Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Một số hoạt động giúp học sinh ôn tập và kiểm tra từ vựng Tiếng Anh 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.68 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
Phần I. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:......................................................................................................... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:................................................................................ 1
2.1. Mục đích nghiện cứu:..................................................................................1
2.2. Nhiệm vụ của đề tài:....................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:............................................................................. 2
3.1. Đối tượng:...................................................................................................2
3.2. Phạm vi nghiên cứu:....................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................ 3
5. Tính mới của đề tài:..................................................................................................... 3
Phần II. NỘI DUNG................................................................................................5
1. Cơ sở lí luận:................................................................................................................ 5
2. Cơ sở thực tiễn:............................................................................................................ 6
2.1. Thuận lợi:....................................................................................................6
2.2. Khó khăn:....................................................................................................7
2.3. Số liệu khảo sát:..........................................................................................7
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề:................................................................................. 7
3.1. Hướng dẫn, truyền đạt từ vựng:..................................................................7
3.2. Thực hiện các hoạt động dạy từ vựng:........................................................9
3.2.1. Hoạt động 1: word search puzzles............................................................9
3.2.2. Hoạt động 2: word definition.................................................................11
3.2.3. Hoạt động 3: word collocation...............................................................12
3.2.4. Hoạt động 4: word form.........................................................................13
3.2.5. Hoạt động 5: crossword puzzle..............................................................14
3.2.6. Hoạt động 6: crambled letters................................................................16
4. Thực nghiệm và kết quả thực hiện:...........................................................................17
Phần III. KẾT LUẬN............................................................................................19
1. Kết luận:......................................................................................................................19
2. Các đề xuất và kiến nghị:.......................................................................................... 19
2.1. Đề xuất:.....................................................................................................19


2.2. Kiến nghị:..................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................21



1

Phần I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ vựng được coi là một công cụ quan trọng để giúp học sinh giải thích
các ý tưởng của mình và thể hiện cảm xúc của mình một cách hiệu quả. Sự hiểu
biết về các từ vựng của nhiều học sinh có thể dẫn đến thành công trong các kỹ
năng ngôn ngữ như nói, nghe, viết và đọc. Bên cạnh đó từ vựng cũng góp phần
tạo điều kiện cho sự chuyển động của kiến thức "thụ động" sang sử dụng ngôn
ngữ "chủ động". Nói chung, học sinh có nhiều khả năng và tự tin hơn trong việc
sử dụng ngôn ngữ khi các em sở hữu kho kiến thức từ vựng phong phú. Trong
thực tế, vai trò của việc học từ vựng có vẻ như đã bị gạt ra ngoài lề trong các
tình huống dạy và học. Đôi lúc phương pháp dịch được sử dụng trong giờ dạy
các kỹ năng, đồng thời giáo viên có thời gian rất hạn chế để giới thiệu các từ
mới và thực hành từ vựng. Trong một số trường hợp, giáo viên có kiểm tra sự
ghi nhớ của học sinh về những từ đã học được, nhưng cũng không tạo được
động lực cho học sinh ôn lại từ vựng hay tìm tòi thêm từ mới; Đa số học sinh chỉ
ghi chép lại những gì mà giáo viên giới thiệu và không nhớ được hết các từ đã
học, được xem là một hạn chế trong vấn đề phát triển các kỹ năng của môn
Tiếng Anh.
Qua quá trình thực tế giảng dạy, tôi đã cố gắng vận dụng các phương pháp
mới vào chương trình lớp 11 mà tôi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm. Tôi
xin được trình bày trong đề tài: “Một số hoạt động giúp học sinh ôn tập và kiểm
tra từ vựng Tiếng Anh 11”
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:

2.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nhằm nâng cao chất lượng dạy bộ môn Tiếng Anh 11 - đặc biệt là đối
với học sinh trung bình yếu trong việc cải thiện các kỹ năng và phát triển đồng
đều cả kiến thức và ngôn ngữ.
Giúp học sinh hiểu và yêu thích bộ môn Tiếng Anh; tự trau dồi, bồi dưỡng,
rút kinh nghiệm cho bản thân.
2.2. Nhiệm vụ của đề tài:


2

Môn Tiếng Anh gồm 4 kỹ năng: nghe – nói - đọc - viết và thực tế cho thấy
ở trường đại đa số các em rất yếu về kỹ năng nghe - nói vì nhiều lý do:
- Thứ nhất là do trường thuộc địa bàn nông thôn nên việc học ngoại ngữ
phần nào hạn chế, đa số các em rất yếu bộ môn này.
- Thứ hai là do kỹ năng nói ít được chú trọng ngay từ các lớp bên dưới vì
nó ít xuất hiện trong các bài kiểm tra và các bài thi, có chăng chỉ là vài câu giao
tiếp nhưng dưới dạng viết hoặc trắc nghiệm nên các em không có động lực, dễ
lơ là kỹ năng này.
- Thứ ba là do các em còn thụ động, nhút nhát, rất ngại nói vì sợ sai, sợ các
bạn cười và cơ hội để các em thực hành nói Tiếng Anh còn nhiều hạn chế.
Trong khuôn khổ cho phép của bài viết và với những trăn trở của người
giáo viên, tôi xin mạnh dạn đề cập đến thực trạng dạy và học tiếng Anh nói
chung và việc rèn luyện vốn từ vựng cho học sinh nói riêng, đồng thời qua đó
đưa ra một số biện pháp giúp học sinh quan tâm nhiều hơn đến việc nắm bắt vốn
từ, giúp các em vận dụng vào các kỹ năng Tiếng Anh dễ dàng hơn, phần nào
nâng cao được chất lượng dạy và học trong nhà trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 11A1 trường THPT Hòa Tú. Áp dụng

một số biện pháp trong việc dạy ngoại ngữ, như:
- Chuẩn bị giáo án chu đáo, trong đó chú trọng việc sử dụng tranh ảnh,
hand-out, ngữ liệu, từ vựng, cấu trúc ngữ pháp, nhiều dạng bài tập đi từ dễ đến
khó.
- Vận dụng các dạng bài tập, đề tài một cách hợp lý, gần gũi; Tạo không khí
lớp học tự nhiên thoải mái.
- Lồng ghép hướng dẫn học sinh học và vận dụng các từ vựng vào các tiết
kỹ năng Reading, Listening, Writing.
- Áp dụng những phương pháp mới nhằm thu hút sự chú ý của học sinh.


3

3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này được áp dụng trong tất cả các giờ dạy Tiếng Anh ở lớp 11A1
trường THPT Hòa Tú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lí luận, tài liệu, quan sát.
- Nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
- Khảo sát tình hình thực tế.
- Thống kê các số liệu, điều tra giáo dục
- Quan sát thực tế: dự giờ thăm lớp, quan sát học sinh trong giờ học.
- Thực nghiệm các phương pháp dạy học.
- Tổng hợp kết quả, rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp...
5. Tính mới của đề tài:
-

Trong quá trình dạy và học Tiếng Anh, ôn tập và kiểm tra từ vựng là

một hoạt động dạy học không thể thiếu trong bất kì một tiết học nào. Việc ôn tập

và kiểm tra không chỉ đơn thuần là việc giúp học sinh nhớ nghĩa của từ mà còn
là việc giúp các em nghe, phát âm từ một cách chính xác và áp dụng được từ vào
trong giao tiếp ngôn ngữ.
-

Các thủ thuật trong đề tài này cũng đã được đề cập đến nhiều trong các

tài liệu hướng dẫn dạy ở bộ môn Tiếng Anh hay các sáng kiến kinh nghiệm
khác. Nhưng làm thế nào để áp dụng các thủ thuật đó một cách có hiệu quả thì
đòi hỏi giáo viên phải biết cách chọn lọc và tổ chức thực hiện các thủ thuật ấy
một cách hiệu quả, linh hoạt. Có thủ thuật phù hợp với bài dạy này nhưng lại
không phù hợp đối với bài học khác.
- Mỗi phương pháp ra đời sau đều được coi như một cố gắng kế thừa những
thành tựu và khắc phục nhược điểm của phương pháp ra đời trước nó. Nếu như
với phương pháp dạy tiếng Anh truyền thống (phương pháp ngữ pháp - dịch)
chú trọng nhiều vào việc học và rèn luyện thành thạo các cấu trúc ngữ pháp, thì
với cách tiếp cận giao tiếp tức dạy ngoại ngữ theo phương pháp thực hành giao
tiếp việc hình thành ở người học năng lực sử dụng ngôn ngữ thành thạo lại là
trọng tâm của quá trình dạy học. Khác với phương pháp nghe nói (audio-lingual)


4

với sự nhấn mạnh đến vai trò của luyện tập thuần thục các mẫu cấu trúc có sẵn,
cách giảng dạy theo phương pháp thực hành giao tiếp nhấn mạnh đến khả năng
tương tác của người học trong bối cảnh giao tiếp, trong đó mỗi hành vi ngôn ngữ
của người học sẽ thay đổi tùy thuộc vào những phản ứng và câu trả lời trước đó
của những người cùng tham gia.
- Theo phương pháp giáo dục truyền thống, học ngoại ngữ thường được coi
như một quá trình truyền thụ kiến thức từ thầy sang trò thì với việc sử dụng

phương pháp thực hành giao tiếp, việc dạy và học ngoại ngữ giờ đây được nhìn
nhận như một quá trình khám phá, trong đó người học dần sử dụng ngôn ngữ
phù hợp với những mục đích giao tiếp cụ thể. Đây là mô hình dạy học lấy người
học làm trung tâm, trong đó cả thầy và trò đều cùng chia sẻ trách nhiệm dạy và
học. Song song với việc nhấn mạnh vào mục tiêu phát triển năng lực giao tiếp ở
người học, việc lựa chọn các hoạt động học tập sao cho có ích, phù hợp với nhu
cầu của người học và phải được đặt vào trong những bối cảnh thật mà người học
có nhiều khả năng sẽ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.


5

Phần II. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận:
Hầu hết những ai học tiếng Anh đều muốn giao tiếp bằng tiếng Anh thành
thạo. Do đó việc học đều cả bốn kỹ năng tiếng Anh từ cấp trung học phổ thông
là điều cực kỳ quan trọng. Nghe - Nói - Đọc - Viết là các kỹ năng chính cần
dùng để giao tiếp bằng bất cứ một ngôn ngữ nào. Chỉ thành thạo một trong bốn
kỹ năng sẽ không giúp gì cho việc sử dụng một ngôn ngữ. Sai lầm của rất nhiều
người khi bắt đầu quay lại với tiếng Anh là họ không biết cách học kết hợp các
quá trình học, thường thì luôn có sự tách rời, nghe với nói và đọc, viết. Cách học
này đặc biệt không hiệu quả, vì cũng như tiếng Việt hay bất kỳ ngôn ngữ quốc tế
nào, các kỹ năng ngôn ngữ được hình thành thông qua quá trình rèn luyện từ
nghe, nói sau đó đến đọc và viết, giống như quá trình một đứa trẻ học ngôn ngữ
mẹ đẻ, chúng học chậm, đầu tiên học nghe, sau đó học nói và cuối cùng mới là
đọc và viết. Vậy phương pháp học tiếng Anh hiệu quả là không bao giờ tách
riêng các quá trình, bởi luôn có một mối liên hệ, gắn kết đặc biệt giữa các kỹ
năng. Người học cần phải nghe trước rồi mới tập đọc và nói theo cho thành thạo
rồi sau đó đọc bài và viết ra các ý chính cần thiết - đọc tốt rồi viết mới tốt.
Thông thường bốn kỹ năng giao tiếp này được chia thành hai nhóm:

- Đầu vào gồm Nghe (thông qua tai) và Đọc (thông qua mắt)
- Đầu ra gồm Nói (thông qua miệng) và Viết (thông qua tay)
Đầu tiên là hoàn thành tốt phần đầu vào sau đó là đầu ra. Trước hết, các em
học sinh có thể học nghe, nghe câu hỏi người khác đặt ra, rồi các em mới học
nói và trả lời câu hỏi đó. Bạn đọc lá thư người khác viết cho bạn, sau đó đến lượt
bạn viết lại. Đó là ví dụ minh họa cho sự giao tiếp.
Các kỹ năng đầu vào và đầu ra này không nhất thiết phải đi theo một trình
tự nhất định. Học sinh có thể nói trước hoặc viết trước vì trong quá trình giao
tiếp, đối tượng thực hành ngôn ngữ cùng các em sẽ sử dụng các kỹ năng còn lại.
Đó chính là lý do giải thích cho việc vì sao học sinh nên học đều cả bốn kỹ năng
để giao tiếp hiệu quả. Một số em băn khoăn kỹ năng nào là quan trọng nhất. Vì
tất cả kỹ năng này liên hệ chặt chẽ với nhau nên chúng đều quan trọng. Tuy


6

nhiên, để giao tiếp, chúng ta sử dụng một số kỹ năng nhiều hơn các kỹ năng còn
lại. Ví dụ, khoảng 40% thời gian chúng ta dành giao tiếp đơn giản chỉ là nghe.
Chúng ta nói khoảng 35% thời gian. Xấp xỉ 16% thời lượng giao tiếp là đọc và
9% là viết. Những con số thống kê này là dành cho một người bình thường giao
tiếp bằng tiếng Anh. Dựa vào công việc và tình huống mỗi người, các con số này
có thể khác nhau.
Mỗi kỹ năng này lại có những kỹ năng nhỏ khác kèm theo mà các em cần
lưu ý. Ví dụ như phát âm là một loại nằm trong kỹ năng nói. Chính tả là kỹ năng
giúp bạn đọc hiểu và viết tốt hơn. Ngữ pháp và từ vựng cũng là kỹ năng nhỏ.
Nhưng nhỏ không có nghĩa là chúng không quan trọng. Những kỹ năng lớn như
kỹ năng nghe là chung, còn kỹ năng nhỏ là cụ thể hơn. Từ việc học tốt các kỹ
năng nhỏ này sẽ giúp bạn phát triển tốt các kỹ năng tổng quan.
2. Cơ sở thực tiễn:
2.1. Thuận lợi:

- Với sự quan tâm của Sở và nhà trường, tổ Anh văn được trang bị thiết bị
dạy học và thiết bị nghe nhìn nhằm phục vụ tối đa cho mục đích đổi mới phương
pháp dạy học.
- Giáo viên được bồi dưỡng về chuyên môn thường xuyên, không ngừng tự
học và chia sẻ kinh nghiệm giữa các thành viên trong tổ.
- Một số học sinh ý thức được vai trò và tầm quan trọng của việc học ngoại
ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng nên các em cũng chủ động trong việc tự
học và nghiên cứu tài liệu.
2.2. Khó khăn:
- Đối tượng học là các em học sinh ở lứa tuổi 16-18, kinh nghiệm sống ít;
Kỹ năng giao tiếp, nhận thức còn nhiều hạn chế, nhiều em còn ham chơi hơn
ham học, lấy lý do đi học để đi chơi... Đặc biệt việc học ngoại ngữ đối với nhiều
học sinh còn ngại học tập, có khi giờ ngoại ngữ với các em lại là những giờ căng
thẳng.
- Việc dạy và học trong trường phổ thông còn diễn ra trong môi trường giao
tiếp giữa thầy và trò với nhiều hạn chế: dạy học trong một tập thể lớn (trung


7

bình lớp học có khoảng 40 học sinh trở lên), trình độ nhận thức của các em có
nhiều cấp độ khác nhau, phương tiện hỗ trợ giảng dạy chưa đồng bộ… Những
điều này làm phân tán sự tập trung của học sinh, tác động lớn đến việc rèn kỹ
năng cho học sinh và làm chậm quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh.
- Thời gian dạy trên lớp hạn chế so với chương trình đề ra, không đủ thời
gian để sử dụng các phương pháp giúp các em học sinh ghi nhớ sâu từ mới hay
gợi nhớ lại từ đã học; Từ đó cũng làm hạn chế khả năng thực hành ở các kỹ năng
của môn Tiếng Anh, nhất là đối với lớp có nhiều học sinh trung bình yếu thì cần
nhiều thời gian hơn để giúp các em nắm vững được bài.
2.3. Số liệu khảo sát:

Giữa Đầu học kì I chỉ có khoảng 05 học sinh trong tổng số 35 học sinh
hứng thú với giờ nói, cuối học kì I số học sinh tăng lên khoảng 10 trong tổng số
35 học sinh.
Kết quả khảo sát vốn từ (lấy điểm miệng) thông qua kiểm tra đa dạng hình
thức các kỹ năng Tiếng Anh của học sinh học kì I năm học 2017-2018 như sau:
Lớp

11A1

Số

Đợt kiểm

Điểm từ

Điểm từ

Điểm từ 5.0

Điểm dưới

lượng

tra

9.0 trở

7.0 đến 8.0

đến 6.0


5.0

HKI

lên
0
0%

40

2

5.0%

10

25.0% 28

70.0%

3. Các giải pháp giải quyết vấn đề:
Để nghe, nói, đọc, viết được tiếng Anh học sinh cần có lượng từ vựng nhất
định, vốn từ càng phong phú thì học sinh càng nhanh chóng nắm bắt, thực hành
được các kỹ năng dễ dàng hơn. Thực tế nhiều học sinh ở trường cảm thấy rụt rè,
nghe không hiểu, ngại nói, không theo kịp phần đọc hiểu hoặc không viết được
thành các câu hay đoạn văn hoàn chỉnh; bản thân các em cũng chưa có phương
cách học phù hợp. Hiểu được vấn đề này, tôi đã áp dụng một số biện pháp nhằm
giúp học sinh ôn tập và làm phong phú kiến thức từ vựng Tiếng Anh, góp phần
học các kỹ năng có hiệu quả trên lớp.

3.1. Hướng dẫn, truyền đạt từ vựng:


8

Thật sự là học sinh sẽ nhớ những từ đó lâu hơn khi các em được dạy một
cách hiệu quả, do đó giai đoạn giới thiệu từ vựng cho học sinh rất quan trọng.
Theo truyền thống, các giáo viên tiếng Anh có xu hướng trực tiếp giới thiệu từ
vựng cần thiết cho học sinh, bằng cách làm như vậy họ có thể tiết kiệm thời gian
cho các kỹ năng được coi là quan trọng hơn các yếu tố ngôn ngữ. Kết quả là,
học sinh phải đối mặt với rất nhiều trở ngại từ việc kiến thức về từ vựng không
đầy đủ, ảnh hưởng luôn đến các kỹ năng khác, các em sẽ không thực hành được
các kỹ năng trôi chảy. Sự gián đoạn thường xuyên như vậy có thể làm hỏng
động lực học tập của học sinh. Do vậy, thực hành và đánh giá từ vựng cần được
chú ý nhiều hơn; Giáo viên đưa ra các biện pháp giảng dạy hiệu quả để thu hút
sự chú ý, sẵn sàng tiếp thu của học sinh đối với các nội dung từ vựng.
Từ vựng không nên coi là một danh sách dài những điều cần biết, mà từ
vựng nên được đặt trong vai trò trung tâm bằng ngôn ngữ có ý nghĩa. Một số gợi
ý thực tiễn sử dụng phương pháp giảng dạy giao tiếp trong việc hướng dẫn từ
vựng như sau:
- Hướng dẫn học sinh phân bổ thời gian cụ thể để học từ vựng. Từ ngữ
được vận dụng làm phương tiện cho công tác truyền thông, và cơ bản để xây
dựng ngôn ngữ.
- Giúp học sinh học từ vựng trong ngữ cảnh. Những từ này nên xuất hiện
trong ngữ cảnh của bài diễn thuyết hoặc các câu nói trao đổi thực sự chứ không
phải cách ly từ. Bằng cách làm như vậy, học sinh có thể phát âm những từ mới
trong những ngữ cảnh có ý nghĩa mà các em có thể gặp phải trong cuộc sống
hàng ngày.
- Giáo viên đóng vai trò của từ điển song ngữ. Từ từ giải thích bằng tiếng
Anh các từ mới theo cách học sinh dễ hiểu nhất, điều này sẽ giúp học sinh không

bị phụ thuộc quá nhiều vào từ điển.
- Giáo viên có thể dạy từ vựng bất cứ lúc nào trong thời gian hướng dẫn các
kỹ năng, không nhất thiết chỉ dạy theo giáo án đã được lập sẵn.
- Thiết kế các hoạt động có liên quan đến dạy từ mới theo hướng có lợi nhất
cho người học, tăng thêm tính hấp dẫn đối với học sinh. Bởi vì học sinh có thể


9

dễ dàng quên tất cả các từ nếu các em không được nhìn thấy hoặc sử dụng lại ở
lần khác. Vì vậy, các hoạt động như rà sát và củng cố rất cần thiết nhằm giúp
học sinh nhìn lại những gì đã học và có thể giúp học sinh lưu lại vốn từ trong
tâm trí.
3.2. Thực hiện các hoạt động dạy từ vựng:
Đưa một số bài tập nhất định về từ vựng để học sinh nhớ lại từ của mỗi bài
đã được học. Hoạt động này chỉ mất khoảng năm phút ở đầu buổi học.
3.2.1. Hoạt động 1: word search puzzles
Ví dụ: English 11- Unit 1: Friendship – C. Listening
Mục tiêu từ vựng: Friendship
- Tiến trình:
+ Các giáo viên có thể tạo ra một câu đố giấy đủ lớn để treo trên bảng, hoặc
có thể thiết kế trên PowerPoint.
+ Học sinh được phân thành các nhóm khác nhau khoảng ba hoặc bốn học
sinh.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh các quy tắc và cách để làm câu đố này.
+ Người chiến thắng là người có thể tìm kiếm các từ chính xác nhất trong
thời gian ngắn nhất có thể.
+ Giáo viên sau đó đưa ra câu trả lời đúng và nhận được nhiều câu trả lời từ
các nhóm với những từ mà nhóm đã cố gắng tìm ra.
+ Trong hai phút cuối, học sinh được khuyến khích sử dụng các từ điển.

Task: Find and circle all of the words that are hidden in the grid and the
remaining letters spell an additional word related to friendship.


10

Đáp án:
ACQUAINTANCE

COMPANION

HONESTY

AFFECTION

COMRADE

KINSHIP

AFFINITY

CONFIDE

LEND

ALLY

EMPATHY

LOYALTY


AMIGO

FAVOR

PAL

AMITY

FONDNESS

ROOMMATE

BOYFRIEND

FRIENDLINESS

SHARE

BUDDY

FUN

SUPPORTIVE

CHUM

GIRLFRIEND

SYMPATHY


CLOSENESS

GOOD TIMES

TRUST

Cách giải quyết:


11

3.2.2. Hoạt động 2: word definition
Ví dụ: English 11- Unit 2: Personal experiences – D. Writing
Mục tiêu từ vựng: embarrassing experiences
Tiến trình:
- Giáo viên đưa ra một danh sách các từ chưa hoàn thành của chủ đề bài
học.
- Học sinh được chia thành từng cặp hoặc nhóm để khám phá toàn bộ từ
dựa trên định nghĩa tương đương trong cột đối diện.
Task: Add two letters to any place of each word to form another word with
its definition given.
1. eat
2. cool
3. ink
4. stunt

large in amount, size or degree
a place where children go to be educated
believe something or have an opinion or idea

a person who is learning at a college or university,






5. art

or sometimes at school
begin doing something




12

6. lit

the brightness that comes from the sun, fire,



7. change

electrical devices, etc. that allows thing to be seen
give something to someone and receive something




8. all

from them
limited in size or amount when compared with



9. sit

what is typical or average
go to a place in order to look at it, or to a person in



order to spend time with them
The season of the year between winter and summer



10. ring
Đáp án:
1. Great

2. School

3. Think

4. Students

5. Start


6. Light

7. Exchange

8. Small

9. Visit

10. Spring

3.2.3. Hoạt động 3: word collocation
Ví dụ: English 11 - Unit 3: A party – D. Writing
Mục tiêu từ vựng: celebrations
Tiến trình:
- Cho học sinh hình thành các nhóm, mỗi nhóm được phát một bảng câu
hỏi.
- Giáo viên giải thích hoạt động: học sinh làm việc cùng nhau để tìm ra từ.
- Học sinh có thể sử dụng bút chì, vì các câu trả lời có thể được tẩy xoá và
thay đổi.
- Nhóm thứ nhất có danh sách từ hoàn chỉnh sẽ trở thành người chiến thắng.
Mặt khác:
- Sau khi kiểm tra câu trả lời cùng cả lớp, giáo viên yêu cầu học sinh viết
các câu bằng từ vựng theo danh sách đã có
- Giáo viên khuyến khích một số học sinh đọc các câu đã làm cho lớp nghe.
Task: Use a verb which can be collocated with the three words or phrases.
1. g …………………
2. h …………………
3. e…………………
4. t …………………


a card, a gift, flowers
a party, a meeting, a conference
yourself, the food, a film
a lie, a joke, the truth


13

5. g …………………
6. c …………………
7. a …………………
8. h …………………
9. w …………………
10. s …………………
Đáp án:
1. Give
6. Celebrate

2. Hold

engage, married, divorced
birthdays, the anniversary, the National day
a party, class, school
soft drinks, coffee, cake
a hat, shoes, a t-shirt
hello, goodbye, thank you
3. Enjoy

7. Attend


8. Have

4. Tell

5. Get
9. Wear

10. Say

3.2.4. Hoạt động 4: word form
Ví dụ: English 11- Unit 4: Volunteer work – C. Listening
Mục tiêu từ vựng: voluntary
Tiến trình:
- Giáo viên cho học sinh làm việc theo cặp, mỗi cặp có bảng câu hỏi
- Giáo viên giải thích hoạt động, học sinh làm việc theo cặp để tìm hình
thức từ phù hợp cho mỗi khoảng trống.
- Học sinh có thể sử dụng bút chì, để có thể được tẩy xoá và thay đổi.
- Các cặp đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ trở thành người chiến thắng.
Mặt khác:
- Giáo viên có thể cho học sinh viết câu, sử dụng từ vựng theo danh sách có
sẵn.
Task: Fill in each gap in the sentence with the correct form of the word in
brackets.
1. She does __________ work for the Red Cross two days a week. (volunteer)
2. When shall I do the ___________ (shop)
3. They want to improve public ____________, especially education. (serve)
4. We finished the job, but only with great ____________. (difficult)
5. Some athletes take drugs to improve their ____________. (performance)
6. Their grandchildren are a constant source of ___________. (happy)

7. At university, you have the ____________ to do what you want. (free)
8. There is a general ____________ that things will soon get better. (believe)
9. A _______ is a person who climbs mountains as a sports or job. (mountain)


14

10. One major_____________ of the area is the lack of public transport.
(advantages)
Đáp án:
1. Voluntary

2. Shopping

5. Performances

6. Happiness

9. Mountaineer

10. Advantage

3, services 4. Difficulties/difficulty
7. Freedom 8. Belief

3.2.5. Hoạt động 5: crossword puzzle
Ví dụ: English 11 - Unit 6: competition – D. Writing
Mục tiêu từ vựng: event description
Tiến trình:
- Giáo viên thiết kế một ô chữ về chủ đề bài 6, treo lên bảng ở giữa lớp.

Hoặc có thể phát ô chữ in sẵn cho từng nhóm.
- Chia học sinh thành các nhóm 3 hoặc 4 em để làm các ô chữ.
- Khuyến khích học sinh không sử dụng từ điển hoặc sách giáo khoa.
- Học sinh có thể sử dụng bút chì để có thể thay đổi câu trả lời.
- Nhóm đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ trở thành người chiến thắng
Mặt khác:
- Sau khi kiểm tra các câu trả lời của lớp, giáo viên có thể cho học sinh viết
các câu, sử dụng từ vựng từ trò chơi ô chữ.
- Có thể yêu cầu học sinh đọc các câu của các em cho lớp nghe.
Task: Complete the crossword puzzle with the words needed for the gaps in
sentences below
1. People with Asthma have ____________ in breathing.
2. I’m meeting a _____________ of friends for dinner tonight.
3. She gave a superb ______________ as Lady Macbeth.
4. We have to ____________ and pray that the operation will go well.
5. Children seem to have lost their _____________ in reading.
6. She’s won a lot of beauty _____________.
7. The defending____ will play his first match of the tournament tomorrow.
8. You’ll have the ____________ to ask any questions to the end.


15

9. There was a lot of _____________ in preparation for the Queen’s visit.
10. A penalty in the last minute of the game leveled the ___________ 2-2.
11. Ladies and gentlemen, could I have your ___________, please?
12. She never lost her ___________ for teaching.
1
3
5


D

P

I

E

2

G

4

H

R

E
7
8
9
12

C
O
A

6

H
P
C

11
E

A
N

C

10
T

S

C
O
M
P
E
T
I
T
I
O
N
S


Y
P
N
E

T
Y

M

Đáp án:
1. Difficulty
2. Group
3. Performance
4. Hope
5. Enjoyment
6. Contests
7. Champion
8. Opportunity
9. Activity
10.Score
11.Attention
12.Enthusiasm
3.2.6. Hoạt động 6: scrambled letters
Ví dụ: English 11 - Unit 7: World population – C. Listening


16

Mục tiêu từ vựng: population

Tiến trình:
- Giáo viên chuẩn bị tài liệu có các chữ được trộn lộn xộn.
- Cho học sinh làm việc theo nhóm ba hoặc bốn.
- Cung cấp các tài liệu và giải thích các quy tắc: sinh viên phải sắp xếp lại
các chữ cái để tạo nên những từ thích hợp.
- Người chiến thắng sẽ là nhóm viết tất cả các từ chính xác đầu tiên.
Mặt khác:
- Sau khi kiểm tra câu trả lời cả lớp, giáo viên sẽ cho học sinh sử dụng từ
vựng theo danh sách để viết thành câu.
- Khuyến khích học sinh đọc lại câu cho cả lớp.
Task: Arrange the letters to make 10 words you have learnt. These words
begin with the first letter.
1. eveosplix



2. moinlil



3. fugrei



4. rceroues



5. abeilaval




6. prentec



7. ghowtr



8. recaresh



9. briht



10. rkna



Đáp án:
1.
3.
5.
7.
9.

explosive

figure
available
growth
birth

2. million
4. resource
6. percent
8. research
10.rank

4. Thực nghiệm và kết quả thực hiện:
Thực nghiệm và kết quả thực hiện cụ thể qua số liệu:


17

- Qua HKI năm học 2017 – 2018, lớp 11A1, lớp có nhiều học sinh trung
bình-yếu, tôi thấy điểm kiểm tra miệng của các em được tăng lên rất nhiều, qua
đó các em cảm thấy tự tin và mạnh dạn hơn trong phát biểu xây dựng bài.
- Với không khí học tập thoải mái, tâm lý ổn định và giáo dục tư tưởng cho
các em thấy được tầm quan trọng của môn tiếng Anh, đặc biệt là lợi ích của việc
tích cực ôn tập và nắm bắt nhiều hơn vốn từ, sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các kỹ năng
dần tiến bộ; Việc dạy lồng ghép từ vựng vào các tiết học đã tạo được phần nhiều
hứng thú đối với học sinh, học sinh có thể nắm bắt được nội dung dễ dàng hơn,
từ đó yêu thích môn học hơn. Kết quả kiểm tra “Oral test” của học sinh đến cuối
học kì I năm học 2017 - 2018 như sau:
Lớp

Số


Đợt

lượng

khảo

Điểm từ 9.0 Điểm từ 7.0
trở lên

Điểm từ 5.0

Điểm dưới

đến 6.0

5.0

đến 8.0

sát
Giữa

0

0%

2

5.0%


10

25.0%

28

70.0%

HKI
Cuối

0

0%

6

15.0%

19

47.5%

15

37.5%

HKI
Tăng/Giảm (+/-)


0

0%

-

-32.5%

11A1

40

+4 +10.0% +9 +22.5%

13


18

Phần III. KẾT LUẬN
1. Kết luận:
Tóm lại việc rà soát và làm giàu vốn từ vựng cần được thực hiện thường
xuyên và có hệ thống, nếu không thì kết quả có thể trở về số 0. Tốt nhất là giáo
viên cần nêu rõ nội dung chuyển giao nhiệm vụ, hướng dẫn học sinh thực hiện
nhiệm vụ vì các em có thể để trôi qua các phần tưởng như là không quan trọng
như việc nắm bắt vốn từ. Đôi khi, giáo viên khó tập trung nhiều ở phần này vì
thời gian hạn chế. Vì vậy, giáo viên có thể chuẩn bị chu đáo hơn giáo án gợi ý
các hoạt động cho mục này giới hạn trong khoảng năm hoặc sáu phút. Các học
sinh cũng cần tự ôn tập, kiểm tra đánh giá kiến thức từ vựng của mình, có thể

bằng cách giao tiếp nói tiếng Anh. Việc củng cố kiến thức này đều phụ thuộc
vào sự phối hợp nhịp nhàng của cả giáo viên và học sinh.
Học sinh đã có những sự tiến bộ khá rõ rệt và tôi cũng sẽ tiếp tục tìm tòi
những biện pháp tốt hơn với mong muốn là khả năng sử dụng tiếng Anh vào đời
sống thực tế của học sinh sẽ ngày càng được cải thiện.
2. Các đề xuất và kiến nghị:
2.1. Đề xuất:
Giáo viên cần tạo cho không khí lớp học thật thoải mái, nhẹ nhàng không
áp lực, các thành viên trong lớp phải làm việc trên tinh thần tương trợ học hỏi
lẫn nhau, giúp đở nhau cùng tiến bộ. Khi giao nhiệm vụ cho học sinh giáo viên
cần hướng dẫn rõ ràng dể hiểu, quan tâm nhiều hơn đến những học sinh yếu,
lười học. Khâu quản lý lớp của giáo viên cũng rất quan trọng, đảm bảo rằng khi
thực hành làm việc theo nhóm, hay cặp tất cả các em đều phải tham gia.
Việc sử dụng tranh ảnh, tư liệu, hand-out, trò chơi một cách thường xuyên
cũng mang lại nhiều hiệu quả cho tiết dạy. Ngoài ra giáo viên cũng cần thưởng
phạt kịp thời và hợp lý để kích thích tinh thần của học sinh, thường xuyên kiểm
tra bài cũ để tránh tình trạng học sinh không học bài. Khi gọi học sinh thì phải
gọi đều lớp chứ không phải chỉ gọi những em giơ tay nên các em phải luôn trong
tình trạng sẵn sàng chiến đấu, giúp học sinh tập trung vào bài giảng hơn và học
hành ngày càng tiến bộ hơn.


19

2.2. Kiến nghị:
Để cải thiện được vốn từ và giúp học sinh quan tâm tự làm giàu vốn từ là cả
một quá trình nổ lực của cả thầy và trò. Bản thân giáo viên cần đầu tư thời gian
soạn giáo án chu đáo, đầy đủ, hợp lý vừa sức với học sinh của từng lớp. Bài
giảng hay, phương pháp tốt là 2 yếu tố cơ bản quyết định sự thành công của tiết
dạy. Giáo viên là nhân tố tác động đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh.

Hy vọng thầy cô sẽ quan tâm đến đề tài này và tiếp tục nghiên cứu để đưa ra
nhiều hơn các biện pháp hiệu quả giúp học sinh ngày càng học tốt tiếng Anh.
Trên đây chỉ là những biện pháp tôi đã áp dụng trong các tiết dạy nhằm cải
thiện việc ghi nhớ từ vựng của học sinh. Chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, rất mong
nhận được sự góp ý, chia sẻ kinh nghiệm của quý đồng nghiệp để tiết dạy ngày
càng hiệu quả hơn và chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng cao.
NGƯỜI VIẾT

Trần Duy Chân


20

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Brown, H.D. (2007). Teaching by Principles: An Interactive Approach to
Language Pedagogy. (2nd ed.). New York: Longman.
- Đặng Kim Anh và Đỗ Bích Hà, 2007. Rèn luyện từ vựng Tiếng anh 11. Nhà xuất
bản Giáo dục. Hà Nội.
- Nguyễn Thùy Trang và Lương Quỳnh Trang, 2007. Thiết kế bài giảng Tiếng anh
11. Nhà xuất bản Hà Nội. Hà Nội.
- Ur, P. & Wright, A. (2008). Five Minute Activities. (8th ed.) Cambridge:
Cambridge University Press.
- Ur, P. (2012). A Course in Language Teaching: Practice and Theory. (2nd ed.)
Cambridge: CUP.


21


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SKKN

Nhận xét:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Xếp loại:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
T/M HĐKHGD

….………………………………


NHẬN XÉT CỦA HIỆU TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Nhận xét:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
Xếp loại:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hiệu trưởng

…..………………………………


×