phải là hành vi do

người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.


Cấu thành vi phạm pháp luật
• Khái niệm cấu thành vi phạm pháp luật
Cấu thành VPPL là tổng thể các dấu hiệu cơ bản, đặc
thù cho một loại vi phạm pháp luật cụ thể, được nhà
nước quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, do
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
• Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật
Có 4 yếu tố cấu thành:
Mặt
khách
quan

Mặt chủ
quan

Chủ thể

Khách
thể

Cấu

thành
VPPL


a. Mặt khách quan:

Là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật
• Hành vi trái pháp luật: là xử sự nguy hại cho xã hội của con
người ra thế giới khách quan ở những mức độ khác nhau
• Hậu quả nguy hiểm cho xã hội: là thiệt hại gây ra
• Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu
quả nguy hiểm cho xã hội
• Các yếu tố khác: công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ
đoạn, địa điểm, hoàn cảnh vi phạm…


b. Mặt chủ quan của VPPL:
Là hoạt động tâm lí bên trong của người vi phạm pháp luật,
bao gồm: lỗi, động cơ và mục đích vi phạm pháp luật

Lỗi

Lỗi cố ý trực tiếp
Lỗi cố ý gián tiếp
Lỗi vô ý do quá tự tin
Lỗi vô ý do cẩu thả


b. Mặt chủ quan của VPPL:
• Lỗi cố ý trực tiếp:

Người VPPL nhận thức rõ hành vi của của mình là
nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của
hành vi đó và mong muốn hậu quả đó xảy ra
Ví dụ: A vay của chị B một số tiền là 600 triệu VNĐ
với lãi suất cao, đã nảy ra ý định giết chị B để
quỵt nợ. A đã chuẩn bị băng keo và roi chích
điện, lên kế hoạch thực hiện âm mưu. Ngày
10/04/2015, A qua nhà chị B. Thấy không có ai ở
nhà, A đã bắt trói, khống chế chị B và dùng roi điện
chích vào nạn nhân đến chết


• Lỗi cố ý gián tiếp: chủ thể vi phạm pháp luật nhận thức

rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước
hậu quả của hành vi đó, tuy không mong muốn nhưng có
ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Ví dụ:
A nuôi thả gà với số lượng lớn. Dạo gần đây gà nhà A thường
bị mất trộm vào ban đêm nên A rất ức chế. Để phòng trộm
cắp, A đã giăng sợi dây thép trên nóc chuồng gà và nối
với nguồn điện 220v. Khoảng 2h sáng, hàng xóm nhà A là C
đã lén lút chui vào chuồng gà để bắt, vướng dây thép và bị
dây điện giật chết.


• Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể VPPL thấy trước hành vi

của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội
nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể

ngăn ngừa được nên đã thực hiện hành vi trái pháp luật
và gây ra hậu quả cho xã hội.
Ví dụ: A hút thuốc lá và ném tàn vào đống rơm khô.
Rơm bắt lửa cháy, lan sang ngôi nhà mái rạ bên cạnh, gây
thiệt hại 100 triệu.


• Lỗi vô ý do cẩu thả: chủ thể VPPL đã gây ra hậu quả

nguy hại cho xã hội nhưng do cẩu thả nên không thấy
trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả đó, mặc dù
phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả ấy.
Ví dụ: Ê kíp phẫu thuật quên băng gạc trong bụng bệnh
nhân khi phẫu thuật. Dẫn đến bệnh nhân bị biến chứng,
nhiễm trùng và chết.


• Động cơ và Mục đích Vi phạm pháp luật

+ Động cơ VPPL: là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
Ví dụ: A (hung thủ) giết B (người tình) đã có thai với mình
để trốn tránh trách nhiệm làm cha
Động cơ là yếu tố KHÔNG BẮT BUỘC PHẢI XÁC ĐỊNH
trong mặt chủ quan của mọi VPPL
+ Mục đích VPPL: là kết quả trong ý thức chủ quan mà
chủ thể VPPL đặt ra phải đạt được khi VPPL
Ví dụ: A (hung thủ) dùng súng tự chế nhằm tước đoạt
mạng sống của B (nguyên thủ quốc gia) nhằm chống phá
nhà nước đó



• Chủ thể vi phạm pháp luật:

+ Cá nhân là chủ thể VPPL phải là người không mắc
bệnh tâm thàn hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận
thức hoặc khả năng điều khiển hành vi và đủ độ tuổi do
pháp luật quy định;
+Tổ chức là chủ thể VPPL bao gồm: các cơ quan nhà
nước, đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức xã hội, các tổ
chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật…
• Khách thể của VPPL:
Là những quan hệ xã hội được NN xác lập và bảo vệ bị
chủ thể VPPL xâm hại hoặc đe dọa xâm hại
Ví dụ: Khách thể của vi phạm hành chính là các quy tắc
quản lý nhà nước hoặc trật tự quản lí hành chính nhà nước
được pháp luật hành chính quy định và bảo vệ.


Bài tập tình huống
Theo kế hoạch của giải xe đạp nữ quốc tế Bình Dương tranh Cup
Biwase, chặng hai có lộ trình dài 82km, từ La Ngà (huyện Định Quán,
tỉnh Đồng Nai) đi Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Dưới sự hộ tống của đoàn môtô, đoàn đua – gồm các thành viên ban
huấn luyện đi xe máy, ôtô chở vận động viên, đội tiếp tế và các lực
lượng khác – phải di chuyển từ Bình Dương đến Đồng Nai để đến điểm
xuất phát La Ngà.
Khi đoàn đi gần đến điểm xuất phát thì xuất hiện 1 đoàn xe phân khối
lớn tự do (không thuộc đoàn đua) chạy lấn làn với tốc độ cao, nẹp ga
dọc theo chiều dài của đoàn đua xe đạp và đã có va chạm với đoàn

motor bảo vệ giải đua. Sau tai nạn thảm khốc này, nhiều thành viên
thuộc đoàn motor hộ tống đoàn đua đã bị thương.
Hai người nằm bất động sau va chạm là anh Lìn Mã Sáng (sinh năm
1962) và anh Trần Ngọc Thạch – cả 2 đều là hội viên của CLB Motor
quận Tân Bình, TP HCM; 1 số thành viên khác thì bị thương nhẹ. Anh
Lìn Mã Sáng đã tử vong trên đường đưa đi cấp cứu, còn anh Trần Ngọc
Thạch bị gãy chân.



3. Trách nhiệm pháp lí
a. Khái niệm trách nhiệm pháp lí
TNPL là việc nhà nước bằng ý chí đơn phương của
mình, buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu
những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế nhà
nước được quy định ở bộ phận chế tài của quy phạm pháp
luật do ngành luật tương ứng xác định.
b. Các loại trách nhiệm pháp lí
Bao gồm: TNPL hình sự, TNPL dân sự, TNPL hành chính,
TNPL kỉ luật.



×