Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP “MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DANH TỪ CHO TRẺ MẪU GIÁO BÉ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH CHỦ ĐỀ MỘT SỐ LOẠI HOA”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 37 trang )

z
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DANH TỪ CHO TRẺ
MẪU GIÁO BÉ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ MÔI
TRƯỜNG XUNG QUANH CHỦ ĐỀ MỘT SỐ LOẠI HOA”

Họ và tên học sinh: Bùi Thị Thanh Hoa
Ngày sinh:
Số báo danh:
Líp: K11C - Qu¶ng Ninh

Quảng yên 2015


Lêi CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo khoa
Giáo dục Mầm non; Ban chủ nhiệm kHoa - Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho em suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo – PGS.TS. Lã
Thị Bắc Lý Người đã trực tiếp giảng dạy và tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để em có thể hoàn thành bài tập tốt
nghiệp này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm lớp
mẫu giáo 3 tuổi trường Mầm non Hiệp Hòa đã tạo điều kiện thuận lợi để em
hoàn thành bài tập tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân và tập thể lớp Mầm non
K11C đã quan tâm, giúp đỡ, động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.


Quảng Yên , ngµy 5 th¸ng 10 n¨m 2015
Tác giả

Bùi Thị Thanh Hoa

MỤC LỤC


A PHN M U

I.Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III.Nhiệm vụ nghiên cứu
IV:Phơng pháp nghiên cứu

B. PHN NI DUNG NGHIấN CU
Chơng I: Cơ sở lớ lun ca ti
I.C s sinh lớ
1: S phỏt trin ca bỏn cu i nóo
2. S phỏt trin ca b mỏy phỏt õm
II. C s tõm lý
III.C s giỏo dc hc
1.Quan im giỏo dc hin i
2. S dng tớch hp
IV.C s ngụn ng
1.Danh t ting vit
2. c im phỏt trin ngụn ng ca tr mu giỏo bộ
V.Hot ng khỏm phỏ mụi trng xung quanh
Ni dung ca hot ng khỏm phỏ
Chng II: Kho sỏt thc trng vic phỏt trin vn danh t cho tr mu

giỏo bộ thụng qua hot ng khỏm phỏ.
I. Khỏi quỏt a bn iu tra
1. c im trng
2. c im khu dõn c
II. i tng iu tra
III. Ni dung iu tra
IV. Phng thỳc iu tra
V. Kt qu iu tra
Chng III. xut bin phỏp
I.Khỏi nim bin phỏp
II.Cỏc nguyờn tỏc xut bin phỏp
III. Cỏc bin phỏp xut

C PHN KT LUN
D. TI LIU KHAM KHO
PH LC


A : PHẦN MỞ ĐẦU
Tên đề tài: “Một số biện pháp phát triển danh từ cho trẻ mẫu giáo bé qua
hoạt động khám phá môi trường xung quanh, chủ đề một số loại Hoa”.
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong hơn nửa thế kỷ qua từ sau ngày giành độc lập, cùng với sự phát triển
không ngừng về kinh tế - xã hội của đất nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo
phát triển mạnh đạt được những thành tựu như ngày nay là sự cố gắng phấn đấu
của toàn ngành giáo dục.Yếu tố cơ bản là việc định hướng đúng đắn về đường
lối của Đảng và chính sách của nhà nước đối với ngành giáo dục.Đặc biệt, trong
những năm gần đây, ngành giáo dục và đào tạo đã được xã hội quan tâm và
chăm lo đúng mức. Nghị quyết Trung ương khoá VIII của Ban chấp hành TW
Đảng đã khẳng định: “ Thực sự coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”,

“Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển”. Giáo dục Mầm non được coi
là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu giáo dục Mầm
non là giáo dục toàn diện các khả năng cho trẻ, hình thành những cơ cở đầu tiên
về nhân cách con người. Nhà giáo dục học Xô viết A.M CARENCO từng nói:
“những gì mà trẻ con không có được trước 5 tuổi thì sau này rất khó hình thành
và sự hình thành nhân cách ban đầu lệch lạc thì sau này giáo dục lại rất khó
khăn”. Trẻ em là tương lai của đất nước, sự phồn vinh của đất nước mai sau phụ
thuộc vào tất cả những gì chúng ta giành cho trẻ ngày hôm nay. Thực tế cho thấy
trong những năm gần đây giáo dục thẩm mỹ trong trường Mầm non đã có những
chuyển biến tích cực, đã có sự phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể trong xã
hội.Bên cạnh đó, ngành giáo dục Mầm non còn gặp những khó khăn tồn tại như
sau:
Nhận thức của giáo viên còn hạn chế, chưa thấy rõ được vai trò trách nhiệm
của mình trong việc giáo dục trẻ. Trong giảng dạy chưa linh hoạt vận dụng
phương pháp ,biện pháp phù hợp, bài dạy còn đơn điệu ít sáng tạo, chủ yếu tập
trung vào một số môn học chữ cái và toán. Do đó, chưa đáp ứng được yêu cầu


đổi mới của ngành học dấn đến kết quả về mặt giáo Do vậy nhiệm vụ của trường
Mầm non là chăm sóc giáo dục trẻ phát triển toàn diện để trẻ có đủ thể lực, đủ trí
tuệ trong học trường phổ thông, một trong những tiền đề để trẻ phát triển nhân
cách toàn diện về mọi mặt dặt nền móng cho sự phát triển trí tuệ, năng lực phẩm
chất, nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa trong đó ngôn ngữ là mẫu chốt.
Việc phát triển ngôn ngữ nói chung phát triển vốn từ nói riêng cho trẻ Mầm non
được thực hiện tích hợp trong tất cả các hoạt động ở trường Mầm non, một trong
những hoạt động đem lại hiệu quả cao đó là hoạt động khám phá môi trường
xung quanh chính vì thế mà em chọn đề tài “ Một số biện pháp phát triển danh
từ cho trẻ mẫu giáo bé qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh chủ đề
một số loại Hoa”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc phát
triển vốn từ cho trẻ Mầm non trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp thích hợp
để phát triển vốn từ cho trẻ nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tăng cường vốn
ngôn ngữ cho trẻ.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài.
Tổng hợp các tư liệu có liên quan đến đề tài, đề cập đến một số vấn đề cốt
lõi về phát triển vốn danh từ qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh
chủ đề một số loại
Hoa cho trẻ mẫu giáo bé.
2. Nghiên cứu thực trạng việc phát triển vốn danh từ cho trẻ mẫu giáo bé ở
trường Mầm non qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh chủ đề một
số loại Hoa.
3. Đề xuất một số biện pháp phát triển vốn danh từ cho trẻ mầu giáo bé qua
hoạt động khám phá môi trường xung quanh chủ đề một số loại Hoa.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp đọc tài liệu và xử lí thông tin.


Chúng tôi nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài và sử dụng các phương
pháp như: phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa để làm rõ
vấn đề nghiên cứu, để tìm hiểu các khía cạnh, xác định các thành phần trong cấu
trúc của thông tin đó, để tìm ra những đặc điểm riêng biệt của nó, đồng thời lĩnh
hội những nhân tố tích cực, chỉ ra được các biện pháp tích cực nhằm phát triển
vốn từ cho trẻ 3 - 4 tuổi.
2. Sử dụng phương pháp điều tra
Tôi tiến hành điều tra đối tượng là giáo viên Mầm non và trẻ Mầm non.
Địa điểm: lớp mẫu giáo 3 tuổi C trường Mầm non Hiệp Hòa, thị xã Quảng
Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Số lượng: 18 trẻ.

- Thời gian: từ ngày 8/8 đến ngày 5/10/2015
- Mục đích: Điều tra để làm rõ nhận thức, tổ chức hoạt động giáo dục Mầm non
3. Phương pháp quan sát
- Đối tượng nghiên cứu: trẻ.
- Địa điểm: Trường Mầm non Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Số lượng: 18 trẻ
- Mục đích: quan sát sự hứng thú của trẻ, quan sát hoạt động của giáo viên
nhằm tìm hiểu những biện pháp tích cực nhằm phát triển Danh Từ cho trẻ 3- 4
tuổi
4. Phương pháp đàm thoại
- Đối tượng nghiên cứu: trẻ.
- Địa điểm: Trường Mầm non Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Số lượng: 18 trẻ.
- Mục đích: đàm thoại với giáo viên về sự nhận thức của trẻ, những khó khăn
khi thực hiện.
5. Phương pháp tổng kết kinh nhiệm
- Địa điểm: Trường Mầm non Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
- Mục đích: nhận xét rút kinh nghiệm.
6. Phương pháp thực nghiệm


- Đối tượng nghiên cứu: trẻ.
- Địa điểm: Trường Mầm non Hiệp Hòa, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
- Số lượng: 18 trẻ.
- Mục đích: kiểm nghiệm cách thực hiện, kiểm chứng hiệu quả tổ chức.
7. Phương pháp phân tích tổng hợp
Phân tích, đánh giá thực tiễn biện pháp phát triển danh từ cho trẻ mầu giáo 3 - 4
tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh chủ đề một số loại
Hoa từ đó rút ra những kết luận nhằm nâng cao chất lượng danh từ ở trẻ 3 - 4
tuổi.


B. PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: Cơ sở lí luận của việc phát triển danh từ cho trẻ mẫu giáo bé
thông qua hoạt động khám phá một số loại Hoa.
I. Cơ sở sinh lí
1. Sự phát triển của bán cầu đại não liên quan đến việc phát triển ngôn ngữ
Lúc ra đời, não bộ của trẻ vẫn chưa được phát triển đầy đủ, mặc dù hình
thái và cấu tạo giải phẫu của nó không khác với não người lớn là mấy. Nó có
kích thước nhỏ hơn và trọng lượng khoảng 370- 392g. Trọng lượng của não tăng
lên mạnh mẽ trong 9 năm đầu tiên. Lớp trong của não bộ phát triển chậm so với
lớp vỏ ngoài, chính sự phát triển quá mạnh đó của lớp vỏ tạo thành những nếp
nhăn rãnh trên vỏ não.
Một đặc điểm phát triển của vỏ não là sự phát triển của đường dẫn truyền
diễn ra rất mạnh mẽ theo sự tăng lên của tuổi. Sự myêlin hóa các sợi thần kinh là
một giai đoạn phát triển quan trọng của não bộ. Quá trình này có một ý nghĩa
sinh học to lớn, bởi nó góp phần làm cho hưng phấn được truyền đi một cách
riêng biệt theo các sợi thần kinh, do đó hưng phấn đi đến vỏ não một cách chính
xác hơn, làm cho hoạt động của đứa trẻ được hoàn thiện hơn. Não của trẻ em
được lập trình sẵn về mặt di truyền với các quá trình cần thiết cho việc học tập
và đặc biệt là học tập ngôn ngữ. Thông qua ngôn ngữ, trẻ cũng biết việc gì nên,
không nên, từ đó sẽ dần hình thành ở trẻ những khái niệm ban đầu về đạo đức.


Khi não xử lý nhiều thông tin ngôn ngữ nhập vào hơn, não sẽ trở thành một bộ
xử lý ngôn ngữ có kỹ năng và hiệu quả hơn.
2. Sự phát triển của bộ máy phát âm
Mỗi người sinh ra đã có sẵn bộ máy phát âm, đó là tiền đề vật chất để sản
sinh âm thanh ngôn ngữ. Nó là một trong những điều kiện vật chất quan trọng
nhất mà thiếu nó không thể có ngôn ngữ, nếu như trong cấu tạo của nó có khiếm
khuyết nào đó ( chẳng hạn như hở hàm ếch, lưỡi ngắn, sứt môi... việc hình thành

lời nói cũng hết sức khó khăn. Khi sinh ra, mỗi con người không phải đã có
ngay bộ máy phát âm hoàn chỉnh. Chính lứa tuổi Mầm non là giai đoạn hoàn
thiện dần bộ máy đó: sự xuất hiện và hoàn thiện dần của hai hàm răng, sự vận
động của môi, lưỡi, của hàm dưới.... Quá trình đó diễn ra tự nhiên theo các quy
luật sinh học. Tuy nhiên, bộ máy phát âm hoàn chỉnh mới chỉ là tiền đề vật chất.
Cùng với thời gian, quá trình học tập, rèn luyện một cách có hệ thống sẽ làm cho
bộ máy phát âm đáp ứng được nhu cầu thực hiện các chuẩn mực âm thanh ngôn
ngữ. Rèn luyện bộ máy phát âm: phát triển sự linh hoạt của lưỡi, lưỡi có thể
chuyển động, phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận khác như: răng, môi,
ngạc,...phát triển sự linh hoạt của môi ( kéo môi về phía trước, làm tròn môi,
giãn môi, mím môi, tạo khe hở giữa môi và răng, ...) phát triển kĩ năng làm cho
hàm dưới trong tư thế xác định phù hợp.
II. Cơ sở tâm lí
1. Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo bé:
Đặc điểm tư duy của trẻ mẫu giáo bé có sự chuyển từ bình diện bên ngoài
vào bình diện bên trong, mà thực chất đó là sự chuyển những hành động định
hướng bên trong theo cơ chế nhập tâm. Quá trình tư duy của trẻ đã bắt đầu dựa
vào những hình ảnh của sự vật và hiện tượng đã có ở trong đầu, cũng có nghĩa là
chuyển từ kiểu tư duy trực quan- hành động sang kiểu tư duy trực quan hình
tượng. Tuy nhiên bước chuyển này mới chỉ là một bước nhảy từ bờ bên này (là
tư duy ở bình diện bên ngoài, tuy duy trực quan- hành động) sang bờ bên kia (Là
tư duy ở bình diện bên trong, tư duy trực quan- Hình tượng) nên nó mới ở điểm
khởi đầu của loại tư duy mới. Tư duy của trẻ mẫu giáo bé đã đạt tới ranh giới


của tư duy trực quan- hình tượng, nhưng các hình tượng và biểu tượng trong trẻ
vẫn còn gắn liền với hành động.Tư duy của trẻ mẫu giáo bé còn gắn liền với
cảm xúc và ý muốn chủ quan. Trẻ mẫu giáo bé mới bước tới ngưỡng cửa của tư
duy trong khi thế giới nội tâm của trẻ còn chưa được phân hóa thành những chức
năng rõ ràng như người lớn. Trong đời sống hàng ngày, mỗi tình huống vừa là

một trường hành động, vùa là một nguồn cảm xúc, vừa là hoàn cảnh có vấn đề
kích thích tư duy.Đặc biệt trẻ mẫu giáo bé rất dễ dung động và thích giao lưu
tình cảm nhưng tình cảm của trẻ xuất hiện khi được nghe, được trải nghiệm
được khám phá đã biến đứa trẻ từ một thính giả thụ động thành một người tham
gia tích cực vào các sự kiện.
3. Khả năng chú ý và ghi nhớ của trẻ mẫu giáo Bé:
Chú ý: Trẻ 3 - 4 tuổi bắt đầu phát triển chú ý không có chủ định, chú ý có
chủ định. Khi cho trẻ khám phá một sô loại hoa giáo viên cần khắc sâu danh từ
cho trẻ .
Trí nhớ: Trẻ 3 - 4 tuổi trong trí nhớ để lại sự vật hiện tượng đã được nghe
có ấn tượng chỉ một lần cùng với hình ảnh sẽ được trẻ hiểu – nhớ. Do vậy khi
cho trẻ khám phá môi trường xung quanh cần khắc sâu các danh từ vào trí nhớ
của trẻ.
4. Tưởng tượng
Trí tưởng tượng của trẻ phong phú . Trẻ dùng tưởng tượng để khám phá thế
giới và sự thỏa mãn nhu cầu nhận thức của mình. Nó góp phần tích cực vào hoạt
động tư duy và nhận thức của trẻ. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý tưởng
tượng của trẻ Mầm non đã bắt đầu mang tính chất sáng tạo. Tưởng tượng của trẻ
gắn chặt với xúc cảm đó là quan hệ hai chiều: tưởng tượng phụ thuộc vào sự
phát triển của cảm xúc, cảm xúc càng sâu sắc thì tưởng tượng càng phát triển và
ngược lại. Trẻ tích lũy được vốn biểu tượng trong khi hoạt động, sau đó trong
những thời điểm và hoàn cảnh cụ thể trẻ sẽ có những liên tưởng cần thiết.
5. Xúc cảm tình cảm
Xúc cảm và tình cảm là nét tâm lý nổi bật ở trẻ lứa tuổi Mầm non ở lứa
tuổi này tình cảm thống tri tất cả các mặt hoạt động tâm lý của trẻ.


Đặc biệt ở lứa tuổi mẫu giáo bé. Trẻ luôn có nhu cầu được người khác
quan tâm và cũng luôn bày tỏ tình cảm của mình đối với mọi người xung quanh
và xúc động ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như rất đơn giản cũng có

thể làm cho trẻ xúc động một cách sâu sắc. Chính đặc điểm dễ nhạy cảm này
làm cho trẻ khi khám phá môi trường xung quanh có thể dễ dàng tiếp thu vốn
danh từ tốt hơn.
Dựa vào những đặc điểm tâm lý của trẻ cô giáo sẽ có một số biện pháp phát
triển danh từ cho trẻ thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho
phù hợp góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
III. Cơ sở giáo dục học
1. Nói về quan điểm giáo dục hiện đại
Quan điểm giáo dục hiện đại hướng tới quan điểm “ Lấy trẻ làm trung tâm
” hay còn gọi là xu hướng giáo dục “ hướng vào đứa trẻ ”, “ vì lợi ích của chính
bản thân đứa trẻ ”.Trẻ em vừa là sản phẩm vừa là chủ thể của hoạt động. Những
kinh nghiệm, tri thức của trẻ phải là sản phẩm của chính hành động trực tiếp của
trẻ với môi trường xung quanh. Tính tích cực là một phẩm chất quan trọng của
nhân cách, có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động của con người nói
chung và trẻ mẫu giáo nói riêng. Hứng thú và nhu cầu là nguồn gốc bên trong
của tính tích cực, là động lực thúc đẩy con người hoạt động. Trong quá trình
giáo dục, người lớn phải chú ý đến trẻ, hướng vào đứa trẻ, phải lấy trẻ làm trung
tâm, vì sự phát triển của chính đứa trẻ, tạo điều kiện cho chúng tích cực hoạt
động. Mọi tác động giáo dục muốn có hiệu quả cần phải chú ý đến biện pháp
giáo dục phù hợp với từng đứa trẻ, giúp cho mỗi đứa trẻ trở thành chính nó,
tránh lối giáo dục đồng loạt. Trẻ em chính là một chủ thể tích cực trong hoạt
động nhưng chúng rất cần đến sự giúp đỡ và hợp tác của cô giáo, của bạn bè.
Khi tổ chức cho trẻ hoạt động, nhà giáo dục không áp đặt trẻ theo ý muốn
chủ quan của họ mà luôn luôn cho trẻ tự do chọn góc chơi, tự do hoạt động theo
nhu cầu hứng thú của mình. Tạo cơ hội, điều kiện cho trẻ được trải nghiệm,
được thực hành, được chia sẻ, được khám phá mình trong thế giới muôn hình
muôn vẻ xung quanh chúng. Nhà giáo dục với tư cách là “ thang đỡ ”, là “ điểm


tựa ” của trẻ, trong quá trình giáo dục trẻ, giáo viên quan tâm đến dòng suy nghĩ

của trẻ hơn là những điều trẻ hiểu biết. Họ quan tâm đến cách dạy trẻ học như
thế nào hơn là cho trẻ học cái gì. Họ tạo điều kiện, cơ hội cho trẻ tích cực hoạt
động, kích thích óc sáng tạo của trẻ trong các hoạt động của chúng ở trường
Mầm non.Việc lấy trẻ là trung tâm, luôn luôn coi trẻ là chủ thể tích cực trong
mọi hoạt động của chúng và nhà giáo dục tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi cho trẻ
bộc lộ tính tự lập, tự quyết định làm những điều chúng muốn, chúng thích và
chúng nghĩ là một nguyên tắc cơ bản mang tính định hướng quan trọng trong
giáo dục Mầm non. Theo “ Lí thuyết hoạt động ” của Leeonchep thì nhân cách
của con người, trong đó có trẻ em Mầm non chỉ hình thành trong hoạt động và
thông qua hoạt động. Sự phát triển của trẻ em là một quá trình liên tục, trải qua
nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn lại có một hoạt động chủ đạo mang
nét đặc thù riêng ở lứa đó. Thông qua hoạt động chủ đạo để giáo dục và phát
triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ của trẻ. Chỉ trong quá trình hoạt
động tích cực thì trẻ mới có thể hiểu được và hiểu đúng những quy luật của thế
giới xung quanh và trên cơ sở đó mới có thể biến đổi và cải tạo nó. Quá trình
giáo dục trẻ không thể tồn tại nếu thiếu tính tích cực của chính bản thân trẻ mà
tính tích cực này của trẻ là do nhà giáo dục tạo ra. Chỉ ở trong đều kiện như vậy,
trẻ mới có thể chiếm lĩnh được tri thức mới và nắm được các kĩ năng mới, phát
triển được các năng lực và phẩm chất tâm lí cá nhân. Quan điểm của giáo dục
Mầm non của nước ta cũng rất quan trọng nguyên tắc “ lấy trẻ làm trung tâm ”
trong quá trình giáo dục và phát huy tính tích cực của trẻ trong hoạt động, coi đó
là điều kiện bắt buộc trong đổi mới giáo dục Mầm non hiện nay. Nhấn mạnh quá
trình chăm sóc – giáo dục phải hướng vào đứa trẻ, giáo dục phải xuất phát từ
nhu cầu, hứng thú của trẻ, nhà giáo dục không được áp đặt trẻ theo ý muốn chủ
quan của mình, đứa trẻ phải được coi là chủ thể tích cực trong các hoạt động của
chúng còn giáo viên giữ vai trò là “ điểm tựa ”, là người tổ chức hướng dẫn, tạo
cơ hội, điều kiện thuận lợi cho trẻ trong các hoạt động của chúng trong trường
Mầm non.
2. Vấn đề giáo dục tích hợp ở trường Mầm non



Trường Mầm non cần phải là nơi đào tạo và đảm bảo cho những giá trị
quan trọng của xã hội, cần phải phát triển những năng lực của. Giáo viên không
chỉ có chức năng truyền thụ kiến thức và thông tin cho trẻ em học mà phải là
người giúp đỡ và dạy cho trẻ em biết sử dụng vốn kiến thức, kinh nghiệm của
mình vào những tình huống có ý nghĩa đối với chúng. Ngày nay, trong giáo dục
Mầm non, vấn đề cần hay không cần tích hợp các môn học cũng như các hoạt
động giáo dục trẻ không đặt ra nữa mà hiển nhiên đã được khẳng định chắc chắn
rằng, cần tích hợp các “ tiết học ”, các hoạt động của trẻ với nhau. Xu hướng
tiếp cận tích hợp trong giáo dục Mầm non cũng xuất phát từ nhận thức thế giới
tự nhiên- xã hội con người nói chung và trẻ ở lứa tuổi Mầm non nói riêng là một
tổng thể thống nhất. Trẻ được phát triển trong hoạt động và chỉ thông qua hoạt
động mà hoạt động nào cũng liên quan đến nhiều lĩnh vực kiến thức, kỹ năng.
Vì thế mà cần phải cung cấp cho trẻ những kiến thức, kinh nghiệm sống một
cách tổng thể.Có nhiều cách tích hợp trong giáo dục Mầm non và một trong
những cách đó là tích hợp theo chủ đề. Cách tiếp cận này xoay quanh một “ môn
học ” hoặc một hoạt động “ công cụ ”, “ môn học ” hoặc hoạt động này có đặc
điểm là chỉ có một phần nội dung là đặc thù nhưng lại có thể nhận những môn
khác làm nội dung của mình. Ví dụ như hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ
đạo của trẻ lứa tuổi ấu nhi và hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo có thể trở
thành hoạt động chính để tích hợp, lồng ghép và đan cài các hoạt động khác của
trẻ theo các chủ đề gần gũi với cuộc sống thực của chúng. Tích hợp, lồng ghép,
đan cài nội dung đó thông qua các hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú và tạo
điều kiện cho trẻ vận dụng những điều đã biết vào những hoàn cảnh mới, tình
huống mới, tạo cơ hội cho trẻ phát huy tính độc lập, chủ động và sáng tạo trong
hoạt động thực tiễn của mình.
Giáo dục tích hợp đòi hỏi cô giáo quan tâm đến tiềm năng phát triển của
đứa trẻ hơn là tạo ra cơ hội tương ứng với mức độ phát triển hiện tại của chúng.
Cô giáo nâng đỡ trẻ bằng cách giảm dần mức độ trợ giúp khi trẻ có khả năng
hơn trong việc tự điều khiển hoạt động của mình. Giáo dục tích hợp theo chủ đề

dựa trên quan điểm tiến bộ lấy trẻ làm trung tâm, khai thác tiềm năng vốn có của


trẻ, dựa vào các đặc điểm cá nhân, phù hợp với hứng thú, nguyện vọng và năng
khiếu trên tinh thần tự do, tự nguyện, chủ động tích cực tham gia vào hoạt động
của đứa trẻ, giáo viên giữ vai trò là người tổ chức hướng dẫn, giúp đỡ trẻ trong
những lúc cần thiết, kịp thời động viên khích lệ trẻ.Giáo dục tích hợp ở trường
Mầm non chính là quá trình tác động sư phạm một cách phù hợp với sự phát
triển tình cảm, đạo đức và trí tuệ của trẻ, cho trẻ được tham gia vào nhiều hoạt
động theo chủ đề nhằm cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội được học tập và luyện tập
để trở thành nhà nghiên cứu, trẻ tích cực, năng động trong việc tìm hiểu, khám
phá, kích thích trẻ tư duy tích cực, vận dụng các kiến thức, kỹ năng, lựa chọn và
đưa ra quyết định tron hoàn cảnh có ý nghĩa đối với cuộc sống thực của chúng.
Tích hợp trong giáo dục Mầm non cần được hiểu và thể hiện trong quá trình
chăm sóc- giáo dục trẻ. Xây dựng chương trình giáo dục Mầm non không xuất
phát từ logic phân chia các bộ môn khoa học như ở trường phổ thông mà phải
xuất phát từ yêu cầu hình thành những năng lực chung nhằm hướng tới sự phát
triển của trẻ.
IV. Cơ sở ngôn ngữ
1. Danh từ tiếng việt
* Khái niệm: Danh từ là những từ chỉ về người, sự vật, sự việc ý tưởng.....
* Đặc điểm của Danh từ:
- Danh từ có ý nghĩa khái quát chỉ sự vật ( sự vật được hiểu theo nghĩa khái quát
nhất: đồ vật, con vật, cây cối, người, khái niệm...)
- Danh từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng ở trước và từ chỉ định ở
sau để tạo nên cụm danh từ mà nó là thành tố trung tâm.
- Danh từ có khả năng đảm nhiệm thành phần chính và thành phần phụ trong
câu.
* Các tiểu loại Danh từ:
- Danh từ riêng: là tên riêng của một người, một địa danh hay một vật.

Ví dụ: Hải Phòng, Hà Nội, ...
- Danh từ chung: là tên gọi của một lớp sự vật đồng chất về một phương diện
nào đó.


Ví dụ: sách, bát, đũa, xe đạp, Xe máy....
Danh từ chung gồm:
+ Danh từ tổng hợp: là những danh từ chỉ gộp các sự vật khác nhau nhưng gần
gũi với nhau, thường đi đôi với nhau và hợp thành một loại sự vật.
Ví dụ: Quần áo, giường chiếu, nhà cửa, chăn màn.....
+ Danh từ trừu tượng: là những danh từ chỉ các khái niệm trừu tượng thuộc
phạm vi tinh thần.
Ví dụ: tư tưởng, thái độ, ý nghĩ, đạo đức, niềm vui, nỗi buồn....
+ Danh từ cụ thể: là những danh từ chỉ sự vật cụ thể, có thể tri nhận bằng các
giác quan ( nghe, nhìn, sờ, ngửi... ). Danh từ cụ thể có thể phân thành các nhóm
sau:
- Danh từ đơn vị: chỉ các đơn vị sự vật. Danh từ đơn vị bao gồm:
- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: chiếc, cái, con, bức, tờ, tẩm,...
- Danh từ chỉ đơn vị đo lường: mẫu, sào, tạ, tấn,....
- Danh từ chỉ đơn vị tập thể: tốp, bọn, lũ, đống....
- Danh tù chỉ đơn vị thời gian: giờ, phút, giây, năm, tháng,...
- Danh từ chỉ đơn vị tổ chức hành chính: làng, xã, tỉnh, huyên,...
- Danh từ chỉ đơn vị hành động, sự việc: cuộc, chiến, phen, lần,...
- Danh từ chỉ sự vật đơn thể: là những danh từ chỉ các sự vật có thể tồn tại thành
từng đơn vị cụ thể.
- Ví dụ: quần áo, chó, lợn,...
- Danh từ chỉ chất liệu: là những danh từ chỉ các chất, không phải các vật.
Ví dụ: đường, sữa,...
2.Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo bé.
Ở trẻ 3 - 4 tuổi ngôn ngữ của trẻ phát triển rất mạnh nhất là phát triển lời

nói mạch lạc, khám phá môi trường xung quanh giúp trẻ phát triển lời nói mạch
lạc, giúp trẻ nâng cao khả năng biểu đạt diễ đạt một vẫn đề nào đó có hình ảnh,
giàu tính tạo hình và tính biểu cảm. Vốn từ của trẻ tăng nhanh, trẻ bắt chức
người lớn nói một cách chính xác. Trẻ hiểu được nghĩa và dung từ chính xác
hơn, trẻ đã sử dụng được nhiều mẫu câu đơn, trẻ lĩnh hội được phát âm đúng


nhiều âm vị, phát âm từ, câu rõ nết hơn độ tuổi trước, bắt đầu biết điều chỉnh tốc
độ, cường độ của giọng nói.Trẻ dùng ngôn ngữ để diễn đạt suy nghĩ của mình và
hiểu được lời nói của người lớn.Việc phát triển danh từ cho trẻ thông qua hoạt
động khám phá môi trường xung quanh đã thức dậy trong các em tình cảm trước
cái đẹp của thiên nhiên và cuộc giúp các em tiếp thu vốn danh từ tốt hơn.
V. Hoạt động khám phá với môi trường xung quanh .
1. Nội dung
Qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh trẻ học được các từ chỉ
tên gọi đồ vật, sự vật, hành động, hiện tượng. Nghe và hiểu nội dung các câu
đơn, câu mở rộng. Trẻ biết dùng từ để bày tỏ tình cảm, nhu cầu và kinh nghiệm
bản thân bằng các câu đơn, câu mở rộng. Trẻ trả lời và đặt các câu hỏi: Ai? Cái
gì? ....Trẻ được làm quen với môi trường tự nhiên xung quanh trẻ gồm các yếu
tố như nước, không khí, ánh sáng, động vật....Là phương tiện để giáo dục trẻ. Nó
chứa đụng các yếu tố cần thiết để hình thành ở trẻ biểu tượng về tự nhiên hữu
sinh và tự nhiên vô sinh, giáo dục tình cảm tốt của trẻ vói chúng. Hiện thực xã
hội chỉ ra cho trẻ thấy mối quan hệ diễn ra trong xã hội , giúp trẻ tích lũy kinh
nghiệm xã hội, hiểu vị trí của mình trong đó, là thành viên của xã hội loài người,
có thể tham gia vào các sự kiện và cải tạo nó.
2.Phương pháp
Khi hướng dẫn trẻ khám phá môi trường xung quanh cần sử dụng 3 nhóm
phương pháp cơ bản như:
- Nhóm phương pháp trực quan bao gồm các phương pháp như: quan sát, sử
dụng đồ dung trực quan.

- Nhóm phương pháp dung lời bao gồm các phương pháp như: đàm thoại, kể
truyện, thơ ca, tục ngữ, câu đố, bài hát…
- Nhóm phương pháp thực hành bao gồm các phương pháp như: sử dụng các
loại trò chơi ( Học tập, vận động, sáng tạo); phương pháp thí nghiệm, lao động.


Chương II Khảo sát thực trạng việc phát triển danh từ cho trẻ mẫu giáo bé
thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh, chủ đề một số loại
Hoa.
I. Khái quát địa bàn điều tra
Điều tra ở trường Mầm non Hiệp Hòa thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
1. Đặc điểm của trường
Trường Mầm non Hiệp Hòa được xây dựng mới từ đầu năm 2011,hiện nay
trường có tất cả 20 nhóm lớp tập trung nhiều ở khu trung tâm 14 nhóm lớp với
các độ tuổi khác nhau. Trường đã có nhiều năm liên tục đạt trường tiến tiến cấp
huyện và cấp tỉnh và được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia .
Trường có 48 giáo viên đều có trình độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ.
* Thuận lợi: Nhà trường luôn nhận đươc sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh
đạo, các ban ngành đoàn thể và địa phương cả vật chất lẫn tinh thần. Có đội ngũ
giáo viên nhiệt tình, yêu nghề và mến trẻ.
* Khó khăn : Cơ sở vật chất mới chỉ đáp ứng tối thiểu cho học sinh hoạt động,
diện tích các phòng học so với số trẻ còn chật hẹp.
Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con mình cũng như việc đóng
góp hay ủng hộ cơ sở vật chất còn chưa nhiệt tình. Đặc biệt một số phụ huynh
còn đi làm xa (đi bè, thuyền ) để con ở nhà cho ông bà hoặc anh chị em tự trông
nhau nên việc trao đổi với phụ huynh còn hạn chế.
2, Đặc điêm khu dân cư.
UBND xã Hiệp Hoà được chia làm 16 thôn, với hơn 2.700 hộ, gần 1 vạn
dân. Địa bàn khá rộng, dân cư đông đúc, trình độ dân trí không đồng đều, cơ sở
hạ tầng còn nhiều hạn chế, đời sống người dân còn gặp khó khăn, nên việc xây

dựng các mô hình điểm phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có vai trò
quan trọng trong việc góp phần củng cố mối đoàn kết lương - giáo, tạo điều kiện
để đồng bào giáo dân sống tốt đời, đẹp đạo, phát triển kinh tế, xây dựng quê
hương giàu mạnh.
II. Đối tượng điều tra
1. Giáo viên dạy lớp mẫu giáo bé


STT

Họ tên giáo viên

Trình độ

Thâm liên

1

Đinh Thị Thúy Dung

Cao đẳng

6 năm

2

Phùng Thị Phượng

Đại học


5 năm

3

Nguyễn Thị Minh

Cao đẳng

4 năm

4

Nguyễn Thị Hải

Cao đẳng

18 năm

5

Nguyễn Thị Liên

Cao đẳng

20 năm

6

Vũ Thị Lí


Cao đẳng

15năm

7

Nguyễn Thị Minh Phương

Trung cấp

12 năm

8

Đặng thanh Thủy

Trung cấp

4 năm

9

Vũ Thị Thoại

Trung cấp

3 năm

10


Vũ Thị Ngân

Trung cấp

4 năm

2. Các cháu mẫu giáo Bé
stt

Họ và tên

Giới

Hoàn cảnh gia đình

1

Nguyễn Nhật An

tính
Nam

Bố lái xe, mẹ làm ruộng

2

Bùi Thị Xuân Thu

Nữ


Bố làm ruộng, mẹ làm ruộng

3

Nguyễn Hải Đăng

Nam

Bố làm ruộng, mẹ làm ruộng

4

Hoàng QuangThắng

Nam

Bố bác sĩ, mẹ giáo viên

5

Bùi Quang Huy

Nam

Bố làm ruộng, mẹ làm ruộng

6

Nguyễn Gia Huy


Nam

Bố làm công nhân, mẹ làm ruộng

7

Đoàn Quốc Đạt

Nam

Bố làm ruộng, mẹ làm ruộng

8

Vũ Minh Tiến

Nam

Bố làm ruộng, mẹ làm ruộng

9

Vũ Quốc Tuấn

Nam

Bố làm ruộng, mẹ làm ruộng

10


Hoàng Khánh Linh

Nữ

Bố làm bác sĩ, mẹ làm kế toán

11

Vũ Khánh Huyền

Nữ

Bố làm ruộng, mẹ làm ruộng

12

Nguyễn Thị Trà My

Nữ

Bố làm công nhân, mẹ làm ruộng

13

Nguyễn Anh Tuyết

Nữ

Bố làm ruộng, mẹ làm ruộng



14

Nguyễn Bảo Nam

Nam

Bố làm công nhân, mẹ làm ruộng

15

Lê Thanh Nhật

Nam

Bố làm bộ đội, mẹ làm giáo viên

16

Nguyễn Lệ Quyên

Nữ

Bố làm mỏ, mẹ đi giầy da

17

Đoàn Minh Thành

Nam


Bố lái xe, mẹ làm ruộng

18

Nguyễn Bảo Lam

Nam

Bố mẹ đều là công nhân

III. Nội dung điều tra
1. Điều tra nhận thức của giáo viên về việc phát triển danh từ cho trẻ mẫu giáo bé
qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh.
2. Điều tra các biện pháp giáo viên đã sử dụng nhằm phát triển danh từ cho trẻ
mẫu giáo bé qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh, chủ đề một số
loại Hoa”
3,Điều tra vốn danh từ của trẻ mẫu giáo bé.
IV. Phương pháp điều tra
1. Phương pháp dùng phiếu hỏi
Chúng tôi đã xây dựng phiếu hỏi gồm 8 câu hỏi, trong đó có câu hỏi đóng và có
câu hỏi mở và chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra trên 10 giáo viên dạy lớp
mẫu giáo bé
2. Phương pháp quan sát
Chúng tôi tiến hành quan sát việc sử dụng các biện pháp trên các hình thức cho
trẻ khám phá môi trường xung quanh để phát triển vốn danh từ cho trẻ.
3. Phương pháp đàm thoại
4. Phương pháp sử dụng bảng từ

Số thứ tự

1

Từ
Hoa Hồng


2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Hoa Cúc
Hoa Sen
Hoa Huệ
Hoa Đào

Hoa Mai
Hoa Xoan
Hoa đồng Tiền
Hoa Hướng Dương
Vườn hoa
Chậu hoa
Lọ hoa
Bó hoa
Bông Hoa
Cây Hoa
Đài Hoa
Cánh hoa
Nhụy Hoa
Lá Hoa
Cành Hoa

V. Kết quả điều tra và phân tích kết quả điều tra
1. Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên và các biện pháp đã sử dụng
Chúng tôi phát 10 phiếu cho giáo viên và thu về 10 phiếu. Kết quả thu
được như sau:
*Câu hỏi 1: Chị Thấy vai trò của các biện pháp phát triển danh từ cho trẻ mẫu
giáo bé qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh như thế nào?
Rất cần thiết

Cần thiết

Không cần thiết

Số lượng


%

Số lượng

%

Số lượng

%

8

80%

2

20

0

0

Giáo viên
10

Phân tích: Nhìn vào bảng kết quả cho thấy:


Trong số 10 giáo viên chúng tôi điều tra thì số giáo viên cho nhận thức cho
rằng việc phát triển vốn danh từ cho trẻ thông qua làm quen với môi trường

xung quanh là việc rất cần thiết có 8 người chiếm tỷ lệ 80%. Còn số ít giáo viên
cho rằng việc phát triển vốn danh từ cho trẻ thông qua hoạt độngkhám phá môi
trường xung quanh là cần thiết có 2 người chiếm tỷ lệ 20%.
Trong số 10 giáo viên được chúng tôi điều tra thì không có giáo viên nào
trả lời cho rằng việc phát triển vốn danh từ cho trẻ thông qua khám phá môi
trường xung quanh là không cần thiết. Như vậy, có thể nói rằng nhận thức của
giáo viên về vấn đề phát triển vốn danh từ cho trẻ là đúng đắn, phần lớn họ có ý
kiến cho rằng rất cần thiết.
* Câu hỏi 2: Chị có thường xuyên phát triển vốn từ cho trẻ thông qua hoạt động
khám phá môi trường xung quanh không?
Giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở
trường Mầm non thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh, cụ thể:
7/10 giáo viên thường xuyên dạy trẻ phát triển vốn danh từ thông qua hoạt
động khám phá môi trường xung quanh..
3/10 giáo viên chua thực hiện được thường xuyên
*Câu hỏi 3: Theo chị, việc cho trẻ khám phá môi trường xung quanh nhằm
mục đích gì?

Cung cấp kiến Phát triển vốn
thức và các kỹ
năng
Điểm
%
đạt

từ

Phát triển

Giáo dục tình


năng lực quan

yêu thiên

sát
Điểm
đạt

%

Điểm
đạt

%

nhiên
Điểm
%
đạt

Giáo viên
10
25
25
27
27
25
25
23

23
Phân tích: Qua bảng kết quả có thể thấy trong số 10 giáo viên được điều tra thì
tất cả giáo viên đều cho rằng mục đích cho trẻ làm quen với môi trường xung


quanh mà cụ thể là cung cấp kiến thức và các kỹ năng, phát triển vốn từ, phát
triển năng lực quan sát, giáo dục tình yêu thiên nhiên đều quan trọng. Điều này
có thể nói là rất tốt. Một mặt khi họ nhận thức cho rằng khi cho trẻ khám phá
môi trường xung quanh là cùng lúc phải giải quyết nhiều mục đích khác nhau,
chính vì vậy họ ý thức rằng mục đích nào cũng quan trọng như nhau nên họ
không xác định được trong đó có mục đích nào là mục đích chính, là mục đích
quyết định để họ có ý thức chú ý hơn.
Như vậy, có thể nói rằng nhận thức của họ về vấn đề mục đích cho trẻ
khám phá môi trường xung quanh là rất dàn trải, đồng đều nhau. Trong đó mục
đích nhằm phát triển vốn từ cho trẻ là cao hơn một chút đạt 27 điểm chiếm
27%. Mục đích cung cấp kiến thức và các kỹ năng, mục đích phát triển năng lực
quan sát bằng điểm nhau đạt 25điểm chiếm 25%. Mục đích giáo dục lòng yêu
thiên nhiên đạt 23 điểm chiếm 23%.
*Câu hỏi 4: Chị đã sử dụng những biện pháp nào để phát triển vốn danh từ cho
trẻ thông qua làm quen với môi trường xung quanh?
4/8 giáo viên sử dụng biện pháp trò chuyện, đàm thoại với trẻ theo chủ đề
là chủ yếu, đôi khi có sử dụng kết hợp cả biện pháp sử dụng trò chơi.
5/8 giáo viên sử dụng biện pháp đàm thoại kết hợp cùng với đồ dùng trực
quan .
1/8 giáo viên trả lời rất chung chung là kết hợp đầy đủ các biện pháp song
không nói rõ đó là biện pháp cụ thể nào.
Như vậy, việc sử dụng các biện pháp phát triển vốn danh từ cho trẻ thông
qua khám phá môi trường xung quanh của giáo viên chưa đồng bộ, chưa triệt để.
Rất nhiều giáo viên còn lúng túng khi đưa ra các biện pháp, nhiều khi các biện
pháp có được sử dụng đầy đủ, hợp lý hay không còn phụ thuộc vào tiết học ấy

có được kiểm tra dự giờ hay không.
*Câu hỏi 5: Chị đã sử dụng những hình thức nào để phát triển vốn danh từ cho
trẻ?
8/10 giáo viên phát triển vốn từ cho trẻ chủ yếu là kết hơp cả ba hình
thức: Hình thưc tập thể, hình thức nhóm, hình thức cá.


2/10 giáo viên cho biết thường xuyên sử dụng hình thức cá nhân.
Như vậy, việc phát triển vốn danh từ cho trẻ trên các hình thức còn rất hạn
hẹp, giáo viên chưa áp dụng hình thức giáo dục linh hoạt kết hơp nhuần nhuyễn
các hình thức giáo dục.
*Câu hỏi 6: Chị đã sử dụng những phương tiện nào được sử dụng cho trẻ khám
phá với môi trường xung quanh nhằm phát triển vốn danh từ cho trẻ.
Vật thật
Điểm
%
đạt

Tranh ảnh
Điểm
%
đạt

Mô hình
Điểm
%
đạt

Băng hình
Điểm

%
đạt

Giáo viên
10
Phân tích:

30

30

23

23

26

23,8

21

21

Nhìn vào bảng chúng ta thấy trong số những phương tiện cơ bản được sử
dụng cho trẻ khám môi trường xung quanh nhằm phát triển danh từ cho trẻ
như: vật thât, tranh ảnh, mô hình, băng hình thì việc cho trẻ khám phá môi
trương xung quanh bằng vật thật được giáo viên đánh giá cao nhất đạt 30 điểm
chiếm 30%. Theo chúng tôi sở dĩ có kết quả như vậy là do khi cho trẻ khám phá
môi trường xung quanh thông qua vật thật giúp trẻ được trực được tận mắt quan
sát nật thật rất sinh động, sẽ gây hứng thú cho trẻ, phát huy tư duy, trẻ dễ nhớ,

ấn tượng sâu sắc.
Còn đối với việc sử dụng băng hình đạt 21 điểm chiếm 21%. Theo chúng
tôi việc sử dụng băng hình cho trẻ khám phá môi trường môi trường xung
quanh là rất khó, bởi lẽ trẻ không được tiếp xúc trực tiếp với đối tượng, ở trường
Mầm non có ít băng hình về thiên nhiên, vì thế sẽ không phát triển được vốn từ
cho trẻ.
*Câu hỏi 7: Giáo dục phát triển danh từ cho trẻ mẫu giáo bé chị đã gặp những
khó khăn gì?
8/10 giáo viên cho rằng khi gặp những trẻ nhút nhát, trẻ còn nói ngọng
thì cũng rất vất vả.


2/10 giáo viên cho rằng những trẻ không được sự quan tâm của bố mẹ thì
cũng gặp khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ.
3. Kết quả điều tra
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12


13
14
15
16
17
18

Họ tên cháu

Nguyễn Nhật An
Bùi Thị Xuân Thu
Nguyễn Hải Đăng
Hoàng QuangThắng
Bùi Quang Huy
Nguyễn Gia Huy
Đoàn Quốc Đạt
Vũ Minh Tiến
Vũ Quốc Tuấn
Hoàng Khánh Linh
Vũ Khánh Huyền
Nguyễn Thị Trà My
Nguyễn Anh Tuyết
Nguyễn Bảo Nam
Lê Thanh Nhật
Nguyễn Lệ Quyên
Đoàn Minh Thành
Nguyễn Bảo Lam

Số từ


%

19/20
17/20
16/20
20/20
15/20
16/20
18/20
17/20
16/20
18/20
17/20
18/20
17/20
16/20
20/20
19/20
18/20
19/20

95%
85%
80%
100%
75%
80%
90%
85%
80%

90%
85%
90%
85%
80%
100%
95%
90%
95%

4. Điều tra vốn từ của trẻ.
Qua bảng kết quả điều tra vốn từ của trẻ cho thấy một số cháu đã sử dụng
được các danh từ, vốn danh từ của các cháu đó khá phong phú, bên cạnh đó còn
có một số cháu vốn danh từ còn ít, chưa phát triển, khi phát âm còn chưa chính
xác, do cháu nhút nhát, tự ti chưa năng động, chưa tích cực tham gia các hoạt
động, gia đình chưa quan tâm tới trẻ, không thường xuyện nói chuyện trao đổi
cùng con. Bố mẹ có trình độ thấp nên không có phương pháp dạy con đúng đắn.

CHƯƠNG 3: Đề xuất các biện pháp phát triển vốn danh từ cho trẻ mẫu
giáo bé thông qua hoạt động khám phá môi trường xung chủ đề một số loai
Hoa.
I. Khái niệm biện pháp


Biện pháp được hiểu là cách làm cụ thể trong hoạt động hợp tác cùng nhau giữa
giáo viên và trẻ nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đã đặt ra .
II. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
- Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với chương trình giáo dục Mầm non.
- Các phương pháp đề ra phải phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ 3 - 4 tuổi.
- Các phương pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện của nhà trường, của địa

phương.
III. Các biện pháp đề xuất
1.Biện pháp 1: Sử dụng trực quan
- Mục đích: Phát triển các giác quan cho trẻ, trẻ biết xem xét, phân tích, để tìm
ra đặc điểm, thuộc tính của đối tượng quan sát....
- Yêu cầu: Màu sắc rõ ràng, đẹp, hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của trẻ, đảm bảo an
toàn, kích thước phù hợp với không gian lớp học.
- Cách thực hiện:
+ Bắt đầu chọn một bài thơ, câu đố,một bài hát phù hợp để khởi động.
+ Bắt đầu quan sát, cô cho trẻ tự do trao đổi những nhận xét đầu tiên và lắng
nghe, chú ý đến vốn từ của trẻ được sử dụng như thế nào.
+ Cô tiến hành hướng sự quan sát của trẻ vào mục đích cô đã đặt ra.
+ Tri giác của trẻ cần được gắn liền với những từ ngữ cô đã chuẩn bị trước. Tuy
nhiên không hạn chế các từ ngữ do trẻ tự sử dụng.
+ Cô chú ý cho các cháu quan sát kĩ và được nói nhiều các từ ngữ mới nếu được
nhắc đi nhắc lại, kết hợp với tri giác các sự vật, hiện tượng.


2.Biện pháp 2: Sử dụng trò chơi:
* Mục đích:
- Sử dụng một số trò chơi học tập để phát triển vốn danh từ cho trẻ.
- Gây hứng thú tham gia vào hoạt động cho trẻ.
- Yêu cầu: Trò chơi đơn giản, phù hợp với nhận thức của trẻ, phù hợp với chủ
đề.
* Cách thực hiện:
- Bước 1: Lựa chọn trò chơi
- Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng cho trò chơi
- Bước 3: Tiến hành cho trẻ chơi
- Bước 4: Nhận xét
Ví dụ :

- Chuẩn bị: 2 giỏ Hoa,
- Các loại Hoa trong rổ.
- 6 chiếc vòng thể dục

Trß ch¬i "Cắm Hoa tặng cô”


×