Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ VÀ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CĂNG THẲNG THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG QUỐC ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93 KB, 6 trang )

PHÂN TÍCH MỨC ĐỘ VÀ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CĂNG THẲNG
THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG QUỐC ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc xuất hiện từ nhiều năm qua chứ
không phải đến nay mới bắt đầu, với việc thâm hụt thương mại của Mỹ đối với
hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc ngày càng lớn. Tuy nhiên biện pháp trước đây
được Mỹ đưa ra tập trung yêu cầu Trung Quốc thả nổi Nhân dân tệ, nâng giá đối
với đồng nội tệ của mình. Song mức độ căng thẳng quan hệ thương mại giữa hai
nước chính thức gia tăng lớn từ cuối năm 2017 khi Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ áp
các mức thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Với các tuyên bố dự
kiến được đưa ra trước đó, thì chỉ trong thời gian có 3 tháng của quý 3/2018, đó là
tháng 7 - 9/2018), Chính quyền Mỹ đã 3 lần áp thêm thuế đối với hàng hóa nhập
khẩu từ Trung Quốc. Đợt 1, có hiệu lực từ ngày 6/7/2018, Mỹ áp thêm thuế 25%
lên hàng hóa giá trị 34 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong số 818 dòng sản
phẩm bị áp thuế trong lần đầu, hàng tiêu dùng chỉ chiếm 1%, mà tập trung chủ yếu
là thép và nhôm. Đến ngày 24/7/2018, Mỹ tiếp tục áp thêm thuế 25% lên hàng hóa
giá trị 16 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc đối với 284 dòng sản phẩm. Đợt 3, có
hiệu lực thực thi từ ngày 24/9/2018, Chính quyền Mỹ tiếp tục quyết định chính
sách áp thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu. Như vậy, tổng
giá trị hàng hóa Trung Quốc bị Mỹ áp thuế đã tăng lên 250 tỷ USD, tương ứng với
khoảng một nửa giá trị xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ năm 2017. Tại thời
điểm cuối tháng 9/2018, Chính quyền Mỹ tuyên bố dự kiến sẽ tiếp tục áp mức thuế
25% đối với khoảng 250 trị giá hàng nhập khẩu còn lại của Trung Quốc vào đầu
năm 2019.
Khi các quyết định về tăng thuế đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc
được Chính quyền Mỹ tuyên bố, thì đồng Nhân dân tệ đã mất giá so với đồng
USD, từ mức 6,3 nhân dân tệ/1 USD vào tháng 4/2018 thì đã lên 6,7 Nhân dân tệ/1
USD vào thời điểm 20/9/2018 và đến đầu tháng 10/2018 lên tới mức 6,9 Nhân dân
tệ/1 USD. Như vậy tổng cộng Nhân dân tệ đã mất giá tới gần 9% tính từ đầu năm
2018 đến giữa tháng 10/2018, tiệm cậm mức tâm lý 7 NDT/USD.
Tại thời điểm tháng 6 và tháng 7/2018, đồng Nhân dân tệ xuống giá đã tạo
sức ép lên Đồng Việt Nam. Tại thời diểm đó, một số tính toán đã chỉ ra rằng, nếu


Nhân dân tệ xuống giá 8% so với USD thì Đồng Việt Nam có thể cho xuống giá 2 3% so với USD. Nếu áp lực mạnh hơn và Nhân dân tệ xuống giá 10% thì đồng Việt
Nam có thể cho xuống giá 4 - 5%. Dự kiến là nếu Nhân dân tệ xuống giá trên 10%
so với USD thì Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) sẽ can thiệp vì 2 lo


ngại: một là dòng vốn nước ngoài sẽ chảy ra khỏi Trung Quốc; hai là Mỹ có thêm
cớ để trừng phạt thương mại tiếp.
Trong bối cảnh đó có 2 luồng quan điểm trái chiều từ nhiều chuyên gia kinh
tế, Việt Nam không nên chủ động phá giá để duy trì tính cạnh tranh, nhưng cũng
không nên cứng nhắc cố định tỷ giá và dùng dự trữ ngoại tệ để bảo vệ. Chính sách
tỷ giá cần linh hoạt theo hướng không để Đồng Việt Nam lên giá trên 5 - 6% so với
đồng nhân dân tệ. Luồng quan điểm thứ hai thì cho rằng Việt Nam nên chủ động
phá giá Đồng Việt Nam, tương đương với mức mất giá của Nhân dân tệ so với
USD, nếu không phá giá, hàng xuất khẩu Việt Nam sẽ khó cạnh tranh được với
hàng xuất khẩu của Trung Quốc, đồng thời nhiều mặt hàng Trung Quốc sẽ tràn
sang Việt Nam. Tuy nhiên, với việc điều hành chính sách tỷ giá chủ động và linh
hoạt, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã linh hoạt điều chỉnh nhẹ tỷ giá VND/USD
và chủ động bán USD ra can thiệp trên thị trường vào thời điểm cuối tháng 6, trong
tháng 7 và đầu tháng 8/2018, để ổn định thị trường. Chính phủ Việt Nam chủ
trương không phá giá Đồng Việt Nam và cũng không điều chỉnh tỷ giá VND/USD
theo sự biến động của Nhân dân tệ, mà kiên trì mục tiêu điều hành ổn định tỷ giá,
củng cố vị thế của VND được đưa ra từ đầu năm 2018.
Bên cạnh đó, tại thời điểm tháng 8 và 9/2018, nhiều chuyên gia kinh tế cũng
bày tỏ lo ngại và dự báo, nguy cơ hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc “mượn đường”
Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ, khiến Việt Nam xuất siêu nhiều hơn sang thị
trường này và từ đó đẩy Việt Nam vào một cuộc áp thuế chống phá giá. Việt Nam
hiện nay đã xuất siêu sang Mỹ tới 30 tỷ USD. Tuy nhiên, với việc chủ động và linh
hoạt điều hành tỷ giá, quản lý ngoại hối và ban hành quy định thanh toán khu vực
biên giới, quản lý chặt chẽ tình trạng buôn lậu,…nên đến nay về cơ bản chưa có
tình trạng hàng Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam hay “mượn

đường” Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.
Việc Việt Nam thặng dư thương mại với Mỹ cũng là một sự không hài lòng
của chính quyền của Tổng thống Donald Trump. Do đó nếu Việt Nam thặng dư lên
nữa thì rất dễ bị rơi vào tầm ngắm của cuộc chiến này. Trường hợp Việt Nam bị áp
thuế thì nền kinh tế Việt Nam bị thiệt hại lớn hơn nhiều. Bởi 506 tỷ USD xuất siêu
của Trung Quốc sang Mỹ chỉ tương đương 4,2% GDP của Trung Quốc, nhưng 30
tỷ USD xuất siêu của Việt Nam sang Mỹ thì chiếm hơn 12% GDP của chính Việt
Nam, bởi vì quy mô nền kinh tế Việt Nam khoảng 240 tỷ USD. Song đến nay hoạt
động thương mại giữa Việt Nam và Mỹ vẫn điễn ra theo đúng chiến lược xuất khẩu
của Chính phủ đã đề ra.
Về mặt lâu dài, động thái leo thang căng thẳng thương mại nói trên của Mỹ
và Trung Quốc có thể tác động trực tiếp và gián tiếp đối với Việt Nam. Số ngành


hàng của Trung Quốc bị ảnh hưởng nhiều bởi mức thuế 10% khá tương đồng với
nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ, do đó dự kiến một số ngành
hàng của Việt Nam có thể hưởng lợi trực tiếp. Cụ thể như nhóm hàng hóa tiêu
dùng, khoảng 27% tổng các mặt hàng Trung Quốc chịu áp thuế 10% thuộc ngành
hàng này, trong đó có nhiều mặt hàng Việt Nam đang xuất khẩu vào Mỹ, đặc biệt là
hàng may mặc, giày dép, thủy sản và nông sản. Căng thẳng thương mại leo thang
sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam mở rộng thị phần tại
Mỹ. Song đó chỉ là cơ hội, còn hàng Việt Nam có gia tăng được kim ngạch hay
không còn tùy thuộc vào đàm phán với đối tác, tìm kiếm đối tác mới, năng lực
cạnh tranh và năng lực thực hiện hợp đồng xuất khẩu, việc đảm bảo các yêu cầu về
an toàn vệ sinh thực phẩm, cấm sử dụng thuốc khảng sinh và hóa chất cấm trong
nuôi trồng thủy hải sản,…của các doanh nghiệp Việt Nam.
Tham khảo hình vẽ dưới đây thể hiện giá trị hàng Trung Quốc xuất khẩu
sang Mỹ (bên cạnh may mặc, giày dép, thuỷ và nông sản) bị ảnh hưởng bởi việc áp
thuế 10%.
Hình số 1: Giá trị hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ (bên cạnh may mặc,

giày dép, thuỷ và nông sản) bị ảnh hưởng bởi việc áp thuế 10%
Đơn vị tính: tỷ USD

Nguồn: Citi Research
Theo tính toán của tập đoàn Citi Group của Mỹ, bên cạnh nhóm hàng: may
mặc, giày dép, thuỷ và nông sản của Trung Quốc xuất khẩu vào Mỹ bị ảnh hưởng
rất lớn, thì nhóm hàng: máy móc, thiết bị cũng tương tự khi ngành hàng xuất khẩu
trị giá gần 63 tỷ USD từ Trung Quốc sẽ bị tác động toàn bộ khi Mỹ áp thuế suất
10% (chiếm 31% danh mục đánh thuế). Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu máy móc, thiết
bị từ Việt Nam vào Mỹ năm 2017 lại khá khiêm tốn, do đó, mức độ và tác động


của việc đánh thuế của Mỹ đối với hàng Trung Quốc và tạo cơ hội cho Việt Nam là
không cao.
Tiếp theo là đồ gỗ, nội thất, lĩnh vực bị áp thuế với quy mô khoảng 23 tỷ
USD hàng hoá xuất khẩu Trung Quốc vào Mỹ bị ảnh hưởng toàn bộ. Các hợp đồng
nhập khẩu đồ gỗ, nội thất của các doanh nghiệp Mỹ có thể sẽ chuyển hướng sang
các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, như: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia...,
tạo cơ hội mở rộng thị phần cho đồ gỗ, nội thất của Việt Nam xuất vào Mỹ. Song
cơ hội này còn tùy thuộc vào năng lực cạnh tranh và năng lực thực hiện hợp đồng,
khả năng đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam đối với các nhà nhập
khẩu của Mỹ.
Một dự đoán khác có thể diễn biến tích cực và cũng là cơ hội, đó là xu
hướng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, trong đó có
Việt Nam. Ngoài ra, một số doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư tại Trung Quốc cũng có
xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các quốc gia khác.
Nghiên cứu số liệu trong thực tế có thể thấy, vốn từ các doanh nghiệp Trung
Quốc dự kiến cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi chi phí đầu tư tại Việt Nam vẫn
tương đối thấp so với Trung Quốc. Trong 8 tháng đầu năm 2018, các doanh nghiệp
Trung Quốc có tổng số vốn đầu tư cấp mới, tăng thêm và mua cổ phần tại Việt

Nam là 1,22 tỷ USD. Lũy kế đến hết tháng 8/2018, Trung Quốc có 2.006 dự án đầu
tư tại Việt Nam còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký trị giá gần 12,7 tỷ USD,
chiếm 3,8% tổng số vốn FDI còn hiệu lực tại Việt Nam, xếp thứ 7/129 nước, vùng
lãnh thổ có vốn đầu tư FDI vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, các khoản đầu tư từ Trung Quốc chủ yếu từ các tỉnh biên giới,
lân cận với Việt Nam nhằm tận dụng thuận lợi về địa lý và thị trường, còn doanh
nghiệp từ các tỉnh ở sâu trong nội địa Trung Quốc đầu tư chưa nhiều.
Ngoài ra Mỹ là nhà đầu tư lớn thứ 11 tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký là
13 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 7 tỷ USD, chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng
số 170 tỷ USD vốn thực hiện của tất cả các nước đầu tư vào Việt Nam. Một số
doanh nghiệp Mỹ đang đầu tư tại Trung Quốc cũng có xu hướng chuyển dịch sản
xuất sang Việt Nam. Ví dụ như Procon Pacific trước đây sản xuất toàn bộ sản phẩm
tại Trung Quốc, thì hiện nay đã phân bổ 25% tại Ấn Độ và 5-10% tại Việt Nam.
Mặc dù vậy, xu hướng này chưa thấy rõ nét, có thể sang năm 2019 tình hình này sẽ
diễn ra lớn hơn.
Tuy nhiên, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể là cớ để Tổng thống
Donald Trump đưa ra các hàng rào thuế quan, tăng thuế và ưu đãi khác để khuyến


khích các tập đoàn Mỹ rút từ các nền kinh tế mới nổi, trong đó nhiều nhất là Trung
Quốc về đầu tư trong nước, trong đó có Việt Nam. Điều này có thể khiến dòng vốn
đầu tư của các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào Việt Nam có xu hướng tăng chậm lại
trong năm 2019 - 2020.
Ở khía cạnh ngược lại, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể tác
động không thuận lợi đến thương mại Việt Nam, có thể dẫn đến nguy cơ Việt
Nam bị áp dụng chính sách phòng vệ của Mỹ. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
Quốc leo thang sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại và tăng trưởng kinh tế toàn
cầu. Trong khi đó, Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế có độ mở thương
mại hàng đầu khu vực, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tương đương
190% GDP, nên sẽ ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong các năm 2019

- 2020.
Trong ngắn hạn, thương mại của Việt Nam dự báo không bị ảnh hưởng
nhiều do hầu hết các ngành, lĩnh vực Mỹ áp thuế cao với Trung Quốc đều không
phải là ngành Việt Nam tham gia xuất khẩu đầu vào nhiều sang Trung Quốc. Tuy
nhiên, nếu căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang, Chính quyền Mỹ sẽ áp đặt
một số biện pháp hạn chế với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc khiến một số
hàng hóa cùng chủng loại của Việt Nam bị ảnh hưởng như từng xảy ra đối với mặt
hàng thép, nhôm. Về lâu dài, tác động lan tỏa có thể rất lớn, khó định lượng được
mức độ của ảnh hưởng.
Do vị trí địa lý gần gũi, một nguy cơ khác là hàng hóa dư thừa của Trung
Quốc không xuất khẩu được vào Mỹ sẽ chuyển hướng sang các thị trường khác,
trong đó có Việt Nam. Với lợi thế cạnh tranh về giá, các sản phẩm này có thể gây
sức ép lớn đến thị trường trong nước. Đồng thời, khi Trung Quốc không xuất khẩu
được hàng hóa sang Mỹ, sẽ phải thúc đẩy tiêu dùng nội địa, giảm nhu cầu nhập
khẩu. Những điều chỉnh trên có thể khiến nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc
sẽ có xu hướng tăng lên.
Đối với nguy cơ Việt Nam bị Mỹ áp dụng biện pháp phòng vệ, trong số 3
điều kiện để xem xét đưa vào danh sách theo dõi của Mỹ, Việt Nam đã chạm 2 điều
kiện. Vì vậy, Bộ Công thương và các cơ quan chức năng khác của Việt Nam cần
theo dõi sát sao và tham mưu cho Chính phủ cần có chính sách để cân bằng thương
mại hơn với Mỹ.
Một diễn biến mới đây có thể thấy, trước khi chính quyền Tổng thống
Donald Trump tiếp tục tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu, kim ngạch hàng hóa
của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ đã tăng đột biến trong tháng 10/2018, trong
bối cảnh các doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc đang chạy đua cùng thời


gian để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang Mỹ, đối tác thương mại lớn nhất của
Trung Quốc trước khi chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể tiếp tục tăng
thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc dự kiến diễn ra vào đầu năm 2019.

Theo số liệu báo cáo của Cơ quan hải quan Trung Quốc công bố ngày
8/11/2018, trong tháng 10/2018, lượng hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ
tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2017 và tăng 14,5% so với tháng 9/2018. Tháng
10/2018 đánh dấu thời điểm tròn 1 tháng sau khi Chính quyền Mỹ chính thức áp
dụng việc tăng 10% thuế đối với gói hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập khẩu từ
Trung Quốc. Thực tế này hoàn toàn trái ngược với dự báo trước đó của giới phân
tích cho rằng hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ giảm 11%.
Tổng thống Donald Trump cảnh báo Mỹ có thể áp thuế bổ sung đối với gói
hàng hóa trị giá 267 tỷ USD của Trung Quốc nếu các cuộc hội đàm giữa ông và
ông Tập Cận Bình không mang tính xây dựng diễn ra trong tháng 11/2018. Một số
phân tích đã chỉ ra rằng, đà tăng của lượng hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang
Mỹ sẽ không thể duy trì trong thời gian tới, do giá trị các đơn đặt hàng được ghi
nhận giảm tới 30% so với cùng thời điểm năm ngoái.
Nguồn: Citi Research
/> />


×